Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Bộ câu hỏi quy luật di truyền hsg thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.13 MB, 111 trang )

TỔNG HỢP CÂU HỎI QUY LUẬT DI TRUYỀN HSG THPT
Câu 1:

ĐÁP ÁN:

1


Câu 2: Ở ruồi giấm Drosophila, các con cái kiểu dại
(♀KD) dị hợp tử về 3 đột biến đơn gen trên NST thường
được đem lai với các ruồi đực có kiểu hình lặn (♂ĐB) về 3
tính trạng này: màu mắt ghi, thân màu đen và dạng cánh
xẻ. Số lượng con lai theo các nhóm kiểu hình được trình
bày trên Bảng 6 (với các nhóm từ II đến VI, chỉ nêu kiểu
hình đột biến, các tính trạng cịn lại đều là kiểu dại). Cho
biết trong phép lai này không phát sinh đột biến mới, sức sống của các cá thể như nhau.
a) Cơ chế di truyền nào chi phối 3 tính trạng nêu trên? Giải thích.
b) Lập bản đồ di truyền dựa trên các số liệu thu được, với quy ước kí hiệu các cặp alen kiểu dại/đột
biến tương ứng quy định 3 tính trạng màu mắt, màu thân và dạng cánh là M/m, T/t và C/c.
ĐÁP ÁN:

Nội dung
Điểm
Cơ chế di truyền liên kết có hốn vị gen của 3 gen quy định tính trạng màu mắt, màu thân và 0,25
dạng cánh (do 3 gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể thường có trao đổi chéo giữa cặp NST
tương đồng trong giảm phân); chỉ có trao đổi chéo đơn (khơng có trao đổi chéo kép).
Từ kết quả của phép lai phân tích (tổng số 1000 con lai) cho thấy có 6 lớp kiểu hình, trong đó 0,25
6a
có 2 lớp kiểu hình đột biến với số lượng con lai lớn nhất và gần tương đương là Thân đen
(484) và Mắt ghi, Cánh xẻ (449). Đây là kết quả không tái tổ hợp của 2 nhóm gen liên kết trên
NST ở ruồi cái => Kiểu gen của của ruồi cái (ruồi mẹ) là MtC//mTc; Do bố có kiểu hình đột


biến lặn ở cả 3 tính trạng => kiểu gen của ruồi đực (ruồi bố) là tmc//tmc.
Để xác định trật tự các gen trong nhóm liên kết, ta xác định trước gen nằm ở giữa qua xác định 0,25
2 lớp kiểu hình có tần số thấp nhất trong 8 lớp kiểu hình của con lai có thể được tạo ra theo lý
thuyết (8 = 23). Trong phép lai này, 2 lớp kiểu hình không được quan sát thấy (tần số thấp
nhất) là Mắt ghi tương ứng kiểu gen mTC//mtc và Thân đen, Cánh sẻ tương ứng kiểu gen
Mtc//mtc; so sánh với kiểu gen của mẹ MtC//mTc => gen T/t nằm giữa 2 gen M/m và C/c
Để xác định khoảng cách giữa các gen, ta dựa vào tần số các lớp kiểu hình:
1) Thân đen
(không tái tổ hợp) – MtC: 484/1000
6b 2) Mắt ghi, cánh xẻ
(không tái tổ hợp) – mTc: 449/1000
3) Kiểu dại
(trao đổi chéo đơn) – MTC: 25/ 1000
4) Mắt ghi, thân đen, cánh xẻ (trao đổi chéo đơn) – mtc: 27/1000
5) Cánh xẻ
(trao đổi chéo đơn) – MTc: 7/1000
6) Mắt ghi, thân đen
(trao đổi chéo đơn) – mtC: 8/1000
Khoảng cách giữa gen M và T là tần số tái tổ hợp giữa 2 gen này (khác nhóm liên kết của mẹ) 0,25
tương ứng các nhóm 5 và 6 = (7 + 8) / 1000 = 15/1000 = 1,5% => 1,5 cM.
Khoảng cách giữa gen T và C là tần số tái tổ hợp giữa 2 gen này (khác nhóm liên kết của mẹ) 0,25
2


tương ứng các nhóm 3 và 4 = (25 + 27) / 1000 = 52/1000 = 5,2% => 5,2 cM.
Vẽ bản đồ di truyền:
C
(5,2 cM)
T (1,5 cM) M
--‫׀‬-----------------------------------------‫׀‬----------------‫׀‬--[Thí sinh cần vẽ đúng vị trí – C – T – M – và ghi khoảng cách bằng đơn vị cM]


0,25

Câu 3:

ĐÁP ÁN:

3


Câu 4:

ĐÁP ÁN:

4


Câu 5:

ĐÁP ÁN:

5


Câu 6: Có hai dịng ruồi giấm thuẩn chủng (A và B) đều có kiểu hình đột biến – mắt xù xì. Lai ruồi cái
của dịng A với ruồi đực của dòng B, thu được F1 gồm 100% ruồi cái mắt kiểu dại và 100% ruồi đực mắt
xù xì. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2 gồm 256 ruồi cái mắt kiểu dại, 250 ruồi cái mắt xù xì, 64
ruồi đực mắt kiểu dại và 436 ruồi đực mắt xù xì. Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai.
ĐÁP ÁN:


6


- P thuần chủng về đột biến mắt xù xì → F1: 100% ruồi cái kiểu dại → hai đột biến thuộc về hai gen khác
nhau (tương tác bổ sung trong sự quy định kiểu hình mắt hay 2 gen không alen với nhau) (0,25 điểm) →
F1 dị hợp tử và 2 cặp gen, đột biến là lặn, kiểu dại là trội (0,25 điểm)
- Qui ước hai cặp gen tương ứng là A/a và B/b
- Kiểu hình ở F1 khơng đồng đều ở 2 giới: 100% ruồi cái mắt kiểu dại; 100% ruồi đực mắt xù xì → gen
quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính (0,25 điểm)
- Từ số lượng cá thể đời lai F2 → Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:
+ Con cái: mắt kiểu dại : mắt xù xì =1:1
+ Con đực: mắt kiểu dại = 12,8%, mắt xù xì = 87,2% (0,25 điểm)
- Nếu hai gen phân ly độc lập, F1 x F1 không thể cho tỉ lệ phân ly ở F2 như đầu bài đã nêu → 2 gen liên
kết không hồn tồn trên nhiễm sắc thể X, xảy ra hốn vị gen trong giảm phân tạo giao tử của ruồi cái
(0,25 điểm)
- P: Ruồi cái dòng đột biến A (XaBXaB) x Ruồi đực dòng đột biến B (XAbY) → F1: ruồi cái (XX) 100%
mắt kiểu dại
→ Ruồi cái F1 có kiểu gen dị hợp tử chéo: XaBXaB. (0,25 điểm)
- F2: 12,8% số ruồi đực có mắt kiểu dại XABY được tạo thành từ giao tử hoán vị gen XAB của ruồi cái →
Tần số hoán vị gen = 12,8 x2 = 25,6% (0,25 điểm)
- Sơ đồ lai từ P → F2:
P:
XaBXaB x XAbY
F1:
XaBXAb 100% ruồi cái mắt kiểu dại : XaBY 100% ruồi đực mắt xù xì
GF1:
XaB
XAbXAB Xab
XaB Y
38,2% 38,2% 12,8% 12,8%

