Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

kinh nghiệm thực tiễn thích ứng với nhiễm mặn trong sản xuất nông nghiệp ở vùng ven biển, trường hợp nghiên cứu tại xã phú diên, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.66 KB, 69 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Nông Lâm Huế,
tôi đã hoàn thành nhiệm vụ thực tập và tiếp thu những kiến thức nhất định. Để
có được kết quả đó, ngoài sự nổ lực phấn đấu của bản thân, tôi đã nhận được
sự động viên của gia đình, sự hướng dẫn, giảng dạy của thầy cô giáo trong
nhà trường, sự giúp đỡ, chia sẽ của các anh chị và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn Th.S Lê Thị Hồng Phương, người đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong và ngoài khoa Khuyến Nông &
Phát triển nông thôn đã giảng dạy, cung cấp kiến thức cho tôi trong suốt 4
năm học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND xã Phú Diên và nhân dân thôn
Kế Sung, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 20 tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Đoàn Thị Hai
1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- TCVN 6773:2000 : Chất lượng nước - Chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi.
- QCVN 08:2008/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt.
- TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU
- Bảng 1: Khu vực phân bố đất bị nhiễm mặn …………………………… 15
- Bảng 2: Khoảng cách xâm nhập mặn trên một số sông………………… 18
- Bảng 3: Độ mặn lớn nhất mùa khô (‰) của một số sông trong một số năm
điển hình 18
- Bảng 4: Diễn biến độ mặn trung bình qua một số năm tại một số trạm quan


trắc 19
- Bảng 5: Diễn biến mặn dọc theo một số triền sông ……………………….20
- Bảng 6: Tình hình sử dụng đất tại xã Phú Diên……………… 30
- Bảng 7. Số hộ và số nhân khẩu theo các thôn…………………………… 31
- Bảng 8: Diện tích đất nhiễm mặn ở thôn Kế Sung…………………………
32
- Bảng 9: Các nguyên nhiễm mặn ruộng lúa tại thôn Kế Sung… 40
- Bảng 10: Tác động của nhiễm mặn đến tài nguyên đất……………………44
- Bảng 11: Tác động của nhiễm mặn đến cây
lúa……………… 45
- Bảng 12: Tác động của nhiễm mặn đến sinh trởng và phát triển của một số
vật nuôi………………………………………………………………………47
- Bảng 13: Các kinh nghiệm thích ứng với nhiễm mặn trong trồng trọt tại thôn
Kế Sung…………………………………………………………………… 52
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
- Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động trong các ngành nghề ở xã Phú Diên…
……………………………………………………………………………… 30
- Biểu đồ 2: Diễn biến nhiễm mặn qua các tháng trong năm tại thôn Kế Sung
… ………………………………………………………………………… 36
- Biểu đồ 3: Lịch thời vụ của một số loại cây trồng chính ở thôn Kế Sung…
……………………………………………………………………………….37
- Biểu đồ 4: Diễn biến mức độ nhiễm mặn trong thời gian qua tại thôn Kế
Sung………………………………………………………………………….48
3
MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 5
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ 29
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
4
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Với trên 3.260 km đường biển, Việt Nam có tiềm năng lớn về kinh tế
biển. Dân số các tỉnh ven biển chiếm khoảng 60% dân số cả nước. Trong
những năm gần đây, với chiến lược phát triển đất nước theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, sự xây dựng công trình và khai
thác tài nguyên ven biển rất sôi động và diễn ra mạnh mẽ.
Trong đó, titan được xem là nguồn "vàng đen", tuy nhiên việc khai thác
titan bừa bãi, không theo quy hoạch cụ thể trong nhiều năm qua ở Thừa Thiên
Huế đã làm phá vỡ cảnh quan môi trường, làm thay đổi hệ sinh thái và ảnh
hưởng đến đời sống người dân ven biển. Và chính hoạt động đó đã biến xã
Phú Diên, huyện Phú Vang vốn nghèo, nay bỗng trở nên nổi tiếng với diện
tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang xếp hạng nhất nhì tỉnh. Mặc dù chính quyền
địa phương đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn tích cực xử lý song
người dân vẫn phải chịu những tác động đáng kể, cụ thể là trong lúc gần
200ha đất nông nghiệp của 600 nông hộ bị bỏ hoang chưa có hướng giải
quyết, thì những thửa ruộng lúa ít ỏi còn lại trên địa bàn thôn Kế Sung đang
trở thành “ruộng chết” do bị nhiễm mặn trầm trọng [19], đời sống của người
dân gặp nhiều khó khăn.
Nhận thức về giá trị của kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt là khả năng
đóng góp của nó vào phát triển bền vững, xóa đói và giảm nghèo đang dần
được nâng cao ngay tại thời điểm mà những kiến thức này đang trong tình
trạng bị đe dọa ở mức chưa từng có từ trước đến nay. Tuy nhiên trong khi tài
chính và khoa học công nghệ tiên tiến của tỉnh còn nhiều hạn chế thì việc
nghiên cứu các kinh nghiệm thực tiễn của người dân để thích ứng với nhiễm
mặn là giải pháp tối ưu [14]. Đó cũng là lý do để tiến hành đề tài “Kinh
nghiệm thực tiễn thích ứng với nhiễm mặn trong sản xuất nông nghiệp ở
vùng ven biển, trường hợp nghiên cứu tại xã Phú Diên, huyện Phú Vang,

tỉnh Thừa Thiên Huế.”
5
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình nhiễm mặn và tác động của nó đến sản xuất nông nghiệp.
- Tìm hiểu các hình thức thích ứng với nhiễm mặn dựa vào kinh nghiệm thực
tiễn của người dân trong sản xuất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu.
6
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Thích ứng
2.1.1. Khái niệm
Đối với IPCC (1996) cho rằng: khả năng thích ứng đề cập đến mức độ
điều chỉnh có thể trong hành động, xử lý, cấu trúc của hệ thống đối với những
biến đổi dự kiến có thể xảy ra hay thực sự đã và đang xảy ra của khí hậu. Sự
thích ứng có thể tự phát hay được chuẩn bị trước [11].
Nghiên cứu của Burton (1998) cho rằng: thích ứng với khí hậu là một
quá trình mà con người làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức
khỏe và đời sống và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu
mang lại [4].
Theo Thomas (2007): thích ứng có nghĩa là điều chỉnh, hoặc thụ động,
hoặc phản ứng tích cực, hoặc có phòng bị trước, được đưa ra với ý nghĩa là
giảm thiểu và cải thiện những thay đổi điều kiện sản xuất [7].
Trong nghiên cứu này, thích ứng là các điều chỉnh trong cộng đồng và
cá nhân, hoặc những điều chỉnh dựa trên cộng đồng để đáp ứng những thay
đổi điều kiện tác động theo thời gian. Đó là những kinh nghiệm thực tiễn đã
và đang được người dân áp dụng trong điều kiện hiện tại, ngay tại địa phương
của họ.
2.1.2. Các nhóm phương pháp thích ứng
Có rất nhiều biện pháp thích ứng có khả năng được thực hiện trong việc
đối phó với biến đổi khí hậu. Báo cáo đánh giá thứ 2 của nhóm công tác II của
IPCC đã đề cập mà miêu tả 228 phương pháp thích ứng khác nhau [10]. Vì

