Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đề thi thử 3 môn khối C Trường Trần Quốc Tuấn Phú Yên có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.53 KB, 11 trang )

ĐỀ THI ĐẠI HỌC KHỐI C CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT
Trường THPT Trần Quốc Tuấn
Tổ: Ngữ Văn
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2014
MÔN THI : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài:180 phút không kể thời gian phát đề
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Ngày Tết, Mị muốn đi chơi xuân nhưng bị A Sử trói đứng vào cột nhà.Tô Hoài
viết tiếp: “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi
rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những
đám chơi. Em không yêu ,quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào….Mị
vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa.
Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ.
Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.”
Anh (chị) hãy nêu ý nghĩa của hai âm thanh “tiếng sáo” và “tiếng chân ngựa
đạp vào vách”.
Câu 2 (3.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không
nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ”.
Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về
ý kiến trên
II. PHẦN RIÊNG.
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu của phần riêng (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a.Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm)
Nhận xét về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt”của nhà văn Kim Lân,
giáo sư Hà Minh Đức viết: “Tuy có nhiều tâm trạng khác nhau nhưng tình thương
vẫn là tình cảm chủ yếu của người mẹ”.
Anh(chị) hãy phân tích nhân vật này để làm rõ nhận xét trên.
Câu 3.b.Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau :


“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây và đưa gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều;
Và non nước,và cây,và cỏ rạng,
Cho chuếnh choáng mùi thơm,cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
-Hỡi xuân hồng,ta muốn cắn vào ngươi!”
( Vội vàng -Xuân Diệu)
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
TẢI THÊM: Hội Ôn Thi ĐạiHọc (Face) Page 1
ĐỀ THI ĐẠI HỌC KHỐI C CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT
Để ngàn năm còn vỗ.”
( Sóng -Xuân Quỳnh)
Hết
ĐÁP ÁN THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN 2014
Câu Ý Nội dung Điểm
1 Ý nghĩa của hai âm thanh “tiếng sáo” và “tiếng chân ngựa đạp
vào vách” trong đoạn văn.
2.0
1. Tiếng sáo
-Đó là âm thanh đặc trưng của núi rừng Tây Bắc,là tiếng gọi bạn
trong những đêm tình mùa xuân-1 sinh hoạt giàu tính nhân văn
của người Mèo.
-Âm thanh tiếng sáo là thế giới ước mơ của Mị.Mị đang sống
với tiếng sáo của những đêm tình mùa xuân ngày trước,Mị đang
muốn tìm lại tuổi trẻ,tình yêu,hạnh phúc của mình.Tiếng sáo

đánh thức quá khứ,thức dậy trong Mị ý thức về cuộc sống,tình
yêu và hạnh phúc.
-Tiếng sáo trở thành một biểu tượng sâu sắc cho ước mơ,cho sức
sống tiềm tàng của Mị.
0.25
0.5
0.25
2. Tiếng chân ngựa đạp vào vách
-Tượng trưng cho hiện thực nô lệ,cho số phận đau khổ của Mị.
“Tiếng chân ngựa đạp vào vách” xoáy sâu nỗi đau tinh thần gợi
một sự so sánh nghiệt ngã:thân phận con người không bằng con
ngựa.
-Sức mạnh của âm thanh ấy lớn hơn cả dây trói vốn chỉ trói
được thể xác.Nó làm ước mơ tan biến đưa Mị trở về với hiện
thực đau khổ.
0.5
0.5
2 Suy nghĩ về ý kiến “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn
lao,nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ
những điều rất nhỏ”.
3.0
1. Giải thích ý kiến 0.5
-“Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao”:Thể hiện khát vọng
hướng tới những cái đích của đời người,làm thay đổi cuộc sống
theo hướng tốt đẹp hơn.
- “nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ
những điều rất nhỏ”: Thế nhưng đôi lúc chúng ta lại không ý
thức được rằng những việc lớn bao giờ cũng bắt đầu từ những
việc nhỏ.
-Ý cả câu: Nhắc nhở mỗi người đừng mải chạy theo những điều

