Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Kinh nghiệm bản thân khi đi du học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 33 trang )

Thầy cô mặc dù vẫn coi mình là sinh viên quốc tế, nhưng mình được cho là đã đủ
trình độ tiếng Anh để vào học, vì vậy điểm số chấm rất chặt chẽ, ko có sự thiên vị giữa
sinh viên Mỹ hay sinh viên quốc tế. Bạn Bùi Hà Phương – Du học sinh Mỹ năm 2 Đại
Học Roger William chia sẻ
PHẦN I: CHIA SẺ CÁC DU HỌC SINH TẠI CÁC NƯỚC DU HỌC
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 1
Chia sẻ kinh nghiệm du học Mỹ của các Du học sinh
Ngày nay tuy du học nước ngoài không còn xa lạ, đi du học trở nên phổ biến hơn
rất nhiều so với trước đây, tuy nhiên đối với các bạn trẻ, lần đầu tiên sống xa vòng tay
quan tâm của cha mẹ, sinh sống ở những đất nước xa xôi, với nền văn hóa khác biệt thì
việc chuẩn bị cho mình những hành tranh trước khi lên đường du học vẫn là vấn đề mà
học sinh và các bậc phụ huynh lo lắng.
Hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn đó; với mong muốn hỗ trợ các bạn học sinh tốt
hơn, mình sẽ chia sẻ những kinh nghiệm du học từ những kinh nghiệm thực tế của các
cựu học sinh du học từ Âu Mỹ.
Bạn Bùi Hà Phương – Du học sinh Mỹ năm 2 Đại Học Roger William
Dưới đây là kinh nghiệm của bạn Bùi Hà Phương – sinh viên năm 2 Đại Học Roger
William, sau 2 năm học tập và sinh sống tại Mỹ; bạn Hà Phương cũng có một số lời
khuyên.
1. Những khó khăn ban đầu khi sang học
- Khó khăn lớn nhất khi sang học chính là tiếng Anh. Mặc dù đã học ở nhà, cộng với học
thêm 4 tháng tiếng Anh nhưng khi chính thức bước vào học thì mọi thứ với em không hề
dễ dàng. Khi chính thức học đại học, thầy cô mặc dù vẫn coi mình là sinh viên quốc tế,
nhưng mình được cho là đã đủ trình độ tiếng Anh để vào học, vì vậy điểm số chấm rất
chặt chẽ, ko có sự thiên vị giữa sinh viên Mỹ hay sinh viên quốc tế. Đồng thời lượng bài
học cũng nhiều hơn, sách đọc nhiều từ mới, từ chuyên ngành khó hơn. Tốc độ giảng của
thầy cô cũng nhanh hơn.
Lời khuyên: Các giáo sư luôn có office hour dành cho sinh viên và mình nên tận dụng
điều đó để hỏi lại các bài học mình chưa hiểu, vì khi đến office hour, giáo sư có thời gian
quan tâm đến mình nhiều hơn. Thay vì phải quan tâm từ 30-40 người thì họ chỉ giảng cho
mỗi mình mình. Đến office hour cũng là cách để khiến các giáo sư thấy rằng mình là


người ham học hỏi và có chí cầu tiến, vì vậy họ cũng sẽ ít nhiều châm chước các bài làm
kiểm tra trên lớp (cái này thì tất nhiên người ta không nói như vậy, nhưng nếu chiếm
được thiện cảm của giáo sư thì vẫn luôn tốt hơn cho mình).
- Tài chính: Thu nhập bình quân của Mỹ gấp từ 10-20 lần Việt Nam nên mặc dù những
thứ được cho là rẻ cũng trở thành xa xỉ. Vì vậy, cần phải học cách cân đối chi tiêu hợp lí.
Đồng thời cũng kiếm thêm các công việc làm thêm ngoài giờ học. Chính vì vấn đề tài
chính, cần phải lựa chọn điạ điểm du học hợp lí để bớt gánh nặng cho bố mẹ. Ví dụ như
một số bang thì sẽ không đánh thuế quần áo, thực phẩm (Rhode Island, Massachusetts)
hay có bang không đánh thuế tiêu dùng (sale tax) (Oregon, New Hampshire)…………….
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 2
2. Cú sốc văn hóa
Việc gặp phải các cú sock về văn hóa là không thể tránh khỏi, ngay từ khi đặt chân xuống
đất Mỹ, sau chuyến bay dài mệt mỏi, cộng thêm tâm lý lần đầu xa nhà, du học sinh sẽ
không tránh khỏi cảm giác cô đơn, cô lập hay lạc long giữa những con người xa lạ từ
màu da màu tóc, khiến cho nỗi nhớ nhà càng thêm da diết; tuy nhiên bản thân mình đã tự
vượt qua được khó khăn đó; tự nhắc nhở mình không được tự cô lập mình, thu mình lại,
càng lúc đó mình càng cần hòa đồng, hòa nhập, tham gia vào các công việc của gia đình
nhà chủ, các hoạt động ngoại khóa để biến mình thành 1 phần của cộng đồng đấy. Đến
bây giờ mình đã kết bạn được với nhiều bạn từ khắp nơi trên thế giới, tìm hiểu về nền văn
hóa của nước bạn.
Hãy tham gia các hoạt động xã hội
Các bạn du học sinh trước khi sang học nên tìm hiểu trước qua các diễn đàn,
internet về khu vực mình sẽ sinh sống và học tập, tìm hiểu về điều kiện tự nhiên cũng
như văn hóa, xã hội của khu vực đấy.
3. Kinh nghiệm khi sống với gia đình nhà chủ – host family
Ở đâu cũng vậy, chỉ cần sống chân thành là sẽ được yêu quý, người Mỹ tôn trọng không
gian sống cá nhân rất cao nên tốt nhất là luôn hỏi ý kiến của họ mỗi khi muốn làm điều gì
đó. Một số những lưu ý khi sống với gia đình nhà chủ:
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 3
Nên quan tâm hỏi han và khen ngợi, khác với Việt Nam, ở Mỹ người ta thích khen ngợi

