Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỖ NGUYỄN KHÁNH QUỲNH

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM SỐT NỘI
BỘ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM - CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỖ NGUYỄN KHÁNH QUỲNH

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM SỐT NỘI BỘ
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG


NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHAN DIÊN VỸ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2023


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn “Giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm sốt nội bộ
hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt
Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng” này là cơng trình do chính tơi nghiên cứu và thực
hiện, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Phan Diên Vỹ, tất cả
những số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ nguồn thực tế, đáng tin cậy và
được phân tích xử lý trung thực, khách quan. Các giải pháp, ý kiến đề xuất là của cá
nhân tôi đúc kết từ việc nghiên cứu, phân tích đánh giá và kinh nghiệm cơng tác thực
tế tại Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.
Tp. HCM, tháng 10 năm 2022
Học viên thực hiện

Đỗ Nguyễn Khánh Quỳnh



ii

LỜI CÁM ƠN
Sau một thời gian tiến hành triển khai nghiên cứu, tơi cũng đã hồn thành nội
dung luận văn thạc sĩ. Luận văn được hồn thành khơng chỉ là cơng sức của bản thân
tác giả mà cịn có sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học, trường Đại học
Ngân hàng TP Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho tơi trong q trình học tập và
hồn thành luận văn này.
Xin gửi lời tri ân tới quý thầy, quý cô đã tận tình giảng dạy lớp cao học CH23C3,
chuyên ngành tài chính ngân hàng, trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh niên
khóa 2021 – 2023.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến giảng viên, PGS.TS Phan Diên Vỹ đã tận
tình giúp đỡ, chỉ bảo tơi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cùng một số lãnh đạo phịng ban đã
tận tình giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình những người luôn
ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành luận văn này.
Tp. HCM, tháng 10 năm 2022
Tác giả luận văn

Đỗ Nguyễn Khánh Quỳnh


iii

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Tiêu đề: hồn thiện cơng tác kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại Ngân
hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.

Nội dung:
Lý do chọn đề tài: Hệ thống KSNB đóng vai trị quan trọng giúp Agribank – CN Lâm
Đồng vừa đảm bảo được lợi ích của ngân hàng, vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở
mức tốt nhất. Tuy nhiên, vẫn còn tồn đọng nhiểu sai sót chưa được khắc phục, cịn mang
tính lặp lại, cần nghiên cứu tìm ra các biện pháp hồn thiện việc giám sát, KSNB, xem
xét, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác huy động
vốn. Đề tài được thực hiện dựa trên trên 5 yếu tố của COSO 1992 và 2013 để tìm ra
những ngun nhân tồn đọng trong cơng tác KSNB hoạt động huy động vốn tại Agribank
Lâm Đồng. Nghiên cứu thực trạng công tác KSNB hoạt động huy động vốn giai đoạn
2019-2021 và đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt
động huy động vốn. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để hoàn thành các mục tiêu
nghiên cứu đã đề xuất, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích và tổng hợp. Nghiên cứu đã đạt được những kết quả sau:
Lý luận về hoạt động KSNB của ngân hàng thương mại.
Phân tích và đánh giá thực trạng của công tác KSNB hoạt động huy động vốn tại
Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2019-2021, từ đó đánh giá những ưu điểm và hạn chế,
nguyên nhân tồn đọng. Đề xuất những giải pháp, kiến nghị giúp hồn thiện cơng tác
KSNB hoạt động huy động vốn tại Agribank Lâm Đồng.
Kết luận và giải pháp: Nghiên cứu đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, và đã
đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể cho Agribank Lâm Đồng về mơi trường kiểm sốt, về
đánh giá rủi ro, về hoạt động kiểm soát, về hệ thống cơng nghệ thơng tin, về hoạt động
giám sát, và có những kiến nghị nghị với NHNN, hiệp hội ngân hàng và hội sở chính
Agribank.
Từ khóa: Kiểm sốt nội bộ hoạt động huy động vốn, Agribank, phát triển, Lâm
Đồng.


iv

ABSTRACT

Topic: Perfecting the internal control of capital mobilization activities at Bank for
Agriculture and Rural Development of Vietnam - Lam Dong branch.
Content:
Reason for choosing the topic: Internal control system plays an important role in
helping Agribank - Lam Dong Branch both ensure the benefits of the bank and meet the
needs of customers at the best level. However, there are still many unresolved, repetitive
errors, it is necessary to research and find measures to improve supervision, internal
control, review and assessment of potential risks, improve quality and efficiency in capital
mobilization. The study was carried out based on 5 factors of COSO 1992 and 2013 to
find out the causes of backlog in the internal control of capital mobilization activities at
Agribank Lam Dong. Studying the current situation of internal control of capital
mobilization activities in the period of 2019-2021 and proposing some solutions to
improve internal control of capital mobilization activities. Research methods are used to
complete the proposed research objectives, the topic uses descriptive statistics,
comparative methods, analytical and synthesis methods. The study achieved the following
results:
Theory of internal control activities of commercial banks.
Analyze and evaluate the current situation of internal control of capital
mobilization activities at Agribank Lam Dong in the period of 2019-2021, thereby
assessing the advantages, limitations, and causes of backlog. Proposing solutions and
recommendations to help improve the internal control of capital mobilization activities at
Agribank Lam Dong.
Conclusion and solutions: The study has achieved the research objectives, and
has proposed specific groups of solutions for Agribank Lam Dong in terms of control
environment, risk assessment, and control activities. , on the information technology
system, on supervision activities, and made recommendations to the SBV, banking
associations and Agribank's head office.
Keywords: Internal control of capital raising activities, Agribank, development,
Lam Dong