lớn lao,to tát mà quên đi những điều bình dị,nhỏ bé nhưng rất
cần thiết quanh ta.
2. Suy nghĩ về câu nói 2.0
TẢI THÊM: Hội Ôn Thi ĐạiHọc (Face) Page 2
ĐỀ THI ĐẠI HỌC KHỐI C CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT
-Mơ ước làm nên những điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng
của mọi người,cần được tôn trọng,động viên,khuyến khích;góp
phần phát triển xã hội.
-Nhưng chúng ta phải luôn ý thức rằng:
+Một nhân cách hoàn thiện vốn được bồi đắp từ những việc làm
rất nhỏ,nhất là những hành vi đạo đức,lối sống.Ý nghĩa của cuộc
sống cũng được kiến tạo từ những điều đơn sơ,bình dị.
+Phê phán lối sống,cách nghĩ,lời nói ngụy biện: vì việc lớn mà
quên việc nhỏ,muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là 1
con người bình thường.
(Lưu ý: mỗi luận điểm đều có dẫn chứng minh họa.)


3. Bài học nhận thức và hành động 0.5
-Nhận thức sâu sắc rằng: việc gì nhỏ mấy mà có ích thì kiên
quyết làm.
-Thường xuyên rèn luyện tính kiên nhẫn,bắt đầu từ việc làm nhỏ
để có thể hướng tới những điều lớn lao.
3.a “Tuy có nhiều tâm trạng khác nhau nhưng tình thương vẫn là
tình cảm chủ yếu của người mẹ.”
5.0
1. Giới thiệu vài nét về tác giả Kim Lân,tác phẩm “Vợ nhặt”,về ý
kiến của giáo sư Hà Minh Đức.
0.5
2. Phân tích nhân vật bà cụ Tứ để làm rõ nhận xét. 4.0

-Giới thiệu sự xuất hiện,vị trí của bà cụ Tứ trong tác phẩm.
-Diễn biến tâm trạng của bà cụ:
+Trước hết là sự ngạc nhiên đến sững sờ khi thấy người đàn bà
lạ đứng ngay đầu giường con trai mình,lại gọi mình bằng u.
+Khi hiểu ra cơ sự,tâm trạng bà từ ngạc nhiên chuyển sang tâm
trạng ai oán ,xót thương,nửa mừng nửa tủi.
+Trong tâm trạng ngổn ngang của bà cụ nổi bật lên tình thương
bao la của người mẹ.Tình thương của người mẹ thể hiện qua:
những lời nói xuất phát tự đáy lòng;nghĩ đến việc chăm sóc hạnh
phúc cho con(bảo con đan tấm phên,ước mơ mua đôi gà,thu dọn
nhà cửa…).
+Tình yêu thương của người mẹ đã gắn kết thêm tình thương
của Tràng và người vợ;gia đình cũng đầm ấm,hòa hợp
hơn.Chính tấm lòng nhân hậu của bà đã góp phần làm nên giá trị
nhân đạo của tác phẩm.
-Nghệ thuật xây dựng nhân vật bà cụ Tứ: ngôn ngữ của nhân vật
mộc mạc,tự nhiên;đặt nhân vật trong một tình huống truyện độc
đáo để làm rõ tính cách,số phận;đặc biệt là khả năng đi vào
những góc khuất trong tâm hồn nhân vật để phân tích tâm lí
nhân vật một cách tài tình.
0.25
0.25
1.0
1.0
1.0
0.5
3. Đánh giá chung 0.5
TẢI THÊM: Hội Ôn Thi ĐạiHọc (Face) Page 3
ĐỀ THI ĐẠI HỌC KHỐI C CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT
3.b Cảm nhận về hai đoạn thơ 5.0

