Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Luận văn một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học từ xa (ứng dụng tại viện đại học mở hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.85 MB, 90 trang )

o
ừỉ
5 5V

2Q
H1
H-) 3

BỘ GIÁO DỤC VẰ Đ Ả o Ỉ ẠO
TRU*ỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUÓC




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẢO TẠO
m i% G Đ Ạ I H Ọ C K C D H T Ế ftr o c HAST

BÙI THAN H SƠN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LlẠỊNG
ĐÀO TẠO DẠI HỌC TỪXA
(ÚNG DỤNG TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI)

Chuyên ngành: KHOA HỌC QUẢN LÝ

LUẬN VĂN THẠC sĩ KINH TE
ĐẠI HỌC KTỌD
_*

TRUNGT
THÔNG TIN TH


CỊiÁa

4530

/ỈU c

PGS. TS. PHAN KIM CHIÊN

H à Vội - 2004


BẢNG KÊ CÁC CH Ữ VIẾT TẮT s ử DỤNG TR O N G LUẬN VĂN

NXB

Nhà xuất bản

CTQG

Chính trị Quốc gia

SĐD

Sách đã dẫn

ĐTTX

Đào tạo Từ xa

GDCQ


Giáo dục chính quy

GDNCQ

Giáo dục ngồi chính quy

GDBD

Giáo dục bồi dưỡng

NN

Nhà nước

XH

Xã hội



Gia đình

NT

Nhà trường

CB

Cơng bằng


GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

THPT

Trung học phổ thông

THCN

Trung học chuyên nghiệp

BCHTƯ

Ban chấp hành trung ương

ĐH

Đại học

GDBD

Giáo dục bồi dưỡng

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

KCQ


Khơng chính quy

PTS

Phó tiến sỹ

TS

Tiến sỹ


MỤC LỤC
LỜI

MỞ Đ Ầ U ..................................................................................................................................... 1

CHƯƠNGI: ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TỪ XA VÀ CHÂT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
TỪ XA .......................................................................................................................4

1.1 Khái quát một số vấn đề lý luận về đào tạo từ x a ..................................4
1.1.1 Khái niệm............................................................................................... 4
1.1.1.1 Đào t ạ o ............................................................................................ 4
1.1.1.2 Đào tạo đại học từ x a ......................................................................5
1.1.2 Vai trị, vị trí đại học từ xa trong hệ thống giáo dục quốc dân........ 10
1.1.3 Những đặc điểm của đào tạo đại học từ x a ......................................... 14
1.2 Chất lượng đào tạo đại học từ x a .................................................................16
1.2.1 Chất lượng...............................................................................................16
1.2.1.1 Định nghĩa chất lượng.................................................................... 16
1.2.1.2 Sự thể hiện của chất lượng............................................................19

1.2.2 Chất lượng đào tạo đại học và đào tạo đại học từ x a ....................... 20
1.2.2.1 Các khía cạnh của chất lượng đào tạo từ x a ................................22
1.2.2.2 Các tiêu chí đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo
đại học............................................................................................. 24
1.3 Vài nét về đào tạo đại học từ xa ở một số nước trên thế giới....................25
1.3.1 Hàn Q uốc............................................................................................... 25
1.3.2 Nhật B ản .................................................................................................28
1.3.3 Malaysia..................................................................................................29
1.3.4 Thái L an..................................................................................................30
1.3.5 Australia..................................................................................................31
1.3.6 Một số nước thành viên tổ chức OECD...............................................31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TỪ XA CỦA VIỆN ĐẠI

HỌC MỞ HÀ NỘI............................................................................. 35
2.1 Vài nét về Viện Đại học Mở Hà Nội ........................................................35
2.1.1 Lịch sử ra đ ờ i........................................................................................35


2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chức của Viện Đại học Mở Hà n ộ i.......36
2.2 Chất lượng đào tạo từ xa của Viện Đại học Mở Hà nội..........................41
2.2.1 Quan điểm, chủ trương của Viện Đại học Mở Hà Nội về đào tạo từ
xa............................................................................................................41
2.2.2 Chất lượng đào tạo từ xa tại Viện Đại học Mở Hà N ộ i.................... 42
2.2.2.1 Quy mô đào tạo đại học từ xa....................................................... 42
2.2.2.2 Về chất lượng đào tạo từ x a ...........................................................44
CHƯƠNG 3 : M ỘT s ố GIẢI PH ÁP NHAM

nâng cao ch ất lượng đào tạo

ĐẠI HỌC TỪ XA (ỨNG DỤNG TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI)


3.1 Đòi hỏi chất lượng đào tạo từ xa trong giai đoạn m ớ i.............................. 56
3.1.1 Bối cảnh giáo dục trước tình hình thế giới m ớ i..................................56
3.1.2 Xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng một xã
hội học tập............................................................................................. 61
3.1.3 Xuất phát từ nhu cầu đựơc đào tạo liên thông .................................. 65
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học từ xa (ứng
dụng tại Viện Đại học Mở Hà n ộ i)............................................................ 68
3.2.1 Các giải pháp.......................................................................................... 68
3.2.1.1 Hồn thiện chương trình đào tạo từ x a ......................................... 68
3.2.1.2 Hoàn thiện đội ngũ cán bộ quản lý và giảng v iên....................... 69
3.2.1.3 Hoàn thiện hệ thống kiểm tra ,đánh giá, xây dựng hệ thống quản
lý chất lượng....................................................................................71
3.2.1.4 Xây dựng giáo trình, tài liệu giáo khoa và các tài liệu khác phục
vụ người học....................................................................................77
3.2.2 Kiến n g h ị................................................................................................78
3.2.1 Kiến nghị với Bộ và Nhà nước............................................................78
3.2.2 Kiến nghị với các cơ quan phát thanh , truyền h ìn h .................. .......79
PHẦN KẾT LƯẬN........................................................................................................... 82
TÀI LIỆƯ THAM KHẢO .............................................................................................. 83


LỞI NĨI ĐẦU
1. T ÍN H C Ấ P T H IẾ T C Ủ A Đ Ể T À I

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta đã quyết định đẩy
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa
nước ta cơ bản trở thành một nước cơng nghiệp. Đó là nhiệm vụ hàng đầu bảo
đảm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Để hoàn thành được
nhiệm này phải "thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu" (1) .

Giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân (2).
Phải coi trọng của ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy
hiệu quả. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục đào tạo. Tạo điều kiện để ai
cũng được học hành. Giữ vai trò nòng cốt của các trường cơng lập đi đơi với đa
dạng hố các loại hình giáo dục đào tạo. Mở rộng các hình thức đào tạo không
tập trung, đào tạo từ xa, từng bước hiện đại hố hình thức giáo d ụ c(3).
Luật Giáo dục tháng 12 năm 1998 cũng đã ghi rõ trong điều 11: (Phải)
xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hố các loại hình nhà trường
và các hình thức giáo dục; khuyến khích huy động và tạo điều kiện để tổ chức,
cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục (4).
Đào tạo từ xa trên thế giới trong hai thập kỷ vừa qua đã từng bước phát
triển to lớn và mạnh mẽ tạo cơ hội cho mọi người dân được học tập để nâng
cao trình độ. Hình thức đào tạo từ xa ở nước ta trong thập kỷ vừa qua mà tiêu
biểu là Viện Đại học Mở Hà nội và Đại học Mở Bán công thành phố Hồ Chí
Minh cũng đã góp phần tích cực trong việc xã hội hoá giáo dục ở nước ta. Để
cho các hình thức này phát huy hơn nữa vai trị của mình, vấn đề nâng cao
chất lượng đào tạo từ xa thực sự trở thành vấn đề bức thiết cần được đặt ra,
nghiên cứu và giải quyết, ơ Việt Nam đây đang là một vấn đề mởi mẻ vì cịn
q ít các cơng trình nghiên cứu chun sâu thuộc lĩnh vực này.
(1) NXB Chính tri quốc gia - Văn kiện hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành ưung ương khoá v m
H à N ội 1997, trang 29
(2) NXB CTQG, sách đã dẫn, trang 30
(3) NXB CTQG, sách đã dẫn, trang 31
(4) NXB CTQG - luật Giáo dục, Hà Nội 1998, trang 12.

1


Đề tài luận văn với tiêu đề "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo đại học từ xa" - ứng dụng ở Viện Đại học Mở Hà Nội, hy vọng đóng

góp một phần nhỏ vào cơng việc chung to lớn này.
2. M Ụ C Đ ÍC H N G H IÊ N c ứ u

Xuất phát từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề chất lượng đào tạo
đại học từ xa, luận văn đi sâu phân tích thực trạng cơng tác quản lý chất lượng
đào tạo đại học từ xa ở một cơ sở cụ thể là Viện Đại học Mở Hà Nội, từ đó
đưa ra các kiến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học từ xa ở
Viện Đại học Mở Hà Nội, nơi học viên đang công tác- trong giai đoạn mới.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN cứ u
Đề tài đi sâu nghiên cứu chất lượng đào tạo từ xa ở bậc đại học, giới hạn
ở Viện Đại học Mở Hà Nội, một trong hai trung tâm lớn nhất về đào tạo đại
học từ xa hiện có tại nước ta ở thời điểm hiện nay.
4. P H Ư Ơ N G P H Á P N G H IÊ N c ứ u

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
cac quan diêm cua Đang và Nhà nước về giáo due - đào tạo làm cơ sở phương
pháp luận; kết hợp với các phương pháp lịch sử phân tích, tổng hợp và các
thành tựu của khoa học quản lý để đi sâu nghiên cứu và giải quyết vấn đề đặt
ra của đề tài.
5. N H Ữ N G Đ Ó N G G Ó P C Ủ A L U Ậ N V Ã N

- Đề tài hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo từ xa
chất lượng của đào tạo đại học từ xa.
- Mô tả bức tranh tổng quát về đào tạo đại học từ xa ở nước ta giai đoạn
vừa qua, lấy Viện Đại học Mở Hà Nội làm tài liệu viện dẫn.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
đại học từ xa ở nước ta trong giai đoạn tới (2005 - 2010).

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương.

2


Chương 1:

Đ À O TẠ O ĐẠI HỌC TỪ XA VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

TỪ XA.

Chương 2:

THỰC TR Ạ N G CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO T Ừ X A CỦA V IỆN ĐẠI HỌC

M Ở H À NỘI

Chương 3:

M ỘT

số

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LUỢNG Đ à o

HỌC TỪ XA (ÚNG D Ụ N G TẠI V IỆN ĐẠI HỌ C M Ở HÀ NỘ I)

3


tạo đại


Chương /

DÀO TẠO ĐẠI HỌC TỪ XA VÀ CHẤT LƯỢNG DÀO TẠO DẠI HỌC TỪ XA
1.1 K H Á I Q U Á T M Ộ T SỐ V Â N Đ Ể L Ý L U Ậ N V Ể Đ À O T Ạ O T Ừ X A

1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Đào tạo
Đào tạo là sự giáo dục chuyên sâu nhằm giúp cho con người lĩnh hội
được những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen làm việc thuộc các lĩnh vực
hoạt động xã hội nhất định(5)
Đào tạo là một q trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình
thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ ... để
hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành
nghề một cách có năng suất, hiệu quả.
Đào tạo là việc tổ chức giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn việc
giáo dục đạo đức nhân cách với việc cung cấp các kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ, nhằm chuẩn bị cho người học thích nghi với cuốc sống và khả năng
nhận được một sự phân công lao động nhất định.
Để làm rõ hơn khái niệm này, hãy so sánh đào tạo với bồi dưỡng theo các
tiêu chí sau:
Bans ỉ : Các tiêu chí so sánh giữa đào tạo vói bồi dưỡng

Tiêu chí phân
Đào tạo

loại


Bồi dưỡng

-Nội dung

Bắt đầu

Tiếp tục liên quan nghề cũ

-Mục đích học

Để có nghề

Để tiếp tục nghề

-Thời gian

Thường là dài

Ngắn hạn

-Mức độ đánh giá Cấp bằng (thông thường)