v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

ACB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CN

Chi nhánh

Eximbank

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

GTCG

Giấy tờ có giá

GPBank


Ngân hàng TMCP Dầu Khí Tồn Cầu

KSNB

Kiểm soát nội bộ

KTGS

Kiểm tra giám sát

KTTT

Kiểm tra trực tiếp

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NH

Ngân hàng

NCB

Ngân hàng TMCP Quốc Dân


NamABank

Ngân hàng TMCP Nam Á

OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông

Vietcombank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt nam

Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Vietcapital

Ngân hàng TMCP Bản Việt

Sacombank

Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín

SeABank

Ngân hàng TMCP Đơng Nam Á

SCB


Ngân hàng TMCP Sài Gịn

TCTD

Tổ chức tín dụng

TGTK

Tiền gửi tiết kiệm


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng giai
đoạn 2019-2021 ................................................................................................................. 30
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn tại Agribank – CN Lâm Đồng giai đoạn 2019-2022 . 31
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ huy động vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2019-2021 ................................. 31
Bảng 2.2: Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn trả lãi cuối kỳ bằng VNĐ của một số ngân hàng tại
ngày 18/10/2021 ................................................................................................................ 32
Bảng 2.3: Kết quả thị trực tuyến năm 2019-2021 ............................................................. 38
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát về mơi trường kiểm sốt ....................................................... 47
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về đánh giá rủi ro .................................................................. 51
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về hoạt động kiểm soát.......................................................... 53
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về hệ thống thông tin và truyền thông .................................. 55
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về hoạt động giám sát............................................................ 56
Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả hậu kiểm các giao dịch liên quan đến hoạt động vốn giai
đoạn năm 2019-2022 ......................................................................................................... 60
Bảng 3.1: Mẫu khung lãi suất đặc biệt áp dụng cho khách hàng cá nhân và tổ chức ....... 71
Bảng 3.2: Bảng khảo sát đánh giá chất lượng dịch vụ huy động vốn .............................. 75



vii

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức......................................................................................................28
Sơ đồ 2.1: Các thủ tục kiểm soát được thiết lập gắn theo quy trình huy động vốn tại chi
nhánh ...............................................................................................................................42


viii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i
LỜI CÁM ƠN .....................................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................... iii
ABSTRACT ....................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT .......................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ CÁC SƠ ĐỒ ......................................................................vii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................. 1
2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 2
3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................. 2
3.1. Mục tiêu tổng quát: ................................................................................................. 2
3.2. Mục tiêu cụ thể: ...................................................................................................... 2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................... 2
5. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................... 3
5.1. Khảo lược các nghiên cứu nước ngoài và trong nước ............................................ 3

5.2. Khoảng trống nghiên cứu........................................................................................ 6
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 7
5.1. Phương pháp thu thập tài liệu .................................................................................... 7
5.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu .............................................................. 8
6.1.1. Phương pháp tổng hợp ......................................................................................... 8
6.1.2. Phương pháp phân tích số liệu............................................................................. 8
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................ 8
8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG VỐN TẠI NHTM ................................................................................................. 10
1.1. Cơ sở lý luận về cơng tác kiểm sốt nội bộ tại ngân hàng ...................................... 10
1.1.1. Khái niệm về kiểm soát nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ .............................. 10


ix

1.1.2. Mục tiêu kiểm soát nội bộ tại NHTM .................................................................. 12
1.1.3. Các yếu tố cấu thành và nội dung KSNB tại NHTM theo COSO ....................... 12
1.2. Huy động vốn trong hoạt động ngân hàng .............................................................. 15
1.2.1. Khái niệm về huy động vốn ............................................................................... 15
1.2.2. Vai trò của huy động vốn đối với nền kinh tế, NHTM, người gửi tiền ............. 16
1.2.3.1. Huy động vốn từ tài khoản tiền gửi ............................................................ 17
1.2.3.2. Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá ............................................. 19
1.2.3.3. Huy động vốn bằng cách vay NHNN và TCTD khác ................................. 21
1.3. Các quy định của NHNN, Agribank về KSNB hoạt động huy động vốn. ............ 22
1.3.1. Khái niệm về KSNB hoạt động huy động vốn ..................................................... 22
1.3.2. Nội dung công tác KSNB đối với hoạt động huy động vốn của NHTM ............. 22
1.3.2.1. Môi trường kiểm soát .................................................................................... 22
1.3.2.2. Đánh giá rủi ro của đơn vị trong KSNB........................................................ 23
1.3.2.3. Thông tin và truyền thông.............................................................................. 24

