Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

tiểu luận tìm hiểu về thực phẩm chức năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 65 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHỆ TP HCM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
TIỂU LUẬN
THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
TP. HCM, tháng11/2012
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
TIỂU LUẬN
THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
GVHD: Th. S LÊ VĂN BÌNH SVTH: Chung Thuận Nguyên 1021090113
Quách Lê Minh 1021010002
Trần Thị Thùy Dương 1021090036
Phạm Thị Minh 1021090059
Huỳnh Lượm 1021090138
Thực phẩm chức năng Trang 64
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012
Tp. Hồ Chí Minh – 2012
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN


























Thực phẩm chức năng Trang 64
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu Trường Cao Đẳng
Kinh tế - Công nghệ TP. Hồ Chí Minh và các thầy cô đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt
những kiến thức bổ ích để chúng tôi có được đầy đủ kiến thức để hoàn thành tốt bài tiểu
luận này.
Và cũng xin chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Bình giáo viên giảng dạy bộ môn
thực phẩm chức năng đã truyền đạt kiến thức và giúp chúng em hoàn thành bài tiểu luận
này.
Vô cùng biết ơn người thân và bạn bè đã hỗ trợ giúp chúng tôi hoàn thành tốt bài
tiểu luận này.
Trong quá trình thực hiện làm bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Kính xin
quý thầy cô và bạn bè đóng góp ý kiến để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.

Thực phẩm chức năng Trang 64
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012
Mục lục
Mục lục 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 8
1.1.Lịch sử phát triển của thực phẩm chức năng 8
1.2. Định nghĩa và tên gọi thực phẩm chức năng 11
1.2.1. Định nghĩa Thực phẩm chức năng: 11
1.2.2. Các tên gọi khác nhau của TPCN: 13
1.2.3. Sự khác nhau giữa thực phẩm chức năng (Functional Food) khác với thực phẩm truyền
thống (Food) 14
1.2.4. Sự khác nhau giữa thực phẩm chức năng và thuốc 14
1.2.5. Vì sao nên sử dụng thực phẩm chức năng 15
CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG 17
2.1. Thực phẩm chức năng PHYTUM KOREANUM 17
2.1.1. Truyền thuyết PHYTUM KOREANUM 17
2.1.2. Sản phẩm PHYTUM KOREANUM 18
2.1.2.1. Xuất xứ sản phẩm 19
2.1.2.2. Thành phần sản phẩm 19
2.1.2.3. Công dụng sản phẩm 19
2.1.2.4. Thành phần chi tiết sản phẩm 20
2.1.2.5. Liều lượng và cách dùng 29
2.1.2.6. Tính an toàn sản phẩm 30
2.1.2.7. Đơn vị phân phối 32
2.2. Giải pháp duy nhất không sử dụng hormon thay thế cho phụ nữ tiền, mãn kinh 34
2.2.1. Sự mãn kinh 34
1. Tiền mãn kinh là gì 34
2.Công thức xác định thời kỳ tiền mãn kinh 34
Thực phẩm chức năng Trang 64
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012

3. TRIỆU CHỨNG MÃN KINH (+ 50 Tuổi) 34
2.2.2. Các liệu pháp điều trị 36
2.2.2.1. THM - liệu pháp thay thế HORMON 36
2.2.2.2. THM, và các nguy cơ 36
2.2.2.3. THM chống chỉ định đối với một số trường hợp sau 36
2.2.2.4. Hai dạng của THM 36
2.2.3. Mãn kinh có thể điều trị không HORMON 37
2.2.3.1. Manhaé - Giải pháp không hormon duy nhất cho quá trình mãn kinh 37
2.2.3.2. Đối tượng sử dụng Manhaé 37
2.2.3.3. Manhaé có tác dụng hiệu quá đối với các triệu chứng tiền mãn kinh 37
2.2.4. Một công thức độc quyền 38
2.2.4.1. Sự kết hợp hoàn hảo giữa 4 thành phần 38
2.2.4.2. Một công thức hiệu quả 38
2.2.4.3. Một công thức hiệu quả kết hợp với điều trị THM 39
2.2.4.4. Một công thức hiệu quả So sánh với placebo 39
2.2.4.5. Manhaé và các điều duy nhất 40
2.2.4.6. Phương châm của Manhaé: 40
2.2.4.7.Kết luận 41
2.2.5.MANHAE tại Pháp 41
2.2.6. Đơn vị phân phối 42
2.2. TPCN CAO CẤP BIO OMEGA 3 42
2.3.1. Cơ chế tác dụng của BIO- OMEGA 3 43
2.3.2.1. Cá hồi 45
2.3.2.2. VITAMINE E THIÊN NHIÊN 45
2.3.3. Tác dụng của BIO - OMEGA 3 46
2.3.3.1. BIO – OMEGA 3 và hệ tim mạch 46
2.3.3.2. BIO OMEGA 3 VÀ CHOLESTEROL 46
2.3.3.3. BIO OMEGA 3 và não 46