Cấp chứng chỉ

(5) NXB khoa học và kỹ thuật - Giáo trình chính sách trong quản lý kinh tế - xã hội, Hà Nội 1998 Tr. 217

4


Đào tạo trình độ đại học là giúp cho sinh viên nắm vững kiến thức

chuyên môn và kỹ năng thực hành vế một nghề, có khả năng phát triển, giải
quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo(6)
Đào tạo trình độ đại học phải đáp ứng được yêu cầu về nội dung và
phương pháp:
+ Về nội dung: đảm bảo cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ
bản và chun ngành tương đối hồn chỉnh; có phương pháp làm việc khoa
học; có năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn.
+ Về phương pháp: phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự
nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện
kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.
Nội dung và phương pháp phải được thể hiện thành chương trình giáo
dục. Bộ giáo dục và Đào tạo quy định chương trình khung gồm cơ cấu nội
dung và các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo
giữa các môn học cơ bản và chuyên ngành, giữa lý thuyết với thực hành,
thực tập. Căn cứ vào chương trình khung, trường đại học xác định chương
trình giáo dục của trường mình.
Đào tạo trình độ đại học do các trường Đại học thực hiện.Các loại trường
Đại học được quy định tại khoản 1 điều 14 nghị định 43(7). Trường Đại học
chịụ trách nhiệm về chất lượng đào tạo và giá trị văn bằng chứng chỉ do trường
cấp trên cơ sở xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo,
đồng thời "...Có trách nhiệm thực hiện quy trình kiểm định chất lượng và cơng
khai kết quả kiểm định chất lượng theo quy định của các cơ quan có thẩm
quyền"- Điềul8, Điều lệ trường Đại học(8)
1.1.1.2 Đào tạo từ xa
Điều 6 - Luật giáo dục quy định hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm
phương thức giáo dục chính quy và khơng chính quy.

(6) NXB Chính trị quốc gia - luật giáo dục, sách đã dẫn tr 25.
(7) Nghị định 43/2000/NĐ - CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ
(8) Mục 3, điều 18 điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 153/2003 QĐ-Ttg ngày 30/7/2003

của Thủ tướng Chính phủ.

5


Giáo dục khơng chính quy giúp cho mọi người vừa học vừa làm, học liên
tục, suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ
học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc
làm và thích nghi với đời sống xã hội.
Giáo dục từ xa thuộc phương thức giáo dục khơng chính quy.
- Khái niệm đào tạo từ xa:
Ngày nay với sự phát triển của khoa học sư phạm, quá trình đào tạo đang
có những xu thế đổi mới như đào tạo theo học phần, theo tín chỉ, theo mơ đun
nhằm mềm hố q trình đào tạo để thích ứng tốt hơn cho nhu cầu của người
học trong cơ chế thị trường, giáo dục “mở” và đào tạo từ xa là một khái niệm
còn mới mẻ ở Việt Nam. Đào tạo từ xa thực sự là một nhân tố mới xuất hiện
trong cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta.
Đào tạo từ xa có nhiều cách hiểu không giống nhau .Khái niệm " từ xa"
cũng được hiểu linh hoạt, có khi đó là một khoảng cách rất lớn nhưng có khi
chỉ là một khoảng cách rất gần, nhưng vấn đề ở chỗ cổ mốt sư gián cách giữa
người day và người hoc, có người ở rất gần nhà trường nhưng do điều kiện nào
đó khơng thể học tập trung tại trường.
Khác với phương thức giáo dục truyền thống “mặt đối mặt” yêu cầu phải
có lớp học, giảng đường với những quy định chặt chẽ với số học sinh trên lớp,
về tỷ lệ giáo viên / sinh viên , phương thức đào tạo từ xa dựa trên các phương
tiện như giáo trình, tài liệu in, băng tiếng, băng hình, phát thanh, truyền hình,
điện thoại, Internet v.v để tổ chức đào tạo tại chỗ (có thể là chỗ ở hay chỗ làm
việc). Người học có thể khơng cần phải tập trung đến lớp nghe giảng mà tự
học tại chỗ dựa vào các phương tiện nêu trên. Đào tạo từ xa lấy tự học là
chính, địi hỏi người học phải tự giác, kiên trì và quyết tâm cao để hồn thành

chương trình học tập của mình.
Nói chung đào tạo từ xa hay giáo dục từ xa được hiểu như sau:
- Đó là một" cửa vào" mới cho giáo dục, hoặc một" lối mở cơ hội giáo
dục "mới, một sự mở rộng lối vào cho giáo dục.
- Đó là một biện pháp canh tân trong giáo dục, nhất là giáo dục đại học.

6


- Giúp cho người lớn đối chọi với những biến đổi trong xã hội, trong kinh
tế kỹ thuật, trong công việc, trong đời sống...., trong điều kiện của người học
có nhiều hạn chế.
- Giáo dục từ xa thường gắn liền với" chính sách mở" trong giáo dục.
Khái niệm" mở" được hiểu là - có một chế độ" mở" trong tuyển sinh,có một
phương pháp "mở" trong sư phạm , cấu trúc kế hoạch chương trình theo điều
kiện của "khách hàng"- tức là người học, có một chế độ "mở " cho việc học
của sinh viên, họ có thể tự quyết định học khi nào , ở đâu, với tốc độ ra sao.
- Xét từ phương diện kinh tế thì đây là phương thức giáo dục ít tốn kém
nhất cho người học.
Ngày nay đào tạo từ xa đã vượt ra khỏi vai trị của một giải pháp tình thế
dành cho những đối tượng đặc biệt để trở thành một phương pháp giáo dục
quan trọng và phổ biến.
Chương trình Đào tạo từ xa gồm : chương trình khơng bằng cấp(Chương
trình phổ cập, nâng cao dân trí...) và chương trình chọn khố cấp bằng tốt
nghiệp( Bậc trung học có thể cả bậc tiểu học ở những vùng xa xôi, hẻo lánh ;
bậc đại học và trên đại học). Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu đào tạo từ xa bậc
đại học, sau đây viết tắt là ĐTTX
Các hình thức tổ chức mơ hình ĐTTX:
*Các trường đào tạo truyền thống (tập trung học kiểu"mặt đối mặt")
đồng thời có làm cả đào tạo từ xa( như ở Australia, Ấn độ, các nước XHCN

