Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển ngành thuỷ sản hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.96 KB, 114 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ TUẤN ANH

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG,
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGÀNH THUỶ SẢN HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2018

e


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ TUẤN ANH

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG,
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGÀNH THUỶ SẢN HÀ GIANG
Ngành: Phát triển Nông thôn
Mã ngành: 8.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỮU THỌ

THÁI NGUYÊN - 2018

e


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc
thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã
được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố.

Hà Giang, ngày 22 tháng 04 năm 2018
Tác giả luận văn

Đỗ Tuấn Anh

e


ii
LỜI CẢM ƠN
Để luận văn này đạt kết quả tốt đẹp, tôi đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp
đỡ của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép
tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều
kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Trước hết tôi xin gởi tới các thầy cô Khoa Kinh tế và Phát triển Nơng thơn,
Phịng đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên lời chào trân trọng, lời

chúc sức khoẻ và lời cảm ơn sâu sắc. Với sự quan tâm, dạu dỗ, chỉ bảo tận tình, chu
đáo của thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc học tập, trang bị kiến thức để
tơi hồn thành luận văn.
Đặc biệt tơi xin chân thành bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy
Nguyễn Hữu Thọ, Tiến sỹ - Trưởng Phịng Khoa học Cơng nghệ và Hợp tác Quốc
tế - Trường Đại học Nông Lâm Thái Ngun đã tận tình hướng dẫn trong suốt q
trình hồn thành đề tài nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến các cán bộ, các phịng ban Sở Nơng nghiệp
và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, Trung tâm thủy sản, Cục thống kê, Sở Tài
nguyên Môi trường đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tư liệu, số liệu tham khảo q
báu, hữu ích để tơi hồn thành tốt luận văn.
Bên cạnh đó, tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của những
đồng nghiệp làm việc tại Trung tâm Thuỷ sản Hà Giang để tôi có thời gian tìm hiểu
và hồn thành đề tài luận văn của mình.
Cuối cùng, xin cám ơn gia đình và những người thân đã động viên giúp đỡ
tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện luận văn khơng tránh khỏi sai sót mong nhận được
sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của q thầy cơ để tơi có điều kiện bổ sung, nâng cao ý
thức của mình, phục vụ công tác thực tế tốt hơn.
Tác giả luận văn
Đỗ Tuấn Anh

e


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii

MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ...................................................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết........................................................................................................... 1
2. Mục tiêu................................................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 3
1.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ Thủy sản .......................................................... 3
1.1.2. Khai thác thủy sản ............................................................................................. 5
1.1.3. Chế biến thủy sản .............................................................................................. 5
1.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thủy sản ...................... 5
1.2.1. Nhân tố tự nhiên ................................................................................................ 6
1.2.2. Chủ trương chính sách phát triển thuỷ sản........................................................ 7
1.2.3. Nguồn lao động ................................................................................................. 9
1.2.4. Nguồn vốn đầu tư cho ngành thuỷ sản ............................................................ 10
1.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật .................................................................................... 10
1.2.6. Thị trường........................................................................................................ 12
1.3. Khái quát tình hình phát triển thủy sản trên thế giới và ở Việt Nam ................. 12
1.3.1. Khái quát tình hình phát triển thuỷ sản trên thế giới...................................... 12
1.3.2. Khái quát tình hình phát triển thuỷ sản tại Việt Nam ..................................... 15

