PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Sản xuất rau là một bộ phận không thể tách rời trong cơ cấu sản xuất nông
nghiệp, là yếu tố để chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn nước ta hiện
nay. Rau được xem là cây công nghiệp ngắn ngày, rất thuận lợi cho việc bố trí thời vụ,
thâm canh, xen canh, gối vụ với các cây trồng khác nhằm tăng năng xuất trên cùng
một diện tích canh tác. Vì vậy cây rau mang lại hiệu quả KT khá cao trong sản xuất
nông nghiệp. Và nhiều vùng ở trong nước ta đã tiến hành đưa cây rau vào sản xuất
góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà
Lạt…
Trong hoạt động sinh kế của người dân, đặc biệt là người dân nông thôn khi mà
trình độ sản xuất của người dân còn hạn chế, trong khi đó lực lượng lao động trong gia
đình thì dư thừa, để cải thiên cuộc sống của gia đình mình cũng như góp phần làm
tăng thu nhập cho nông hộ, cải thiện điều kiện sống trong gia đình chỉ với một khoản
đầu tư thấp trong hoạt động sản xuất. Chính vì thế mà hoạt động sinh kế trồng rau
trong nông hộ những năm gần đây phát triển mạnh, góp phần quan trọng trong hoạt
động xóa đói giảm nghèo mà chính phủ và nhà nước ta đang quan tâm đến.
Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể con người thì rau xanh
là loại thực phẩm không thể thiếu được trong các bữa ăn. Rau quả qua chế biến góp
phần tăng khẩu vị và tăng tính hấp dẫn đối với người ăn. Bởi trong rau có nhiều
Vitamin, các yếu tố vi lượng, các enzim có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của
cơ thể con người. Bên cạnh đó khi mà đời sống XH ngày càng cao thì nhu cầu về rau
cũng như các loại nông sản khác đều tăng lên không chỉ về số lượng mà còn về chất
lượng.
Thành phố Huế là trung tâm tỉnh lỵ, trung tâm giao dịch thương mại của Thừa
Thiên Huế. Theo định hướng phát triển KT - XH của thành phố Huế thời kì 2005 –
20010: “Chuyển dịch KT mạnh mẽ KT nông nghiệp theo hướng sản xuất nông sản
hàng hóa có giá trị KT cao theo hướng cơ cấu KT đô thị…”.Chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi, mở rộng ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp-du lich-thương
mại trong nông thôn, nhằm phục vụ cho du lịch. Ngoài ra cùng với sự phát triển của
XH và nhu cầu đô thị hóa, đã làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị
thu hẹp. Hiện nay các vùng sản xuất rau của Thừa Thiên Huế chủ yếu tập trung ở các
1
huyện vành đai như: Phú Vang, Hương Trà, Hương Thủy, Quảng Điền. Đây là những
vùng rất thích hợp với việc trồng rau xanh, nhằm cung cấp nguồn rau cho thành phố.
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc khu vực miền trung, với điều kiện khí hậu
bất thuân lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất rau
nói riêng. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rau xanh trong toàn tỉnh thì Huế phải nhập nội
một lượng rau khá lớn từ các vùng lân cận. Do phải vận chuyển xa nên chất lượng rau
giảm sút, giá thành lại cao. Để khắc phục tình trạng đó và góp phần cải thiên sinh kế
cho người dân trồng rau, thì việc quy hoạch và bố trí hoạt động sản xuất, nâng cao
năng suất cho nghề trồng rau đã được tỉnh quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó.
Xã Quảng Thành – huyện Quảng Điền là vùng trồng rau nổi tiếng, có từ lâu đời
của Thừa Thiên Huế. Là vùng có tiềm năng lớn về đất đai, lao động và giao thông
thuận lợi. Đại bộ phận người dân trong xã gắn liền với hoạt động sinh kế nghề rau.Tuy
nhiên việc sản xuất rau trên địa bàn xã Quảng Thành chưa thật sự tương xứng với tiềm
năng của xã, và chưa góp phần nâng cao thu nhập cho các nông hộ.Xuất phát từ những
lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài cho quá trình thực tập của mình là:
“Tìm hiểu vai trò sinh kế của sản xuất rau ở xã Quảng Thành – huyện Quảng
Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế”
1.2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu tình hình sản xuất rau của xã Quảng Thành.
- Và đánh giá vai trò sản xuất rau đối với sinh kế của nông hộ.
1.3 .PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Địa điểm nghiên cứu : Thôn Tây Thành và Thành Trung xã Quảng Thành
huyện Quảng Điền.
2
PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.PHÂN TÍCH SINH KẾ BỀN VỮNG
2.1.1. Sinh kế (Livelihood)
• Sinh kế của một hộ gia đình, hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai
hay phương kế kiếm sống của hộ gia đình hay cộng đồng đó
Khái niệm về sinh kế có thể miêu tả như là một tập hợp của các nguồn lực và
khả năng của con người có thể kết hợp được với những quyết định và những hoạt
động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu và ước
nguyện (tham vọng) của họ
Nếu diễn đạt bằng sơ đồ thì nó sẽ có dạng như sau
(Nguồn: Bùi Đình Toái, 2007)
Một kế sinh nhai được gọi là bền vững khi con người với khả năng của mình có
thể đối phó, phục hồi lại được sinh kế của mình sau các áp lực và những tổn thương
(từ các cú SỐC, từ các khuynh hướng và từ thay đổi của kỳ - vụ) và đồng thời có thể
duy trì hoặc thậm chí nâng cao khả năng nguồn lực con người và thiên nhiên
3
Nguồn
lực
và
khả năng
Các
Quyết
định
Kiếm sống
Mục tiêu
và kỳ
vọng khác
Nguồn lực
sinh kế
Chiến lược sinh kế Mục tiêu
sinh kế
Các
Hoạt
động
• Khái niệm SKBV có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho các dự án giảm
nghèo, giảm rủi ro, tổn thương tại các vùng khó khăn, nghèo khổ, vùng chịu nhiều tác
động của thiên tai như bão, lũ, lụt, hạn hán
2.1.2. Khung phân tích sinh kế bền vững (SKBV)
Khung phân tích SKBV có dạng như sau
(Nguồn: Bùi Đình Toái,2007)
Theo sơ đồ khung phân tích SKBV nêu trên thì các hợp phần của khung bao
gồm
2.1.3. Tài sản và nguồn lực
Tài sản và nguồn lực bao gồm 5 nguồn vốn. Đó là:
- Vốn con người: Là khả năng, sức khỏe, kiến thức, sự giáo dục của con người
trong gia đình, của cộng đồng
4
Tài sản và nguồn lực
Con người