cũ)- Đó là mơ hình phân tán
*Các trường chuyên làm đào tạo từ xa( tên gọi: Đại học Mở; Đại học từ
xa; Đại học phát thanh truyền hình; Đại học khơng trung.w...
Giáo dục từ xa hay ĐTTX gồm 3 công đoạn:
+ Thứ nhất: sản xuất giáo trình, học liệu gồm tài liệu in băng tiếng, băng
hình, phần mềm máy tính, phần mềm videotec, đĩa compact, các chương trình
phát thanh, truyền hình.
+ Thứ hai: Tổ chức quá trình dạy - học gồm chuyển các giáo trình, học
liệu nêu trên đến tay người học, tổ chức các chương trình phát thanh, truyền

7


hình định kỳ, các cầu phát thanh truyền hình trực tiếp, cầu truyền hình hai
chiều, tổ chức tư vấn, giải đáp thắc mắc qua mạng hay thông qua điện th o ại...
+ Thứ ba: Tổ chức kiểm tra, đánh giá, cấp bằng chứng chỉ.
- Đào tạo từ xa ở Việt Nam:
Cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại
và bước nhảy vọt của nền kinh tế thế giới cách đây 3-4 thập niên, nền giáo dục
ở nhiều quốc gia đứng trước những thách thức và áp lực lớn.
Thứ nhất là về nguồn nhân lực được đào tạo sự cất cánh của nền kinh tế
cùng với vai trò ngày càng tăng của khoa học - công nghệ trong phát triển
kinh tế tạo nên nhu cầu lớn về quy mô và chất lượng của nguồn nhân lực, vượt
xa giai đoạn trước đó.
Thứ hai là nhu cầu được học tập, được đào tạo và đào tạo lại của đông
đảo nhân dân. Kinh tê phát triển, mức sống được nâng cao thì nhu cầu về nâng
cao dân trí, mở rộng hiểu biết của mọi người dân ngày càng gia tăng mạnh
mẽ. Hơn nữa, trong một thời đại mà kiến thức của nhân loại thay đổi từng
ngày từng giờ và cơ hội tìm kiếm việc làm, cơ hội mưu sinh khơng tách với cơ
hội giáo dục-đào tạo thì nhu cầu được đào tạo và đào tạo lại, trang bị và nâng

cao kiến thức nghề nghiệp bùng nổ một cách hết sức đa dạng và phong phú.
Có thể nói rằng, nếu trước đây việc học tập chỉ là những “lát cắt” cố định trên
hằng số thời gian của một cuộc đời thì trong bước chuyển của thời đại việc
học tập trở thành thường xuyên, liên tục trong suốt cuộc đời. Những áp lực
trên đây tạo ra những bất cập, quá tải của hệ thống giáo dục, đặc biệt là hệ
thống đào tạo đại học chuyên nghiệp. Việc tăng ngân sách nhà nước đầu tư
mở rộng, nâng cao năng lực đào tạo không theo kịp sự bùng nổ về nhu cầu
được đào tạo trong xã hội. Sự quá tải, sự bất bình đẳng về cơ hội giáo dục
ngày càng sâu sắc, làm xuất hiện yêu cầu cấp bách phải dân chủ hóa, xã hội
hố giáo dục. Đây là sự thay đổi về chất của hệ thống giáo dục, từ một nền
giáo dục tạm gọi là giáo dục “tinh hoa”, chỉ dành cho một bộ phận dân cư
sang một nền giáo dục “đại chúng” toàn thể dân cư. Hơn nữa, nhu cầu cần
phải đào tạo thêm và đào tạo lại hàng loạt cán bộ để phục vụ cho công cuộc

8


đôỉ mới, cần phải mở rộng giáo dục đến vùng sâu vùng xa... Để thực hiện sự
thay đổi này, hàng loạt nước phát triển và đang phát triển khắp thế giới (đặc
biệt là châu Á, trong đó có nước ta) đã áp dụng một “ hệ thống giáo dục mở ”.
Lùi lại thời gian, năm 1076 Việt Nam đã có một trường Đai học Mở đầu
tiên đó là Quốc Tử Giám và đổi tên thành Quốc Học Viện năm 1230. Năm
1959 trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã mở những khoá hàm thụ đầu tiên
bằng cách học theo tài liệu gửi qua bưu điện.Từ năm 1960 và những năm tiếp
theo chấp hành nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III và các nghị quyết khác
của Bộ chính trị, BCH TƯ, Chính phủ... hàng loạt các trường Đại học, trung
học chuyên nghiệp đã mở các khoá học tại chức hoặc hàm thụ tại trường hoặc
tại các xí nghiệp, cơng trường, địa phương. Sau bảy năm đào tạo( từ 19611968) đã cung cấp hàng chục nghìn giáo viên và cán bộ kỹ thuật cho đất nước
mà đi đầu trong phong trào này là trường Đại học Bách khoa và trường Đại
học Sư Phạm Hà nội.

Từ năm 1992, Vụ giáo dục thường xuyên ( lúc đó là Vụ tại chức GDBD )
đã trình bày một số chủ chương về giáo dục từ xa đã được nhiều trường và địa
phương hưởng ứng và triển khai thí điểm tại hai Đại học Mở Hà Nội và Đại
học Mở bán cơng Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1994 đã bắt đầu hình
thành các trung tâm đào tạo từ xa tại một số trường đại học. Đến nay đã có
hơn 10 trường đại học được Bộ Giáo dục và đào tạo cho phép tiến hành đào
tạo theo phương thức giáo dục từ xa là : Viện Đại học Mở Hà nội, Đại học
Huế, Đại học Mở bán cơng Thành phố Hồ Chí Minh , Đại học Sư phạm Hà
Nội, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội..... với số lượng học viên gần hàng trăm ngàn
người đang theo học các chương trình đào tạo bậc đại học.
Những thành tựu và kinh nghiệm tiến hành Giáo dục từ xa ở Việt Nam
trong những năm qua cho thấy tuy quy mơ cịn nhỏ bé nhưng giáo dục từ xa
thực sự đã phát huy được hiệu quả. Đây mới chỉ là những bước đi đầu tiên cần
có sự đầu tư thích đáng của Nhà nước và sự quan tâm của cả xã hội để giáo
dục từ xa có thể đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của đông đảo nhân dân
góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