thế cần phân loại các biện pháp thích ứng theo khung tổng quát. Cách phân
loại phổ biến là chia các phương pháp thích ứng ra làm 8 nhóm [3]:
1. Chấp nhận tổn thất: Tất cả các phương pháp thích ứng khác có thể được so
sánh với cách phản ứng cơ bản: “ không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay
chấp nhận những tổn thất. Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xảy ra khi bên
chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào hay ở
nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích ứng là cao hơn so với các rủi ro
hay thiệt hại có thể.
7
2. Chia sẽ tổn thất: Loại phản ứng này liên quan đến việc chia sẽ những tổn
thất giữa một cộng đồng dân cư lớn. Cách thích ứng này thường xảy ra trong
một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp. Trong
xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ những tổn thất giữa cộng
đồng mở rộng, như giữa các hộ gia đình, họ hàng, làng mạc hay các cộng
đồng nhỏ tương tự. Các cộng đồng lớn phát triển cao chia sẻ những tổn thất
thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết bằng các quỹ công cộng.
Chia sẻ tổn thất cũng có thể được thực hiện thông qua bảo hiểm cá nhân.
3. Làm thay đổi nguy cơ: Ở một mức độ nào đó người ta có thể kiểm soát
được những mối nguy hiểm từ môi trường. Đối với một số hiện tượng tự
nhiên như: lũ lụt, hạn hán, những biện pháp thích hợp là công tác kiểm soát lũ
lụt (đắp đập, đào mương, đắp đê). Đối với biến đổi khí hậu, có thể điều chỉnh
thích hợp làm chậm tốc độ biến đổi khí hậu bằng cách giảm phát thải khí nhà
kính và cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển.
4. Ngăn ngừa các tác động: Là một hệ thống các phương pháp thường dùng
để thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của
khí hậu.
5. Thay đổi cách sử dụng: Khi những rủi ro của biến đổi khí hậu làm cho sự
tiếp tục các hoạt động kinh tế là không thể được hoặc rất mạo hiểm, người ta
có thể thay đổi cách sử dụng.
6. Thay đổi/chuyển địa điểm: Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là sự thay

đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế. Ví dụ, việc di chuyển các cây
trồng chủ chốt và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực
mát mẻ thuận lợi hơn và có thể sẽ thích hợp hơn với các loại cây trồng trong
tương lai [4].
7. Nghiên cứu: Quá trình thích ứng có thể phát triển bằng cách nghiên cứu
lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng.
8. Giáo dục thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: Một kiểu hoạt động
thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin
công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi. Những hoạt động đó
trước đây ít được chú ý đến và ít được ưu tiên , nhưng nay tầm quan trọng của
8
chúng tăng lên do cần có sự hợp tác của nhiều cộng đồng, lĩnh vực, khu vực
trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu.
Như vậy, sự thích ứng diễn ra cả ở trong tự nhiên và hệ thống kinh tế,
xã hội của con người. Thích ứng với biến đổi khí hậu điều quan trọng chính là
sự phù hợp với điều kiện tự nhiên và khả năng kinh tế, phong tục tập quán của
con người ở mỗi vùng miền khác nhau. Trong phạm vi đề tài này sẽ nghiên
cứu các tác động và biện pháp thích ứng với nhiễm mặn của cộng đồng ven
biển. Và nghiên cứu thích ứng ở đây chủ yếu là những hoạt động thực tiễn
của nông hộ, những kinh nghiệm thực tiễn được áp dụng trong điều kiện của
vùng nghiên cứu.
2.2. Nhiễm mặn
2.2.1. Khái niệm đất nhiễm mặn
Đất nhiễm mặn là đất gây ra do muối trong nước thủy triều hay từ các
mỏ muối, nồng độ các ion Na
+
, K
+
, Cl
-

, SO
4
2-
, CO
3
2-
trong đất bị nhiễm mặn
cao dẫn đến áp suất thẩm thấu tăng, gây hại cho một số sinh vật sống trong
đất và thực vật [1].
Khái niệm chung về đất nhiễm mặn: tất cả các loại đất đều có chứa một
lượng muối tan nào đó. Trong số đó có nhiều loại muối là các chất dinh
dưỡng cần thiết cho cây trồng. Tuy nhiên, khi số lượng các muối trong đất
vượt quá một giá trị nào đó, thì sự phát triển, năng suất, chất lượng của hầu
hết các loại cây đều bị ảnh hưởng xấu, tới một mức độ tùy thuộc vào loại và
số lượng muối có mặt trong đất, tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng , vào loại
thực vật và các yếu tố môi trường. Do đó khi đất chứa một lượng muối có ảnh
hưởng đến năng suất thực vật thì đất đó gọi là đất mặn [8].
2.2.2. Nguyên nhân nhiễm mặn
Sự nhiễm mặn đang diễn ra trên toàn cầu do nhiều nguyên nhân. Thật
đáng ngạc nhiên, khi tưới tiêu chính là nguyên nhân hàng đầu của sự nhiễm
mặn [5]. Sự bay hơi và thoát hơi nước liên tục của cây cối diễn ra với tốc độ
cao là do tưới tiêu. Quá trình này đưa muối từ tầng sâu của đất lên trên, làm ô
nhiễm đất trồng trọt. Ở những vùng khô hạn, việc chuyển đổi rừng thành đất
nông nghiệp đã chuyển muối từ nước ngầm vào trong đất. Cuối cùng, sự dâng
lên của mực nước biển đang làm tràn ngập các dải đất nông nghiệp vùng
9
duyên hải. Hơn 15 năm trước, một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong 230
triệu ha đất được tưới tiêu của thế giới có tới 45 triệu ha đất đã cho thấy hàm
lượng muối tăng lên đáng kể, tức là gần 20% diện tích đất tưới tiêu toàn cầu
bị tác động bởi sự nhiễm mặn [5].

