Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Phân tích thực trạng pháp luật thuế tài nguyên và nêu kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thu thuế tài nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.01 KB, 24 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: LUẬT TÀI CHÍNH
ĐỀ BÀI: 23
Phân tích thực trạng pháp luật thuế tài nguyên và
nêu kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thu thuế tài
nguyên

NHÓM

: 04

LỚP

: N05.TL2

Hà Nội, 2022
1


BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA
VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHĨM
Bộ mơn: Luật Tài chính
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc
thực hiện bài tập nhóm môn. Kết quả như sau:
STT




Họ và tên

số SV

Đánh giá
Tốt

1

451020

Trần Nam Anh

X

2

451021

Lưu Thị Mai Hương

X

3

451022

Lưu Phạm Khánh Huyền

X


4

451023

Lê Nguyễn Hà Ly

X

5

451024

Nguyễn Quỳnh Trang

X

6

451025

Bùi Trần Thu Hải

X

Khá

Ghi chú
TB


Trưởng nhóm

Trong q trình tham gia làm bài tập nhóm, các thành viên đều tích cực, hồn
thành được cơng việc mà nhóm trưởng phân cơng.
Nhóm trưởng
Hương
Lưu Thị Mai Hương

2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................4
NỘI DUNG...........................................................................................................5
I. Một số vấn đề lý luận về thuế tài nguyên....................................................5
1. Khái niệm thuế tài nguyên...........................................................................5
2. Đặc điểm của thuế tài nguyên......................................................................5
3. Vai trò của thuế tài nguyên..........................................................................5
4. Đối tượng phải chịu thuế tài nguyên............................................................6
II. Quy định pháp luật thuế tài nguyên...........................................................6
1. Chủ thể trong quan hệ pháp luật thuế tài nguyên........................................6
2. Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật thuế tài nguyên...................................6
3. Căn cứ tính thuế tài nguyên.........................................................................7
4. Chế độ miễn, giảm thuế tài nguyên.............................................................7
III. Thực trạng pháp luật thuế tài nguyên......................................................7
1. Những thành tựu đạt được trong quá trình áp dụng pháp luật thuế tài
nguyên..............................................................................................................7
2. Những bất cập vướng mắc trong áp dụng pháp luật thuế tài nguyên..........9
III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thu thuế tài nguyên..........13
1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật thuế tài nguyên........................................13

2. Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực thi........................................................17
KẾT LUẬN.........................................................................................................19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................19
PHỤ LỤC............................................................................................................20

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NSNN

Ngân sách nhà nước

L.NSNN 2015

Luật Ngân sách nhà nước năm 2015

UBND

Uỷ ban nhân dân

4


LỜI MỞ ĐẦU
Tài nguyên là một trong những nguồn lực đóng vai trị quan trọng cho q
trình phát triển kinh tế đất nước, nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên phục vụ phát triển kinh tế ngày càng tăng. Vì thế muốn đảm bảo cho việc
bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên đạt hiệu quả, tránh lãng phí thì
phải sử dụng nhiều cơng cụ và biện pháp khác nhau. Trong đó Thuế tài nguyên

là một cơng cụ quan trọng góp phần quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên và nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên hiện nay
việc quản lý tài ngun thơng qua chính sách thuế tài nguyên vẫn chưa cao, chưa
mở rộng nhằm điều chỉnh hành vi sử dụng và khai thác tài nguyên theo hướng
tăng trưởng bền vững. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu pháp
luật về thuế Tài nguyên, nhóm 4 chúng em xin chọn đề tài số 23 để hồn thiện
bài tập nhóm: “Phân tích thực trạng pháp luật thuế tài nguyên và nêu kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả thu thuế tài nguyên.”
NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận về thuế tài nguyên
1. Khái niệm thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên được hiểu là loại thuế gián thu, thu vào hoạt động khai
thác tài nguyên thuộc tài sản quốc gia của các tổ chức, cá nhân khai thác nhằm
khuyến khích việc khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả,
góp phần bảo vệ tài nguyên đất nước, bảo đảm cho NSNN có nguồn thu để bảo
vệ, tái tạo, tiềm kiếm, thăm dò tài nguyên1.
2. Đặc điểm của thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là một khoản thu của NSNN đối với người khai thác tài
nguyên thiên nhiên do Nhà nước quản lý.