lẫn nhau mà không sợ bị chê giả tạo hay sáo rỗng.
Nên thường xuyên trò truyện với gia đình nhà chủ, hầu hết những nhà host đều
thuộc nhóm gia đình có điều kiện, họ nhận sinh viên quốc tế chủ yếu để trải nghiệm sống,
giao lưu văn hóa chứ không phải nhất thiết vì tiền; hãy cố gắng giúp họ hiểu đôi chút về
văn hóa, lối sống của Việt Nam; trò truyện với gia đình nhà chủ cũng là cách bạn tìm
hiểu thêm về lối sống Mỹ, nâng cao vốn tiếng Anh và có cơ hội được đi đó đây cùng nhà
chủ.
Luôn trân trọng văn hóa của nước mình
Tham gia nấu ăn và giúp đỡ nhà chủ các công việc nhà; hãy cố gắng nấu những
món ăn truyền thống Việt Nam vì người Mỹ rất thích trải nghiệm hương vị mới lạ; hãy
tham gia việc phụ giúp dọn dẹp hay rửa bát, các công việc đó không quá khó khăn những
sẽ giúp họ nhìn nhận bạn là người được giáo dục tốt.
4. Sự khác biệt trong phong cách học
Trong phong cách học tập sinh viên Mỹ thường chủ động hơn trong việc học tập
và tiếp thu bài giảng, các bài học trên lớp thường nhẹ nhàng và không nặng lý thuyết, số
giờ học trên lớp khá ít và không khuyến khích sinh viên học quá nhiều môn học cho 1
học kỳ; sinh viên Mỹ năng động hơn, tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa, các môn
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 4
thể thao và tích cực tìm các công việc làm thêm. Giờ học trên lớp giáo viên thường giảng
nhanh, không giảng chi tiết, chủ yếu là sinh viên phải đọc sách, tài liệu và tự tìm hiểu.
5. Việc làm thêm
Ở Mỹ, sinh viên quốc tế không được phép làm thêm bên ngoài, tuy nhiên các
trường ĐH luôn tạo điều kiện để bạn làm việc trong trường. Hầu hết các trường đều có
Career Center để giúp sinh viên biết được các thông tin về việc làm thêm trong trường;
sinh viên được làm thêm 20h / tuần trong kỳ học và 40h/tuần trong các kỳ nghỉ. Bản thân
mình hiện đang có 1 công việc part time trong trường, nó giúp mình thêm kỹ năng giao
tiếp, kết bạn và có thêm tiền bạc chi tiêu hàng ngày.
Tuy nhiên không nên quá chú tâm vào làm thêm. Điều này có thể ảnh hưởng đến
kết quả học tập của bạn. Hơn thế bạn không có thời gian cho các hoạt động khác. Trải
nghiệm về cuộc sống du học sẽ bị hạn chế nhiều.”

Mình cũng có lời khuyên cho các bạn đang chuẩn bị cho kế hoạch du học Mỹ, các
bạn nên chọn cho mình 1 nhà tư vấn; mình thật may mắn vì đã gặp được các anh chị tư
vấn tại công ty Tư vấn du học Âu Mỹ, các anh chị đã giúp mình lựa chọn trường tốt, cấp
cho mình học bổng 12,000 usd / năm; các anh chị cũng giúp mình các thông tin hữu ích,
phần nào đã giúp mình hòa nhập nhanh chóng với cuộc sống tại Mỹ.
Kinh nghiệm du học Mỹ của các cựu du học sinh
Du học ở một đất nước xa lạ chưa bao giờ là một việc đơn giản. Bạn phải học cách
thích nghi với văn hóa và con người nơi đó vừa phải giữ cho mình một nét riêng để
không bị hòa tan. Dưới đây là lời khuyên của các tiền bối đi trước dành cho đàn em của
mình.
Võ Thị Minh An (Cử nhân Đại học Mount Holyoke): “Bạn phải khác biệt”.
Nhiều bạn trẻ chia sẻ lo lắng khi đi du học, nếu mình chỉ khư khư giữ cái của mình thì sẽ
rất khó hòa nhập. Nhưng nếu thay đổi, tiếp nhận những cái mới cũng rất dễ mang tiếng
“Mỹ hóa”. Hai khía cạnh này nên được cân bằng như thế nào?
Đây là băn khoăn của rất nhiều bạn du học sinh. Với những bạn chưa quen cuộc sống tự
lập ở một nơi xa gia đình, xa bố mẹ nên các bạn dễ co cụm lại với một nhóm màcác bạn
thấy thoải mái. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý, môi trường học tập nước ngoài, quan trọng
nhất là bạn tạo nên sự khác biệt.
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 5
Nếu co cụm trong nhóm quen thuộc, trong một vòng tròn an toàn của những người
tương đồng sẽ khó làm nên sự khác biệt. Mỗi người chúng ta là một cá thể đặc biệt và khi
tách mình ra, đứng với những người khác biệt thì chúng ta sẽ khác biệt. Cần có người
khác biệt để chúng ta biết mình khác biệt thế nào.
Các bạn hãy tự trả lời câu hỏi nếu bạn từ bỏ hết các giá trị các giá trị mình có được
mười mấy năm qua trong gia đình, xã hội, bạn bè và hấp thụ hết tất cả những gì ở môi
trường mới thì liệu các bạn có còn là mình, có sự khác biệt nữa không?
Lê Ngọc Duy Thắng (Cử nhân Đại học Wesleyan): “Du học cần được xem là
“khoảng thời gian đầu tư xứng đáng””.
Khi đến một môi trường với nền văn hóa mới sẽ có rất nhiều khó khăn, thử thách trong
thời gian ban đầu, đặc biệt là “cú sốc” về ngôn ngữ. Vì thế khi ở Việt Nam, các bạn hãy

cố gắng xây dựng nền tảng tiếng Anh thật tốt để bắt nhịp cuộc sống một cách nhanh nhất,
có thể tranh luận trong lớp. Nếu không nói được, không nghe được sẽ rất thiệt thòi cho
mình.
Anh Lê Ngọc Duy Thắng là thành viên tham gia sáng lập CLB cựu du học sinh Việt Nam
tại Hoa Kỳ.
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 6
Việc hòa nhập vào môi trường văn hóa đòi hỏi bạn phải tích cực tham gia vào các
hoạt động của lớp, của trường. Khi có điều kiện tương tác, làm việc với bạn bè quốc tế
mình sẽ học được rất nhiều về cách làm việc, cách giao tiếp và giúp mình rèn luyện sự tự
tin.
Hãy chủ động trong tất cả mọi việc như giao tiếp với bạn bè, tìm kiếm, tận dụng
các cơ hội để hòa nhập, cơ hội thực tập. Sẽ không ai chỉ dẫn các bạn phải làm cái này,
làm cái kia.
Đừng vội nghĩ rằng mình phải học hết sức, học căng thẳng thì sau khi học xong sẽ
có một tương lai tương sáng. Khi đi làm bạn mới là lúc bạn bận rộn, nhiều áp lực nhất
cho nên ngay từ lúc này bạn phải biết thu xếp thời gian. Đừng để rơi vào tình trạng học
đến mức mà bố mẹ gọi điện sang phải nghe con học nhiều quá không có thời gian nói
chuyện với bố mẹ.
Nên có kế hoạch cụ thể thời gian của mình, mục tiêu trong việc học, công việc
trong từng đoạn và ở thì tương lai. Nếu không bạn sẽ bỏ quên rất nhiều việc hay có thể
sẽ sa vào những việc không đáng.
Trần Quốc Khánh , Thạc sĩ từ ĐH La Salle: “Con đường quay về nặng kỳ vọng”
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 7
Cũng như lúc qua Mỹ, khoảng thời gian đầu quay về nước sẽ có nhiều trúc trắc để
tái hòa nhập, thích nghi lại với môi trường. Tiếng Anh là lợi thế của bạn nhưng nếu bạn
coi nhẹ tiếng mẹ đẻ thì lúc này lợi thế lại là bất lợi.
Anh Trần Quốc Khánh hiện là nhà sản xuất
chương trình và dẫn chương trình tại Việt Nam.
Không phải giao tiếp thông thường mà trong công việc, liên quan đến kỹ thuyết
trình, trình bày ý kiến, trình bày sự việc rõ ràng, thuyết phục khách hàng bằng tiếng Việt.

