Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Kịch Bản. Ếch Ngồi Đáy Giếng. Sự Tích Chú Cuội Cung Trăng.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.02 KB, 13 trang )

SÂN KHẤU HÓA VĂN HỌC DÂN GIAN
KỊCH BẢN 1: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
Các diễn viên:
Ếch (1 con), Cua (3 con), ốc (2 con), tôm (2 con), trâu (1 con)
Dựng cảnh:
Giếng nước (giữa sân khấu), cây cối, hoa, cỏ, lá khoai mơn (xung quang giếng)

Dẫn chuyện:
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái,
cua, ốc bé nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái
vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hằng ngày nó
cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ
tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
CẢNH 1. ẾCH TRONG ĐÁY GIẾNG
Diễn viên: ếch, cua, ốc, tôm
Ếch (Từ trong giếng đứng dậy vươn vai, oai phong, khoe cơ bắp – hát)

1


- Ộp….ộp …. ộp … Ta là ếch đại vương. Thân hình ta tráng cường. Lại khỏe mạnh can
trường. Cua, cá, nhái, ễnh ương… Muốn giữ được thịt xương. Chớ có dại coi thường. Ộp
… ộp … ộp ….
Cua (dáng vẻ run sợ, nịnh nọt)
- Thưa đại vương! Ngài thật oai phong lẫm liệt. Tiếng ngài kêu tựa như sấm rền vang
trời ! Ngài kêu to quá làm cho những lồi nhỏ bé như chúng tơi phải sợ … sợ … hãi và
không tài nào chợp mắt được.
Ốc (xoăn xoe hùa theo)
- Đúng đấy, thưa đại vương. Tiếng ngài kêu còn to hơn … hơn cả tiếng sấm, làm các lồi
tơm, cua, ốc, nhái chúng tơi phải run sợ.
Ếch: - Ta kêu to thì mặc ta, ta mới là chúa tể của mn lồi. Khơng liên quan đến các


ngươi.
Ốc (chắp tay) - Vâng, thưa đại vương. Ngài đúng là chúa tể ạ.
Cua (vừa nịnh nọt vừa vuốt ve cơ thể Ếch – Cịn ếch thì mặt vênh váo)
Thưa đại vương, tiếng ngài kêu như sấm rền là bởi ngài có một cơ thể cường tráng của
một lực sĩ đấy ạ. Làn da nâu bóng của ngài cùng với những đường vân, điểm nhấn thật
quá hoàn hảo. Miệng rộng đến mang tai này. Đơi mắt căng trịn, lồi to này. Bàn chân, bàn
tay dài như những móng vuốt này. Cơ bắp nổi cuồn cuộn này. Ơi, ơi, … thật là tuyệt mĩ,
tuyệt mĩ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, con chưa thấy ai mà cường tráng và oai phong
lẫm liệt như đại vương.
Ốc ( nịnh nọt): Dạ, đại vương đúng là cực phẩm, cực phẩm ạ.
Ếch (đắc chí, vỗ ngực): Tất nhiên rồi. Ta là người anh hùng nhất thiên hạ. Các ngươi
nghe ta hỏi đây: Bầu trời thì to bằng cái gì ?
Cua, Ốc (ngước mắt lên nhìn, chắp tay thưa):
- Thưa chúa tể, bầu trời to bằng cái vung ạ.
Ếch: Ộp … ộp … Đúng rồi, bầu trời chỉ bé bằng cái vung, còn ta là một vị chúa tể. Ha …
ha … ha ….
Cua, ốc, tôm (tung hô): Chúa tể ếch muôn năm, muôn năm …

2


CẢNH 2. ẾCH RA KHỎI GIẾNG
Diễn viên: Ếch, cua, ốc, thỏ, trâu
Dẫn chuyện:
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngồi.
Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh và cất
tiếng kêu ộp ộp. Bỗng nó gặp một con vật lạ.
Ếch: Ộp … ộp … hôm nay trời đẹp, ta quyết định vi hành xem trời đất ra sao.
Cua, ốc: Đúng đấy đại vương, ngài là chúa tể mn lồi đi đâu mà chẳng được.
Một con vật lạ xuất hiện.