1.3.2.4. Hoạt động kiểm soát ...................................................................................... 24
1.3.2.5. Giám sát và sửa chữa sai sót ......................................................................... 25
1.3.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả công tác KSNB hoạt động huy động vốn ............. 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
VỐN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG (2019-2021) ............................... 27
2.1.Sơ lược về quá trình hình thành phát triển của Agribank – CN Lâm Đồng ........ 27
2.1.1. Lịch sử hình thành. ............................................................................................... 27
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................................... 28
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh .............................................................................. 29
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn................................................................................ 30
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng ........................................................................................ 33
2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ ......................................................................................... 34
2.1.3.4. Kết quả tài chính ........................................................................................... 35
2.2. Thực trạng về cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt động huy động vốn của Agribank –
CN Lâm Đồng ................................................................................................................... 35
2.2.1. Mơi trường kiểm sốt ........................................................................................... 35
2.2.2. Đánh giá rủi ro ...................................................................................................... 39


x

2.2.3. Hệ thống thông tin và truyền thông ...................................................................... 40
2.2.4. Các hoạt động kiểm soát....................................................................................... 41
2.2.5. Các hoạt động giám sát......................................................................................... 46
2.3. Những kết quả được, mặt hạn chế và nguyên nhân tồn tại ................................... 47
2.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................................ 47
2.3.2. Hạn chế tồn đọng và nguyên nhân tồn tại ......................................................... 58
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN CƠNG
TÁC KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK –
CN LÂM ĐỒNG TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................ 65

3.1. Định hướng phát triển kinh doanh và giám sát, kiểm soát nội bộ hoạt động huy
động vốn tại Agribank – CN Lâm Đồng ......................................................................... 65
3.1.1. Định hướng hoạt động phát triển kinh doanh ....................................................... 65
3.1.2. Định hướng công tác giám sát, KSNB tại Agribank – CN Lâm Đồng ................ 65
3.2. Các nhóm giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt động huy
động vốn tại Agribank – CN Lâm Đồng ......................................................................... 68
3.2.1. Hoàn thiện về mơi trường kiểm sốt .................................................................... 68
3.2.2. Hồn thiện về đánh giá rủi ro ............................................................................... 69
3.2.3. Hoàn thiện về hoạt động kiểm sốt ...................................................................... 70
3.2.4. Hồn thiện về hệ thống thơng tin và truyền thơng ............................................... 73
3.2.5. Hồn thiện về hoạt động giám sát ........................................................................ 74
3.3. Kiến nghị/ đề xuất ...................................................................................................... 76
3.3.1. Kiến nghị với cơ quan nhà nước, ngân hàng nhà nước ........................................ 76
3.3.2. Kiến nghị với hội sở chính Agribank ................................................................... 76
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. ix
PHỤ LỤC BẢNG KHẢO SÁT ....................................................................................... xiv


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây liên tiếp những vụ lừa đảo và nhiều chiêu trò khiến khách
hàng mất tiền tỷ khi gửi tiền ngân hàng cho thấy đang tồn tại nhiều bất cập trong hoạt
động rút - gửi tiền. Thời gian qua, dù cả ngân hàng lẫn giới chuyên gia đều khuyến cáo
người dân cẩn trọng khi giao dịch nhưng sự việc vẫn xảy ra. Cụ thể, đầu năm 2017, khách
hàng Nguyễn Bạch Mai (Hà Nội) đã bị rút gần 9 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm gửi tại phòng
giao dịch số 14 của Ngân hàng TMCP Quốc Dân. Qua xác minh cho thấy, ngun trưởng
phịng giao dịch số 14 có dấu hiệu làm giả một số giấy tờ rút, gửi tiền không đúng mẫu

ngân hàng quy định. Hay vào năm 2019, vụ án tài khoản của khách hàng Chu Thị Bình
“bốc hơi” 245 tỷ đồng tài Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu – CN TP. Hồ Chí Minh
cũng làm dư luận ồn ào suốt một thời gian dài, trong mọi giao dịch, bà Bình đều tin tưởng
và liên hệ trực tiếp với ông Lê Nguyễn Hưng - nguyên phó giám đốc chi nhánh ngân hàng
này. Ông Hưng đã làm giả chứng từ ủy quyền để rút tiền từ năm 2014 ở nhiều thời điểm
khác nhau và ở nhiều sổ tiết kiệm khác nhau của bà Bình kéo dài đến năm 2016. Đầu
tháng 2/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Những vụ án nghiệm trọng trên cho thấy rằng tồn tại nhiều lỗ hổng trong hệ thống
ngân hàng, lỗ hổng ấy có thể là quy trình ngân hàng, có thể là việc thực hiện các quy định
và quy trình nội bộ, cũng có thể là do đạo đức kinh doanh của cán bộ ngân hàng và nhiều
yếu tố khác. Vì vậy, việc có một hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) hoạt động huy động
vốn tốt sẽ ngăn chặn các sai sót, giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.
Rất may mắn là từ giai đoạn 2018-2020, tồn hệ thống Agribank nói chung và Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng (Agribank –
CN Lâm Đồng) không có trường hợp nào liên quan đến huy động vốn làm ảnh hưởng đến
khách hàng và uy tín của ngân hàng. Tuy nhiên, trong q trình cơng tác tại Agribank –
CN Lâm Đồng, em nhận thấy công tác huy động vốn vẫn tồn đọng nhiều sai sót chưa
được khắc phục, mang tính lặp lại, trong thời gian dài, nếu khơng nghiêm túc nghiên cứu
tìm ra các biện pháp hồn thiện việc giám sát, KSNB, xem xét, đánh giá các rủi ro tiềm


2

ẩn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động này thì các vụ án tương tự có thể sẽ xảy ra
và làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín của ngân hàng và lòng tin của khách hàng.
Từ những ý nghĩa thực tiễn trên, xét cả về lý luận và thực tiễn về các quy định trong
công tác giám sát, KSNB hoạt động huy động vốn cũng như thực trạng công tác này tại
ngân hàng em đã chọn đề tài “GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM SỐT
NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG” làm