1. Giới thiệu vài nét về hai tác giả,hai tác phẩm và hai đoạn thơ. 0.5
2. Về đoạn thơ trong bài “Vội vàng”
-Nội dung:
+Đoạn thơ thể hiện cái Tôi ham sống,muốn tận hưởng cuộc đời
mãnh liệt.Giống như một tuyên ngôn của lòng mình,nhà thơ xác
định lối sống vội vàng vì cảm nhận được sự hữu hạn của cuộc
đời.Ông thể hiện ý thức chiếm lĩnh,tận hưởng cuộc sống ở mức
độ cao nhất:chếch choáng,đã đầy,no nê…với những gì tươi đẹp
nhất:mùi thơm,ánh sáng…
+Vội vàng của Xuân Diệu là thái độ sống tích cực,biết quý
trọng thời gian,nâng niu vẻ đẹp của cuộc đời chứ không phải là
sống gấp.
-Nghệ thuật:
+Đoạn thơ có những điệp từ,điệp cấu trúc ngữ pháp kết hợp với
những động từ mạnh,giọng thơ gấp gáp,cuống quýt cho người
đọc thấy một cái tôi nồng nhiệt,táo bạo và đầy nhựa sống.
2.0
1.0
0.5
0.5
3. Về đoạn thơ trong bài “ Sóng”
-Nội dung:
+Đoạn thơ thể hiện khát vọng lớn lao trong tình yêu của Xuân
Quỳnh: đó là khát vọng về 1 tình yêu vĩnh hằng,bất tử.Nhà thơ
ao ước được sống hết mình trong tình yêu.
+Để được như thế Xuân Quỳnh đã đem cái tình yêu bé nhỏ của
mình hòa vào biển lớn tình yêu của cuộc đời.Đó thực sự là một
tình cảm mãnh liệt.
-Nghệ thuật:
+Với thể thơ 5 chữ và hình tượng con sóng- một hình tượng

giàu tính thẩm mĩ,Xuân Quỳnh đã đem đến cho người đọc
những cảm nhận thật sâu lắng.
2.0
0.75
0.75
0.5
4. Về sự tương đồng và khác biệt trong hai đoạn thơ 0.5
-Tương đồng: Từ việc nhận thức được sự hữu hạn của cuộc
đời,của con người và sự mong manh của hạnh phúc; cả hai nhà
thơ đều thể hiện cảm xúc mãnh liệt và những suy nghĩ sâu sắc
của mình trước cuộc đời.
-Khác biệt: Xuân Diệu có phong cách sôi nổi,táo bạo ,cuồng
nhiệt còn Xuân Quỳnh thì sâu lắng,tha thiết.Xuân Diệu chọn
cách sống gấp gáp,tận hưởng còn Xuân Quỳnh lại chọn cách hòa
tan cái riêng vào cái chung để tình yêu trở thành bất tử.
0.25
0.25

TẢI THÊM: Hội Ôn Thi ĐạiHọc (Face) Page 4
ĐỀ THI ĐẠI HỌC KHỐI C CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT
Trường THPT Trần Quốc Tuấn
Tổ : Địa lý ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2014
MÔN : ĐỊA LÝ
( Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian phát đề )
I. Phần chung ( 8 điểm )
Câu I. (2điểm)
1. Phân tích ảnh hưởng của bển Đông đến địa hình và hệ sinh thái ven
biển.
2. Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta.
Câu II. (3 điểm)

1. Trình bày và giải thích sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông
nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
2. Tại sao nói ngành công nghiệp chế biến lương thực,thực phẩm là
ngành công nghiệp trọng điểm nước ta.
Câu III. (3 điểm)
Cho bảng số liệu sau :
Giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam phân theo ngành.
(Đơn vị : tỷ đồng)
Năm Công nghiệp khai
thác
Công nghiệp chế
biến
SX, phân phối điện, khí
đốt,nước
1996 20688 119438 9306
1999 36219 195579 14030
2000 53035 264459 18606
2004 103815 657115 48028
2005 110949 824718 55382
1.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản
xuất công nghiệp phân theo ngành của Việt Nam trong giai đoạn 1996- 2005.
2.Nhận xét sự chuyển dịch đó.
II. Phần riêng (2 điểm) Thí sinh chọn 1 trong 2 câu sau:
Câu IV.1. Phân tích những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên đối với việc phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở Duyên hải Nam
Trung Bộ.
Câu IV. 2. Nêu vai trò của cơ cấu kimh tế nông- lâm- ngư nghiệp ở Bắc
Trung Bộ. Phân tích thế mạnh phát triển nông – lâm – ngư nghiệp ở vùng này.
……………………… Hết …………………………
TẢI THÊM: Hội Ôn Thi ĐạiHọc (Face) Page 5