e


iv
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 19

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 19
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 19
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 19
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 19
2.3.2. Phương pháp thống kê..................................................................................... 21
2.3.3. Phương pháp phân tích SWOT ....................................................................... 21
2.3.4. Phương pháp dự báo........................................................................................ 21
2.3.5. Phương pháp tổng hợp tài liệu ........................................................................ 21
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 22
3.1. Khái quát về tỉnh Hà Giang ................................................................................ 22
3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 22
3.1.2. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................... 23
3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất .................................................................................... 26
3.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 28
3.2. Tiềm năng ngành thuỷ sản tại Hà Giang ............................................................ 30
3.2.1. Tài nguyên nước.............................................................................................. 30
3.2.2. Nguồn lợi thủy sản .......................................................................................... 34
3.2.3. Các yếu tố môi trường ..................................................................................... 36
3.2.4. Nguồn lao động ............................................................................................... 36
3.2.5. Vốn đầu tư cho sản xuất .................................................................................. 37
3.2.6. Cơ sở vật chất kĩ thuật ..................................................................................... 37
3.2.7. Thị trường tiêu thụ .......................................................................................... 38
3.3. Đánh giá hiện trạng phát triển thủy sản tại tỉnh Hà Giang từ năm 2013 - 2017 ....... 38
3.3.1. Hiện trạng về tổ chức bộ máy quản lý thuỷ sản .............................................. 38
3.3.2. Tình hình sản xuất giống thuỷ sản trên địa bàn tỉnh ....................................... 39
3.3.3. Tình hình cung ứng giống thuỷ sản tại Hà Giang ........................................... 41
3.3.4. Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản tại Hà Giang .................................................. 43


e


v
3.3.5. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ............................................................. 61
3.3.6. Chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản ................................................................ 64
3.3.7. Kết quả điều tra thực trạng NTTS của các hộ trong tỉnh .................................... 66
3.3.8. Đánh giá chung về hiện trạng ngành thuỷ sản tại tỉnh Hà Giang ................... 68
3.4. Dự báo xu thế phát triển thủy sản trên thế giới và ở Việt Nam ......................... 70
3.4.1. Trên thế giới .................................................................................................... 70
3.4.2. Ở Việt Nam ..................................................................................................... 70
3.5. Quan điểm và định hướng phát triển ngành thủy sản Việt Nam và ở Hà Giang ...... 71
3.5.1. Quan điểm phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam ............................................. 71
3.5.2. Quan Điểm phát triển thuỷ sản tại Hà Giang .................................................. 71
3.5.3. Định hướng phát triển thuỷ sản Hà Giang ...................................................... 72
3.6. Quy hoạch ngành thuỷ sản tại Hà Giang .............................................................. 73
3.6.1. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản ......................................................................... 73
3.6.2. Quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ............................................ 78
3.6.3. Quy hoạch bố trí các vùng sản xuất tập trung .................................................... 79
3.6.4. Quy hoạch cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá ........................................ 80
3.7. Giải pháp phát triển thuỷ sản tại Hà Giang ........................................................ 81
3.7.1. Giải pháp về giống thủy sản .............................................................................. 81
3.7.2. Giải pháp về sản xuất và cung ứng thức ăn .................................................... 82
3.7.3. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm thủy sản ........................................................... 82
3.7.4. Giải pháp về khoa học công nghệ và công tác khuyến ngư................................ 83
3.7.5. Giải pháp cơ chế, chính sách ............................................................................. 85
3.7.6. Giải pháp về quản lý môi trường ....................................................................... 86
3.7.7. Giải pháp về công tác quản lý sản xuất ............................................................. 87
3.7.8. Giải pháp về khai thác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.......................... 88
3.7.9. Giải pháp về hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thủy sản và

đào tạo phát triển nguồn nhân lực ............................................................................... 88
3.7.10. Giải pháp về vốn ............................................................................................. 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 95
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 96

e


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ

Bình quân

BTC

Bán thâm canh

BVMT

Bảo vệ mơi trường

DT

Diện tích

FAO

Tổ chức lương nơng thế giới


HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NN &PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NS

Năng suất

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

QC

Quảng canh

QCCT

Quảng canh cải tiến

SL


Sản lượng

TC

Thâm canh

TP

Thành phố

TS

Thuỷ sản

UBND

Uỷ ban nhân dân

e


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1:

Thu thập số liệu thứ cấp ...................................................................... 20

Bảng 2.2:


Thu thập số liệu sơ cấp ........................................................................ 20

Bảng 3.1:

Diện tích các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2016 .............. 27

Bảng 3.2:

Tiềm năng nguồn nước các sông trên địa bàn tỉnh Hà Giang ............. 32

Bảng 3.3:

Tiềm năng hồ chứa của các huyện và thành phố có khả năng
ni trồng thủy sản .............................................................................. 33

Bảng 3.4:

Tình hình sản xuất giống thuỷ sản tại Trung tâm thuỷ sản giai
đoạn 2013- 2017 .................................................................................. 39

Bảng 3.5:

Tình hình sản xuất giống của hộ dân phối hợp với Trung tâm
Thuỷ sản .............................................................................................. 40

Bảng 3.6:

Tình hình cung ứng giống tại Trung tâm Thuỷ sản giai đoạn
2013- 2017........................................................................................... 41


Bảng 3.7:

Tình hình cung ứng giống của cơ sở tư nhân trong tỉnh năm 2017 .... 42

Bảng 3.8:

Giá bán một số loại thuỷ sản tại Trung tâm thuỷ sản và cơ sở
Nghi Loan - huyện Bắc Quang ............................................................ 42

Bảng 3.9:

Diện tích ni trồng thủy sản phân theo các huyện giai đoạn
2013-2017 ............................................................................................ 43

Bảng 3.10:

Diện tích ni trồng thuỷ sản phân loại theo loài thuỷ sản giai
đoạn 2013 - 2017 ................................................................................. 44

Bảng 3.11:

Sản lượng thủy sản chia theo huyện giai đoạn 2013 - 2017 ............... 44

Bảng 3.12:

Phân loại sản lượng thuỷ sản tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 - 2017 .... 45

Bảng 3.13:

Giá trị sản xuất thuỷ sản tình Hà Giang giai đoạn 2012 -2016 so

với năm 2006 ....................................................................................... 46

Bảng 3.14.

So sánh hiện trạng thuỷ sản tại Hà Giang và một số tỉnh khác ........... 46

Bảng 3.15:

Diện tích, năng suất, sản lượng ni ao hồ nhỏ năm 2017 ................. 47

Bảng 3.16:

Tổng hợp diện tích các đối tượng nuôi tại tỉnh Hà Giang năm 2017 ........ 48

Bảng 3.17:

Diện tích, năng suất, sản lượng ni cá ruộng năm 2012, năm 2017...... 49

Bảng 3.18:

Diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên hồ thủy
lợi năm 2017 ........................................................................................ 50

e


viii
Bảng 3.19:

Số lượng lồng, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản lồng bè

năm 2017 ............................................................................................. 51

Bảng 3.20:

Diện tích ni trồng các loài thuỷ sản khác tại Hà Giang năm 2017........ 52

Bảng 3.21:

Công tác khuyến ngư tại Hà Giang giai đoạn 2012 - 2017 ................. 57

Bảng 3.22:

Sản lượng khai thác thuỷ sản phân theo huyện thành phố giai
đoạn 2013 -2017 .................................................................................. 61

Bảng 3.23:

Số lượng tàu thuyền khai thác thuỷ sản tại Hà Giang năm 2017 ........ 62

Bảng 3.24:

Thành phần loài khai thác chia theo địa phương năm 2017................ 63

Bảng 3.26:

Giá một số mặt hàng thuỷ sản trên thị trường tháng 12 năm 2017 ..... 65

Bảng 3.27:

Cơ cấu dân tộc phân theo kinh tế hộ ................................................... 66


Bảng 3.28:

Cơ cấu ngành nghề và kinh tế phân theo kinh tế hộ ........................... 66

Bảng 3.29:

Tuổi, học vấn, nhân khẩu, lao động phân theo kinh tế hộ................... 67

Bảng 3.30:

Tổng hợp một số yếu tố trong NTTS của các hộ điều tra ................... 67

Bảng 3.31.

Những khó khăn trong NTTS của các hộ điều tra .............................. 68

Bảng 3.33:

Quy hoạch diện tích, năng suất, sản lượng ao, hồ nhỏ nuôi chuyên
thủy sản đến năm 2025 chia theo địa phương ........................................... 73

Bảng 3.34:

Quy hoạch diện tích hồ thủy lợi ni thủy sản đến năm 2025
theo hình thức ni .............................................................................. 74

e



ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 3.1.

Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang ......................................................... 22

Sơ đồ 3.1: Hệ thống tổ chức bộ máy ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Hà Giang ......... 38

e


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta và ngày
càng có vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thủy sản không chỉ là cung
cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân Việt Nam, mà cịn là
ngun liệu quan trọng cho cơng nghiệp chế biến thực phẩm và làm hàng xuất khẩu.
Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đã và đang góp phần quan trọng trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh thực phẩm, nguyên liệu cho chế biến,
tạo thêm việc làm và xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông
thôn ở nhiều địa phương của nước ta.
Việt Nam là một quốc gia có mạng lưới sơng ngịi chằng chịt, có nhiều hồ
thuỷ điện, hồ tự nhiên và hồ nhân tạo tương đối lớn. Đó là một trong những điều
kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
So với các tỉnh miền núi phía bắc, Hà Giang là tỉnh có nhiều sơng suối ao
hồ, diện tích ni trồng thuỷ sản khoảng 2.000 ha. Nguồn nước trong sạch chưa
bị ơ nhiễm do trong tỉnh có ít nhà máy, khu cơng nghiệp. Hình thức và đối tượng
ni rất đa dạng như các lồi truyền thống gồm trắm cỏ, chép, trơi Ấn Độ và cá
mè, các lồi cá ngoại nhập như: cá rơ phi đơn tính, rơ phi Đường Nghiệp, các

loài thuỷ đặc sản: baba, ếch Thái Lan, lươn; các loài bản địa quý hiếm: Cá Bỗng,
Rầm xanh, Lăng, Chiên…;các loài cá nước lạnh: Cá Hồi và cá Tầm. Năm 2017,
sản lượng NTTS tỉnh Hà Giang đạt khoảng 2.000 tấn, giá trị sản xuất thuỷ sản
đạt trên 80 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển thủy sản chưa tương
xứng với tiềm năng của tỉnh, ngành thủy sản Hà Giang cịn gặp nhiều khó khăn
như: Diện tích ao ni của các hộ nhỏ lẻ, manh mún, kỹ thuật nuôi lạc hậu, vốn
đầu tư thấp…chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành thủy sản. Vì vậy,
cần có những nghiên cứu để đánh giá đúng tiềm năng và thực trạng phát triển
thủy sản để đề xuất những giải pháp phát triển có hiệu quả và bền vững, góp
phần làm cho thủy sản thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Với lý do trên, tôi chọn đề tài: “Đánh giá tiềm năng, thực trạng và giải pháp
phát triển ngành thuỷ sản Hà Giang” để làm luận văn tốt nghiệp Cao học của mình.

e


2
2. Mục tiêu
- Phân tích được thực trạng phát triển thủy sản ở tỉnh Hà Giang giai đọan
2013 -2017.
- Xác định được các tiềm năng phát triển thủy sản của tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất được các giải pháp thực hiện nhằm phát triển ngành thuỷ sản tại
Hà Giang.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Tiềm năng và thực trạng ngành thuỷ sản tại Hà Giang như: NTTS, khai thác
thuỷ sản, chế biến thuỷ sản…
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Vận dụng lý luận phát triển ngành kinh tế quốc dân vào phát triển lĩnh vực
thuỷ sản với những đặc thù của địa phương.
- Các giải pháp được kiến nghị dựa trên tính đặc thù của địa phương sẽ

hứa hẹn có hữu ích cho hoạch định chính sách phát triển thuỷ sản của tỉnh Hà Giang.

e


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ Thủy sản
Thủy sản là những loại động vật sống dưới nước như cá, nhuyễn thể, giáp
xác,…có thể qua hay khơng qua khâu ni trồng và dùng làm thực phẩm.
Thủy sản là nguồn tài nguyên có thể tái tạo và có giá trị kinh tế rất lớn. Có
nhiều tiềm năng để phát triển ni trồng thuỷ sản ở khắp mọi nơi trên trái đất cả về
nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Ngành Thuỷ sản là một ngành kinh tế
kĩ thuật đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang những tính chất công
nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, cấu thành một hệ thống thống nhất có
liên quan chặt chẽ và hữu cơ với nhau.[10]
Thủy sản sống là động vật thủy sản còn sống, hoặc đang giữ ở trạng thái tiềm sinh.
Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển
thủy sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản;
dịch vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
1.1.1.1. Nuôi trồng thủy sản
a. Khái niệm về nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản (tiếng Anh: aquaculture) là nuôi các thủy sinh vật trong
môi trường nước ngọt, lợ và mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào qui trình ni
nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể. [10]
Tuy nhiên, khi nói về ni trồng thủy sản cũng có thể phân chia chúng
thành các nhóm khác nhau:
- Theo kỹ thuật nuôi hay hệ thống nuôi, gồm: nuôi ao, nuôi lồng (bè), nuôi