Xã hội Tự nhiên
Vật chất Tài chính
Chính
sách
và
Thể chế
Bối cảnh
dễ
tổn
thương
Chiến lược SKBV
Các kết
quả của
SKBV
-
-
-
-
-
-
-
-
- Vốn tự nhiên: Là cơ sở các nguồn lực tự nhiên (của 1 hộ, của 1 cộng đồng)
mà con người trông cậy vào để sử dụng vào mục đích sinh kế như đất đai, nguồn
nước, cây trồng, vật nuôi, mùa màng
- Vốn xã hội: Được đề cập tới là mạng lưới và mối quan hệ XH, các tổ chức
XH, các nhóm chính thức hay bán chính thức, chính phủ hay phi chính phủ mà con
người tham gia và từ đó tạo ra khả năng, các cơ hội phục vụ sinh kế của gia đình hoặc
của cộng đồng
- Vốn tài chính: Là nguồn lực tài chính mà con người có được như: nguồn thu
nhập tiền mặt, tiền tiết kiệm, tín dụng và các nguồn khác như lương, bổng, nguồn hỗ
trợ, viện trợ từ bên ngoài cho hộ gia đình và cho cộng đồng
- Vốn vật chất: Bao gồm các cơ sở hạ tầng XH, tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho
sinh kế như Giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống ngăn, tiêu nước, cung cấp năng
lượng, nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin [8]
2.1.4. Kết quả sinh kế bền vững
Kết quả của sinh kế là mục tiêu và ước nguyện của hoạt động sinh kế của con
người. Bao gồm:
- Tăng cường được an ninh lương thực
- Nâng cao thu nhập và ổn định nguồn thu nhập
- Nâng cao chất lượng đời sồng và giá trị cuộc sống
Để đảm bảo cho sinh kế trở nên bền vững thì 2 mục tiêu tiếp theo cần xác định
là
- Giảm khả năng tổn thương từ các cú SỐC (như sốc thời tiết, khí hậu), các
khuynh hướng do kỳ- vụ gây ra trong quá trình hoạt động sinh kế
- Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên (vốn tự nhiên là tài
sản quan trọng và vô giá của SKBV của con người)
5
• Sinh kế của con người phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng của từng nguồn
vốn mà họ có thể tiếp cận được
• Sự thành công của các chiến lược và hoạt động sinh kế tuỳ thuộc vào mức độ
hợp lý mà con người có thể kết hợp cũng như quản lý những nguồn lực mà họ
có được
2.1.5. Chiến lược sinh kế
Được dùng để chỉ phạm vi và sự kết hợp những lựa chọn và những quyết định
mà con người đưa ra trong việc sử dung và quản lý các nguồn vốn (tài sản sinh kế)
nhằm đạt đến mục tiêu và kêt quả sinh kế đã được xác định
Chiến lược sinh kế bao gồm những lựa chọn và quyết định của con người và có
thể liệt kê dưới đây:
• Khai thác vào nguồn vốn nào và sự kết hợp giữa các nguồn vốn (trong
tài sản sinh kế) như thế nào để đạt hiệu quả cho sinh kế
• Qui mô của các hoạt động tạo thu nhập mà họ xác định
• Cách thức họ quản lý như thế nào để họ bảo tồn các tài sản sinh kế
• Cách thức họ thu nhận và phát triển như thế nào những kiến thức, kỹ năng cần
thiết để tăng cường sinh kế
• Cách thức đối phó như thế nào với những cú SỐC, những rủi ro và
những khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau
• Cách sử dụng nguồn lao động (sức lao động, kỹ năng lao động, thời gian
lao động) như thế nào để làm được những điều nêu trên
2.1.6. Bối cảnh dễ bị tổn thương
Bối cảnh bị tổn thương đề cập đến phạm vi con người bị ảnh hưởng và bị lâm nạn bởi
các cú Sốc, bởi các xu hướng KT- XH- Môi trường và sự dao động, thay đổi theo kỳ-
vụ
6
Nắm được kết quả sinh kế giúp chúng ta hiểu rõ:
• Động lực nào con người đưa ra được những hoạt động mà họ đang thực
hiện?
• Những ưu tiên của họ là gì? Đây là cơ sở để hỗ trợ họ trong việc lập ra
kế hoạch và thực hiện, xác định được các chỉ số phát triển để đánh giá
được hiệu quả của những hỗ trợ đó
• Người dân sẽ hành động như thể nào trước những cơ hội mới đã và sẽ
nắm bắt được?
2.1.7. Chính sách và thể chế
Các chính sách và thể chế là những cơ hội, có khi trở thành “cứu cánh” cho
hoạt động sinh kế của hộ gia đình, của cộng đồng. Bao gồm những luật lệ, những qui
định, những chính sách cụ thể, các tổ chức các cấp, các tổ chức chính phủ và phi chính
phủ liên quan. Đặc biệt là các tổ chức dịch vụ nhà nước và bao gồm cả các tổ chức
dịch vụ tư nhân
Chính sách thể chế là một hợp phần quan trọng trong Khung phân tích SKBV.
Vì nó không những tạo ra cơ hội nhằm giúp cho người dân và cộng đồng thực hiện
các mục tiêu đã xác định để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống trong sinh kế mà
còn là cơ hội, là cứu cánh cho người dân và cộng đồng tăng cường khả năng làm giảm
thiểu các tổn thương và sử dụng hợp lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên
Tuy nhiên, phần quan trọng và quyết định vai trò của hợp phần này trong
Khung phân tích SKBV là ở chỗ khả năng tiếp cận của các chính sách, thể chế này
đến người dân như thế nào? Và người dân tiếp cận các cơ hội này ra sao? Điều này
cũng được quyết định cho việc làm thế nào khuyến khích vận động được người dân
tích cực tham gia vào mọi quá trình phát triển, mặt khác cũng được quyết định bởi sự
tích cực tham gia của nhiều bên có liên quan từ chính quyền các cấp, các tổ chức
chính thức hoặc bán chính thức, chính phủ hoặc phi chính phủ, các tổ chức dịch vụ
nhà nước và các khu vực khác [8]
2.2.NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÂN BỐ
Việt Nam nằm ở vị trí địa lý từ 8
0
30’ Bắc đến 23
0
Bắc, phía Bắc giáp Trung Quốc,
phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông và Nam giáp biển Đông. Việt Nam là
nước nhiệt đới gió mùa, cả nước chia làm 7 vùng sinh thái NN khác nhau nên tạo ra sự
phong phú, đa dạng trong sản xuất NN, cũng như trong sản xuất rau. Các vùng đều có
những tiềm năng nhất định cho sự phát triển của NN nói chung, đậu rau nói riêng.
Trong đó khu vực miền Trung bao gồm 12 tỉnh thành kéo dài trên 8 vĩ độ, rất phong
phú về các giống rau trồng có nguồn gốc ôn đới và nhiệt đới. [1]
Năm 1721 – 1783 Lê Quý Đôn đã tiến hành ghi chép các vùng phân bố rau.
Năm1829, ở nước ta có trồng cải trắng, khoai tây. Như vậy, nghề trồng rau ở nước ta
ra đời từ rất sớm nhưng với chủng loại rau còn nghèo, diện tích và sản lượng rau thấp.