đề tài luận văn của mình.
2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần bao
gồm nội dung gì?
- Thức trạng kiểm sốt nội bộ hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng (Agribank – CN Lâm Đồng) như
thế nào?
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng
(Agribank – CN Lâm Đồng) cần tiến hành các giải pháp gì để hồn thiện kiểm sốt nội bộ
hoạt động huy động vốn?
3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Mục tiêu tổng quát:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các quy định trong công tác giám sát, KSNB ngân
hàng nhằm làm cơ sở đánh giá thực trạng công tác giám sát, KSNB. Dựa vào kết quả
đánh giá, chỉ ra những nguyên nhân tồn tại, hạn chế từ đó đưa ra kiến nghị, giải pháp
nhằm hồn thiện cơng tác huy động vốn.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
Đánh giá thực trạng công tác KSNB huy động vốn của Agribank – CN Lâm Đồng giai
đoạn 2019-2021 và đề xuất các giải pháp cho công tác KSNB huy động vốn phù hợp
trong thời gian tới.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


3

- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống giám sát, KSNB hoạt động huy động vốn tại
Agribank- CN Lâm Đồng dựa trên 5 yếu tố của COSO 1992 và 2013 là: Mơi trường kiểm
sốt, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm sốt, Hệ thống thơng tin và truyền thơng, Hoạt
động giám sát.
- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu các quy định và công việc giám sát, kiểm tra,
KSNB các hoạt động huy động vốn tại Agribank- CN Lâm Đồng.
+ Phạm vi thời gian: Thực trạng công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát hoạt động huy
động vốn tại Agribank - CN Lâm Đồng giai đoạn 2019-2021
5. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
5.1. Khảo lược các nghiên cứu nước ngoài và trong nước
Hoạt động huy động vốn đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng và xã hội. Công tác giám sát, KSNB cũng có một vai trị then chốt, quyết định
sự thành bại của một doanh nghiệp nói chung và của một tổ chức tín dụng nói riêng
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về giám sát, KSNB được mở rộng và phát triển
trên nhiều lĩnh vực như:
+ Tác giả Sultana và Haque (2011), với phương pháp khảo sát ngân hàng tư nhân tại
Bangladesh, sử dụng thang đo Likert đánh giá 5 nhân tố cấu thành hệ thống KSNB theo
COSO với 3 mục tiêu hiệu quả, thông tin tin cậy và tuân thủ, kết quả cho thấy hệ thống
KSNB tại 6 ngân hàng này có hiệu quả, mục tiêu KSNB về tuân thủ được đáp ứng cao
nhất
+ Tác giả Salehi, Mahdi; Shiri, Mahmoud Mousavi; Ehsanpour, Fatemeh (2013) khi
thực hiện khảo sát tại các ngân hàng tại Iran đã chỉ rõ giám sát, kiểm sốt nội bộ đóng một
vai trị rất quan trọng và mang lại hiệu quả cho tổ chức. Nghiên cứu này tiến hành điều tra
hiệu quả của kiểm soát nội bộ trong ngành ngân hàng của Iran trong năm 2011 với tham
chiếu đặc biệt cho Ngân hàng Mellat. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mơi trường kiểm sốt,
q trình đánh giá rủi ro và hoạt động kiểm soát kém hiệu quả làm nảy sinh nhiều hành vi
gian lận và sai sót trong hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy, kiểm soát nội bộ tốt sẽ là


4

công cụ ưu việt trong việc ngăn chặn tỷ lệ gian lận và sai sót, đảm bảo hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng tại Iran.
+ Nhóm tác giả William & Kwasi (2013) khi xem xét về tính hiệu quả của hệ thống

kiểm soát nội bộ ở các ngân hàng khu vực phía đơng của Ghana đã đưa ra kết luận rằng:
Hệ thống kiểm soát nội bộ hỗ trợ nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của doanh
nghiệp mình.
+ Nghiên cứu của Ayagre và cộng sự (2014), khảo sát có sử dụng thang đo Likert và
phần mềm SPSS, phạm vi tại các ngân hàng ở Ghana, tiếp cận 5 nhân tố cấu thành hệ
thống KSNB theo COSO (2013), kết quả hệ thống KSNB tại các ngân hàng ở Ghanaian
tương đối tốt, nhân tố mơi trường kiểm sốt và giám sát hoạt động được đánh giá cao,
điểm trung bình 4,72 và 4,66
+ Tác giả Wang, Jun (2015) bằng việc phân tích dữ liệu từ các cơng ty niêm yết tại
Trung Quốc trong cũng khẳng định đối với các cơng này việc thiết lập hệ thống kiểm sốt
nội bộ tốt hơn nhằm cải thiện hiệu quả của kiểm soát nội bộ. Và đồng thời khi công ty
đang ở trong trạng thái tăng trưởng, cải thiện kiểm soát nội bộ sẽ cho phép đạt được các
kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn.
+ Tác giả Barakat (2009) sử dụng phương pháp khảo sát các ngân hàng tại Jordan với
41 câu hỏi để đánh giá 5 nhân tố cấu thành hệ thống KSNB theo Basel II bao gồm tầm
nhìn quản trị và văn hóa lãnh đạo; đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm sốt; thơng tin và
truyền thơng; giám sát hoạt động và sửa chữa sai sót, phần lớn các nhân tố được đánh giá
cao so với mức điểm trung bình. Trong 5 nhân tố trên, nhân tố giám sát hoạt động, sửa
chữa sai sót và nhận diện, đánh giá rủi ro là yếu nhất, cần được đặc biệt quan tâm để nâng
cao hiệu quả KSNB.
+ Tác giả Olatunji (2009) khảo sát 50 ngân hàng tại Nigeria để nghiên cứu có hay
khơng mối quan hệ giữa kiểm sốt nội bộ và gian lận, kết quả cho thấy gian lận thâm
nhập vào ngân hàng gây tổn thất lớn, kéo lùi sự phát triển của hệ thống tài chính và tác
giả đã đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống KSNB chặt chẽ, kiểm tốn nội bộ hiệu quả,
quản lí tiền mặt sâu sát, phân cơng rõ ràng, cải tiến chính sách nhân sự, tuyển dụng