50% 50%
F2:
Con cái: 50% mắt kiểu dại : 50% mắt xù xì
Con đực: 12,8% mắt kiểu dại : 87,2% mắt xù xì (0,25 điểm)
Câu 7: Ở một lồi thực vật, khi cho dòng hoa kép làm mẹ giao phấn với dòng hoa đơn, thu được F1
100% hoa kép. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 100% hoa kép. Bằng cách nào xác định được tính quy
luật sự di truyền của dạng hoa?
ĐÁP ÁN:
- F1 và F2 toàn hoa kép chưa xác định chính xác được tính quy luật của sự di truyền dạng hoa vì kết quả
này có thể di truyền qua tế bào chất (di truyền theo dòng mẹ) hoặc di truyền do hiệu ứng dòng mẹ. Vì
vậy, muốn xác định được tính quy luật sự di truyền dạng hoa cần phải lai nghịch hay tiếp tục cho F2 tự thụ
phấn cho ra F3. (0,50đ)
- Cách 1: Tiến hành phép lai nghịch
+ Nếu F1 và F2 toàn hoa đơn giống cây mẹ thì dạng hoa di truyền theo dòng mẹ, nghĩa là di truyền qua
tế bào chất.(0,25đ)
+ Nếu F1 toàn hoa đơn giống cây mẹ và F2 tồn hoa kép thì dạng hoa di truyền do hiệu ứng dòng
mẹ.(0,25đ)
- Cách 2: Cho cây F2 tự thụ phấn
+ Nếu F3 tồn hoa đơn giống cây mẹ thì dạng hoa di truyền theo dòng mẹ, nghĩa là di truyền qua tế bào
chất.(0,25đ)
+ Nếu F3 có tỉ lệ 3 hoa kép : 1 hoa đơn thì dạng hoa di truyền do hiệu ứng dịng mẹ.(0,25đ)
Câu 8: Ở một lồi thực vật, người ta thực hiện hai phép lai sau:
7


Phép lai I: Dòng 1 (hoa trắng) x Dòng 2 (hoa đỏ) được F1 100% hoa trắng. Cho F1 tự thụ phấn, thu
được F2 có 124 cây hoa trắng và 36 cây hoa đỏ.
Phép lai II: Dòng 1 (hoa trắng) x Dòng 3 (hoa đỏ) được F1 100% hoa trắng. Cho F1 tự thụ phấn, thu
được F2 có 122 cây hoa trắng và 38 cây hoa đỏ.
Biết rằng, kiểu gen và cách tác động của gen ở dòng 1 trong hai phép lai giống nhau.

a) Hãy dùng tiêu chuẩn χ2 (khi bình phương) để kiểm định sự phù hợp hay không phù hợp giữa số liệu
thực tế và số liệu lí thuyết của 2 phép lai trên. Cho biết, χ2 lí thuyết = 3,84.
b) Giải thích kiểu tác động của gen đối với sự hình thành màu hoa ở kết quả của hai phép lai trên.
c) Cho rằng khi lai dịng 2 với dịng 3 được F1 100% hoa tím. Cho F1 tự thụ phấn, thì kết quả ở F2 sẽ thế
nào về kiểu gen và kiểu hình? Giải thích kiểu tác động của gen đối với kết quả của phép lai.
ĐÁP ÁN:
a) Từ kết quả thu được của hai phép lai, tỉ lệ phân li màu hoa ở F2 có thể có hai trường hợp là 13 hoa
trắng : 3 hoa đỏ hoặc 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ. Nhưng tỉ lệ 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ là không phù hợp về mặt
di truyền học và các dữ kiện của ý c.
Kiểm định tỉ lệ 13 : 3
- Phép lai I (0,50đ)
Hoa trắng
Hoa đỏ
Tổng số
Số liệu thực tế :
124
36
160
Số liệu lí thuyết :
130
30
160
Độ lệch d :
-6
+6
2
d
36
36
2

χ
36/130
+
36/30 = 1,47 < 3,84  tỉ lệ 13 : 3 chấp nhận được.
- Phép lai II (0,50đ)
Hoa trắng
Hoa đỏ
Tổng số
Số liệu thực tế :
122
38
160
Số liệu lí thuyết :
130
30
160
Độ lệch d :
-8
+8
2
d
64
64
2
χ
64/130
+
64/30 = 2,64 < 3,84  tỉ lệ 13 : 3 chấp nhận được.
(Thí sinh có thể làm tắt, nếu kết quả đúng vẫn cho điểm. Ví dụ vận dụng cơng thức: (O - E)2/E)
b) - Vì kết quả cả 2 phép lai giống nhau, trong đó dịng 2 và dịng 3 có kiểu gen khác nhau, do đó phải

liên quan tới 3 cặp gen.
- P1: AAbbdd (Dòng 1: hoa trắng) x aaBBdd (Dòng 2: hoa đỏ) →F1: AaBbdd (hoa trắng)
F2: (9A-B-dd : 3A-bbdd : 1aabbdd): 13 hoa trắng
3aaB-dd: 3 hoa đỏ
Kiểu tác động của gen: B: hoa đỏ; b: hoa trắng; A át B: hoa trắng; aa không át B.(0,5đ)
- P2: AAbbdd (Dòng 1: hoa trắng) x aabbDD (Dòng 3: hoa đỏ) →F1: AaBbdd (hoa trắng)
F2: (9A-B-dd : 3A-bbdd : 1aabbdd): 13 hoa trắng
3aaB-dd: 3 hoa đỏ
Kiểu tác động của gen: D: hoa đỏ; d: hoa trắng; A át D: hoa trắng; aa không át D. (0,5đ)
c)
- P3: aabbDD (Dòng 3: hoa đỏ) x aaBBdd (Dòng 2: hoa đỏ) →F1: aaBbDd (hoa tím)
F2: 9aaB-D-: 9 hoa tím
(3aaBbdd : 3aabbD-): 6 hoa đỏ
1aabbdd: 1 hoa trắng
8


Kiểu tác động của gen: B: hoa đỏ; b: hoa trắng; D: hoa đỏ; d: hoa trắng; B-D-: hoa tím.(0,5đ)
(Thí sinh có thể dùng kí hiệu gen khác và nêu được át chế do gen trội đều cho điểm)
Câu 9:

ĐÁP ÁN:

Câu 10: Cho rằng ở một lồi động vật, lơng chỉ có hai dạng là lơng dài và lơng ngắn, trong đó kiểu gen
AA quy định lơng dài, kiểu gen aa quy định lông ngắn. Con đực thuần chủng lông dài giao phối với con
cái thuần chủng lông ngắn được F1. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau được F2 có số con lơng dài
chiếm 3/4 ở giới đực và 1/4 ở giới cái.
a) Giải thích kết quả phép lai.
b) Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
ĐÁP ÁN:

a) (0,75 đ)
- Tỉ lệ phân bố lông dài không đều ở hai giới tính đực và cái có thể liên quan với di truyền liên kết giới
tính hay ảnh hưởng của giới tính đối với sự hình thành tính trạng.(0,25 đ)

9


- F2 có tỉ lệ phân bố kiểu hình 3 lông dài :1 lông ngắn ở giới đực và ngược lại ở giới cái, nghĩa là sự phân
bố các kiểu hình khơng đều ở ngay trong cùng một giới tính. Điều này khơng thể hiện đối với tính trạng
liên kết giới tính mà chỉ có với tính trạng chịu ảnh hưởng của giới tính. (0,25 đ)
- Ở F2 giới đực có tỉ lệ 3 lơng dài: 1 lơng ngắn chứng tỏ thể dị hợp biểu hiện lơng dài từ đó suy ra thể dị
hợp ở giới cái biểu biện lông ngắn.
b) (0,25 đ)
Pt/c ♂ lông dài (AA) x ♀ lông ngắn (aa) => F1 Aa (♀ lông ngắn ; ♂ lông dài).
F1 x F1 ♀ lông ngắn (Aa) x ♂ lông dài (Aa)
F2 : 1 AA : 2 Aa
1 aa
Giới đực (♂): 3 lông dài : 1 lông ngắn
Giới cái (♀): 1 lông dài : 3 lông ngắn
Câu 11: Ở một lồi thực vật, có ba kiểu hình cánh hoa khác nhau: Cánh hoa trắng chấm đỏ (TĐ), cánh hoa đỏ sẫm
(ĐS) và cánh hoa đỏ nhạt (ĐN). Có hai dịng thuần TĐ khác nhau (kí hiệu là TĐ1 và TĐ2) khi tiến hành đem lai
với hai dòng thuần ĐS và ĐN thu được kết quả như sau:
Số thứ tự
Cặp bố, mẹ đem lai (P)
Kiểu hình F1 Kiểu hình F2
phép lai