9


1.1.2

V A I T R Ò , V Ị T R Í Đ Ạ I H Ọ C T Ừ X A T R O N G H Ệ T H Ố N G G IÁ O

DỤC Q UỐ C DÂN

Ngay từ những ngày mới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
(9/1945), Hồ chủ Tịch đã đề ra nguyên tắc “ Ai ai cũng được học hành ” được
thể hiện ở sơ đồ sau(9)
Sơ đ ồ 7: Mục đích giáo dục được Hồ Chủ Tịch nêu lên ngay sau cách


mạng tháng 8 năm 1945
ai

Ai
Cũng được

Học hành

Trong đó :

học Hành

ai: tuổi trẻ, được “hoc hành” : Học là chính, làm là kết hợp

Ai: người lớn, cũng được “học hành” : làm là chính, học là kết hợp
Từ nguyên tắc đó với cách học - hành phù hợp : lúc đầu xoá mù chữ, rồi
tiến lên bổ túc văn hoá ..v.v học ở mọi nơi mọi lúc, bằng mọi phương tiện
ngay cả trong những lúc gay go nhất của cuộc chiến đấu.
Vào cuối những năm 80, bắt đầu công cuộc đổi mới và sau đó là tiến
hành cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đứng trước
một thách thức có tính lịch sử: vừa chống nguy cơ tụt hậu vừa phải tăng tốc
phát triển để trong một khoảng thời gian khơng dài có thể rút ngắn và bắt kịp
trình độ phát triển của đa số các nước trong khu vực, tạo thế hội nhập bình
đẳng vào cơng cuộc tồn cầu hố đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới. Để
đạt được điều đó thì vấn đề nâng cao dân trí và phát triển nguồn nhân lực có
tầm quan trọng sống cịn. Điều đó có nghĩa là cần mở rộng cơ hội học tập, tạo
điều kiện rộng rãi cho mọi người dân ( đặc biệt là giới trẻ và những người
trong độ tuổi lao động ) được tiếp cận các cơ hội giáo dục - đào tạo, tuỳ theo
nhu cầu và khả năng của mỗi người.


(9) Đào tạo từ xa: hiện trạng và triển vọng, GS Vũ Văn Tảo

10


Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, ngân
sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục cịn hết sức hạn chế, dù có cố gắng đến
mấy thì cũng khơng thể vượt qua cái ngưỡng cho phép, rõ ràng chúng ta
không thể giải quyết được vấn đề nêu trên nếu vẫn phát triển giao dục theo
mô hình truyền thống.
Nghị quyết TW 2 khố VIII khẳng định chủ trương “ Mở rộng các hình
thức đào tạo khơng tập trung, đào tạo từ xa ”(10)1 như một tư tưởng chỉ đạo sự
phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp hố - hiện đại hố (
dự kiến kết thúc 2020 ).
Như vậy ta có thể hình dung cách tổ chức giáo dục cho đến nay để đạt
mục đích “ Ai ai cũng được học hành ” là tổ chức giáo dục chính quy (GDCQ)
và giáo dục ngồi chính quy gồm giáo dục khơng chính quy và phi chính quy
(GDNCQ) được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đ ồ 2: Quan hệ giữa hai hình thức GDCQ và GDNCQ

Mục tiêu của giáo dục chính quy và ngồi chính quy là nhằm nâng cao
dân trí, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhân tài phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội. Do đó cách nhìn mới về giáo dục là phải hết sức coi trọng cả 2 bộ
phận: Chính quy và ngồi chính quy đều cùng dựa trên nguyên tắc “ Giáo dục
thường xuyên, suốt đời ” phải coi trọng cả 2 phương pháp giáo dục: giáo dục
mặt giáp mặt và giáo dục từ xa trên nguyên tắc: “ tự học ”.
(10) Nxb Chính trị quốc gia- Vân kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành TƯ Khoá VIII, SDD, tr31

11



Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hoá ta cần “
chú trọng đào tạo nguồn nhân lực ... và đội ngũ các nhà kinh doanh giỏi ở
nơng thơn ” - NQTW4 (khố VII). Trong đó phải xác định ĐTTX chính là
một nhân tố của kiểu làm giáo dục mới, một phương pháp, một công cụ khác
lợi hại cho việc thực hiện ý tưởng lớn : ai ai cũng được học hành, học thường
xuyên , học suốt đời
Sơ đồ 3 : Bức tranh toàn cảnh giáo dục trong thời kỳ cơng nghiệp

hố- hiện đại hố

Giáo dục
Đươc hoc

Học được

Đươc làm

Làm được

Dạy cách học + Học cách học
CBXH về học

CBXHvề

Làm

Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, giao lưu
(NN+XH+GĐ)


Kinh tế - xã hội

(NT+GĐ+XH)

Ai ai cũng được học hành thường xuyên suốt đời
hướng đến một xã hội học hành

NN: Nhà nước
XH: Xã hội
GĐ: Gia đình
NT: Nhà trường
Co thê nhìn thây bức tranh tồn cảnh giáo due sẽ hình thành trong q
trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố-hiện đại hố đất nước trong đó:
- Để thực hiện “ ai ai cũng được học hành”, khơng chỉ cần có chính sách
giúp những đối tượng khó khăn, thiệt thịi “được học ” mà cịn phải có chính
sách giúp họ “học được ”, thì mới thực sự đạt “cơng bằng xã hội về học

