Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đề ôn thi thpt 2023 địa lý mã đề 303

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.58 KB, 6 trang )

Đề ôn thi THPT 2023 Địa lý
Thời gian làm bài: 40 phút (Khơng kể thời gian giao đề)
------------------------Họ tên thí sinh: .................................................................
Số báo danh: ......................................................................
Mã Đề: 303.
Câu 1. Ở nước ta, hiện tượng khơ hạn và tình trạng hạn hán có thời gian kéo dài nhất là vùng nào dưới đây?
A. Các thung lũng khuất gió n Châu, Sơng Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang).
B. Vùng đồi núi phía Tây chịu ảnh hưởng gió Lào ở Bắc Trung Bộ.
C. Vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào dưới đây thuộc vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Hòn La
B. Định An.
C. Vũng Áng.
D. Vân Đồn.
Câu 3. Nhân tố nào sau đây có vai trị lớn nhất làm tăng sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc - Nam ở nước
ta?
A. Ảnh hưởng của các dãy núi theo chiều Tây-Đông.
B. Lãnh thổ nước ta kéo dài theo hướng Bắc -Nam.
C. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
D. Hoạt động của gió mùa Đơng Bắc vào mùa đơng.
Câu 4. Biểu hiện nào dưới đây là hệ quả của quá trình xâm thực, bào mịn mạnh bề mặt địa hình miền đồi núi?
A. Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mịn, rửa trơi, nhiều nơi trơ sỏi đá
B. Ở vùng núi đá vơi hình thành địa hình caxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô.
C. Bồi tụ mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sơng.
D. Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.
Câu 5. Hãy cho biết đâu là nhược điểm lớn của đô thị nước ta làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế?
A. Nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn.
B. Phân bố không đồng đều giữa các vùng.
C. Phân bố tản mạn về khơng gian địa lí.


D. Có quy mơ, diện tích và dân số khơng lớn.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết nhận định nào sau đây không đúng về cơ cấu giá trị
sản xuất ngành chăn nuôi từ năm 2000 – 2007?
A. Gia cầm giảm, sản phẩm không qua giết thịt giảm.
B. Gia súc tăng, sản phẩm không qua giết thịt giảm.
C. Gia súc tăng, gia cầm giảm.
D. Gia súc tăng, gia cầm tăng.
Câu 7. Để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sơng Hồng, vấn đề trọng tâm nhất hiện nay là
A. phát triển và hiện đại hóa cơng nghiệp chế biến, mở rộng thị trường.
B. sử dụng nhiều giống mới, tăng cường hệ thống thủy lợi.
C. nâng cao chất lượng lao động, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
D. cải tạo đất, phòng chống thiên tai và xây dựng lịch thời vụ phù hợp.
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết hệ thống sông nào sau đây của nước ta đổ ra
biển qua cửa Hội?
A. Sông Ba (Đà Rằng).
B. Sông Cả
1


C. Sơng Cửu Long.
D. Sơng Thái Bình.
Câu 9. Biện pháp nào sau đây không đúng trong việc làm giảm thiệt hại do lũ quét gây ra?
A. Phát quang các vùng có nguy cơ lũ qt, mở rộng dịng chảy.
B. Áp dụng các biện pháp nông - lâm trên đất dốc
C. Cần quy hoạch các điểm dân cư, tránh các vùng lũ quét nguy hiểm.
D. Sử dụng đất đai hợp lí, kết hợp trồng rừng, đảm bảo thủy lợi.
Câu 10. Sự đối lập nhau về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và sườn Đông Trường Sơn chủ yếu là do sự
kết hợp của
A. gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc và hai sườn dãy núi Trường Sơn.
B. địa hình đồi núi, cao ngun và các hướng gió thổi qua biển trong năm.

