Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi bò của nông hộ ở xã cam thành huyện cam lộ tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.13 KB, 56 trang )

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cam Lộ là huyện thuộc vùng gò đồi, có nhiều lợi thế trong việc phát triển
chăn nuôi gia súc, đặc biệt là chăn nuôi trâu bò. Tuy nhiên trước đây, phần lớn
bà con nông dân trong huyện chăn nuôi theo hình thức quảng canh, chăn thả tự
do nên hiệu quả mang lại không cao, thiếu kinh nghiệm và kiến thức, chưa áp
dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình chăn nuôi nên hiệu quả đạt được còn
thấp Hơn nữa tình trạng trâu bò thả rông đã phá hoại nhiều loại cây trồng và hoa
màu của bà con nông dân, nhất là rừng trồng và cây cao su. Bên cạnh đó việc
kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc rất khó và dễ lây lan trên diện rộng.
Để khắc phục tình trạng đó, từ năm 2004 đến nay, trạm Khuyến nông, Hội
nông dân huyện Cam Lộ và các chương trình dự án đã triển khai mô hình trồng
cỏ nuôi bò theo hướng thâm canh và được đông đảo hội viên hưởng ứng tích
cực. Từ mô hình này đã giúp cho nhiều hội viên mở ra hướng đi mới làm ăn, xoá
đói giảm nghèo [18].
Điển hình trong phong trào này là ở những địa phương thuộc vùng gò đồi
như Cam Thành, Cam Chính, Cam Nghĩa. Nhiều hộ gia đình đã có thu nhập
hàng chục triệu đồng mỗi năm từ mô hình trồng cỏ nuôi bò, đặc biệt có nhiều hộ
đã vươn lên thoát nghèo [9].
Tuy nhiên, trên thực tế việc ứng dụng các mô hình được như mong muốn ,
do vậy ở địa phương các xã trên vẫn tồn tại nhiều phương thức chăn nuôi bò
khác nhau, do việc quyết định phương thức nuôi khác nhau ở các nông hộ.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu “Một số
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi bò của nông
hộ ở xã Cam Thành huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị”.
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi bò ở xã Cam Thành, huyện Cam lộ,
Quảng Trị.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phương thức nuôi bò của nông hộ ở
xã Cam Thành.


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Vài nét về nông hộ và kinh tế nông hộ
Nông hộ là hình thức kinh tế cơ bản của nông nghiệp. Tại cuộc hội thảo
quốc tế lần thứ tư về quản lý nông trại tại Hà Lan 1980, các đại biểu nhất trí
rằng: Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất,
đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác. Với ý nghĩa đó hộ gia đình nông dân
là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức cơ sở của nông nghiệp [3].
Hộ nông dân có các đặc trưng sau: (i) Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế
cơ sở, vừa là đơn vị sản suất, vừa là đơn vị tiêu dùng; (ii) Quan hệ giữa tiêu dùng
và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ cấp hoàn toàn đến sản xuất
hàng hoá hoàn toàn; (iii) Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn
tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau khiến
cho khó giới hạn thế nào là một hộ nông dân [3].
Hộ nông dân là đơn vị kinh tế chủ yếu đóng vai trò quyết định đối với sản
xuất nông nghiệp và nông thôn, việc tham gia vào quá trình sản xuất nói lên kinh
tế hộ đã tỏ ra ưu thế hơn so với các hình thức tổ chức khác, chính vì vậy cho nên
đến nay chưa có hình thức nào có thể hay thế kinh tế hộ trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn.
Đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông hộ
làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân và gia đình
mình. Mặt khác, kinh tế nông hộ nhìn chung là nền sản xuất nhỏ mang tính tự
2
cấp tự túc hoặc sản xuất hàng hoá với năng suất lao động thấp nhưng lại có vai
trò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở các nước đang
phát triển nói chung và nước ta nói riêng [3].
Sự phát triển của kinh tế hộ có ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định
của hộ có hay không đầu tư vào các công nghệ và mức công nghệ họ có thể tiếp
nhận được do bởi người dân ra quyết định trên cơ sở cái họ có. Như trong sản
xuất nông nghiệp muốn phát triển yếu tố không thể thiếu là đất đai, vốn, lao
động… khó mà thành công trong công tác chuyển giao một tiến bộ kỹ thuật nào

đó nếu hộ nông dân đó thiếu nguồn lực trên. Và khi so sánh giữa hai nhóm hộ có
điều kiện nguồn lực khác nhau thì hộ nào có nguồn lực tốt hơn sẽ có khả năng
lĩnh hội cũng như quá trình chuyển giao thuận lợi hơn.
2. Vị trí, vai trò của ngành chăn nuôi bò
Từ xa xưa, con người đã biết thuần hoá và nuôi dưỡng các loài động vật
hoang dã, trong đó có trâu bò, để phục cho các lợi ích khác nhau. Cùng với sự
tiến hoá xã hội loài người, chăn nuôi trâu bò ngày càng phát triển và đa dạng về
quy mô, chủng loại, phương thức. Ngày nay, chăn nuôi bò chiếm một vị trí hết
sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong ngành chăn nuôi
nói riêng bởi các lợi ịch thiết thực mà nó mang lại. Cũng giống như các loài nhai
lại khác như dê, cừu, trâu bò có khả năng sử dụng và chuyển hoá thức ăn xanh (
các loài rau, cỏ tự nhiên, cỏ trồng ), các phế phụ phẩm công nông nghiệp ( rơm
lúa, bã sắn, ngọn mía, bẹ và lá ngô, dây khoai lang ) có giá trị hàng hoá rất thấp
hoặc thậm chí không có giá trị hàng hoá, thành năng lượng sức kéo, thịt sữa -
nguồn dinh dưỡng quý giá cho con người, Bò có khả năng sử dụng, đồng hoá các
chất chưa nitơ phi prôtêin như urê, amoniac và biến chúng thành prôtêin của cơ
thể. Sở dĩ bò có khả năng này là nhờ cấu tạo dạ dày 4 túi, trong đó có dạ cỏ rất
phát triển với hệ sinh vật rất phong phú.
Chăn nuôi bò giúp khai thác tối ưu các nguồn lợi tự nhiên (đồng bãi chăn
thả) và nguồn lợi con người (lao động phụ, dư thừa) trong một khu vực hay một
vùng nào đó, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thiết thực.
3
 Chăn nuôi bò giúp cung cấp thịt, sữa cho nhu cầu con người.
Thịt bò được xếp vào nhóm “thịt đỏ”, có giá trị dinh dưỡng cao. Từ thịt bò
người ta có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon, bổ. Chính vì vậy, trên thị trường,
thịt bò luôn đắt hơn các loại gia súc khác như lợn, dê
Giá trị dinh dưỡng của thịt chủ yếu là nguồn prôtêin. Đó là loại prôtêin
hoàn thiện, chứa tất cả các axít amin cần thiết cho cơ thể. Thịt bò cũng chứa các
thành phần khác, trong đó có mỡ. Chính mỡ trong thịt làm cho nó vừa có giá trị
năng lượng cao vừa góp phần tăng hương vị thơm ngon của thịt.

Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của thịt bò và thịt heo
Loại thịt Thành phần hoá học
Nước Prôtêin Lipit Khoáng Calo
Thịt bò 70,5 18,
0
10,5 1,0 171
Thịt lợn 60,9 16,5 21,5 1,1 268,0
( Nguồn:nuôi trâu bò ở nông hộ và nông trại, TS. Phùng Quốc Quảng trang 6)
Ngoài ra, thịt bò còn cung cấp sữa cho con người. Sữa được xếp vào thực
phẩm cao cấp vì sự hoàn chỉnh dinh dưỡng của nó và rất dễ tiêu hoá. Sữa là loại
thực phẩm quý đối với con người, đặc biệt là đối với trẻ em, người già yếu, ốm
đau, người lao động nặng nhọc hoặc làm việc trong môi trường độc hại. Sữa đáp
ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể về axít amin không thể thay thế, axít béo
không no, các chất khoáng (đặc biệt canxi và phốt pho) và các vitamin.
 Cung cấp phân bón cho cây trồng
Phân bò là loại phân hữu cơ có khối lượng và giá trị đáng kể. Hàng ngày,
mỗi con bò trưởng thành thải ra 10 – 20 kg phân, mỗi năm thải ra 3-5 tấn phân
nguyên chất.
Ở nước ta Phân bò được sử dụng làm phân bón cho trồng trọt rất phổ biến,
đáp ứng 50% - 70% nhu cầu phân hữu cơ trong nông nghiệp.
4
Ngoài ra, chăn nuôi bò còn cung cấp sức kéo cho nông nghiệp, vận
chuyển, cung cấp các phụ phẩm giết mổ cho công nghiệp và thủ công mỹ nghệ
như trống, da làm đế giày, thắt lưng, yên xe, các loại đai da , lông bò làm bàn
chải mỹ nghệ chuyên lau các thiết bị máy quang học, sừng bò làm trâm, cài,
lược, cúc áo, các đồ trang trí, kim đan, móc áo
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi bò
Nhìn chung, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò, có thể xếp
vào 3 nhóm nhân tố chính sau: nhóm nhân tố tự nhiên, nhóm kinh tế xã hội và
nhóm nhân tố kỹ thuật.

 Nhóm nhân tố tự nhiên
Đó là các yếu tố khách quan thuộc môi trường môi sinh, chúng liên
quan trực tiếp đến khả năng thích ứng và cho năng suất của vật nuôi. Về cơ bản,
con người không thể thay đổi các yếu tố này mà chỉ có nghiên cứu lựa chọn vật
nuôi có khả năng thích ứng tốt với điều kiện tự nhiên cụ thể của địa phương,
đồng thời có biện pháp nhằm lợi dụng các yếu tố có lợi và hạn chế tối đa tác
động bất lợi đối với vật nuôi.
 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
- Chính sách phát triển chăn nuôi của xã: đây là nhân tố mang định hướng
quan trọng, giúp người chăn nuôi có thể có được các hỗ trợ tối ưu từ phía nhà
Nước như hỗ trợ con giống, tập huấn kỹ thuật, cho vay ưu đãi để phát triển chăn
nuôi Về phía người chăn nuôi, cần tìm hiểu, cập nhật các chủ trương phát triển
cụ thể của địa phương để có thể thay đổi cơ cấu chăn nuôi phù hợp và tận dụng
các ưu đãi từ phía chính quyền địa phương.
- Vốn: vốn là yếu tố cần thiết, biểu hiện mức độ đầu tư của chủ thể chăn
nuôi và khả năng thâm canh của họ. Đối với những gia đình có tiềm lực về vốn
lớn, cần thiết lập kế hoạch sản xuất cụ thể nhằm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư.
Đối với những gia đình hạn chế về nguồn vốn tự có, cần khả năng huy động vốn
5
từ nhiều nguồn khác nhau sao cho đáp ứng nhu cầu về vốn và giảm chi phí trả lãi
đến mức thấp nhất.
- Lao động: như đã nêu ở phần trước, chăn nuôi có thể tận dụng được lao
động nhàn rỗi trong gia đình. Tuy nhiên việc tổ chức lao động phù hợp nhằm đạt
hiệu quả sử dụng cao là cần thiết.
- Tổ chức và quản lý sản xuất: yếu tố này thuộc về năng lực của người
chăn nuôi. Việc tổ chức sản xuất là tổng hợp về tổ chức sử dụng vốn, lao động,
tư liệu sản xuất, các yếu tố đầu vào kết hợp với nhu cầu cụ thể của từng vật
nuôi. Người có khả năng quản lý sản xuất, đặc biệt là sản xuất quy mô trang trại
cần tiến hành mở sổ sách ghi chép thu chi và quản lý, theo dõi hằng ngày để có
kịp thời phát hiện những vấn đề nảy sinh và có biện pháp giải quyết tốt nhất.