Nhiều bạn nói tiếng Anh rất tốt nhưng không diễn giải suôn sẻ được bằng tiếng Việt
được. Điều này sẽ làm bạn mất điểm, khi đi du học bạn nên cố gắng duy trì song song
giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
Ngoài ra, chính các bạn du học sinh mang rất nhiều kỳ vọng, kỳ vọng của bản
thân, kỳ vọng lương cao, kỳ vọng sự chuyên nghiệp, chỉn chu, cách làm việc. Nếu bạn
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 8
không cân bằng tốt các kỳ vọng đó bạn sẽ gặp trở ngại trong việc tìm kiếm việc làm hay
thích nghi tại chính đất nước của mình.
Nếu quyết định trở về và thành công ở Việt Nam, khi đi học ở nước ngoài các hãy
cố gắng cập nhật và kết nối các sự việc, thông tin, nhất là các vấn đề liên quan đến
chuyên ngành của mình ở trong nước qua sách báo, facebook… để hiểu và lý giải nó một
cách tường tận. Bạn sẽ dễ dàng bắt tay vào công việc khi quay về.
Về các bạn cần chú yếu đến các mối quan hệ xung quanh. Đôi khi cơ hội việc làm
ở ngay bên mình nhưng vì cho rằng mình đi học bên ngoài về rất “tự lập” nên các bạn coi
nhẹ điều này và đánh mất cơ hội.
Những kinh nghiệm du học bài viết trên nghedaotao.com
Chuẩn bị gì trước khi đi?
Nếu bạn đã được chấp nhận nhập học tại một trường ở nước ngoài và đang rục
rịch chuẩn bị cho hành trang du học của mình thì hãy lập một danh sách những thứ cần
mang theo.
Nhưng việc quan trọng đầu tiên là bạn nên tìm hiểu tất cả mọi thông tin nơi mình
sẽ theo học, ví dụ như thời tiết (có lạnh hay không), tỷ giá tiền tệ, ẩm thực, phong tục tập
quán,… để dễ hòa nhập hơn khi đến và tránh tình trạng “sốc văn hóa”.
Dưới đây là danh sách những giấy tờ bắt buộc phải có trong va li của bạn khi ra nước
ngoài:
- Hộ chiếu còn thời hạn và visa nhập cảnh vào nước bạn sang học
- Thư mời nhập học của trường (phải nhớ và nắm rõ tên, địa chỉ của trường, người đón ở
sân bay, nhân viên phụ trách sinh viên quốc tế của trường, hoặc gia đình homestay).
- Vé máy bay.
- Giấy tờ bảo hiểm.

- Nên mang theo bộ hồ sơ chứng minh tài chính mà bạn đã nộp vào sứ quán để xin visa.
Bởi rất có thể bạn sẽ cần đến chúng sau này để gia hạn khoá học.
- Các giấy tờ liên quan đến quá trình học tập của bạn (công chứng và được dịch sang
tiếng Anh).
- Tiền chi tiêu. Bạn có thể đổi tiền trước ở nhà hay đến sân bay rồi mới đổi đều được.
Tuy nhiên hãy đổi 1 ít ngoại tệ ở nhà, phòng trường hợp bạn cần công chuyện gấp khi ở
sân bay.
- Sổ ghi địa chỉ và số điện thoại, email.
- Mang theo thuốc dự phòng như thuốc ho, dầu xoa, thuốc đau đầu, cảm sốt, nhỏ mũi,
đau bụng đi ngoài và kháng sinh… Những ngày đầu khi chưa quen đường xá hay khí hậu
tại nước ngoài thì đây chính là những thứ bạn cần nhất đấy.
- Đem theo 1 thẻ sinh viên quốc tế.
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 9
- Mang theo 20 chiếc ảnh cỡ 3x4 và 4x6 để sang làm các loại thẻ.
- Hành lý phải dán tên và địa chỉ nơi bạn sẽ đến.
- Ghi lại toàn bộ đồ đạc đóng gói trong mỗi valy và thùng hàng để có thể trình báo khi
thất lạc hoặc tiện tìm đồ khi bạn đến nơi ở cuối.
Thông thường mỗi sinh viên không được mang quá 25 kg, bạn nên kiểm tra lại xem hàng
của mình có bị quá cân hay không trước khi khởi hành nhé.
Cần chuẩn bị kĩ hành lý trước khi đi du học
Những điều cần lưu ý khi ở sân bay nước ngoài
- Khi máy bay hạ cánh, việc trước tiên là bạn nên đến quầy “All other Passpost holders
hoặc “Asian Passpost holders ” để làm thủ tục nhập cảnh. Hãy cứ tự tin và chào hỏi nhân
viên nhập cư một cách lịch sự, sau đó đưa cho họ giấy tờ của bạn, bao gồm hộ chiếu, tờ
khai nhập cảnh và vé máy bay. Đôi khi họ hỏi bạn sẽ ở nước họ trong bao lâu? học gì, ở
đâu? bạn phải chuẩn bị sẵn giấy tờ đưa cho họ xem. Nếu họ thắc mắc hay nghi ngờ gì thì
bạn hãy đề nghị họ gọi điện về trường nơi bạn đăng ký học để mọi chuyện được rõ ràng.
- Bạn nhớ ký hiệu chuyến bay để ra băng chuyền lấy hành lý. Màn hình vô tuyến sẽ chỉ
rõ cho bạn hành lý của bạn sẽ được trả tại băng chuyền nào.
- Không mang hộ quà của người lạ gửi khi không biết là họ gửi gì. Ở các sân bay quốc tế