2.3.3.4. BIO-OMEGA 3 VÀ DA 47

2.3.3.5. BIO-OMEGA 3 VÀ MẮT 47
Thực phẩm chức năng Trang 64
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012
2.3.4. Liều lượng và cách dùng 47
2.4. Thực Phẩm Chức Năng Bảo Vệ Mắt 48
2.4.1. Cấu tạo của mắt 49
2.4.2. Các mô quan trọng của mắt 50
2.4.3. Các bệnh mắt thường gặp 52
2.4.3.1. Giác mạc: 52
2.4.3.2. Thủy tinh thể: 52
2.4.3.3. Võng mạc: 52
2.4.3.4. Dây thần kinh thị giác: 53
2.4.3.5. Bệnh Thoái Hóa Điểm Vàng (Age-Related Macular Degeneration) 53
2.4.3.6. Sản Phẩm Chức Năng Bảo Vệ Mắt 58
1. Thành phần: 58
2. Tác dụng: 61
3. Đối tượng sử dụng: 61
4. Hướng dẫn cách dùng 61
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN 62
Thực phẩm chức năng Trang 64
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
1.1. Lịch sử phát triển của thực phẩm chức năng
Từ vài thập kỷ qua, thực phẩm chức năng (TPCN) phát triển nhanh chóng trên toàn
thế giới. Chúng ta đã biết, sự phát hiện tác dụng sinh năng lượng và vai trò các thành
phần dinh dưỡng thiết yếu đã giúp loài người từng bước hiểu được các bí mật của thức ăn
và kiểm soát được nhiều bệnh tật và vấn đề sức khoẻ liên quan. Cho đến nay, con người
mặc dù sử dụng thực phẩm hàng ngày nhưng vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về các thành phần
các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, về tác động của thực phẩm tới các chức năng sinh
lý của con người. Các đại danh y như Hypocrates, Tuệ Tĩnh đều quan niệm “Thức ăn là

thuốc, thuốc là thức ăn”.
Loài người ngày càng phát triển, mô hình bệnh tật cũng thay đổi cùng với sự phát
triển của xã hội loài người, đặc biệt từ giữa thế kỷ XX đến nay. Cùng với sự già hoá dân
số, tuổi thọ trung bình tăng, lối sống thay đổi, các bệnh mạn tính liên quan đến dinh
dưỡng và thực phẩm, lối sống ngày càng tăng. Việc chăm sóc, kiểm soát các bệnh đó đặt
ra nhiều vấn đề lớn cho y học, y tế và phúc lợi xã hội. Người ta thấy rằng, chế độ ăn có
vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và xử lý với nhiều chứng, bệnh mạn tính. Đó là
Thực phẩm chức năng Trang 64
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012
hướng nghiên cứu và phát triển cho một ngành khoa học mới, khoa học Thực phẩm chức
năng.
Ở các nước có nền y học cổ truyền như: Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam TPCN
được phát triển trên cơ sở “Biện chứng luận về âm dương hoà hợp”, “Hệ thống luận
ngũ hành sinh khắc” trên cơ sở về yếu tố Quan tam bảo: Tinh – thần - khí và cơ sở triết
học thiên nhân hợp nhất dưới sự soi sáng của y học hiện đại. Các tập đoàn lớn như: Tiens
Group, Merro International Biology, Tianjin Jinyao Group… đã kế thừa các truyền thống
của y học cổ truyền, áp dụng kỹ thuật hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm TPCN.
Đối với các nước không có nền y học cổ truyền Đông phương, các doanh nhân, các nhà
khoa học, những người đam mê với nền y học Phương đông, đã đi sâu nghiên cứu, học
hỏi và phát triển ra các sản phẩm TPCN ở ngay tại chính nước mình. Ví dụ như các tập
đoàn Forever Living Products, Amway của Mỹ là những tập đoàn đã đầu tư rất lớn cho
việc nghiên cứu sản xuất ra các sản phẩm TPCN để cung cấp cho con người.
Cùng với việc nghiên cứu, khám phá và phát minh ra các sản phẩm TPCN mới,
việc đồng thời ban hành các tiêu chuẩn và quy định quản lý cũng được chú ý. Tại Nhật
Bản, lần đầu tiên quy định về TPCN trong “Luật cải thiện dinh dưỡng” vào năm 1991.
Năm 1996 đã sửa đổi cách phân loại TPCN và đã ban hành được tiêu chuẩn 13 loại
Vitamin là thực phẩm dinh dưỡng. Năm 1997 ban hành được tiêu chuẩn 168 loại sản
phẩm từ thảo dược. Năm 1998 ban hành tiêu chuẩn 12 loại sản phẩm của khoáng chất.
Năm 1999 ban hành tiêu chuẩn sản phẩm dạng viên. Năm 2001 quy định hệ thống TPCN
công bố về y tế và năm 2005 sửa đổi bổ sung. Tại Mỹ, luật về TPCN được ban hành từ