- Nhân tố thị trường: đây là nhân tố hết sức quan trọng, ngày càng được
quan tâm khai thác. Thị trường lớn, giá cả ổn định ở mức cao sẽ thúc đẩy người
chăn nuôi mở rộng quy mô sản xuất và ngược lại. Để có thể khai thác tốt trường,
người dân cần tiến hành công tác xúc tiến thị trường trước khi lập kế hoạch sản
xuất, tránh tình trạng bị ép giá hay khó khăn trong khâu tiêu thụ.
 Nhóm nhân tố kỹ thuật
Đó là các nhân tố về kỹ thuật trong chăn nuôi bò. Để chăn nuôi đạt hiệu
quả, người chăn nuôi cần phải nắm rõ quy trình kỹ thuật và các yêu cầu cụ thể
trong chăn nuôi bò. Vấn đề này người chăn nuôi có thể liên hệ trực tiếp với trạm
khuyến nông, khuyến lâm huyện, cán bộ thú y xã, hội nông dân, các chương
trình của bạn nhà nông, gương sản xuất tiêu biểu trên các phương tiện thông tin
đại chúng hoặc tìm mua các sách báo kỹ thuật chăn nuôi bò… Hiện nay, hầu hết
người dân mới chỉ chăn nuôi theo kinh nghiệm truyền thống, do vậy hiệu quả thu
được chưa cao, do đó cần đổi mới cách nhìn nhận và tiếp cận với các kỹ thuật
hiện đại sẽ là giải pháp tốt trong nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
6
4. Các hình thức chăn nuôi bò hiện nay
Căn cứ vào mức độ đầu tư cho chăn nuôi hiện nay có thể chia thành 4
phương thức chăn nuôi chính: phương thức thả rông, chăn thả, bán chăn thả, bán
thâm canh.
4.1. Phương thức thả rông (TR)
Đây là phương thức chăn thả truyền thống, lâu đời của người dân phản
ứng trình độ lạc hậu trong sản xuất. Với phương thức này, người chăn nuôi hạn
chế đến mức thấp nhất việc đầu tư chi phí, chủ yếu tận dụng diện tích đồng cỏ và
thảm thực vật tự nhiên. Gia súc được khoanh vùng cô lập, ăn cỏ và trú ẩn dưới
tràng cây che bóng. Mức độ đầu tư chỉ dừng lại ở chi phí giống và công thăm
nuôi định kỳ, công vận chuyển đàn. Phương thức này khá phổ biến trong một
thời gian dài tại đồng cỏ lớn, đặc biệt là ở khu trung du, miền núi, và vùng sâu,
nơi sản xuất chưa thực sự phát triển. Đây là phương thức chăn nuôi kém bền
vững nhất xét cả mặt kinh tế, xã hội lẫn môi trường môi sinh, rũi ro cao và tác

động kìm hãm đến các ngành kinh tế khác như: bò phá rẫy, nương trồng trọt của
người dân. Hiện nay cùng với sự phát triển của mặt bằng dân trí, phương thức
này đã bị thu hẹp đáng kể, đặc biệt là sau khi quy định cấm chăn nuôi thả rông
gia súc của nhà nước ban hành.
4.2. Phương thức chăn thả hoàn toàn (CTHT)
Thực chất là phương thức thả rông có sự giám sát của người chăn nuôi.
Đây là sự thay đổi của các hộ nuôi trong quản lý đàn bò của gia đình, hạn chế rũi
ro và gây mất mỹ quan khu dân cư. Chi phí cho chăn nuôi thấp, bao gồm công
chăn dắt và chi phí chuồng trại tạm bợ, vật liệu rẻ tiền mau hỏng như: dây thừng,
cọc tre nhỏ, mái tranh cột nhỏ… Nhờ có sự chăt chẽ của người chăn dắt nên hình
thức này có thể mở rộng phạm vi nuôi, bao gồm vùng sâu vùng xa, vùng trung
du miền núi, vùng ven đô thị, nông thôn… nơi có đồng cỏ tự nhiên đũ cho nhu
cầu của vật nuôi.
4.3 Phương thức bán chăn thả (BCT)
7
Đây là bước chuyển giữa phương thức chăn nuôi quảng canh sang dần đầu
tư thâm canh. Lề lối truyền thống vẫn còn thông qua việc chăn thả bán thời gian.
Thêm vào đó, người chăn nuôi đã chú trọng đến khâu chăm sóc vật nuôi như:
đầu tư xây dựng chuồng trại bán kiên cố, hàng rào, chăm sóc thú y, bổ sung thức
ăn phụ phẩm nông nghiệp như: thân ngô, đọt sắn, dây khoai lang, rơm, bả mía,
xơ mít, các loại quả có nước… Phương thức này thể hiện sự thay đổi phù hợp
với điều kiện mới: công nghiệp, hiện đại hoá gắn với đô thị hoá thành thị và
nông thôn, phạm vi chăn thả thu hẹp. Phương thức chăn nuôi này khá tiến bộ:
một mặt đảm bảo sức sản xuất của vật nuôi, mặt khác tận dụng phế phụ phẩm
trong nông nghiệp, biến quy trình sản xuất nông hộ thành chu trình khép kín,
giảm chi phí chăn nuôi. Tuy nhiên, phương thức này chưa đạt đến trình độ sản
xuất hàng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong điều kiện nông hộ nước
ta giai đoạn 2006 -2008 đây là phương thức các nông hộ áp dụng khá phổ biến
trên mọi miền đất nước.
4.4. Phương thức bán thức bán thâm canh (BTC)

Phương thức này gần đây được người dân mạnh dạn áp dụng và ngày
càng nhân rộng, đặc biệt hộ có tiềm lực kinh tế lớn, có quy mô đàn cao và định
hướng phát triển sản xuất theo kiêu hàng hoá. Hình thức này đang dần khỏi vượt
quy mô hộ và hình thành ở quy mô trang trại từ hàng chục đến hàng trăm con.
Có thể nói, đây là phương thức chăn nuôi bò tiến bộ nhất tính thời điểm đến nay.
Nguồn thức ăn tự nhiên đựơc chuyển từ thức ăn chủ yếu sang nguồn thức ăn bổ
sung. Thay vào đó các hộ chăn nuôi đã đầu tư các loại thức ăn tinh như: cám
gạo, bột sắn và các chế phẩm công nghiệp như: rỉ mật, urê, thức ăn khoáng…
Mức đầu tư còn thể hiện ở khâu kiến thiết chuồng trại kiên cố, đúng quy trình kỹ
thuật, lai tạo giống mới, chăm sóc theo đối tượng… Với chủ trương lai hoá đàn
bò nuôi, phương thức này đang khuyến khích mở rộng các tỉnh thành của cả
nước. Mặc dù chi phí chăn nuôi cao hơn phương thức cũ nhưng chất lượng bò
nuôi đã đáp ứng nhu cầu càng cao của thị trường. Hình thức này thể hiện năng
lực sản xuất của các hộ dân đã và đang cải thiện đáng kể.
8
Ngoài ra các trung tâm nghiên cứu nhân giống các quốc gia như Viện chăn
nuôi cấp tỉnh, thành phố, các trạm thí nghiệm của trường đại học chuyên ngành
nông nghiệp, các trang trại chuyên môn hoá… còn có hình thức nuôi công
nghiệp, mức độ đầu tư thâm canh rất cao.
5.Tình chăn nuôi bò trên thế giới
Trong các loại gia súc, cừu chủ yếu nuôi lấy sữa, lông; trâu lấy sức kéo
ngoài cũng dùng làm thịt nhưng không được ưu chuộng. Do vậy, bò với các ưu
thế về vốn có về chất lượng thịt, sữa chuyển hoá vật phẩm rẻ tiền thành vật phẩm
có hàm lượng dinh dưỡng cao, đáp ứng phần lớn nhu cầu của con người, đã trở
thành con vật được ưu chuộng. Sự tồn tại phát triển chăn nuôi bò gắn liền với sản
xuất nông nghiệp và trình độ khai thác, sử dụng đất đai. Đầu tiên chăn nuôi bò
phổ biến với phương thức chăn thả du mục trên đồng cỏ cao nguyên bao la.
Sau cách mạng công nghiệp đến nay trình độ máy móc công nghệ ngày
càng đổi mới kéo theo sự thay đổi về nhìn nhận và quan điểm. Chăn nuôi được
xem là ngành khoa học với quy luật vận động riêng có. Xu hướng thâm canh, tạo

