Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin quản lý nguồn phát khí thải và khí thải công nghiệp tại TP. Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 110 trang )

BỘ
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ





TUYỂN TẬP BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
DỰ ÁN PHỤC VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2007

NHÓM CHUYÊN ĐỀ 5

HỆ THỐNG THÔNG TIN KIỂM SOÁT, QUẢN LÝ
KHÍ THẢI TẠI 5 THÀNH PHỐ LỚN

Thuộc dự án:
“ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT THỐNG KÊ LƯỢNG THẢI, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG DO KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM
THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP”







Hà Nội - 2007






Bộ công thơng
Viện nghiên cứu cơ khí








Báo cáo chuyên đề

Tên chuyên đề:
đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin quản lý
nguồn phát khí thảI và khí thảI công nghiệp tại
thành phố hà nội
Thuộc nhiệm vụ năm 2007: điều tra, khảo sát thống kê lợng
thải, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trờng do khí thải
công nghiệp và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trờng do khí thải công nghiệp
Thuộc dự án: Cải thiện chất lợng không khí các đô thị do
nguồn thải công nghiệp


Chủ trì thực hiện dự án: TS. Dơng Văn Long
Đơn vị thực hiện dự án
: TT. CN&TB Môi Trờng








Hà Nội, 2007


2
MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU 3
I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ TÁC
ĐỘNG NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP LÊN MÔI TRƯỜNG TẠI HÀ NỘI
4
I.1. Tình hình phát triển công nghiệp 4
I.2. Diễn biến môi trường không khí các khu, cụm công nghiệp và khu vực
nội thành 6
II. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN KHÍ THẢI CÔNG
NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 7
II.1. Hiện trạng cơ quan quản lý nguồn thông tin về phát thải và ô nhiễm
khí thải công nghiệp 8
II.2. Hiện trạng quy trình hoạt động của hệ thống quản lý thông tin khí
thải công nghiệp tại thành phố Hà Nội 10
II.2.1. Nguồn cung cấp dữ liệu 10
II.2.2. Nguồn và phương pháp lưu trữ xử lý dữ liệu 17
II.2.3. Quản lý và báo cáo dữ liệu 18

II.2.4. Hiện trạng khả năng phân phối thông tin (phạm vi sử dụng thông
tin) 20
KẾT LUẬN 23


3
LI M U
Thc hin phũng chng v khc phc ụ nhim mụi trng do cỏc hot
ng sn xut cụng nghip gõy ra l mt trong nhng vn u tiờn trong cỏc
hot ng bo v mụi trng ca B Cụng nghip. D ỏn Ci thin cht lng
khụng khớ cỏc ụ th do ngun thi cụng nghip nhm ngn nga v gim thiu
nh hng tiờu cc ca khớ thi cụng nghi
p ti cht lng mụi trng khụng
khớ xung quanh, c bit ti cỏc khu ụ th tp trung ụng dõn c, gúp phn nõng
cao cht lng cuc sng, bo v mụi trng v phỏt trin bn vng. V H Ni
l mt trong nhng a bn chớnh trin khai, thc hin d ỏn ny.
Hin trng thu thp, qun lý, chia s v thụng tin, d liu mụi trng hin
nay ó c Nh nc, cỏc B/ngnh, c quan quan tõm thu th
p. Cỏc B/ngnh
u cú cỏc n v thu thp lu tr riờng ca mỡnh. Trờn thc t cỏc d liu ny
cha c thu thp y v cú h thng. Sau õy l ỏnh giỏ chung v hin
trng qun lý thụng tin qun lý ngun phỏt khớ thi v khớ thi cụng nghip ti
H Ni trong khuụn kh ni dung thc hin nm 2007 ca d ỏn Ci thin cht
lng khụng khớ cỏc ụ th do ngun thi cụng nghip -
dự án thuộc Khung kế
hoạch tổng thể thực hiện Chơng trình cải thiện chất lợng không khí ở các đô
thị do Bộ Giao thông Vận tải chủ trì thực hiện theo Quyết định số 4121/QĐ-
BGTVT ngày 01/11/2005 của Bộ trởng Bộ Giao thông Vận tải nhằm thực hiện
Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tớng Chính phủ phê
duyệt Chiến lợc bảo vệ môi trờng quốc gia đến năm 2010 và định hớng đến

năm 2020.








4
I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ TÁC ĐỘNG
NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP LÊN MÔI TRƯỜNG TẠI HÀ NỘI
Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Giá trị sản
xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội 9 tháng đầu năm 2007 tăng 20,8% so với
cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước tăng 5,6%, kinh tế ngoài
Nhà nước tăng 28,5% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 31,3%. Sản
xuất công nghi
ệp chủ yếu tăng cao ở lĩnh vực công nghiệp chế biến (17,9%) và
ở khu vực các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài.
Một số ngành tốc độ tăng cao so cùng kỳ năm trước như:
- Sản xuất thực phẩm đồ uống, dệt tăng 12,4%,
- Sản xuất trang phục tăng 14,3%,
- Sản xuất thuộc sơ chế da t
ăng 35%,
- Sản xuất kim loại tăng 25,3%,
- Sản xuất các sản phẩm từ kim loại tăng 32,3%,
- Sản xuất máy móc thiết bị tăng 25%,
- Sản xuất xe cộ động cơ tăng 58,3%,
- Sản xuất giường tủ bàn ghế tăng 25,7%.