Cho đến nay, nước ta đã có khoảng 70 loài thực vật sử dụng làm rau hoặc chế biến
thành rau. Riêng rau trồng có tới hơn 30 loài, trong đó 15 loài là rau chủ lực, trong số
này có 80% là rau ăn lá. [2]
7
Theo thống kê hiện có khoảng 70 loài rau ôn đới, á nhiệt đới, cận nhiệt đới và
nhiệt đới đã trồng ở Việt Nam.[4]
Tùy thuộc vào vị trí địa lý và khí hậu ở mỗi miền mà có sự phân bố chủng loại
rau khác nhau. Khu vực phía Nam: có đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí
Minh, Lâm Đồng, Tiền Giang là những nơi có diện tích trồng rau lớn nhất và đa dạng
về chủng loại; khu vực phía Bắc: đồng bằng sông Hồng có khí hậu thích hợp cho
nhiều loại như mù tạt, bắp cải, su hào, cà chua. Thái Bình, Hà Tây là hai tỉnh có diện
tích rau lớn nhất. Hà Nội, Hải Phòng, Trung du phía Bắc là những vùng sản xuất rau
tập trung với sản lượng lớn nhất. Trong số 70 loài rau trồng ở Việt Nam thì miền
Trung có tới trên 51 loài và thuộc nhóm rau ăn thân lá, ăn quả, hạt là chủ yếu; nhóm
rau gia vị cũng rất phong phú về chủng loại. Nhìn chung rau trồng ở miền Trung có
nguồn gốc ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới.
2.3. GIÁ TRỊ CỦA CÂY RAU
Rau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, chính vì thế trong một năm
có thể bố trí nhiều lứa trồng. Do đó trồng rau có tác dụng làm tăng hệ số sử dụng
đất, tận dụng tốt đất vườn, đất ruộng mạ. Mặt khác, sản xuất rau phù hợp với sản
xuất KT hộ gia đình, tạo cơ hội việc làm cho vùng nông thôn, đặc biệt là lao
động ven thành thị; tăng thêm thu nhập trên mỗi đơn vị sử dụng đất, tăng hiệu
quả KT, góp phần thúc đẩy KT NN và Nông thôn phát triển. Theo kết quả của
một số nghiên cứu gần đây nếu bình quân một ha rau cho năng suất 15 tấn thì giá
trị KT của rau lớn hơn 2,8 lần so với trồng lúa hoặc 1,8 lần so với trồng đay ở
miền Bắc.[5]
Rau xanh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhiều ngành nghề
khác nhau như chăn nuôi, công nghiệp chế biến thực phẩm, dược liệu…Rau là nguồn
thức ăn quan trọng cho gia súc, để nuôi một đầu lợn cần tiêu thụ 2 – 3 kg rau/ngay,
trong đó 50 – 60% loại rau giống như rau người ăn: rau muống, rau cải, rau dền, bắp
cải…Ngoài ra, chăn nuôi có thể tận dụng các sản phẩm của trồng rau, vì vậy muốn
phát triển chăn nuôi cần phải tính toán đầy đủ sao cho việc sản xuất rau có hiệu quả
cao.
Đối với việc chế biến đồ hộp và đông lạnh, Việt Nam hiện có 16 nhà máy với
tổng công xuất hơn 90 ngàn tấn sản phẩm/năm; năng suất cao nhất đạt 30 ngàn tấn sản
phẩm đồ hộp rau quả, 20 ngàn tấn sản phẩm đông lạnh. Ngoài các nhà máy lớn còn có
một số sưởng thủ công chế biến rau quả như sấy, làm muối với quy mô nhỏ. [6]
8
Rau được dùng làm thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày. Trước đây, lương
thực đang ở trong tình trạng thiếu thốn thì rau trở thành nguồn lương thực thay thế cho
các cây lương thực khác. Điều này cho thấy cây rau là loại thực phẩm không thể thiếu
trong đời sống người dân, kể cả khi ngày nay đời sống XH đang được nâng cao thì rau
lại càng giữ một vị trí quan trọng.
Trồng rau tạo ra cơ hội việc làm ở các vùng nông thôn và ngoại thành. Nghề
trồng rau có xu hướng thu nhập cao hơn so với các nghề trồng cây khác vì có khả
năng cho năng suất cao và giá trị sản xuất cao hơn một cách tương đối.
So với cây lúa thì thu nhập từ rau đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều. Thu nhập
từ lúa đạt khoảng 3,8 triệu đông/ha, trong khi đó thu nhập từ trồng bắp cảI là 11,7
triệu đông/ha, cà chua 14,3 triệu đồng/ha, dưa chuột 23,6 triệu đồng/ha. Được thể hiện
qua bảng 20.
Bảng 20: So sánh hiệu quả sản xuất một số loại rau so với cây trồng khác
2.4.SỰ ĐA DẠNG CÁC GIỐNG RAU TRỒNG Ở NƯỚC TA
Rau ở nước ta rất phong phú có tới hàng trăm loại, nhưng thường thấy trong sản xuất
70 – 80 loại. Trong những loại đó có nhiều giống, nhiều biến chứng khác nhau. Vì vậy
các nhu cầu phân loại một cách có hệ thống giúp cho công tác chọn tạo giống nhập
nội, giống đáp ứng thực tiễn sản xuất.
* Phân loại theo thực vật học:
- Thực vật hạ đẳng: Nấm rơm, nấm mỡ, nấm hương, mọc nhỉ…
- Thực vật thượng đẳng.
+ Lớp đơn từ điệp: Họ hòa thảo, măng tre, họ hành tỏi, hành tây, hành hoa.
+ Lớp song từ điệp: Họ Thập tự (cải củ, cải bắp, su lơ); Họ đậu, họ hoa tán (cà rốt,
thìa là…); Họ bìm bìm (tía tô, húng, quế); Họ mồng tơi.
* Phân loại theo bộ phận sử dụng, gồm:
- Loại ăn rễ củ: Cải củ, cà rốt, củ đậu….
- Loại ăn thân: Su hào, khoai tây, măng tây…
- Loại ăn lá: Bắp cải, cải bẹ, rau dền, xà lách…
- Loại ăn hoa: Su lơ, bầu bí…
- Loại ăn quả: Dưa chuột, bầu bí, mướp, vừng, đậu
9
Nhìn chung những loại rau này đều được trồng phổ biến ở nước ta theo các vụ
trong năm, các cách phân loại này rất thuậ lợi cho việc trồng trọt, chăm sóc và giúp
cho cây rau có thể thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiết của từng vùng.
Ở Thừa Thiên Huế, cây rau được trồng gần như quanh năm, mặc dù điều kiện
khí hậu có những lúc không thuận lợi cho lắm, song nơi đây vẫn trồng được nhiều loại
rau để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cũng như chăn nuôi và làm hàng hóa trên thị
trường các hộ gia đình, hầu hết các loại rau nơi đây đều có nguồn gốc nhiệt đới và ôn
đới. Các loại rau nơi đây đã được bố trí hợp lý theo thới tiết khí hậu trong năm. Nhưng
Thừa Thiên Huế vốn là nơi có khí hậu thời tiết khắc nghiệt nên quá trình sinh trưởng
và phát triển của rau còn gặp nhiều khó khăn, chi phí cho việc chăm sóc khá tốn kém
hơn một số vùng phía Bắc nước ta.
2.5.KINH TÉ HỘ VÀ ƯU THẾ ĐỐI VỚI SẢN XUẤT RAU QUY MÔ NHỎ
2.5.1.Kinh tế hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp.
Hộ gia đình là một hình thức KT đặc thù nhất trong hệ thống NN nông thôn
nước ta. Sự tồn tại và phát triển của KT nông hộ là một tất yếu khách quan dưới sự tác
động của nhiều yếu tố KT XH. Mấy chục năm qua, KT hộ ở nước ta đã trãi qua những
bước tiến đỗi thăng trầm. Một thời gian dài KT nông hộ chưa được đánh giá đúng vị
trí, vai trò của nó trong nhà nước và trong nền KT, do đó nó chưa có điều kiện để phát
triển.