rất dễ gặp phải mánh lừa đảo này nên cẩn thận vẫn là tốt nhất.
- Nếu “bí”, bạn có thể đến quầy thông tin để họ chỉ giúp bạn cách bay tiếp hoặc đi bằng
1 phương tiện nào đó như taxi, bus…
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 10
Lưu ý: Cách thông tin về cho gia đình biết bạn đã đến nơi an toàn
- Nếu bạn ở TP HCM bạn phải quay theo mã số: 00 84 8 và số cố định của nhà bạn tại
TPHCM.
- Nếu bạn ở Hà Nội bạn phải quay theo mã số: 00 84 4 và số cố định của nhà bạn tại Hà
Nội.
- Nếu bạn quay số di động bạn phải quay theo mã số: 00 84 và số di động bạn cần gọi
Lưu ý phải bỏ số 0 ở đầu đi nhé. Ví dụ bạn muốn gọi số 0905366816 thì chỉ cần nhấn 00
84 905366816
Bí quyết làm quen với cuộc sống mới
Mục tiêu của các bạn khi đi du học chắc chắn là việc học hỏi kiến thức ở xử
người. Tuy nhiên việc kết bạn cũng như hòa nhập được với cuộc sống ở đó cũng sẽ giúp
bạn biết được thêm nhiều điều bổ ích và giá trị
Khi bạn đến học ở một nước nào đó, bạn sẽ phải tham gia vào một nền văn hóa mới, đôi
khi xa lạ và trái ngược với văn hóa Việt Nam. Mặc dù bạn đã quan sát và hiểu rõ về
những bạn học người nước đó, nhưng đôi khi bạn vẫn ngạc nhiên vì hành vi của họ.
Nhưng tốt nhất hãy tiếp nhận những điểm khác biệt này với thái độ thoải mái và cởi mở
nhé. Cũng nên thử ăn các món ăn của người bản địa để hiểu được khẩu vị của họ.
Tham gia hoạt động ngoại khóa sẽ giúp bạn hòa nhập nhanh
Sự đúng giờ ngang với sự tôn trọng - ở nước ngoài, người ta rất coi trọng sự nhanh
nhẹn và cách nhanh nhất để đánh mất sự tôn trọng của họ là đến muộn. Nếu bạn đến
muộn dù chỉ 5 phút trong một cuộc phỏng vấn, bạn có thể đánh mất quyền tham dự của
mình. Bất cứ một sự trễ hẹn nào cũng bị cho là thiếu tôn trọng. Nếu bạn chỉ nhớ một thứ,
thì đó là: hãy đến đúng giờ, hoặc thậm chí đến sớm. Nếu không thể đến đúng hẹn hãy
luôn biết xin lỗi và tốt nhất là báo trước sự chậm trễ của mình.
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 11
Bắt tay là hành động thay lời chào của người nước ngoài, vì thế hãy đáp lại khi

thấy họ chìa tay ra. Tuy nhiên, bạn nên tránh chạm vào người lạ, nếu vô tình đụng phải
họ trong đám đông thì hãy cứ xin lỗi.
Bạn hãy nên chủ động giữ khoảng cách 3 bước với người lạ và bạn học, thậm chí
là trong suốt cuộc nói chuyện hay đi đứng trong hàng. Khi bạn thu hẹp lại khoảng cách
đó, họ có thể cảm thấy không thoải mái.
Có thể trong quá trình hòa nhập đôi lúc bạn sẽ cảm thấy sốc văn hóa, tuy nhiên
đừng nản chí nhé, bởi chắc chắn bạn sẽ tìm thấy nhiều điều thú vị trong nét văn hóa của
họ. Tốt nhất bạn nên tham gia hội đồng hương, ở đó bạn sẽ học hỏi được kinh nghiệm
của các anh chị đi trước cũng như không cảm thấy cô đơn nơi xứ người.
Hãy thử tham gia vào các hoạt động của trường như: thể thao, câu lạc bộ sinh viên
hoặc những công việc tại trường, dù có thể những môn đó bạn chưa từng thử ở Việt Nam.
Đây là cách tốt nhất để bạn kết bạn cũng như lập nên nhóm bạn bè của riêng mình.
Nếu có ai mời bạn dùng bữa thì bạn hãy nói “có”. Nếu không bạn sẽ mất cơ hội
làm thân đấy. Nếu không có ai mời thì bạn hãy chủ động mời một ai đó đi nhé, cơ hội
luôn ở trong tầm tay mà.
Hãy chuẩn bị một số câu chuyện làm quen với các bạn sinh viên nước bản địa, có
thể là về thời tiết, thể thao, hay những ngày lễ, về các thành viên trong gia đình họ.
Chẳng ai dạy bạn cách hòa nhập tốt hơn là những người bạn bản địa này.
Kinh nghiệm học tập hiệu quả khi du học
Đầu tiên và quan trọng nhất là trau dồi ngoại ngữ. Nó sẽ giúp bạn học tập hiệu quả
hơn. Thông thường sinh viên phải nghe giảng trên giảng đường, phụ thêm là các hoạt
động trợ giảng trong các nhóm nhỏ nơi mà bạn có thể thoải mái trao đổi và trình bày mọi
ý tưởng với giáo viên, quá trình này giúp bạn nảy sinh nhiều sáng kiến và tìm ra những
hướng đi mới, bạn nên mạnh dạn tự tin để sử dụng tốt những thời gian này, hãy thẳng
thắn trình bày ý kiến của mình và tích cực thảo luận với bạn cùng nhóm
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 12
Học nhóm là cách học hiệu quả khi du học
Ở nước ngoài thì tự học là chủ yếu, thời gian lên lớp của bạn không nhiều nên bạn
phải có kế hoạch học tập hợp lý. Nếu bạn bỏ nhỡ 1 buổi học thì nên mượn vở ghi chép
của các bạn để bổ sung ngay.


Nếu có thể bạn nên đọc tài liệu trước khi đến nghe giảng, bạn sẽ dễ dàng hiểu bài
hơn. Bạn nên bao quát thông tin, ghi chép nhanh những ý chính, kèm theo các lưu ý của
giáo viên hướng dẫn, các phụ lục bạn cần phải đọc và nghiên cứu thêm.
Sau khi nghe giảng xong, các bạn nên đọc lại để hiểu các vấn đề chính và có thể
tìm tài liệu để hiểu rõ thêm bài học.
Phong cách học được đánh giá rất cao khi bạn biết độc lập suy nghĩ và tự tin.
Kinh nghiệm thực tế khi đi du học Úc
Ngày nay các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam thích thú với việc đi du học Úc
.Sự tương đồng về khí hậu,sự phát triển nền giáo dục,cũng như sự đa dạng về văn hóa là
điều kiện lý tưởng để các du học sinh có thể dễ dàng hòa nhập.Tuy nhiên lần đầu tiên
phải tự mình học tập, làm việc, sinh hoạt xa nhà các bạn phải đối mặt rất nhiều khó khăn
trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập của bản thân.
Sau đây những kinh nghiệm du học Úc đã được đúc rút từ những cựu du học sinh và
những người có nhiều năm học tập và sinh sống tại Úc. Hi vọng các bạn sẽ có thêm
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 13
những kinh nghiệm bỏ túi hữu ích, giúp bạn vững bước trong tương lai khi sinh sống trên
đất nước Úc.
1. Nếu có thể hãy đi làm thêm.
Đây là một trong những kinh nghiệm du học Úc được hầu hết các bạn du học sinh
nêu ra.Thói quen của người Việt chúng ta là trước khi mua món gì cũng đều tính ra tiền
Việt nên cảm thấy thứ gì cũng đắt đỏ. Vì vậy đa phần các bạn đều dè xẻn trong chi tiêu
và tính toán rất kỹ lưỡng tài chính của mình. Và việc đi làm thêm để có thêm phần thu
nhập cho việc chi tiêu sinh họat là điều dễ hiểu của các du học sinh ở Úc và đồng thời
đây cũng là cơ hội để các bạn có kinh nghiệm làm việc cũng như có cơ hội giao tiếp với
người bản xứ.Ở Úc du học sinh chỉ được phép làm việc 20 tiếng/ tuần trong thời gian đi
học và làm fulltime trong kì nghỉ.
Công việc làm thêm thì có rất nhiều, nếu các bạn có trình độ tiếng anh khá thì cơ
hội làm việc sẽ cao hơn và mức lương cũng sẽ từ đó được nâng cao. Khi đi làm thêm, bạn
cũng sẽ được trau dồi vốn tiếng anh vì bạn được tiếp xúc với nhiều người. Đừng phân