Trong 9 tháng đầu năm 2007, có nhiều doanh nghiệp nhà nước địa phương
đầu tư mở rộng sản xuất: Công ty Dượ
c phẩm Hà Nội, Công ty Kim khí Thăng
Long, Công ty Khóa Việt Tiệp, Công ty Dệt 19/5, Công ty Đóng tàu Hà Nội,
Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội Hiện Hà Nội có khoảng 16 nghìn doanh
nghiệp và 100 nghìn cơ sở kinh doanh cá thể, kinh doanh thương mại dịch vụ,
1.200 văn phòng đại diện, 60 siêu thị và trung tâm thương mại trong đó số cơ sở
sản xuất công nghiệp là 2177 cơ sở sản xuất.
Bên cạnh 9 cụm công nghiệp cũ (đã hình thành từ những thậ
p kỷ 60 – 70)
Hà Nội còn có 5 khu công nghiệp tập trung và 13 khu, cụm công nghiệp vưa và
nhỏ.
I.1. Tình hình phát triển công nghiệp
Trong nhiều năm liền, Hà Nội luôn đạt tốc độ tăng trưởng GDP trung bình
trên 10% năm, trong đó lĩnh vực công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 14%,


5
nông nghiệp 3,9%, các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ… cũng tăng trưởng
hết sức nhanh chóng. Từ nền kinh tế củ yếu là nông nghiệp, cơ cấu ngành nghề
đang di chuyển mạnh với sự tăng dần tỷ trọng thành phần công nghiệp, thương
mại, du lịch, dịch vụ theo đường lối “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa”.
Tỷ trọng công nghiệp trong GDP liên tục tăng , chiếm 34,9% năm 1996, 35,3%
n
ăm 1997, 36.1% năm 1998, 37,5% năm 1999 và năm 2002 xấp xỉ 40%. Trong
đó nền công nghiệp của thành phố Hà Nội đã có những thay đổi lớn như:
- Những ngành sản xuất còn phù hợp với thị trường thì các xí nghiệp đã
từng bước đổi mới công nghệ và thiết bị
- Các xí nghiệp có sản phẩm không được thị trường chấp nhận đã tìm hướng
kinh doanh mới hoặc giải thể

.
- Công nghiệp lắp ráp hàng ngoại nhập phát triển nhanh, nhưng quy mô còn
nhỏ
- Công nghiệp hiên đai công nghệ cao bắt đầu được hình thành một số khu
công nghiệp tập trung mới được đầu tư xây dựng, có hạ tầng kỹ thuật đầy
đủ như Sài Đồng, Nội Bài, Bắc Thăng Long…
Tuy nhiên thực tại vẫn tồn tại một số vấn đề sau:
- Tại một s
ố cụm công nghiệp cũ vẫn còn một số xí nghiệp nằm phân tán.
- Phần lớn các cơ sở công nghiệp hiện có quy mô vừa và nhỏ, số lượng cơ
sở công nghiệp còn ít, hiện trạng đất công nghiệp chiếm tỷ lệ 6,2% so với
đất xây dựng đô thị là tỷ lệ thấp đối với một đo thị công nghiệp hóa.
- Hiện còn một số không ít cơ s
ở công nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu
của những năm 60, chỉ có một số xí nghiệp được đầu tư thiết bị, công nghệ
mới để nâng cao chất lượng sản phẩm. Chưa hình thành tổ chức quản lý
môi trường ở các cụm công nghiệp.
- Các biện pháp quản lý xây dựng đô thị kém hiệu quả diễn ra trong nhiều
năm với hiện tượng xây d
ựng nhà ở không phép, trái phép áp sát các xí
nghiệp công nghiệp gây khó khăn cho việc cải tạo, phát triển cụm công
nghiệp và làm cho ô nhiễm do công nghiệp đến khu vực dân cư tiếp giáp
tăng lên.


6
Có thể nhận định Thành phố Hà Nội hiện nay đang bước vào thời kỳ công
nghiệp hóa , hiện đại hóa, giải quyết những tồn tại do công nghệ lạc hậu, phân
tán là một việc rất phức tạp và khó khăn. Điều đó vẫn là một thách thức đối với
vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường do công nghiệp ở Hà Nội.

I.2. Diễn biến môi trường không khí các khu, cụm công nghi
ệp và khu vực
nội thành
Môi trường không khí ở Hà Nội chịu tác động chủ yếu của hoạt động sản
xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, hoạt động xây dựng và sinh hoạt
của cộng đồng.
Trong đó nguồn thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp chiếm tỷ lệ rất
lớn. Theo số liệu điều tra đánh giá năm 2001 củ
a sở KHCN&MT trên địa bàn
thành phố hiện có khoảng 147 xí nghiệp, nhà máy có tiềm năng gây ô nhiễm môi
trường không khí.
Các khí thải độc hại phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp đó chủ yếu do
quá trình chuyển hóa năng lượng (đốt cháy than và xăng, dầu các loại). Hiện tại
lượng nhiên liệu do các cơ sở công nghiệp tiêu thụ mỗi năm khoảng 240.000 tấn
than, 250.000 tấn xăng, dầu và thải vào không khí hơn 80.000 tấn bụi khói,
10.000 tấn khí SO
2
, 19.000 tấn khí NO
x
, 46.000 tấn khí CO, gây ảnh hưởng xấu
đến chất lượng môi trường không khí một số khu vực của thành phố.
Kết quả thực hiện chương trình quan trắc môi trường không khí tại các
khu, cụm công nghiệp do sở KHCN tiến hành từ năm 1996 đến nay cho thấy:
- Nồng độ bụi lơ lửng tại hầu hết các khu vực đều có xu hướng tăng dần và
đều vượt quá mức cho phép từ 2,5 đến 4,5 lầ
n, tăng mạnh nhất ở các khu
vực Văn Điển, Pháp Vân và Mai Động.
- Nồng độ khí NO
x
, SO

