Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Thực trạng thu nộp thuế ở việt nam (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.44 KB, 2 trang )

Thực trạng thu nộp thuế ở Việt Nam
Tổng cục Thuế đánh giá tình hình kinh tế những tháng đầu năm 2022 tiếp tục khởi sắc
nhờ kiểm sốt tốt tình hình dịch bệnh và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã và
đang phát huy tác dụng, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước trong 8 tháng đầu năm
2022. 
Tổng thu ngân sách 8 tháng đầu năm 2022 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 1.002.874
tỷ đồng, bằng 85,4% so với dự toán, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó,
thu nội địa ước đạt 951.789 tỷ đồng, bằng 83% so với dự toán, bằng 115,9% so với
cùng kỳ năm 2021. Số thu thuế, phí nội địa ước đạt 733.212 tỷ đồng, bằng 80,1% so
với dự toán, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2021.
So với dự tốn có 16/19 khu vực, khoản thu, sắc thuế ước đạt khá so với dự tốn (trên
68%), trong đó một số khu vực, khoản thu lớn như: thu từ khu vực doanh nghiệp nhà
nước đạt 74,7%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đạt 72%; thu từ khu
vực cơng thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh đạt 82%; thuế TNCN đạt
98,9%; Thu lệ phí trước bạ 88,9%; thu tiền cho thuê đất 101,7%; thu tiền sử dụng đất
đạt 109,6%.  So với cùng kỳ có 14/19 khu vực, khoản thu, sắc thuế có mức tăng
trưởng.
Trong 8 tháng đầu năm 2022, cơ quan thuế đã triển khai đồng bộ các giải pháp quản
lý thuế, trong đó tồn ngành đã thực hiện được 37.622 cuộc thanh, kiểm tra; kiểm tra
được 412.529 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh
tra, kiểm tra là 35.475 tỷ đồng, bằng 120,5% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: tổng
số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 7.718 tỷ đồng; giảm khấu trừ là 1.108 tỷ
đồng; giảm lỗ là 26.649 tỷ đồng.
Lũy kế 8 tháng đầu năm 2022, cơ quan thuế đã thu được 22.829 tỷ đồng, bằng 54,4%
chỉ tiêu thu nợ năm 2022. Cơ quan thuế các cấp đã thực hiện xử lý khoanh nợ tiền
thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp khơng cịn khả năng nộp NSNN theo
Nghị quyết số 94/2019/QH14 ước đạt 2.375 tỷ đồng (xử lý khoanh nợ 1.029 tỷ đồng;
xử lý xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp 1.345 tỷ đồng).

Cùng với đó, ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của người dân chưa cao. Nhận
thức chưa đầy đủ về chính sách pháp luật thuế và pháp luật có liên quan, chưa nhận


thức được hậu quả khi khai thuế với giá không đúng với giá thực tế chuyển
nhượng.Tỷ lệ tổng nợ thuế trên tổng dự tốn thu năm 2022 tính đến thời điểm
31/10/2022 là 10,7%. Trong đó, tỷ lệ tiền thuế nợ có khả năng thu trên dự toán thu
năm 2022 là 7 %; Tỷ lệ tiền thuế nợ khơng cịn khả năng thu trên dự toán năm 2022 là
3,2%
Đánh giá chung về thực trạng nộp – thu thuế hiện nay ở VN

Thực trạng thuế ở Việt Nam hiện nay là phải tăng thuế suất để đảm bảo nguồn thu ngân sách,
hoặc mở rộng đối tượng chịu thuế của các loại thuế gián thu. Do các cam kết tự do hóa thương
mại mà Việt Nam đã ký kết với quốc tế thì thuế xuất nhập khẩu khó có thể tăng trong các sắc thuế
gián thu. Vào nguồn tài nguyên khai thác thuế tài nguyên phụ thuộc về cơ bản cũng bị giới hạn.
Như vậy, thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ còn không gian điều chỉnh.
 
Cuối cùng, tồn tại thực trạng thuế ở Việt Nam hiện nay cũng như của các quốc gia đang phát
triển nói chung là hệ thống quản lý thu thuế kém hiệu quả mặc dù không đề cập trong bài phân


tích. Biện pháp tăng thu thuế hiệu quả ở bất cứ quốc gia nào trong đó có Việt Nam nhằm đảm bảo
công bằng giữa các đối tượng nộp thuế luôn với việc hoàn thiện hệ thống quản lý thu thuế, tăng
hiệu quả của thu thuế.
Thời gian tới, khi kinh tế Việt Nam hội nhập đầy đủ và chuyển từ kinh tế hàng hóa sang kinh tế
dịch vụ, hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ có nhiều chuyển biến. Vì vậy, chính sách
thuế thương mại điện tử sẽ phải được hệ thống hóa và hợp lý để đáp ứng đầy đủ việc quản lý loại
hình thuế này. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ từng cá nhân có hoạt động kinh
doanh thương mại điện tử để nâng cao nhận thức, tuân thủ và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Cơ
quan quản lý thuế sẽ tham mưu, đề xuất Trung ương các giải pháp hiệu quả hơn như khấu trừ tại
nguồn hoặc tại các tổ chức tín dụng để thu ngay nghĩa vụ thuế phát sinh trước khi chuyển tiền cho
các cá nhân; nghiên cứu, phát triển các công cụ tìm kiếm để rà sốt,… nhằm bảo đảm cơng bằng
cho các loại hình kinh doanh và tránh thất thu thuế.




×