ĐỀ THI ĐẠI HỌC KHỐI C CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ
YÊN
TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 - 2014
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài:180 phút

PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7 ĐIỂM)

CÂU 1 (2,5điểm):
Căn cứ vào đâu mà Pháp và Mĩ đều cho rằng: Điện Biên Phủ là” Pháo đài bất khả
xâm phạm”, nhờ đâu mà quân và dân ta giành được thắng lợi vang dội ở đây ?
CÂU 2 (2,5 điểm):
Sự thành lập và đóng góp của mặt trận Việt Minh đối với cách mạng tháng Tám
năm 1945 như thế nào?
CÂU 3 (2 điểm):
Hãy lập niên biểu- sự kiện lịch sử Việt Nam từ năm 1955 đến năm1975 ?
PHẦN RIÊNG (3 ĐIỂM)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (Câu 4a hoặc 4b)
CÂU4a . Theo chương trình chuẩn ( 3 điểm):
Tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện nay đối với nhân loại như
thế nào? Việt Nam tiếp thu gì từ cuộc cách mạng này?
CÂU 4b. Theo chương trình nâng cao ( 3 điểm ):
Việc xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô-viết diễn ra như thế nào sau cách mạng
tháng Mười thành công? Qua đó hãy đánh giá vai trò Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích
chỉ đạo nhà nước Xô-viết xây dựng và bảo vệ chính quyền sau cách mạng (1918-
1920)?
…………………HẾT…………………
TẢI THÊM: Hội Ôn Thi ĐạiHọc (Face) Page 6

ĐỀ THI ĐẠI HỌC KHỐI C CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ
YÊN
TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC
TUẤN
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 -
2014
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài:180 phút
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 – 2014
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7 ĐIỂM)
CÂU 1 (2,5 điểm):
Căn cứ vào đâu mà Pháp và Mĩ đều cho rằng: Điện Biên Phủ là” Pháo đài bất khả xâm
phạm”, nhờ đâu mà quân và dân ta giành được thắng lợi vang dội ở đây ?
1 Âm mưu của Pháp Mỹ trong việc chiếm đóng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điên Biên
Phủ.(1 Đ)
-Trong tình thế kế hoạch Na Va bước đầu bị phá sản, Pháp và Mỹ tập trung xây
dựng Điên Biên Phủ thành một một tập đoàn cứ điểm mạnh, một “Pháo đài không thể
công phá”, nhằm thu hút lực lượng của ta vào đây để tiêu diệt: Điện Biên Phủ trở thành
khâu chính, là trung tâm điểm của kế hoạch quân sự Na Va.
- Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn nằm ở phía tây rừng núi Tây Bắc, gần
biên giới với Lào, có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và cả Đông Nam Á nên
Pháp cố nắm giữ.
- Pháp đã bố trí Điện Biên Phủ thành một hệ thống phòng ngự kiên cố gồm 49 cứ
điểm, hai sân bay, được chia thành ba phân khu:
+Phân khu Bắc: Gồm 3 cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo án ngữ phía Bắc
+Phân khu trung tâm: Đây là trung tâm đầu não của Điện Biên Phủ. Ở đây có sở chỉ
huy địch và sân bay Mường Thanh.
+Phân khu Nam:Nằm ở phía Nam Điện Biện Phủ có trận địa pháo và sân bay Hồng
Cúm.