Mặt khác, một hiện tượng thường có ở các vùng khô hạn và bán khô
hạn là sự có mặt của nước ngầm chứa muối. Việc khai thác nước ngầm để
tưới ruộng ngày càng tăng lên. Đây chính là lý do làm đất bị nhiễm mặn.
Ngoài ra, do việc quản lý tưới tiêu chưa tốt, sau khi tưới mực nước ngầm
dâng lên, ở một số khu tưới, mực nước ngầm thậm chí dâng lên với mức độ
cao (1-2m/năm). Các loại nước ngầm như vậy thường bị khoáng hóa, sự dâng
lên theo mao dẫn đã làm cho đất bị nhiễm mặn. Đây là nguyên nhân chủ yếu
gây mặn cho những đất được tưới [8].
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, sự thấm nước từ các sườn dốc
cao hơn có thể gây mặn cho các vùng dưới dốc, nhất là khi nước trong đất
thấm qua tầng đất có nhiều muối hoặc thấm qua các trầm tích biển [8].
Nước mặn xâm nhập là mối quan tâm lớn thường được tìm thấy trong tầng
chứa nước ven biển trên khắp thế giới. Nguyên nhân là do dòng chảy của
nước biển vào tầng chứa nước ngọt chủ yếu bởi sự phát triển nước ngầm gần
bờ biển. Trường hợp nước ngầm đang được bơm từ tầng chứa nước có trong
kết nối thủy lực với biển, độ dốc có thể gây ra sự di cư của nước mặn từ biển
vào đất liền, làm cho nước ngọt cũng không sử dụng được [4]
Nước mặn xâm nhập vào tầng chứa nước ngọt cũng bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố như biến động thủy triều, khí hậu lâu dài và thay đổi mực nước
biển trong hình thành đá ven biển và thay đổi theo mùa. Hiện tượng nhiễm
mặn đất cũng liên quan đến các đặc tính của đất và môi trường làm mạch
nước ngầm dâng cao lên gần mặt đất [4].
Xâm nhập mặn cũng đã xảy ra tại các khu vực do mực nước bị hạ
xuống bởi việc xây dựng kênh mương thoát nước [4].
Sử dụng đất trong nông nghiệp có thể tác động đến chất lượng đất
nguyên sinh của nó thông qua ảnh hưởng đến mức độ và động học của muối ở
trong đất [4].
10
Vùng có lượng mưa lớn và thảm thực vật dày có rễ sâu thì muối tích trữ
trong đất ít và cho dù điều kiện có thuận lợi cho sự mặn hóa thì cũng không

có muối để phát triển mặn [4]. Ngược lại, ở những nơi có khí hậu khô, sự tích
trữ muối trong đất nhiều, thảm thực vật lại thưa thớt hoặc không có và rễ cây
phát triển sâu và việc phát quang thảm thực vật cũng khó thay đổi được cân
bằng nước để dâng mực nước ngầm lên mức cao nguy hiểm.
Nghiên cứu của Võ Chí Tiến và cộng sự [14] cho thấy, nguyên nhân nhiễm
mặn ở vùng ven sông chủ yếu do hạn, nước biển xâm nhập vào các dòng
sông, trong khi đó nhiễm mặn ở vùng cát ven biển là do bão, thủy triều và
nước biển dâng theo các khe suối.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, thì nhiễm mặn còn xảy ra do hoạt
động của con người như: [8].
-Xây dựng đường xá, đập, kênh mương, đê điều làm ảnh hưởng đến quá trình
tiêu thoát tự nhiên dẫn đến ngập úng, dâng cao mực nước ngầm và làm đất bị
mặn.
- Sử dụng nước mặn để tưới nhưng không tiêu nước đầy đủ.
- Quản lý tưới tiêu không tốt dẫn đến thấm nhiều, hay tưới quá mức làm đất bị
mặn hóa và kiềm hóa.
- Thay đổi cơ cấu cây trồng, ví dụ chuyển từ đất rừng sang đất trồng cây nông
nghiệp, chuyển từ đất trồng cây trồng cạn sang trồng lúa nước, hoặc để đất
hoang hóa tạo điều kiện bốc mặn và tích lũy muối trên tầng đất mặn.
2.2.3. Một số kinh nghiệm của người dân trong việc xác định đất, nước
nhiễm mặn
Có thể nhận biết đất mặn ngoài đồng ruộng nhờ: [8].
- Sự có mặt của lớp váng muối màu trắng trên mặt đất ở trạng thái khô. Lớp
muối mỏng này có thể ướt, mịn hoặc cứng, có màu sáng hoặc tối tùy thuộc
vào thành phần của nó. Nếu chứa nhiều CaSO
4
và CaCO
3
thì bề mặt mịn, có
bụi, trong khi sự hỗn hợp của NaCl và Na

2
SO
4
tạo nên bề mặt có khối trắng
dạng tinh thể. MgCl
2
góp phần tạo nên lớp váng sẫm, ẩm ướt.
- Thực vật tự nhiên chủ yếu là các bụi cây nhỏ và một số thực vật ưa mặn.
- Ở các cánh đồng được canh tác các loại cây mọc không đều và chậm phát
triển, có màu xanh sẫm hoặc hơi xanh.
11
- Dấu hiệu cây bị héo do thiếu nước ngay cả khi đất có đủ nước.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Võ Chí Tiến và cộng sự thì người dân có
thể nhận biết đất mặn ngoài đồng ruộng nhờ vào những kinh nghiệm sau [14]:
+ Kinh nghiệm khi quan sát kết cấu, màu sắc và mùi vị của đất và nước
Đất canh tác có váng màu vàng khi có nước và có váng màu trắng khi không
có nước. Khi đi trên mặt đất khô, nếu cảm thấy đất xốp hoặc có in bàn chân.
Màu nước đen và có mùi chua, tanh. Nước sông vào ban đêm có ánh bạc lấp
lánh. Có nhiều bọt trắng trên mặt nước ở hai bên bờ sông. Khi hạn, trên mặt
đất có lượng muối màu trắng. Khi hạn, đất sẽ rốp bề mặt. Đất, nước có vị mặn
và mùi tanh của biển.
+ Kinh nghiệm khi quan sát cây trồng, cây cỏ và rong rêu
Cỏ chỉ, cỏ gấu ven sông bị ngập nước, vàng úa và chết. Có nhiều rêu
hai bên bờ sông. Nước bị nhiễm mặn tưới cho lúa sẽ làm cây bị úa vàng. Đất
nhiễm mặn thường chỉ có rau đắng. Đất nhiễm mặn thường có các loại rêu. Lá
cây khoai lang bạc, màu trắng, gốc to và dòn hơn bình thường.
+ Kinh nghiệm khi quan sát các sinh vật trong đất, nước
Xuất hiện sứa, nuốt, cua và một số loài tôm, cá nước mặn xuất hiện trên sông,
khu vực đất canh tác. Đất bị mặn không có giun đất sinh sống. Bắt được nhiều
con chắt chắt trên sông, nếu chắt chắt nhiều thì sông nhiễm mặn càng cao.