12


- Yêu cầu tối thiểu của chất lượng giáo dục là người học “làm được”
những việc được giao, và khi đó xã hội phải tạo điều kiện cho họ “được làm”,
có việc làm, mà khơng thất nghiệp; được như vậy, mới thực sự có “cơng bằng
xã hội về làm
Cơng bằng xã hội về học và làm, trước hết là trách nhiệm của Nhà nước
và của xã hội, có những chính sách và cơ chế phù hợp, tạo điều kiện được học
và được làm cho những đối tượng chính sách. Bằng những biện pháp giáo dục,
như tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, hướng nghiệp, tạo ra cho người học
năng lực tự lập, tự tìm, tự tạo việc làm ... ngành giáo dục và đào tạo có trách

nhiệm làm cho nghiên cứu đối tượng đó “học được” và “làm được’. Chỉ có
sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước, xã hội và ngành GD&ĐT; giữa nhà
trường, gia đình và cộng đồng, thì 2 sự cơng bằng trên mới thành hiện thực
được ( cho đến nay, chưa thực sự có sự phối hợp này; chủ trì phối hợp, phải
là Nhà nước), nhờ đó mà kinh tế phát triển, xã hội ổn định, gia đình hạnh
phúc, cá nhân tiến bộ.
Trên nguyên tắc “học tập thường xuyên suốt đời” mà tổ chức thực hiện
“ai ai cũng được học hành”, sự thành công của giáo dục xét đến cùng, là dạy
người học biết cách học, biết tự học, như một điều “bất biến” trước những nội
dung cần giáo dục, thay đổi nhanh chóng cả lượng và chất một cách “vạn
biến”. Có thể tiến tới tổ chức một “xã hội học hành” ở nước ta, thực hiện một
ý tưởng lớn của thời đại, mà đặc trưng là: mọi sự kiện, mọi công việc, mọi
hoạt động ... đối với mọi người đều là những cơ hội học hành cho mình và ai
cũng có thê là trị, ai cũng có thể là thầy ... (tuy chưa thể làm ngay, nhưng
cũng cần bắt đầu có khái niệm này và làm dần). Có thể gọi đó là một xã hội
khun học, từ một gia đình khun học, một xí nghiệp khuyến học, một cộng
đồng khuyến học

V .V ..

mà đi lên. ở nước ta tinh thần khuyến học là truyền

thống quý báu sẵn có, gần đây được nhắc đến nhiều hơn ở một số dòng họ,
một số gia phả, một số hương ước ... và được trân trọng, được phát huy.
Vì sự nghiệp trăm năm trồng người, tầm nhìn của giáo dục phải đủ xa,
bảo đảm cho giáo dục làm trịn sứ mạng mới của mình. Dân tộc Việt nam sẽ

13



phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, truyền thống cách mạng về tự lực
tự cường, phát huy nội lực, mà sáng tạo nên sự giàu mạnh và sự công bằng,
văn minh của đất nước trong bối cảnh của thời đại “tồn cầu hố” hướng vào
nền “văn minh trí tuệ’. Người Việt nam, dù sống ở những vùng xa xơi nào, dù
hoản cảnh thế nào, miễn là có chí học, đều được tạo điều kiện được học; đó là
lý tưởng cao đẹp của xã hội ta. Con đường thực hiện phải là xây dựng một nền
giáo dục đại chúng, đa dạng, liên thơng, mềm dẻo, khơng chỉ có kiểu làm giáo
dục truyền thống mà phải có thêm những kiểu làm giáo dục mới, phù hợp với
hoàn cảnh của nước ta, một nước mà kinh tế còn nghèo, nhưng khả năng phát
triển trí tuệ cùng với truyền thống hiếu học là một nguồn lực mạnh còn chưa
sử dụng nhiều, là một kho báu tiềm ẩn còn chưa tập trung khai thác. Đổi mới
tư duy giáo dục, phát huy những tiềm năng q giá đó lên, thì đơng đảo những
con người được giáo dục này chắc chắn sẽ đưa đất nước lên vị trí cao trong thế
kỷ 21. Trong đó đào tạo từ xa sẽ :
- Góp phần tăng quy mơ giáo dục, thực hiện ý tưởng giáo dục suốt đời
tạo điều kiện cho ngưòi lớn đi học, giúp cho những người trước đây mất cơ hội
học tập được đi học trở lại, thực hiên bình đẳng về cơ hội học tập, thực hiện
việc dân chủ hoá giáo dục,xã hội hoá giáo dục.
- Tăng cường nhân lực cho xã hội; nâng cao , cập nhật kiến thức cho
những người đang làm việc tăng hiệu quả cho nền kinh t ế .
- Là biện pháp đê khăc phục sự thiếu hụt giáo dục giữa các dân tộc các
vùng xa xôi hẻo lánh...
Giao dục tư xa hay đào tạo từ xa chính là một nhân tô của kiểu làm giáo
dục mơi, gop phân thực hiện xã hội hoá giáo due, tao cho moi người đươc
bình đẳng về cơ hội tiếp nhận giáo dục - đào tạo.

1.1.3. Những đặc điểm của đào tạo đại học từ xa
- Về đối tượng và điều kiện nhập học:

Giống như hình thức học chính quy tập trung, đối tượng của hệ đào tạo

Đại học từ xa là mọi người lớn đang làm việc cũng như thanh niên chưa có
việc làm và khơng có điều kiện theo học ở các trường, lớp truyền thống đều có
14