Năm 2004, bình quân giá trị sản lượng/ha canh tác của trang trại đạt từ 35 triệu
đồng đến 50 triệu đông. Trong đó trang trại nuôi trồng thủy sản đạt hơn 100 triệu
đồng/ha/năm. Những kế quả trên đã mở ra khả năng và hướng đầu tư để phát triển KT
trang trại. Theo số liệu của 45 tỉnh, thành phố trong cả nước trong năm 2004 tổng giá
trị hàng hóa dịch vụ của các trang trại đạt 8.500 tỷ đồng. Nó đã mở ra hướng làm ăn
mới cho các hộ nông dân, giúp giải quyết việc làm cho nông hộ.
2.5.2.Những ưu thế chủ yếu của kinh tế hộ gia đình trong việc sản xuất
rau quy mô nhỏ
Tổ chức sản xuất rau quy mô nhỏ sẽ tận dụng được những ưu thế sau:
- Tận dụng được các nguồn lao động nhàn rỗi trong sản xuất NN, có điều kiện để
chăm sóc nhiều hơn, nên đảm bảo được chất lượng cũng như sản phẩm của rau được
tốt hơn và đồng đều hơn.
10
- Hộ gia đình sản xuất theo quy mô nhỏ này sẽ ít bị tổn thất so với những vùng
rau sản xuất tập trung quy mô lớn khi gặp thời tiết không thuận lợi. Sâu bệnh phá hoại
đặc biệt là khi có biến động về giá cả thị trường.
- Dễ dàng ứng dụng được các kinh nghiệm, có khả năng tiếp cận nhanh chóng
các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất rau.
- Với quy mô sản xuất nhỏ có thể tận dụng được các quỹ đất bằng cách tiến
hành luân canh, xen canh, trồng lẫn với nhiều loại rau khác nhau, tạo ra khả năng cạnh
tranh hơn về chất lượng đối với những vùng rau sản xuất chuyên canh với diện tích
lớn.
2.6.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ VÀ XUẤT KHẨU RAU
2.6.1.Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Theo số liệu thống kê của tổ chức FAO thì toàn thế giới năm 1980 sản xuất
được 375 triệu tấn. Riêng châu Á, sản lượng hàng năm đạt 400 triệu tấn với mức tăng
trưởng 3% năm (khoảng 5 triệu tấn/năm). Bình quân rau đầu người đạt 90 kg/năm
riêng Trung Quốc và Nhật Bản đạt 110 kg/năm. Trong số các nước phát triển, Trung
Quốc là nước có sản lượng rau cao nhất đạt 130 triệu tấn/năm, với tốc độ bình quân
3,4% năm sau Trung Quốc là Ấn Độ với sản lượng 65 triệu tấn/năm. Năm 2001, sản
lượng rau cả thế giới sản xuất được 678,06 triệu tấn.
Theo số liệu gần đây nhất, năm 2005 diện tích trồng rau trên thế giới khoảng
17.999.009 ha, năng suất đạt 138,829 tạ/ha, sản lượng đạt 249,879 triệu tấn. Số liệu từ
bảng B cho thấy: Nước có diện tích trồng rau lớn nhất là Trung Quốc với 8.266.500
ha, sau Trung Quốc là các nước như Ấn Độ (3.400.000 ha), Việt Nam (525.000),
Philippin (500.000 ha), Liên Bang Nga (207.000 ha). Trong những năm gần đây cùng
với sự thay đổi chủng loại rau, là quá trình áp dụng những tiến bộ khoa học kỷ thuật
vào sản xuất làm năng suất sản xuất rau của một số nước tăng lên đáng kể. Nước có
năng xuất cao nhẩt là Hoa Kỳ 778,01 tạ/ha, sau Hoa Kỳ là các nước như: Pháp
(357,143 tạ/ha), Hàn Quốc (318,996 tạ/ha), Phần Lan (200,000 tạ/ha).
Bảng 21 : Tình hình sản xuất rau của một số nước trên Thế giới năm 2005
Về sản lượng rau thì Trung Quốc vẫn dẫn đầu với 142 triệu tấn chiếm 56,82%
tổng sản lượng rau thế giới. Sau Trung Quốc là Ấn Độ đạt 35 triệu tấn (chiếm 14%).
Như vậy, chỉ riêng 2 nước Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm 70,82% tổng sản lượng rau
toàn thế giới.
11
Rau là cây trồng rất được chú trọng trên thế giới. Theo thống kê của tổ chức
lương thực thế giới, thì tổng diện tích trồng rau trên thế giới là 17.730.887 ha với tổng
sản lượng la 246.480.485 tấn, đạt năng suất bình quân 139.012 tạ/ha. Trong đó có một
số nước trồng rau lớn như: Trung Quốc (8,066 triệu ha), Ấn Độ (3,37 triệu ha),
Nigeria (0,67 triệu ha), Philippin (0,5 triệu ha). Nhưng cũng có những nước chỉ có 700
ha như Quata, 300 ha như Singgapore.
Bảng 22 : Cán cân xuất phập khẩu rau quả thế giới (năm 2003)
Tuy nhiên ở một số nước diện tích trồng rau không lớn nhưng năng suất lại đạt
rất cao như: Nhật Bản (năng suất đạt 245,5 tạ/ha, với diện tích chỉ 110.000 ha), Hoa
Kỳ (516,8 tạ/ha). Ở khu vực châu Á và Viễn Đông theo nghiên cứu dự báo cứ thu
nhập tăng lên 1% thì nhu cầu rau đậu, quả tươi tăng 0,9%. Lượng tiêu thụ rau của các
nước trên thế giới khác nhau và phụ thuộc vào đời sống KT của nước đó. Theo
Gansen, năm 1992 nhu cầu rau bình quân cho một người là 200 gram/ngày, mức tiêu
thụ đầu người là 73 kg/năm (năm 1996) và ngày có xu hướng tăng lên.
Trước nhu cầu rau càng tăng, một số nước trên thế giới đã có những chính sách
nhập khẩu rau khác nhau. Năm 2005, nước nhập khẩu rau nhiều nhất trên thế giới là
Pháp đạt 145,224 nghìn tấn; sau Pháp là các nước như: Canada (143,332 nghìn tấn);
Anh (140,839 nghìn tấn), Đức (116,866 nghìn tấn). Trong khi đó, 5 nước chi tiêu cho
nhập khẩu rau lớn nhất thế giới là: Đức (149.140 nghìn USD); Pháp (132.942 nghìn
USD); Canada (84.496 nghìn USD); Trung Quốc (80.325 nghìn USD); Nhật Bản
(75.236 nghìn USD).
2.6.2.Tình hình sản xuất rau ở trong nước
Nghề trồng rau ở nước ta ra đời từ rất sớm, trước cả nghề trồng lúa nước; (lịch
sử NN việt Nam. NXB Nnghiệp 1994); nước ta cũng là trung tâm khởi nguyên của
nhiều loại rau trồng, nhất là các cây thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Tuy nhiên, do
chịu ảnh hưởng của một nền NN tự túc trong nhiều thế kỷ nên sự phát triển của ngành
trồng rau còn một khoảng cách rất xa so với tiềm năng tự nhiên và trình độ canh tác.