C. các gió hướng Tây Nam nóng ẩm và địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng.
D. dãy núi Trường Sơn và các gió hướng Tây Nam, gió hướng Đông Bắc
Câu 11. Ở miền Bắc nước ta vào mùa đông xuất hiện những ngày nắng ấm là do hoạt động của
A. gió mùa Đơng Nam.
B. Tin phong bán cầu Nam.
C. Tín phong bán cầu Bắc
D. gió mùa Tây Nam.
Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết tuyến đường bộ theo hướng Đông - Tây nào
sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Đường số 6.
B. Đường số 8.
C. Đường số 9.
D. Đường số 7.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ dãy Bạch Mã
trở vào)?
A. Phân hóa hai mùa mưa và khơ rõ rệt.
B. Nhiệt độ trung bình năm trên 25°C
C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.
D. Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo.
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về  phân bố các dân tộc
Việt Nam?
A. Dân tộc Tày, Thái, Nùng, Giáy, Lào tập trung ở Trung Bộ.
B. Các dân tộc ít người phân bố tập trung chủ yếu ở miền núi.
C. Dân tộc Bana, Xơ-đăng, Chăm chủ yếu ở Đông Nam Bộ.
D. Dân tộc kinh tập trung đông đúc ở trung du và ở ven biển.
Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị loại 1 nào sau đây của  nước ta do Trung
ương quản lí?
A. Hải Phịng, Đà Nẵng.
B. Đà Nẵng, Huế.
C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

D. Biên Hịa, Cần Thơ.
Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết cao nguyên nào không thuộc  miền Nam Trung
Bộ và Nam Bộ?
A. Kon Tum.
B. Đắc Lắc
C. PleiKu.
D. Sín Chải.
Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về sản
lượng khai thác dầu thô và than sạch từ năm 2000 đến năm 2007?
A. Sản lượng khai thác dầu và than tăng liên tục qua các năm.
B. Sản phẩm dầu có xu hướng giảm.
C. Sản lượng than có tốc độ tăng liên tục
D. Sản lượng than có tốc độ tăng nhanh hơn dầu.
Câu 18. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào sau đây có diện tích  lớn nhất ở khu
vực đồi núi nước ta?
A. Đất feralit trên đá vôi.
B. Đất feralit trên các loại đá khác
C. Các loại đất khác và núi đá.
D. Đất feralit trên đá badan.
2


Câu 19. Mùa khô ở miền Bắc nước ta không sâu sắc như ở miền Nam chủ yếu do ở đây có
A. mưa phùn.
B. sương muối.
C. tuyết rơi.
D. gió lạnh.
Câu 20. Cho bảng số liệu: 
DÂN SỐ VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
Năm


1989

1999

2009

2014

2019

Dân số (triệu
người) 

64,4

76,3

86,0

90,7

96,2

Tỉ lệ gia tăng
dân số tự nhiên
(%)

2,1


1,51

1,06

1,08

0,9

(Nguồn: Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm, dạng biểu đồ
nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Kết hợp.
B. Tròn.
C. Đường.
D. Miền.
Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng biển nào sau đây thuộc tỉnh Nghệ An?
A. Cửa Lò.
B. Nhật Lệ.
C. Thuận An.
D. Vũng Áng.
Câu 22. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm chậm việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông
Hồng?
A. Số dân đông, thiếu nguyên liệu để phát triển công nghiệp.
B. Các thế mạnh chưa sử dụng hợp lí, mật độ dân số cao
C. Nhiều thiên tai, phần lớn nguyên liệu lấy từ nơi khác
D. Một số tài nguyên đang xuống cấp và đang cạn kiệt.
Câu 23.
Cho biểu đồ: 

CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2016 (%) (Nguồn

số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018) 
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ của  nước
ta, giai đoạn 2005 - 2016?
A. Lúa hè thu và thu đông tăng, lúa đông xuân giảm.
B. Lúa đông xuân tăng, lúa mùa giảm.
C. Lúa đông xuân tăng, lúa hè thu và thu đông giảm.
D. Lúa đông xuân giảm, lúa mùa tăng.
Câu 24. Trong phát triển các ngành công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ cần ưu tiên giải pháp nào dưới đây?
3


A. Thu hút nguồn lao động có chất lượng
B. Phịng chống và ứng phó tốt với các thiên tai bão, lũ lụt, hạn hán.
C. Xây dựng vùng nguyên liệu khoáng sản và nông-lâm-thủy sản vững chắc
D. Phát triển cơ sở năng lượng (điện).
Câu 25. Rừng cây họ Dầu ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phát triển mạnh mẽ chủ yếu là do
A. đất phèn, mặn chiếm diện tích lớn.
B. mưa nhiều, nhiệt độ quanh năm cao.
C. khí hậu cận xích đạo, mùa khơ rõ rệt.
D. nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ.
Câu 26. : Cho bảng số liệu: 
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010   –
2015
Năm