Thỏ: (vừa hát vừa nhảy)
Là lá la la …
Ta là Thỏ đại ka
Sức khỏe trên loại A
Đối thủ nào cũng thế
Trông thấy ta sợ ghê!
(Thỏ va vào ếch, nó lùi lại, cất giọng khinh miệt) Eo ơi! Con vật gì mà xấu xí, tanh tưởi
thế này. Này chú em, chú em có biết ai đang đứng trước mặt khơng? Khơn hồn thì tránh
đường ra cho ta đi.
Ếch: Ta là chúa tể, ta mới chính là người hỏi ngươi câu đó. Ngươi là ai ? Ộp … ộp ….
Thỏ (mỉa mai): Ộp … ộp… À ngươi chính là con ếch, kẻ đến từ lịng giếng đúng không?
Nghe cái giọng ngươi thật là yếu ớt cùng với da dẻ ngươi thật là xanh xao và nhợt nhạt.
Ta nghĩ ngươi đang bị thiếu can xi và vitamin D do ở dưới giếng lâu ngày đấy.
Ếch: Can xi là cái gì? Vitamin D là cái gì? Tiếng kêu của ta làm cho các loài vật nhỏ bé ở
dưới giếng phải khiếp sợ. Ngươi cũng sợ dần đi là vừa đấy.
Thỏ (giễu cợt):Tiếng kêu của ngươi làm ta … làm ta … buồn cười đến đứt ruột đây này.
Ngươi có nghe thấy gì ko?
Ếch: Nghe thấy gì ?

3


Thỏ (ghé lại gần ếch): Tiếng ruột ta đang đứt vì tiếng kêu đáng buồn cười của nhà ngươi
đấy.
Ếch (tức giận): Thằng này láo, dám xỉ nhục ta à ? Ta sẽ cho người một bài học. Ộp …
ộp…
Thỏ: Thôi đi chú em, kêu vừa thôi không lại nổ bụng, lòi ruột ra đấy. Nghe ta giới thiệu
đây này. Ta là thỏ đại ka, ơng vua của tốc độ. Cịn cái loại nhãi nhép như người ấy à:
“Cống rãnh đòi sóng sánh với đại dương/ Kênh mương địi tương tương với thủy điện” à?
Khơn hồn thì nhảy xuống giếng mà làm chúa tể của mấy con cua, ốc nhãi nhép đi ha…

ha…ha…
Ếch (Giận dữ, gào to): Ta mới là chúa tể ộp …ộp….
Thỏ: Ngươi sai rồi. Ta mới là vua, là chúa tể …
Ếch: Ta là chúa tể …
Thỏ: Ta là chúa tể. Thôi để chú mày tâm phục, khẩu phục, ta sẽ chạy thi xem ai chạy
nhanh hơn. Ta thắng, ta sẽ là vua. Cịn ngươi mà thua thì đâm đầu xuống giếng mà chết
đi.
Ếch: Được. Cua, ốc, nhái, ,… các lại đây làm trọng tài cho bọn ta.
Cua là trọng tài, dùng cịi thơi. Ốc, tơm căng dây về đích. Thêm 2 cua, ốc bóp vai, bóp
chân, động viên tinh thần cho Ếch.
Cua (vừa bóp vai, bóp đùi ếch vừa nói): Đại vương cố lên … đại vương sẽ chiến thắng
cái con thỏ nhãi nhép ấy.
Ốc (nói hùa theo): Đúng đấy đại vương, nó chỉ là cái đinh gỉ thơi. Đại vương cố lên.
Ếch gồng mình khoe cơ bắp rồi nhảy đến vạch xuất phát.
Cua (thổi cỏi, hô to rồi phất cờ): 1, 2, 3 bắt đầu …
(Ếch nhảy từng bước, thỏ nhìn ếch một cách khinh miệt; cua, ốc, nhái ở 2 bên cỗ vũ nhiệt
tình cho ếch)
Cua, ốc, nhái: Đại vương cố lên … đại vương chiến thắng …
Thỏ: xem ta đây … nhanh như gió … với tốc độ bàn thờ … (thỏ chạy vun vút qua các
chướng ngại vật rồi về đích)
Ha … ha … ta thắng rồi, anh bạn ếch cốm nhãi nhép kia ơi. Ta là chúa tể mn lồi ka …
ka … ka …(cầm sợi dây cán đích múa lên, hơn gió với khán giả)
4


Hổ xuất hiện
Hổ (nhảy xổ ra): Gừm … gừm … đứa nào dám tranh ngơi vị chúa tể mn lồi của ta
đấy? gừm …. Gừm …
Thỏ (sợ hãi, vứt sợi dây, bỏ chạy) Trời ơi, hổ … hổ … chạy mau …
Cả lũ chạy tán loạn, riêng Ếch vẫn ngồi đó.