2
ít biến động và có xu hướng giảm nhưng mức độ
giảm không nhiều và đều theo tiêu chuẩn cho phép. Mặc dù vậy, đây là
một tiến bộ đáng kể trong thời kỳ sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng
trưởng liên tục và khá mạnh cả về giá trị tổng sản lượng cũng như tỷ trọng
cơ cấu giá trị công nghiệp trong GDP của thành phố.
Trong khi đó, tạ
i khu vực nội thành chất lượng môi trường không khí có
biểu hiện suy thoai, đặc biệt là ở các khu vực tập trung đông dân cư. Nồng độ bụi


7
có biểu hiện tăng rõ rệt và đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ các khí
SO
2
, NO
x
tuy vẫn ở dưới mức giới hạn cho phép, song có biểu hiện tăng dần.
II. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN KHÍ THẢI CÔNG
NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Bản đồ hệ thống mạng lưới quan trắc tại TP. Hà Nội



8
Việc thu thập dữ liệu môi trường ở Hà Nội do nhiều cơ quan thực hiện và
ở các cấp khác nhau, cơ chế thu thập thông tin, dữ liệu rất khác nhau.
Công nghệ thông tin hiện đại đã bắt đầu được áp dụng rộng rãi, hệ thống
tổ chức và quản lý thông tin dữ liệu còn phân tán, sinh ra hiện tượng vừa chồng
chéo, vừa thiếu. Chưa có cơ chế chia sẻ thông tin dữ liệu nên nay chưa thể

thu
thập và duy trì thường xuyên các cở sở dữ liệu, hệ thống thông tin môi trường.

II.1. Hiện trạng cơ quan quản lý nguồn thông tin về phát thải và ô nhiễm
khí thải công nghiệp
Theo luật bảo vệ môi trường năm 2005, Điều 121, trách nhiệm quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, có nói: Bộ Công nghiệp có trách nhiệm chủ trì phối hợ
p với Bộ
Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có
liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên
quan đối với lĩnh vực công nghiệp; xử lý các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng thuộc thẩm quyền quản lý; chỉ đạo phát triể
n ngành công
nghiệp môi trường.
Trách nhiệm đối với các tỉnh, thành. Điều 122. Trách nhiệm quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp, từ cấp tỉnh, cấp huyện
và đến cấp xã.
Các cơ quan chuyên môn phụ trách về môi trường, Điều 123 quy định. Cơ
quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường:
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phả
i có tổ chức hoặc bộ
phận chuyên môn về bảo vệ môi trường phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ môi
trường thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
2. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh phải có tổ chức hoặc bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường
giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp về quản lý môi trườ
ng trên địa bàn.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã bố trí cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường.



9
4. Các tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế, ban quản lý khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ có chất thải nguy hại hoặc tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự
cố môi trường phải có bộ phận chuyên môn hoặc cán bộ phụ trách về bảo
vệ môi trường.
Cụ thể là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quả
n lý nhà
nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình,
kế hoạch về bảo vệ môi trường;
b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm
vụ về bảo vệ môi trường;
c) Chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường c
ủa địa
phương;
d) Chỉ đạo định kỳ tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường;
đ) Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
thuộc thẩm quyền;
e) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường;
g) Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị về môi
trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định
khác của pháp luật có liên quan; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh.
Mà cơ quan chịu trách nhiệm thi hành là các Sở Tài nguyên và Môi
trường, tại Sở thì có Trung tâm quan trắc và phân tích Tài Nguyên và Môi

trường trực tiếp đo, thu thập thông tin quan trắc về phát thải và ô nhiễm khí thải
công nghiệp.
Từ n
ăm 2002, cùng với việc thành lập bộ Tài nguyên và Môi trường, hệ
thống cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
đã được xây dựng và hoàn thiện. Hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường được tổ chức theo 2 cấp: cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố. Ở


10
cấp trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ở cấp tỉnh, thành phố là các Sở
TN&MT.
Ngoài ra, tại các bộ/ngành khác cũng đã hình thành các đơn vị quản lý
chuyên trách/hoặc kiêm nhiệm về môi trường.
Trong Bộ TN&MT, các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường là:
- Vụ Môi trường.
- Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường.
- Cục Bảo v
ệ môi trường.
Năm 1994, cùng với sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường, Cục Môi
trường đã được thành lập và thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (cũ).
Năm 2002, Cục Môi trường đã được tách ra khỏi Bộ KHCN&MT (cũ) và chuyển
về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay, Cục BVMT cũng đã được tổ chức
lại so với Cục Môi trường cũ và có thêm 3 chi Cục ở 3 vùng: Mi
ền Trung (Đà
Nẵng), Miền Nam (TP. Hồ Chí Minh) và Đồng bằng sông Cửu long (TP. Cần
Thơ). Các chi cục này đang trong quá trình hình thành tổ chức.
Các tỉnh, thành phố đều có Sở Tài nguyên và Môi trường. Đây là cơ quan
quản lý môi trường ở cấp địa phương. Trong các Sở TN&MT có một đơn vị