-Lực lượng của địch ở đây có 16.200 đủ các loai. binh chủng và phương tiện chiến
tranh hiện đại.
Với cách bố trí như vậy nên cả Pháp lẫn Mỹ điều cho rằng Điện Biên Phủ là “Một
pháo đài bất khả xâm phạm”; là “một con Nhím khổng lồ ở vùng rừng núi Tây Bắc”; nên
chúng sẵn sàng giao chiến với ta ở Điện Biên Phủ.
2 Quân và dân ta giành thắng lợi ở Điện Biên Phủ.là vì: (1,5 Đ)
- ta đã mạnh dạn chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và Pháp.
- Thực hiện phương châm tác chiến phù hợp là : « Đánh chắc tiến chắc »
- Quân dân ta đã chuẩn bị tích cực với tinh thần “Tất cả cho tuyền tuyến, tất cả để chiến
thắng”, ta đã huy động trên 26000 dân công vận chuyển hàng chục nghìn tấn vũ khí,,đận
dược, 27000 tấn gạo, mở hàng nghìn Km đường giao thông để vận chuyển, đào hàng trăm
Km đường hầm ôm chặt lấy Điện Biên Phủ.Tập trung khoảng 55000 quân,
- Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
- Bộ chỉ huy chiến dịch đứng đầu là đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề ra phương án tác
chiến linh hoạt, khoa học, sáng tạo khiến cho địch bất ngờ và khuất phục.
TẢI THÊM: Hội Ôn Thi ĐạiHọc (Face) Page 7
ĐỀ THI ĐẠI HỌC KHỐI C CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT
- Tinh thần chiến đấu mưu trí, dũng cảm, chịu đựng gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì mục tiêu
chung của từng chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Ngoài ra, ta còn biết lợi dụng địa hình, địa vật để khắc chế thế mạnh của địch , phát huy
tối đa sở trường của ta.

CÂU 2 (2,5 điểm):
Sự thành lập và đóng góp của mặt trận Việt Minh đối với cách mạng tháng Tám năm
1945 như thế nào?
1.Sự thành lập.(0,5 Đ)
Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII (5/1941), do Nguyễn Ái
Quốc triệu tập và chủ trì. Mặt trận Việt Minh đã được thành lập (19/5/1941) tại Pác Bó –
Cao Bằng. Mặt trận Việt Minh ra đời nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước của dân tộc
để xây dựng khối đoàn kết toàn dân, làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

2. Những nét chính về hoạt động mặt trận Việt Minh từ 5/1941 đến 3/1945. (1 Đ)
Hoạt động chính của Mặt trận Việt Minh là xây dựng lực lượng chính trị, xây dựng
lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang tiến tới
cách mạng tháng tám.
a. Xây dựng lực lượng chính trị: Là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
- Mặt trân việt Minh chủ trương thành lập các Hội cứu quốc như công nhân cứu
quốc, nông dân cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, phụ lão cứu quốc, nhi
đồng cứu quốc….
- Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các Hội cứu quốc. Đến năm 1942 khắp 9 châu
của tỉnh Cao Bằng đều có Hội cứu quốc.
b. Xây dựng lực lượng vũ trang.
-Bộ phận nòng cốt ban đầu là đội du kích Bắc Sơn, đến năm 1941 thống nhất các
đội du kích ở Bắc Sơn và Vũ Nhai thành cứu quốc quân.
- Ngày 22/12/1944 theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cao Bằng ,Võ
Nguyên Giáp thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân gồm 34 người do Võ
Nguyên Giáp làm đội trưởng.
- Ngày 15/5/1941 tại Hội nghị quân sự Bắc Kỳ đã thống nhất ĐộiViệt Nam tuyên
truyền giải phóng quân và đội Cứu quốc quân thành Việt Nam giải phóng quân.
c. Xây dựng căn cưa địa cách mạng.
- Sau khởi nghĩa Bắc Sơn thành lập căn cứ Bắc Sơn-Vũ Nhai.
- Khi Bác mới về nước thành lập căn cứ PăcPó-Cao Bằng.
- 4 - 6/1945 Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập gồm 6 tỉnh…….
d. Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang tiến tới Cách mạng tháng Tám.
- Ngày 7/5/1944,Tổng bộ Việt Minh ra chỉ chị “Sửa soạn khởi nghĩa” và kêu gọi
nhân dân “sắm vũ khí đuổi thù chung”. Không khí chuẩn bị khởi nghĩa sôi sục.
- Ngày 22/12/1944 ĐộiViệt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Hai
ngày sau đội đã hạ đồn Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng)
- Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, tiếp theo chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và
hành động của chúng ta” của Đảng Mặt trận Việt Minh ra lệnh kêu gọi đồng bào toàn
TẢI THÊM: Hội Ôn Thi ĐạiHọc (Face) Page 8