Tổng sản lượng
(nghìn tấn)

Sản lượng ni trồng
(nghìn tấn)


Giá trị xuất khẩu
(triệu đơ la Mỹ)

2010

5143

2728

5018

2013

6020

3216

6693

2014

6333

3413

7825

2015


6582

3532

6569

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) 
Để thể hiện sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta, giai đoạn 2010 - 2015 theo bảng số liệu,  biểu
đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột - đường.
B. Cột ghép - đường.
C. Cột chồng - đường.
D. Miền.
Câu 27. Hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng
A. sản xuất.
B. đặc dụng.
C. phòng hộ.
D. đầu nguồn.
Câu 28.
Cho biểu đồ về xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2010 – 2018 

(Nguồn: Niên giảm thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2010 - 2018.
B. Giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2010 - 2018.
C. Quy mô và cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2010 - 2018.
D. Chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2010 - 2018.
Câu 29. Vùng lãnh hải có đặc điểm nào dưới đây?
A. Vùng tiếp giáp với vùng biển quốc tế.
B. Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.

4


C. Vùng có độ sâu khoảng 200m.
D. Vùng biển rộng 200 hải lý.
Câu 30. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta có sự phân hóa đa dạng đã tạo điều kiện cho
A. hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
B. đưa chăn ni thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
C. phát triển mạnh nền nông nghiệp ôn đới.
D. đa dạng hóa cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.
Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đỉnh núi Phu Lng có độ cao là
A. 2445m.
B. 3096m.
C. 2985m.
D. 2504m.
Câu 32.
Cho biểu đồ: 

TÌNH HÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2005 - 2017
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) 
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2005 - 2017?
A. Việt Nam luôn là nước nhập siêu.
B. Nhập khẩu tăng nhiều hơn xuất khẩu.
C. Việt Nam luôn là nước xuất siêu.
D. Xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu.
Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đâu là nhóm các đơ thị loại 2 của nước ta?
A. Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Hải Dương, Hội An.
B. Biên Hoà, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, Đà Lạt.
C. Nam Định, Vinh, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Quy Nhơn
D. Vũng Tàu, Playku, Buôn Ma Thuột, Đồng Hới, Thái Bình.

Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc
Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Việt Trì.
B. Hạ Long.
C. Bắc Ninh.
D. Cẩm Phả.
Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết nhận định nào sau đây không  đúng về mạng
lưới giao thông nước ta?
A. Mạng lưới đường sắt phân bố chủ yếu ở miền Bắc
B. Mạng lưới đường sông phân bố đều cả nước
C. Mạng lưới đường ô tơ phủ kín các vùng.
D. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng biển.
Câu 36. Thiên nhiên vùng núi Đơng Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Cảnh quan giống như vùng ôn đới núi cao.
B. Cảnh quan nhiệt đới nóng quanh năm.
C. Cảnh quan cận xích đạo gió mùa
D. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa
5


Câu 37. Hướng chun mơn hố của tuyến cơng nghiệp Đáp Cầu - Bắc Giang là
A. vật liệu xây dựng và phân hoá học
B. vật liệu xây dựng, khai thác than và cơ khí
C. dệt may, xi măng và hố chất.
D. cơ khí và luyện kim.
Câu 38. Đặc điểm của đơ thị nước ta hiện nay là
A. đều có quy mơ rất lớn.
B. phân bố đồng đều cả nước
C. có nhiều loại khác nhau.
D. cơ sở hạ tầng hiện đại.

Câu 39. Trình độ thâm canh cao, sản xuất hàng hố, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nơng nghiệp là đặc điểm
sản xuất của vùng nông nghiệp
A. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
D. Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng.
Câu 40. Hệ quả của q trình xâm thực, bào mịn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miền đồi núi là
A. hình thành các vùng đồi núi thấp.
B. bồi tụ mở mang các đồng bằng giữa núi.
C. hình thành các bán bình nguyên xen đồi.
D. bồi tụ mở mang các đồng bằng hạ lưu sông.
----HẾT---

6



×