ĐN
ĐS
1

TĐ1 × ĐN
100% TĐ
480
40
119
2
TĐ1 × ĐS
100% TĐ
99
0
32
3
ĐS × ĐN
100% ĐS
0
43
132
4
TĐ2 × ĐN
100% TĐ
193
64
0
5
TĐ2 × ĐS
100% TĐ
286
24
74
Quy luật di truyền chi phối kiểu hình cánh hoa ở lồi thực vật này là gì? Hãy cho biết kiểu gen của bốn cây bố, mẹ

(P) được đem lai ở các phép lai trên.
ĐÁP ÁN:
* Kết quả phép lai 1 và 5 cho thấy ở F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 12: 3: 1, do vậy tính trạng này do hai
gen quy định theo kiểu tương tác át chế trội. Quy ước: A là alen át chế (B, b) cho ra kiểu hình màu trắng
chấm đỏ; alen a khơng át chế; B là alen quy định màu đỏ sẫm, alen b quy định màu đỏnhạt.
* Vì cả bốn dịng đều là dịng thuần nên sơ đồ của mỗi phép lai được tóm tắt như sau:
✓ Phép lai 1: (P) là AABB (TĐ1) × aabb(ĐN)→ F1 AaBb(TĐ) → F2: 9A-B- (TĐ):3A-bb (TĐ): 3 aaB(ĐS):1 aabb (ĐN).
✓ Phép lai 2: (P) là AABB(TĐ1) × aaBB(ĐS) → F1 AaBB (TĐ) → F2: 3A-BB(TĐ):1aaBB (ĐS).
✓ Phép lai 3: (P) là aaBB(ĐS) × aabb(ĐN) → F1 aaBb(ĐS) → F2: 3 aaB-(ĐS):1aabb(ĐN).
✓ Phép lai 4: (P) là AAbb(TĐ2) × aabb (ĐN) → F1 Aabb (TĐ) → F2: 3 A-bb (TĐ):1aabb (ĐN).
✓ Phép lai 5: (P) là AAbb(TĐ2) × aaBB(ĐS) → F1 AaBb (TĐ) → F2: 9 A-B- (TĐ):3 A-bb
(TĐ):3 aaB-(ĐS):1 aabb (ĐN).
Câu 12: Giả sử ở một loài động vật, khi cho hai dịng thuần chủng lơng màu trắng và lông màu vàng giao
phối với nhau thu được F1 tồn con lơng màu trắng. Cho các con F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ
kiểu hình: 48 con lơng màu trắng : 9 con lơng màu đen : 3 con lông màu xám : 3 con lông màu nâu : 1 con
lông màu vàng. Hãy giải thích kết quả của phép lai này.
ĐÁP ÁN:

10


Câu 13:

ĐÁP ÁN:

Câu 14:

ĐÁP ÁN:
11



a. tỉ lệ các loại giao tử ở 2 phép lai là giống nhau trong trường hợp ở phép lai 1 mỗi bên đều có hốn vị
gen với tần số bằng 50%, còn ở phép lai 2 các gen phân li hoàn toàn độc lập và tổ hợp tự do (theo qui
luật phân li).
Trong trường hợp đó, có 4 loại giao tử được tạo ra với số lượng tương đương là: 1AB:1Ab:1aB:1ab.
Vì vậy, số kiểu hình A-B- sẽ chiếm tỉ lệ 9/16=56,25%. 0,5đ.
b. Có 5 kiểu gen cho kiểu hình trội về cả 2 tính trạng trong trường hợp liên kết gen (pl 1) là AB/AB,
AB/Ab, aB/AB, AB/ab và Ab/aB.
Có 4 kiểu gen cho kiểu hình trội về cả 2 tính trạng trong trường hợp phân li (pl 2) là AABB, AaBB,
AABb, AaBb. 0,5đ.
Câu 15:

ĐÁP ÁN:
Vì 1 gen qui định 1 tính trạng , nên kết quả kiểu hình ở F1 cho thấy tính trạng cánh đen là trội, kí hiệugen
A là cánh đen và gen a là cánh đốm.
Vì tính trạng khơng phân bố đều ở 2 giới → gen này nằm trên nst giới tính.
Chỉ khi gen này nằm trên vùng tương đồng của X và Y mới thỏa mã kết quả phép lai.
- Viết sơ đồ lai.
Câu 16: Ở ruồi giấm, một đột biến tạo ra màu thân vàng, kiểu dại có thân màu nâu; một đột biến khác
làm cánh bị ngắn (cánh cụt), kiểu dại có cánh dài. Lai ruồi thuần chủng về tính trạng thân vàng, cánh cụt
với ruồi thuần chủng kiểu dại thu được F1. Cho F1 lai với nhau thu được F2. Kết quả các phép lai như sau:
- Phép lai 1:
P: con đực thân vàng, cánh cụt × con cái thân nâu, cánh dài
F1: 420 con cái thân nâu, cánh dài; 426 con đực thân nâu, cánh dài.
F2: 337 con cái thân nâu, cánh dài; 113 con cái thân nâu, cánh cụt; 168 con đực thân nâu, cánh dài;
170 con đực thân vàng, cánh dài; 56 con đực thân nâu, cánh cụt; 58 con đực thân vàng, cánh cụt.
- Phép lai 2:
P: con cái thân vàng, cánh cụt × con đực thân nâu, cánh dài
F1: 504 con cái thân nâu, cánh dài; 498 con đực thân nâu, cánh dài.
F2: 227 con cái thân nâu, cánh dài; 223 con cái thân vàng, cánh dài; 225 con đực thân nâu, cánh dài;

225 con đực thân vàng, cánh dài; 78 con cái thân nâu, cánh cụt; 76 con cái thân vàng, cánh cụt; 74 con
đực thân nâu, cánh cụt; 72 con đực thân vàng, cánh cụt.
a. Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng màu thân và chiều dài cánh. Giải thích.
b. Xác định kiểu gen của P và F1 của các phép lai trên.
ĐÁP ÁN:
- Ở phép lai 1: F1 có 100% thân nâu, cánh dài → Thân nâu (A) trội hơn thân vàng (a); Cánh dài (B)
trội hơn cánh cụt (b).
a
- Trong cả 2 phép lai, F1 và F2 có tính trạng độ dài cánh phân li đồng đều ở 2 giới → Gen quy định
chiều cánh nằm trên NST thường.
12


b

- Trong cả 2 phép lai, F1 có tính trạng màu thân phân li không đều ở 2 giới → Gen quy định màu
thân nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X.
- Kết luận: 2 cặp gen quy định 2 tính trạng phân li độc lập.
- Phép lai 1: F2 có tỉ lệ 6:2:3:3:1:1
- Phép lai 2: F2 có tỉ lệ 3:3:3:3:1:1:1:1
- Cả 2 phép lai, F2 đều có 16 tổ hợp các giao tử → F1 dị hợp 2 cặp gen.
Phép lai 1:
P: XAXABB × XaYbb → F1: XAXaBb; XAYBb
Phép lai 2:
P: XaXabb × XAYBB → F1: XAXaBb; XaYBb