năm 1994.
Trên thế giới và khu vực cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học để đi tới
thống nhất về tên gọi, phân loại, hài hoà các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phương pháp
phân tích và phương pháp quản lý. Để giúp cho TPCN phát triển ngày càng lớn mạnh
phục vụ cho con người, thế giới đã thành lập Hiệp hội TPCN quốc tế và trong khu vực
cũng thành lập Hiệp hội TPCN khu vực.
Thị trường TPCN là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất. Đối với
nhiều quốc gia, tăng hơn 10% hàng năm. Nhật Bản (Báo cáo của Kzuo Sueki, 2006) năm
Thực phẩm chức năng Trang 64
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012
2006, các sản phẩm FOSHU đạt 5,5 tỷ USD, các sản phẩm sức khỏe đạt 12,5 tỷ USD. Tại
Mỹ (báo cáo của Byron Johnson Esq, 2006), chỉ tính 20 loại sản phẩm TPCN từ thảo
dược được bán trên kênh FDM (Food, Drug &Mass Market Retail Stores) đã đạt
249.425.500 USD năm 2005. Nguyên liệu thô từ thảo dược để sản xuất TPCN đạt
386.000.000 USD. Tỷ lệ của FDM chiếm 16% doanh thu của toàn bộ TPCN ở Mỹ. Năm
2007, các TPCN bổ sung Vitamin đạt 7,4 tỷ USD, TPCN nguồn gốc thảo dược đạt 4,5 tỷ
USD và TPCN cho thể thao đạt 2,3 tỷ USD. Toàn bộ TPCN ở Mỹ chiếm 32% thị trường
TPCN thế giới. Thị trường thế giới năm 2007 đạt 70 tỷ USD, dự kiến sẽ đạt 187 tỷ USD
vào năm 2010. Châu Âu năm 2007 đạt 15 tỷ USD, tăng bình quân 16% / năm.
Việc sử dụng thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ, phòng bệnh và trị bệnh đã được khám
phá từ hàng ngàn năm trước Công nguyên ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Ở Phương
Tây, Hypocrates đã tuyên bố từ 2500 năm trước đây: “Hãy để thực phẩm là thuốc của
bạn, thuốc là thực phẩm của bạn”.
Có thể nói, lý luận Đông y phát triển nhất trên thế giới là ở Trung Quốc, một nước cũng
nghiên cứu nhiều nhất về các loại Thực phẩm chức năng. Trung Quốc đã sản xuất, chế
biến trên 10.000 loại Thực phẩm chức năng. Có những cơ sở đã xuất hàng hoá là Thực
phẩm chức năng tới trên 100 nước trên thế giới, đem lại một lợi nhuận rất lớn. Các nước
nghiên cứu nhiều tiếp theo là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Anh, Úc và nhiều nước
Châu Á, Châu Âu khác.
Do khoa học công nghệ chế biến thực phẩm ngày càng phát triển, người ta càng có

khả năng nghiên cứu và sản xuất nhiều loại Thực phẩm chức năng phục vụ cho công việc
cải thiện sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ, phòng ngừa các bệnh mạn tính, tăng cường chức
năng sinh lý của các cơ quan cơ thể khi đã suy yếu… Bằng cách bổ sung thêm “các thành
phần có lợi” hoặc lấy ra bớt “các thành phần bất lợi”, người ta đã tạo ra nhiều loại Thực
phẩm chức năng theo những công thức nhất định phục vụ cho mục đích của con người.
Nhờ có khoa học công nghệ, con người ta đã khoa học hoá các lý luận và công
nghệ chế biến thực phẩm chức năng. Các dạng Thực phẩm chức năng hiện nay rất phong
phú. Phần lớn dạng sản phẩm là dạng viên, vì nó thuận lợi cho đóng gói, lưu thông, bảo
quản và sử dụng.
Thực phẩm chức năng Trang 64
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012
1.2. Định nghĩa và tên gọi thực phẩm chức năng
1.2.1. Định nghĩa Thực phẩm chức năng:
Cho đến nay chưa có một tổ chức quốc tế nào đưa ra định nghĩa đầy đủ về TPCN,
mặc dù đã có nhiều Hội nghị quốc tế và khu vực về TPCN. Thuật ngữ “Thực phẩm chức
năng”, mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất quốc tế, nhưng được sử dụng rất rộng
rãi ở nhiều nước trên thế giới. Gần đây các định nghĩa về TPCN được đưa ra nhiều hơn và
có xu hướng gần thống nhất với nhau.
+ Các nước châu Âu, Mỹ, Nhật: Đưa ra định nghĩa Thực phẩm chức năng là một
loại thực phẩm ngoài 2 chức năng truyền thống là: Cung cấp các chất dinh dưỡng và thoả
mãn nhu cầu cảm quan, còn có chức năng thứ 3 được chứng minh bằng các công trình
nghiên cứu khoa học như tác dụng giảm cholesterol, giảm huyết áp, chống táo bón, cải
thiện hệ vi khuẩn đường ruột…
+ Hiệp Hội thực phẩm sức khoẻ và dinh dưỡng thuộc Bộ Y tế Nhật Bản, định
nghĩa:“Thực phẩm chức năng là thực phẩm bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bỏ
một số thành phần bất lợi. Việc bổ sung hay loại bỏ phải được chứng minh và cân nhắc
một cách khoa học và được Bộ Y tế cho phép xác định hiệu quả của thực phẩm đối với
sức khoẻ”.
+ Viện Y học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ, định nghĩa: Thực phẩm
chức năng là thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ, là bất cứ thực phẩm nào