Ngay cả những năm gần đây, mức độ phát triển vẫn chưa theo kịp nhiều ngành khác
nhau trong sản xuẩt NN.
Trong” Đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999-2010” của Bộ
NN và Phát triển nông thôn được thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 3/9/1999 có xác
định mục tiêu cho ngành sản xuất rau là: “Đáp ứng nhu cầu rau có chất lượng cao cho
12
tiêu dùng trong nước nhất là các vùng dân cư tập trung (đô thị, khu công nghiệp…) và
xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 đạt mức tiêu thụ bình quân đầu người 85kg
rau/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 690 triệu USD” [7]
Theo số liệu của Bộ NN và phát triển nông thôn năm 2000 nước ta có 377.000
ha rau, sản lượng hằng năm là 5,6 triệu tấn, trung bình 14, 854 tấn/ha. Đến năm 2004
nước ta đã tăn diện tích lên 520.000 ha với sản lượng 6,45 triệu tấn, trung bình đạt
12,403 tấn/ha. Qua đó ta thấy diện tích trồng rau năm 2004 tăng 37,94% so với năm
2000.
Theo số liệu thống kê, diện tích trồng rau cả nước đến năm 2005 là 525,0 nghìn ha,
tăng 59.96% so với năm 1995 (328,2 nghìn ha). Bình quân mỗi năm tăng 19,68 nghìn
ha (mức tăng 5,99 %/năm). Năng xuất rau nói chung còn thấp và bấp bênh. Năm
2005, năng suất đạt 133,5 tạ/ha đạt 96,16%so với mức trung bình của thế giới
(138,829 tạ/ha). Trong khi đó sản lượng rau sản xuất cả nước năm 2005 đạt 6,6 triệu
tấn so với năm 1995 (4,1 triệu tấn) tăng 60,97% hay tăng 2,5 triệu tấn. Mức sản lượng
tăng trung bình hàng năm là 0,25 triệu tấn chủ yếu là do tăng diện tích đất gieo trồng
Bảng 23 : Tình hình sản xuất rau của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2005
Rau quả nước ta tuy đa dạng, phong phú và có diện tích lớn nhưng phát triển
chưa theo yêu cầu của thị trường , quy trình canh tác chưa thống nhất, nhiều giống rau
còn sử dụng giống củ. Mặc dù việc sản xuất rau phân bố đều trong cả nước với gần
80% dân số nước ta sống ở nông thôn và miền núi nên việc sản xuất rau còn manh
mún, nhỏ lẻ, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường về chất lượng, kích thước,
hình dáng và năng suất thấp nên không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và làm nguyên liệu
cho ngành công nghiệp chế biến.
2.6.3.Tình hình tiêu thụ rau
Kế hoạch phát triển rau của Việt Nam đã được Bộ NN và phát triển Nông thôn
xây dựng về lượng tiêu thụ rau bình quân trên đầu người trong năm/tháng và diện tích,
sản lượng rau trong những năm tới như sau: Về cơ cấu cây trồng phải đảm bảo một tỷ
lệ hợp lý, tính từ những năm sau 2000 đến 2010 là: Rau ăn lá chiếm 35% sản lượng;
rau ăn quả chiếm 40% (trong đó đậu rau 10%); rau gia vị (ớt, hành, mùi, tỏi, gừng…)
chiếm 15%; rau ăn củ, hoa, rau khác chiếm 10%. Trong thành phần này ít nhất 80%
rau tươi, còn lại là rau chế biến.[3]
13
Bảng 24: Thống kê tình hình tiêu thụ rau trên đầu người Việt Nam năm
2000 và dự tính theo giai đoạn 5 năm đến 2010.
Sản phẩm rau không chỉ tiêu dùng nội địa, mà còn được chế biến thành các sản
phẩm xuất khẩu có giá trị KT . Trong mấy năm gần đây việc sản xuất và chế biến rau
để xuất khẩu đạt sản lượng cao, năm 2004 kim ngạch xuất khẩu rau của ta đạt 178,8
triệu USD. Đến năm 2005 thì đạt được 250 triệu USD, theo thống kê thì đến năm
2006 kim ngạch xuất khẩu rau đạt được 259 triệu USD, và ước đạt trong năm 2007 là
300 triệu USD.
Bảng 25: Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả qua các năm
2.7. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGHỀ TRỒNG RAU Ở
NƯỚC
2.7.1.Thuận lợi
- Rau là ngành sản xuất NN có khả năng phát triển mạnh, bởi nước ta nằm
trong khu vực nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều. Hơn nữa địa hình nước ta một phần gắn
với lục địa, một phần thông với đại dương, địa hình trải dài suốt 15 vĩ độ, với khí hậu
đa dạng, vì vậy mà có nhiều loại cây trồng khác nhau, mang lại năng suất cao và có
giá trị KT lớn.
- Hơn nữa nghề trồng rau nước ta đã có từ lâu đời, nhân dân ta có nhiều kinh
nghiệm, cần cù, chăm chỉ do đó đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản cho nghề sản xuất
rau.
- Trong những năm gần đây nghề sản xuất rau đã được Nhà Nước chú trọng
phát triển bằng cách ban hành nhiều chính sách, tạo hành lang pháp lý ngày càng
thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh rau phát triển.
- Cơ chế của nền KT mở cửa được áp dụng nên cơ hội phát triển thị trường
xuất khẩu rau ngày càng được mở rộng.
- Hàng loạt những tiến bộ khoa học, công nghệ mới trong nước và thế giới
đang và sẽ là tác nhân mạnh mẽ tạo ra bước ngoặc mới để tăng năng suất, chất lượng
sản phẩm.
- Với đội ngũ cán bộ nghiên cứu về rau có trình độ năng lực và nhiệt tình trong
nước đã chọn tạo được nhiều giống rau tốt cho sản xuất, đặc biệt là các loại rau có
chất lượng cao và các loại rau trồng trái vụ, các vùng rau ở ngoại thành các thành phố
14
đã cung cấp đủ rau cho người tiêu dùng quanh năm, đó là một bước tiến bộ cần đánh
giá trong lịch sử nghề trồng rau ở Việt Nam.
- Nhờ có các phương tiện truyền thông báo chí, truyền hình, mạng Ingternet
cùng những phương tiện khác phát triển mạnh, giúp cho người trồng rau có đầy đủ
những thông tin về giá cả cũng như thị trường và là nơi cung cấp những tài liệu về kỷ
thuật quan trọng trong sản xuất rau.
2.7.2.Khó khăn
- Nước ta có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi và bị chia cắt bởi hệ thống
sông ngòi, kênh rạch nên khó khăn cho việc trồng rau trên một diện tích lớn.
- Sản xuất rau còn mang tính thời vụ và phụ thuộc hoàn toàn vào khí hậu thời
tiết nên năng suất chưa đạt ở mức tối đa.
- Nước ta có khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loài sâu bệnh phát
triển, hơn nữa vì chạy theo lợi nhuận nên trong quá trình sản xuất một số loại rau con
người đã sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật nên đã gây ra hiện tượng kháng
thuốc đối với một số loài sâu, bệnh, vì thế chúng phát triển ngày một mạnh mẽ hơn.
- Công nghệ thu hoạch của chúng ta còn kém nên đã làm thất thoát một lượng
lớn sản phẩm.