biệt công việc làm thêm là gì, chỉ cần đó là công việc không trái với đạo đức và pháp luật
thì bạn đều có thể đạt được những kinh nghiệm du học Úc vô cùng quý giá và không
phải lo lắng nhiều về chi phí du học. Các công việc thông thường cho các sinh viên Việt
Nam như: là phụ bếp, nhân viên phục vụ nhà hàng, thu ngân, bán hàng, …. Vào mùa hè
thì nông trại là nơi các bạn sinh viên chọn lựa để làm thêm, đây là công việc mang tính
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 14
thời vụ. Công việc này chủ yếu là hái trái cây như anh đào, nho, táo, , nghe qua có vẻ
như đây là nghề đơn giản và thoải mái, tự do nhưng đây lại là nghề cực nhọc và vất vả
nhất, có khi cả ngày các bạn phải phơi mình dưới cái nắng 37 độ mang những giỏ đầy trái
cây trên lưng để đưa về điểm tập kết,…bù lại các bạn sẽ được trả lương cao hơn những
công việc khác.
Tuy nhiên các bạn cũng lưu ý một điều: mục đích chính của các bạn là đi học chứ không
phải đi làm, do đó các bạn phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định để không ảnh
hưởng đến việc học của mình.
2. Hãy tận dụng những buổi sale off và mua hàng giá rẻ.
Đó là cách trực tiếp để bạn tiết kiệm chi phí du học. Bạn là du học sinh, yêu cầu về
ăn mặc và các đồ dùng khác không nên quá cầu kỳ. Vì thế, đừng chạy theo mốt hay hàng
hiệu. Nếu không phải những bạn thực sự có điều kiện thì với cách chi tiêu không chuẩn
mực, bạn sẽ sớm phải bỏ dở quá trình du học để về nước với lý do không đủ tài chính.
Kinh nghiệm du học Úc này được nhiều người có kinh nghiệm cảnh báo.
Ở Úc có rất nhiều những nơi bán đồ với giá rẻ, giá dành cho sinh viên giống như ở
Việt Nam. Nếu có thể bạn nên hòa nhập với những không gian như thế này để tận dụng
cuộc sống của du học sinh. Cảm giác như ở tại đất nước mình sẽ được bạn tìm thấy ở
những nơi như thế này đấy!
3. Hãy nghiêm túc và hết mình trong việc học tập

Đó là lời khuyên có vẻ hơi thừa nhưng thực chất nhiều bạn du học sinh chưa
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 15
nhận thức được vấn đề này. Nhiều người khi đi du học bị mất định hướng khi
chuyển đến một môi trường mới, các bạn không xác định được mục đích và mục

tiêu đi du học của mình là gì. Cũng có nhiều người vì quá bị áp lực về kinh tế nên
dồn thời gian vào việc đi làm thêm mà không chú trọng nhiều đến việc học. Lời
khuyên cho bạn là hãy đặt nhiệm vụ học tập lên hàng đầu sau đó mới đến những
việc như làm thêm, giao lưu bạn bè…
4. Hãy tận dụng các cơ hội để săn học bổng
Có thể cơ hội dành học bổng du học Úc dành cho các bạn du học sinh là rất
lớn. Có rất nhiều loại học bổng du học như: học bổng của chính Úc, học bổng
khuyến học, học bổng của các công ty, doanh nghiệp Úc…Ngay từ khi xác định đi
du học, bạn hãy tìm hiểu các thông tin về du học trên các phương tiện thông tin
truyền thông và đặc biệt là trên trang của trường mà bạn có ý định theo học. Kinh
nghiệm du học Úc của những người đi trước cho thấy bạn phải nộp đúng trường,
ngành phù hợp với khả năng của bạn và phải có hồ sơ cũng như bản luận xin học
bổng thuyết phục.
Kinh nghiệm tìm chỗ ở khi đi du học
Việc tìm chỗ ở khi đi du học cũng quan trọng như tìm trường để học. Vì khi ổn định nơi
cư trú, các bạn du học sinh mới có thể chuyên tâm học hành và sinh sống.
1. Thuê nhà trọ rủi ro
Cách phổ biến nhất mà các bạn du học sinh hay áp dụng là kết bạn, ở chung và chia nhau
tiền phòng. Tại các trường học luôn có các nhóm hội được sinh viên cũ lập ra để chào
đón và giúp đỡ các "tân binh" còn lơ ngơ tìm chỗ ở mới. Bạn mới qua có thể liên hệ với
họ để được giúp đỡ.
Ngoài ra, bạn có thể lên văn phòng trường để tìm hiểu thêm các trang web địa phương uy
tín hỗ trợ tìm nhà. Tuy nhiên, trường hợp này mọi người nên cảnh giác, làm giấy hợp
đồng thuê đầy đủ nhé, xuề xoà không được đâu. Việc thuê nhà còn phụ thuộc ít nhiều vào
sự may mắn và thời điểm bạn đi thuê. Vào những khoảng thời gian cuối tháng 8, đầu
tháng 9, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn cho việc tìm nhà vì đây là thời điểm nhập học của
phần lớn các trường Đại học.
N. Tâm (SV du học Anh) chia sẻ: "Sau khi tìm kiếm một loạt thông tin nhà thuê từ
Google, tớ bị ấn tượng mạnh về dòng quảng cáo một vị trí gần trường, giá rẻ, lại kèm
những bức ảnh chụp khá long lanh nên đã nhanh chóng liên lạc với chủ nhà và đặt tiền

