Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây chè ở xã thanh thủy huyện thanh chương tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY CHÈ
Ở XÃ THANH THỦY, HUYỆN THANH CHƯƠNG
TỈNH NGHỆ AN
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Chí Tuấn Th.S. Nguyễn Văn Vượng
Lớp: K43A-KTNN
Niên khóa: 2009 – 2013
Huế, 05/2013
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng
Lời Cảm Ơn
Qua thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Kinh Tế
Huế và thời gian thực tập tốt nghiệp tại xã Thanh Thủy, huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An tôi đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp “Đánh
giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây chè ở xã Thanh Thủy,huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An”. Để đạt được kết quả này tôi xin chân thành
cảm ơn tất cả các cá nhân và đơn vị đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Lời đầu tiên cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
ban giám hiệu trường Đại Học Kinh Tế Huế, khoa Kinh Tế và Phát
Triển cùng các quý thầy cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt quá trình
học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, Ths.
Nguyễn Văn Vượng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận
này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các bác, các cô,


các anh, chị ở XN chè Ngọc Lâm và UBND xã Thanh Thủy, huyện
Thanh Chương, tỉnh Nghệ An cùng nhân dân xã Thanh Thủy đã nhiệt
tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như cung cấp cho tôi
những tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong
gia đình và bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt
thời gian nghiên cứu đề tài.
Với sự cố gắng và nỗ lực hết mình nhưng đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
từ quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Chí Tuấn
SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
ii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng
MỤC LỤC





 !"#!$
%&'()*$
+, /012345$
67/28/090:/;<2345$
=>4?@95A0B90:/;<$
C%0?D9A0EA90:/;<$
%&' !"#!$

F'GHIJK)*"#!$
+DLMN,N<O$
6,N<O30P<Q<R04S$
=H0EPTU/0V4/WX0P<Q<R04S$
CY90ZX/WXP/[9/X.0P<Q<R04S$
\E/A0?D9A0EA$E/2]00P<Q<R04S$
^_40P<3/[`/0a$
bc/2dL001//WX/[`/0a$
eE4f]/WX/[`/0a$
gc/2dR04ShRi40<O4/[`/0a$$
+jP40>9/0kl:<90:/;<2345$$
++DLM40m/ln$$
+6o00o0L$<V45l:<407/0a4f:40S9_$$
+=o00o0L$<V4/0aMP4X$$
F'pqrs!)THt!uv!t!s!)wK xrsy
Kz{!zvF|vIr6j+jh6j+6$$$
SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
iii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng
6+o00o0/DU/WX2]XU590:/;<$$$
+Cc/2d23<RP4m0:$$$
+\]4f82]XN,T2]X0o0$$$
+^3<RPR080O<T40lS4T40W`}$$$
+b3<RPR04S$~0•$$$
+eH04S4€90@A$$$
+g[L>5NX.2•9$$$
6jo00o0L•-792V42X4B$~0X00W`$$$
6+DLM0B4‚9$$$
66o00o0/0<93L$<V4/0a4B$~0X00W`$$$
6=%0[ƒ/0RS4Q<50P<Q<R04SL$<V4/[`/0a/WX/E/„90•23<4fX$$$

6C}9Nm/L$<V4/WX/E/0•23<4fX$$$
6\o00o00[R0…<5NX.2•9/WX/E/0•23<4fX$$$
6^o00o0L•-792V4/WX/E/0•23<4fX$$$$
6bo00o04fX9U]4?NP<L$<V4/WX/E/0•23<4fX$N
6eo00o02‚<4?/0.L$<V4/0a/WX/E/0•23<4fX$N
6g0A082‚<4?/0./0a40R†RS40S4/DU}6j+6$N
=j0A082‚<4?/0./0a40R†R0 X0}6j+6$N
=+HS4Q<50P<Q<L$<V4/0a/WX/E/0•23<4fX40‡.A0?D9A0EA0B/04.ER04S $N$
=6HS4Q<L$<V4/0a/WX/E/0•23<4fX$N$
==P<Q<L$<V4/0a/WX/E/0•23<4fXN
=CHS4Q<50P<Q<L$<V4/0a/WX0•23<4fX40‡.A0?D9A0EA%N
=\%0[ƒ/0/E/0[4>00?M92SRS4Q<50P<Q<L$<V4/0a/WX/E/0•23<4fXN
=^00?M9/WXQ<`„-Pƒ/02V4N
=b00?M9/WX/0A084f<99XN
=e00?M9/WX4<€/[`N$
SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
iv
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng
=g00?M9/WX/E/0[4>40<•/05L$<V4^=
Cjo00o040]4f?9l:<407/0a^b
C+0<ˆ/<9/E/`S<4>2‚<5.^b
C60<ˆ/<9/E/`S<4>2‚<fX^e
C=0‰9R0ŠR0}/080/WX0•L$<V4/0abj
F'‹FŒu%%•ŽIv!t!s!)wr‹u
"#!b6
+]00?_9A0E44fdL$<V4/0ab6
C\]00?_9L$<V4/0a/WX4k090Pb6
C^]00?_9A0E44fd/0a4B0<`P0X00?D9b=
Cb]00?_9A0E44fd/0a4f:2]XU590:/;<b=
CeA0EA0•[9/X.0P<Q<L$<V4/0a4f:2]XU5$~0X00W`b=