(thường là phòng) thực hiện công tác quản lý bảo vệ môi trường ở địa phương.
Phần lớn các phòng Quản lý môi trường này được chuyển từ
Sở Khoa học Công
nghệ và Môi trường (cũ) sang Sở Tài nguyên và Môi trường
II.2. Hiện trạng quy trình hoạt động của hệ thống quản lý thông tin khí thải
công nghiệp tại thành phố Hà Nội
II.2.1. Nguồn cung cấp dữ liệu
Năm 1993, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã được thành lập, sau
đó hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương đến
tỉnh/thành phố trong cả
nước cũng đã được thành lập và phát triển. Các hoạt
động thu thập, lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin môi trường trong các cơ quan
quản lý môi trường cũng từng bước được xây dựng. Mạng lưới quan trắc môi
trường quốc gia đã được xây dựng và phát triển với đầu mối điều hành là Cục
Môi trường (cũ). Năm 2002, Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập và hệ


11
thống các cơ quan quản lý về tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường cũng đã
được tổ chức lại từ cấp trung ương đến địa phương. Cụ thể là các cơ quan liên
quan trong việc cung cấp thông tin và dữ liệu khí thải công nghiệp tại Hà Nội:
- Mạng lưới quan trắc môi trường (mạng lưới quan trắc Môi trường Quốc
gia);
- Các viện, trung tâm nghiên cứu liên quan đến môi trường;
- Các trường đạ
i học có hoạt động liên quan đến môi trường: Khoa Môi
trường – Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội, Viện
khoa học và công nghệ môi trường - Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học
Xây Dựng;
- Bội TN&MT và các đơn vị trực thuộc, sở TN&MT Hà Nội và các đơn vị

trực thuộc;
- Các bộ, ngành, sở địa phương có hoạt động liên quan đến môi trường;
- Tổ
ng cục thống kê và các chi nhánh tại các địa phương.
Tại các cơ quan thuộc Bộ TN&MT: Trong các cơ quan quản lý bảo vệ môi
trường, hiện nay chỉ có hạ tầng cơ sở CNTT của Cục Bảo vệ Môi trường đáp ứng
tương đối tốt các yêu cầu của công tác quản lý bảo vệ môi trường với hệ thống
máy, máy trạm, thiết bị ngoại vi và thiết bị mạng đồng bộ. Do
được chú ý đầu tư
hạ tầng CNTT từ sớm, kết nối Internet từ rất sớm (1997), nên các hoạt động của
Cục đã có được sự hỗ trợ do mạng máy tính, Internet, Email đem lại; Cục đã xây
dựng trang WEB riêng để phục vụ công tác quản lý và phổ biến thông tin môi
trường cho cộng đồng. Cục cũng đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ
qu
ản lý môi trường. 3 chi cục bảo vệ môi trường hiện đang trong quá trình thành
lập. Vụ Môi trường và Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường mới
được thành lập nên hạ tầng CNTT còn yếu. 2 vụ chỉ có một số máy tính cá nhân,
được nối mạng máy tính, Internet thông qua mạng Văn phòng Bộ TN&MT.
Tại Sở TN&MT Hà Nội được tiếp tục sử dụng các trang thiết bị máy tính
chuyển từ Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tr
ước đây.
Các trạm quan trắc môi trường: Một số trạm (thuộc Mạng lưới quan trắc
và phân tích môi trường quốc gia) đã được đầu tư và có cơ sở thiết bị tương đối
hiện đại. Tuy nhiên, phần lớn các trạm vẫn còn sử dụng các thiết bị quan trắc,


12
cũng như máy tính cũ và lạc hậu, chưa tự động hoá các khâu lưu trữ, xử lý, phân
tích và trao đổi số liệu. Hạ tầng CNTT của các trạm quan trắc về cơ bản còn yếu
kém.

Nguồn nhân lực và trình độ cán bộ:
Cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường: bao gồm cán bộ công nhân viên
chức làm việc tại:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phòng Tài nguyên và Môi trường
- Các cán bộ địa chính c
ấp Xã
Cộng tác viên: Các tổ chức cá nhân trong nước hoặc nước ngoài tham gia
điều tra, khảo sát các lĩnh vực có liên quan.
Nhóm chuyên gia: Các Giáo sư, Tiến sỹ thuộc các Viện và các Trường Đại
học nghiên cứu về môi trường.
Hợp tác nước ngoài: Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác nghiên cứu
khoa học về lĩnh vực ô nhiễm môi trường không khí.
Cục Bảo vệ Môi trường:
Cục BVMT là đơn vị trực thuộc Bộ
TN&MT, có chức năng giúp Bộ
trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, bao gồm:
quan trắc môi trường, phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi
trường; cải thiện chất lượng môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng dụng
công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu, thống kê, thông tin báo cáo môi trường; giáo
dục nâng cao nhận thức cộ
ng đồng về môi trường.
Các hoạt động của Cục BVMT tập trung vào xây dựng các chương trình
hành động về bảo vệ môi trường, các hoạt động ngăn ngừa phòng chống ô
nhiễm, kiểm soát và quản lý các chất thải, điều tra đánh giá về đa dạng sinh học,
hệ sinh thái, các khu vực bị ô nhiễm, quan trắc môi trường, xây dựng và quản lý
các cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin môi trường, xã hộ
i hoá bảo vệ môi
trường.

