BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CƠNG NGHỆ THỰC PHẨM
XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI LIỆU THEO TIÊU CHUẨN BRC
CHO NHÀ MÁY SẢN XUẤT SỮA TƯƠI TIỆT TRÙNG
GVHD: ThS. NGUYỄN ĐẶNG MỸ DUYÊN
SVTH: HUỲNH THỊ PHƯƠNG HIẾU
SKL008453
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12/2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠNG NGHỆ HĨA HỌC VÀ THỰC PHẨM
BỘ MƠN CƠNG NGHỆ THỰC PHẨM
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Mã số đề tài: 2021 - 17116173
XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI LIỆU THEO
TIÊU CHUẨN BRC CHO NHÀ MÁY SẢN XUẤT
SỮA TƯƠI TIỆT TRÙNG
GVHD: ThS. NGUYỄN ĐẶNG MỸ DUYÊN
SVTH: HUỲNH THỊ PHƯƠNG HIẾU
MSSV: 17116173
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 12/2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠNG NGHỆ HĨA HỌC VÀ THỰC PHẨM
BỘ MƠN CƠNG NGHỆ THỰC PHẨM
NHIỆM VỤ KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Huỳnh Thị Phương Hiếu
MSSV: 17116173
Ngành: Công nghệ Thực phẩm
1. Tên khóa luận: Xây dựng hệ thống tài liệu theo tiêu chuẩn BRC cho nhà máy sản
xuất sữa tiệt trùng.
2. Nhiệm vụ của khóa luận:
- Tìm hiểu về hệ thống tài liệu cần xây dựng khi áp dụng tiêu chuẩn BRC cho nhà máy
sản xuất sữa tươi tiệt trùng.
- Soạn thảo chương trình vận hành tiên quyết cần thiết để sản xuất sản phẩm sữa tươi
tiệt trùng an toàn như các quy phạm thực hành sản xuất tốt (GMP) và các quy phạm vệ sinh
chuẩn (SSOP).
- Phân tích mối nguy trong quy trình sản xuất sữa tươi tiệt trùng và soạn thảo các thủ
tục để kiểm soát các mối nguy đó theo 7 nguyên tắc của HACCP.
- Soạn thảo các tài liệu và các quy trình theo các điều khoản của tiêu chuẩn BRC.
3. Ngày giao nhiệm vụ khóa luận: 10/09/2020
4. Ngày hồn thành khóa luận: 31/12/2021
5. Họ tên người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Đặng Mỹ Duyên.
Phần hướng dẫn: Tồn bộ khóa luận
Nội dung và u cầu khóa luận tốt nghiệp đã được thông qua bởi
Trưởng Bộ môn Công nghệ Thực phẩm
Tp.HCM, ngày 31 tháng 12 năm 2021
Trưởng Bộ môn
Người hướng dẫn
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Đặng Mỹ
Duyên – giảng viên thuộc bộ môn Công nghệ Thực phẩm của trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật TP. HCM. Trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp “Xây dựng hệ thống tài liệu
theo tiêu chuẩn BRC cho nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng” cô đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn
tận tình, giúp tơi học hỏi thêm nhiều thơng tin, cải thiện những thiếu sót của bản thân để
hồn thành thật tốt khóa luận tốt nghiệp.
Tơi cũng xin chân thành cám ơn sự dạy dỗ tận tậm, truyền đạt các kiến thức quý báu
về ngành Công nghệ Thực phẩm cho tơi. Đây chính là động lực để tơi khơng ngừng cố gắng,
hồn thiện thật tốt khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện thuận
lợi để chúng tơi thực hiện khóa luận trong thời gian dịch bệnh Covid-19 khó khăn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các bạn Ánh Trúc, Minh Trâm, Quang Minh, Tấn Phát,
Yến Nhi và các thành viên trong lớp 179160 đã góp ý và giúp đỡ.
Mặc dù đã hồn thành hệ thống tài liệu theo tiêu chuẩn BRC cho nhà máy sữa tiệt
trùng nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của quý thầy cô và các bạn.
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ nội dung được trình bày trong bài khóa luận tốt nghiệp là do
chính tơi thực hiện. Tơi xin cam đoan các nội dung được tham khảo trong khóa luận tốt
nghiệp đã được trích dẫn chính xác và đầy đủ theo quy định.