CgE/9A0EA/740d2>_0•4f•9/0ab=
\jA0EA2>_/080Q<`32]XA0?D9bC
%&'H!‘uH‹bb
+H!‘bb
6H‹be
6+>_05?_/be
66>_/080Q<`32]XA0?D9bg
6=>_0•„9-[bg
uv!HIe+
SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
v
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
XN: Xí Nghiệp.
NN&PTNT: Nông nhiệp và phát triển nông thôn.
XĐGN : Xóa đói giảm nghèo.
KT – XH : Kinh tế - Xã hội.
CN – XD : Công nghiệp – Xây dưng.
TTCN – XD: Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng.
KH: Kế hoạch.
DV – TM: Dịch vụ - Thương mại.
BQ: Bình quân.
TNXP: Thanh niên xung phong.
CN – TTCN: Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp.
KHKT: Khoa học kỹ thuật.
KTCB: Kiến thiết cơ bản.
BVTV: Bảo vệ thực vật.
PTNN: Phát triển nông nghiệp.
UBND: Ủy ban nhân dân.
HQKT: Hiệu quả kinh tế

SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
vi
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng
DANH MỤC CÁC BẢNG
9+'Pƒ/0T}9L<V45LN?@9/0a/WX/?_/}6j+jh6j+6$$
96'0]4f?9$<V4R0…</0a}6j++T6j+6$$
9='€90@A0P4fB9L•-792V4$$$
9C'o00o0L$<V4/[`/0a6j+6/WX0<`P0X00?D9T4k090P$$$
9\'Pƒ/0T}9L<V45LN?@9/0a/WX$~Q<X=}6j+jh6j+6$$$
9^'o00o00[R0…<5NX.2•9/WX/E/0•23<4fX$$$
9b'o00o0L•-792V4/WX/E/0•23<4fX}6j+6$N
9e'o00o04fX9U]4?NP<L$<V4/WX/E/0•23<4fX$N
9g'0A085 X040<}=40R†RS40S4/DU’80t“X”$N
9+j'0A082‚<4?40R†R0 X0}6j+6’80t“0X”$N
9++'HS4Q<L$<V4/0a50P<Q<R04S/WX/E/0•23<4fX}6j+6’80t“X”N
9+6'E4f]0P4Bf•9%’80t“X”N
9+='–L<V4N@8/05/0A08’80t“X”N
9+C'–L<V4N@8/04f:/0A08’80t“X”N
9+\'00?M9Q<`„2V42X4_RS4Q<L$<V4/0a’80t“X”^+
9+^'00?M9/WX/0A084f<99X2SRS4Q<50P<Q<R04S/[`/0a’80t“X”^+
9+b'00?M9/WX4<€/[`2SRS4Q<50P<Q<R04SL$<V4/0a’80't“X”^6
9+e'HS4Q<?_/N?@9/WX/E/0[4>00?M92S}9L<V4/0a’80t“0X”^=
9+g'A0…/OU:/WX/E/`S<4>00?M94f.9„0o0^^
96j'%0?D9EU>4f8Q<`0.B/0A0E44fd/[`/0a/„990PA9X2.B6j+jh6j+\56j6j
/WX4k090Pb6
SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
vii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
D2•+'H:0A0[A0>A0[UŠ4B2]XA0?D9^e

D2•6'0<ˆ/<9/VALA0…/0a4f:2]XU5$~0X00W`^g
SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
viii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Lý do chọn đề tài
Xã Thanh Thủy là một xã miền núi thuộc địa bàn huyện Thanh Chương tỉnh
Nghệ An, khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cho việc trồng chè, cây chè đã đến với bà
con từ những năm 1982 và đây là cách xóa đói giảm nghèo của xã, xí nghiệp chế biến
dịch vụ chè Ngọc Lâm hoạt động trên địa bàn xã, cung cấp vật tư nông nghiệp cũng
như bao tiêu sản phẩm cho người nông dân trồng chè. Tuy nhiên cây chè vẫn chưa
thực sự phát triển so với điều kiện thuận lợi của xã, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, đầu tư
thâm canh còn hạn chế, lợi nhuận còn thấp, việc thu mua cũng như chế biến còn bất
cập, người trồng chè chưa được hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi của nhà nước.
Xuất phát từ tình hình thực tế của xã, tôi quyết định chọn đề tài “ Đánh giá
Hiệu quả kinh tế sản xuất cây chè ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, Tỉnh
Nghệ An” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung,
hiệu quả kinh tế cây trồng nói riêng.
- Phân tích thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất chè của
các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. Rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu
quả kinh tế của cây chè.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
của mô hình sản xuất chè đối với các nông hộ trên địa bàn xã.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Hiệu quả sản xuất chè của các hộ gia đình.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An.

+ Về thời gian:
- Đề tài đánh giá thực trạng sản xuất chè của xã Thanh Thủy qua 3 năm 2010- 2012.
- Để đánh giá hiệu quả sản xuất chè, đề tài tập trung phân tích hiệu quả kinh tế
của hộ gia đình đã có thu hoạch chè tính đến thời điểm năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thấp số liệu
- Thông tin và tài liệu thứ cấp.
- Thông tin và số liệu sơ cấp.
SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
ix
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng
b. Các phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả.
- Phương pháp phân tổ thống kê.
- Phương pháp hạch toán kinh tế.
- Phương pháp hiện giá.
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo.
- Phương pháp hồi quy.
c. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu điều tra được nhập và xử lý trên phần mềm Excel theo chỉ tiêu
nghiên cứu đề tài.
5. Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất chè, xác định được các nhân tố
ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của một số nông hộ ở các đội thuộc xã
Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An nhằm đánh giá tình hình sản xuất
chè của các nông hộ trên địa bàn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất
chè của nông hộ.
Năng suất chè bình quân của các nông hộ trong năm 2012 là 14,02 tấn chè
búp/ha. Qua kết quả hồi quy, có thể thấy rằng các yếu tố đầu vào đều ảnh hưởng tích
cực đến năng suất chè. Do đó, nếu hộ nông dân tăng mức đầu tư các yếu tố đầu vào