Sau thời gian xây dựng và phát triển (từ năm 1994 đến nay), hiện nay Cục
BVMT đã có một cơ sở hạ tầng thông tin tương đối tốt và một hệ thống thông tin


13
dữ liệu môi trường phong phú. Cục BVMT đã xây dựng và phát triển một trang
Web với rất nhiều thông tin phong phú về các hoạt động quản lý môi trường
trong Cục BVMT và trong toàn quốc nói chung. Cục cũng đã xây dựng, phát
triển hệ cơ sở dữ liệu môi trường, các CSDL này cũng được tích hợp trên trang
web của Cục;
- Hạ tầng CNTT: Cục BVMT đã xây dựng được 2 mạng LAN nội bộ kết
nối vớ
i nhau (đường Leased Line 128 kbps) và kết nối Internet (đường
Leased Line 128kbps) với tổng số máy tính là 12 máy chủ, gần 70 máy tính
cá nhân và các thiết bị mạng, máy in, máy vẽ hiện đại. Nhiều dịch vụ
mạng, internet, thư tín điện tử đã được đưa vào sử dụng. Nhiều biện pháp
an ninh, an toàn mạng đã được nghiên cứu và áp dụng nhằm đảm bảo an
toàn thông tin cho mạng thông tin môi trường của Cục BVMT.
- Xây dựng các CSDL môi trường: Sau nhiều nă
m đầu tư phát triển, Cục
BVMT đã xây dựng được một hệ CSDL môi trường rất phong phú, với rất
nhiều CSDL khác nhau. Định hướng chung của việc xây dựng các CSDL
này là cung cấp thông tin số liệu cho nhiều đối tượng khác nhau, từ các nhà
quản lý môi trường, nghiên cứu môi trường, doanh nghiệp, cho đến cộng
đồng. Tất cả các CSDL này đều được tích hợp lên trang WEB của Cục
BVMT.
+ CSDL các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT;
+ CSDL các chỉ tiêu thống kê môi trường;
+ CSDL an toàn hoá chất;
+ CSDL quản lý cán bộ, chuyên gia môi trường

+ CSDL công nghệ môi trường
+ CSDL dự án môi trường
+ CSDL các báo cáo đánh giá tác động môi trường
+ CSDL quan trắc môi trường;
+ CSDL thanh tra môi trường
+ CSDL đề tài nhiệm vụ nghiên cứư về môi trường;
+ CSDL tin tức về môi trường
+ CSDL tạp chí Bảo vệ môi trường


14
+ CSDL sách đỏ Việt Nam;
+ CSDL GIS môi trường: hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên của
Việt Nam, rừng ngập mặn, dân số và môi trường, khu kinh tế
trọng điểm phía Nam.
- Trang WEB Cục BVMT: Trang Web của Cục BVMT đã được xây
dựng từ năm 1997 và là trang Web đầu tiên về môi trường ở Việt Nam.
Trang Web của Cục BVMT nhằm mục tiêu chia sẻ thông tin dữ liệu, phổ
cập, trao đổi kiến thức thông tin v
ề các vấn đề môi trường của Việt Nam.
Các nội dung chính của trang WEB:
+ Tin tức về môi trường.
+ Thông tin phục vụ quản lý.
+ Các cơ sở dữ liệu môi trường.
+ Thông tin cho cộng đồng.
+ Các vấn đề môi trường nổi bật.
+ Hợp tác quốc tế.
+ Các tài liệu tham khảo.
+ Các dịch vụ tiện ích.
+ Liên kết với các trang thông tin môi trườ

ng khác.
+ Trang web tiếng Anh.
Trang thiết bị của Cục Bảo vệ môi trường:
- 01 Cisco Router 3640 với cấu hình cố định có khe cắm mở rộng được sử
dụng để kết nối tới Trụ sở 1 và qua đó tới nhà cung cấp dịch vụ Internet
VDC. Đây cũng chính là thiết bị dùng để kết nối VPN.
- 02 Hub DEC hub ONE 24 cổng; 02 Cisco Switch, o1 Intel Hub; 01 HP
Switch 8 port.
- 02 Modem NTU V35 dùng cho leased line để kết nối với VDC và Trụ
sở
1.
- Các địa chỉ Internet thực được VDC phân bổ được gán cho các Server và
Router.
- Cục BVMT đã triển khai và đưa vào sử dụng nhiều dịch vụ mạng như E-
mail, Intranet, Internet Web Server và nhiều CSDL môi trường.