được thay đổi thành phần qua chế biến hoặc có các thành phần của thực phẩm có lợi cho
sức khoẻ ngoài thành phần dinh dưỡng truyền thống của nó.
+ Hiệp Hội thông tin thực phẩm quốc tế (IFIC), định nghĩa: “ Thực phẩm chức
năng là thực phẩm mang đến những lợi ích cho sức khoẻ vượt xa hơn dinh dưỡng cơ
bản”.
+ Úc, định nghĩa: “Thực phẩm chức năng là những thực phẩm có tác dụng đối với
sức khoẻ hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Thực phẩm chức năng là thực phẩm
gần giống như các thực phẩm truyền thống nhưng nó được chế biến để cho mục đích ăn
kiêng hoặc tăng cường các chất dinh dưỡng để nâng cao vai trò sinh lý của chúng khi bị
Thực phẩm chức năng Trang 64
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012
giảm dự trữ. Thực phẩm chức năng là thực phẩm được chế biến, sản xuất theo công thức,
chứ không phải là các thực phẩm có sẵn trong tự nhiên”.
+ Hiệp Hội nghiên cứu thực phẩm Leatherhead (châu Âu): Cho rằng khó có thể
định nghĩa Thực phẩm chức năng vì sự đa dạng phong phú của nó. Các yếu tố “chức
năng” đều có thể bổ sung vào thực phẩm hay nước uống. Tổ chức này cho rằng: “Thực
phẩm chức năng là thực phẩm được chế biến từ thức ăn thiên nhiên, được sử dụng như
một phần của chế độ ăn hàng ngày và có khả năng cho một tác dụng sinh lý nào đó khi
được sử dụng”.
+ Hàn Quốc: Trong Pháp lệnh về Thực phẩm chức năng (năm 2002) đã có định
nghĩa như sau: “Thực phẩm chức năng là sản phẩm được sản xuất, chế biến dưới dạng
bột, viên nén, viên nang, hạt, lỏng có các thành phần hoặc chất có hoạt tính chức năng,
chất dinh dưỡng có tác dụng duy trì, thúc đẩy và bảo vệ sức khoẻ”.
Điều kiện để sản phẩm lưu hành:
- Bằng chứng khoa học chứng minh hoạt chất an toàn (sơ đồ cây đánh giá an toàn, đánh
giá độc tính); hiệu quả (thử nghiệm trên chuột, thử nghiệm lâm sàng, invivo và invitro
nằm trong danh mục các chất có hoạt tính do Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm (KFDA)
cho phép. Nếu ngoài danh mục phải ghi khuyến cáo về các lợi ích đối với sức khoẻ trên
nhãn.
- Phải xây dựng tiêu chuẩn/ đặc trưng kỹ thuật của sản phẩm.

+ Trung Quốc: Không dùng thuật ngữ Thực phẩm chức năng mà dùng thuật ngữ:
Thực phẩm sức khoẻ, Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ. Từ xa xưa, người Trung Quốc đã quan
niệm: Ăn uống và điều trị bệnh có cùng một nguồn gốc và thuốc và thực phẩm có chức
năng như nhau. Ví dụ:
- Sâm dùng để điều hoà miễn dịch.
- Vừng đen, trà xanh: Kìm hãm quá trình lão suy.
- Hạt đào, hoa cúc: Điều hoà mỡ máu.
- Củ từ, hoa quả táo gai: Giảm đường huyết.
Bộ Y tế Trung Quốc đã có quy định về Thực phẩm sức khoẻ (11/1996) và định nghĩa như
sau: “Thực phẩm sức khoẻ”:
Thực phẩm chức năng Trang 64
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012
- Là thực phẩm có chức năng đặc biệt đến sức khoẻ, phù hợp cho một nhóm đối tượng
nào đó.
- Có tác dụng điều hoà các chức năng của cơ thể và không có mục đích sử dụng điều trị”
+ Rober Froid M: Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 17 về dinh dưỡng (ngày 27-
31/8/2001) tại Viên (Áo) trong báo cáo “Thực phẩm chức năng: Một thách thức cho
tương lai của thế kỷ 21” đã đưa ra định nghĩa: “Một loại thực phẩm được coi là Thực
phẩm chức năng khi chứng minh được rằng nó tác dụng có lợi đối với một hoặc
nhiều chức phận của cơ thể ngoài các tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng
thoải mái, khoẻ khoắn và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”.
+ Bộ Y tế Việt Nam: Thông thư số 08/TT-BYT ngày 23/8/2004 về việc “Hướng
dẫn việc quản lý các sản phẩm Thực phẩm chức năng” đã đưa ra định nghĩa: “Thực
phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ
thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề
kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh”.
+ Như vậy, có rất nhiều các định nghĩa về Thực phẩm chức năng. Song tất cả đều
thống nhất cho rằng: Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm nằm giới hạn giữa thực
phẩm (truyền thống - Food) và thuốc (Drug).
Thực phẩm chức năng thuộc khoảng giao thoa (còn gọi là vùng xám) giữa thực phẩm và