hợp lý thì năng suất không ngừng tăng lên. Trong đó, hai yếu tố diện tích gieo trồng
chè và tuổi cây chè có ảnh hưởng lớn tới năng suất chè. Chính vì vậy, các hộ nông dân
cần chú ý đầu tư hợp lý, tiết kiệm được chi phí và mang lại hiệu quả cao.
SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
x
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, các nền kinh tế trên thế giới đang không ngừng phát triển, theo xu thế
đó, mỗi một quốc gia đều có những chiến lược phát triễn đất nước riêng, hầu hết trong
số đó đều đi theo con đường công nghiệp hóa, tăng dần tỉ trọng của ngành công nghiệp
và dịch vụ, giảm tỉ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp vào thu nhập của nền kinh
tế quốc dân. Tuy nhiên, không vì thế mà vai trò của ngành nông nghiệp bị xem nhẹ.
Ở nước ta, nông nghiệp có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, góp phần
nâng cao đời sống nhân dân và xuất khẩu. Sự phát triển nông nghiệp không những
đảm bảo được đời sống của người dân về nhu cầu lương thực, thực phẩm mà còn tạo
ra những tiền đề cần thiết để thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong
thời kỳ đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật, duy trì
tốc độ tăng trưởng đều và ổn định. Nông nghiệp nước ta đang có nhiều tiềm năng và
thế mạnh. Một trong những tiềm năng và thế mạnh ấy là xuất khẩu nông sản. Nông sản
Việt Nam từ lâu đã có chỗ đứng trên thị trường quốc tế với một số mặt hàng chủ lực
như gạo, cà phê, cao su,và trong đó có cây chè.
Nghệ An là tỉnh thuộc khu vực miền trung có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát
triển cây chè. Với diện tích trồng chè ngày càng được mở rộng và hàng loạt dự án trồng
chè đã và đang được thực hiện tại các huyện miền núi như: huyện Thanh Chương, huyện
Anh Sơn, huyện Tân Kỳ góp phần làm tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào
miền núi khó khăn của các huyện.
Xã Thanh Thủy là một xã miền núi thuộc địa bàn huyện Thanh Chương tỉnh
Nghệ An, khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cho việc trồng chè, cây chè đã đến với bà
con từ những năm 1982 và đây là cách xóa đói giảm nghèo của xã, xí nghiệp chế biến

dịch vụ chè Ngọc Lâm hoạt động trên địa bàn xã, cung cấp vật tư nông nghiệp cũng
như bao tiêu sản phẩm cho người nông dân trồng chè. Tuy nhiên cây chè vẫn chưa
thực sự phát triển so với điều kiện thuận lợi của xã, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, đầu tư
thâm canh còn hạn chế, lợi nhuận còn thấp, việc thu mua cũng như chế biến còn bất
cập, người trồng chè chưa được hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi của nhà nước.
Xuất phát từ tình hình thực tế của xã, tôi quyết định chọn đề tài “ Đánh giá
SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
xi
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng
hiệu quả kinh tế sản xuất cây chè ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, Tỉnh
Nghệ An” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung,
hiệu quả kinh tế cây trồng nói riêng.
- Phân tích thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất chè của
các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. Rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu
quả kinh tế của cây chè.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
của mô hình sản xuất chè đối với các nông hộ trên địa bàn xã.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Hiệu quả sản xuất chè của các hộ gia đình.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An.
+ Về thời gian:
- Đề tài đánh giá thực trạng sản xuất chè của xã Thanh Thủy qua 3 năm 2010-
2012.
- Để đánh giá hiệu quả sản xuất chè, đề tài tập trung phân tích hiệu quả kinh tế
của hộ gia đình đã có thu hoạch chè tính đến thời điểm năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp thu thấp số liệu
- Thông tin và tài liệu thứ cấp: Được thu thập từ XN chè Ngọc Lâm, các báo
cáo và đồ án của xã qua các năm, phòng NN&PTNT huyện Thanh Chương, từ sách
báo và các trang Web liên quan.
- Thông tin và số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 75
hộ sản xuất chè trên địa bàn xã. Trong đó có 37 hộ ở đội 1 Ngọc Lâm và 38 hộ ở đội 2
Ngọc Lâm.
b. Các phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Các thông tin và số liệu được cụ thể hóa thành
các bảng biểu, sơ đồ và đồ thị thống kê mô tả.
SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
xii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng
- Phương pháp phân tổ thống kê: Phân ra các nhóm để tính toán sự ảnh hưởng
của một số nhân tố như: Quy mô đất đai, chi phí phân bón, tuổi vườn chè đến kết
quả và hiệu quả kinh tế và so sánh giữa các nhóm trong cùng một nhân tố đó.
- Phương pháp hạch toán kinh tế: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá
hiệu quả sản xuất chè của các hộ điều tra thông qua các chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO),
chi phí trung gian (IC), giá trị tăng thêm (VA), thu nhập hỗn hợp (MI)
- Phương pháp hiện giá: Do cây chè có chu kỳ sản xuất dài 30 – 40 năm. Vì
thế, ngoài việc sử dụng phương pháp hạch toán kinh tế để đánh giá hiệu quả trồng chè
tôi còn sử dụng phương pháp hiện giá. Các chỉ tiêu sử dụng là NPV, IRR, BCR.
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Để làm sáng tỏ vấn đề lý luận cũng
như các vấn đề kinh tế, kỹ thuật phức tạp, tôi còn sử dụng phương pháp thu thập thông
tin từ các chuyên gia, chuyên viên, các nhà quản lý, các cán bộ khuyến nông của xã, từ
đó đề xuất giải pháp có tính khả thi phù hợp với thực tế địa phương.
- Phương pháp hồi quy: Sử dụng hàm Cobb – Douglas để phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến năng suất chè.
c. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu điều tra được nhập và xử lý trên phần mềm Excel theo chỉ tiêu