15
- Cục BVMT đang chuẩn bị triển khai hệ thống Video on Demand và VPN.
- Tuy nhiên, do tận dụng thiết bị nên hiện nay Cục BVMT vẫn sử dụng các
Hub có tốc độ 10 xen lẫn với các Hub và Switch 10/100.
- Hiện nay đường truyền chính để kết nối giữa nhà 67 Nguyễn Du và nhà
cung cấp dịch vụ Internet VDC cho các ứng dụng Internet và Web
Publishing, là đường truyền 128 kbps.
- Đường truyền giữa 2 trụ sở là đường thuê bao 128 kbps. Cisco2500 được
lựa ch
ọn là Router cho kết nối mạng tại Trụ sở 1 và Cisco3640 được chọn
là Router cho kết nối mạng tại trụ sở 2.
- Hệ thống quản lý mạng của Cục BVMT được cài đặt tại trụ sở 1 và một số
đơn vị nằm ở một số vị trí khác để giám sát toàn bộ hệ thống. Các ứng

dụng được cung cấp thông số, gỡ rối, quản lý lỗi và qu
ản lý lưu thông và
bảo mật tại cả mạng LAN và WAN.
- Các máy chủ: Có 08 máy chủ quản lý các cơ sở dữ liệu và các ứng dụng,
các dịch vụ mạng.
+ Máy chủ hệ thống:
+ Máy chủ WEB và ArcIMS.
+ Máy chủ thư điện tử (Email).
+ Máy chủ CSDL.
+ Máy chủ CSDL GIS.
+ Máy chủ Firewall.
- Các máy tính cá nhân trong Cục đều có cấu hình trung bình. Trong Cục
hiện có khoảng g
ần 60 máy tính các nhân và gần 20 máy tính xách tay.
Trên 20 máy in Laser đen trắng, 01 máy in laser màu, 01 máy vẽ (Plotter)
khổ A0, 04 máy quét ảnh (Scanner) khổ A4.
- 3 PC cho GIS: CPU Pentium IV 1,4GHz ; HDD 40GB, RAM 256 MB, 1
FDD; Video Card 32MB; màn hình phẳng LCD 18”; Ổ đĩa DVD 48x;
Card mạng 10/100BaseT.
- PC thường: 40 máy có cấu hình Pentium IV 933 MHz; HDD 20 GB, RAM
128 MB; 1 FDD; Video Card 8MB; màn hình 15" LCD; Ổ đĩa CD ROM;
Card mạng 10/100 BaseT.


16
- Còn lại là các PC cấu hình Pentium III 700 MHz, màn hình thường CRT.
- Ngoài ra, một số đơn vị trong Cục còn được trang bị Digital Camera;
Digital Photocopy và một số thiết bị khác…
- Hệ điều hành máy chủ hầu hết là Windows Server 2000 Service pack 4
với các phần mềm hỗ trợ đi kèm. Ngoài ra có sử dụng máy chủ Redhat

Linux 7.0.
- Hệ quản trị CSDL: SQL, My SQL, Oracle, Access.
- Các hệ điều hành của các máy tính thường là Windows 9x, ME, 2000,
WinXP.
- Hệ thống an toàn, bả
o mật mạng:
- CheckPoint Firewall 4.1; Internet Security Asscess (ISA), Microsoft.
- Không có hệ thống mã hoá đặc dụng.
- Hệ thống mạng máy tính của Cục BVMT được bảo vệ, ngăn chặn đột
nhập từ xa bởi phần mềm Firewall IOS của hệ thống Cisco 3640 tại trụ sở
2.
- Sử dụng chương trình Norton AntiVirus Server cho hệ thống máy Server
và Exchange Server. Ngoài ra còn sử dụng một số chương trình phòng
chống virus khác như Bkav, McAcfee, Bit Defender…
Các phần m
ềm chuyên dụng
- 04 bản quyền PC-ArcInfo phiên bản 3.51.
- 01 bản quyền ArcView phiên bản 3.0a.
- 01 bản quyền ArcView phiên bản 3.2.
- 01 bản quyền ArcSDE Server 8.1 và 05 bản quyền liên kết đọc và ghi dữ
liệu.
- 01 bản quyền ArcIMS Standard Edition Server/CPU License cho 01
Server và 01 CPU với phần mềm ArcIMS Software.
- 01 bản quyền ArcInfo 8.1.
- 01 bản quyền cho mỗi ứng dụng sau: ArcView 8.1, ArcGIS Spatial
Analyst 8.1, ArcGIS 3D Analyst 8.1 và ArcGIS Geostatistical Analyst 8.1.
- 01 bộ Oracle8i Standard Edition với 5 bản quyền người s
ử dụng cho
ArcSDE server.