1

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, Nxb.Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2020, tr.341.
5


Thuế tài nguyên thu trên sản lượng và giá trị thương phẩm của tài nguyên
khai thác mà không phụ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên.
Thuế tài nguyên được cấu thành trong giá bán tài nguyên mà người tiêu
dùng tài nguyên hoặc sản phẩm được tạo ra từ tài nguyên thiên nhiên phải trả

tiền thuế tài nguyên.
Thuế tài nguyên áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên
thiên nhiên thuộc đối tượng chịu thuế, không phụ thuộc mục đích sử dụng.
3. Vai trị của thuế tài nguyên
Tạo nguồn thu quan trọng cho NSNN, góp phần điều chỉnh các mục tiêu
kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt, quản lý và khuyến khích phát triển sản xuất góp phần
tích cực vào việc phát triển nền kinh tế thị trường.
Góp phần tăng cường quản lý nhà nước trong việc bảo vệ, sử dụng hiệu
quả nguồn tài nguyên quốc gia.
Điều tiết hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của các tổ chức, cá
nhân nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên tránh trường hợp cạn kiệt hoặc
khai thác quá mức.
4. Đối tượng phải chịu thuế tài nguyên2
Luật Thuế tài nguyên 2009 và Thông tư 152/2015/TT-BTC quy định các
đối tượng chịu thuế tài nguyên là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất
liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
II. Quy định pháp luật thuế tài nguyên
1. Chủ thể trong quan hệ pháp luật thuế tài nguyên
1.1. Người nộp thuế3

2
3

Xem Phụ lục 1
Xem Phụ lục 2
6


Chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế theo Điều 3 Luật thuế tài nguyên 2009, xác

định tổ chức, cá nhân nào có nghĩa vụ phải nộp thuế tài nguyên cho nhà nước
Việt Nam là dựa vào dấu hiệu có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.
1.2. Cơ quan thu thuế
Chủ thể nhân danh nhà nước thực hiện quyền thu thuế đối với đối tượng
có nghĩa vụ nộp thuế trước hết là cơ quan thuế, ngồi ra có sự tham gia phối hợp
của chính quyền địa phương trong một số trường hợp cụ thể.
2. Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật thuế tài nguyên
Quan hệ pháp luật thuế tài nguyên phát sinh trên cơ sở có quy phạm pháp
luật điều chỉnh, có cơ cấu chủ thể xác định và có sự kiện pháp lý phát sinh. Sự
kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật thuế tài nguyên được pháp luật xác
định là hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, hành vi khai thác tài
nguyên của một tổ chức hay cá nhân là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ
pháp luật thuế tài nguyên thì phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Một là, tài nguyên khai thác phải là các loại tài nguyên thiên nhiên.
Hai là, tài nguyên thiên nhiên khai thác phải nằm trong phạm vi chủ quyền
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ba là, hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên phải là hoạt động khai
thác hợp pháp.
3. Căn cứ tính thuế tài nguyên4
Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế
và thuế suất theo Điều 4 Luật Thuế tài ngun 2009. Trong đó, sản lượng tài
ngun tính thuế, giá tính thuế và thuế suất được quy định từ Điều 5 đến Điều 7
Luật Thuế tài nguyên 2009.

4

Xem Phụ lục 3
7



4. Chế độ miễn, giảm thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu do người tiêu dùng chịu thuế. Do đó,
về ngun tắc khơng đặt ra vấn đề miễn, giảm thuế tài nguyên đối với cơ sở khai
thác tài nguyên. Tuy nhiên, để thực hiện chính sách kinh tế xã hội của nhà nước
như khuyến khích việc khai thác tài nguyên ở những vùng khó khăn hoặc giúp
đỡ các cơ sở khai thác tài nguyên gặp phải khó khăn khách quan, Điều 9 Luật
Thuế Tài nguyên 2009 có quy định tại Điều 10, Điều 11 Thông tư 152/2015/TTBTC) đã quy định về các trường hợp được miễn, giảm thuế.
III. Thực trạng pháp luật thuế tài nguyên
1. Những thành tựu đạt được trong quá trình áp dụng pháp luật thuế
tài nguyên
Thứ nhất, đảm bảo được tính thống nhất giữa pháp luật về thuế tài nguyên
với hệ thống pháp luật khác như: Luật Khống sản, Luật Dầu khí, Pháp lệnh phí,
lệ phí... tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thực hiện công tác quản lý thu
thuế Tài nguyên. Do có phạm vi quản lý rộng tới các loại tài guyên, khoáng sản
thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên nên khiến mọi tổ chức, cá nhân khai thác
tài nguyên trên lãnh thổ thuộc quyền quản lý của Việt Nam đều phải nộp thuế tài
nguyên (trừ trường hợp được miễn thuế).
Thứ hai, góp phần nâng cao hiệu quả trong cơng tác quản lý. Thuế tài
nguyên là một công cụ quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường
cơng tác quản lý, giám sát q trình hoạt động khai thác tài nguyên theo quy
định của pháp luật, được sử dụng đồng thời với các công cụ quản lý khác như
cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên. Đây là cơ sở để các cơ
quan có thẩm quyền từ Trung ương tới địa phương thực hiện nghiêm túc trách
nhiệm, quyền hạn của mình trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Thứ ba, góp phần tăng nguồn thu cho NSNN. Số thu về thuế tài nguyên từ
dầu thơ và khí thiên nhiên khai thác từ các hợp đồng dầu khí chiếm 82% đến
8