Hổ: Mày chạy đằng trời … mày tự nhận là chúa tể mà … đứng lại (hổ lao theo tóm được
Thỏ)
Thỏ: đâu có, em đâu có dám nhận em là chúa tể mn lồi. Em chỉ là con tép thơi. Anh
mới là chúa tể mn lồi.
Hổ (gầm lên giận dữ): muộn rồi. Mày sẽ phải trả giá cho sự ngông cuồng này.
Thỏ sợ quá, vùng chạy đi, Hổ đuổi theo thỏ. Thỏ chạy đến cầu cứu ếch
Thỏ: Cứu ta với anh bạn ếch ơi. Ta chết mất.
Ếch (rất bình tĩnh):
- Ngươi n tâm. Ta là chúa tể mn lồi. Nó là con gì mà dám tranh ngơi vị của ta. Cứ ở
sau ta. Cả thế giới cứ để ta lo. (Ếch chỉ tay vào đầu mình) Người ta hơn nhau ở cái đầu.
Phải dùng não đề trị nó.
Ếch nhảy đến gần Hổ
- Chào ngài, ngài bớt nóng. Con thỏ này trẻ người non dạ, khơng biết gì. Nhưng ta thì
biết ngài … chưa phải là chúa tể …
Hổ (quắc mắt, gầm lên): Gừm … cái gì ? Ngươi nói cái gì?
Ếch: Ấy ấy, ngài hãy nghe tơi nói hết câu đã nào. Tơi nói ngài chưa phải là chúa tể ở đây.
Vì tơi thấy có ngài hổ khác cịn mạnh hơn cả ngài, tiếng gầm khủng khiếp hơn ngài cơ.
Hổ: Thật sao? Ngươi nói có con hổ khác mạnh hơn ta ư? Nó ở đâu, ta sẽ trừng trị nó.
Ếch (chỉ tay xuống phía giếng nước): Nó ở dưới cái giếng này. Ngài cứ đến đấy mà gọi
… Nó lại ra nuốt chửng ngài ngay ấy chứ.
Hổ hung hăng đến miệng giếng và nhìn xuống. Nó thấy dưới giếng cũng có một con hổ
khác như lời ếch nói. Hổ giận dữ gầm gào.
Hổ:

5


- Mày là ai ? (Tiếng vọng lại: Mày là ai?)
- Con này láo, dám đến xâm phạm địa bàn của ta! (Tiếng vọng lại: Con này láo, dám đến
xâm phạm địa bàn của ta)