nghiên cứu đề tài.
SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
xiii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
2. Lý luận về hiệu quả kinh tế
3. Khái niệm, bản chất của hiệu quả kinh tế
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều thống nhaatsowr
bản chất của nó. Người sản xuất muốn thu được kết quả phải bỏ ra một khoản chi phí
nhất định. Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế là tối ưu hóa đầu ra với một lượng đầu vào
nhất định hoặc tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định.
- Hiệu quả kinh tế: thể hiện mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí
đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ, nó biểu hiện bằng chỉ tiêu: giá trị
tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận tính trên lượng chi phí bỏ ra.
- Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp: là tổng hợp các hoa phí lao động và lao
động vật hóa để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp. Nó thể hiện bằng cách so sánh kết
quả đạt được với khối lượng chi phí lao động và chi phí vật chất bỏ ra. Khi xác định
hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp phải tính đến việc sử dụng đất đai, các
nguồn dự trữ vật chất nông nghiệp, các tiềm năng này bao gồm: vốn sản xuất, vốn lao
động, vốn đất đai.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm lao
động xã hội. Đây là vấn đề hai mặt có mối quan hệ mật thiết với nhau giữa vấn đề hiệu
quả kinh tế gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật
năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nang cao hiệu quả
kinh tế là đạt kết quả sản xuất ở mức tối đa với mức chi phí đầu vào nhất định hoặc đạt
được một kết quả nhất định với một mức chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu
theo nghĩa rộng, nó bao gồm cả chi phí đầu tư nguồn lực và chi phí cơ hội của việc đầu
tư sử dụng nguồn lực.

4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
Trong sản xuất nông nghiệp, vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế là rất quan trọng.
Từ các nguồn lực có giới hạn như vật tư, giống, tiền vốn, lao động, kỹ thuật người
SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
xiv
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng
nông dân phải lựa chọn các hình thức sản xuất như thế nào để đạt hiệu quả kinh tế cao
nhất.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế có nghĩa là tăng cường trình độ, lợi
dụng các nguồn lực sẵn có trong hoạt động kinh tế. Đây là một đòi hỏi khách quan
trong nền sản xuất xã hội do nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng một nhiều
hơn.
Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, phản ánh chất lượng của
các đơn vị hoặc giữa các sản phẩm. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế còn giúp cho người
sản xuất thấy được trong nền kinh tế thị trường không chỉ có các doanh nghiệp, đơn vị
kinh doanh quan tâm đến mà chính người nông dân cũng phải tính đến chất lượng đầu
tư hiệu quả của đồng vốn bỏ ra.
Đối vợi hộ nông dân, hiệu quả kinh tế không chỉ là thước đo chất lượng mà còn
phản ánh trình độ phát triển cuộc sống. Hiệu quả kinh tế càng cao thì cuộc sống cả
người dân ngày càng được nâng cao, nông dân có khả năng thỏa mãn nhu cầu cần thiết
về vật chất cũng như tinh thần, đồng thời có thể mở rộng tái sản xuất để tăng thu nhập,
góp phần phát triển xã hội.
5. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Có hai phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
- Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu
được và chi phí bỏ ra.
H = Q/C
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế

Q: Kết quả thu được
C: Chi phí bỏ ra
Theo phương pháp này hiệu quả kinh tế được đánh giá cho các đơn vị sản xuất
khác nhau, các nghành sản xuất khác nhau qua các thời kỳ khác nhau. Nó cũng phản
ánh hiệu quả nguồn lực của các quá trình sản xuất kinh doanh.
- Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế được tính bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm
và chi phí để đạt được chi phí tăng thêm đó.
H = ∆Q/∆C
Trong đó:
SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
xv
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng
H: Hiệu quả kinh tế cận biên
∆Q:Là kết quả tăng thêm
∆C: Là chi phí tăng thêm
Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng chi phí đầu
tư thêm đem lại. Phương pháp này thường áp dụng trong đầu tư thâm canh, xác định
khối lượng tối đa hóa sản xuất.
Như vậy hiệu quả kinh tế có nhiều cách tính khác nhau, mỗi cách tính phản ánh
một khía cạnh nhất định về hiệu quả kinh tế. Dó đó, tùy theo từng điều kiện của đơn vị
sản xuất kinh doanh mà lựa chọn cách tính phù hợp.
6. Giới thiệu về cây chè
7. Đặc điểm sinh học của cây chè
Cây chè có tên khoa học là Camellia sinensis, là loại cây mà lá và chồi của chúng
được dùng để sản xuất trà xanh, trà đen có nguồn hốc ở khu vực Đông Nam Á,
nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực
nhiệt đới, cận nhiệt đới. Nó là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ,
thông thường cây được xén tỉa để thấp hơn 2 mét khi được trồng để lấy lá cây.
• Rễ: Cây chè sống nhiều năm trên một mảnh đất cố định, do đó việc nghiên
cứu đặc điểm của bộ rễ có ý nghĩa rất quan trọng để đặt cơ sở cho các biện pháp kỹ