điều kiện sống phù hợp với quy luật của vật nuôi lan rộng. Các trang trại quy mô
lớn xuất hiện, con người kết hợp hợp lý giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn chế
biến công nghiệp.
Điển hình nuôi bò hình thức lấy sữa như ở Hà Lan, Newzeland, Úc… Tại
các trang trại này chăn nuôi được tự động hoá hoàn toàn từ khâu sản xuất bao gói
vận chuyển lần thị trường: người dân mua thẻ cung cấp thịt sữa cho chính quyền.
Quy mô nuôi càng lớn thì hộ nuôi mua nhiều thẻ tiêu thụ thịt bò và phụ phẩm từ
bò, dưới sự giám sát quản lý chặt chẻ của chính quyền. Như vậy, quyền lợi người
dân được đảm bảo. Mặt khác, chất lượng bò tiêu thụ đồng đều, độ an toàn cao.
Đến khâu chăn nuôi, hệ thống máng ăn tự động, máy vắt sữa tự động, bình quân
5 phút vắt được sữa cho 100 con bò, hệ thống máy chưng cất sữa, hầm đông lạnh
và bệ sữa tự động, tránh hao tổn đến mức thấp nhất.
9
Đây là phương thức nuôi phù hợp ở các quốc gia phát triển trên thế giới có
cơ sở hạ tầng đảm bảo. Với quy mô hàng vạn con trên một trang trại, chi phí
bình quân trên đầu gia súc được thu nhỏ đáng kể. Do vậy vẫn đảm bảo lợi nhuận
cao cho chủ thể chăn nuôi. Các quốc gia đang phát triển và phát triển ở Châu Á,
Châu Phi, Châu Mỹ Latinh thì chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán trong các nông
hộ là phổ biến
Phương thức và số lượng chăn nuôi đa dạng trên đã đẫy tổng lượng bò
tăng nhanh qua các năm, Tình hình cụ thể như sau:
Tổng lượng bò của thế giới tăng nhanh qua các năm. Trong các châu lục
thì Châu  có trữ lượng bò lớn nhất, chiếm 44% trong tổng đàn của thế giới và
vẫn tiếp tục duy trì quy mô đàn trong suốt giai đoạn 2005 – 2009 và cho đến nay.
Đây là châu lục có diện tích thảo nguyên bao la rộng lớn, thuận lợi cho phát triển
chăn nuôi trâu bò theo hướng du mục.
Bảng2: Tình hình chăn nuôi bò trên thế giới
Châu lục 2005 2006 2007 2008 2009
Châu Phi 120.253,5 125.048,7 132.601,0 134.988,1 136.406,3
Châu Mỹ 322.777,6 322.635,9 321.078,4 334.725,8 351.627,5

Châu Âu 488.621,1 475.078,8 482.651,0 489.295,7 497.133,4
Châu Á 131.848,8 126.277,2 118.829,1 115.986,1 111.832,2
Châu Đại
Dương
35.367,5 36.286,0 35.717,0 37.343,0 37.241,3
(Nguồn: Website: )
Chăn nuôi bò thế giới phát triển vượt bậc như vậy chủ yếu là do sự gia
tăng nhu cầu tiêu thụ thịt bò. Hiện nay dân số thế giới tiêu thụ thịt bò khá lớn.
Theo báo cáo của tổ chức Nông lương thế giới: Năm 2008, bình quân lượng thịt
bò đầu người là 38,2 kg/năm. Trong đó mức tiêu thụ cao nhất là Châu Âu và
10
Châu Đại Dương với 47,5 kg/năm. Tại Việt Nam, mức tiêu thụ chỉ đạt 1,38
kg/năm. Điều này phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam.
6. Tình hình chăn nuôi bò tại Việt Nam
Nước ta là một nước nông nghiệp truyền thống với 78% dân số làm nghề
nông. Trồng trọt là ngành chiếm vị thế chủ đạo, cụ thể là trồng lúa nước. Trước
đây, tại các cánh đồng rộng lớn, rơm chủ yếu thu hoạch nhằm làm chất đốt cho
sinh hoạt hoặc đốt đồng để bổ sung dinh dưỡng cho đất. Các sản phẩm trồng trọt
khác khi thối hỏng đổ đi tại các bãi cỏ, trìa ao, ven đê Trải qua thời gian, con
người nhận ra rằng đã lãng phí một tiềm lực thức ăn tự nhiên khá lớn, đồng thời
gây ô nhiễm môi trường do bụi tro, mùi úng thối và rác thải tồn đọng, gây mất
mỹ quan sinh cảnh nông thôn.
Do vậy, chăn nuôi bò được phát triển để tận dụng thức ăn sẵn có tự nhiên.
Tuy nhiên, mức độ ổn định và chất lượng nguồn thức ăn ngày càng giảm do
thiếu sự chăm bón của con người và thu hẹp nhanh chóng của đất đai. Hiện nay,
cỏ trồng đã được nhiều người dân trồng thử nghiệm và đưa vào sản xuất với hai
giống chính là cỏ voi và cỏ sả. Tiếp đến là đầu tư trong công tác lai tạo giống, kỹ
thuật chăm sóc và thú y, chất lượng đàn bò tăng cao.
Nhìn chung, chăn nuôi bò Việt Nam phát triển không đồng đều ở các vùng
miền trong cả nước. Chăn nuôi bò ở miền Bắc Trung Bộ và Vùng Duyên Hải