83% trên tổng số thu về thuế tài nguyên. Số thuế tài nguyên khai thác nội địa

chiếm tỷ trọng khoảng 16-17% tổng thu NSNN. Mặc dù tỷ trọng số thu thuế tài
nguyên còn nhỏ so với tổng số thu thuế và phí nội địa, nhưng tỷ trọng có sự tăng
dần qua các năm. Thuế tài nguyên là nguồn thu quan trọng đối với ngân sách địa
phương vì đây là khoản thu điều tiết 100% cho ngân sách địa phương (trừ dầu
khí) theo quy định của L.NSNN 2015.
Thứ tư, mục tiêu sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả có kết quả tích
cực: Thể hiện ở mức thuế suất thuế tài nguyên được phân biệt theo từng nhóm,
loại tài nguyên; mức thuế suất từ 1% (đối với nước thiên nhiên phục vụ các
ngành nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và sinh hoạt) đến 20%, 35%, 40% (đối với
tài nguyên, khoáng sản quý hiếm) góp phần thúc đẩy hoạt động khai thác tài
nguyên theo hướng khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài
nguyên nhất là đối với các tài nguyên quý hiếm, tài nguyên không tái tạo.
Thứ năm, nhận thức về vai trò của tài nguyên đối với sự phát triển kinh tế
đất nước. Việc ban hành Luật thuế tài nguyên đã tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ trong
việc quản lý thu thuế tài nguyên, khuyến khích các địa phương tăng cường cơng
tác quản lý thu thuế, đồng thời qua đó khuyến khích tăng cường bảo vệ, khai
thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên. Bên cạnh đó, Luật
thuế tài ngun cịn tạo mơi trường pháp lý bình đẳng giữa các thành phần doanh
nghiệp, thu hút vốn đầu tư cả trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển ngành
khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản.
2. Những bất cập vướng mắc trong áp dụng pháp luật thuế tài nguyên
2.1. Về người nộp thuế
Tại điểm c Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế tài nguyên 2009 quy định về một
trong những trường hợp cụ thể về người nộp thuế như sau “Tổ chức, cá nhân
khai thác tài nguyên nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ
chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê
9


khai, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu

mối thu mua là người nộp thuế”. Quy định này không loại trừ việc khai thác trái
phép. Việc thừa nhận người nộp thuế thay trong trường hợp khai thác nhỏ lẻ có
thể dẫn đến hiểu sai về đối tượng được phép khai thác tài nguyên và là kẽ hở làm
gia tăng khai thác nhỏ lẻ, khai thác trái phép.
2.2. Về đối tượng chịu thuế
Mặc dù đối tượng chịu thuế được quy định khá chi tiết và bao trùm khá
nhiều loại tài nguyên thiên nhiên nhưng trên thực tế có một số loại tài ngun có
giá trị kinh tế cao như san hơ đỏ, đá bazan dạng cột,… lại chưa có quy định thu
thuế tài ngun, vơ hình dung lại mở đường cho việc khai thác các tài nguyên
này một cách dễ dàng, dễ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, đồng thời ảnh hưởng
đến số thu ngân sách.
2.3. Về sản lượng tài nguyên tính thuế
Theo khoản 1 Điều 6 Luật Thuế tài nguyên quy định về sản lượng tính
thuế tài nguyên “Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng
lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài ngun tính thuế là số lượng, trọng
lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế”. Quy
định như vậy chưa phản ánh đúng đạo lý của việc đánh thuế tài nguyên vào
nguyên tắc chung nhất là xác định sản lượng tài nguyên tính thuế, cần dựa vào
tài nguyên nguyên khai thực tế khai thác. Nghĩa là, tài nguyên tính thuế phải dựa
trên giá trị gốc của tài nguyên chưa qua chế biến, như thông lệ quốc tế áp dụng
hiện nay.
Quy định về thuế tài nguyên tính trên sản lượng thực tế khai thác do doanh
nghiệp khai báo như quy định của Luật hiện nay chưa khuyến khích tận dụng hết
tài nguyên trong khai thác chế biến. Nhiều doanh nghiệp khi khai thác đã bỏ tại
nơi khai thác nhiều tài ngun có giá trị thấp để khơng phải đóng thuế tài ngun
và phí bảo vệ mơi trường, gây lãng phí tài nguyên.
10