17
II.2.2. Nguồn và phương pháp lưu trữ xử lý dữ liệu
Ngay từ những ngày đầu tiên hình thành của hệ thống quản lý bảo vệ môi
trường ở Việt Nam, việc xây dựng một hệ thống thông tin môi trường đã được đề
cập và quan tâm. Trong những năm qua, song song với việc hình thành và phát
triển của toàn bộ hệ thống quản lý bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa
phương, hệ
thống hạ tầng CNTT của các cơ quan này cũng đã được xây dựng và
phát triển.
Tính toán, xử lý số liệu môi trường yêu cầu phải xử lý một khối lượng rất
lớn các dữ liệu, có thể thuộc rất nhiều định dạng khác nhau. Trong lĩnh vực này,
CNTT đã được ứng dụng tối đa để xây dựng các công cụ tính toán, các mô hình
mô phỏng trong xử lý số liệu, đánh giá hiện trạ
ng và dự báo môi trường.
Một số cơ quan môi trường của Việt Nam cũng đã nghiên cứu, xây dựng
các phần mềm để tính toán chất lượng không khí, chất lượng nước. Ví dụ xây
dựng phần mềm mô hình tính toán biến động nồng độ ôxy hoà tan (DO) trong
nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải nhà máy đường. Phần mềm chương trình
tính toán sự lan toả ô nhiễm môi trường khí theo nồng độ của từng chất ô nhiễ
m
riêng biệt cũng như theo chỉ số ô nhiễm tổng hợp.
Dữ liệu, thông tin quản lý nguồn phát khí thải hiện nay từ cấp Trung ương, cấp
Tỉnh, cấp Huyện chia thành 2 loại chủ yếu:
- Dữ liệu dưới dạng số: gồm các văn bản pháp luật về quản lý khí thải; Tài
liệu, báo cáo, thuyết minh, số liệu, bản đồ ( Số liệu thống kê, kiểm kê, bản
đồ
địa chính, bản đồ HT, bản đồ khí tượng…) được lưu trên đĩa CD và
máy tính ở cấp Huyện, Tỉnh, Trung ương. Đối với cấp Trung ương và cấp
Tỉnh còn được lưu trên mạng LAN, WAN, Internet.

- Dữ liệu giấy: Gồm toàn bộ tài liệu số kể trên được in giấy để lưu, đồng
thời các tài liệu khác như đánh giá tác động môi trường, báo cáo hiện
trạng ô nhiễm…
- Các dự án môi tr
ường cấp Nhà nước quản lý được thông báo công khai
minh bạch đến cá nhân, tổ chức có nhu cầu trên các phương tiện thông tin
đại chúng (đài, báo địa phương)…
Các đơn vị đều có một đặc điểm chung về tình hình trang thiết bị công nghệ, cụ


18
thể:
+ Máy tính: Máy tính server Intergraph, máy tính trạm, máy tính cá nhân.
+ Máy in: Máy in Laser, Plotter
Các phần mềm đang áp dụng:
+ Bộ phần mềm Mapping office và GIS office của hãng Intergraph. Sử dụng
phần mềm Microstation của hãng Bentley biên tập dữ liệu theo khuôn dạng
DGN. Sử dụng Modular GIS Environment của hãng Intergraph đóng vùng hệ
thống, dựng lưới toạ độ cho bản đồ nền.
+ Các chương trình phần mềm Excel, Word, Acess của bộ Office
+ Các chương trình quản lý xây dựng bằng chương trình Foxpro (for
WINDOWS, for DOS)
+ Các chương trình quản lý hồ sơ
, thống kê, kiểm kê sử dụng chương trình ứng
dụng viết từ Visual Basic, VB.Net
+ Các chương trình liên kết cơ sở dữ liệu: sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan
hệ là MS-SQL, Oracle, …
II.2.3. Quản lý và báo cáo dữ liệu
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyề
n quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế
hoạch về bảo vệ môi trường;
b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ
về bảo vệ môi trường;
c) Chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của địa phương;
d) Chỉ đạo định kỳ tổ chức đánh giá hiện trạng môi trườ
ng;
đ) Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc
thẩm quyền;
e) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường;
g) Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý? vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường
theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác củ
a


19
pháp luật có liên quan; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan giải
quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế
hoạch về bảo vệ môi trường;
b) Chỉ đạo, tổ chức thực hi
ện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ
về bảo vệ môi trường;
c) Tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường;
d) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý? vi phạm pháp luật về bảo vệ

môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị
về bảo vệ môi
trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác
của pháp luật có liên quan;
e) Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn
đề môi trường liên huyện;
g) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo uỷ
quyền của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉ
nh;
h) Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân
dân cấp xã.
Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:
a) Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc ph
ạm vi
quản lý của mình; tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi
trường trong hương ước của cộng đồng dân cư; hướng dẫn việc đưa tiêu chí
về bảo vệ môi trường vào trong việc đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn,
phum, sóc và gia đình văn hóa;
b) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình,
cá nhân;


20
c) Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý? nhà nước về bảo vệ môi trường cấp
trên trực tiếp;
d) Hoà giải các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định
của pháp luật về hoà giải;

đ) Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và
tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trườ
ng, bảo vệ môi trường trên địa
bàn.
II.2.4. Hiện trạng khả năng phân phối thông tin (phạm vi sử dụng thông tin)
Nhìn chung, thời gian qua, vấn đề thông tin và dữ liệu môi trường đã được
chú ý ở Việt Nam nói chung, tại Hà Nội nói riêng và đã có hàng loạt các tài liệu
chính sách và văn bản pháp quy đề cập đến lĩnh vực này. Tuy nhiên, đa số các
văn bản mới chỉ nêu được về quản lý tài nguyên. Vấn đề trao đổi, chia sẻ thông
tin môi trường mới chỉ được đề cập chung chung. Chưa có văn bản về chính sách
vĩ mô đôi với việc chia sẻ thông tin môi trường, quy định cụ thể trách nhiệm và
lợi ích các bên cung cấp và sử dụng thông môi trường.
Các hình thức cung cấp, trao đổi cụ thể:
• Xuất bản và bán tự do
• Cung cấp theo hợp đồng
• Cung cấp khi có văn bản đề nghị
• Không cung cấp/ phổ
biến rộng rãi
Để có dữ liệu, cần sự phối hợp giữa cơ quan quản lý môi trường với các bộ,
ngành chủ quản trên cơ sở bảo đảm cơ sở vật chất cũng như kinh phí để tiến
hành thu thập và trao đổi dữ liệu. Nhiều khi việc chia sẻ dữ liệu phải thông qua
các hợp đồng trách nhiệm giữa các bên liên quan nằm bảo đảm có đủ dữ liệ
u cần
thiết cho các cơ quan quản lý.
Các thông tin dữ liệu môi trường thường không sẵn có cho người sử dụng tiếp
cận, khai thác. Chỉ các niêm giám thống kê có sẵn các số liệu và có thể mua bất
kỳ khi nào
Các thông tin, dữ liệu và nguồn dữ liệu ít khi được công bố và giới thiệu rộng
rãi.