ĐỀ THI ĐẠI HỌC KHỐI C CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT
quốc đẩy mạnh cao trào kháng Nhật cứu nước.
Như vậy đến đầu năm 1945 mọi sự chuẩn bị cho cách mạng tháng tám của Mặt trận
Việt Minh cơ bản đã hoàn thành, một bầu không khí tiền khởi nghĩa sôi sục khắp cả nước
báo trước giờ hành động sắp tới.
3.Đóng góp của Mặt trận Việt Minh đối với cách mạng tháng Tám năm 1945. (1 Đ)
Mặt trận Việt Minh là Mặt trận đoàn kết dân tộc, do Đảng ta lãnh đạo tồn tại trong
vòng 10 năm (1941-1951, năm 1951 Mặt trậnVịêt Minh đã thống nhất với Mặt trận Liên
Viêt thành lập Mặt trận Liên Việt) đã có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam qua các
thời kì lịch sử đặc biệt là đối với Cách mạng tháng Tám.
- Mặt trậnVịêt Minh đã tập hợp mọi lực lượng yêu nước, xây dựng khối đoàn kết
toàn dân.Xây dựng lực lượng chính trị to lớn cho cách mạng thắng lợi.
- Mặt trận Vịêt Minh đã có đóng góp lớn trong việc xây dựng phát triển lực lượng
vũ trang cách mạng, trong việc chỉ đạo phong trào kháng Nhật cứu nước, tạo tiền đề cho
tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- Triệu tập và tiến hành thành công quốc dân Đại hội Tân Trào 8/1945, huy động
nhân dân tham gia tổng khởi nghĩa tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng giành thắng lợi.
- Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Mặt trận Vịêt Minh tiếp tục củng cố
khối đoàn kết toàn dân, lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền mới., chuẩn bị
cho kháng chiến.
CÂU 3 (2 điểm):
Hãy lập niên biểu- sự kiện lịch sử Việt Nam từ 1955- 1975 ?
-16/5/.1955 toàn lính pháp cuối cùng rút khỏi Cát Bà (Hải Phòng) miền bắc Việt Nam
hoàn toàn giải phóng.
- 19.5.1959: Đoàn vận tải 559 được thành lập, khai phá mở đường chiến lược Trường
Sơn
- 1959-1960 ( 17/ 01 1960 ) Nhân dân Việt Nam nỗi dậy làm cuộc “Đồng Khởi” -
chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
- 5 đến 12.9.1960 : Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng lao động VN là “Đại Hội xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà” đại hội bầu lại Hồ