2.4. Về thuế suất

Căn cứ theo Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 ngày 10/12/2015, hiện
nay còn tồn tại một số những vấn đề sau: Nhóm tài ngun khơng có khả năng
tái tạo (như khoáng sản kim loại, một số loại khoáng sản phi kim loại) hiện đang
có mức trần khung thuế suất thấp hơn nhóm sản phẩm rừng tự nhiên là tài
nguyên có khả năng tái tạo. Nước thiên nhiên là loại tài ngun ngày càng đóng
vai trị quan trọng trong đời sống xã hội và đang có xu hướng khan hiếm nhưng
khung thuế suất hiện hành còn ở mức quá thấp (1% - 10%).
2.5. Về giá tính thuế tài nguyên
Thiếu thống nhất trong quy định pháp luật về giá tính thuế tài nguyên.
Khoản 1 Điều 6 Thông tư 152/2015/TT-BTC quy định “Giá tính thuế tài nguyên
là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao
gồm thuế giá trị gia tăng nhưng không được thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do
UBND cấp tỉnh quy định; Trường hợp giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên thấp
hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định thì tính thuế tài ngun
theo giá do UBND cấp tỉnh quy định”. Quy định này có thể được hiểu là: Giá
tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị tài nguyên chưa bao gồm thuế giá trị gia
tăng và trong mọi trường hợp không được thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do
UBND cấp tỉnh quy định. Trong khi đó, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 Luật Thuế
tài nguyên quy định như sau:
“1. Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức,
cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
2. Trường hợp tài nguyên chưa xác định được giá bán thì giá tính thuế tài
nguyên được xác định theo một trong những căn cứ sau:
a) Giá bán thực tế trên thị trường khu vực của đơn vị sản phẩm tài nguyên cùng
loại nhưng không thấp hơn giá tính thuế do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) quy định;
11


b) Trường hợp tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính

thuế xác định theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từng chất
trong tài nguyên khai thác nhưng không thấp hơn giá tính thuế do UBND cấp
tỉnh quy định”.
Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 Luật Thuế tài nguyên thể hiện chỉ trong
trường hợp không xác định được giá bán, giá tính thuế tài ngun mới bị khống
chế khơng thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh quy định.
Quy định đối với tài nguyên xuất khẩu. Giá tính thuế đối với tài nguyên
xuất khẩu hiện hành được quy định là: “Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, khơng bao gồm phí bảo
hiểm và phí vận tải quốc tế” (Khoản 2 Điều 86 Luật Hải quan), quy định này vẫn
còn điểm bất hợp lý khi chưa cho trừ chi phí vận chuyển tài nguyên từ nơi khai
thác đến cửa khẩu xuất - mâu thuẫn với giá tính thuế tài nguyên của tài nguyên
bán trong nước5. Pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định tiêu chí để phân biệt
tài ngun khai thác và tài nguyên đã qua chế biến. Do vậy, tài nguyên xuất khẩu
vừa phải chịu thuế GTGT, chi phí tinh chế tài nguyên, thuế xuất khẩu và các chi
phí khác cấu thành trong giá tài nguyên đã qua chế biến. Hậu quả là, các doanh
nghiệp khai thác và chế biến sâu khoáng sản trước khi bán ra do khơng được
khuyến khích nên có xu hướng giảm. Ngồi ra, thực tế còn phát sinh hiện tượng
chuyển giá gây thất thu về giá tính thuế tài nguyên.
2.6. Về miễn, giảm thuế
Theo Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 152/2015/TT-BTC cho phép: “Người
nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài
nguyên đã kê khai, nộp thuế thì được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số tài
5

Nhóm nghiên cứu PGS.TS. Lê Xuân Trường • TS. Lê Quang Thuận • ThS. Nguyễn Ngọc Quang • ThS. Nguyễn
Minh Phương, “BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Luật Thuế tài nguyên và công tác quản lý thuế tài ngun từ góc nhìn
thúc đẩy minh bạch, quản lý hiệu quả nguồn thu”, 11/09/2019. Địa chỉ truy cập:
[Truy cập
ngày 26/10/2022]