Câu 17: Ở một lồi thực vật, tính trạng màu hoa có 4 tính trạng gồm màu tím, màu xanh, màu đỏ và màu
trắng. Thực hiện phép lai giữa cây có hoa màu trắng với cây có hoa màu tím, thu được F1 có 100% cây
hoa tím. Cho F1 giao phối với nhau, F2 thu được 145 cây hoa màu đỏ; 150 cây hoa màu xanh; 50 cây hoa
màu trắng và 439 cây hoa màu tím.

a. Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng màu hoa. Vẽ sơ đồ chuyển hóa giả định về sự tạo
thành sắc tố hoa ở lồi thực vật này, trên đó kí hiệu tên gen mã hóa enzyme xúc tác cho bước chuyển hóa
tạo sắc tố.
b. Hãy sử dụng phương pháp kiểm định 2 để có thể khẳng định giả thiết về sự di truyền màu hoa mà
em đưa ra là đúng hay sai. Biết rằng tại bậc tự do n = 3, giá trị 2 theo bảng tính tại p = 0,05 có giá trị là
7,815.
ĐÁP ÁN:
- F2 có tỉ lệ 9 cây hoa tím: 3 cây hoa đỏ: 3 cây hoa xanh: 1 cây hoa trắng
→ Quy luật tương tác bổ sung giữa 2 gen không alen.
- Quy ước: A-B-: hoa tím; A-bb: hoa đỏ; aaB-: hoa xanh; aabb: hoa trắng.
Chuỗi chuyển hóa: Gen A → enzyme A; Gen B → enzyme B.
a
Enzyme A
Tiền chất (trắng)
Đỏ
Tím
Enzyme B
Tiền chất (trắng)
Xanh
Kiểm định 2
Các giá trị theo lí thuyết (E) (9:3:3:1) = 441 tím: 147 đỏ: 147 xanh: 49 trắng.
Giá trị theo thực tế (O) = 439 tím: 145 đỏ: 150 xanh: 50 trắng.
- Áp dụng công thức:
b

(số quan sát − số lí thuyết)2

2 = Σ

số lí thuyết


- So sánh với bảng tính → 2 = 52/441 = 0,118 < 7,815 → Khác biệt giữa lí thuyết và thực tế chỉ là
ngẫu nhiên → Chấp nhận giả thuyết H0 → Tuân theo quy luật di truyền theo giả thuyết (Tương tác
bổ sung giữa 2 gen quy định màu hoa).
Câu 18:

13


ĐÁP ÁN:

Câu 19:

ĐÁP ÁN:

14


Câu 20: Năm 1919, Calvin Bridges nghiên cứu một đột biến lặn liên kết nhiễm sắc thể (NST) X quy định
màu mắt hồng eosin ở ruồi giấm (Drosophila). Khi nuôi các ruồi mắt màu hồng eosin thuần chủng, ông
phát hiện một tỉ lệ hiếm các cá thể con biến dị có mắt màu hồng nhạt hơn, gọi là mắt màu kem. Cho lai
giữa các cá thể mắt màu kem, ông thu được dòng thuần chủng mắt màu kem. Cho lai các con đực mắt
màu kem từ dòng thuần chủng này với con cái thuần chủng mắt màu đỏ kiểu dại, tất cả các cá thể F1 thu
được đều có mắt màu đỏ. Khi cho F1 lai với nhau, ở F2 Calvin Bridges thu được 104 ruồi cái mắt đỏ, 52
ruồi đực mắt đỏ, 44 ruồi đực mắt hồng eosin và 14 ruồi đực mắt màu kem, tương đương tỉ lệ phân li
8:4:3:1.
a) Giải thích cơ chế di truyền chi phối tính trạng màu mắt ở ruồi giấm. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b) Dự đoán tỉ lệ các kiểu hình ở F1 và F2 khi tiến hành 2 phép lai thuận nghịch giữa ruồi mắt hồng eosin
thuần chủng với ruồi mắt màu kem thuần chủng.
ĐÁP ÁN:

Câu/ý
Nội dung
Điểm
4a)
Phép lai ♀ mắt đỏ (kiểu dại) × ♂ mắt kem → F1: 100% mắt đỏ → F2: 104 ♀ kiểu dại :
0,25
52 ♂ kiểu dại : 44 ♂ hồng eosin : 12 ♂ mắt kem (tỉ lệ 8:4:3:1)
Do có (8 + 4 + 3 + 1 =) 16 tổ hợp giao tử (là biến thể của tỉ lệ 9:3:3:1)  tính trạng do 2
gen qui định mà alen đột biến của mỗi gen là lặn.
Mắt màu kem xuất hiện tần số thấp trong dòng thuần chủng đột biến lặn eosin  đột
biến màu kem làm thay đổi mức biểu hiện của alen đột biến eosin, mà không ảnh hưởng
alen kiểu dại mắt đỏ. Kết quả F1 cho thấy đỏ là trội hoàn toàn so với hồng eosin và mắt
kem,
Kết quả F2 cho thấy gen quy định màu mắt kem phân ly độc lập với gen eosin và nằm
trên NST thường (nếu không sẽ không xuất hiện các con đực màu mắt eosin ở F2).
Kí hiệu XOE là alen quy định kiểu dại liên kết X, tương ứng đột biến mắt hồng eosin là
Xoe; Alen kiểu dại (trội) K không ảnh hưởng biểu hiện của alen Xoe, còn alen đột biến
(lặn) k ảnh hưởng biểu hiện của alen Xoe tạo kiểu hình màu kem.

4b)

Có sơ đồ phép lai: P: ♀XOEXOEKK × ♂XoeYkk  F1 ♀XOEXoeKk x ♂XOEYKk  F2
có tỉ lệ phân li cho mỗi gen là 1/2 ♀XOE ‒ : 1/4 ♂XOE : 1/4 ♂Xoe : 3/4 K‒ : 1/4kk; tổ hợp
lại ta có 8 ♀ kiểu dại (mắt đỏ) : 4 ♂ kiểu dại (mắt đỏ) : 3 ♂ mắt hồng eosin : 1 ♂ mắt
kem
Phép lai thuận ♀mắt hồng eosin thuần chủng × ♂ mắt kem thuần chủng

0,25

0,25


 P: XoeXoeKK × XoeYkk  F1 ♀XoeXoeKk × ♂XoeYKk (1/2 cái mắt eosin : 1/2 đực
mắt oesin); tỉ lệ phân li mỗi gen 1/2♀XoeXoe : 1/2 ♂XoeY và 3/4 K‒ và 1/4 kk  F2 3/8
XoeXoeK- (3/8 cái mắt eosin): 3/8XoeYK- (3/8 đực mắt eosin):1/8XoeXoekk (1/8 cái mắt
kem):1/8XoeYkk (1/8 đực mắt kem)
Viết phép lai nghịch đúng (tham khảo phép lai thuận), dẫn đến cùng ra tỉ lệ kiểu hình ở
F2 đều là 3/8 cái eosin : 3/8 đực eosin : 1/8 cái kem : 1/8 đực kem