thuốc. Vì thế người ta còn gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm - thuốc (Food-Drug).
Khái quát lại có thể đưa ra một định nghĩa như sau: “Thực phẩm chức năng (TPCN) là
thực phẩm (hoặc sản phẩm) dùng để hỗ trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng cường) chức
năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình
trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”.
1.2.2. Các tên gọi khác nhau của TPCN:
TPCN tuỳ theo công dụng, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, còn có tên
gọi khác sau:
+ Việt Nam và nhiều nước khác ( như Nhật Bản, Hàn Quốc ):
(1) Thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng Trang 64
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012
(2) Thực phẩm bổ sung (vitamin và khoáng chất) - Food Supplement.
(3) Sản phẩm bảo vệ sức khoẻ - Health Produce
(4) Thực phẩm đặc biệt - Food for Special use.
(5) Sản phẩm dinh dưỡng y học - Medical Supplement.
+ Mỹ: Dietary Supplement (thực phẩm bổ sung) và Medical Supplement (thực phẩm y
học hay thực phẩm điều trị).
+ EU: Thực phẩm bổ sung (giống như thuật ngữ Dietary Supplement của Mỹ) hoặc thực
phẩm thuốc (Nutraceuticals).
+ Trung Quốc: Sản phẩm bảo vệ sức khoẻ hay còn được dịch nguyên bản là Thực phẩm
vệ sinh. Chức năng của các sản phẩm này rất rộng, bao gồm cả Dietary Supplement (Thực
phẩm bổ sung) và Medical Supplement (Thực phẩm y học hay Thực phẩm điều trị).
1.2.3. Sự khác nhau giữa thực phẩm chức năng (Functional Food) khác với thực
phẩm truyền thống (Food)
Có tác dụng với sức khỏe nhiều hơn (tác dụng với một hay một số chức năng sinh
lý của cơ thể) hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Nghĩa là, thực phẩm chức năng ít
tạo ra năng lượng (calorie) cho cơ thể như các loại thực phẩm truyền thống (cơ bản) như
các loại thực phẩm gạo, thịt, cá…
+ Liều sử dụng thường nhỏ, thậm chí tính bằng miligram, gram như là thuốc.

+ Đối tượng sử dụng có chỉ định rõ rệt như người già, trẻ em, phụ nữ
tuổi mãn kinh, người có hội chứng thiếu vi chất, rối loạn chức năng sinh
lý nào đó.
1.2.4. Sự khác nhau giữa thực phẩm chức năng và thuốc
Thực phẩm chức năng không phải là thuốc. Thuốc là chất hóa học được dùng để
chữa một căn bệnh nào đó và giảm nhẹ cảm giác đau nếu có. Thuốc là một chất mạnh đối
với cơ thể chúng ta và thường có nhiều dạng phản ứng phụ. Vì vậy, sử dụng thuốc phải có
toa của bác sĩ. Trong khi đó, thực phẩm chức năng phần lớn là bổ sung chất dinh dưỡng
đã có trong thức ăn hàng ngày hoặc những chất làm tối ưu hóa các chức năng của cơ
Thực phẩm chức năng Trang 64
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012
thể.Nhà sản xuất công bố trên nhãn sản phẩm là thực phẩm, đảm bảo chất lượng vệ sinh
an toàn sức khỏe, phù hợp với các quy định về thực phẩm.
Đối với thuốc, nhà sản xuất công bố trên nhãn là sản phẩm thuốc, có tác dụng chữa
bệnh, phòng bệnh với công dụng, chỉ định, liều dùng, chống chỉ định. Thuốc là những sản
phẩm để điều trị và phòng bệnh, được chỉ định để nhằm tái lập, điều chỉnh hoặc sửa đổi
chức năng sinh lý của cơ thể.
Ví dụ: Trà bạc hà
Nếu ghi trên nhãn: Nước uống giải nhiệt, thì là Thực phẩm
Nếu ghi trên nhãn: Chỉ định điều trị rối loạn dạ dày, thì là Thuốc.
* Có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài nhằm nuôi dưỡng (thức ăn qua sonde), bổ dưỡng
hoặc phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh… mà vẫn an toàn, không có độc hại, không có
phản ứng phụ.
* Người tiêu dùng có thể tự sử dụng theo “hướng dẫn cách sử dụng” của nhà sản xuất mà
không cần khám bệnh, hoặc thầy thuốc phải kê đơn…
1.2.5. Vì sao nên sử dụng thực phẩm chức năng
Để hiểu được tại nên sử dụng thực phẩm chức năng để bảo vệ sức khỏe thì trước
tiên chúng ta phải biết được nguyên nhân gây ra bệnh tật và những chức năng cơ bản của
Thực phẩm chức năng. Các kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học cho chúng ta biết rõ
hai vấn đề này:

Vì sao chúng ta bệnh ?
Sống khỏe - không bệnh tật" đó là niềm ao ước của con người ở bất cứ thời đại
nào. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, sức khỏe của con người tùy thuộc vào các yếu tố
như di truyền, môi trường sống, dinh dưỡng và phòng trị bệnh, trong đó việc dinh dưỡng
để phòng ngừa các bệnh tật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tầm vóc thân thể, thể lực con người do
các yếu tố như: dinh dưỡng, di truyền, thể dục thể thao, môi trường Theo đó, yếu tố
Thực phẩm chức năng Trang 64
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012
dinh dưỡng chiếm tỷ trọng cao nhất 31%, tất nhiên là bảo đảm đủ chất và phải có chế độ
dinh dưỡng hợp lý. Cơ thể chúng ta cần một lượng cân bằng và đầy đủ các Vitamin và
khoáng chất hằng ngày để hoạt động được tốt và nhịp nhàng, nhưng chắc gì bạn đã ăn
uống đầy đủ, hợp lý và cân bằng để có thể làm được điều đó từ nguồn thức ăn dinh
dưỡng hằng ngày?
Theo kết quả của các cuộc khảo cứu, hầu hết mọi người trong chúng ta đều thiếu vi
chất dinh dưỡng trầm trọng, Ngay cả đối với những người trẻ, dù có ăn đầy đủ, ta vẫn
không có đủ các Vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân làm cho thực phẩm chúng ta nghèo nàn về chất
như đất đai bạc màu hoặc do thực phẩm phải qua nhiều khâu chế biến công nghiệp làm
mất đi nhiều chất. Mặt khác, do vật nuôi, cây trồng đang đựợc chạy theo năng suất nên
phát triển mất tự nhiên, mất cân đối. Một yếu tố khác ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng
ta nữa là thực phẩm chứa nhiều độc tố, đó là những chất độc trong rau, quả do phân bón
hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, những chất đi vào vật nuôi như
thuốc tăng trọng, thuốc tiêm phòng bệnh dịch, rồi những chất hóa học được sử dụng trong
công nghiệp thực phẩm.
Bên cạnh những yếu tố về ăn uống thì môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng đến
sức khỏe. Hằng ngày cơ thể chúng ta phải chịu ảnh hưởng của tia phóng xạ, tia cực tím,
chất thải công nghiệp, khí thải ô tô, xe máy, nguồn nước ô nhiễm… những tác động có
hại này là nguyên nhân chính của các bệnh tim mạch, ung thư, và các bệnh nguy hiểm
khác.Ngoài những nguyên nhân này, sức khỏe của chúng ta còn bị ảnh hưởng bởi stress.

Hằng ngày chúng ta phải sống trong sự căng thẳng nhiều mặt. Từ những vấn đề khó chịu
như tắc đường, mất điện, đến những vấn đề lớn như hạnh phúc gia đình, sự nghiệp…
những căng thẳng này đốt cháy một lượng chất cần thiết mà chúng ta không thể bù đắp
được, càng tạo ra sự mất cân bằng nghiêm trọng. Tất cả những nguyên nhân trên đã làm
cho hệ miễn dịch của chúng ta không có đủ điều kiện hoạt động, sức đề kháng của cơ thể
ngày một kém đi và cơ thể rất dễ mắc bệnh.Vậy làm cách nào để tăng cường sức đề
kháng, giúp cơ thể phòng bệnh ?
Thực phẩm chức năng Trang 64
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012
Với việc sử dụng thực phẩm chức năng mỗi ngày đã có những tác động rất hiệu
quả trong việc hổ trợ điều trị và phòng chống một số bệnh. Nhờ tính chất chống oxy hóa,
tăng miễn dịch giúp các tế bào cơ thể chống lại sự lão hóa, giúp bổ sung cho cơ thể những
Vitamin và khoáng chất là những nhóm chất hữu cơ cần thiết mà cơ thể không thể tự tổng
hợp được. Các nhà khoa học cũng dự báo rằng: Thực phẩm chức năng chính là thức ăn
của con người thế kỷ 21.
Chức năng cơ bản của Thực phẩm chức năng
- Chức năng thải độc: Đưa ra khỏi cơ thể những chất cặn bã, chất độc đã lưu trữ lâu ngày,
chủ yếu là theo đường bài tiết, có thể qua da.
- Chức năng dinh dưỡng: Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết vào từng tế bào
- Chức năng bảo vệ: Giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài.

CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
2.1. Thực phẩm chức năng PHYTUM KOREANUM
2.1.1. Truyền thuyết PHYTUM KOREANUM
Truyền thuyết bắt đầu từ các ngọn núi của xứ sở Kim Chi. Đây là chuyện một
chàng thanh niên sống tận rừng sâu Hàn quốc, xưa kia đã trở nên nổi tiếng với việc dùng
tay không giết hổ như chuyện Võ Tòng đả hổ mà nhiều người biết đến.
Câu chuyện bất thường này đến tai nhà vua và đức vua đã cho mời người anh hùng
đến, kể lại các chi tiết của cuộc sống và đặt các câu hỏi về quãng đời thanh thiếu niên
cùng sức mạnh huyền thoại. Người nông dân chỉ đơn giản trả lời rằng, trong suốt cuộc đời

mình, anh ta đã được cha mẹ truyền lại công thức một hỗn hợp cây cỏ khác nhau được
tìm thấy tại vùng núi sâu Triều Tiên, nhờ đó mang lại cho anh sức mạnh hơn người và dồi
dào sinh lực. Nhà vua lập tức ra lệnh cho các ngự y đi thu thập các loại dược liệu, và bảo
chàng thanh niên cung cấp công thức chế tạo nên hỗn hợp tuyệt vời này. Phương thuốc bí
truyền ấy đã được giữ bí mật nhiều thế kỷ và chỉ được hoàng gia Hàn Quốc sử dụng để
Thực phẩm chức năng Trang 64
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012
nâng cao sức khỏe con người và cải thiện các trường hợp thiếu sức sống và thiếu cả ham
muốn trong tình chăn gối.
Sản xuất và thử nghiệm
Mãi về sau, sản phẩm này mới được thử nghiệm, khen ngợi và được sản xuất. Buổi
gặp gỡ đầu tiên xảy ra năm 2005, khi Tiến sĩ – Dược sĩ Hay Ly Eang của tập đoàn
Groupe CERP- BN Pháp đến Hàn Quốc cùng đoàn đại biểu để đẩy mạnh công tác giao
lưu thương mại giữa hai nước.
Các công ty dược phẩm Hàn Quốc đã giới thiệu một công thức tăng cường sức
khỏe và khả năng tình dục theo kinh nghiệm người xưa gọi là hợp chất Phytum
Koreanum, bao gồm các dược liệu quý hiếm như : Nhân sâm Hàn Quốc ( loại Hồng
sâm ), Nhục thung dung, Thỏ ty tử, Dâm dương hoắc Hàn Quốc, tinh chất Hà thủ ô đỏ,
Linh chi vùng núi Kumgan, rễ sâm Nga, cao lá bạch quả kết hợp với ly trích mầm lúa
giàu Vitamin E thiên nhiên. Trở về nước, Tiến sĩ Hay đã đưa sản phẩm đến bạn bè thử
nghiệm và họ đều xác nhận hiệu quả. Vài tháng sau, trong chuyến đi thứ hai đến Hàn
Quốc, ông đề nghị được độc quyền thương mại công thức PHYTUM KOREANUM và
chính thức đưa vào sản xuất tại nhà máy PPM của tập đoàn CERP-BN, Pháp.
2.1.2. Sản phẩm PHYTUM KOREANUM
Hình 2.1: TPCN PHYTUM KOREANUM
Thực phẩm chức năng Trang 64
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012
2.1.2.1. Xuất xứ sản phẩm
- Sp của P.P.M Group Cerp-BN, France
- Nhà sản xuất: công ty Boston Việt Nam

- Nhà phân phối: Cty Dapharco – Việt Nam
- Giá mới 275.000 ₫
2.1.2.2. Thành phần sản phẩm
- Là sự kết hợp hoàn hảo của tinh chất 9 loại thảo dược quí : Tinh chất Hồng sâm
Hàn Quốc, Tinh chất nhục thung dung, Tinh chất thỏ ty tử, Tinh chất dâm dương hoắc
Hàn Quốc, Tinh chất rễ sâm Nga , Tinh chất Hà thủ ô đỏ, Tinh chất linh chi vùng núi
Kumgan, Cao bạch quả, Vitamin E thiên nhiên.
- Quy cách đóng gói: 6 viên/ hộp
2.1.2.3. Công dụng sản phẩm
- PHYTUM Koreanum là phương thuốc cổ truyền Hàn quốc.
- Giúp bồi bổ sức khỏe, hồi phục sinh lực, tăng cường sức bền thể lực.
- Tác dụng hạ đường huyết, hạ huyết áp, an thần, chống stress, giảm đau thắt lưng, gia
tăng hệ miễn nhiễm
ü Giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, và kéo dài tuổi thọ.
ü Kháng viêm, tăng lưu lượng máu mạch vành, tăng lưu lượng máu não, cải thiện vi tuần
hoàn.
ü Trị liệt dương, liệt nửa người, cải thiện khả năng tình dục góp phần mang lại hạnh phúc
trong cuộc sống lứa đôi tiện sức sống cũng như ham muốn trong đời sống lứa đôi.
Thực phẩm chức năng Trang 64
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012
PHYTUM Koreanum
®
, công thức độc quyền của YANG CHUN
®
HÀN QUỐC:
Thích hợp cho mọi người, có thể sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường và có vấn đề về
tim mạch
Tác dụng hạ đường huyết, hạ huyết áp, an thần, chống stress, giảm đau thắt lưng, gia tăng
hệ miễn nhiễm
ü Giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, và kéo dài tuổi thọ.