- Chi phí cho việc vận chuyển tăng cao, phương tiện vận chuyển không đảm
bảo đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiêu chuẩn rau.
- Việt sử dụng thuốc kích thích, thuốc tăng trưởng vượt quá mức cho phép đã
làm cho dư lượng độc tố tồn tại trong rau nhiều, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho
người tiêu dùng và làm giảm khả năng cạnh tranh về chất lượng rau sạch so với các
nước khác trên thế giới, ảnh hưởng đến việc xuất khẩu rau.
- Chưa có một nền sản xuất hàng hóa lớn, sản xuất rau chưa được quan tâm
đúng mức và xứng đáng với tầm quan trọng của nó nên hiệu quả còn thấp.
- Việc chuyển giao công nghệ trong sản xuẩt rau chưa được chú trọng nên hiệu
quả còn thấp.
- Sự phát triển nghề trồng rau còn tập trung vào các thành phố và khu công
nghiệp vốn có một diện tích dành cho trồng trọt khá ít. Trong khi đó các vùng nông
thôn, miền núi chưa khai thác hết tiềm năng về đất đai.
15
- Chưa quan tâm đúng mức đến việc lai tạo, để chọn tạo những giống rau mới
có năng suất cao, phẩm chất tốt.
- Công nghệ tiếp thị thị trường còn hạn chế.
- Nghề trồng rau còn mang tính tự cung tự cấp, khả năng đầu tư cho cây rau ở
các hộ gia đình còn thấp nên hiệu quả của việc trồng rau còn thấp.
2.8.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU TẠI THỪA THIÊN HUẾ
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc khu vực miền Trung, có diện tích đất tự
nhiên 500.920 ha, diện tích đất NN 51.527 ha trong đó đất trồng rau là 2.789 ha. Dân
số Thừa Thiên Huế 1,1 triệu người, nhu cầu rau tươi hằng ngày cua người dân là rất
lớn. Ngoài ra thành phố Huế là một thành phố du lịch, thành phố FESTIVAL hằng
năm du khách đến Huế khá đông. Nhu cầu về rau cao cấp, rau an toàn là rất lớn vì thế
các hoạt động sinh kế về nghề rau có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn rau
cho thị trường. Tuy vậy thời tiết khí hậu ở Thừa Thiên Huế hết sức khắc nghiệt nắng
hạn, ngập úng, mưa nhiều, rét đậm nên việc trồng rau gặp rất nhiều khó khăn, mặt
khác do trình độ thâm canh thấp và chưa hình thành được tập quán sản xuất rau hàng
hóa, việc sản xuất rau chỉ mang tính tự cung tự cấp. Và việc sản xuất rau ở đây cũng
chỉ đáp ứng một phần nhu cầu trong toàn tỉnh.
Để nắm được tình hình diễn biến về diện tích rau của các huyện và thành phố
Huế trong những năm trở lại đây chúng ta nghiên cứu kết quả bảng thể hiện ở bảng
sau.
Bảng 26: Diện tích rau xanh của các huyện, thành phố Huế.
Qua bảng ta thấy diện tích rau của các huyện và thành phố Huế qua các năm có
xu hướng ngày một tăng nhanh, tổng diện tích rau toàn tỉnh tăng 39,05% so với năm
2000. Trong đó huyện có diện tích rau lớn nhất hiện nay là huyện Phú Vang với 1.150
ha, tăng 42,86% so với năm 2000, nhưng huyện có tỉ lệ diện tích tăng lớn nhất là
huyện Quảng Điền tăng 193,51% so với năm 2000. Việc diện tích rau tăng trên toàn
tỉnh qua một số năm có rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất
là do giá trị KT của cây rau mang lại cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực, thực
phẩm khác, từ đó cây ra được nhiều người dân lựa chọn làm cây mục tiêu sinh kế của
nông hộ mình.
16
Về năng suất qua số liệu (bảng ), ta thấy năng suất rau toàn Tỉnh tăng châm,
thậm chí cớ huyện năng suất giảm như Quảng Điền. Riêng thành phố Huế có năng
suất rau cao nhất so với các huyện khác trong tỉnh 133,1tạ/ha.
Bảng 27 : Năng suất rau xanh của các huyện, thành phố Huế.
Qua đó ta thấy giữa các vùng trong tỉnh có sự chênh lệch về trình độ thâm canh
rau cũng như kinh nghiệm sản xuất rau, nông dân ở thành phố vượt trội hơn so với các
huyện, do nông dân thành phố có nhiều khả năng hơn để tiếp cận và ứng dụng các
thành tựu khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất rau. So sánh năng suất của năm
2005 với năm 2000 ta thấy hầu hết có năng suất giảm, do tình hình sâu bệnh phát triển
mạnh. Ngoài ra có một nguyên nhân khách quan khá qua trọng làm năng suất các
huyện không cao, có năm còn giảm đó là kỹ thuật canh tác của người sản xuất còn ở
mức thấp, đã sử sụng quá liều lượng nhiều loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật độc
hại làm hạn chế quá trình sinh trưởng, phát triển của rau và làm cho rau phát triển
chậm và sâu kháng thuốc.
Để biết được tình hình sản lượng rau của các huyện và thành phố Huế trong
những năm trở lại đây chúng ta quan sát kết quả ở bảng sau:
Qua bảng ta thấy hầu hết sản lượng rau của các huyện đều tăng, riêng thành
phố Huế và huyện Hương Thủy là có sản lượng rau giảm. Trong đó thành phố Huế
giảm 10,5% so với 2000, huyện Hương Thủy giảm mạnh nhất 15,53% so với năm
2000. Nhìn chung cùng với sự phát triển chậm của diện tích và năng suất rau trong
toàn tỉnh thì sản lượng rau cũng tăng chậm. Tuy nhiên, huyện Nam Đông và huyện
Quảng Điền là có sản lượng rau tăng lên đáng kể. Để góp phần thúc đẩy sự tăng lên về
sản lượng rau trên toàn tỉnh thì cần đòi hỏi các ngành chức năng có biện pháp khắc
phục sự yếu kém về năng suất. Cần chuyển giao tiến bộ về khoa học, kỹ thuật trong
lĩnh vực sản xuất rau, đồng thời quy hoạch những vùng sản xuất rau tập trung nhằm
thuận tiện cho vấn đề chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
Với đặc điểm địa hình đất đai và tình hình thời tiết, khí hậu ở Tỉnh Thừa Thiên
Huế, như đã phân tích ở trên, có thể nói rằng là môi trường thuận lợi cho việc phát
triển đa dạng nhiều loại rau vùng nhiệt đới gió mùa.
Bảng 28 : Sản lượng rau xanh của các huyện, thành phố Huế.
Hiện nay ở tỉnh Thừa Thiên Huế có đến 51 loại rau trong số 70 loại rau trồng ở
Việt Nam thuộc 14 họ. Trong đó có 6 loại thuộc họ thập tự (Crueifereae), 8 loại thuộc
họ bầu bí (Cuicurbitaceae), 12 loại thuộc họ đậu (Fabaceae), còn lại thuộc họ cà
17
(Solanaceae), họ đay (Titiaceae), họ cúc (Copositae). Rau ở Thừa Thiên Huế gồm 4
nhóm rau ăn lá, than; ăn quả, hoa; ăn củ và nhóm rau gia vị thì nhóm rau ăn quả và ăn
lá có số lượng tương đương nhau là 17 loại chiếm 33%, 10 loại rau ăn củ chiếm
19,6%, 7 loại rau ăn trái và hạt chiếm 13,7%.