thể theo học nhưng người học phải có bằng bậc PTTH hoặc tương đương trở
lên. Đối với những ngành nghề đòi hỏi vốn hiểu biết kinh nghiệm nghề nghiệp
hoặc năng khiếu thì người học cịn phải có thêm các u cầu khác. Điều khác
biệt cơ bản so với hình thức đào tạo hộ chính quy là sau khi nộp hồ sơ nhập
học, các học viên không phải trải qua kỳ thi kiểm tra đầu vào cịn hệ chính
quy tập trung thì các thí sinh phải trải qua một kỳ thi tuyển sinh quốc gia rất
khó khăn để lựa chọn cơ hội học tập cho mình.
- Về chương trình đào tạo và qui trình đào tạo:
Cũng giống như chương trình đào tạo hệ chính quy tập trung, chương trình
đào tạo từ xa trọn khóa bậc đại học phải dựa vào chương trình chuẩn của ngành
để phấn đấu thực hiện: các văn bằng của các loại hình đào tạo ở cùng một bậc
học phải đạt một chuẩn tương đương, theo quy chế văn bản hiện hành.
Đào tạo từ xa được thực hiện theo hệ thống tín chỉ. Hệ thống học phần
được xây dựng bao gồm những học phần bắt buộc (phần cứng) và học phần tự
học (phần mềm).
Đào tạo từ xa không bắt buộc sinh viên lên lớp 100% thời lượng môn học
mà chỉ từ 30% - 40% kể cả thời gian giải đáp thắc mắc còn chủ yếu là tự học.
Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản của đào tạo từ xa so với đào tạo theo cách
truyền thống.
- Việc thi, kiểm tra đánh giá chất lượng học tập trong đào tạo đại học từ xa :
Kiểm tra, đánh giá là khâu hết sức quan trọng để đạt được hiệu quả trong
giảng dạy, học tập từ xa. Công nghệ kiểm tra phải đạt được các mục tiêu: tiên
tiến, khoa học khách quan, cơng bằng, chính xác, khơng thể chỉ kêu gọi sự tự
giác của Thầy và trị (thơng qua việc xây dựng ngân hàng đề thi và áp dụng
cách thức thi đa dạng như thi trắc nghiệm, sử dụng máy tính để chấm b à i...)

- Về phương tiện học tập:
So với phương thức đào tạo truyền thống, tài liệu và các phương tiện dạy
học từ xa coi là một trong những khâu then chốt nhất. Tài liệu giáo khoa in ấn
vẫn là phương tiện chủ yếu nhất. Vì học từ xa chủ yếu là tự học do vậy tài liệu
giáo khoa phải đảm bảo yêu cầu: ngắn gọn, dễ hiểu, có tóm tắt nội dung theo các
chương,bài tập mẫu...

15


Ngồi ra đào tạo đại học từ xa cịn địi hỏi phải sử dụng các phưong tiện
khác: băng tiếng, băng hình, đĩa từ, máy vi tính ... phối hợp với các cơ quan
chức năng để sử dụng hệ thống phát thanh, truyền hình, điện th o ạ i...
- Về tổ chức quản lý:
Vì đối tượng học từ xa nằm rải rác ở khắp nơi do vậy để quản lý được
toàn bộ quá trình đào tạo từ xa thì phải xây dựng mạng lưới các trung tâm giáo
dục từ xa ở các địa phương. Các trung tâm này có quan hệ chặt chẽ với trung
tâm đào tạo từ xa ở trường để phối họp quản lý bằng cơ chế phân công, phân
nhiệm chặt chẽ. Đối với cấp trường cần có bộ phận nghiên cứu (trung tâm
nghiên cứu) để tổng kết sư phạm giáo dục từ xa, nghiên cứu ứng dụng công
nghệ đào tạo từ xa vào thực tế với sự giúp đỡ của Bộ giáo dục và đào tạo,
chính phủ thơng qua các chương trình dự án.
1.2

CH ẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TỪ XA

1.2.1 Chất lượng
1.2.1.1 Định nghĩa chất lượng
Chất lượng luôn là đề tài của những cuộc tranh cãi gay gắt trên nhiều lĩnh
vực. Có khá nhiều định nghĩa khác nhau xung quanh khái niệm này.

- Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông: chất lượng được hiểu là tập hợp các
yêu cầu tạo nên phẩm chất, giá trị con người sự vật hoặc sự việc, ... là tổng thể
tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật, cái làm cho sự vật này phân biệt với sự
vật khác.
- Theo từ điển Oxford poket Dictionary: chất lượng là mức độ hoàn thiện,
đặc trưng so sánh đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu các đặc thù, các dữ kiện, thông
số cơ bản.
- Theo Philip B. Crosby(u): Chất lượng là sự phù họp với yêu cầu
- Quan điểm khác cho rằng chất lượng biểu hiện như sau:
Q = P /E

(") p. Cosby 1984 - Quality without Tears - New York, Me Graw - Hile,p.60

16


Trong đó

: Q: chất lượng
P: đặc tính sử dụng
E: độ mong đợi

- Bogue và Saunders thì cho: chất lượng là sự phù hợp với những tuyên
bố sứ mệnh và kết quả đạt được của mục tiêu trong phạm vi các chuẩn mực
được chấp nhận công khai(12)
- Theo Tổng cục đo lường - chất lượng thì chất lượng sản phẩm là tập
hợp tính chất sản phẩm có khả năng thoả mãn những mẫu xác định phù hợp
với công dụng của sản phảm(13)
Từ năm 2001, hơn 150 quốc gia trên thế giới đã chấp nhận định nghĩa
chất lượng do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) đưa ra: Chất lượng là

mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu. Trong đó,
“yêu cầu” là nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hoặc bắt
buộc. Từ “vốn có” được hiểu như một đặc tính lâu bền hay vĩnh viễn.
Từ định nghĩa trên cho thấy chất lượng là sự đáp ứng các yêu cầu. Sự đáp
ứng này thể hiện trên các đặc trưng sau:

(12) Bogue. E.6 &Saunders. R.L-1992, The Evidencen for Quality, SanFrancisco p.2
(13) NXB Khoa học và kỹ thuật, Giáo trìh Quản trị chất lượng, sách đã dẫn tr.5.