Ngày 30 tháng 12 năm 2021
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Thị Phương Hiếu
iii
iv
v
vi
vii
viii
ix
x
xi
xii
xiii
MỤC LỤC
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ........................................................... 1
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ xvii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... xviii
DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ..................................................................... xix
TÓM TẮT............................................................................................................. xx
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu ........................................................................................................ 2
1.3. Nội dung đồ án .............................................................................................. 2
1.4. Phạm vi đồ án ................................................................................................ 2
1.5. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................... 2
1.6. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 3
1.7. Bố cục ........................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN................................................................................... 4
2.1. Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn Thực
phẩm BRC .................................................................................................... 4
2.1.1. Định nghĩa .............................................................................................. 4
2.1.2. Lịch sử phát triển .................................................................................... 4
2.1.3. Phạm vi sử dụng ..................................................................................... 5
2.1.4. Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn BRC ................................................ 6
2.2. Trình tự xây dựng hệ thống BRC ................................................................... 7
2.3. Tổng quan sản xuất sữa tươi tiệt trùng ......................................................... 22
2.3.1. Tổng quan sữa tươi tiệt trùng ................................................................ 22
2.3.2. Sữa tươi nguyên liệu ............................................................................. 23
2.3.3. Công nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng .................................................. 23
2.3.4. Thực trạng tiêu dùng sữa tươi tiệt trùng................................................. 27
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 29
3.1. Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................................... 29
3.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 29
xiv
3.2.1. Xây dựng hệ thống các quy phạm thực hành sản xuất tốt (GMP) ........... 29
3.2.2. Xây dựng hệ thống các quy phạm vệ sinh chuẩn (SSOP) ....................... 31
3.2.3. Phân tích các mối nguy, xác định điểm kiểm sốt tới hạn CCP, xây dựng
các chiến lược để kiểm soát các CCP ................................................... 33
3.2.4. Xây dựng các quy trình theo các điều khoản của tổ chức BRC .............. 34
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 37
4.1. Các bản quy phạm sản xuất tốt (GMP) được xây dựng cho quy trình sản xuất
sữa tươi tiệt trùng: ....................................................................................... 37
4.1.1. GMP 1: Tiếp nhận sữa tươi nguyên liệu ................................................ 37
4.1.2. GMP 2: Chuẩn hóa................................................................................ 38
4.1.3. GMP 3: Bài khí ..................................................................................... 39
4.1.4. GMP 4: Đồng hóa ................................................................................. 40
4.1.5. GMP 5: Tiệt trùng ................................................................................. 41
4.1.6. GMP 6: Vơ trùng bao bì ........................................................................ 42
4.1.7. GMP 7: Rót sản phẩm ........................................................................... 43
4.1.8. GMP 8: Hoàn thiện sản phẩm ............................................................... 44
4.1.9. GMP 9: Kiểm tra sản phẩm ................................................................... 45
4.2. Kết quả xây dựng quy phạm vệ sinh SSOP .................................................. 46
4.2.1. SSOP 1: An toàn nguồn nước ................................................................ 47
4.2.2. SSOP 2: Vệ sinh các bề mặt tiếp xúc ..................................................... 50
4.2.3. SSOP 3: Ngăn ngừa lây nhiễm chéo ...................................................... 52
4.2.4. SSOP 4: Vệ sinh cá nhân....................................................................... 54
4.2.5. SSOP 5: Vệ sinh tránh tác nhân lây nhiễm ............................................ 56
4.2.6. SSOP 6: Sử dụng và bảo quản hóa chất ................................................. 57
4.2.7. SSOP 7: Sức khỏe cơng nhân ................................................................ 59
4.2.8. SSOP 8: Kiểm sốt động vật gây hại ..................................................... 60