- Ta mới là chúa tể mn lồi. Ngươi muốn sống, hãy cút mau!
(Tiếng vọng lại: Ta mới là chúa tể mn lồi. Ngươi muốn sống, hãy cút mau!)
- Ta sẽ giết chết ngươi. (Tiếng vọng lại: Ta sẽ giết chết ngươi)
Hổ tức giận sôi máu, lao đầu xuống giếng mà chết. Thỏ và ếch chạy đến miệng giếng để
xem.
Thỏ (reo lên): Hoan hô, hoan hô… Hết đời thằng hổ già. (quay lại nói với Ếch) Anh ếch
ơi, anh giỏi quá. Anh đã cứu tôi. Tôi xin tơn anh là chúa tể mn lồi. Xin kính cẩn
nghiêng mình trước chúa tể ạ. (làm điệu bộ chắp tay kính cẩn).
Ếch (vỗ ngực, huênh hoang):
Ộp … ộp … ta đã bảo ta là chúa tể mn lồi mà. Từ nay ngươi sẽ đi hầu cho ta. Nhiệm
vụ bây giờ của ngươi là đi thơng báo cho các lồi biết: ếch đại vương ta là chúa tể mn
lồi.
Thỏ: dạ vâng, thưa chúa tể. Mời ngài đi trước ạ.
Ếch nhảy trước, theo sau là hổ, cua, ốc, nhái, tôm. Vừa đi chúng vừa tung hô Ếch: Chúa
tể Ếch muôn năm … Chúa tể Ếch muôn năm …
Đang đi bọn chúng gặp trâu đi tới.
Ếch: Con gì đây mà đen xì xì thế này. Khơng tránh đường cho chúa tể ếch đi.
Trâu: Con ếch xấu xí kia, đã bé nhỏ lại khơng biết lượng sức mình. Tránh ra khơng ta
giẫm lịi ruột bây giờ.
Thỏ: Thằng trâu này láo quá. Đại vương thể hiện sức mạnh cho nó biết thế nào là lễ độ
đi.
Ếch: Được. Ngươi tránh ra. Ta chỉ cần kêu lên vài tiếng là nó khiếp sợ ngay thơi.
Ếch (khom người, dồn hết sức, cố phình to bụng hết cỡ, kêu thật to): ộp … ộp … ộp …
Trâu: Này thì ộp … ộp… (Trâu giẫm lịi ruột ếch).
Ếch nằm lăn ra giãy giụa. Những con vật theo ếch sợ hãi, chạy vịng ra xác ếch rồi túm
lấy đi Trâu, đi theo Trâu 1 vòng quanh sân khấu rồi vào trong.
6


BÀI HỌC

Vở kịch “Ếch ngồi đáy giếng” đã mang lại cho chúng ta những bài học quý báu:
Thế giới là vô cùng rộng lớn và phong phú, phải luôn luôn mở rộng tầm hiểu biết của
mình. Một mơi trường nhỏ bé, hạn hẹp, khơng có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu
biết thế giới xung quanh.
Không nên chủ quan, kiêu ngạo, nếu không phải trả một giá rất đắt. Những gì chúng ta
biết chỉ nhỏ bé như một hạt cát giữa sa mạc, như một giọt nước trong đại dương mênh
mông nên cần khiêm tốn học hỏi.
Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, tìm
hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.

KỊCH BẢN 2: SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
Các nhân vật:
Cuội, Hổ mẹ + 4 hổ con, ông lão ăn xin, vợ Cuội, phú ơng, Cướp (3 tên), con
chó.
Dẫn chuyện: Cuội là một chàng tiều phu, hiền lành, tốt bụng. Cha mẹ Cuội mất sớm,
nhà nghèo nên hàng ngày Cuội phải vào rừng kiếm củi nuôi thân. Một buổi sáng tinh
mơ, như thường lệ, Cuội vác rìu vào rừng sâu đốn củi. Khi đến gần 1 con suối nhỏ, Cuội
bỗng giật mình trơng thấy tiếng gầm gừ của hổ.
Cuội: Trời ơi, hình như mình nghe thấy tiếng gầm của hổ. Mình phải kiểm tra xung
quanh đây mới được… Là hổ thật. Xem nào … 1 con … 2 con … 3 con. Ba con hổ con.
Con hổ mẹ đâu nhỉ? Chắc nó đi kiếm mồi. May mà nó ko có ở đây. Mình ko thể để cho lũ
hổ con kia sống được. Khi lớn lên chúng sẽ làm hại dân làng mất.
Lũ hổ kia, hãy xem sự lợi hại của ta đây (vừa hét vừa xơng lên, vung rìu bổ vào cọp con)
(Cọp mẹ xuất hiện)
Cọp mẹ: Gừm, thằng người kia. Tại sao ngươi dám đánh chết con ta? Ngươi sẽ phải đền
tội.