5

Ở Việt Nam đã có nhiều tác giả thực hiện cơng trình nghiên cứu về huy động vốn và

hệ thống kiểm sốt nội bộ theo nhiều góc độ khác nhau. Những cơng trình này đã đóng
góp tích cực trong việc xây dựng các nền tảng lý luận về huy động vốn và hệ thống giám
sát, kiểm soát nội bộ cũng như các giải pháp tổ chức thực hiện trong thực tiễn. Cụ thể:
+ P. M. Nguyen (2014) đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Một số yếu kém trong quy
trình KSNB hoạt động tín dụng của các NHTM và khuyến nghị” đã phân tích một số yếu
kém trong hoạt động kiểm sốt đối với nghiệp vụ tín dụng; đánh giá về KSNB của các
NHTM VN so với các tiêu chuẩn quốc tế của Coso hay Basel.
+ Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả Pham & Nguyen (2015) “Yếu kém trong
KSNB ở các NHTM Việt Nam” hoặc các tác giả Vo & Le (2014) “Hoàn thiện hệ thống
KSNB của các NHTM VN theo mơ hình Coso”, nghiên cứu về những lí thuyết liên quan
đến KSNB trong NHTM theo tiêu chuẩn của Basel hoặc Coso.
+ Nhóm tác giả Ngo, P. T., & Le, N. T. T. (2015) với đề tài “Khuôn khổ hệ thống
KSNB theo tiêu chuẩn Basel”; tác giả Vo, N. T. H. (2015) với nghiên cứu “Xây dựng
mơ hình KSNB hiệu quả, hiệu lực tại NHTM theo mơ hình Coso 2013” hay bài viết của
các tac giả Dao, P. M., & Le, H. V. (2012) “Hệ thống KSNB gắn với quản lí rủi ro tại các
NHTM VN trong giai đoạn hiện nay” nghiên cứu về KSNB gắn với rủi ro trong hoạt động
ngân hàng.
+ Tác giả Nguyen, P. A., & Ha, H. T. T. (2010) với nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả
hoạt động KSNB ở các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM” đã xây dựng mơ hình các nhân
tố tác động đến hiệu quả hoạt động KSNB các NHTM trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh dựa trên 13 nguyên tắc về KSNB theo ủy ban Basel về giám sát NH. Tuy nhiên,
theo nghiên cứu chưa đầy đủ của tác giả bài viết, các nghiên cứu về KSNB hoạt động tín
dụng tại NHTM cịn khá khiêm tốn, chủ yếu là các nghiên cứu về KSNB nói chung, chưa
nghiên cứu đánh giá cụ thể về các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của KSNB hoạt
động tín dụng tại ngân hàng.
+ Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2013) phân tích thực trạng KSNB của các tập đoàn
kinh tế trên thế giới như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; để xem kinh nghiệm tổ
chức KSNB tại các tập đoàn kinh tế và áp dụng tại Tập đồn Hóa chất Việt Nam. Đồng



6

thời xây dựng được các nhóm giải pháp cụ thể như: (1) Hoàn thiện các yếu tố cấu thành
KSNB gồm: mơi trường kiểm sốt, hệ thống thơng tin, thủ tục kiểm sốt; (2) Hồn thiện
quy chế quản lý người đại diện để kiểm sốt người đại diện; (3) Hồn thiện kiểm sốt vốn
tại tập đồn: cơ chế giám sát, năng lực quản trị điều hành, cơ cấu vốn, minh bạch về tài
chính, xây dựng phương án tài chính theo chủ trương tái cấu trúc tập đoàn; (4) Một số giải
pháp tăng cường KSNB theo chủ trương tái cấu trúc tập đồn như: kiểm sốt việc đầu tư
sâu vào ngành nghề kinh doanh chính; kiểm sốt đầu tư vào sản phẩm mới; kiểm soát xây
dựng kế hoạch phát triển thị trường; kiểm sốt q trình sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp;
kiểm soát triển khai ứng dụng, đầu tư đổi mới cơng nghệ; kiểm sốt cạnh tranh nội bộ.
+ Tác giả Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Ngọc Linh (2019) đã thực hiện đánh giá tổng
quan thực trạng tăng trưởng huy động vốn của các NHTM giai đoạn 2013-06/2019, từ đó,
đề xuất một số kiến nghị nhằm gia tăng huy động vốn từ tiền gửi khách hàng trong sự
kiểm soát chặt chẽ về sự an toàn vốn. Để đạt được được mục tiêu nghiên cứu tác giả đã sử
dụng phương pháp thu thập số liệu từ đó phân tích và tổng hợp đưa ra những con số và cụ
thể hóa qua biểu đồ về thực trạng tăng trưởng huy động từ tiền gửi khách hàng tại các
NHTM Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng của các ngân hàng. Qua
những phân tích của tác giả ta thấy : trong giai đoạn 2013 - 2018, các NHTM thuộc nhóm
1 (gồm các NHTM lớn như Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank) có xu hướng
tăng trưởng ổn định nhất so với các nhóm còn lại (độ lệch chuẩn 3,74%), trong khi tăng
trưởng tiền gửi từ khách hàng của các NHTM thuộc nhóm 2 và nhóm 3 có xu hướng
khơng ổn định nhất (độ lệch chuẩn lần lượt là 7,78% và 8,97%). Từ đó tác giả chỉ ra thành
tựu đạt được và tồn tại, hạn chế từ đó đưa ra một số đề xuất trong công tác huy động vốn
của các NHTM ở Việt Nam. Trong đó tác giả nhấn mạnh: Các NHTM cần đặc biệt chú ý
đến nội dung rà soát, kiểm soát chặt chẽ các quy trình, quy định nội bộ liên quan đến việc
nhận, gửi tiền của khách hàng, hạn chế tối đa rủi ro hoạt động trong hệ thống, tránh xảy ra
các vụ việc khách hàng bị mất tiền khi gửi tiền tại ngân hàng thời gian vừa qua.
5.2. Khoảng trống nghiên cứu
Qua tổng quan các nghiên cứu trước đó, có thể rút ra một số lỗ hổng về mặt lý thuyết