12


nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã 12 nộp
hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau”. Việc miễn, giảm thuế
trong trường hợp này là chưa phù hợp bởi khi thiệt hại tài nguyên do thiên tai,
hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ có thể được cơ quan bảo hiểm chi trả, được trừ vào chi
phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, việc khai báo về bảo hiểm cũng
chưa được các chủ thể thực hiện một các nghiêm túc. Vì vậy, việc miễn, giảm
thuế hoặc hồn trả tiền thuế tài nguyên đối với sản lượng tài nguyên tổn thất đã
khai, nộp thuế là không phù hợp, không khuyến khích khai thác, quản lý, sử
dụng tài nguyên hiệu quả, tạo sự không công bằng. Đồng thời, cơ chế xác định
tính minh bạch của người được cho là gặp sự cố vẫn chưa rõ ràng.
2.7. Về việc quản lý thu thuế tài nguyên
Việc nộp thuế được thực hiện theo cơ chế tự khai, tự nộp và được tính
tốn dựa trên sản lượng do doanh nghiệp tự khai báo. Theo đó, người nộp thuế
có khả năng kê khai khơng đầy đủ sản lượng thực tế khai thác, kê khai không
đúng chủng loại, hàm lượng tài nguyên khai thác; hoặc cán bộ thuế và cơ quan
thuế có thể khơng đủ khả năng xác định đầy đủ sản lượng thực tế khai thác, đúng
chủng loại, hàm lượng tài nguyên khai thác; hoặc có sự thơng đồng với người
nộp thuế để xác định ít hơn sản lượng thực tế khai thác, không đúng chủng loại
và hàm lượng tài nguyên khai thác.
2.8. Một số vấn đề tồn tại khác
(i) Số lượng, chủng loại tài nguyên tại một số địa phương không nhiều, số
thuế tài ngun có thể thu được thấp khơng đủ bù đắp chi phí quản lý thu nên địa
phương chưa quan tâm chú trọng. (ii) Chi phí đầu tư chế biến tài nguyên khoáng
sản lớn chưa thực sự hấp dẫn việc đầu tư chế biến sâu, nên các doanh nghiệp
khai thác có xu hướng xuất khẩu, kinh doanh tài nguyên thô, gây thất thoát tài
nguyên. (iii) Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý cấp phép khai thác tài nguyên
và cơ quan thuế chưa chặt chẽ; hệ thống thông tin về trữ lượng, chủng loại tài

13


nguyên tại địa phương chưa đầy đủ dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện thu
thuế tài nguyên.
III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thu thuế tài nguyên
1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật thuế tài nguyên
Qua thực tế quản lý thuế, nhóm xin đề xuất một số nội dung cần nghiên
cứu hồn thiện chính sách thu về tài nguyên để đảm bảo điều tiết vào NSNN hợp
lý nguồn lợi từ khai thác khoáng sản và thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội
khác như sau:
Một là, về người nộp thuế.
Điều chỉnh quy định đối với người nộp thuế là tổ chức cá nhân khai thác
nhỏ lẻ. Điểm c Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế tài nguyên cần được sửa đổi. Theo đó,
bổ sung thêm cụm từ “được cấp phép khai thác” vào trước đoạn “khai thác nhỏ,
lẻ”. Khi đó, điểm c Khoản 2 Điều 3 sửa đổi sẽ là: “Tổ chức, cá nhân được cấp
phép khai thác tài nguyên nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua
và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về
việc kê khai, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân
làm đầu mối thu mua là người nộp thuế”. Quy định như vậy sẽ đảm bảo không
mâu thuẫn giữa Luật Thuế tài nguyên với các Luật Khoáng sản, Luật Lâm
nghiệp và Luật Tài nguyên nước, tạo ra cơ chế để quản lý thuế có hiệu quả,
chống thất thu thuế đối với những trường hợp được phép khai thác nhưng sản
lượng khai thác nhỏ, lẻ.
Hai là, về đối tượng chịu thuế
(i) Cần tiếp tục rà soát lại cách xác định đối tượng chịu thuế tài nguyên từ
quá trình quản lý thu thuế, giữa các hệ thống pháp luật điều chỉnh về tài nguyên
khoáng sản, làm rõ về một số loại tài nguyên trong đối tượng chịu thuế để tránh
xung đột pháp luật và phù hợp với tính chất, giá trị sử dụng của tài nguyên, tăng
thu NSNN. (ii) Nghiên cứu sửa đổi các quy định của Luật Thuế tài nguyên đồng