7



Cuội: Ối trời ơi! Cứu tôi với! Cứu tôi với ! (Chạy một mạch vào trong khán đài, ngó qua
tấm phông)
Cọp mẹ (quay lại với các con): Các con yêu quý của ta! Các con thật là đáng thương. Ta
sẽ giúp các con sống lại.
Hổ mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và
mớm cho con. Chỉ một lát sau, ba con hổ con đã vẫy đuôi sống lại, khiến cho Cuội vơ
cùng sửng sốt
Cọp mẹ: Ơi, các con đã sống lại rồi! Thôi chúng ta đi nơi khác ở đi các con. (Hổ mẹ đưa
các con đi)
Cuội (chạy ra): (ngắt lấy 1 lá thuốc và quan sát) Kì lạ thật, rõ ràng là bọn hổ con đã chết.
Thế mà sau khi ăn lá này lại sống lại như thường. Thật kì diệu! Đây đúng là cây thuốc cải
tử hoàn sinh rồi. Ta phải đem cây này về trồng mới được. Có cây thuốc này, ta sẽ cứu
sống mọi người.
Dẫn chuyện: Trên đường về, Cuội gặp 1 ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ
Cuội: Ơng ơi ơng, ơng có sao ko? Sao ơng lại nằm đây. Hả, ơng lão chết rồi. Ơng lão
chết thảm quá! Sao mình ko thử dùng lá cây này nhỉ, biết đâu ơng lão có thể sống lại thì
sao. (Cuội lấy lá cho ơng lão ăn)
Ơng lão: (mở mắt ngồi dậy): Sao thế này? Tơi vẫn cịn sống sao? Tơi cảm thấy mình thật
là khỏe khoắn. Anh, anh đã giúp tơi phải khơng? Cảm ơn anh, tơi biết lấy gì về đền đáp
anh đây? Làm sao mà tôi sống được thế này?
Cuội: Ơng ơi, ơng khơng phải cảm ơn cháu đâu. Cháu cứu được ông là nhờ cây thuốc
quý này này.
Ông lão: (quan sát cây, lá) Trời ơi, cậu lấy cây này ở đâu?
Cuội: Cháu vào rừng, thấy có 3 con hổ con, cháu sợ nó lớn lên ăn thịt người nên đánh
chết. Ai ngờ, hổ mẹ về, nó lấy lá cây này cho hổ con ăn. Thế mà hổ con sống lại ln ơng
ạ.
Ơng lão: Trời ơi, cây này chính là cây có phép “cải tử hồn sinh” đấy! Thật là trời cho
cậu để cậu cứu giúp thiên hạ. Cậu hãy chăm sóc cho cây thật tốt, nhưng nhớ đừng tưới
bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó.
8



Dẫn chuyện: Cuội đem cây về nhà trồng ở góc vườn phía đơng, ln ln nhớ lời ơng
lão dặn, chăm sóc cẩn thận, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong, cho cây nhiều lá
để cứu người. Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe
có ai nhắm mắt, tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn
Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi.
Một hơm …
Cuội: Hôm qua trời mưa to, nước sông chắc nhiều cá lắm đây. Ta phải đi đánh cá một mẻ
mới được.
(Cuội lội sơng) Úi cha, có xác 1 con chó chết trôi, chắc chết lâu rồi, bụng trương lên hết
cả, ko biết có cứu sống được nữa hay khơng đây. Thơi mình cứ vớt lên, thử cho cứu nó
xem sao (Cuội lấy 1 lá trong túi ra cho vào miệng con chó)
Con chó sống lại quấn quýt theo Cuội.
Cuội: A, mày sống lại rồi. Mày cảm ơn tao à? Giỏi lắm. Thôi mày về với chủ mày đi. Đi
đi … Mày ko muốn đi hả? Vậy mày hãy về với ta. Có 1 con vật làm bạn, ta cũng đỡ
buồn.
(cuội và chó vào trong khán đài)
Dẫn chuyện: Một lần khác, có ông phú nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội.
Phú ơng: Cuội ơi, làm ơn giúp ta. Cứu ta với!
Cuội: Có việc gì vậy phú ơng?
Phú ơng: Hãy thương lấy con gái ta. Nó ra sơng bị sảy chân ngã chết đuối. Cuội hãy đến
nhà ta, dùng phép cứu cho con gái ta sống lại, ta sẽ hậu tạ, muốn gì được nấy.
Cuội: được rồi, ta sẽ giúp ơng.
Dẫn chuyện: Cuội vui lịng theo phú ơng về nhà, lấy lá chữa cho cô gái. Chỉ một lát sau,
mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên rồi sống lại.
Phú ơng: Ơi! Con gái của ta sống lại rồi. Phúc đức quá! Đúng là ông trời có mắt. Đa tạ
cuội. Bây giờ Cuội muốn gì?