cũng như thực tiễn cho tình hình nghiên cứu về lĩnh vực này ở Việt Nam như sau:


7

- Cơng tác giám sát, kiểm sốt nội bộ hoạt động huy động vốn là một đề tài mang tính
nghiệp vụ chi tiết, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu trước đây nghiên cứu về vấn đề
này.
- Chưa có những nghiên cứu định tính và định lượng nhằm xác định mối quan hệ giữa
các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB hoạt động huy động vốn, chưa xây dựng được
mơ hình các nhân tố tác động đến hay các thang đo để đo lường các yếu tố trong hệ thống
KSNB các hoạt động này.
- Sử dụng khuôn khổ báo cáo COSO để phân tích các thành phần KSNB hoạt động
huy động vốn của lĩnh vực ngân hàng của các nghiên cứu cịn ít.
- Chưa có nghiên cứu cụ thể của từng ngân hàng dẫn đến hạn chế trong việc gợi ý cho
NHNN Việt Nam các chính sách quản lý, kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn chung
để áp dụng cho nhiều NHTM.
Vì vậy, việc lựa chọn đề tài này vừa là một bước đánh giá những lỗ hổng sai sót cịn
tồn đọng thơng qua thực tế cơng tác huy động vốn tại Agribank – CN Lâm Đồng giai
đoạn từ năm 2019 – 2021 vừa góp phần gợi ý cho NHNN xây dựng một quy chuẩn chung
cho các ngân hàng để giảm thiểu rủi ro
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp thu thập tài liệu
- Nguồn số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thống kê trong
hoạt động ngân hàng, đặc biệt là bảng cân đối kế toán, các báo cáo tổng kết hoạt động
kinh doanh, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tốn nội bộ, báo cáo cơng tác hậu kiểm của
Agribank - CN Lâm Đồng, hệ thống Agribank. Các tài liệu này chủ yếu được sử dụng để
phân tích đặc điểm chung và thực trạng chất lượng hoạt động huy động vốn của Agribank
– CN Lâm Đồng.
- Nguồn số liệu sơ cấp: Được thu thập trên cơ sở tiến hành trao đổi với ban lãnh đạo,

phòng kiểm tra kiểm sốt nội bộ, phịng kế tốn,…tiến hành tổng hợp các số liệu về
doanh số huy động, giao dịch liên quan đến hoạt động huy động vốn. Lập các bảng khảo
sát về hệ thống giám sát, kiểm soát nội bộ trong hoạt động huy động vốn liên quan đến


8

các yếu tố như mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và
truyền thơng, hoạt động giám sát.
5.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
6.1.1. Phương pháp tổng hợp
Việc tổng hợp số liệu được tiến hành bằng cách tổng hợp kết quả điều tra các báo cáo
kết quả kinh doanh, báo cáo hậu kiểm, báo cáo kiểm toán nội bộ và kết quả cuả việc
phỏng vấn cũng như của bảng khảo sát. Việc phân tổ các yếu tố ảnh hưởng căn cứ vào kết
quả điều tra theo các tiêu thức khác nhau.
6.1.2. Phương pháp phân tích số liệu
Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống
kê như số tương đối, số bình qn, phương pháp so sánh để phân tích tình hình hoạt động
dịch vụ huy động vốn qua các năm, từ đó rút ra nhận xét về thực trạng hoạt động huy
động vốn của Agribank – CN Lâm Đồng.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Thứ nhất: Các cơ sở lý thuyết, lý luận về hoạt động giám sát ngân hàng có liên quan
được đưa ra làm căn cứ lý thuyết cho những phân tích, đánh giá thực trạng của đề tài. Với
cách tiếp cận chuyên ngành, đề tài đã nhấn mạnh tầm quan trọng về cơng tác giám sát,
kiểm tra, kiểm sốt nội bộ trong tồn bộ hệ thống ngân hàng nói chung và trong huy động
vốn nói riêng.
Thứ hai: Trên cơ sở phân tích và luận giải thực trạng cơng tác giám sát, kiểm tra,
kiểm soát nội bộ các hoạt động huy động vốn tại Agribank – CN Lâm Đồng trong giai
đoạn 2019-2021, đề tài đã sử dụng những tiêu chí đánh giá nhằm chỉ rõ những kết quả,
hạn chế trong việc tuân thủ các quy định cũng như việc kiểm tra, giám sát các hoạt động