Xuất hiện nhiều hà ở các gốc tre, gốc cây ngập nước ven sông. Trâu bò,
thường liếm trên bề mặt đất nhiễm mặn.
Ở mỗi vùng miền khác nhau thì người dân lại có các kinh nghiệm xác
định đất, nước nhiễm mặn khác nhau, cũng tồn tại những địa bàn dân cư
không có những hiểu biết nhất định về việc xác định đất, nước nhiễm mặn.
Đó là một trong những khó khăn trong quá trình thích ứng, ảnh hưởng trực
tiếp đến sản xuất nông nghiệp của hộ.
2.3. Thích ứng với nhiễm mặn
2.3.1. Ngăn chặn nước mặn xâm nhập
Ngăn chặn nước mặn xâm nhập vào khu vực đất sản xuất bằng việc đắp
đập ngăn mặn chắn ngang các dòng sông và các nhánh sông đi qua vùng đất
sản xuất. Đắp hệ thống đê bao chạy dọc theo các dòng sông để khi nước mặn
dâng cao không tràn vào vùng đất đang sản xuất. Bên cạnh đó việc đào hồ,
12
nạo hối dự trữ nước tưới, khoang giếng chống mặn và hạn, bảo vệ các đập
ngăn mặn , theo dõi nước tưới lấy cho đồng ruộng là những kinh nghiệm
nhằm ứng phó với nhiễm mặn đồng thời cũng tăng cường khả năng thích ứng
với nhiễm mặn của người dân [14].
Ở đồng bằng châu thổ sông Hồng nơi có mưa bão thường xảy ra. Người
dân thường phải đắp những con đê dài và rộng bao quanh bờ biển để khai
hoang các vùng đất mới. Những con đê này rộng khoảng 10m và bao quanh
những vùng đất khoảng 10.000 ha, dọc theo những con đê này cần đào những
con kênh sâu để tránh nước biển thấm vào vùng đất mới khai hoang. Trong ba
năm đầu ở vùng đất mới khai hoang này người ta trồng những loại cây có tính
chịu mặn cao. Sau đó người ta trồng lúa khác nhau. Việc kết hợp phân hữu
cơ, trấu và các loại silicat hòa tan khác sẽ có hiệu quả cao đối với việc tăng
năng suất lúa [8].
Trên các vùng đất mặn ở xa nguồn nước ngọt bà con nông dân đã đắp
những con đê nhỏ (rộng khoảng 0,7-1,4m) bao quanh các cánh đồng khoảng
2-4 ha để kiểm soát sự xâm nhập mặn [8].

Ngăn chặn nước mặn xâm nhập là một việc làm cần thiết để có thể làm
giảm độ mặn, đảm bảo cho sản xuất. Ở mỗi vùng, mỗi điều kiện sản xuất khác
nhau thì người dân lại có các biện pháp ngăn nước mặn xâm nhập khác nhau,
đó cũng là lý do tiến hành đề tài nghiên cứu này.
2.3.2. Hạn chế độ mặn và rửa mặn cho đất
Rửa mặn bằng nước mưa hay nước tưới là con đường duy nhất để loại
bỏ muối thừa ra khỏi đất. Phương pháp này sẽ hiệu quả nếu việc tiêu nước
thuận lợi vì nó sẽ hạ thấp mực nước ngầm và loại bỏ các muối tại các vị trí
chứa nhiều muối. Để thực hiện biện pháp này cần xây dựng hệ thống thủy lợi
hoàn chỉnh để đưa nước vào các cánh đồng rửa mặn sau đó tiêu nước đi. Việc
rửa mặn phải được tiến hành trong nhiều mùa, tùy theo điều kiện về nguồn
nước ngọt sẵn có. Song song với việc rửa mặn cần tiến hành tiêu nước ngầm,
hạ thấp mực nước ngầm xuống dưới mức cho phép [8].
Ngoài ra, có thể phát triển các giếng bơm (sâu 20-60m) để tận dụng các
nguồn nước ngầm để tưới và xây dựng các hệ thống công trình tưới tiêu bao
13
gồm các dạng kết hợp khác nhau của giếng- mương- rảnh và kênh để có thể
rửa mặn cho đất [8].
Mặt khác, có thể sử dụng các biện pháp canh tác thích hợp như cày sâu
không lật, xới nhiều lần, cắt đứt mao quản làm cho muối không bốc lên mặt
ruộng [8].
Ở Indramayu, thuộc Indonesia nông dân đã làm các luống đất rộng 1,2-
1,6m và các luống này cách nhau khoảng 0,5m, giữa các luống là các rảnh có
độ sâu 0,5-0,6m. Người ta cho nước vào rảnh có độ sâu khoảng 0,15-0,20m
để các lớp đất trên mặt rảnh không bị mặn. Nông dân vùng Sei Kakap cũng áp
dụng cách làm tương tự. Họ trồng khoai lang trên các luống cách nhau
khoảng 1,5-2m. Họ trồng cả cây ăn quả trên đất đó. Trước khi gieo lúa người
ta phá tất cả các luống đó sang bằng và đốt tất cả cỏ dại. Họ trồng lúa mà
không cần làm cỏ, sục bùn [8]. Ngoài ra, một hệ thống đê ngăn triều được sử
dụng để kiểm soát nước và độ mặn của nước để mở rộng và thâm canh lúa, đặc

biệt là ngô và đậu tương. Nước mưa được giữ càng nhiều càng tốt trong hệ thống
nhờ ngăn tất cả các dòng chảy ra khỏi đảo nhờ việc xây dựng các đê dọc theo bờ
biển và các công trình tràn ở cửa lạch và kênh, có các kênh tưới tiêu riêng biệt để
vận hành hệ thống cần có máy bơm để phục vụ tưới và tiêu [8].
Kinh nghiệm phổ biến nhất của người dân theo nghiên cứu của Võ Chí
Tiến và cộng sự là trước khi vào sản xuất, cần cày ải và phơi khô đất, đưa
nước vào ngâm 1-7 ngày sau đó tháo ra, việc này được làm khoảng 2-3 lần.
Khi ruộng lúa bị nhiễm mặn thì trổ nước ngọt vào để rửa mặn. Sau đó xới xáo
đất và để khoảng từ 1-2 ngày cho mặn bốc hơi. Tiếp tục trổ nước vào để rửa
mặn 2-3 lần nữa. Khi rửa mặn cho đất sẽ làm cho chất dinh dưỡng của đất bị
rửa trôi, cây trồng yếu nên phải chú ý chăm sóc. Bón phân chuồng, đạm, lân
và vôi kết hợp vun gốc để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, giúp cây trồng
phục hồi và sinh trưởng. Những năm gần đây người dân còn dùng thêm các
chế phẩm sinh học bón phân qua lá để cây chóng hồi phục [14].
2.3.3. Xác định khu vực và thời vụ sản xuất
Thời vụ sản xuất quyết định đáng kể đến năng suất của cây trồng, do
nhiễm mặn nặng nhất vào mùa khô nên vào vụ sản xuất này ta phải tính toán
14
thời điểm xuống vụ hợp lý nhất để hạn chế thiệt hại cho nông hộ đến mức
thấp nhất.
Theo GS.Đào Xuân Học thì nông dân ở đồng bằng sông Mêkông đã có
thể thu hoạch hai vụ lúa vào mùa mưa kéo dài nhờ trồng hai vụ lúa ngắn ngày
bằng cách áp dụng kỹ thuật sạ khô. Sau khi thu hoạch lúa vụ hè, đất được cày
lên để cắt đứt mao mạch không cho nước ngầm dâng lên. Ngay trước khi mùa
mưa bắt đầu đất đai được chuẩn bị và chia thành các luống và giữa các luống có
các rảnh tiêu nông (sâu 20cm). Bà con nông dân gieo hạt giống. Khi có mưa,
muối được rửa đi vào các rảnh tiêu và các hạt lúa có thể nảy mầm. Vụ lúa thứ
hai tiếp theo vào giữa mùa mưa và được thu hoạch vào đầu mùa khô [8].
Xác định khu vực sản xuất là một việc làm quan trọng quyết định năng
suất cây trồng, từ thực tiễn luân canh cây trồng vật nuôi tại các tỉnh ven biển