Chí Minh làm chủ tịch Đảng.
- 15.2.1961: Các lực lượng vũ trang cách mạng thống nhất thành quân giải phóng miền
nam VN
- 7.2.1965 đến 01.11.1968: Miền Bắt chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng Hải
Quân và không quân lần thứ I của Mỹ,vừa chiến đấu vừa sản xuất
- 31.1 đến 25.2.1968: Cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân mở đầu cuộc tổng tiến
công và nỗi dậy đồng loạt(1968) của quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh
cục bộ” của Mỹ ( hai đợt tiếp theo 5.5 đến 16.6 và 17.8 đến 23.9/1968.
- 6 /.6.1969: chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam ra đời
- 18.3.1970: Mỹ chỉ đạo Lon nol làmcuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ trung lập
Xihanuc, thành lập chính phủ bù nhìn tay sai, mở rộng chiến tranh xâm lược ở Campuchia
- 24 đến 25.4.1970: Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp để khẳng định quyết tâm
của nhân dân 3 nước đoàn kết chống Mỹ
- 30.3.1972: Mở đầu cuộc “ tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân ở miền Nam
chống chiến lược “chiến tranh Việt Nam hóa” của Mỹ”
- 6.4.1972 đến 15.1.1973: Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần hai của
Mỹ.
TẢI THÊM: Hội Ôn Thi ĐạiHọc (Face) Page 9
ĐỀ THI ĐẠI HỌC KHỐI C CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT
- 18 đến 29.12.1972: Miền Bắc đánh bại cuôc tập kích chiến lược 12 ngày đêm của Mỹ
làm nên “ Điện Biên Phủ” trên không
- 27.1.1973: Hiệp định Pari về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.
- 29.3.1973: Mỹ rút hết quân xâm lược khỏi Việt Nam
- Từ ngày 4.3 đến ngày 2.5.1975: Tổng tiến công và nổi dạy mùa xuân năm 1975. Chiến
dịch Tây Nguyên (4.3 đến 24.4), Chiến dịch Huế - Đà Nẳng (21.3 đến 29.3 )và Chiến dịch
Hồ Chí Minh (26.4 đến 30.4).
- Từ ngày 15 đến 21.11.1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được
tổ chức tại Sài Gòn.
PHẦN RIÊNG (3 ĐIỂM)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (Câu 4a hoặc 4b)

CÂU4a . Theo chương trình chuẩn ( 3 điểm):
Tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện nay đối với nhân loại như thế
nào? Việt Nam tiếp thu gì từ cuộc cách mạng này?
1. Tác động.(1,5Đ)
- Thành tựu CM KH - KT đã làm thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất: như
công cụ sản xuất và công nghệ sản xuất, nguyên liệu, năng lượng, thông tin, vận tải
trong đó sự thay đổi về công cụ và công nghệ là then chốt. Nhờ vậy con người tạo ra được
một lực lượng sản xuất nhiều hơn, đồ sộ hơn. Năng xuất lao động cao hơn, với những
hàng hóa sản phẩm mới, những thiết bị tiện nghi mới, những nhu cầu tiêu dùng mới,
phương thức sinh hoạt và tiêu dùng trong đời sống xã hội thay đổi.
- Xuất hiện những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư với xu hướng dân số lao động trong
công nghiệp, nông nghiệp giảm đi và dân số trong các ngành dịch vụ tăng lên.
-CM KH - KT đã và đang đưa loài người sang một nền văn minh mới: văn minh hậu
công nghiệp (văn minh trí tuệ) lấy vi tính, điện tử thông tin về khoa học sinh hóa làm cơ
sở. Đồng thời cũng đã và đang đặt ra những đòi hỏi mới, những yêu cầu cao đối với sự
nghiệp GD&ĐT con người ở các quốc gia.
- CM KH - KT với những thành tựu to lớn của nó đ lm cho nền kinh tế thế giới ngy
cng được quốc tế hóa cao. Làm cho sự giao lưu trao đổi về văn hóa, văn học nghệ thuật,
sự hợp tác trên các lĩnh vực y tế, dân số, giáo dục, KH-KT giữa các quốc gia ngày càng
phát triển và gắn bó nhau. Đang hình thnh một thị trường toàn thế giới bao gồm các nước
có chế độ chính trị, x hội khc nhau vừa đấu tranh, vừa hợp tác trong cùng tồn tại hịa bình.
-Tuy vậy, CM KH - KT cũng đã và đang để lại những hậu quả tiêu cực mà hiện nay
con người chưa giải quyết được: vũ khí hủy duyệt, ô nhiễm môi trường, bệnh tật đang
trở thành hiểm họa đối với cuộc sống loài người.
2. Việt Nam tiếp thu gì từ cuộc cách mạng KH-KT.(1,5Đ)
-Thực tế sự tiến bộ của nền kinh tế Mĩ, Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới từ sau thế
chiến II đến nay đã chứng tỏ vai trò quan trọng của KH-KT.
- Các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) có thể tận dụng được thành tựu của
cuộc CM KH-KT, thì sẽ có cơ hội phát triển nhanh nền kinh tế của mình, rút ngắn khoảng
cách về đời sống kinh tế so với các nước phát triển. (nêu tóm tắt tác động của cuộc CM