thuật trồng trọt. Rễ chè phát triển tốt tạo điều kiện cho các bộ phận trên mặt đất phát
triển. Rễ của cây chè là loại rễ trụ, khi mới nảy mầm rễ trụ phát triển mạnh, sau 3 -5
thang thì rễ trụ phát triển chậm lại và rễ biên phát triển nhanh hơn. Từ năm thứ 2 – 3
bộ rễ phát triển mạnh và gần hoàn chỉnh. Rễ cái của cây chè có thể đâm rất sâu trong
lòng đất nên cây ít bị lật cội.
• Thân chè : Cây chè sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên là đơn trục, nghĩa là
chỉ có một thân chính, trên đó phân ra các cấp cành. Do đặc điểm sinh trưởng và do
hình dạng phân cành khác nhau, người ta chia chè ra làm 3 loại: than gỗ, thân nhỡ(thân
bán gỗ) và thân bụi.
• Cành chè: Do mầm dinh dưỡng phát triển thành, trên cành được chia làm nhiều
đốt. Chiều dài của đốt biến đổi rất nhiều từ 1 – 10cm do giống và điều kiện sinh
trưởng. Đốt chè dài là một trong nhưng biểu hiện giống chè có năng suất cao. Từ thân,
cành chè được chia ra làm nhiều cấp: cành cấp 1, cấp 2, cấp 3 Hoạt động sinh trưởng
SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
xvi
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng
của các cấp cành trên tán chè rất khác nhau. Theo lý luận phát dục giai đoạn thì những
mầm chè nằm sát phía gốc của cây càng có giai đoạn phát dục non, sức sinh trưởng
mạnh. Còn những cành chè càng nằm ở sát phí trên ngọn (mặt tán) thì càng có giai
đoạn phát dục già, sức sinh trưởng yếu, khả năng ra hoa kết quả mạnh. Những cành
chè nằm ở giữa tán hoặc trên mặt tán, hoạt động sinh trưởng thường mạnh hơn các
cành ở rìa tán và ở phía dưới tán.
• Mầm chè: Trên cây chè có những loại mầm dinh dưỡng và mầm sinh thực.
Mầm dinh dưỡng phát triển thành cành lá, mầm sinh thực phát triển thành nụ hoa và
quả.
• Búp chè là đoạn non của một cành chè. Búp được hình thành từ các mầm dinh
dưỡng, gồm có tôm (phần lá non ở trên đỉnh chưa xòe ra) và hai hoặc ba lá non. Búp
chè trong quá trình sinh trưởng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố bên ngoài và bên
trong của nó. Kích thước của búp thay đổi theo giống, loại và liều lượng phân bón ,
các khâu kỹ thuật như đốn, hái và điều kiện địa lý nơi trồng trọt. Búp chè là nguyên

liệu để chế biến các loại chè vì vậy nó có quan hệ trực tiếp đến năng suất và phẩm chất
của chè.
Búp chè gồm 2 loại:
- Búp bình thường: gồm 1 tôm và 2 lá non.
- Búp xòe: không có tôm và 2 lá non.
8. Giá trị của cây chè
Như chúng ta đã biết chè là cây công nghiệp lâu năm, có hiệu quả kinh tế cao và
cho kết quả trong một thời gian dài. Cây chè trồng lần và có thể cho thu hoạch 30 – 40
năm hoặc lâu hơn. Thêm vào đó thời gian kiến thiết cơ bản của cây chè ngắn, nhanh
cho thu hoạch, với điều kiện thuận lợi thì sau một năm trồng đã ch thu sản phẩm bói
với năng suất khoảng 1 tấn/ha, sang năm thứ 3 cho năng suất từ 2-3 tấn/ha. Vườn chè
từ năm thứ 4 trở lên sẽ được đưa vào sản xuất kinh doanh, mang lại nguồn thu nhập
kinh tế hàng năm vì năng suất và sản lượng tương đối ổn định. Từ chè búp tươi, tùy
công nghệ và cách chế biến sẽ tạo ra các loại sản phẩm chè khác nhau: Chè xanh, chè
đen, chè vàng, chè lọc túi
Ngoài ra chè còn là loại cây được người dân dùng làm thức uống từ bao đời nay.
Caffein và một số hợp chất khác có trong chè là những chất có khả năng kích thích hệ
thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làm cho đầu óc minh mẫn, tăng cường sự
SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
xvii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng
hoạt động của cơ thể, nâng cao năng lục làm việc, giảm bớt mệt mỏi sau những giờ
làm cang thẳng. Do đó chè đã trở thành sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế
giới. Chè được sử dụng hàng ngày và hình thành nên một tập quán, tạo ra được một
nền văn hóa. Khoa học công nghệ đia sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu và đã tìm ra nhiều
hoạt chất có giá trị trong sản phẩm cây chè, người ta có thể chiết xuất từ cây chè lấy ra
các sinh tố đặc biệt như: Caffein, vitamin A, B1, B2, B6, đặc biệt là vitamin C dùng để
điều chế thuốc tân dược cao cấp. Vì thế chè không những nằm trong danh mục nước
giải khát, mà nó còn có tến trong từ điển y học, dược học.
Ngoài ra chè xanh còn dùng như một vị thuốc dân gian chữa một số bệnh như

thương hàn, hen xuyễn, viêm gan nhẹ, giảm cholesterol trong máu, ngăn béo phì, chữa
thủy đậu, mụn nhọt, viêm gan Nhiều thầy thuốc còn dùng nước chè xanh để chữa
bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, chảy máu dạ dày.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, dân số đông nhưng tình trạng thiếu việc làm
đang diễn ra phổ biến đặc biệt là khu vực nông thôn. Nên việc phát triển vùng cây
công nghiệp nói chung và cây chè nói riêng góp phần làm giảm quá trình di dân từ
nông thôn từ nông thôn ra thành thị, chảy máu chất xám, tạo nên sự bình ổn trong xã
hội. Việc phát triển cây chè ở vùng trung du và miền núi cũng góp phần vào công
nghiệp hoa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó cây chè còn có tác dụng
phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ đất, chống sạt lở xói mòn, bảo vệ môi trường sinh
thái, cải thiện đời sống người dân, xóa đói giảm nghèo và góp phần xây dựng nông
thôn mới.
SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
xviii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng
9. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cây chè
a. Điều kiện tự nhiên
Có hai yếu tố ảnh hưởng quyết điịnh đến sự tồn tại và phát triển của cây chè đó là
khí hậu và đất đai.
- Khí hậu: Nhiệt độ làm một trong những nhân tố chủ yếu chi phối sự sinh
trưởng của búp và quyết định thời gian thu hoạch búp trong chu kỳ một năm. Nhiệt độ
thích hợp để cây chè sinh trưởng và phát triển tốt là 22 – 28
o
C, biên độ lệch nhiệt giữa
ngày và đêm cao có lợi cho quá trình tích lũy vật chất cho sự phát triển cây chè, búp
chè phát triển tốt cho năng suất cao.
- Ánh sáng: cây chè ở vùng nguyên sản sinh sống dưới tán rừng rậm, do vậy có
tính chịu bóng rất lớn, nó tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ.
Ánh sán trực xạ trong điều kiện nhiệt độ không khí cao, không có có lợi cho quang
hợp và sinh trưởng của cây chè. Trong thực tế sản xuất hiện nay người ta thường trồng