miền bắc người ta đã đúc kết công thức kinh nghiệm: lúa lấn cói, cói lấn cá, cá
lấn biển. Tức là, trên các vùng đất mặn sát biển nhất thì nuôi trồng thủy sản tiếp
theo thì trồng cói và các loại cây chịu mặn, trong cùng thì trồng lúa [8].
Theo nghiên cứu của Võ Chí Tiến ở Quảng Trị cho thấy, do tính đặc
thù của mỗi vùng đất sản xuất nên vụ Hè-Thu, người dân đã linh động xuống
vụ sớm hơn 5 ngày so với lịch thời vụ. Vào mùa mưa bão, thời điểm nhiễm
mặn nặng, người dân không trồng trọt. Việc này nhằm tránh các thiệt hại do
nhiễm mặn gây ra cho sản xuất [14].
2.3.4. Sử dụng cây trồng, vật nuôi phù hợp
Đi kèm với lịch thời vụ thì các loại cây, con giống thích ứng với mặn
cũng được người dân tìm kiếm, lựa chọn để sản xuất. Trong việc đa dạng hoá
cây trồng vùng ven biển thì bên cạnh biện pháp tích cực ngăn mặn, tiếp ngọt
để duy trì sản xuất nông nghiệp, thì việc bố trí cây trồng phù hợp và hiệu
chỉnh kỹ thuật canh tác cũng là một biện pháp rất hữu hiệu, linh hoạt có thể áp
dụng nhanh, ít tốn kém và mọi người dân có thể tham gia làm được.
Về giống lúa chịu mặn, hiện nay chúng ta đã có một số giống lúa địa
phương, mà điển hình là giống lúa một bụi đỏ được nông dân trồng ở các
vùng ven biển ĐBSCL theo mô hình tôm – lúa. Tuy nhiên, những giống lúa
địa phương vùng ven biển chỉ chịu được độ mặn tối đa từ 2-3‰. Do đó, việc
nghiên cứu những giống lúa có khả năng chịu mặn cao hơn mà vẫn đảm bảo
15
được năng suất, chất lượng tốt vẫn đang được nhiều Viện, Trường triển khai
thực hiện [16].
Theo TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, đến nay, Viện
đã tìm được trên 30 dòng lúa có khả năng chịu mặn. Hiện tại, Viện Lúa đang
tiến hành thanh lọc trong nhà lưới và thử nghiệm ở một số tỉnh ven biển như
Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu… Và đã có 15 giống đã được đưa vào sản
xuất đại trà tại các tỉnh ven biển thuộc bộ giống OM 5464, 2488, 2818, 6379,
6677, 6074, 4276, 6690, 5651, 6521, 5199ĐB, 576, 2517, 5472, 6561. Qua
thực tế cho thấy những giống này có ưu điểm kháng sâu bệnh tốt, cho năng

suất cao, ổn định từ 5 - 7 tấn/ha, phẩm chất gạo tốt, đạt chuẩn xuất khẩu và
đang được Cục Trồng trọt khuyến khích nông dân sử dụng rộng rãi trong điều
kiện nước mặn xâm nhập và tình hình khô hạn như hiện nay. Nhìn chung,
công tác nghiên cứu các giống lúa chịu mặn đang có triển vọng, và chúng ta
hoàn toàn có thể tạo ra được những giống lúa có khả năng chịu mặn tới 5-6‰.
Đối với những vùng nhiễm mặn không trồng được lúa thì chuyển sang trồng
sắn, ớt, ngô.
Bên cạnh đó, cây khoai lang sinh trưởng tốt, năng suất cao nên cũng
được người dân lựa chọn đưa vào sản xuất. Từ kinh nghiệm thực tế người dân
đã lựa chọn được một số giống cây ngắn ngày chống chịu với vùng đất nhiễm
mặn nhẹ như khoai Chỉa Đỏ, Đà Nẵng ruột tím, trắng Tân Kỳ. Kỹ thuật lên
luống để hạn chế tác động của nhiễm mặn và ngập úng cũng được người dân
đặc biệt quan tâm [14].
Nhằm phòng tránh diễn biến bất lợi của hiện tượng nhiễm mặn, người
chăn nuôi cần phải khắc phục tình trạng thiếu nước. Đặc biệt tránh cho gia
súc, gia cầm uống nước nhiễm mặn có nồng độ vượt mức cho phép. Cần có
các biện pháp trữ nước ngọt và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm. Trong đó,
chúng ta có thể áp dụng một số cách với chi phí thấp, nhưng mang lại hiệu
quả cao như [12]:
- Tiến hành nạo vét và đắp bờ bao cục bộ trong ao, mương vườn để chứa dự
trữ nước ngọt, hoặc có thể trữ nước ngọt bằng túi nylon để trong mương vườn
với kích thước túi tùy theo điều kiện và chiều dài của ao.
16
- Chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm phải luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
Thường xuyên quét dọn chuồng, có biện pháp thu gom và xử lý chất thải bằng
chế phẩm sinh học, xây hầm biogas,… Định kỳ vệ sinh, sát trùng chuồng và
khu vực xung quanh bằng các dung dịch sát trùng như: Biodine, Virkon,
Vime-Iodine,… nước vôi hay vôi bột. Để phòng chống nắng nóng do nhiệt
độ, ẩm độ cao trong chuồng nuôi chúng ta cần giảm mật độ nuôi so với mật
độ khuyến cáo. Đặc biệt là gia súc, gia cầm nuôi nhốt. Tăng cường làm mát

chuồng nuôi. Đối với gia cầm, tránh gây xáo trộn đàn. Tăng cường bổ sung
thêm rau xanh trong khẩu phần thức ăn. Cung cấp đầy đủ nước sạch và mát,
bổ sung vào nước uống các loại vitamin C, B.Complex, chất điện giải nhằm
nâng cao sức đề kháng, giải nhiệt cho gia súc, gia cầm. Trong trường hợp
nước ngọt không đủ dùng cho gia súc, gia cầm thì người nuôi có thể pha nước
ngọt lẫn mặn dưới mức cho phép để vật nuôi sử dụng. Thường xuyên kiểm
tra, theo dõi tình trạng sức khỏe vật nuôi, nhằm sớm phát hiện các dấu hiệu
khác thường để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời. Chủ động tiêm phòng
vacxin đầy đủ cho gia súc, gia cầm theo quy trình vacxin thú y tại địa
phương.
Như vậy, biện pháp dự trữ nước ngọt và chăm sóc quản lý vật nuôi tốt
trong tình trạng nắng nóng và nước mặn xâm nhập và thiếu nước ngọt như
hiện nay sẽ mang lại hiệu quả trong chăn nuôi. Đồng thời cũng góp phần hạn
chế xảy ra dịch bệnh trên vật nuôi.
2.3.5. Thay đổi hệ thống canh tác
Cây trồng được canh tác trong thời điểm có nước ngọt được luân canh
với cá, tôm nuôi trong mùa có nước mặn hay lợ. Việc luân canh nuôi tôm,
trồng lúa vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễm và nhiễm mặn, đồng thời, năng
suất cũng tăng lên. Hiện nay, nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long cũng đã
thực hiện hệ thống canh tác này như mô hình lúa – tôm sú, lúa – cá nước lợ…
đem lại năng suất cao [16].
Canh tác theo hệ thống mới sẽ tạo điều kiện cho người dân đảm bảo sản
xuất và thu nhập ổn định, đây cũng hình thức thích ứng đối với tình hình
nhiễm mặn ngày càng gia tăng như hiện nay.
17
2.3.6. Trồng loại cây có nhu cầu nước ít
Khi mặn xâm nhập thì nước ngọt phục vụ cho sản xuất trở nên khan
hiếm, nên chọn trồng những loại cây có nhu cầu nước ít. Chẳng hạn như trồng
lúa cần cung cấp nước nhiều gấp hai lần so với trồng cây bo bo hay bắp [16].
Nhiễm mặn không ngừng tấn công vào nội đồng, lượng nước ngọt ngày