14


bộ với Luật Khoáng sản và Luật Tài nguyên nước. (iii) Nghiên cứu bổ sung một
số loại tài nguyên có giá trị kinh tế cao vào đối tượng chịu thuế. Cần rà soát lại
danh mục các loại quặng quý hiếm, khơng xếp fenspat vào nhóm này.
Ba là, về sản lượng tài nguyên tính thuế
Cần thêm cụm từ “nguyên khai” vào sau từ “tài nguyên” để phản ánh đúng
đạo lý của việc đánh thuế tài nguyên là dựa trên tài nguyên nguyên khai thực tế
khai thác. Đây sẽ là căn cứ cho việc quy định sản lượng tài nguyên tính thuế
trong những trường hợp đặc thù trong khi vẫn đảm bảo tính phù hợp với bản chất
của việc đánh thuế tài nguyên.
Cần có quy định về cam kết sản lượng tối thiểu khai thác làm căn cứ tính
thuế tài nguyên tại thời điểm cấp phép khai thác tài nguyên. Dựa trên sản lượng
cam kết tối thiểu, hàng năm đơn vị khai thác khoáng sản đặt cọc một khoản tiền
thuế tài nguyên theo tỷ lệ tài nguyên thực tế khai thác đảm bảo thực hiện nghĩa
vụ về thuế cho đến khi đóng cửa mỏ. Sản lượng cam kết được điều chỉnh khi có
chênh lệch giữa sản lượng thực tế khai thác với sản lượng thăm dò, dựa trên
đánh giá của cơ quan thuế và cơ quan tài ngun mơi trường, từ đó điều chỉnh
sản lượng tối thiểu cam kết khai thác và tiền đặt cọc ở những năm tiếp theo.
Bốn là, về thuế suất
Cần điều chỉnh tăng thuế suất của những loại tài nguyên không thể tái tạo
so với những loại tài nguyên có thể tái tạo. Cụ thể, tăng mức trần khung thuế
suất của tài nguyên không thể tái tạo tới mức tiệm cận, bằng hoặc thậm chí cao
hơn với tài nguyên có thể tái tạo dựa vào điều kiện cho phép. Có như thế mới
khiến việc khai thác hiệu quả, triệt để hơn, tránh khai thác lãng phí.
Với mức thuế suất của nhóm tài nguyên gỗ và nước hiện nay cũng nên
xem xét để điều chỉnh tăng mức thuế suất đối với tài nguyên nước và xem xét
điều chỉnh giảm đối với gỗ. Việc tăng mức thuế suất với nước là biện pháp cần
để khuyến khích việc tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả tới từ phía người dùng. Bên

15


cạnh đó, về thuế suất khai thác gỗ tự nhiên, Bộ Tài chính từng khuyến nghị giảm
mức thuế khai thác gỗ nhóm 1 từ 35% xuống 25%, gỗ nhóm 2 từ 30% xuống còn
20% . Việc giảm thuế suất khai thác gỗ nhằm khuyến khích chủ rừng tham gia
vào cơng tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng tự nhiên, chủ rừng chỉ được khai
thác khi được nhà nước phê duyệt. Bên cạnh đó, việc giảm thuế suất đối với
nhóm gỗ rừng tự nhiên cịn nằm trong khn khổ thực hiện Nghị quyết số 30NQ/TW ngày 12-3-2014 của Bộ Chính trị, trong phần giải pháp của Nghị quyết
có nội dung nghiên cứu giảm thuế suất thuế tài nguyên gỗ khai thác rừng tự
nhiên, nên việc giảm là cần thiết.
Năm là, về giá tính thuế tài nguyên
Nên sửa đổi quy định về giá tính thuế tài nguyên tại Luật Thuế tài nguyên
để đảm bảo tính thống nhất văn bản quy phạm pháp luật, phản ánh đúng bản chất
của thuế tài nguyên. Theo đó, giá tính thuế tài ngun nên được quy định là: “Về
nguyên tắc, giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên
nguyên khai của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng
nhưng khơng được thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy
định”. Khi xây dựng khung giá tính thuế tài ngun, cần tính tốn đầy đủ các
yếu tố tác động đến giá trị tài nguyên như: hàm lượng của tất cả các loại quặng,
các đặc tính luyện kim của quặng, chi phí tinh chế quặng… Ngồi ra, các trường
hợp đặc thù về giá tính thuế cần được quy định đảm bảo nguyên tắc chung này.
Sáu là, về miễn, giảm thuế
Có thể xem xét sửa quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số
152/2015/TT-BTC theo hướng bổ sung quy định pháp luật có nội dung người bị
thiệt hại cần có sự trung thực trong việc khai báo những tổn hại mình gặp phải.
Nếu thiệt hại đã được bảo hiểm chi trả và trừ vào chi phí tính thuế thu nhập
doanh nghiệp thì sẽ khơng được giảm thuế nữa. Ngoài ra, pháp luật về thuế tài
nguyên cũng nên bổ sung thêm những trường hợp giảm thuế, thậm chí là miễn
16