Miền Trung phát triển hơn ở miền Bắc và miền Nam thể hiện ở số lượng đàn bò
qua các năm nó chiếm gần 40% số lượng bò của cả nước nhưng trong những
năm gần đây số lượng bò có giảm so với các năm trước thể hiện rõ ở biểu đồ sau
Bảng 3: Biểu đồ phần trăm của các vùng về chăn nuôi bò qua các năm
từ (2001 – 2008)
11
( Nguồn:Số liệu từ cục thống kê Việt Nam 2009)
12
7. Tình hình đàn bò ở huyện Cam Lộ-tỉnh Quảng Trị
Cam lộ là huyện luôn có số lượng dần bò đưng thứ tự trong 10 huyện thị
của tỉnh theo thống kê từ năm 2000 đến năm 2008 ở bảng sau:
Bảng 4 : Số lượng bò phân theo huyện/thị xã
ĐVT: Con
2000 2005 2006 2007 2008
Tổng số 62662 65938 73772 77457 69086
Phân theo huyện, thị
Đông Hà 1354 1244 1252 1256 1245
Quảng Trị 105 200 192 255 841
Vĩnh Linh 11260 10932 13590 13880 13985
Hướng Hóa 9398 9962 11473 12324 11715
Gio Linh 12552 12872 13400 14095 9810
Đakrông 2934 3915 4016 4012 4520
Cam Lộ 8543 8238 8264 9953 8380
Triệu Phong 10830 11318 12895 12976 12988
Hải Lăng 5686 7257 8690 8690 5586
Cồn Cỏ - - - 16 16
(Nguồn:[ />P=DefaultPageDetail&CatID=219&ChannelID=396&NewsID=742)
Nhìn chung số lượng đàn bò trên trên toàn tỉnh giảm từ năm 2007 đến
2008, riêng huyện Cam Lộ số lượng đàn bò năm 2008 giảm 15.804% so với năm
trước.

13
Trong quá trình triển khai mô hình, Hội Nông dân huyện đã đứng ra tín
chấp cho hội viên vay vốn ưu đãi, tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng cỏ, nuôi bò, hỗ
trợ hàng chục tấn cỏ giống để hội viên trồng và nhân giống. Thông qua hội,
Chương trình phát triển nông thôn Quảng Trị và Trung ương Hội Nông dân đã
hỗ trợ gần 180 con bò, trong đó có 20 con giống lai sind cho hội viên nghèo phát
triển kinh tế và hiện nay đã chuyển được 72 con bê cho72 hộ nghèo khác.
Đặc biệt, để thực hiện tốt chương trình cải tạo đàn bò của huyện, đầu năm
2008, được sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển nông thôn Quảng Trị, Hội
Nông dân huyện đã đưa về 3 tấn cỏ giống VA 06 cho 200 hội viên trồng để nhân
giống. Sau một thời gian triển khai trồng cho thấy đây là giống cỏ có ưu điểm
vượt trội so với các giống cỏ khác như lá to, thân mềm, hàm lượng chất dinh
dưỡng, năng suất rất cao, phù hợp đặc điểm thời tiết, khí hậu ở địa phương, đặc
biệt giống cỏ này bò rất thích ăn.[16]
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hộ chăn nuôi bò ở xã Cam Thành và
cán bộ nông nghiệp xã Cam Thành, cán bộ trạm khuyến nông huyện Cam Lộ,
cán bộ phòng nông nghiệp huyện Cam Lộ.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tình hình cơ bản của xã Cam Thành, huyện Cam lộ, tỉnh Quảng
Trị
 Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội chung của xã
 Tình hình chăn nuôi bò ở xã
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phương thức nuôi bò của nông hộ
Trả lời được câu hỏi vì sao mà hộ lại chon phương thức chăn nuôi đó?
Có hai yếu tố ảnh hưởng :
14
 Yếu tố khách quan

 Yếu tố chủ quan
3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập các số liệu thứ cấp:
Các số liệu được thu thập từ các tài liệu đã công bố như Niên giám thống
kê của các cấp, số liệu tổng hợp điều tra nông nghiệp nông thôn, các tài liệu, báo
cáo của các cơ quan chuyên ngành và của các cấp chính quyền.
Ngoài ra, các báo cáo khoa học và kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả
công bố trên các sách báo, tạp chí chuyên ngành chăn nuôi, nông nghiệp, tài
chính, Website, cũng được sử dụng làm nguồn tài liệu thứ cấp.
- Thu thập số liệu sơ cấp:
Thu thập số liệu sơ cấp bằng bảng hỏi bán cấu trúc. Tổng số hộ điều tra
theo bảng hỏi là 30 hộ, được điều tra 7/ 16 thôn. Sở dĩ chọn như vậy vì những lí
do sau: Địa bàn xã trai dài và rộng nhiều vùng đường xá đi lại khó khăn cách trở,
có nhiều thôn trong xã không nuôi hoặc có số lượng nuôi bò rất ít. Một lí do
quan trọng khác đó là ở xã việc lựa chọn phương thức chăn nuôi mang tính chất
theo thôn đặc trưng, với số lượng hộ nuôi theo phương thức dó chiếm đa số.
+ Tiêu chí chọn mẫu điều tra, nghiên cứu
Đặc điểm hộ chăn nuôi bò tại các điểm nghiên cứu (xã) bao gồm nhiều
loại hộ khác nhau (khá, trung bình, nghèo) với nhiều phương thức chăn nuôi
khác nhau. Việc chọn mẫu điều tra cần phải phải mang tính đại diện cho các loại
hộ và với các điều kiện sản xuất khác nhau. Do vậy, các tiêu chí chọn hộ điều tra
là:
Phải là những hộ có chăn nuôi bò
Có đủ các phương thức chăn nuôi đặc trưng của vùng như: Bán thâm
canh, bán chăn thả và chăn thả hoàn toàn.
15
Bao gồm cả 3 loại hộ: Khá, trung bình, nghèo (các hộ được phân loại
theo tiêu chuẩn mới của Bộ Lao động thương binh và xã hội).
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tình hình cơ bản của xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng

Trị
1.1.Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Trong nền kinh tế thị trường sản xuất hàng hóa hiện nay vị trí địa lý của
địa bàn sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá
trình sản xuất cũng như trong vận chuyển tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là trong lĩnh
vực sản xuất nông nghiệp. Cụ thể là: Nếu địa phương nào đó có vị trí địa lí là nơi
trung tâm được nhiều người biết đến, đồng thời là nơi dễ dàng để giao lưu được
với các địa phương khác thì chắc chắn địa phương đó sẽ có nhiều cơ hội để phát
triển nền kinh tế của mình, xã Cam Thành cũng là vùng như vậy, địa bàn xã có
quốc lộ 9 đi qua là con đường huyết mạch để giao lưu hàng hóa giữa các huyện
trong tỉnh, cũng như với các quốc gia như Lào, Thái Lan…,không chỉ vậy nó còn
giúp việc giao lưu văn hóa kinh tế xã hội giữa các thôn, vùng trong xã được
thuận lợi.
Xã có toa độ địa lý nằm trong khoảng: 16046' 48'' - 160 57' 30'' Vĩ độ bắc,
1070 10' - 1070 11'00'' Kinh độ đông, xã có ranh giới hành chính tiếp giáp với
với xã Cam Tuyền huyện Cam Lộ ở Phía Bắc, phía Nam giáp xã Cam Chính và
Cam Nghĩa huỵện Cam Lộ, phía Đông giáp với thị trấn Cam Lộ, phía Tây giáp
xã Hướng Hiệp huyện Đakrông.
16
Hình 1 : Bản đồ hành chính huyện Cam Lộ
Xã Cam Thành thuộc huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng Trị có tổng diện tích tự
nhiên là 4431,96 ha, nằm về phía Tây Nam huyện Cam Lộ, địa bàn xã nối với
huyện lị Cam Lộ và thành phố Đông Hà thông qua quốc lộ 9. Trung tâm xã cách
Thị trấn Cam Lộ 10km.
Xã có 16 thôn gồm có: Tân Tường, Quật Xá, Tân Xuân 1, Tân Xuân 2,
Cam Phú 1, Cam Phú 2, Cam Phú 3, Tân Phú, Phan Xá, Phường Cội, Tân Mỹ,
Tân Trang, Tân Định,Thượng Lâm, Phước Tuyền, Ngô Đồng.
1.1.2 Địa hình
Địa hình của xã Cam Thành thuộc hai tiểu vùng:

- Phía Tây thuộc tiểu vùng địa hình đồi núi thoải lượn sống, độ cao trung
bình 50- 100m so với mặt nước biển, được hình thành bởi các dải đồi núi và khe
suối liên tiếp nhau, có độ dốc tương đối lớn, bị chia cắt mạnh bởi các dải đồi núi
17
liên tiếp nhau, có độ dốc tương đối lớn và thấp dần từ Tây sang Đông. Tiểu vùng
địa hình này thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.
- Phía Đông thuộc tiểu vùng địa hình bằng, thấp. Đây là địa hình phần lớn
có độ dốc dưới 5
0
. Tiểu vùng này thuận lợi cho việc phát triển da dạng cây trồng
nông nghiệp, nhất là cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày.
1.1.3 Khí hậu
Khí hậu của xã giống khí hậu đặc trưng của tỉnh, lượng mưa trung bình
năm của huyện/vùng là 2400mm với mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3
năm sau và mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 nhiệt độ từ 25
0
C - 35
0
C.
1.1.4 Đất đai và thuỷ văn
- Đất đai: Cam Thành có các loại đất chính sau
+ Đất phù sa: Bao gồm các loại đất phù sa båi ( Pb), phù sa không được
bồi ( P), phù sa Glây ( Pg), phù sa có tầng loang lổ ( Pf) và phù sa ngòi suối,
được phân bố chủ yếu ở vùng ven sông Hiếu. Loại đất nay có tầng canh tác dày,
giàu dinh dưỡng, phần lớn thích hợp với trồng cây lương thực, cây mùa vụ cây
công nghiệp ngắn ngày.
+ Nhóm đất đỏ vàng trên đá Bazan: Bao gồm đất nâu đỏ trên đá
Bazan( FK), đất nâu vàng trên đá Bazan ( Fu), đất nâu vàng trên phù sa cổ( Fp),
đất đỏ vàng trên đá sét( Fs), đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj) và đất vàng trên đá
cát( Fq). Nhóm đất này chủ yếu phân bố ở vùng phía Tây của xã. Loại đất này

thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, nhất là hồ tiêu, cao su, cà phê.
+ Nhóm đất xám: Phân bố rải rác ở trong địa bàn xã. Diện tích chiếm
khoảng 90% diện tích tự nhiên của xã. Ngoài các nhóm đất chủ yếu nói trên còn
có các loại đất như đất thung lũng, đất xói mòn trơ sỏi đá nhưng diện tích
không lớn, chỉ chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên.
* Thuỷ văn:
18
Sông suối trên địa bàn xã có mật độ khá cao. Đáng chú ý là có hệ thống
sông Hiếu chảy qua địa bàn xã với nhiều phụ lưu. Mực nước sông Hiếu vào
tháng cao nhất đạt 1,58m, tháng thấp nhất 0,03m ( Hmax = 3,31m; Hmin =
0,27m). Lưu lượng bình quân Qtb = 30,7m, mùa lũ Ql = 121,23m3/s và mùa khô
kiệt Qk = 8,69m3/s.
Nguồn nước mặ trên địa bàn xã còn có các đập hồ chứa như: Nghĩa Hy,
Phan Xá… khá thuận lợi cho việc phát triển thuỷ lợi và sinh hoạt cho dân cư.
Tuy nhiên các sông, suối qua địa bàn ngắn, dốc và lượng mưa phân bố không
đều nên dòng chảy càng phân bố không điều hoà, vào mùa khô kiệt lượng dòng
chảy chỉ chiếm 30% tổng lượng dòng chảy trong năm.
Nguồn nước ngầm mạch nước nông. Qua khảo sát, phân tích chất lượng
nước ở các giếng của hộ gia đình toàn xã, khoảng 85% giếng nước hộ gia đình
nguồn nước bị nhiểm vôi nặng, đặc biệt vào mùa khô nguồn nước giếng có độ
cứng từ 250mg/l – 300mg/l ( Theo TCVN cho phép tổng Ca+ = 150mg/l ).
Nhìn chung những nguồn nước của xã mặc dù khá dồi dào. Tuy nhiên lưu
lượng trong mùa khô kiệt, cũng như chất lượng nước sinh hoạt của hộ gia đình
không đáp ứng chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Cam Thành
1.2.1 Dân số, lao động của xã
Theo số liệu điều tra năm 2007 toàn xã có 1832 hộ và 7281 khẩu chiếm
16,11% tổng dân số toàn huyện. Được chia thành 16 thôn và có 9 cơ quan, đơn
vị đóng quân trên địa bàn xã, dân cư phân bố trải dài theo quốc lộ 9 với chiều dài
là 17 km.