càng khang hiếm, đã gây không ít khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất, do vậy
việc thay đổi giống cây trồng có nhu cầu nước ít, đó cũng là một kinh nghiệm
thích ứng cần được nhân rộng trong cộng đồng ven biển, nơi mà nhiễm mặn
đang là vấn đề gây báo động.
2.3.7. Tăng cường khả năng kháng mặn cho cây
Trong trường hợp cây bị nhiễm mặn, bằng biện pháp kỹ thuật canh tác
có thể gia tăng khả năng kháng mặn cho cây như phun một số hóa chất lên lá,
bón dưỡng chất đối kháng mặn, cung cấp phân bón qua lá, sử dụng màng phủ
nông nghiệp và gia tăng ẩm độ trong vùng sản xuất [16].
Nông dân sống ở vùng ven biển là người trực tiếp chịu tác động của
nhiễm mặn, tuy nhiên khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật, cũng như những
công nghệ mới trong sản xuất còn hạn chế. Do vậy, công tác tập huấn cần
được tăng cường nhằm mục đích làm tăng khả năng ứng phó và thích ứng với
nhiễm mặn của người dân.
2.4. Tình hình nhiễm mặn và tác động của nó đến sản xuất nông nghiệp
trên thế giới và ở Việt Nam
2.4.1. Tình hình nhiễm mặn và tác động của nó đến sản xuất nông nghiệp
trên thế giới
Sự cố của xâm nhập mặn đã được phát hiện vào đầu năm 1845 ở Long
Island, New York [4]. Và đến năm 1960 các tầng chứa nước ven biển của
Trung Quốc đã được nghiên cứu xâm nhập mặn. Với một khu vực chuyển tiếp
1,5-6,0 km [4]…
Bên cạnh đó, nhiễm mặn đã tác động đặc biệt đến các quốc gia chậm
phát triển ở những vùng khô cằn như Pakistan, Ấn Độ, Ai Cập, Tuynidi, Pêru,
Bôlivia, và cả I-rắc [5]. Dự báo diện tích nhiễm mặn sẽ tăng gấp đôi sau 25
năm ở tây Australia [4]. Do sự có mặt của nhiều muối trong các tầng đất
18
phong hóa sâu và việc phát quang của thảm thực vật tự nhiên đã làm cho mực
nước ngầm dâng rất cao, hình thành tầng chứa nước ở nơi mà trước kia không
hề có và nhiễm mặn mạnh mẽ đang diễn ra tại khu vực này.

Như vậy, nhiễm mặn đã có mặt trên hầu hết các châu lục nhưng đến
nay vẫn chưa có các số liệu chính xác về diện tích đất mặn trên thế giới mà
chỉ có ước tính của các nhà khoa học đất trên thế giới. Dregne (1977) đã ước
tính có khoảng 2 tỷ ha đất bị nhiễm mặn. Massoud (1974) đã ước tính thế giới
có 932 triệu ha đất mặn, trong đó có 316 triệu ha ở các nước đang phát triển.
Balba (1980) ước tính tỏng diện tích bị mặn hóa và kiềm hóa khoảng 600
triệu ha. Theo Dual và Purnell (1986) các đất mặn chiếm khoảng 75 diện tích
đất trên thế giới [8].
Ngoài ra, Theo FAO và quản lý đất đai và nhà máy dinh dưỡng dịch vụ
thì có trên 6% diện tích đất của thế giới bị ảnh hưởng bởi sự nhiễm mặn
(Bảng 1).
Bảng 1: Khu vực phân bố đất bị nhiễm mặn (triệu ha)
Khu vực
Tổng
diện tích
Đất mặn Đất cát
Triệu ha Triệu
ha
% Triệu
ha
%
Châu Phi 1,9 39,0 2,0 34,0 1,8
Châu Á, Thái Bình Dương và Úc 3,1 195,0 6,3 249,0 8,0
Châu Âu 2,0 7,0 0,3 73,0 3,6
Châu Mỹ La Tinh 2,0 61,0 3,0 51,0 2,5
Cận Đông 1,8 92,0 5,1 14,0 0,8
Bắc Mỹ 1,9 5,0 0,2 15,0 0,8
Tổng số 12,8 397,0 3,1% 434,0 3,4%
(Nguồn: FAO và Quản lý đất đai nhà máy dinh dưỡng dịch vụ, 1993)
Các muối hạn bị ảnh hưởng liên quan đến đất mặn hoặc đất cát và bao

gồm hơn 400 triệu ha, trong đó có trên 6% diện tích đất trên thế giới (Bảng 1).
Phần lớn đất đai của thế giới không phải là canh tác, nhưng một tỷ lệ đáng kể
của đất canh tác là bị ảnh hưởng muối. Trong 230 triệu ha hiện tại của đất
tưới tiêu thì 45 triệu ha là bị ảnh hưởng muối (19,5%) và của 1.500 triệu ha
19
thuộc nông nghiệp vùng đất khô hạn, 32 triệu người bị ảnh hưởng của muối
với các mức độ khác nhau (2,1%).
Hầu hết các cây trồng rất nhạy cảm với độ mặn gây ra bởi nồng độ
muối cao trong đất. Chi phí của độ mặn để sản xuất nông nghiệp ước tính dè
dặt được khoảng 12 tỷ USD/năm, và dự kiến sẽ tăng lên khi đất tiếp tục bị
ảnh hưởng. Bên cạnh chi phí tài chính rất lớn của việc duy trì sản xuất trên đất
mặn thì độ mặn còn tác động nghiêm trọng trên cơ sở hạ tầng, nguồn nước, và
trên cơ cấu xã hội và sự ổn định của cộng đồng [4]. Như vậy, độ mặn là một
trong những yếu tố môi trường nghiêm trọng nhất hạn chế năng suất của cây
trồng nông nghiệp, sự xuất hiện của nó đã làm tăng đáng kể chi phí sản xuất.
Đặc biệt là khi độ mặn tăng sẽ ảnh hưởng đến lượng muối trong các
con sông là nguồn nước cho con người và công nghiệp sử dụng [4]. Trong
điều kiện dân số ngày càng tăng, lượng nước ngọt ngày càng khan hiếm thì
đây là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia.
Thiệt hại của nông nghiệp gây ra bởi độ mặn khó có thể đánh giá chung
nhưng ước tính được đáng kể và dự kiến sẽ tăng theo thời gian [4].
Một báo cáo gần đây của Úc (1999) ước tính rằng thiệt hại sản xuất do
độ mặn và mực nước ngầm tăng khoảng 84 triệu USD/năm và mất vốn của
đất đã được xác định khoảng 450 triệu USD. Ngoài ra nông dân phải đối mặt
với chi phí dự phòng của đất quản lý. Cấp muối tăng đang xảy ra tại nhiều
sông suối ở phía nam của lục địa, dẫn đến suy thoái môi trường ước tính
khoảng 26 triệu USD và chi phí để xử lý nước trong khoảng 40 triệu
USD/năm. Thiệt hại cơ sở hạ tầng như đường sắt, đường bộ và đường ống
dẫn được ước tính khoảng 65 triệu USD/năm.
Qua đó ta thấy, nhiễm mặn đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế

giới và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sản xuất nông nghiệp,
làm suy thoái môi trường, làm tăng chi phí sản xuất cũng như chi phí tu bổ
các công trình. Trong phạm vi của nghiên cứu này cũng sẽ tìm hiểu nhiễm
mặn đã tác động như thế nào đến sản xuất nông nghiệp mà cụ thể ở đây là tác
động của nhiễm mặn tới trồng trọt, chăn nuôi.
20
2.4.2. Tình hình nhiễm mặn và tác động của nó đến sản xuất nông nghiệp
ở Việt Nam
2.4.2.1. Tình hình nhiễm mặn ở Việt Nam
Hiện tượng nhiễm mặn đã xuất hiện và có những tác động ngày càng rõ
nét trên nhiều vùng miền của cả nước, tập trung nhiều nhất là ở các vùng ven
sông, ven biển.
Theo Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam, năm 2011, độ mặn ở các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung thấp hơn cùng kỳ năm 2010. Độ mặn
cao nhất năm 2011 rơi vào khoảng tháng 3 đến giữa tháng 4. Tại các sông
chính vùng này, độ mặn 4‰ (gây hại cây trồng) xâm nhập sâu 30-40 km tính
từ cửa sông.
- Về tình hình xâm nhập mặn ( S‰):
+ Đầu tuần dao động triều mạnh (2,4 m – ngày 1/4), cuối tuần dao động triều
trung bình yếu (1,5m-ngày 9-10/4), xâm nhập mặn trên sông Sài Gòn-Đồng
Nai đạt đến mức lớn nhất năm, xâm nhập mặn vào các sông rạch vùng hạ lưu
Nhà Bè, vùng phía tây huyện Bình Chánh luôn ở mức cao nhất và ít thay đổi.
+ Hệ sông Nhà Bè-Đồng Nai: mức mặn 5‰ - 6 ‰ dao động trên vùng cửa
sông Sài Gòn-Đồng Nai, mức mặn 5‰ đã xuất hiện xung quanh khu phà Cát
Lái từ cuối tháng 2 và luôn ở mức cao.
+ Hệ sông Sài Gòn: xâm nhập mặn trên sông Sài Gòn ở mức cao, độ mặn tại
Thủ Thiêm dao động xung quanh 4‰, tại Rạch Tra khoảng (1‰-2‰), độ
mặn tại cầu Điện Biên Phủ đến 3,0‰.
+ Khu vực Bình Chánh: mức mặn 11‰ vượt qua khu vực cầu Ông Thìn, ổn
định ở mức cao và xấp xỉ kỳ cuối tháng 3. Khu vực kênh đôi, kênh Tẻ nhiễm

mặn 3-5‰, kênh Xáng, kênh An Hạ, kênh A, B, C nhiễm mặn 2-3‰.
+ Khu vực nội thị quận 1, 2, 3 và nội đồng quận 9: do nước nguồn cạn, dao
động thủy triều đẩy mạnh hơn nên xâm nhập mặn vào vùng Cát Lái và nội thị
xấp xỉ kỳ cuối tháng 3.
21
Bảng 2: Khoảng cách xâm nhập mặn trên một số sông
Sông
Trung bình (km) Cực đại (km) Cực tiểu (km)
1‰ 4‰ 1‰ 4‰ 1‰
Sông Hồng 12 10 14 12 0
Thái Bình 15 5 28 20 1
Trà Lý 8 3 20 15 1
(Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Ngọc Sinh, 2008)
Như vậy, khoảng cách xâm nhập mặn trên sông Thái Bình là dao động
mạnh nhất (từ 5-28km), tuy nhiên ở sông Hồng thì ít dao động hơn (10-
14km). Trong khí đó, hệ thống đo mặn vùng đồng bằng sông Hồng có 36 trạm
đo [9]. Độ mặn lớn của sông Hồng phần lớn rơi vào tháng 1, còn ở các sông
Thái Bình thường vào tháng 3. Bên cạnh đó, trên hầu hết các sông độ mặn
trung bình tháng lớn nhất thường xảy ra vào tháng 2 và tháng 3. Đây là thời
điểm lưu lượng nước đến nhỏ trong khi nhu cầu nước dùng cho sản xuất nông
nghiệp, dân sinh và công nghiệp lại lớn nên lưu lượng còn lại nhỏ, mực nước
sông thấp so với nước triều biển cùng thời điểm. Do vậy chiều sâu xâm nhập
mặn trung bình với độ mặn 1‰ và 4‰ dài nhất là trên các phân lưu của sông
Thái Bình, rồi đến sông Ninh Cơ, sông Hồng và sông Đáy [9].
Bảng 3: Độ mặn lớn nhất mùa khô (‰) của một số sông trong một số năm
điển hình
Sông Trạm đo
Cách
biển (km)
1962 1963 1964 1965 1966

Sông Hồng Hà Nội (Q m
3
/s) 1.170 720 1.150 1.000 958
Văn Úc Trung Trang 35,00 0,33 2,74 1,27 0,93 3,44
Kinh Môn An Phụ 43,00 0,032 4,40 0,81 0,10 0,07
Kinh Thầy
Cửa Cấm 21,00 23,60 26,00 24,80 23,20 24,70
Cao Kênh 30,00 7,00 19,90 16,90 5,00 19,60
Sông Mới Tiên Tiến 21,00 6,91 15,00 9,01 13,90 14,70
Gùa Bá Nha 41,00 0,026 0,42 0,10 0,58
Thái Bình
Đông Xuyên 8,00 14,10 26,90 21,40 24,20 23,10
Cống Rỗ 23,00 4,46 11,20 6,27 10,01 11,50
Lai Vu Quảng Đạt 46,00 0,028 0,16 0,29 0,08 0,20
22
Sông Trạm đo
Cách
biển (km)
1962 1963 1964 1965 1966
Luộc Quí Cao 26,00 2,73 6,36 3,25 5,58 9,83
Định Cư 7,00 13,60 25,30 17,00 25,10 27,50
Ngũ Thôn 15,00 1,68 18,35 9,17 8,33 15,00
Phúc Khê 25,00 0,05 0,20
(Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Ngọc Sinh, 2008)
Bảng 3 cho thấy độ mặn lớn nhất vào mùa khô và các sông càng gần
biển thì độ mặn càng lớn, như sông Trà Lý có trạm đô Định Cư cách biển
7km thì độ mặn cao từ 13,6‰ đến 27,5‰. Còn đối với sông La Vu thì độ
mặn dao động từ 0,028‰ đến 0,29‰ do cách biển 46km.
Bảng 4: Diễn biến độ mặn trung bình qua một số năm tại một số trạm quan
trắc (‰).