18
PHẦN THỨ BA
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Nông hộ trồng rau và hệ thống sản xuất rau.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.Tình hình kinh tế - XH của xã
+ Dân số, lao động
+ Các loại hình sinh kế của nông hộ
2.Tình hình sản xuất rau tại xã Quảng Thành:
+ Diện tích, năng suất, sản lượng rau.
+ Chủng loại, cơ cấu, mùa vụ.
+ Tình hình tiêu thụ rau.
+ Thời vụ.
+ Hiệu quả kinh tế.
+ Thị trường tiêu thụ.
3.Vai trò sản xuất rau đối với sinh kế của nông hộ.
4.Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của sinh kế nghề rau
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phương pháp điều tra
Để đạt được mục đích và nội dung nghiên cứu có kết quả tốt, có độ tin cậy cao,
chúng tôi sử dụng một số phương pháp điều tra nghiên cứu sau đây:
- Thu thập số liệu, phỏng vấn trực tiếp (theo phương pháp PRA) và điều tra
thông tin hộ theo phiếu điều tra tức phương pháp điều tra trực tiếp có sự tham gia của
người dân trồng rau.
- Thu thập thông tin thứ cấp: Điều tra chung về tình hình sản xuất rau bằng
cách thu thập thông tin dữ liệu thứ cấp ở xã, hợp tác xã, người am hiểu cộng đồng về
hiện trạng, các điều kiện tự nhiên, điều kiện KT - XH và nhận định về những tình hình
chung trên địa bàn toàn xã.
19
- Khảo sát thực tế.
- Điều tra 30 hộ trồng rau trong hai thôn Tây Thành và Thành Trung, điều tra
theo phiếu điều tra nông hộ để đánh giá tình hình sản xuất rau.
3.3.2. Phương pháp đánh giá
- Dựa vào kết quả điều tra tình hình cơ bản và điều tra nông hộ (theo phiếu điều
tra) để đánh giá tình hình sản xuất rau của nông hộ.
3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Số liệu được xử lý trên máy vi tính, theo chương trình Excell.
20
PHẦN THỨ TƯ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ SINH KẾ CỦA XÃ QUẢNG THÀNH
4.1.1.Lĩnh vực văn hóa - xã hội
* Về giáo dục - đào tạo:
Trong năm 2006 toàn xã có 2.472 học sinh. Trong đó: Ngành học nầm non:
416 em, đạt 100% kế hoạch huy động. Tiểu học: 1.119 em, đạt 100% kế hoạch huy
động. Trung học cơ sở: 937 em, đạt 98% kế hoạch huy động. Trong đó riêng lớp 6 đạt
100% kế hoạch huy động. Nhiệm vụ phổ cập giáo dục cũng được duy trì, huy động
được 20 học viên, đạt 100% kế hoạch.
Về chất lượng: Nhìn chung chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến tích
cực, tỷ lệ học sinh đạt khá, giỏi tăng so với năm trước, tỷ lệ về học sinh yếu kém
giảm. Đội ngủ giáo viên từng bước được chuẩn hoá.
. * Về y tế - dân số:
Đã thực hiện tốt các chương trình y tế cộng đồng, nâng cao chất lượng và tăng
cường công tác tuyên truyền, giám sát dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân,
quan tâm cấp phát thẻ bảo hiểm cho hộ nghèo, duy trì số lượng bảo hiểm y tế tự
nguyện lên trên 4.000 người, đồng thời thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác khám
chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh do vậy đã hạn chế được tình hình dịch bệnh xãy ra
trên địa bàn.
Xã đã thực hiện được 03 đợt chăm sóc sức khỏe sinh sản , với tổng số người
tham gia trên 650 người, trong đó 98 trường hợp thực hiện các biện pháp tránh thai.
Đã tiến hành cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi, nâng tổng số trẻ
em được cấp thẻ lên 1.120 cháu.
4.1.2.Lĩnh vực kinh tế.
Với quyết tâm xây dựng sản xuất NN theo hướng sản xuất hàn hóa, xã đã tích
cực xây dựng kế hoạch và tập trung đầu tư vào công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
21
điều kiện canh tác và thâm canh, quy hoạch vùng sản xuất do đó bước đầu đã tạo dáng
dấp các vùng sản xuất theo định hướng và đạt một số kết quả:
- Về trồng trọt:
Bước vào vụ Đông Xuân năm nay, tuy đầu vụ gặp lũ muộn nhưng do nổ lực
tiêu úng kịp thời nên xã đã gieo cấy đúng thời vụ, đảm bảo kế hoạch với diện tích 506
ha đạt 101,2% kế hoạch. Ứng dụng tiến bộ khoa học ky thuật vào sản xuất, cơ giới
hóa đồng ruộng đã gieo cấy trên 90 % giống lúa xác nhận. Thực hiện tốt công tác dự
tính dự báo phòng trừ sâu bệnh nhờ vậy năm 2006 năng suất đạt trên 128 tạ/ha, đạt
100% kế hoạch sản xuất cả năm. Nâng sản lượng thóc toàn xã lên 6.500 tấn đạt 100%
kế hoạch cả năm.
Đối với cây rau màu: Diện tích trồng rau màu được duy trì và mở rộng ở một
số vùng khô ráo đưa tổng diện tích trồng rau lên 30 ha đạt 100% kế hoạch năm 2006,
bước đầu đã tạo ra một số diện tích chuyên rau trên địa bàn. Qua đó tạo điều kiện tăng
thu nhập và việc làm tại chỗ cho một số người dân.
- Về chăn nuôi:
Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm và dịch lở mồn lông móng của
gia súc, trong năm 2006 xã đã quan tâm củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống
dịch bệnh, Ban chăn nuôi thú y, tăng cường công tác tuyên truyền vận động công tác
khống chế và phòng chống dịch cúm gia cầm nên do đó dịch bệnh chưa xãy ra trên địa
bàn:
- Tổng đàn lợn có trên 9.000 con, đạt 90% kế hoạch năm.
- Tổng đàn trâu bò trên 550 con, đạt trên 100% kế hoạch.
- Tổng đàn gia cầm trên 50.000 con, đạt 70% kế hoạch.
Nhìn chung chăn nuôi vẫn chưa được đầu tư phát triển mạnh, một số gia trại
bước đầu được xây dựng, song quy mô vẫn còn nhỏ do ảnh hưởng của dịch bệnh. Tuy
nhiên với mức độ đầu tư và kiến thức chăn nuôi của nhân dân đã giữ vững và tránh
được những thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi nói chung và cho hộ gia đình nói riêng.