4.2.9. SSOP 9: Kiểm soát chất thải ................................................................. 61
4.3. Kết quả phân tích và thiết lập các thủ tục kiểm soát mối nguy theo 7 nguyên
tắc của HACCP ........................................................................................... 63
4.3.1. Kết quả phân tích các mối nguy cho nhà máy sản xuất sữa tươi tiệt trùng
............................................................................................................ 63
4.3.2. Xác định các điểm kiểm soát tới hạn ( CCP ) ........................................ 71
xv
4.3.3. Kết quả thiết lập chương trình giám sát cho mỗi CCP cho nhà máy sản
xuất sữa tươi tiệt trùng ......................................................................... 74
4.4. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ......................................................... 79
4.4.1. Sổ tay ATTP và an toàn thực phẩm ....................................................... 80
4.4.2. Chính sách chất lượng và an tồn thực phẩm ......................................... 80
4.4.3. Mục tiêu chất lượng và an toàn thực phẩm ............................................ 80
4.4.4. Các quy trình theo các yêu cầu về quản lý hệ thống an toàn thực phẩm
BRC ..................................................................................................... 80
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 106
PHỤ LỤC 1......................................................................................................... 109
PHỤ LỤC 2......................................................................................................... 114
PHỤ LỤC 3......................................................................................................... 124
PHỤ LỤC 4......................................................................................................... 145
PHỤ LỤC 5......................................................................................................... 146
PHỤ LỤC 6......................................................................................................... 147
xvi
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mơ hình nhà máy đạt chuẩn GMP ........................................................... 14
Hình 2.2 Hình sơ đồ cây quyết định CCP ............................................................... 20
Hình 2.3. Thiết bị tâm chuẩn hóa ............................................................................ 24
Hình 2.4. Thiết bị đồng hóa áp suất cao hai cấp ...................................................... 25
Hình 2.5. Thiết bị tiệt trùng gia nhiệt bản mỏng ...................................................... 25
Hình 2.8. Sơ đồ quy trình chế biến sữa tươi tiệt trùng ............................................. 27
Hình 3.1. Sơ đồ nghiên cứu hệ thống theo tiêu chuẩn BRC ..................................... 29
Hình 3.2. Hình thức một quy phạm sản xuất tốt ...................................................... 30
Hình 3.3. Xây dựng các bản GMP cho quy trình sản xuất sữa tươi tiệt trùng........... 31
Hình 3.4. Hình thức một quy phạm vệ sinh chuẩn................................................... 32
xvii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các giai đoạn phát triển của BRC ............................................................. 4
Bảng 2.2. Quy định số nhà vệ sinh trong nhà máy sản xuất ..................................... 10
Bảng 2.3. Thuyết minh quy trình chế biến sữa tươi tiệt trùng (Lê,2011; Lê, 2010; Đặng,
2017) :............................................................................................................................. 23
Bảng 3.1. Cấu trúc bảng phân tích mối nguy .......................................................... 33
Bảng 3.2. Cấu trúc bảng tổng hợp CCPs ................................................................. 34
Bảng 4.1. Kết quả phân tích các mối nguy .............................................................. 64
Bảng 4.2. Xác định các điểm kiểm soát tới hạn....................................................... 71
Bảng 4.3. Thiết lập chương trình giám sát cho mỗi CCP cho nhà máy sản xuất sữa tươi
tiệt trùng. ......................................................................................................................... 74
Bảng 4.4. Danh mục hệ thống quản lý chất lượng ................................................... 79
xviii
DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
BRC: Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc ( British Retailer Consortium)
ISO: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardizatio)
GMP: Hệ thống các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt ( Good Manufacturing Practices)
SSOP: Quy phạm vệ sinh chuẩn (Sanitation Standard Operating Procedures)
HACCP: Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm sốt điểm tới hạn ( Hazard Analysis and
Critical Control Point System)
IFS: Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế ( International Food Standard)
SQF: An toàn chất lượng thực phẩm ( Safe Quality Food)
GFSI: Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu ( Global Food Safety Initiative)
CCP: Điểm kiểm soát tới hạn (Critical Control Points)
UHT: Ultra High Temperature Processing – Công nghệ xử lý sản phẩm ở nhiệt độ cao.