0,25

Câu 21: Ở ruồi giấm Drosophila, đột biến lặn pal trên nhiễm sắc thể (NST) số 2 ở ruồi đực làm tăng tần
số mất NST nguồn bố trong quá trình phân bào của hợp tử (ở đời con) và chỉ khi mất NST số 1 mới gây
chết. Nếu chỉ xét trường hợp xảy ra mất NST mang gene quy định tính trạng đang xét, ở mỗi phép lai
giữa các dịng thuần dưới đây, kiểu hình ở đời con sẽ như thế nào?
a. Lai ruồi cái thân vàng do gene đột biến lặn trên NST X quy định với ruồi đực kiểu dại thân xám và
đồng hợp tử pal/pal.
15


b. Lai ruồi cái mắt nhỏ do đột biến gene lặn trên NST số 3 quy định với ruồi đực kiểu dại mắt bình
thường và đồng hợp tử pal/pal.
c. Lai ruồi cái cánh ngắn do đột biến gene lặn trên NST số 1 quy định với ruồi đực kiểu dại cánh dài và
đồng hợp tử pal/pal.
ĐÁP ÁN:
Quy ước: A: thân xám trội so với a: thân vàng.
E: mắt bình thường trội so với e: mắt nhỏ.
B: cánh dài trội so với b: cánh ngắn.
P: không mang đột biến pal trội so với p: mang đột biến pal.
a.
P: ♀ Thân vàng XaXaPP x ♂ XAYpp

F1: XaXA → XA từ bố sẽ bị mất trong một số lần phân bào của hợp tử.
XaY → Y từ bố sẽ bị mất trong một số lần phân bào của hợp tử.
Có 2 trường hợp:
- Hợp tử XaXA → các tế bào phơi có 2 nhiễm sắc thể X với kiểu gene XaXA phát triển thành tế bào ♀
thân xám, các tế bào phơi có 1 nhiễm sắc thể X với kiểu gene XaO phát triển thành các tế bào ♂ quy định
thân vàng.
→ F1 có dạng khảm về màu thân và giới tính.
(0,25 điểm)
a
- Hợp tử X Y → tế bào phát triển thành mơ có giới tính đực, thân vàng (nếu khơng mất NST Y), nếu
mất Y → các tế bào phơi có một nhiễm sắc thể X với kiểu gene XaO (♂ thân vàng)
→ F1 luôn là con đực, thân vàng.
(0,25 điểm)
(Lưu ý: cũng có khả năng chỉ có một trong 2 loại tế bào trên xuất hiện rất sớm trong quá trình phát triển
phơi dẫn đến các ruồi hoặc có kiểu hình đực, thân vàng hoặc có kiểu hình cái, thân xám tùy thuộc vào
hợp tử xuất phát ở trên).
b.
P: ♀ eePP x ♂ EEpp.
F1:
EePp.
Ruồi F1 sẽ phát triển thành thể khảm với một số tế bào có kiểu gene e_, một số tế bào có kiểu gene eE
(NST từ bố khơng bị mất).
- Nếu trong q trình phát triển, các tế bào e_ biệt hóa thành các tế bào mắt → ruồi F1 sẽ có kiểu hình
mắt nhỏ.
- Nếu các tế bào Ee biệt hóa thành mắt → ruồi F1 sẽ có kiểu hình mắt bình thường.
(0,25 điểm)
c.
P: ♀ cánh ngắn bbPP x ♂ cánh dài BBpp.
F1:
BbPp

Nếu B từ bố bị mất trong những lần nguyên phân của hợp tử → tế bào con bị mất nhiễm sắc thể số 1 →
gây chết (khơng quan sát được kiểu hình). Nếu sự mất nhiễm sắc thể không xảy ra với xác suất nhất định
→ tế bào con vẫn có kiểu gene Bb → quy định cánh dài kiểu dại.
(0,25 điểm)
Câu 22:

16


ĐÁP ÁN:

Câu 23: Ở ruồi giấm (Drosophila melanogaster), các tính trạng mắt tím (pr),Thân đen (b), cánh cụt(vg)là
lặn tương ứng với các tính trạng trội là mắt đỏ(pr+) thân xám,(b+) và cánh dài (vg+). Người ta tiến hành lai
ruồi cái dị hợp tử 3 cặp gen trên với ruồi đực mắt tím, thân đen, cánh cụt. Kết quả thu được thế hệ con lai
như sau:
411 ruồi mắt đỏ, thân đen, cánh cụt; 65 ruồi mắt đỏ, thân đen, cánh dài; 29 ruồi mắt đỏ, thân xám, cánh
cụt; 32 ruồi mắt tím, thân đen, cánh dài; 399 ruồi mắt tím, thân xám, cánh dài; 2 ruồi mắt đỏ, thân xám,
cánh dài; 59 ruồi mắt tím, thân xám, cánh cụt; 3 ruồi mắt tím, thân đen, cánh cụt.
Hãy lập bản đồ di truyền của 3 gen trên và xác định hệ số nhiễu (nếu có).
ĐÁP ÁN:
- Ruồi đực đem lai có kiểu hình gồm các tính trạng lặn nên kiểu gen của nó là đồng hợp lặn, vì thế cá thể
ruồi cái mang kiểu gen dị hợp 3 cặp gen. Do tỷ lệ kiểu hình thế hệ con phân ly khơng đồng đều, nên cá
thể ruồi cái có sự liên kết khơng hồn tồn, hình thành 8 loại giao tử.
- Theo tỷ lệ kiểu hình 411 cá thể mắt đỏ, thân đen, cánh cụt và 399 mắt tím, thân xám, cánh dài được hình
thành từ các giao tử liên kết. Nhóm cá thể có số lượng ít nhất là mắt đỏ, thân xám, cánh dài và mắt tím,
thân đen, cánh cụt được hình thành từ giao tử do trao đổi chéo kép.
Từ đó ta có:
Trao đổi chéo giữa b-pr =(29+32+2+3)/1000 = 0,066 <=> 6,6%
17



Trao đổi chéo giữa b-pr =(29+32+2+3)/1000 = 0,129 <=> 12,9%
Trao đổi chéo giữa b-pr =(29+32+2+3)/1000 = 0,185 <=> 18,5%
Như vậy, trật tự của 3 gen là : pr nằm giữa b và vg (học sinh tự vẽ sơ đồ)(0,5 điểm)
Tần số trao đổi chéo kép lý thuyết là 6,6% x 12,9% = 0,85%
Trong thực tế, tần số trao đổi chéo kép là :(2+3)/1000 = 0,005 <=> 0,5%. Vậy hệ số trùng hợp là :
0,5/0,85 = 0,6.Từ đó suy ra hệ số nhiễu của phép lai là 0,4 (0,25 điểm)
Ở một lồi, alen A quy định lơng mượt, cịn alen a quy định lông xù. Khi lai con cái thuần chủng
lông mượt với con đực lơng xù, được F1 có tỷ lệ 1 con lông mượt: 1 con lông xù. F1 giao phối với nhau
được F2 có tỷ lệ 1 con lơng mượt: 1 con lơng xù. Giải thích kết quả của phép lai và viết sơ đồ lai từ P đến
F2.
Câu 24:

ĐÁP ÁN:
Kết quả ở F1 có tỷ lệ 1 con lông mượt: 1 con lông xù phân bố đều ở hai giới tính, do đó khơng thể giải
thích được bằng di truyền liên kết giới tính và ảnh hưởng của giới tính, Vì cả hai trường hợp này tuy đều
cho F1 có tỷ lệ kiểu hình 1:1 nhưng phân hố giới tính, ví dụ như 1 cái mắt đỏ: 1 đực mắt trắng ở ruồi
giấm. (0,25đ)
+ Kết quả phép lai chỉ có thể giải thích bằng sự di truyền in vết, trong đó alen lặn (a) trong q trình hình
thành giao tử đã được in vết (a*), nghĩa là nó bị methyl hố xitozin theo hướng hoạt hố. Do đó với sự
hiện diện của a* ở thể dị hợp tử có biểu hiện lơng xù. (0,25đ)
+ Sơ đồ lai
P: ♀ Lông mượt x ♂ Lông xù
AA
aa
F1: Aa: Aa* → a*- hoạt hố (in vết)
1 lơng mượt : 1 lơng xù
F2: 1 AA: 1Aa: 1Aa*: 1aa*
1 lông mượt : 1 lông xù