Trạm đo
Năm
Sông
1965 1966 1967 1968 1969 1970 1971 1972
Ba Lạt Hồng 1,42 13,80 1,85 4,12
Ngũ Thôn Trà Lý 0,26 1,22 0,30 1,80 1,71 1,46
Quý Cao Luộc 0,59 0,61 0,10 0,84 0,86 0,29 0,25 0,04
Cửa Cấm Kinh Thầy 10,30 9,30 12,40 9,00 9,70 9,97 8,62 7,66
Trạm đo
Năm
Sông
1973 1974 1975 1976 1977 1978 1979 1980
Ba Lạt Hồng 2,55 4,79 5,04 3,65 6,74
Ngũ Thôn Trà Lý 0,72 0,54 0,39 0,25 1,35
Quý Cao Luộc 0,33 0,09 0,27 0,15 0,13
Cửa Cấm Kinh Thầy 5,98 7,29 8,01 8,27 9,38 7,50 4,93 5,17
(Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Ngọc Sinh, 2008)
Bảng 4 cho thấy độ mặn trung bình diễn biến bất thường qua các năm
cụ thể là từ năm 1965 đến năm 1980, cụ thể dao động từ 0,1‰ (sông Luộc,
trạm đo Quý Cao năm 1967) đến 13,8‰ (sông Hồng, trạm đo Ba Lạt năm
1968).
23
Độ mặn trên các sông ven biển Đồng bằng Bắc Bộ tăng dần từ đầu mùa
đến giữa mùa khô và sau đó giảm dần đến cuối mùa. Sự thay đổi này có liên
quan tới dòng nước ngọt từ thượng nguồn đổ về. Độ mặn trung bình lớn nhất
trong mùa kiệt thường xuất hiện vào tháng 3, chiếm khoảng 64,5% các trạm
đo, tháng 1 chiếm 32,2%. Độ mặn ở sông Hồng đạt cực đại vào tháng 1,
nhưng ở sông Thái Bình, độ mặn cực đại lại xuất hiện vào tháng 3 [9].
Bảng 5: Diễn biến mặn dọc theo một số triền sông (‰)
Trạm Sông Độ mặn Trạm Sông Độ mặn

An Bài Kinh Thầy 0,06 Thuyền Quang Trà Lý 0,03
Bến Triều Kinh Thầy 0,65 Ngũ Thôn Trà Lý 0,85
Cao Kênh Kinh Thầy 2,26 Định Cư Trà Lý 6,41
An Sơn Kinh Thầy 1,19 Chắt Thành Đáy 0,97
Cửa Cấm Kinh Thầy 8,44 Kim Đài Đáy 1,29
Phú Lễ Đáy 2,48
(Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Ngọc Sinh, 2008)
Bảng 5 cho ta thấy cùng một con sông nhưng ở các trạm đo khác nhau
thì độ mặn lại diễn biến khác nhau, cụ thể sông Kinh Thầy có 5 trạm đo, độ
mặn tại 5 trạm dao động từ 0,06‰ đến 8,44‰, hay nói cahs khác là độ mặn ở
trạm đo Cửa Cấm gấp 140 lần độ mặn của trạm đo An Bài, tương tự ở sông
Trà Lý độ mặn của các trạm đo cũng chênh lệch khá rõ, 0,03( trạm Thuyền
Quang) và 6,41( trạm Định Cư). Tại sông Đáy là khoảng cách chênh lệch về
độ mặn tại các trạm đo có giảm, cụ thể là 0,97( trạm Chắt Thành) đến 2,48
(trạm Phú Lễ) chỉ gấp 2,6 lần.
2.4.2.2. Tác động của nhiễm mặn đến sản xuất nông nghiệp:
Tác động đến sản xuất trồng trọt:
Tác hại của mặn đối với cây trồng:
+ Gây hạn sinh lý
Việc dư thừa muối trong đất đã làm tăng áp suất thẩm thấu của dung
dịch đất. Cây lấy được nước và chất khoáng từ đất khi nồng độ muối tan trong
đất nhỏ hơn nồng độ dịch bào của rễ, tức áp suất thẩm thấu và sức hút nước
của rễ cây phải lớn hơn áp suất thẩm thấu và sức hút nước của đất. Nếu độ
mặn của đất tăng cao đến mức sức hút nước của đất vượt quá sức hút nước
24
của rễ thì chẳng những cây không lấy được nước trong đất mà còn mất nước
vào đất [18]. Cây không hấp thu được nước nhưng quá trình thoát hơi nước
của lá vẫn diễn ra bình thường làm mất cân bằng nước gây nên hạn sinh lý.
Việc tăng áp suất thẩm thấu trong đất mặn quá mức là nguyên nhân
quan trọng nhất gây hại cho cây trồng trên đất mặn [18].

Mặn ảnh hưởng đến đến các hoạt động sinh lý của cây:
- Sự trao đổi nước: mặn thường cản trở sự hấp thu nước của cây và có thể gây
nên hạn sinh lý và cây bị héo lâu dài…
- Sự tổng hợp xytokinin bị ngừng vì rễ là cơ quan tổng hợp phithormon nay
nên cây thiếu xytokinin ảnh hưởng đến sinh trưởng của các cơ quan trên mặt
đất.
- Sự hút khoáng của rễ cây bị ức chế nên thiếu chất khoáng. Do thiếu P nên
quá trình phosphoryl hoá bị kìm hãm và cây thiếu năng lượng.
- Sự vận chuyển và phân bố các chất đồng hoá trong mạch libe bị kìm hãm
nên các chất hữu cơ tích luỹ trong lá ảnh hưởng đến quá trình tích luỹ vào cơ
quan dự trữ…
- Sự dư thừa các ion trong đất làm rối loạn tính thấm của màng nên không thể
kiểm tra được các chất đi qua màng, rò rỉ các ion ra ngoài rễ. Quá trình trao
đổi chất, đặc biệt là trao đổi protein bị rối loạn, dẫn đến tích luỹ các axit amin
và amit trong cây…
+ Kìm hãm sinh trưởng
Sự ức chế sinh trưởng của cây khi bị mặn là đặc trưng rõ rệt nhất.
Trong đất mặn, các thực vật kém chịu mặn ngừng sinh trưởng do các chức
năng sinh lý bị kìm hãm. Nồng độ muối càng cao thì kìm hãm sinh trưởng
càng mạnh. Tuỳ theo mức độ mặn và khả năng chống chịu mà cây giảm năng
suất nhiều hay ít [18].
Tình trạng mặn xâm nhập sớm và sâu vào đất liền ngay từ những tháng
đầu năm đang gây nhiều khó khăn cho nghề nuôi tôm, cá tra, nhuyễn thể của
tỉnh Bến Tre [20]. Và theo Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam, trong mùa
khô năm nay, từ tháng Hai đến tháng Năm, nước mặn xâm nhập sâu 70km tại
Đồng bằng sông Cửu Long.
25

×