xix
TĨM TẮT
Tiêu chuẩn Tồn cầu về An tồn Thực phẩm BRC (British Retail Consortium Global
Standard for Food Safety) là một trong những tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm phổ
biến nhất hiện nay. Tiêu chuẩn này được xem như là tấm vé thông hành cho các doanh nghiệp
thực phẩm mang sản phẩm của mình đến với thị trường Châu Âu. Trong đề tài này, hệ thống
tài liệu của tiêu chuẩn BRC được tìm hiểu và xây dựng gồm: Các chương trình tiên quyết
theo điều khoản 2.2.1 như quy phạm vệ sinh chuẩn (SSOP) và quy phạm thực hành sản xuất
tốt (GMP); bảng phân tích các mối nguy trong quy trình sản xuất sữa tươi tiệt trùng cùng với
các thủ tục để kiểm sốt các mối nguy đó; các loại tài liệu và các quy trình theo các điều
khoản của tiêu chuẩn. Kết quả chúng tôi xây dựng được: Sổ tay an tồn thực phẩm, chính
sách an tồn thực phẩm, mục tiêu an tồn thực phẩm, 17 bản quy trình dựa trên các điều
khoản theo tiêu chuẩn BRC. Bên cạnh đó, đề tài cũng thiết lập nên 9 quy phạm vệ sinh chuẩn
(SSOP), 9 quy phạm thực hành sản xuất tốt (GMP) và các thủ tục kiểm soát 3 điểm kiểm
sốt tới hạn (CCP) được xác định thơng qua việc phân tích các mối nguy trong tồn bộ quy
trình sản xuất. Đề tài này có thể được các cơng ty sản xuất sữa tươi tiệt trùng tham khảo để
áp dụng khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho nhà máy của mình.
xx
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Theo sự phát triển của kinh tế - xã hội, ngoài việc tập trung cạnh tranh bán hàng ở
trong nước, các công ty sản xuất thực phẩm bắt đầu đưa sản phẩm của mình ra thị trường
quốc tế. Để xây dựng thương hiệu và giúp các thương hiệu của mình vươn ra thế giới thuận
lợi, các doanh nghiệp cần đáp ứng được những yêu cầu an toàn thực phẩm của thị trường
quốc tế. Các yêu cầu an toàn thực phẩm được hiểu như là các tiêu chuẩn do các tổ chức uy
tín trên thế giới xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức
khỏe của người tiêu dùng. Các sản phẩm phải trải qua quá trình kiểm tra khắt khe, có thể bị
từ chối nhập khẩu nếu các nhà sản xuất không đáp ứng được những yêu cầu an tồn thực
phẩm này. Vì vậy, các nhà sản xuất phải áp dụng những tiêu chuẩn đã được ban hành để
kiểm soát và đánh giá chất lượng của sản phẩm, hướng đến mục tiêu sản xuất các sản phẩm
thực phẩm an toàn với sức khỏe của người tiêu dùng (Christa, 2015).
Mỗi khu vực hay mỗi quốc gia sẽ chấp nhận mỗi tiêu chuẩn quản lý chất lượng và an
toàn thực phẩm khác nhau. Để sản xuất và phân phối sản phẩm của mình ở thị trường Châu
Âu, các nhà sản xuất phải cho thấy sản phẩm của mình đạt chất lượng theo tiêu chuẩn an
toàn thực phẩm tại Châu Âu. Tiêu chuẩn Toàn cầu về An toàn Thực phẩm BRC (British
Retail Consortium Global Standard for Food Safety) là một trong những tiêu chuẩn có uy tín
hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm mà hầu hết các hệ thống siêu thị ở Châu Âu, đặc biệt là
Vương Quốc Anh yêu cầu đối với các nhà nhập khẩu (Arfini et al, 2004).
Ngành công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam những năm
gần đây có sự phát triển vượt trội, cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng cho đời sống kinh tế,
đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang thị trường quốc tế. Theo số liệu của tổng cục
hải quan cho thấy thị trường xuất khẩu sữa ở Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông
và các nước Đông Nam Á, chưa xuất hiện nhiều ở thị trường Châu Âu (Nguyễn, 2019). Vì
vậy, những doanh nghiệp sản xuất sữa cần một tấm vé chắc chắn hơn như tiêu chuẩn BRC
để xuất khẩu sữa sang các thị trường lớn hơn như Vương Quốc Anh hay Châu Âu. Đây được
xem như một tấm vé thông hành để các nhà sản xuất thực phẩm bước chân vào thị trường
châu Âu cũng như các thị trường khó tính khác trên thế giới.