thuế để khuyến khích khai thác, quản lý, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, tạo sự
công bằng với các chủ thể trong sự tham gia vào quan hệ nộp thuế. Có thể giảm
thuế cho cá nhân, doanh nghiệp trong vài năm đầu mới khởi nghiệp vì đây là giai
đoạn “trong trứng nước”, cịn gặp phải nhiều khó khăn hoặc đối với những cá
nhân, doanh nghiệp có sự phát triển vượt bậc trong kỳ hoạt động vừa rồi thì cũng
có thể xem xét giảm thuế như một biện pháp khuyến khích hoạt động có hiệu
quả hơn.
Bảy là, về việc quản lý thu thuế tài nguyên
Cần bổ sung các quy định cụ thể về cơ chế phối hợp giữa cơ quan thuế và
cơ quan tài nguyên môi trường trong xác định sản lượng tài nguyên tính thuế và
bổ sung cơ chế phối hợp cụ thể để xác định trách nhiệm chủ trì, trách nhiệm phối
hợp, cách thức phối hợp của cơ quan chủ trì và trách nhiệm người đứng đầu có
liên quan trong quản lý thuế tài nguyên nói riêng và quản lý hoạt động khai thác
tài nguyên nói chung. Nghiên cứu cơ chế pháp luật và cơ chế tài chính nhằm
tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại để giám sát, xác định đúng sản lượng
tài nguyên được khai thác.
2. Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực thi
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, nâng cao
ý thức trách nhiệm của người nộp thuế và công dân về nghĩa vụ nộp thuế với
NSNN và giám sát trong thực hiện nghĩa vụ này đối với tổ chức, cá nhân khai
thác khoáng sản. Đẩy mạnh giáo dục ý thức công dân trong việc sử dụng tiết
kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là đối với tài nguyên không tái tạo
được. Việc nâng cao nhận thức về vai trị của tài ngun và chính sách thu đối
với khai thác tài ngun cũng góp phần khuyến khích các địa phương lựa chọn
phương thức đầu tư khai thác, chế biến tài nguyên hợp lý và lựa chọn đường lối
phát triển kinh tế xã hội thích hợp với điều kiện địa phương mình.

17



Hai là, Tăng cường công tác quản lý và cấp phép khai thác, kinh doanh tài
nguyên khoáng sản, lựa chọn nhà đầu tư đủ điều kiện, tiềm lực để khai thác, chế
biến tài ngun, có chính sách khuyến khích đầu tư chế biến sâu nâng cao giá trị
tài nguyên.
Ba là, Nhà nước cần có cơ chế quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra đối
với việc cấp phép khai thác và sử dụng Tài nguyên một cách hợp lý tránh gây
lãng phí và ảnh hưởng đến mơi trường như hiện nay. Để đánh giá cụ thể mức độ
tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến số thu thuế tài ngun nội địa cần phải
phân tích cụ thể. Trong đó cần chú trọng về khía cạnh tổ chức quản lý cấp phép
khai thác, quản lý sản lượng, giá trị tài nguyên, công tác quản lý thuế tài nguyên
và thuế suất (tỷ lệ điều tiết) đối với từng loại tài nguyên.
Bốn là, giai đoạn hiện nay trong bối cảnh suy giảm kinh tế thế giới tác
động trực tiếp đến nền sản xuất của nước ta, nhiều khoản thu đang làm tăng gánh
nặng về thuế. Chính phủ đang có những giải pháp về chính sách tài chính, tiền tệ,
thị trường và đầu tư nhằm hỗ trợ nền sản xuất kinh doanh duy trì và đi vào ổn
định. Mặt khác, qua đánh giá cịn có dấu hiệu tránh thuế, trốn thuế tài ngun
gây thất thu NSNN. Vì vậy trong thời gian tới, cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến
phương thức quản lý thuế tài nguyên cho phù hợp hơn theo hướng:
- Những cơ chế, chính sách đang duy trì, ổn định, khơng gây biến động
lớn tới nền sản xuất, thị trường, đời sống tâm lý dân cư thì vẫn duy trì hoặc nếu
có thì điều chỉnh giảm để cân đối giữa các khoản thu, vừa là giải pháp kinh tế,
cũng là giải pháp tâm lý. Về mặt quản lý nhà nước sẽ giảm được thủ tục hành
chính trong nghiên cứu, ban hành văn bản pháp luật.
- Những chính sách mới, đang triển khai thực hiện thì phải được xem xét
trong tổng thể các chính sách và các khoản thu khác đang thực hiện để có giải
pháp điều hồ mức thu một cách cân đối hợp lý, phù hợp với năng lực thực tế
sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý nhà nước.
18