21
Phạm vi, thời gian thu thập dữ liệu phần lớn không đồng bộ, không đầy đủ.
Tiếp cận thông tin dữ liệu và nguồn rất khó khăn.
Những khó khăn và rào cản trong chia sẻ và phổ biến thông tin và dữ liệu môi
trường
Những khó khăn và rào cản của bên cung cấp thông tin:
• Chưa có cơ chế trao đổi phù hợp;
• Chưa có cơ chế về tài chính phù hợp;
• Chưa tin tưở
ng vào đội tin cậy dữ liệu của chính mình;
• Chưa có hệ thống lưu trữ và cung cấp tập trung thông tin và dữ liệu;
• Không muốn công bố vì lý do bảo mật hoặc những yếu tố nhạy cảm
khác.
Những khó khăn và rào cản của bên có nhu cầu thông tin:
• Phải thông qua nhiều cơ quan khác nhau (cơ quan quản lý, cơ quan
đang có thông tin, lãnh đạo trực tiếp của họ) mới thu thập được thông
tin;
• Phải mất thời gian dài chờ đợi sau khi đặt vấn đề về nhu cầu thông
tin;
• Không xác định được nguồn thông tin mình cần nằm ở đâu;
• Biết được nguồn thông tin nhưng không lấy được;
• Dữ liệu chưa phù hợp với nhu cầu của người dùng tin.














22
Sơ đồ hệ thống tổ chức chia sẻ và trao đổi thông tin và dữ liệu môi trường ở Việt
Nam






























ỦY BAN
KHCN&MT
QUỐC HỘI
VỤ KHCN&MT
VP. QUỐC HỘI
BAN KHOA
GIÁO TW

CHÍNH PHỦ

QUỐC HỘI
CÁC BỘ/NGÀNH:
- BỘ KH&ĐT
- BỘ NN&PTNT
- BỘ KH&CN
- BỘ CÔNG THƯƠNG
- BỘ GTVT
- BỘ XD
- BỘ Y TẾ
- BỘ VH&DL&TT
- TỔNG CÔNG TY
- DẦU KHÍ VIỆT NAM

- TỔNG CỤC THỐNG KẾ








BỘ
TÀI NGUYÊN

MÔI TRƯỜNG
CÁC VIỆN, TRUNG
TÂM NGHIÊN CỨU

CÁC TRƯỜNG ĐẠI
H
ỌC

CÁC MẠNG LƯỚI
QUAN TRẮC CỦA BỘ
TNMT

CÁC SỞ
TNMT
H NDĐ
TỈNH/TP
UBND
TỈNH/TP


CÁC TRẠM QUAN
TRẮC MT ĐỊA
PHƯƠNG
CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, CÁC PHƯƠNG
TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG, CỘNG ĐỒNG

















Các
nguồn
dữ liệu
khác
nhau



23
KẾT LUẬN
Ngày nay, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã trở thành một mối
quan tâm lớn trong xây dựng chính sách và hoạt động phát triển ở tất cả các
nước trên thế giới. Bảo vệ môi trường ở Việt Nam nói chung và môi trường khí
thải công nghiệp tại Hà Nội nói riêng trong những năm gần đây đã nhận được sự
quan tâm sâu sắc của toàn Đảng, toàn dân. Quản lý môi trường khí thải công
nghi
ệp là một nội dung của quản lý nhà nước. Tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa
ứng dụng tin học nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trong giai đoạn
này là một việc làm cần thiết và phù hợp với các chủ trương hiện nay của Đảng
và Chính phủ.
Như vậy có thể thấy CNTT đóng vai trò trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
từ giám sát và quan trắc môi trường, thu thập, xử
lý và phân tích số liệu, xây
dựng các hệ thống thông tin, hệ thống trợ giúp quyết định, đến các công việc như
lập kế hoạch, xây dựng chính sách về bảo vệ môi trường thông tin khí thải công
nghiệp tại Hà Nội.





Bộ công thơng
Viện nghiên cứu cơ khí









Báo cáo chuyên đề

Tên chuyên đề:
đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin quản lý
nguồn phát khí thảI và khí thảI công nghiệp tại
thành phố hồ chí minh

Thuộc nhiệm vụ năm 2007: điều tra, khảo sát thống kê lợng
thải, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trờng do khí thải
công nghiệp và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trờng do khí thải công nghiệp
Thuộc dự án: Cải thiện chất lợng không khí các đô thị do
nguồn thải công nghiệp


Chủ trì thực hiện dự án: TS. Dơng Văn Long
Đơn vị thực hiện dự án
: TT. CN&TB Môi Trờng





H Nội, 2007

×