(0,5đ)

Câu 25: Ở cây ngô, alen A quy định lá màu xanh đậm nằm trên nhiễm sắc thể số 1, alen lặn a quy định lá
màu xanh nhạt; alen B nằm trên nhiễm sắc thể số 5 quy định bắp ngô to, alen lặn b quy định bắp ngô nhỏ.
Cho hai dịng ngơ thuần chủng lá màu xanh đậm, bắp to và lá màu xanh nhạt, bắp ngô nhỏ giao phấn với
nhau được F1. Các cây F1 đều có khả năng sinh sản bình thường. Khi một cây ngơ F1 tự thụ phấn tạo ra
một số lượng lớn cá thể ở F2, trong đó 1/4 số cá thể lá màu xanh nhạt, bắp nhỏ. Hãy giải thích kết quả ở
F2.
ĐÁP ÁN:
- Hai dòng thuần giao phấn với nhau cho F1 dị hợp tử về hai cặp gen nằm trên hai nhiễm sắc thể khác
nhau. Bình thường một cây F1 khi tự thụ phấn sẽ phải cho ra 1/16 cá thể đời con có lá màu xanh nhạt, bắp
nhỏ (aabb). Nhưng trong trường hợp này cây tự thụ phấn lại cho ra tỉ lệ 1/4 aabb nên ta có thể cho rằng đã
xảy ra đột biến chuyển đoạn qua lại giữa nhiễm sắc thể số 1 và số 5 dẫn đến alen a nằm trên cùng một
nhiễm sắc thể với alen b (0,5 đ).
- Hơn thế nữa alen a và alen b phải nằm rất gần điểm đứt gẫy chuyển đoạn khiến cho alen a và b nằm rất
gần nhau dẫn đến chúng luôn di truyền cùng nhau. Cây ngô mang đột biến này hoàn toàn hữu thụ nên ta
18


có thể cho rằng đó là cây đột biến chyển đoạn đồng hợp vì nếu là chuyển đoạn dị hợp sẽ bất thụ 50%. (0,5
đ)
Câu 26: Một loài thực vật tự thụ phấn có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Màu hoa của cây được qui định bởi
một gen có 2 alen. Alen trội (A) qui định màu hoa đỏ, còn alen lặn (a) qui định hoa màu trắng. Người ta
biết rằng, chỉ những hạt phấn đơn bội (n = 10) của lồi cây này mới có khả năng thụ tinh tạo hợp tử, còn
các hạt phấn dư thừa bất kỳ nhiễm sắc thể nào (n+1) đều khơng có khả năng thụ tinh. Trong khi đó, nỗn
dư thừa bất kì một nhiễm sắc thể nào vẫn có khả năng thụ tinh tạo cây 2n+1. Hãy nêu cách thức các nhà
di truyền học sử dụng thể đột biến dị bội kiểu 2n+1 để xác định gen qui định màu hoa thuộc nhiễm sắc thể
nào trong 10 cặp nhiễm sắc thể của loài cây này.
ĐÁP ÁN:
Cách tiến hành:

- Tạo hoặc thu thập đủ 10 dòng cây đột biến tam nhiễm (2n+1) về 10 nhiễm sắc thể khác nhau của loài
cây này. Các dòng này đều thuần chủng về kiểu gen qui định màu hoa đỏ.
(0,25đ)
- Tiến hành các phép lai giữa cây mẹ có kiểu hình hoa trắng, bộ nhiễm sắc thể 2n với từng cây bố có
kiểu hình hoa đỏ với bộ nhiễm sắc thể 2n+1 khác nhau để tạo ra F1.
(0,25đ)
- Chọn các cây F1 có bộ nhiễm sắc thể là 2n+1 rồi cho chúng tự thụ phấn hoặc giao phấn với nhau, sau
đó tiến hành phân tích tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời F2.
(0,25đ)
- Trong tất cả 10 phép lai như trên, chỉ có một phép lai trong đó có gen qui định tính trạng màu sắc hoa
nằm ở nhiễm sắc thể dư thừa, ví dụ nhiễm sắc thể số 2, sẽ cho tỷ lệ phân li kiểu hình là 17 hoa đỏ : 1 hoa
trắng. Vì cây 2n+1 (có kiểu gen AAa) sẽ tạo ra 2 loại hạt phấn (với tỷ lệ 2A : 1a) và 4 loại trứng (1AA :
2Aa : 2A : 1a). Khi thụ tinh sẽ cho ra 18 tổ hợp, trong đó chỉ có 1 cho ra kiểu hình lặn. Khi đó ta có thể
kết luận gen qui định màu hoa nằm trên nhiễm sắc thể số 2.
(0,5đ)
- Ở các phép lai cịn lại, gen qui định màu sắc hoa khơng nằm ở nhiễm sắc thể thừa sẽ có tỉ lệ phân li
kiểu hình là 3 trội : 1 lặn như bình thường.
(0,25đ)
Câu 27: Ở một lồi cơn trùng, gen A qui định màu thân cịn gen B qui định hình dạng cánh. Cả hai gen
nằm trên cùng một nhiễm sắc thể và khoảng cách giữa chúng là 10 cM. Khi lai một con cái dị hợp tử có
kiểu gen Ab//aB với một con đực có kiểu gen ab//ab người ta thu được đời con có kết quả như sau:
- 490 cá thể có kiểu gen Aabb có độ hữu thụ bình thường.
- 500 cá thể có kiểu gen aaBb bị bán bất thụ (độ hữu thụ bằng 50% so với bình thường).
- 4 cá thể có kiểu gen aabb có độ hữu thụ bình thường.
- 5 cá thể có kiểu gen AaBb bị bán bất thụ.
Cá thể mẹ trong phép lai trên có điều gì bất thường dẫn đến kết quả lai lại có sự khác biệt nhau về độ hữu
thụ? Giải thích kết quả lai.
ĐÁP ÁN:
- Gen A qui định màu thân cịn gen B qui định hình dạng cánh đều khơng liên quan gì đến khả năng sinh
sản. Tuy nhiên, các cá thể đời con của phép lai lại khác biệt nhau về độ hữu thụ nên con mẹ có kiểu gen

Ab//aB phải là cá thể chuyển đoạn dị hợp tử trong đó gen B đã chuyển sang nhiễm sắc thể không tương
đồng khác. (0,5 đ)
- Khi cá thể cái chuyển đoạn dị hợp tử giảm phân, cặp nhiễm sắc thể chứa gen Ab bắt cặp với cặp nhiễm
sắc thể khơng tương đồng khác thành hình chữ thập. (0,5 đ)

19


- Sau giảm phân, chỉ giao tử nào chứa các nhiễm sắc thể bình thường hoặc các nhiễm sắc thể tham gia vào
chuyển đoạn mới có sức sống. Vì vậy cá thể chuyển đoạn dị hợp thường bất thụ 50%. (0,5 đ)
- Tần số hoán vị gen bị giảm đi so với bình thường (ít hơn 10cM) là do điểm đứt gẫy gây chuyển đoạn
nhiễm sắc thể nằm gần với gen B. (0,5 đ)
Lưu ý: Xem hình vẽ bên dưới (thí sinh khơng nhất thiết phải vẽ hình nhưng phải mô tả đúng).