cọc ngay hôm đó vì sợ bỏ lỡ. Cho đến hai hôm sau đang hăm hở dọn nhà, tớ giật mình
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 16
phát hiện có người đang sống trong căn phòng mình thuê. Cả hai nhận ra mình bị lừa,
đồng thời mất luôn tiền cọc cả tháng."
2. Kí túc xá trường số 1
Kí túc xá thường gần trường, gần các trạm xe buýt nên việc di chuyển cũng đỡ khó
khăn. Chưa kể, đấy vốn thuộc sự quản lý của trường nên an ninh tốt, lại đầy đủ tiện nghi
và nhất là giá cả cũng phù hợp với túi tiền của các bạn học sinh. Đồng thời, các trường
cũng lập ra hẳn một đơn vị phụ trách giải quyết những thắc mắc cho sinh viên các vấn đề
về kí túc xá. Nên hiển nhiên, đấy là lựa chọn hàng đầu cho du học sinh vừa chân ướt chân
ráo đến trường.
Thường thì các trường công lập đều có ký túc xá dành cho sinh viên. Khi nhận được giấy
báo nhập học, các bạn cũng sẽ nhận được chỉ dẫn cách đăng kí phòng trọ một cách tường
tận từ nhà trường.
Tuy nhiên vì số lượng sinh viên đăng ký đông, chưa kể một số bạn vì nhiều
chuyện lo lắng lại lỡ mất hạn chót đăng ký chỗ ở. Mọi người lưu ý chuyện này để tìm cho
mình một nơi ở tốt nhé.
3. Home Stay cũng là một lựa chọn
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 17
Ngoài kí túc xá, nhiều trường còn hỗ trợ cho sinh viên vào ở nhà của dân địa
phương (còn gọi là home stay hay nhà host). Các bạn có thể yên tâm vì nhà dân đăng ký
hình thức này đều được trường kiểm tra về gia cảnh và an ninh một cách gắt gao nên
thường thì rất an toàn.
Ưu điểm lớn nhất của việc này đương nhiên là khi sống chung với nhà dân, bạn có
thể trau dồi ngoại ngữ và trao đổi văn hoá lẫn nhau. Chưa kể, nếu kết thân với thành viên,
các bạn còn được mời đi tham dự các bữa tiệc gia đình nữa đó. Tuy nhiên, khi vào ở nhà
host, các bạn sẽ phải tuân theo một số luật lệ nhất định từ phía trường cũng như của gia
đình host. Việc xích mích bất đồng cố gắng tránh đừng xảy ra nhé.
Nhà host chủ yếu là ở các nước phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ. Các nước châu Á
khác như Singapore, Hàn Quốc, Nhật… thường ít có hình thức này. Nếu muốn biết thêm

thông tin, các bạn có thể email thẳng trực tiếp đến bộ phận hỗ trợ về nhà ở cho sinh viên
của trường bạn đến để được tư vấn thêm nha.
Ngoài ra, bạn nên lưu ý khi ở với người Ấn, Sri Lanka , vì đơn giản đôi khi
không quen với mùi thức ăn của họ, bạn dễ cảm thấy khó chịu. Cách hay ho nhất là nên ở
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 18
cùng người Việt Nam lúc mới sang, bạn sẽ được hướng dẫn chia sẻ nhiều điều, lại đỡ
cảm thấy nhớ nhà.
Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp ích cho các bạn
du học sinh. Hãy nhớ rằng một chỗ ở thuận tiện và cố định sẽ tạo điều kiện tốt cho các
bạn tập trung vào việc học tập!
Kinh nghiệm giúp bạn tự tin hơn khi đi du học
Đi du học ngoài “giắt lưng” một vốn ngoại ngữ dồi dào, bạn còn cần gì nữa nhỉ?
Tự thân vận động
Bước chân vào môi trường ngoại quốc, trước hết bạn cần nhanh chóng tạm biệt
cách học có phần thụ động, an nhàn và làm quen với phương pháp “luôn tự học”. Ở nhiều
trường, mỗi kỳ thường có ít môn nhưng khối lượng kiến thức rất nhiều, trên lớp thầy cô
không giảng tất cả mọi thứ. Vì thế, bạn buộc phải tự giác và linh hoạt trong việc tiếp thu
kiến thức, giải quyết một số lượng lớn các bài tập về nhà (problem sets), bài đọc (reading
assignment), bài viết (papers), bài thuyết trình cũng như chuẩn bị cho các bài kiểm tra và
kỳ thi.
Để làm được điều đó, bạn cần dành nhiều thời gian để tìm tòi và nghiên cứu. Vào
thư viện, lên internet tìm hiểu thông tin để viết bài, đọc những tài liệu tham khảo dài dằng
dặc là chuyện chẳng có gì phải kêu ca đâu nhé
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 19
“Dính” thầy cô
Ở trong nước, một lớp học thường có mấy chục, thậm chí hàng trăm học sinh nên
sự quan tâm của giáo viên đối với từng học sinh rất hạn chế. Hơn nữa, học sinh luôn có
thói quen nghĩ rằng: thầy cô chỉ đơn thuần là… thầy cô, nên vô tình giữa học trò và thầy
cô luôn tồn tại một khoảng cách nhất định.
Tuy nhiên, ở nước ngoài số lượng học sinh cực ít trong một lớp học nên giáo viên

rất quan tâm tới từng thành viên, đặc biệt là du học sinh. Vì thế, đừng ngần ngại tiếp xúc
và trao đổi với thầy cô về tất cả những vấn đề gặp phải trong quá trình học. Thầy cô sẽ
nhiệt tình giúp đỡ bạn, không chỉ trong học tập mà còn cả cuộc sống nữa đấy!
“Chăm” kết bạn
Một thân một mình ở xứ người, chắc chắn bạn sẽ không thể nào sống tốt nếu thiếu
những người bạn. Trong học tập cũng vậy, bạn cùng lớp, cùng nhóm sẽ là những người
đồng hành cùng bạn trong suốt cả quá trình học “tha hương”.
Chương trình học ở nước ngoài luôn coi trọng phương pháp làm việc nhóm (team
work). Ở đó bạn và những người bạn bản địa hoặc quốc tế khác sẽ là một tập thể thống
nhất để giải quyết các vấn đề bài học. Vì thế, bạn sẽ không thể học tốt được với phương
pháp này nếu như cứ “thu lu” một chỗ, không chịu hòa đồng với bạn bè. Hơn nữa, hòa
đồng với bạn bè còn giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp cực nhanh luôn.
Tự tin mọi lúc
Đừng để những tự ti về khả năng ngoại ngữ không tốt hay bất cứ điều gì khác trở thành
rào cản khi thể hiện bản thân. Một ví dụ nhỏ, bạn phải thuyết trình trước thầy cô và tập
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 20
thể lớp cực kỳ thường xuyên, nếu không rèn luyện sự tự tin, bạn sẽ không thể hoàn thành
tốt phần thuyết trình.
Tự tin còn giúp bạn năng tiếp xúc với thầy cô, bạn bè và gây ấn tượng tốt với tất cả mọi
người, từ đó nhiều cơ hội bất ngờ mở ra mà chính bạn cũng không ngờ tới!
Nhu cầu cho con em đi du học nước ngoài đang trở nên khá phổ biến ở Việt Nam. Thế
nhưng, làm thế nào để chuẩn bị tốt nhất cho con? Lựa chọn trường nào, ngành nào?
Chuẩn bị tài chính ra sao khi đi du học
1. Làm cách nào để biết con đủ khả năng du học?
Một chương trình kiểm tra trình độ tiếng Anh học thuật là cách hữu hiệu và nhanh
chóng nhất để các bậc phụ huynh biết khả năng của con mình đang ở mức độ nào. Trung
tuần tháng 7 và tháng 8 hàng năm là thời điểm mà các trung tâm tư vấn du học thường
xuyên tổ chức các buổi kiểm tra để các bạn học sinh tự xác định năng lực và khả năng du
học của mình. “Chỉ một bài kiểm tra thôi nhưng qua đó con tôi nhận ra được điểm yếu và
điểm mạnh của cháu, trình độ tiếng Anh cần trau dồi thêm kỹ năng nói và nghe trước khi