9



Cuội: Tơi có cây thuốc q cũng là do ơng trời. Ơng trời đã cho tơi để tơi đi cứu giúp
thiên hạ. Tôi không màng danh lợi, cũng chẳng mong tiền bạc của cải gì.
Cơ gái: Cha, anh Cuội! Cái số của con đến hôm nay là tận cùng rồi. Nhờ có anh Cuội mà
con được sống lại, con rất cảm kích. Cuộc sống của con coi như đã là của anh Cuội. Vậy
con xin cha cho con được theo anh Cuội về làm vợ.
Phú ông: Hả? (ngạc nhiên rồi cười) Phải , phải, con gái ta nói phải lắm. Sự sống của con,
cuộc đời của con có được là do anh Cuội. Mà ta biết Cuội cũng là một chàng trai tốt, luôn
giúp đỡ mọi người. Ta đồng ý cho 2 con thành vợ thành chồng.
(Cuội và cô gái nắm tay nhau cười, tất cả vào trong sân khấu).
Dẫn chuyện: Từ đó, vợ chồng Cuội sống với nhau thuận hịa, êm ấm. Một hơm trong khi
Cuội đi vắng có bọn cướp qua nhà. Biết Cuội có phép cải tử hồn sinh, chúng ghen ghét
bèn sinh lịng độc ác. giết vợ Cuội Chúng cố ý lấy ruột của người vợ đi để Cuội không
bao giờ cứu được vợ nữa.
Cướp 1: Thưa đại ca, đây chính là nhà thằng Cuội đấy ạ.
Tướng cướp: Thế hả? tao nghe thiên hạ đồn rằng thằng này chữa bệnh cứu người giỏi
lắm. Ai chết nó cũng cứu sống được. Chắc là nhà nó giàu lắm. Chúng bay vào cướp hết
cho tao.
Cướp 2: Đại ca, nhà thằng này chẳng có vàng bạc hay của cải gì đáng giá cả. Nó có mỗi
con vợ này là xinh đẹp thôi. (Bắt vợ Cuội ra quỳ)
Tướng cướp: Tức thật! Phí một chuyến đi của tao. Được ! Tao sẽ giết chết vợ nó, rồi mổ
bụng, moi ruột vứt đi, xem nó có cứu nổi vợ nó khơng.
Cướp 3: Đại ca nói chí phải. Người cịn ngun vẹn thì cịn cứu được chứ khơng có ruột
gan thì chỉ có cứu bằng … niềm tin mà thôi …. Ha ha ha ….
Bọn cướp bắt vợ Cuội giết chết, mổ bụng, moi ruột vứt xuống sơng.
Cuội trở về nhà.
Cuội: Mình ơi, ta đã về nhà đây. Trời ơi, mình ơi. Sao thế này mình ơi! Ai đã nhẫn tâm
giết vợ ta ? Ta phải cứu nàng, ta phải cứu nàng. Nàng đợi ta nhé.
(Đặt vợ nằm xuống, Cuội chạy đi lấy cây thuốc, cho lá thuốc vào miệng vợ)