cây bóng mát cho chè để hạn chế nhiệt độ cao và ánh sáng quá mạnh. Yêu cầu của cây
chè đối với ánh sáng cũng thay đổi theo tuổi cây và giống. Chè ở thời kỳ cây con yêu
cầu ánh sáng ít hơn, cho nên ở vườn ươm người ta thường che râm để đạt tỷ lệ sống
cao và cây sinh trưởng nhanh. Giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn giống chè lá
nhỏ. Các điều kiện chiếu sáng khác nhau có ảnh hưởng đến cấu tạo của lá và thành
phần hóa học của chúng.
- Lượng mưa và độ ẩm: Yêu cầu tổng lượng nước bình quân trong năm đối với
cây chè là 1.500 mm và mưa phân bố đều theo các tháng. Bình quân lượng mưa của
tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100 mm, nếu nhỏ hơn 100
mm chè sinh trưởng và phát triển không tốt. Lượng mưa và phân bố lượng mưa của
một nơi có quan hệ trực tiếp đến thời gian sinh trưởng phát triển và mùa vụ thu hoạch
dài hay ngắn, dó đó ảnh hưởng đến sản lượng cao hay thấp. Nước có anh huwongr lớn
năng suất và phâm chất chè. Khi cung cấp đủ nước, cây chè sinh trưởng tốt, lá to mềm,
búp non và phẩm chất có xu hướng tăng lên.
Chè yêu cầu độ ẩm không khí cao, ttrong suất thời kỳ sinh trưởng độ ẩm không
khí thích hợp là khoảng 70 – 80%, khi độ ẩm không khí cao và nhiều mây mù, búp chè
non lâu và có chất lượng tốt.
- Độ cao: độ dốc thích hợ của cây chè là từ 5 – 200 m, địa hình bằng phẳng sẽ
thân thiện cho công tác nâng cao năng suất lao động trong cơ giới. Đối với vùn có độ
SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
xix
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng
dốc cao, vườn chè thường được bố trí trồng theo kiểu bậc thang vừa chống xói mòn
cho đất vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Đất đai thổ nhưỡng: So với một số cây trồn khác, chè yêu cầu về đất không
nghiêm khắc lắm. Song để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất
trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và tháo nước. Độ pH
thích hợp cho chè phát triển là 4,5 – 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm,
mực nước ngầm phải dưới 1 m thì hệ rễ mới phát triển bình thường.
b. Nhóm yếu tố kỹ thuật

- Giống: Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của
cây chè cũng như chất lượng của búp chè. Ở nước ta hiện nay đã lai tạo nhiều giống
chè mới cho năng suất cao, một số giống phổ biến là TH3, LDP1, LDP2, TB1, PH1
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc: Vườn chè sản xuất tức thời kỳ cây chè sau khi kết
thúc đốn tạo hình và bắt đầu bước vào thời kỳ thu hoạch búp. Do điều kiện khí hậu
nước ta thường xuyên diễn biến phức tập, nhất là vùng miền núi cho nên chè phải
trồng đúng thời vụ, đúng ký thuật để đảm bảo tỷ lệ sống cho cây và năng suất cao.
- Ký thuật trồng đòi hỏi rãnh sâu 25 – 30 cm, độ ẩm của đất 80 – 85%, sau khi
trồng đất phải lấp ngang vết cắt hom và nén chặt gốc. Sau khi chè phát triển tốt cần
trồng cây bóng mát để tránh ánh sáng trực tiếp cho cây chè, định kỳ đào xứi giữ độ ẩm
cho đất để cây phát triển tốt.
- Kỹ thuật hái chè: Trong quá trình sản xuất chè, hái chè có một ý nghĩa đặc biệt
quan trong. Hai khâu cuối cùng của các biện phá kỹ thuật trồng trọt nhưng lại là khâu
đầu tiên của quá trình chế biến. Kỹ thuật hái không những ảnh hưởng trực tiếp đến sản
lượng, phẩm chất chè trong năm đó mà còn ảnh hưởng đến sản lượng phẩm chất, sự
sinh trưởng và phát dục của cây về sau. Thực tiễn cho tháy hái chè mootjcachs hợp lý
là biện pháp để tăng sản lượng phẩm chất chè đồng thời cũng là một nhân tố đảm bảo
cho chè hàng năm có sản lượng cao, phẩm chất tốt.
- Phòng trừ sâu bênh: Để đảm bảo cho cây chè sinh trưởng và phát triển tốt cho
năngsuất cao thì biện pháp phòng trừ sâu bệnh không kém phần quan trọng. Để đảm
bảo chất lượng búp chè khi thu hoạch thì chúng ta cần chú ý thường xuyên theo dõi
tình hình sâu bênh ở chè để có biện pháp xử lý kịp thời.
c. Nhóm nhân tố kinh tế xã hội.
SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
xx
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng
- Thị trường giá cả: Khi có nhu cầu tiêu thụ chè trên thị trường tăng lên sẽ đẩy
giá sản phẩm chè tăng lên, giúp cho các hộ trồng chè nâng cao thu nhập. Đây là một
trong những cơ sơ thúc đẩy người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh. Bên cạnh
thị trường và giá cả sản phẩm chè thị trường và giá cả của các hàng hóa liên quan cũng