Số nhân khẩu trung bình của một hộ gia đình là: 4 người/hộ, mật độ dân
số: 169 người/km
2
, tỉ lệ tăng dân số: 0,960% (Năm 2010), lao động chính của
xã : 2.355 người, lao động phụ: 1.567 người.
1.2.2 Điều kiện kinh tế của xã
19
Điều kiện kinh tế quy định sự phát triển về mọi mặt của xã, mức sống dân
cư và hàng loạt các vấn đề xã hội khác, là cơ sở thực hiện thành công sự công
nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn.
Để thấy được tình hình phát triển kinh tế của người dân trong xã ta xem
xét bảng sau:
Bảng 5: Tình trạng kinh tế đói nghèo của xã năm 2009
Phân loại kinh tế
hộ gia đình theo chỉ
tiêucủa Bộ LĐTBXH
Số lượng hộ Tỉ lệ so với tổng
số hộ gia đình ( %)
Nghèo 221 12,06
Cận nghèo 129 7,04
Trung bình 620 33,84
Khá 862 47,05
Tổng số 1832 100,00
(Nguồn: UBND xã Cam Thành, năm 2011)
Thu nhập bình quân hộ nghèo: Dưới 200.000đ/ tháng/ người (tiêu chí của
Bộ LĐTBXH. Kết quả phân loại hộ năm 2006).
Tỉ lệ hộ còn nghèo của xã vẫn còn khá cao, mặc dù nhiều năm qua đã có
nhiều chương trình dự án về xóa đói giảm nghèo nhưng số lượng hộ nghèo giảm
không đáng kể năm 2009 vẫn còn 12,06%, có lẽ do ở xã có điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây công nghiệp nên tỉ lệ hộ

khá tương đối cao. Và với những thuận lợi như vậy thì đời sống người dân sẽ
ngày được cải thiện trong thời gian tới.
Tổng thu nhập của xã năm 2010 (giá thực tế năm 2010 ) đạt 71,6 tỉ đồng
đạt chỉ tiêu so với kế hoạch 117,37% ( kế hoạch 61 tỉ đồng).
* Thu nhập từ Nông lâm nghiệp của xã năm 2010
20
- Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính của xã. Thế mạnh sản xuất
nông nghiệp là phát triển cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày. Những năm
qua với những định hướng phát triển kinh tế của xã và nhân dân rất tích cực khai
thác tiềm năng đất đai, ứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật, phát triển các cây
trồng nông nghiệp đa dạng: Lạc, lúa, khoai/sắn, hồ tiêu, cao su… đã đưa sản
lượng các cây trồng nông nghiệp tăng.
- Về chăn nuôi
Cơ cấu con nuôi ngày càng da dạng hơn, ngoài các con nuôi truyền thống
như trâu bò, lợn gà, vịt, nhân dân đang chú trọng phát triển đầu tư các loại con
nuôi mới như nhím, lợn Vânpa. Toàn xã có tổng số 150 con trâu, 2338 bò, 2217
lợn, 15 con lợn Vânpa ,dê 545 con, thỏ 5000 con và 8000 con gia cầm.
- Sản phẩm lâm nghiệp
Sản phẩm chính của rừng cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày chủ yếu là củi
đun ước tính năm 2008 toàn xã có 3000 Ster, khoảng 70% tổng số củi khai thác
được sử dụng trong xã, số còn lại được bán ra thị trường. Với nhận thức tầm
quan trọng của sản xuất lâm nghiệp, trên địa bàn của xã đã có một số hộ gia đình
đã mạnh dạn đầu tư phát triển trồng rừng, đến nay có hộ gia đình đã có nguồn
thu nhập từ khai thác gổ từ rừng trồng. Vườn ươm sản xuất cây giống tại xã
( Vườn của Doanh nghiệp tư nhân Tân Thành) đảm bảo sản xuất cung cấp giống
cho ngườì dân trồng rừng hàng năm về số lượng và loài (các loại Keo, Trầm
hương )[11].
* Thu nhập từ Thương mại dịch vụ và tiểu thủ công nghiêp của xã
năm 2010 đạt 23 tỷ đồng

- Dịch vụ ngành nghề tiểu thủ công ngiệp:
Các hoạt động thương mại – dịch vụ ngành nghề tiểu thủ công nghiêp có
chiều hướng phát triển tích cực. Trong những năm qua, việc khai thác lợi thế của
21
tuyến đường Quốc lộ 9, Khu vực tân lâm, Trung tâm thị trấn huyện lị Cam Lộ và
Thành phố Đông Hà… đã góp phần thúc đẩy thương mại – dịch vụ và các ngành
nghề tiêu thủ công nghiệp phát triển, góp phần đáng kể vào việc giải quyết việc
làm cho nhiều hộ gia đình và tăng thu nhập kinh tế hộ.
Thu nhập từ các nguồn khác đạt 20 tỉ đồng như hoạt động kinh doanh
buôn bán và chế biến trên địa bàn, đặc biệt là nông sản đã góp phần rất trong
tổng giá trị thu nhập của ngành
* Cơ cấu các nghành trong tổng giá trị
Nhìn vào cơ cấu ngành của một vùng một địa phương ta có thể biết tình
trạng phát triển kinh tế của vùng đó
Biểu đồ 1: Cơ cấu các ngành trong tổng giá sản xuất của xã
(Nguồn: UBND xã Cam Thành, năm 2011)
Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy rằng ở xã thì ngành nông lâm ngư vẫn
là chủ đạo chiếm tỉ trọng lớn, nhưng tỉ lệ chiếm không quá cao chỉ 39,94% hơn
ngành tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ chỉ 7,82% không quá nhiều,
và tỉ lệ cơ cấu các nghành ở xã tương đối bằng nhau, đây là một tín hiệu đáng
mừng chứng tỏ xã Cam Thành đang cân bằng dần cơ cấu các ngành, giảm dần tỉ
22
trọng nông lâm ngư tăng thương mại dịch vụ và công nghiệp, đây là điều mà
không phải địa phương nào cũng làm được.
1.2.3 Cơ sở hạ tầng
- Đường giao thông: địa bàn xã có tuyến đường Quốc lộ 9 đi qua, có ý
nghĩa rất quan trọng về kinh tế - xã hội đối với Huyện nói chung và xã Cam
Thành nói riêng. Ngoài ra còn có các đường liên thôn phục vụ đi lại cho nhân
dân trong sự phát triển kinh tế- xã hội.
- Thuận lợi: Xã có hệ thống kênh mương kiên cố hoá dài 2,5 km lấy nước