huy động vốn của vốn tại Agribank – CN Lâm Đồng, từ đó xác định rõ các nguyên nhân
khách quan từ khách hàng và các nguyên nhân chủ quan từ nhân viên, Ban lãnh đạo, điều
hành, cơ chế, chính sách về huy động vốn của chính ngân hàng, hạ tầng của Agribank
chưa đáp ứng yêu cầu và nguồn nhân lực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng
thơn Việt Nam cịn bộc lộ nhiều hạn chế.


9

Thứ ba: Một số giải pháp hồn thiện cơng tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát nội bộ
trong hoat động huy động vốn của Agribank – CN Lâm Đồng thời gian tới
8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được trình bày theo cấu trúc gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại NHTM
Chương 2: Thực trạng công tác giám sát hoạt động huy động vốn tại Agribank chi
nhánh Lâm Đồng (2019-2021)
Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt nội bộ
hoạt động huy động vốn tại Agribank – CN Lâm Đồng trong thời gian tới


10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM
1.1. Cơ sở lý luận về cơng tác kiểm sốt nội bộ tại ngân hàng
1.1.1. Khái niệm về kiểm soát nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, với mức độ tăng trưởng ngày càng cao
của nguồn vốn kinh doanh tại mỗi doanh nghiệp, những áp lực về suy thối và những khó
khăn nhiều chiều từ nền kinh tế đã tác động đến các doanh nghiệp, giúp họ quan tâm
nhiều hơn đến Quản trị rủi ro và xây dựng hệ thống KSNB. Kiểm soát nội bộ (KSNB) dần

trở thành một hệ thống lý luận về vấn đề kiểm soát trong tổ chức.
Theo chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam (VSA 315) ban hành theo Thơng tư số
214/2012/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 thay thế chuẩn mực 400 đã định nghĩa:
“KSNB là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết
kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của
đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất
hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan. Thuật ngữ kiểm sốt được
hiểu là bất cứ khía cạnh nào của một hoặc nhiều thành phần của kiểm soát nội bộ.”
Luật Kế toán 2015 cho rằng: “KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội
bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định
của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu
cầu đề ra”.
Theo Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của NHNN Việt Nam quy
định về hệ thống KSNB của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
“KSNB là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ
chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm sốt
nhằm kiểm sốt xung đột lợi ích, kiểm sốt rủi ro, đảm bảo hoạt động của ngân hàng
thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân
thủ quy định của pháp luật.”


11

Theo Thông tư số 06/2020/TT-NHNN ngày 30/06/2020 của NHNN quy định về
KSNB, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “ KSNB, kiểm toán nội bộ theo
định hướng rủi ro là phương pháp kiểm soát, kiểm toán xuất phát từ việc xác định, đánh
giá khả năng, mức độ rủi ro đối với từng hoạt động, nghiệp vụ, quy trình hoặc trong hoạt
động của đơn vị để áp dụng hoặc triển khai các biện pháp kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội
bộ một cách hợp lý và hiệu quả”.
Theo COSO năm 1992 -Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận

khi lập báo cáo tài chính: KSNB là một q trình do người quản lý, hội đồng quản trị và
các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lí
nhằm thực hiện mục tiêu: (i) Báo cáo tài chính đáng tin cậy; (ii) Các luật lệ và quy định
được tuân thủ; (iii) Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả. Năm 2013, COSO đã phát hành Báo
cáo KSNB - Khuôn khổ hợp nhất cập nhật với khái niệm KSNB được bổ sung. Theo đó,
KSNB là một quá trình do người quản lý, HĐQT và các nhân viên khác của một tổ chức,
nó được thiết lập để tạo ra sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu liên quan đến
hoạt động, báo cáo và tuân thủ. Theo đó, các mục tiêu hoạt động, 20 mục tiêu tuân thủ cơ
bản vẫn giữ nguyên như trước đây, nhưng mục tiêu báo cáo đã được mở rộng hơn, không
chỉ đảm bảo độ tin cậy của BCTC mà còn liên quan đến độ tin cậy của các báo cáo phi tài
chính và báo cáo nội bộ khác
Có rất nhiều quan điểm về KSNB khác nhau do yêu cầu và góc độ nhìn nhận khác
nhau. Tuy nhiên, quan điểm chung được thừa nhận rộng rãi nhất hiện nay thì KSNB là
tồn bộ các chính sách, những quy định, các thủ tục kiểm sốt, các bước cơng việc do
lãnh đạo đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị đạt
kết quả.
Vai trò cơ bản của KSNB trong tổ chức bao gồm:
- Hỗ trợ Ban lãnh đạo giảm thiểu bất an về những rủi ro, tổn thất có thể xảy ra nhất là
về con người và tài sản;
- Tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các
chế độ chính sách ban hành;