KH-KT đối với nền kinh tế: Những phát minh mới về vật liệu sản xuất, công cụ sản xuất,
TẢI THÊM: Hội Ôn Thi ĐạiHọc (Face) Page 10
ĐỀ THI ĐẠI HỌC KHỐI C CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT
năng lượng… sản xuất ra lượng của cải vật chất khổng lồ trong thời gian ngắn…)
-Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở VN hiện nay, muốn thành công thì
vai trò của KH-KT là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Chính sách của Đảng và
nhà nước ta: Đưa khoa học – công nghệ trở thành quốc sách hàng đầu.
-Tuy nhiên, nếu không có chủ trương và biệp pháp phù hợp để tiếp thu những thành
tựu KH và công nghệ mới nhất trên thế giới thì sẽ có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các
nước trên thế giới.
Kết luận: Sự phát triển của KH – KT sau chiến tranh thế giới thứ hai như vũ bão, chưa
từng có trong lịch sử loài người. Đây là một thách thức và cũng là thời cơ đối với các quốc
gia dân tộc, nhất là các quốc gia nghèo và đang phát triển như Việt Nam hướng tới mục
tiêu phát triển phồn vinh nước nhà.
CÂU 4b. Theo chương trình nâng cao ( 3 điểm ):
1. Công việc xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô-viết (1,75 điểm)
- Trong 3 năm (1918-1920), nhân dân Xô viết đã tập trung toàn bộ sức lực tiến hành
cuộc kháng chiến chống thù trong giặc ngoài trong những điều kiện vô cùng khó khăn để
giữ vững chính quyền Xô viết.
- Ngay trong đêm 25-10-1917, đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc ở điện
Xmô-nưi đã tuyên bố thành lập chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu.
- Các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô viết đã thông qua: Sắc lệnh hòa bình và sắc
lệnh ruộng đất.
- Chính quyền Xô viết nhanh chóng thủ tiêu những thành tích của chế độ phong kiến,
xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của giáo hội, thực hiện nam nữ bình
quyền, các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết.
- Các cơ quan trung ương và địa phương được thành lập, thay toàn bộ chính quyền tư
sản. Hồng quân công - nông thành lập.
- Nhà nước tiến hành quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của giai cấp tư sản, thành
lập hội đồng quân dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

- Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây, từ năm 1919 chính quyền Xô viết thực hiện
chính sách Cộng sản thời chiến.
2. Đánh giá vai trò của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích (1,25 điểm)
- Ngay sau khi Cách mạng tháng Mười thành công, Đảng Bôn-sê-vích và Lê-nin đã lãnh
đạo nhân dân kiên quyết đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền còn non trẻ. Lê-nin
nói: “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền lại càng khó hơn”.
- Vai trò Đảng Bôn-sê-vích và Lê-nin rất quan trọng có tính chất quyết định trong việc
củng cố, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
- Với biện pháp kiên quyết cứng rắn, linh hoạt đưa đất nước vượt qua cơn hiểm nghèo.
- Đường lối của Đảng đúng đắn, sáng tạo, kịp thời đã đưa đất nước vượt khó khăn, được
đông đảo nhân dân hưởng ứng.
- Biết vận dụng sức mạnh đoàn kết toàn dân.
- Thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới
TẢI THÊM: Hội Ôn Thi ĐạiHọc (Face) Page 11

×