10


Mình ơi, sống lại đi, tỉnh lại đi mình ơi! Hu hu!(Vừa ơm vừa lắc vai) Mình khơng thể
chết. Mình sống lại đi. (Cuội gục bên xác vợ đau khổ)
Con chó: ơng chủ ơi, đừng khóc nữa. Tơi sẽ giúp ông chủ cứu bà chủ.
Cuội: Thôi người đừng nói nữa, thuốc cải tử hồn sinh của ta cịn chưa chữa được, làm
sao ngươi giúp được ta?
Con chó: Tơi có cách. Ông chủ hãy lấy ruột của tôi thay cho bà chủ và cho bà chủ ăn lá
thuốc. Thế nào bà cũng sống..
Cuội: Đúng rồi, vậy mà ta cũng không nghĩ ra. Cảm ơn ngươi- anh bạn nhỏ tốt bụng của
ta. Ta mừng q! Nhưng (Cuội nhìn con chó một cách ái ngại) …Cịn ngươi thì sao?
Con chó: Tơi vốn là một con chó đã chết rồi, nhờ ơn cứu mạng của ơng chủ mới sống
được. Ơng chủ lại đối đã với tơi rất tốt. Ơng chủ cứu mạng tơi, bây giờ tôi cứu mạng bà
chủ coi như là một sự trả ơn vậy. Ông chủ hãy chấp nhận đi.
Cuội (ngẫm nghĩ): thôi được, coi như ta mượn tạm ruột của ngươi để cứu vợ ta rồi ta sẽ
tìm cách cứu ngươi.
Dẫn chuyện: Cuội bèn liều mượn ruột của chó thay cho vợ và dùng lá thuốc cải tử hoàn
sinh. Quả nhiên vợ Cuội sống lại và vẫn trẻ đẹp như xưa.
Cuội: Ơi mừng q, mình ơi, mình sống lại rồi! Ta vui q, thật là màu nhiệm.
Cuội (nhìn con chó) : Nhưng còn anh bạn của ta. Làm thế nào bây giờ ?( Cuội ngẫm
nghĩ)
A, nghĩ ra rồi. Ta sẽ dùng đất nặn thành ruột cho anh bạn ! Chờ ta nhé !
Cuội (làm động tác giả) : Đây rồi, bây giờ ta sẽ đặt cái ruột giả này cho vào bụng ngươi.
Ngươi ăn lá thuốc đi, rồi lại sống với nhà ta như trước nhé !
Con chó (sống lại) : Cảm ơn ơng chủ. Ơng chủ thật là nhân nghĩa.
Cuội :Vậy là bây giờ nhà ta lại đông đủ, vui vẻ như trước rồi. Chúng ta hãy sống thật tốt,
không bao giờ rời xa nhau nữa nhé.
(Cảnh vợ chồng nhìn nhau tình cảm, chồng vuốt ve con chó)


11


Dẫn chuyện : nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Nàng đãng trí
hay quên, chồng dặn một đằng, nàng lại làm một nẻo. Nhiều lần làm Cuội rất bực mình.
Cuội (chuẩn bị đi kiếm củi – dặn vợ) Mình ơi, mình tưới nước cho cây « cải tử hoàn sinh
đi » Nhớ là phải tưới bằng nước giếng trong nhé !
Vợ : vâng ạ.
(Vợ bước ra cầm theo một cái bát đựng canh, chuẩn bị đổ vào cây)
Cuội : Này mình, mình đổ nước gì đấy ?
Vợ : Dạ, nước canh thừa phí quá nên em đổ vào cây cho nó lớn nhanh.
Cuội : Ơi trời ơi, mình ơi, tơi đã dặn bao nhiêu lần là phải tưới cây bằng nước giếng
trong cơ mà. Mình nhớ chưa ? Tưới nước bẩn, cây bay lên trời đấy.
Vợ :dạ, em nhớ rồi.
Cuội (lẩm bẩm 1 mình) : Chết thật ! Vừa nói đã qn, khơng biết vợ mình bị làm sao
nữa. Mình ở nhà, tơi đi kiếm củi nhé.
Dẫn chuyện : Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, vợ Cuội đang nấu
cơm, rửa rau.
Vợ : Mình phải nấu cơm, luộc rau nhanh lên mới được. Anh Cuội sắp đi kiếm củi về rồi.
Cịn thừa ít nước rửa rau, mình tưới cây cho đỡ phí. (đổ nước vào gốc cây) còn chỗ mùn
rác này, ta đổ nốt vào gốc cây cho tốt -> cây lung lay
Ối ! Ối ! Cái gì thế ? Cây bật gốc. Cây bay rồi, cây biết bay ! Ối làng nước ơi, cây thần
bay lên trời. Cây thần bay lên trời rồi. Giúp tôi với !
Cuội (chạy ra) Cái gì thế ? Trời ơi, cây q của tơi ! Ở lại đây đi, đừng bay lên nữa (Cuội
móc rìu vào rễ cây)
Ôi trời ơi ! Cây quý ơi ! Ta sẽ đi cùng cây !
Cuội – với dáng bay theo cây vào trong sân khấu.
Đội văn nghệ ra múa hát bài « Chú Cuội cung trăng »
Dẫn chuyện : Cái cây bay vút lên, kéo theo cả Cuội đến cung trăng. Từ đấy Cuội ở luôn
cung trăng với cái cây quý của mình. Mỗi năm cây chỉ rụng xuống có một lá. Nhìn lên

12


mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc,
người ta gọi cái hình ấy là hình Chú Cuội ngồi gốc cây đa.

13



×