lên đường du học…” - Cô Lan Hương, một phụ huynh của chương trình Dự bị đại học
quốc tế IFY (International Foundation Year) chia sẻ.
2. Nên cho con đi du học ở độ tuổi nào?
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 21
Theo các chuyên gia tâm lý, độ tuổi 17-18 là lúc mà tâm sinh lí các em đã phát
triển tương đối ổn định, có mong muốn được thể hiện mình và sống tự lập. Bên cạnh đó,
cũng muốn con thêm tự tin và sẵn sàng bước vào những năm tháng đại học xa nhà, nhiều
bố mẹ đã lựa chọn một giải pháp “thông minh” là cho con em mình học ngay 1 khóa Dự
bị Đại học Quốc tế IFY tại Việt Nam. Sau 01 năm nếu các em học full-time (toàn thời
gian) hoặc 02 năm part-time (bán thời gian), các em lớp 11 và 12 vừa có trong tay tấm
bằng tốt nghiệp cấp 3 ở Việt Nam cùng chứng chỉ của chương trình NCC-IFY lại có chắc
chắn một thư mời từ một trong những trường đại học hàng đầu.
3. Chọn ngành học cho con theo năng lực hay xu thế?
Lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực học tập và định hướng nghề nghiệp
tương lai không hề là việc dễ dàng. Các bậc phụ huynh được khuyên nên trao đổi thường
xuyên để biết mong muốn của con đồng thời chỉ bảo và định hướng thêm cho con. Đặng
Phương Dung, học viên của chương trình Dự bị Đại học Quốc tế IFY cho biết: “Ngoài
việc học tiếng Anh để chuẩn bị đi du học, mình còn được học các môn học căn bản của
nhiều ngành như Kinh tế, Tài chính, Công nghệ thông tin… qua đó giúp em và các bạn
khác có định hướng cụ thể về ngành học phù hợp ở đại học”.
4. Con có được nhập học tại những trường đại học danh tiếng?
Sau khi xác định được ngành học, bước tiếp theo bậc phụ huynh sẽ phải chọn một
trường tốt nhất cho con. Đa số phụ huynh thường hạn chế về tiếng Anh nên không thể
tham khảo thông tin trên các trang mạng, hoặc không có người thân ở nước ngoài để gửi
gắm, giải pháp tốt nhất là tham khảo trực tiếp tại các trung tâm tư vấn uy tín.
Với Chương trình Dự bị Đại học Quốc tế IFY, các bạn học viên không những
được tư vấn về ngành học mà các em còn được cung cấp danh sách các trường đại học có
thế mạnh về ngành học quan tâm. Đặc biệt, khi tham gia khóa học, chắc chắn mỗi em đều
sẽ nhận được thư mời nhập học của một trong các trường hàng đầu thế giới, và đó sẽ là
mục tiêu rõ ràng để các em phấn đấu trong suốt thời gian học dự bị của mình.

5. Đau đầu chi phí
Tài chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc học tập
của con em, do đó các bậc phụ huynh cần cân nhắc khả năng tài chính của gia đình để lựa
chọn cho con chương trình học phù hợp.
“Đăng kí tham gia chương trình Chương trình Dự bị Đại học trong nước cho con, tôi đã
tiết kiệm đến 75% chi phí so với một khóa học tương tự ở Anh hoặc Úc. Con tôi vừa
được nhận học bổng của chương trình dự bị đại học quốc tế IFY, và sắp tới cháu còn
quyết tâm dành học bổng của trường đại học nữa, tôi mừng lắm…” - Chị Quỳnh Hoa tâm
sự.
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 22
6. Có cách nào để nâng cao trình độ Anh ngữ của cháu nhanh nhất?
Để hòa nhập vào một môi trường chỉ nói tiếng Anh, khác hoàn toàn với cuộc sống
tại Việt Nam, học sinh cần có được sự chuẩn bị kĩ càng.
Một trong những ưu điểm khiến Chương trình Dự bị Đại học có lợi thế so với du
học tự túc là chương trình được thiết kế toàn diện sao cho học sinh phải luôn nói tiếng
Anh, kể cả lúc thư giãn ở phòng nghỉ hay ăn uống ở căng-tin của trường. Các học sinh
bắt buộc phải hoàn thiện các học phần Tiếng Anh học thuật cấp độ 3, 4, 5 với mục tiêu
kết thúc khóa học có chứng chỉ IELTS tối thiểu 6.0. Đó là hành trang cần thiết để các em
vững bước trên con đường du học của mình.
7. Làm thế nào để chuẩn bị cho cháu tâm lý “sẵn sàng tự lập”?
Cuộc sống xa nhà tại một quốc gia khác hoàn toàn dễ khiến các em hoang mang,
“sốc” văn hóa và xáo trộn về mặt tâm lý như nhớ nhà, không biết tự chăm lo cho bản
thân, rào cản về ngôn ngữ giao tiếp… Một chương trình dự bị đại học tại Việt Nam hiện
nay đang thu hút được đông bảo các bậc phụ huynh yên tâm gửi con mình theo học, bởi
các lý do (1) Chương trình Dự bị Đại học Quốc tế IFY ngoài việc trang bị kiến thức còn
cung cấp cho các em những kiến thức về văn hóa, về khả năng tự lập và quản lí thời gian
cá nhân; (2) học viên của Chương trình Dự bị Đại học Quốc tế IFY đến từ nhiều vùng
miền trên đất nước Việt Nam, đó là một trong những bước khởi đầu để mỗi học sinh có
thể làm quen với môi trường đa văn hóa sau này.
PHẦN II: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐI DU HỌC CÁC NƯỚC