ü Kháng viêm, tăng lưu lượng máu mạch vành, tăng lưu lượng máu não, cải thiện vi tuần
hoàn,
ü Trị liệt dương, liệt nửa người, cải thiện khả năng tình dục góp phần mang lại hạnh phúc
trong cuộc sống lứa đôi
2.1.2.4. Thành phần chi tiết sản phẩm
- Tinh chất Hồng sâm Hàn Quốc (Kaesong Koryo Insam)
- Tinh chất nhục thung dung (Cistanches Herba)
- Tinh chất thỏ ty tử (Cuscuta chinensis)
- Tinh chất dâm dương hoắc Hàn Quốc (Epimedium Koreanum)
- Tinh chất rễ sâm Nga (Eleutherococcus)
- Tinh chất Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum)
- Tinh chất linh chi vùng núi Kumgan (Ganoderma Kumgansan)
- Cao bạch quả (Ginkgo biloba)
- Vitamin E thiên nhiên
Thực phẩm chức năng Trang 64
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012
Hình 2.2 : Thành phần của PHYTUM KOREANUM
1. Hồng sâm Hàn Quốc
Hình 2.3 : Hồng Sâm Hàn Quốc
Thực phẩm chức năng Trang 64
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012
Chất lượng nổi tiếng trên toàn thế giới
- Tăng cường khả năng chống stress
- Kích thích hệ thần kinh trung ương
- Cải thiện khả năng tình dục trong cuộc sống lứa đôi
- Tăng cường khả năng miễn dịch
- Bổ nguyên khí, tạo máu mới, giúp da dẻ hồng hào, tăng cường sinh lực
2. Tinh chất nhục thung dung
Nhục thung dung là vị thuốc đã được sử dụng trong Đông y từ 2000 năm trước và
đã được đưa vào trong sách Thần Nông bản thảo kinh, bộ sách thuốc cổ nhất của Đông y

học. Nhục thung dung có tên khoa học là Herba cistanches thuộc họ Orobanchaceae. Cây
có ở Trung Quốc, Nhật Bản, ở Việt Nam chưa thấy có. Tại những nơi có cây mọc, người
ta thu hoạch vào hai mùa xuân và thu. Loại thu hoạch vào mùa xuân, gọi là điềm thung
dung (thung dung ngọt) là loại dược liệu chất lượng cao, vì có chứa nhiều loại hoạt chất
Sách Thần nông bản thảo còn xếp vị thuốc này vào loại “thuốc quý” với nhiều công năng
như: bổ thận, ích tinh, nhuận trường, tráng dương, trị liệt dương, táo bón.
Vai trò của nhục thung dung trong sản phẩm PHYTUM KOREANUM
- Kiềm chế quá trình lão suy, kéo dài tuổi thọ,
- Tăng cường khả năng miễn dịch, có tác dụng hạ huyết áp ở mức độ nhất định.
- Tác dụng như hormon sinh dục, bổ thận dương, ích tinh huyết, nhuận trường,
thông tiện. Chủ trị các chứng liệt dương, vô sinh, táo bón.
Thực phẩm chức năng Trang 64
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012
Hình 2.4: Nhục Thung Dung
3. Tinh chất Thỏ Ty Tử (CUSCUTA CHINENSIS)
- Chứa các chất glycoside, quercetin, lecithin, carotenoid, vitamin A
- Tác dụng ôn thận tráng dương, dưỡng can, bổ thận, ích tinh tuỷ, cường cân, kiện
cốt, dưỡng cơ, minh mục, chống mệt mỏi
- Trị các chứng thận hư, tinh lạnh, liệt dương, di tinh, đau lưng, mỏi gối, đi tiểu
nhiều
Hình 2.5: Thỏ Ty Tử
4. Nấm Linh Chi của vùng núi KUMGAN
Thực phẩm chức năng Trang 64
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012
Hình 2.6 : Nấm Linh Chi
Vai trò của nấm Linh Chi trong sản phẩm PHYTUM KOREANUM
- Tăng cường tổng trạng cơ thể
- Giàu vi lượng tố hiếm như germanium, vanadium, crôm, hợp chất polysaccharide
và triterpen …
- Hỗ trợ phản ứng chống ung thư,lão hóa, giúp điều chỉnh dẫn truyền thần kinh, bảo

vệ cấu trúc của nhân tế bào
5. Tinh chất Dâm dương hoắc Hàn Quốc (EPIMEDIUM KOREANUM)
Thực phẩm chức năng Trang 64
GVHD: TH. S Lê Văn Bình 2012


Hình 2.7 : Dâm dương hoắc Hàn Quốc
Vai trò của Dâm dương hoắc Hàn Quốc trong sản phẩm PHYTUM KOREANUM
- Kích thích ham muốn và tăng cường hệ miễn dịch. Trị liệt dương, tác dụng như
kích thích tố nam, hạ đường huyết, hạ huyết áp
- Tăng sản xuất tinh trùng
Thực phẩm chức năng Trang 64

×