20


Câu 28: Ở cà chua lưỡng bội, alen A chi phối quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a chi phối quả vàng. Hình
dạng quả là một tính trạng phức tạp được chi phối bởi 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác
nhau cùng chi phối. Tiến hành giao phấn giữa 2 cây có cùng kiểu hình được đời con 810 cây quả đỏ, trịn;
690 cây quả đỏ, có múi; 311 cây quả vàng, trịn: 185 cây quả vàng, có múi. Biết rằng q trình giảm phân
hình thành giao tử đực và cái đều xẩy ra hoán vị với tần số như nhau.
a) Xác định quy luật di truyền đối với mỗi tính trạng?
b) Xác định kiểu gen của các cơ thể đem lai trong phép lai này?
c) Tính tỉ lệ cây quả đỏ, có múi đồng hợp về 3 cặp gen ở F1?
d) Xác định số loại kiểu gen tối đa chi phối kiểu hình cây quả vàng, có múi và kiểu hình cây quả đỏ, có
múi ở F1.
ĐÁP ÁN:
a.
- Đỏ: vàng = 3:1, quy luật phân li Aa x Aa trội lặn hoàn toàn.

- Trịn: có múi = 9:7, tương tác 9:7, mơ hình 9B-D- (trịn): 7(3B-dd+3bbD-+1bbdd) (có múi)
- Tỉ lệ chung khác tỉ lệ kì vọng phân li độc lập và khác với tỉ lệ liên kết hoàn toàn nên 3 cặp gen nằm trên
2 cặp NST tương đồng, có hốn vị gen.
- Vì vai trị của B/b và D/d trong việc hình thành kiểu hình là như nhau, để dễ nhận diện chúng ta coi A;a
liên kết với B;b. Phép lai cần tìm [AaBb]Dd x [AaBb]Dd tạo ra kiểu hình vàng, trịn [aaB-]D- = 15,75%
- Do vậy [aaB-] = 15,75%:3/4 = 21% → ab/ab = 4%
b.
Ab

Ab

ab/ab = 4%= 20%ab x 20%ab (dị chéo x dị chéo, f = 40%). Phép lai : aBDd x aBDd
Hoặc
= 40%ab x 10%ab (dị đều x dị chéo, f = 20%). Phép lai :

AB

Ab

Dd x aBDd
ab

c. Với mỗi phép lai, tỉ lệ cây quả đỏ, có múi đồng hợp về 3 cặp gen có thể được tính :
Phép lai 1 : Đỏ, có múi đồng hợp 3 cặp gen:
AB
AB

Ab

Ab


dd + Ab DD + Ab dd = 0,2 x 0,2 x 1/4 + 0,3 x 0,3 x 1/4 + 0,3 x 0,3 x 1/4 = 5,5%.

Phép lai 2 : Đỏ, có múi đồng hợp 3 cặp gen:
AB

Ab

Ab

dd + Ab DD + Ab dd = 0,4 x 0,1 x 1/4 + 0,1 x 0,4 x 1/4 + 0,1 x 0,4 x 1/4 = 3%
AB
d.
- Quả vàng, có múi có thể có các khả năng kiểu gen [aaB-]dd (2 kiểu gen) + [aabb]D- (2 kiểu gen) +
[aabb]dd (1 kiểu gen) = 5 kiểu gen
- Quả đỏ, có múi có thể có các khả năng kiểu gen: [A-B-]dd (5 kiểu gen) + [A-bb]D- (4 kiểu gen) + [Abb]dd (2 kiểu gen) = 11 kiểu gen.
Câu 29: Ở loài bọ que, đem lại F1 có cánh dài, mỏng giao phối với cá thể chưa biết kiểu gen thu được F2
có: 78 con cánh ngắn, mỏng; 312 con cánh ngắn, dày; 468 con cánh dài, dày; 702 con cánh dài, mỏng.
Biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen này cùng nằm trên một cặp NST thường. Tính trạng cánh
mỏng trội so với cánh dày.
a) Tìm tấn số hốn vị gen giữa hai gen trên.
b) Giải thích tại sao tần số hốn vị gen khơng vượt q 50%.
ĐÁP ÁN:
a) - Xét tính trạng độ dài cánh:
21


Dài
3
= → Cánh dài là trội so với cánh ngắn.

Ng ? n 1
Quy ước: A – cánh dài; a – cánh ngắn.
→ Kết quả phép lại Aa x Aa.
- Xét tính trạng độ dày cánh: Quy ước: B – cánh mỏng; a – cánh dày.

Moû ng 1
= → Kết quả phép lai Bb x bb.
Dà y 1
Cơ thể kiểu hình cánh ngắn, dày có KG:
Cơ thể

ab
312
=
= 0,2
ab 702 + 468 + 312 + 78

Ab
0,2
cho giao tử ab với tỉ lệ 0,5 → Cơ thể còn lại cho giao tử ab có tỉ lệ
= 0,4 > 0,25. Đây
ab
0,5

là giao tử liên kết.
Tần số hoán vị gen là: f = (0,5 - 0,4) x 2 x 100% = 20%.
b) Tần số hoán vị gen khơng vượt q 50% vì:
- Hốn vị chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 cromatit của cặp NST kép tương đồng.
- Hoán vị gen chỉ xảy ra ở một số tế bào.
Câu 30: Cho giao phối cặp ruồi giấm F1, thu được F2 có kết quả sau:

Ruồi cái: 603 con mắt đỏ, cánh bình thường; 597 con mắt đỏ, cánh xẻ.
Ruồi đực: 361 con mắt đỏ, cánh bình thường; 241 con mắt đỏ, cánh xẻ; 359 con mắt trắng, cánh xẻ; 238
con mắt trắng, cánh bình thường.
Biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định, tính trạng cánh bình thường trội so với cánh xẻ.
Biện luận và viết sơ đồ lai.
ĐÁP ÁN:
- Xét tính trạng màu mắt:
Sự phân bố tính trạng khơng đều ở hai giới. Do đó, gen quy định màu mắt nằm trên vùng khơng tương
đồng NST giới tính X.

Đỏ
= 3: 1 → Màu đỏ - A là trội so với màu trắng - a.
Traé ng
→ Kiểu gen F1: X A Xa x X AY
- Xét tính trạng cánh: B – cánh bình thường; b – cánh xẻ.

Bình thườ ng
= 1:1 → Kết quả phép lai Bb x bb.
Xeû
- F2 thu được tỉ lệ kiểu hình ở ruồi giấm đực là : 0,3 : 0,3 : 0,2 : 0,2 khác tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. Vì vậy có hiện
tượng hốn vị gen.
→ hai gen cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X.
Cơ thể con đực kiểu hình mắt trắng, cánh xẻ có kiểu gen:

XbaY ,

có tỉ lệ : 359 : (361 + 241 + 359 + 238) = 0,3
→ Giao tử

Xba = 0,3 → Giao tử liên kết.


→ Kiểu gen của cơ thể F1:

XBAXba x XbAY

Sơ đồ lai:
22


XBAXba

F1:

x

G: 0,3 XB : 0,3 Xb : 0,2 Xb : 0,2
A

A

a

XBa

XbAY
0,5 Xb : 0,5 Y
A

F2:
KG: 0,15


XBA XbA : 0,10 XbA XBa : 0,15 XbA Xba : 0,10 XbA XbA

0,15

XBA Y : 0,15 Xba Y : 0,10 XbA Y : 0,10 XBa Y

KH:
Ruồi cái: 0,5 mắt đỏ, cánh bình thường: 0,5 mắt đỏ, cánh xẻ.
Ruồi đực: 0,3 mắt đỏ, cánh bình thường : 0,2 con mắt đỏ, cánh xẻ : 0,3 mắt trắng, cánh xẻ : 0,2 con mắt
trắng, cánh bình thường.
Câu 31: Ở một loài thực vật, gen A qui định cây hoa đơn trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa kép;
gen B qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b qui định quả dài; gen D qui định quả đỏ trội hoàn
toàn so với alen d qui định quả vàng. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực và giao
tử cái giống nhau và không phát sinh đột biến mới. Khả năng sống của các kiểu gen là như nhau.
a. Khi cho P:

AB

AB

ab

ab

Dd x

Dd, đời con F1 có tỉ lệ cây hoa đơn, quả dài, màu quả đỏ chiếm 6,75%. Cho

các kết luận sau:

(1). Khoảng cách giữa 2 gen A và B trên một NST là 40 centi Moocgan.
(2). Tỉ lệ kiểu hình hoa đơn, quả trịn, màu quả đỏ chiếm 49,5%.
b. Khi cho P:

Ab

Ab

aB

aB

Dd x

dd, đời con F1 có tỉ lệ cây hoa đơn, quả trịn, màu quả đỏ chiếm 27%. Cho các

kết luận sau:
(3). Tỉ lệ kiểu hình hoa đơn, quả dài, màu quả đỏ chiếm 10,5%.
(4). Tỉ lệ kiểu hình có ít nhất 1 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 98%.
Hãy cho biết các kết luận trên đúng hay sai? Vì sao?
ĐÁP ÁN:
- (1) Sai.
- Vì:
a.