Do đó, bên cạnh các hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn
quốc tế như ISO, HACCP, SQF...đang được áp dụng phổ biến hiện nay, các doanh nghiệp
thực phẩm nói chung hay các cơng ty sản xuất sữa nói riêng có thể chọn lựa áp dụng tiêu
1
chuẩn BRC. Tiêu chuẩn này sẽ giúp các doanh nghiệp thực phẩm chứng minh và tạo niềm
tin với các nhà quản lý, nhà phân phối, người dùng trong và ngoài nước về tính an tồn của
sản phẩm thực phẩm thơng qua việc kiểm sốt tồn diện các u tố ảnh hưởng đến an toàn
thực phẩm trong một nhà máy.
Trong những việc cần thực hiện để áp dụng được tiêu chuẩn BRC vào nhà máy, soạn
thảo và ban hành hệ thống tài liệu theo yêu cầu của BRC là một trong những bước đầu tiên
và quan trọng nhất, quyết định đến sự thành cơng của q trình áp dụng BRC. Vì vậy, chúng
tôi chọn đề tài “Xây dựng hệ thống tài liệu theo tiêu chuẩn BRC cho nhà máy sản xuất sữa
tiệt trùng” để đề xuất một hệ thống tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn BRC mà các nhà
máy sản xuất sữa có thể tham khảo và áp dụng khi bắt tay vào việc tiêu chuẩn BRC trong
thực tế.
1.2. Mục tiêu
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và xây dựng hệ thống tài liệu theo yêu cầu của tiêu
chuẩn BRC cho nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng để áp dụng vào nhà máy sản xuất thực tế.
1.3. Nội dung đồ án
- Tìm hiểu về hệ thống tài liệu cần xây dựng khi áp dụng tiêu chuẩn BRC cho nhà máy
sản xuất sữa tươi tiệt trùng.
- Soạn thảo chương trình vận hành tiên quyết cần thiết để sản xuất sản phẩm sữa tươi
tiệt trùng an toàn như các quy phạm thực hành sản xuất tốt (GMP) và các quy phạm vệ sinh
chuẩn (SSOP).
- Phân tích mối nguy trong quy trình sản xuất sữa tươi tiệt trùng và soạn thảo các thủ
tục để kiểm sốt các mối nguy đó theo 7 nguyên tắc của HACCP.
- Soạn thảo các tài liệu và các quy trình theo các điều khoản của tiêu chuẩn BRC.
1.4. Phạm vi đồ án
- Đối tượng của nghiên cứu: Hệ thống tài liệu quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Toàn
cầu về An toàn Thực phẩm BRC.
- Giới hạn của nghiên cứu: Đề tài tập trung vào xây dựng hệ thống tài liệu theo tiêu
chuẩn BRC, có thể áp dụng tại nhà máy sữa tiệt trùng tại Việt Nam.
1.5. Ý nghĩa khoa học
Những tài liệu được xây dựng như quy phạm thực hành sản xuất tốt (GMP), quy phạm
vệ sinh chuẩn (SSOP), bảng phân tích các mối nguy và các thủ tục để kiểm soát CCP trong
2
quy trình sản xuất, các tài liệu, quy trình theo các điều khoản dựa trên tiêu chuẩn BRC có
thể được tham khảo và áp dụng cho các nhà máy chế biến sữa tiệt trùng tại Việt Nam.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn
Việc xây dựng hệ thống tài liệu theo tiêu chuẩn BRC cho nhà máy sản xuất sữa tươi
tiệt trùng được xây dựng nhằm mục đích đáp ứng những nhu cầu về an toan toàn chất lượng
trong thực tiễn sản xuất bao gồm các quy định để đảm bảo thực hành sản xuất tốt và vệ sinh
tốt, kiểm soát các mối nguy trong sản xuất và các quy trình quản lý hệ thống an toàn thực
phẩm. Đây là việc mà các nhà máy cần thực hiện trong quá trình xây dựng và áp dụng khi
áp dụng tiêu chuẩn BRC nói riêng và tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm khác trong thực
tế.
1.7. Bố cục
Đề tài được trình bày trong 5 chương gồm: Mở đầu, tổng quan, nội dung và phương
pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận và kiến nghị. Ngồi ra, đề tài cịn có thêm
các đề mục như: mục lục, danh mục hình, danh mục bảng, tài liệu tham khảo... Tất cả được
trình bày trong 107 trang.
3