Những điều cần lưu ý khi đi du học Anh
Hiện là Bí thư thứ nhất của Sứ quán Việt Nam tại Anh cũng đồng thời kiêm phụ
trách các hoạt động dành cho du học sinh Việt Nam tại đây, ông Nguyễn Chinh Phong
chia sẻ 10 điều mà học sinh sinh viên Việt Nam cần lưu ý khi du học tại Anh.
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 23
1. Du học sinh Việt Nam cần liên lạc ngay với Sứ quán Việt Nam ngay khi bạn tới
Anh, từ đó Sứ quán có thể lưu trữ thông tin của bạn để có thể bảo vệ cũng như hỗ
trợ cho các bạn khi gặp những điều bất trắc, thông báo các chương trình hoạt động
cuả cộng đồng người Việt tại Anh. Ngay từ khi làm hồ sơ tại Việt Nam, bạn cần
phải điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu của Sở Ngoại Vụ. Điều này rất quan trọng
vì nhờ đó Sứ quán mới được thông báo và nắm thông tin cuả các bạn.
2. Việc khó khăn nhất đối với du học sinh Việt Nam chính là tìm được một chỗ ở
thuận tiện cho việc học. Do đó, ngay từ khi còn ở Việt Nam, các bậc phụ huynh và
các bạn cần sắp xếp chỗ ở trước. Bạn có thể nhờ người quen, bạn bè hiện đang ở Anh
hay Bộ phận tuyển sinh quốc tế trường đăng ký học kiếm giúp một chỗ ở. Ngoài ra,
bạn có thể tìm thông tin về các nhà sinh viên quốc tế hay các chương trình
“homestay” (ở với dân điạ phương) trên Internet và thoả thuận trước. Nếu học tại
London, bạn có thể tìm một chỗ ở Zone 3 hay 4, tuy hơi xa trung tâm một chút
(khoảng 30 phút hơn đi tàu điện ngầm) nhưng không quá mắc, Zone 1-2 là khu trung
tâm dành cho văn phòng làm việc…chi phí thuê chỗ ở sẽ rất cao và rất khó kiếm.
3. Khi du học tại Anh, hãy toàn tâm toàn trí cho việc học. Làm thêm giúp bạn có thêm
nhiều mối quan hệ, kinh nghiệm và trang trải một phần học phí nhưng thực sự việc
làm thêm không có chút nào lợi ích lâu dài đối với du học sinh, vì ở Anh các bạn có
rất nhiều thứ để đọc, để học và ngoài ra tại một số trường lớn như Đại học Sheffield,
Đại học Nottingham Trent…sinh viên các chương trình có khoảng 1 năm thực tập để
thu thập kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn lớn như Boeing, Rolls Royce,
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 24
NASA, Novartis, Slazenger, GSK, Unilever… và dĩ nhiên được trả lương.
4. Du học tại Anh mang lại cho bạn rất nhiều vượt trội trong tương lai, hãy biết tận
dụng cơ hội đó. Việc du học tại Anh sẽ giúp bạn trở nên năng động và tự lập hơn,

nhiều traỉ nghiệm và kiến thức hơn, có nhiều lựa chọn để thành công sau khi tốt
nghiệp như về lại Việt Nam làm việc hay tiếp tục ở Anh làm việc, sử dụng tiếng Anh
nhuần nhuyễn hơn vì Anh Quốc chính là quê hương của ngôn ngữ này, nắm được
nhiều kỹ năng và kiến thức cần cho việc lập nghiệp sau tốt nghiệp – đó chính là cách
thức làm việc và hiểu về thị trường các nước EU - thị trường chính trong kinh doanh
của Việt Nam hiện nay.
5. Khi làm các bài thi kiểm tra trình độ tiếng Anh như TOEFL, IELTS… bạn đừng
bao giờ có ý định quay cóp hay làm những thủ thuật để có thể đạt điểm cao hơn so với
trình độ thực tế cuả bạn. Nếu bạn gian lận và vô tình được một kết quả tốt và được
cấp visa để du học tại Anh, điều đó thực sự không tốt cho việc học cuả bạn tại Anh
một chút nào – bạn sẽ thấy “chật vật” để theo kịp các bạn khác trong lớp và tốc độ
học ở đây vì không đủ trình độ tiếng Anh, từ đó ảnh hưởng kết quả học tập chung cuả
bạn và cả quá trình du học. Do vậy, đừng bao giờ gian lận trong các kỳ thi kiểm tra
trình độ tiếng Anh, hãy trung thực và làm bài hết sức mình. Nếu kết quả tiếng Anh
cuả bạn đủ tốt và được các trường nhận vào học, điều đó có nghĩa là bạn đã sẵn sàng
để du học, xét về mặt ngôn ngữ. Nếu kết quả chưa tốt, đừng buồn bực mà hãy cố gắng
rèn luyện tiếng Anh cuả bạn thêm và thi lại vào một dịp gần nhất mà bạn có thể.
6. Hãy mang theo bên mình một số tiền mặt (tối thiểu 500 – 1,000 bảng) khi bạn tới
Anh vì trong tháng đầu tiên ở Anh, bạn sẽ phải chi rất khá nhiều thứ, đặc biệt là các
khoản cho điện thoại, di chuyển, liên lạc với người này người kia… Tuy nhiên, bạn
phải hết sức cẩn thận với việc giữ số tiền đó bên mình. Có một số cách cơ bản như
bạn có thể may một số túi ẩn bên mặt trong quần áo cuả bạn để cất số tiền đó, hay bạn
có thể chia số tiền đó ra thành nhiều phần và cất trong những nơi khác nhau bên mình.
Đừng bao giờ cho mọi người biết bạn đang mang theo bên mình nhiều tiền mặt, đặc
biệt là những nơi công cộng.
7. Bạn không cần phải mang theo những quyển từ điển dày cộm (Anh – Việt, Việt –
Anh…) trong hành lý du học ở Anh. Hãy gọn nhẹ bằng cách chuẩn bị sẵn một số
phần mềm tra cứu trong máy tính, một số CD-Rom từ Việt Nam, hay bạn có thể đăng
ký sử dụng những phần mềm tra cứu đó tại Anh – khoảng 2 – 5 bảng.
8. Một điều chắc chắn bạn phải có khi học tại Anh chính là máy tính xách tay. Bạn có

thể mang từ Việt Nam qua hay mua tại Anh, giá cả không chênh lệch nhiều. Máy tính
xách tay sẽ là một công cụ vô cùng đắc lực cho việc học cuả bạn cũng như việc liên
lạc về nhà. Đi kèm theo máy tính là các phần mềm cơ bản hỗ trợ 2 việc trên, bạn có
thể hỏi kinh nghiệm cuả những người đi trước đặc biệt là những người đã và đang học
WWW.NGHEDAOTAO.COM Page 25

×