từ hồ Nghĩa hy (xã Cam Hiếu) đến các thôn Phan Xá, Tân Định phục vụ tưới cho
16,5ha lúa, hệ thống kênh mương dài 1,5 km từ hồ Phan Xá (do quân đội thuộc
Sư đoàn 968 xây dựng đã phục vụ cho sinh hoạt của bộ đội ), trạm bơm điện ở
thôn Quật Xá phục vụ tưới cho cây lạc và lúa với diện tích 40 ha.
Nhìn chung việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng
yêu cầu. Năng lực tưới tiêu của các công trình thuỷ lợi trên địa bàn chỉ mới đảm
bảo tưới diện tích lúa vụ Đông Xuân, còn vụ Hè Thu chỉ đáp ứng được một phần
do hệ thống kênh mương chưa hoàn thiện, cũng như chất lượng về nguồn nước
giếng sinh hoạt của hộ gia đình vẫn không đảm bảo sức khoẻ cho người dân.
Hệ thống điện cơ bản đã đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống
cho nhân dân. Đến nay các thôn đã có điện lưới quốc gia, xã có 2 Trạm Y tế
( trạm Tân Tường và Tân Phú 3) phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Trường học: toàn xã có 3 trường tiểu học, 2 trường trung học cơ sở, 1
trường phổ thông trung học, duy trì chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
trẻ vào lớp 1 đạt 100%, vào mẫu giáo chiếm 95%, học sinh tốt nghiệp trung học
cơ sở đạt 97,8%, tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 93,6%.
1.3 Tình hình chăn nuôi bò của xã
23
1.3.1. Tình hình chung về chăn nuôi của xã Cam Thành
Với lợi thế địa hình vùng đồi núi, bán sơn địa nên chăn nuôi là ngành chủ
lực tại địa phương. Thực tế những kết quả mà ngành chăn nuôi của địa phương
đã đạt được đã thể hiện điều đó. Ngành chăn nuôi của xã ngày càng phát triển,
đóng góp phần lớn vào tổng giá trị sản xuất của xã. Bên cạnh các vật nuôi truyền
thống, nhân dân cùng với xã còn nghiên cứu thử nghiệm các giống vật nuôi mới
như nhím, hươu nai, lợn rừng lai,… làm phong phú thêm cơ cấu đàn. Thêm vào
đó, được sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức quốc tế, các chương trình dự án,
giúp cho nhiều người dân đã có khả năng mở rộng quy mô, giống vật nuôi …
nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân.
Bảng 6: Tình hình chăn nuôi của xã giai đoạn 2007 – 2010
Gia súc

2008 2009 2010 2010/2009
SL % SL % SL %
SL
(+/-)
%
(+/-)
1.Tổng đàn
gia súc
5150 100 5408 100 5027 100 -381
- Đàn trâu 150 2.9 133 2.5 96 1.9 -37 -0.6
- Đàn bò 2238 43.5 1973 36.5 1915 38.1 -58 -1.6
- Đàn lợn 2217 43 2870 53.1 2516 50.1 -354 -3
- Dê 545 10.6 432 7.9 500 9.9 +68 +2
2.Tổng đàn
Gia cầm
8000 100 16000 100 2100 100 -790
(Nguồn:UBND xã Cam Thành, 2011)
Qua bảng ta thấy năm 2009 toàn xã có 5150 con gia súc và 16000 gia cầm
thì đến năm 2010 đã giảm về số lượng ở tất cả các loại vật nuôi trong đó giảm
mạnh nhất về số lượng là gia cầm và lợn.
24
Tổng đàn trâu, bò hiện có 2011, trong đó đàn bò là 1973 con tăng so với
năm trước là 58 con, đàn bò tăng cả về số lượng và chất lượng. Qua 3 năm thực
hiện dự án đã có 337 bò cái được phối giống nhân tạo và đã có 175 bê lai được ra
đời đạt chất lượng và phát triển tốt. Năm 2010 đàn bò cái được thụ tinh nhân tạo
là 96 con đạt 115% kế hoạch. Đàn trâu có xu hướng giảm do đồng cỏ chăn nuôi
giảm mạnh để chuyển đổi trồng cây công nghiệp và hình thức thả rong không
người chăn giử nên không kiểm soát được dịch bệnh và thường xảy ra mất mát
khi thả vào rừng.
Đàn lợn hiện có 2516 con, nái có 170 con. Có 15 hộ nuôi lợn theo mô hình

gia trại và trang trại có qui mô từ 50 con đến 200 con, bên cạnh đó một số vật
nuôi được nhân dân phát triển có hiệu quả như:
Đàn nhím hiện có 64 con tăng hơn năm trước 35 con và đã xuất chuồng
bán ra thị trường 6 con, nuôi nhím đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con rất cao
nhưng hiện đang phát triển rất chậm. Vì đây vẫn là vật nuôi lạ đòi hỏi chi phí đầu
tư ban đầu khá cao.
Hiện nay 1 số hộ chăn nuôi lợn rừng lai trên địa bàn cũng đã mang lại hiệu
quả kinh tế khá cao. Công tác thú y đã được xã quan tâm, đặc là chỉ đạo trong
phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên do ý thức của hộ chăn nuôi chưa cao, đội ngũ
thú y của xã còn yếu và thiếu nên công tác tiêm phòng đạt tỉ lệ thấp, không đảm
bảo được an toàn dịch bệnh cho gia súc gia cầm.
Trong tháng 11 dịch lở mồm long móng xảy ra tại các thôn Tân Định, Tân
Mỹ, Quật Xá đã gây thiệt hại đến đàn trâu bò của nhân dân, nguyên nhân chủ
yếu là do không chú trọng đến công tác tiêm phòng[15].
Nhìn chung, ngành chăn nuôi của xã ngày càng phát triển, đóng góp phần
lớn vào tổng giá trị sản xuất của xã. Bên cạnh các vật nuôi truyền thống, nhân
dân cùng với xã còn nghiên cứu thử nghiệm các giống vật nuôi mới như nhím,
lợn rừng lai… làm phong phú thêm cơ cấu đàn. Thêm vào đó, được sự hỗ trợ của
25

×