ảnh hưởng không nhỏ.
Giá vật tư phân bón tăng mạnh hơn giá sản phẩm cây chè dân đến việc đầu tư
giảm sút làm cho sản lượng và chất lượng chè giảm không mang lại hiệu quả kinh tế
như mong muốn. Mặt khác cây chè là cây công nghiệp dài ngày trồng một lần, thu
hoạch nhiều lần, thời gian sống khoảng 30 – 40 năm. Vì vậy không thể một sớm một
chiều có thể chuyển đổi từ cây chè sang cây trồng khác được. Đó đó người sản xuất,
nhà máy, xí nghiệp cần phải xem xét kỹ lưỡng tất cả các yếu tố liên quan để đưa ra
quyết định đúng đắn và mang lại hiệu quả cao.
10. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đề tài
 Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
 Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền toàn bộ sản phẩm thu được
trên một đơn vị diện tích canh tác trong một chu kỳ sản xuất nhất định.
Trong đó:
Qi: là khối lượng sản phẩm thứ i
Pi: là đơn giá sản phẩm thứ i
n: là số loại sản phẩm
 Chi phí trung gian (IC): Là bộ phận cấu thành tổng sản phẩm giá trị sản
xuất bao gồm chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất không kể khấu hao và chi phí
lao động.
+ Chi phí vật chất: là chi phí do hộ gia đình bỏ ra như chi phí giống, phân bón
+ Chi phí dịch vụ: là chi phí cần trong quá trình hoạt động dịch vụ như thuê máy
móc và các dụng cụ lao động
 Chi phí khấu hao tài sản cố định (DE): là một phần giá trị của tài sản cố
định được trích vào chi phí sản xuất hàng năm.
Trong đó:
De: Giá trị khấu hao TSCĐ
Gb: Giá trị ban đầu của TSCĐ
SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
xxi
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng

S: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
G
t
: Giá trị còn lại của TSCĐ
T: Thời gian sử dụng TSCĐ
 Giá trị tăng thêm trên một đơn vị diện tích (VA): Là kết quả cuối cùng thu
được sau khi trừ chi phí trung gian của hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó.
VA = GO - IC
 Thu nhập hỗn hợp (MI): là một phần thu nhập thuần túy bao gồm cả công lao
động của gia đình tham gia sản xuất.
MI = VA – IC – DE – LĐ thuê – Thuế - Trả lãi tiền vay
 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
 Năng suất cây trồng: N= Q/S
Trong đó :
N: Năng suất cây trồng
Q: Sản lượng cây trồng
S: Diện tích gieo trồng
Chỉ tiêu này cho biết sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích.
 Tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Phản ánh một đồng chi
phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong một thời kỳ nhất
định.
 Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Cho biết một đồng chi phí
trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập.
 Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian (MI/IC): Cho biết một đồng chi phí
trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập.
 Giá trị hiện tại ròng (NPV): Được tính theo mặt bằng thời gian hiện tại (ở năm
bắt đầu trồng). Giá trị hiện tại ròng được xác định bằng chênh lệch giữa giá trị hiện tại
dòng doanh thu với giá trị hiện tại dòng chi phí theo lãi suất chiết khấu lựa chọn trong
suốt chu kỳ sản xuất chè.
Công thức tính:

Chỉ tiêu này cho biết tổng lợi nhuận sau một chu kỳ kinh doanh sau khi loại bỏ đi
giá trị thời gian của tiền.
- Lợi nhuận bình quân năm (PMT)
Chỉ tiêu này cho biết bình quân một năm, 1 ha thu được bao nhiêu lợi nhuận lợi
ròng (đã loại bỏ đi yếu tố chi phí sử dụng vốn theo thời gian).
SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
xxii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng
- Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR – Benefits to cost Ratio):
Là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi
phí sản xuất được tính theo mặt bằng thời gian hiện tại (ở năm bắt đầu). Công thức
tính như sau:
Trong đó:
• BCR: Là tỷ suất thu nhập và chi phí.
• BVP: Giá trị hiện tại của thu nhập.
• CPV: Giá trị hiện tại của chi phí.
Khi đánh giá hiệu quả đầu tư, nếu BCR>1 thì có HQKT; BCR càng lớn thì
HQKT càng cao và ngược lại.
 Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR): là mức lãi suất tính toán mà ứng với mức lãi
suất này thì việc sản xuất chè hoàn toàn không thu được lợi nhuận, các khoản thu nhập
vừa đủ để bù đắp các khoản chi phí.
Trong đó:
r
1
: Lãi suất thấp hơn
r
2
: Lãi suất cao hơn
NPV
1