- Về nuôi trồng thủy sản:
Để phát triển nuôi trồng thủy sản và KT vùng đầm phá theo hướng bền vững an
toàn và có hiệu quả ngay từ đầu vụ. Xã đã quan tâm chỉ đạo việc nuôi trồng, tổ chức
tập huấn, đã xây dựng một số mô hình như: nuôi chuyên cá, nuôi cá xen tôm. Tuy vậy,
22
năm nay toàn vùng đã thả nuôi được 51 ha, đạt 68% kế hoạch diện tích toàn vùng,
trong đó có 5 ha chuyên cá; 8,5 ha tôm xen cá và 37,5 ha chuyên tôm với 520 vạn con
tôm giống và 27.200 con cá dìa. Nhờ dịch bệnh đã được khống chế và kỹ thuật nuôi
tiến bộ nên năng suất đạt 8 tạ/ha và các hộ nuôi trồng đã thực sự có lãi từ 5 – 7 triệu
đồng/hộ.
- Về dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp
Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, một chương trình KT trọng điểm nhằm
chuyển đổi cơ cấu KT trong thời kỳ đổi mới. Song nhiệm vụ này chưa phát triển, chỉ
duy trì một số ngành nghề, dịch vụ với quy mô nhỏ của các hộ gia đình, doanh số
không đáng kể, chưa có chuyển biến trong việc giải quyết việc làm tại chỗ và phân bổ
lại lao động, tuy có một số đề án xây dựng các doanh nghiệp tư nhân trên một số
ngành nghề dịch vụ nhưng đang trong quá trình chuẩn bị và xúc tiến đầu tư.
Mạng lưới dịch vụ sản xuất và dịch vụ thương mại được duy trì theo chiều
hướng có đầu tư mở rộng gắn với quá trình cơ giớ hóa dịch vụ sản xuất đã góp phần
đáp ứng các nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn.
4.1.3.Tình hình dân số, lao động của xã
Lực lượng lao động là động lực quan trọng của sự phát triển KT - XH của một
quốc gia hay của một địa phương. Nói như vậy là bởi vì mọi sự tăng trưởng, phát triển
về KT, XH đều do con người tạo ra tất cả đều nhằm phục vụ cho nhu cầu tồn tại và
phát triển của con người. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, dân số càng đông là một
trở ngại lớn cho sự phát triển KT XH, nâng cao đời sống nhân dân.
Để biết được sự biến động về vấn đề dân số có tác động như thế nào đến nền
KT của xã Quảng Thành, chúng tôi đã tiến hành điều tra tình hình dân số của xã .
Bảng 1: Dân số, số hộ và lao động của xã trong năm 2006
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng %
Tổng nhân khẩu Khẩu 10.687 100,00
Tổng số hộ
Hộ nông nghiêp
Hộ nghèo
Hộ
Hộ
Hộ
2.246
1.887
316
100,00
84,02
14,07
23
Tổng lao động
Lao động nam
Lao động nữ
Lao động
Lao động
Lao động
5.344
2.635
2.709
100,00
49,31
50,69
(Nguồn: Từ UBND xã Quảng Thành)
Xã Quảng Thành với tổng số nhân khẩu lên đến 10.687, và có đến 2.246 hộ.
Trong đó có đến 1.887 hộ hoạt động sản xuất NN, chiếm 84,02% trong tổng số hộ trên
địa bàn toàn xã. Còn lại là các hộ tham gia hoạt động sản xuất phi NN chiếm tỷ lệ
thấp15,98%. Trong những năm vừa qua, xã đã và đang thực hiện công tác xoá đói
giảm nghèo và cho đến nay theo điều tra thì số hộ nghèo hiện còn 316 hộ chiếm
14,07%. Đây là một bài toán khó cho các cấp lãnh đạo trong việc thực hiện giảm tỷ lệ
hộ nghèo xuống thấp trong khi Quảng Thành là một xã nghèo, thuần nông.
Theo thống kê trên địa bàn toàn xã thì hiện nay số người trong độ tuổi lao động
là 5.344 lao động, lao động nam là 2.635 người, chiếm 49,31%, còn lao động nữ có
nhiều hơn chiếm 50,69%. Để giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người dân trong độ
tuổi lao là công việc không đơn giản nó đòi hỏi phải có sự nổ lực của bản người lao
động mà còn là sự quan tâm của nhà nước
4.2.TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ SỬ DỤNG ĐẤT XÃ QUẢNG THÀNH
Đất đai là một trong những yếu tố đầu vào hết sức quan trọng trong quá trình
sản xuất của con người, là nơi trú ngụ, sinh sống và tổ chức hoạt động của các hộ gia
đình, các cơ quan, các tổ chức. Cùng với sự biến chuyển của quá trình công nghiệp
hóa, quá trình đô thị hóa thì đất đai trong cả nước nói chung, cũng như đất đai trên địa
bàn xã Quảng Thành nói riêng, đều có chiều hướng biến động.
Qua bảng 2 về tình hình đất đai của xã trong năm 2006 cho phép ta đưa ra
những đánh giá sau:
Bảng 2: Tình hình đất đai của xã Quảng Thành trong năm 2006
Chỉ tiêu Diện tích (ha)
%
Tổng diện tích đất tự nhiên
1.082 100
I.Đất nông nghiệp
646,09 59,71
24
1.Đất trồng cây hàng năm
558,17
86,39
1.1.Đất trồng lúa
490,06
87,80
1.2.Đất trồng rau
60,00
10,75
1.3.Cây khác
8,11
1,45
2.Đất nuôi trồng thuỷ sản
87,92
13,61
3.Đất lâm nghiệp
0 0
II.Đất khác
435,91 40,29
(Nguồn: Từ UBND xã Quảng Thành)
Với tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn địa bàn xã là 1.082 ha, trong đó đất
NN có diện tích khá lớn: 646,09 ha chiếm 59,71% trong tổng diện tích đất tự nhiên.
Số còn lại được sử dụng vào mục đích khác như: đất ở, đất chuyên dùng, đất chưa sử
dụng…với diện tích 435,91 ha chiếm 40,29%.
Đất NN của xã Quảng Thành được sử dụng chủ yếu cho việc trồng cây hàng
năm và nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó đất trồng cây hàng năm của xã là 558,17 ha,
chiếm tỷ lệ khác cao trong tổng diện tích đất NN đến 86,39%. Chỉ có 13,61% diện tích
đất dùng cho nuôi trồng thuỷ sản.
Trong cơ cấu diện tích đất trồng cây hàng năm thì diện tích đất trồng lúa lên
đến 490,06 ha, chiếm 87,80% trong tổng diện tích đất trồng cây hàng năm. Trong
những năm gần đây diện tích đất trồng rau trên địa bàn toàn xã tiếp tục tăng. Theo
chúng tôi điều tra cho đến cuối năm 2006 diện tích đất trồng rau trên toàn xã lên đến
60 ha, chiếm 10,75% trong tổng diện tích đất trồng cây hàng năm. Việc diện tích đất
trồng rau tăng lên thể hiện sự quan tâm của người dân trên địa bàn xã đối với sinh kế
nghề rau. Diện tích đất sử dụng cho trồng các loại cây rau màu khác như: Lạc, đậu,
ngô…chỉ có 8,11 ha, chiếm 1,45%.
Điểm qua tình hình đất đai của xã cho ta thấy xã đã có một kế hoạch cho việc
sử dụng đất hợp lý, đúng mục đích phù hợp với sự phát triển của XH.
4.3.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU TẠI QUẢNG THÀNH
Quảng Thành là một xã có truyền thống trồng rau từ lâu đời. Trong những năm
trở lại đây tình hình sản xuất rau trên địa bàn xã có những biến động do điều kiện thời
25