12

- Kịp thời phát hiện những vấn đề tồn đọng trong kinh doanh, từ đó đưa ra các biện
pháp giải quyết nhằm giảm thiểu tổn thất và rủi ro có thể xảy ra;
- Ngăn ngừa, phát hiện sai sót gian lận trong các bộ phận và trong hoạt động kinh
doanh;
- Đảm bảo các chế độ, nghiệp vụ ghi chép kế tốn đầy đủ, chính xác và đúng quy

trình trong hoạt động kinh doanh;
- Đảm bảo tài sản và thông tin khơng bị lạm dụng sử dụng sai mục đích;
- Giúp Ban lãnh đạo doanh nghiệp giảm tải trọng những công việc, sự vụ hàng ngày
và để chỉ tập trung vào vấn đề chiến lược;
- Giúp Ban lãnh đạo doanh nghiệp chun nghiệp hố cơng tác quản lý điều hành
1.1.2. Mục tiêu kiểm soát nội bộ tại NHTM
Kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành với các mục tiêu sau:
- Mục tiêu hoạt động: Liên quan đến sự hữu hiệu, hiệu quả của hoạt động.
- Mục tiêu thông tin: liên quan đến sự tin cậy của BCTC và báo cáo phi tài chính
trong và ngồi nước cho các bên liên quan, hoặc các điều khoản, các tiêu chuẩn, các chính
sách được thiết lập bởi các nhà quản lý.
- Mục tiêu tuân thủ: Liên quan đến pháp luật và các quy định hiện hành đang được
tuân thủ sự tuân thủ.
1.1.3. Các yếu tố cấu thành và nội dung KSNB tại NHTM theo COSO
Định nghĩa COSO về kiểm soát nội bộ mở rộng cho tất cả các mục tiêu của một đơn
vị từ báo cáo tài chính đến sự thành thạo, hiệu quả của các hoạt động và tuân thủ pháp
luật và quy định hiện hành (COSO, 2013). Nó cũng giúp đảm bảo rằng thơng tin báo cáo
tài chính của ngân hàng là đáng tin cậy, tuân thủ luật pháp và quy định (COSO 2013). Mơ
hình KSNB theo khn mẫu COSO năm 2013 gồm 5 nhân tố và có 17 nguyên tắc.
Mơi trường kiểm sốt
Mơi trường kiểm sốt bao gồm thái độ, nhận thức và hành động của quản lý và giám
đốc, ban quản lý và những người chịu trách nhiệm quản trị liên quan đến nội bộ của đơn
vị kiểm soát và tầm quan trọng của chúng trong thực thể (Gamage và cộng sự, 2014;
Mary, Albert, & Byaruhanga, 2014). Trong một nghiên cứu khác, Mơi trường kiểm sốt


13

đề cập đến tất cả các yếu tố có hiệu quả trong xác định, tăng hoặc giảm hiệu lực của các
chính sách, thủ tục và phương pháp cụ thể cho một quy trình. Mơi trường kiểm sốt nổi

bật với sự hiểu biết cơ bản được thông qua bởi quản lý cấp cao của cơng ty để kiểm sốt
tổ chức, thái độ của nó đối với vấn đề và cách tiếp cận để giải quyết vấn đề và quan điểm
của họ về tầm quan trọng của đạo đức. Môi trường kiểm soát được đánh giá là tốt nếu các
nguyên tắc sau đây được đảm bảo:
Nguyên tắc 1: Đơn vị chứng tỏ cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức.
Nguyên tắc 2: HĐQT chứng tỏ việc độc lập với ban quản lý và giám sát việc xây dựng,
thực hiện biện pháp KSNB.
Nguyên tắc 3: Ban quản lý thiết lập cơ cấu, quy trình báo cáo và quyền hạn, trách nhiệm
phù hợp trong khi theo đuổi mục tiêu dưới sự giám sát của HĐQT.
Nguyên tắc 4: Đơn vị chứng tỏ cam kết đối với việc thu hút, phát triển, và giữ chân những
người có năng lực phù hợp với mục tiêu.
Nguyên tắc 5: Đơn vị yêu cầu cá nhân chịu trách nhiệm KSNB của mình khi theo đuổi
mục tiêu.
Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là một trong những thành phần của kiểm soát nội bộ. Rủi ro đe dọa
thành tích mục tiêu. Quy trình đánh giá rủi ro của ngân hàng là quy trình xác định và phản
hồi rủi ro kinh doanh và kết quả của nó (Mary và cộng sự, 2014). Đánh giá rủi ro cũng
được coi như là xác định các lỗi tiềm ẩn và thực hiện các thủ tục, chính sách và kiểm sốt
để phát hiện những lỗi đó đồng thời ngăn ngừa chúng. Đánh giá rủi ro cũng có thể là xác
định và phân tích rủi ro liên quan đến việc đạt được các mục tiêu (Frazer, 2012). Theo thứ
tự đánh giá rủi ro là quá trình phát hiện, đánh giá và xác định làm thế nào để thành công
những việc này. Cả rủi ro bên ngồi và bên trong đều có thể ngăn cản việc đạt được các
mục tiêu đã thiết lập tại mọi cấp độ trong một tổ chức. Mọi ngân hàng đều phải đối mặt
với một loạt các rủi ro từ bên trong và bên ngoài. Hoạt động đánh giá rủi ro của ngân
hàng được đánh giá là tốt nếu các nguyên tắc sau đây được đảm bảo:
Nguyên tắc 6: Đơn vị xác định mục tiêu đủ rõ ràng để cho phép xác định, đánh giá rủi ro
liên quan đến mục tiêu.



×