- Tập trung nghiên cứu, tháo gỡ các thủ tục hành chính bất hợp lý, gây khó
khăn cho việc chấp hành nghĩa vụ thuế, cũng như quản lý thuế. Chú trọng giải
quyết đúng bản chất nội sinh của sự kiện kinh tế, không phiến diện, chủ quan,
thiếu khoa học, gây khó khăn cho nền sản xuất, nhằm khơi thơng dịng lưu
chuyển vốn, tài chính, hàng hố.
Năm là, Một số giải pháp khác. Để nâng cao hiệu quả thu thuế tài nguyên
thì cần thiết phải bổ sung rõ hơn quy định về cơ chế phối hợp giữa cơ quan thuế
và cơ quan tài nguyên môi trường trong xác định sản lượng tài nguyên tính thuế.
Cơ chế này cần làm rõ thêm các vấn đề sau: (i) Cách thức phối hợp kiểm tra thực
địa tại khai trường giữa cơ quan thuế với cơ quan tài ngun mơi trường; (ii)
Trình tự thủ tục để cơ quan tài nguyên môi trường thực hiện các biện pháp
nghiệp vụ để xác định sản lượng khai thác thực tế của doanh nghiệp khai
khoáng.
Bổ sung cơ chế phối hợp cụ thể để xác định trách nhiệm của các cơ quan
có liên quan trong quản lý thuế tài nguyên nói riêng và quản lý hoạt động khai
thác tài nguyên cịn chưa làm rõ trách nhiệm chủ trì, trách nhiệm phối hợp, cách
thức phối hợp trong những trường hợp cụ thể, trách nhiệm của người đứng đầu…
KẾT LUẬN
Là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng như Việt
Nam thì việc áp dụng phương thức đánh thuế Tài nguyên sẽ làm gia tăng đáng kể
nguồn thu ngân sách nhà nước, quản lý và điều tiết được công tác khai thác tài
nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn còn tồn tại
nhiều hạn chế, bất cập cần phải giải quyết. Do đó, việc ban hành một chính sách
thuế phù hợp và tiến bộ là cơ sở để hạn chế tối đa vấn nạn khai thác tài nguyên
bừa bãi, lãng phí, đồng thời Nhà nước có thể quản lý hiệu quả nguồn thu, phân
bổ nguồn thu trong lĩnh vực khai thác tài nguyên để tăng tính đồng thuận trong
xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
19



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thuế Việt Nam, NXB. Cơng an
nhân dân, Hà Nội, 2022;
2. Luật Thuế tài nguyên năm 2009;
3. Luật Hải quan năm 2014;
4. Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 ngày 10/12/2015 ban hành biểu mức
thuế suất thuế tài nguyên;
5. Nghị quyết số 30- NQ/TW ngày 12-3-2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp
xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm
nghiệp;
6. Thông tư số 152/2015/TT-BTC về Thuế tài nguyên;
7. Lê Xuân Trường và các cộng sự, 2018. Luật thuế tài ngun và cơng tác quản
lý thuế tài ngun từ góc nhìn thúc đẩy minh bạch, quản lý hiệu quả nguồn thu.
Báo cáo nghiên cứu chính sách của Trung tâm Con người và Thiên nhiên và
Liên minh Khoáng sản;
8. ThS. Phạm Nữ Mai Anh, Khoa Thuế – Hải quan, Học viện Tài chính. Chuyên
đề 12 Thuế tài nguyên – thực trạng và giải pháp;
9. Dương Đức Chính, Một số vướng mắc và giải pháp nhằm hoàn thiện Luật
thuế Tài nguyên, Tạp chí Kiểm sát, Số 12/2013.tr43-44;
10. Nhóm nghiên cứu PGS.TS. Lê Xuân Trường, TS. Lê Quang Thuận, ThS.
Nguyễn Ngọc Quang, ThS. Nguyễn Minh Phương (2017), “Báo cáo nghiên cứu
Luật Thuế tài nguyên và công tác quản lý thuế tài nguyên từ góc nhìn thúc đẩy
minh bạch, quản lý hiệu quả nguồn thu”;
11. Tạp chí Tài chính Online (2021), “Đề xuất hồn thiện chính sách thuế tài
nguyên tại Việt Nam” Truy cập
26/10/2022;
20




×