17


Sơ đồ 4 : Chất lượng = Sự đáp ứng

Chất lượng ln ở trạng thái động, chỉ mang tính tương đối và phù hợp
với từng thời kỳ cụ thể. Ngày nay, khái niệm chất lượng không chỉ là chất
lượng sản phẩm, mà còn được hiểu là chất lượng của từng cơng việc, chất
lượng của các q trình, chất lượng của hệ thống ... trong suốt vòng đời sản
phẩm. Trong kinh tế thị trường, chất lượng do người tiêu dùng quyết định
thông qua nhu cầu và mong đợi của họ được chuyển thành yêu cầu của sản
phâm. Vì thê chất lượng liên tục biến động do nhu cầu và mong đợi của họ
ln thay đổi. Ngồi ra chất lượng cịn cần đáp ứng lợi ích của các bên quan
tâm như xã hội, nhũng tổ chức hoặc cá nhân.
Chất lượng đã trở thành yếu tố cạnh tranh quan trong nhất của tất cả sản
phẩm/ dịch vụ. Nó quyết định đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững của
các tổ chức nói chung và giáo dục nói riêng. Trong kinh tế trì thức, chất lượng
chi đạt được khi tô chức xác định chính xác khách hàng của mình là ai họ
muốn gì, số lượng là bao nhiêu và họ có thể chấp nhận sản phẩm với mức giá

18



cả nào. Chính vì thế, bản thân nội hàm về chất lượng đã đương nhiên chứa đựng
được những lỗi thời ngay trong lịng của nó. Khái niệm này nhiều lúc tưởng
chừng như rất đơn giản nhưng trái lại nó hàm chứa sự phức tạp và khó định vị sẵn
ở một mức độ nào đó. Sự chuyển dịch và thay đổi của khái niệm chất lượng trong
quản lý tỷ lệ thuận, đồng biến theo tốc độ phát triển của xã hội.
1.2.1.2 Sự thể hiện của chất lượng
Chất lượng là một vấn đề luôn được quan tâm qua các thời kỳ của xã hội.
Cũng chưa một ai xác định được vấn đề này bắt đầu từ lúc nào. Nhưng có một
điều chắc chắn rằng con người đã biết tập trung vào nó thông qua chất lượng
các công cụ mà họ sử dụng trong mưu sinh. Theo thời gian, các quốc gia trên
thế giới đã có những quy định làm chuẩn mực cho từng hoạt động quản lý
nhằm nâng cao hiệu quả trong các tổ chức. Chất lượng có một vai trị quan
trọng trong cuộc sống con người. Nó xuất hiện trong từng hoạt động của mỗi
cá nhân, từng bộ tộc, từng quốc gia, hay từng thời ký của thế giới. Trong cuộc
sống hàng ngày, chất lượng thường được ngộ nhận theo nhiều cách khác nhau:
- Chất lượng thể hiện qua những gì hiện đại nhất, sang trọng nhất.
- Chất lượng không thể đo lường được.
- Chất lượng đòi hỏi phải đầu tư nhiều tiền của
- Chất lượng do người lao động trực tiếp tạo ra.
- Chất lượng được thể hiện qua các đặc trưng kỹ thuật của sản phẩm.......
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy nhiều sản phẩm có chất lượng ổn định và
giá trị cao nhưng không thể bán được. Các tổ chức trên đã vấp phải sai lầm vì
họ ln cho rằng đó là xu hướng của thị trường. Nếu chúng ta chỉ làm theo
những gì đã có sẵn; điều này đồng nghĩa với sự thất bại. Chất lượng được thể
hiện thông qua sự độc đáo do tổ chức tạo ra đối với sản phẩm và dịch vụ khi
cung cấp đến khách hàng. Vì vậy, chất lượng chính là sự sáng tạo, là ý tưởng
mới, là sự đổi mới gắn chặt với gia tăng giá trị sử dụng của sản phẩm. Muốn
đầu tư vào chất lượng cần tính tốn sao cho phù hợp với nguồn lực sẵn có của

tổ chức.

19


1.2.2. Chất lượng đào tạo đại học và đại học từ xa
Đào tạo là một dạng dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân. Chất lượng dịch
vụ hoàn toàn khác hẳn với chất lượng của sản phẩm hữu hình. Vì vậy việc xác
định chất lượng dịch vụ nói chung và chất lương đào tao nói riêng bao giờ
cũng khó khăn hơn đối với chất lượng của sản phẩm hữu hình. Đây là một
khái niệm rất khó xác định, nó tuỳ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức,
thu cảm, mục đích, yêu cầu của người học và các bên quan tâm.
Theo Armand Feigenbaum: “Chất lượng dịch vụ là sự thụ cảm các đặc
tính và do khách hàng quyết định”(14). Dựa vào kinh nghiệm của khách hàng
sẽ hình thành cách đo lường có thể nói rõ hoặc khơng nói rõ, nhận thức được
hoặc chỉ cảm nhận, vận hành theo kỹ thuật hoặc hồn tồn chủ quan và ln
đại diện cho một mục tiêu trong một môi trường cạnh tranh”. Từ khái niệm
này cho thấy chất lượng dịch vụ đứng từ góc nhìn của từng cá nhân và đặc biệt
là khách hàng của dịch vụ.
Chất lượng đào tạo là một khái niệm đa chiều, nó khơng đơn giản chỉ
đánh giá đơn điệu về mặt thu nhận kiến thức của người học như quan niệm cổ
điển . Theo quan niệm của Hội đồng giáo dục UNESCO ở Paris họp từ 59/10/1998 đã xác định : Chất lượng giáo dục đại học là một khái niệm đa
chiều, bao trùm mọi chức năng và sự vận động của nó gồm: Nội dung trí thức
giáo dục, các chương trình đào tạo, nghiên cứu và học thuật, đội ngũ giáo
chức , sinh viên , cấu trúc hạ tầng và mội trường học thuật. Vấn đề nâng cao
kiến thức thơng qua kết quả bên trong và bên ngồi được tiến hành bởi các
chuyên gia độc lập. Có chú ý đến bối cảnh khu vực, quốc gia và các trường cụ
thể, tránh đa dạng, tránh sự đồng đều nhất loại.Việc xác định chất lượng đại
học lấy sinh viên làm trung tâm. Chương trình đào tạo phải xây dựng lại sao
cho vượt qua được việc nắm kiến thức chuyên môn mới bao gồm chiếm lĩnh

được các kỹ năng, năng lực giao tiếp, óc phân tích , tính sáng tạo và phê phán,
suy nghĩ độc lập, biết làm việc đồng đội trong một bối cảnh đa văn hoá.
Hành động của giáo dục đại học thế kỷ 21 đã nêu" Chất lượng giáo dục
(u) Feigenbaum Armand V.1991, Total Quality Control-Third edition, Me Graw-Hill international editions,
USA

20


×