: Giá trị hiện tại ròng tương ứng với lãi suất r
1
NPV
2
: Giá trị hiện tại ròng tương ứng với lãi suất r
2
 Ngoài các chỉ tiêu trên trong bài còn sử dụng mô hình Cobb – Dauglas để
phân tích ảnh hưởng của các nhân tố thuộc mô hình hàm sản xuất đên năng suất chè
của các hộ điều tra.
Giả sử hàm sản xuất có dạng:
Sau đó Ln hai vế hàm có dạng sau:
Trong đó : Y: Năng suất chè xanh (tấn/ha)
C: Hệ số tự do
X
1
: Phân bón (Kg/ha)
SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
xxiii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng
X
2
: Tuổi cây (Năm)
X
3
: Diện tích (ha)
D: Biến giả (Nếu đã được tập huấn khuyến nông thì D=1; Nếu chưa tập huấn
khuyến nông thì D= 0)
- Sản phẩm cận biên (MP) của các yếu tố đầu vào X
i
là sự thay đổi năng suất đầu

ra do sự thay đổi của một đơn vị đầu vào X
i
trong khi các yếu tố đầu vào khác không
thay đổi. Công thức:
11. Cơ sở thực tiễn
12. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
Trong những năm gần đây, người trồng và kinh doanh chè không thể ngồi yên
trước mua mùa vụ thất thường và giá cả chè tăng đột biến trên thị trường thế giới.
Theo tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc (FAO), năm 2012 nguồn
cũng chè trên thế giới giảm nhẹ so với năm 2011 do ảnh hưởng của thời tiết xấu đã
làm giảm sản lượng chè ở một số quốc gia sản xuất chè trên thế giới như Thái Lan,
Kenya
Tại thị trường Kenya, theo báo cáo của hội đồng chè Kenya, sản lượng chè của
nước này năm 2011 đã sụt giảm 9% so với năm 2010, đạt mức 365 nghìn tấn. Sự sụt
giảm xuất phát từ nguyên nhân ngay từ đầu năm Kenya phải đối mặt với nạ hạn han
nghiêm trọng khiến cho diện tích và sản lượng chè của nước này giảm mạnh nhất
trong thời gian qua. Diện tích trồng chè trong 6 tháng đầu năm chỉ bằng 83% so với
cùng kỳ năm ngoái và sản lượng đạt 178 nghìn tấn chè giảm 17%. Cũng trong nửa
đầu năm nay Kenya xuất khẩu 221,7 nghìn atasn chè giảm 2,5% so với cùng kỳ năm
trước. Thị trường chè xuất khẩu của nước này trong những tháng vừa qua đã được mở
rộng tới 40 nước và vùng lãnh thổ. Pakistan hiện vẫn là nước nhập khẩu chè lớn nhất
của Kenya với sản lượng nhập khẩu 40,1 nhìn tấn, chiếm 18% tổng lượng chè nhập
khẩu cả nước. Tiếp đó là Ai Cập với 36,9 nghìn tấn, chiếm 18% tổng lượng chè xuất
khẩu cả nước. Tiếp đó là Ai Cập với 36,9 nghìn tấn. Mặc dù sản lượng chè xuất khẩu
SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
xxiv
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Vượng
năm 2011 của Kenya giảm nhưng do nhu cầu tiêu dùng chè của thế giới vẫn tăng cao
dẫn tới giá nhập khẩu của mặt hàng này có nhiều thuận lợi trong thời gian vừa qua.
Doanh thu xuất khẩu của nước này trong năm 2011 đạt 1,06 tỷ USD, tăng 9,3% so với

năm 2010. Kenya hiện có 110.000 ha chè và trên 100 nhà máy khoảng 3 triệu nông
daan trồng chè, trong đó 64% các nhà máy là nhà máy nhỏ. Kenya hiện là nhà máy sản
xuất lớn thứ 3 và là nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới.
Tại thị trường Sri Lanka, theo thông tin từ Colombo trong suốt 6 tháng liền từ
tháng 7 đến tháng 12 năm 2011 sản lượng chè của nước này giảm hơn 10% sản lượng
chè trong tháng 9/2011 so với mức 22,93 nghìn tấn giảm 10,5% so với mức 25,61
nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước.
Tại thị trường Thái Lan, trận lũ lịch sử khiến các cơ sỏ công nghiệp tại
Ayautthaya (ở đồng bằng miền trung, ngay phía Bắc thủ đô Bangkok) bị đóng của.
Điều này làm tan biến hy vọng về việc thj trường chẽ xanh uống liền có thể tăng từ 8
tỷ bath lên 10 tỷ Bath như dự kiến.
Ít nhất hai sản xuất chè chủ chốt là Mai Tan và Oishi, vốn có hoạt động sản xuất
lớn tại cơ sở công nghiệp Rojana và Nava Nakorn, cả hai đều thuộc khu vực
Ayutthaya bị tác động nặng nề. Sức mạnh tạn phá khủng khiếp của nước lũ tới các cơ
sở sản xuất của 2 tập đoàn này sẽ dẫn tới giảm nguồn cung sản phẩm chè xanh trên thị
trường.
Tại thị trường Mỹ, mặc dù kinh tế đang trong thời suy giảm nhưng nhu cầu tiêu
thụ chè không giảm mà tăng mạnh. Người tiêu dùng Mỹ hạn chế mua những đồ uống
đắt tiền như nước trái cây, nước ngọt mà thay vào đó là tiêu dùng các loại đồ uống
có giá thành rẻ hơn như chè, đặc biệt là những loại chè có chất lượng trung bình.
Tại thị trường Châu Âu, các nước Đức, Anh, Nga đều có xu hướng tăng nhu cầu
tiêu dùng chè. Ngay từ những tháng đầu năm 2012, người dân rại thị trường này đã có
xu hướng chuyển từ các loại đồ uống khác san các loại sản phẩm từ các loại chè truyền
thống, chè uống liền, chè chế biến đặc biệt. Như tại Nga, một trong những nước tiêu
thị chè lớn nhất trên thê giới với mức tiêu thụ trung bình 1kg chè.người/năm.
13. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam.
Chè được trồng lâu đời ở nước ta, nhưng việc sản xuất rộng rãi bắt đầu từ thế kỷ
20, khi người Pháp trồng và chế biến chè ở Việt Nam. Năm 1982 nhờ có sự thay đổi
SVTH: Nguyễn Chí Tuấn
xxv

×