P:

AB

AB


ab

ab

Dd x

Dd => F1: A-bbD- = 0,0675;

D- = ¾ => A-bb = 0,09

=> aabb = 0,16 => f= 20%
- (2) Đúng.
- Vì: A-B-D- = (0,5+ 0,16) x ¾= 49,5%.
- (3) Đúng.
- Vì:
Ab

Ab

P: aBDd x aBdd
b.

=> A-B-D- = 0,27

=> A-B- = 0,27/0,5 = 0,54

=> aabb = 0,54 – 0,5 = 0,04 => f = 40%
A-bbD- = (0,25 – 0,04) x 1/2 = 10,5%.
- (4) Đúng.

- Vì: Kiểu hình ít nhất 1 TT trội = 100% - 3 lặn = 1 – 0,2 x 0,2 x 1/2 =
98%.

23


Câu 32: Ở một lồi cơn trùng, A qui định cánh xẻ, a qui định cánh nguyên; B qui định thân xám, b qui
định thân đen; D qui định mắt đỏ, d qui định mắt trắng. Cho rằng trên vùng tương đồng của cặp nhiễm
sắc thể giới tính chỉ chứa cặp gen qui định màu mắt; cơ chế xác định giới tính của lồi là: XX - con cái,
XY - con đực. Tiến hành cho giao phối giữa cá thể cái cánh xẻ, thân xám, mắt đỏ với cá thể đực cánh
nguyên, thân đen, mắt trắng, được F1 toàn các cá thể cánh xẻ, thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với
nhau được F2 gồm 85000 cá thể với 4 loại kiểu hình khác nhau về kiểu cánh và màu sắc thân, trong đó có
13600 cá thể cánh xẻ, thân đen. Biết rằng mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân của
tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng đều giống nhau.
a) Xác định kiểu gen của P, F1 về 3 tính trạng đang xét.
b) Nếu tiến hành lai phân tích cá thể đực F1 thì kết quả thu được sẽ như thế nào?
ĐÁP ÁN:
Câu hỏi
Gợi ý nội dung
Theo đề: P: ♀cánh xẻ, thân xám, mắt đỏ x ♂cánh nguyên, thân đen, mắt trắng, F1: 100% cánh

a)

xẻ, thân xám, mắt đỏ → P có KG đồng hợp (AABBXDXD) x (aabbXdYd), F1 dị hợp về 3 cặp
gen (AaBbXDXd) và (AaBbXDYd).
Xét 2 cặp gen qui định kiểu cánh và màu sắc thân, theo đề: Ở F2 có 13600 cá thể cánh xẻ,
thân đen (A-bb) trong tổng số 85000 cá thể thu được.

→ Tỉ lệ KG (A-bb) = 13600/85000 = 0,16 


0,1875 → Hai cặp gen qui định kiểu cánh và
màu sắc thân cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể và có xảy ra hốn vị gen, di truyền theo qui
luật hoán vị gen;
KG của P:

AB D D ab d d
AB D d AB D d
X Y → F1:
X X x
X X ,
X Y
AB
ab
ab
ab

Gọi x là tỉ lệ giao tử (F1) AB = ab
Do F1 giao phối với nhau

→ Ab = aB = (1/2 - x)

→ Ở F2 (A-bb) = 1AAbb + 2Aabb = AbxAb + 2Abxab = (1/2 - x)2 + 2(1/2 - x)x = 1/4 - x + x2
+ x - 2x2 = 1/4 - x2 = 0,16 → x2 = 0,09 → x = 0,3 = 30%> 25% → AB và ab là giao tử do liên
kết gen tạo ra →

 AB
F1 có KG và TS HVG là:  ab

TSHVG = (50% − 30%)2 = 40%


KG của con đực F1 là

AB D d
X Y (cánh xẻ, thân xám, mắt đỏ)
ab

Sơ đồ lai phân tích đực F1:
b)

AB D d
X Y (xẻ, xám, đỏ)
ab

x

ab d d
X X (nguyên, đen, trắng)
ab

G: 15%ABXD, 15%abXD, 10%AbXD, 10%aBXD
15%ABYd, 15%abYd, 10%AbYd, 10%aBYd

abXd

ab
aB
AB
Ab
, 30% , 20%
, 20%

)(1/2XDXd , 1/2XdYd)
ab
ab
ab
ab
AB D d
ab
Ab D d
= 15%
X X (xẻ, xám, đỏ) : 15% XDXd (nguyên, đen, đỏ) : 10%
X X (xẻ, đen,
ab
ab
ab

Fb: (30%

đỏ) :
10%

aB D d
AB d d
ab
X X (nguyên, xám, đỏ) : 15%
X Y (xẻ, xám, trắng) : 15% XdYd (nguyên,
ab
ab
ab

24



đen, trắng) : 10%

aB d d
Ab d d
X Y (xẻ, đen, trắng) : 10%
X Y (nguyên, xám, trắng).
ab
ab

Câu 33:

ĐÁP ÁN:

Câu 34: Một sinh vật có 4 gen A, B, C và D, mỗi gen có 2 alen. Cho một cá thể dị hợp tử về các gen này
giao phối với một cá thể đồng hợp tử lặn. Kết quả lai tạo ra các cá thể con với tỉ lệ kiểu hình được trình
bày trong bảng sau:
Kiểu hình

Tỷ lệ % số cá
thể đời con

Kiểu hình

Tỷ lệ % số cá
thể đời con

A-B-C-D-


6,15

aaB-C-D-

6,15

A-B-C-dd

13,85

aaB-C-dd

13,85

A-B-ccD-

1,35

aaB-ccD-

1,35

A-B-ccdd

3,65

aaB-ccdd

3,65


A-bbC-D-

3,65

aabbC-D-

3,65

A-bbC-dd

1,35

aabbC-dd

1,35

A-bbccD-

13,85

aabbccD-

13,85

A-bbccdd

6,15

aabbccdd


6,15

Biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hồn tồn, khơng có đột biến xảy ra, tính trạng khơng phụ
thuộc vào điều kiện môi trường, không xảy ra tần số hoán vị gen 50%.
a. Hãy xác định kiểu gen của cá thể đem lai phân tích.
b. Nếu hệ số nhiễu = 1 – (tần số trao đổi chéo kép quan sát được/tần số trao đổi chéo kép lý thuyết) thì hệ
số nhiễu là bao nhiêu?
c. Nếu hai dịng thuần chủng được lai với nhau tạo ra cá thể dị hợp tử về tất cả các cặp gen nói trên. Hãy
viết kiểu gen của các cá thể dị hợp tử này.
ĐÁP ÁN:
Ý
Nội dung
25


×