nước chảy, nuôi đăng quầng,…
- Theo đối tượng nuôi, gồm: nuôi cá, nuôi tôm,…
- Theo môi trường nuôi, gồm: nuôi nước ngọt, nước lợ, nuôi nước mặn,…
- Theo tính chất mơi trường, gồm: ni vùng nước lạnh, nuôi vùng nước ấm,
nuôi vùng cao, nuôi vùng đồng bằng, nuôi ven biển,…

e


4
Theo cách hiểu khác, NTTS là những tác động bất kỳ nào của con người làm
cải thiện sự sinh trưởng của một sinh vật nào đó trong một diện tích ao ni nào đó.
Có tác giả lại cho rằng NTTS là một hay nhiều tác động (của con người)
làm ảnh hưởng đến chu kì sống tự nhiên của một sinh vật nào đó.
Một số tác giả quan niệm NTTS đơn giản hơn, đó là ni hay canh tác động và
thực vật dưới nước do xuất xứ từ thật ngữ aqua (nước) + culture (nuôi). [10]
b. NTTS bền vững chỉ các hoạt động nuôi trồng mang lại phúc lợi kinh tế
cho con người, có tác động tốt về mặt xã hội và hiệu quả việc sử dụng nguồn lợi tự
nhiên. Trong phát triển NTTS bền vững môi trường và nguồn lợi thủy sản được sử
dụng hợp lí, khơng gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đáp ứng được nhu cầu của thế
hệ người tiêu dùng sản phẩm thủy sản nuôi trên tồn thế giới. [10]
c. Diện tích mặt nước NTTS là diện tích đã được sử dụng cho hoạt động
NTTS tính cả diện tích bờ bao; đối với diện tích ươm, ni giống thủy sản thì bao
gồm cả diện tích phụ trợ cần thiết như ao lắng lọc, ao xả. Chỉ tiêu này khơng bao
gồm diện tích đất có mặt nước chuyên dùng vào việc khai thác nhưng được tận
dụng NTTS như hồ thủy lợi, thủy điện. [10]
d. Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có
giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển
nguồn lợi thủy sản. [10]
e. Tái tạo nguồn lợi thủy sản là quá trình tự phục hồi hoặc hoạt động làm

phục hồi, gia tăng nguồn lợi thủy sản. [10]
Tóm lại, ngành thủy sản bao gồm: nuôi trồng và đánh bắt, là việc tiến hành
khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán,
xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong các hoạt động thủy sản; điều tra, bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
1.1.1.2. Các hình thức NTTS chủ yếu
a. Ni ao
Là các hình thức ni các lồi thủy sản trong ao đất (ao nằm trong đất liền).
Có nhiều loại ao khác nhau được thiết kế cho nuôi thủy sản như ao cho cá đẻ, ao
ương cá bột, ao nuôi cá thương phẩm,…

e


5
b. Ni mặt nước lớn
Là các hình thức ni các loài thủy sản trong các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện có
diện tích lớn. Hình thức ni chủ yếu là ni quảng canh, sản lượng thấp.

.

c. Ni lồng
Là hình thức ni các loài thủy sản trong các lồng làm bằng lưới có kích
thước rất khác nhau trên sơng, hồ chứa hay hồ thuỷ điện.
d. Ni ruộng
Là hình thức ni các lồi thuỷ sản kết hợp với trồng lúa trong ruộng.
e. Nuôi bể
Là hình thức ni các đối tượng thuỷ sản trong bể xi măng, hay bể lót bạt
như: Cá Hồi, cá Tầm, baba…
1.1.2. Khai thác thủy sản

Khai thác thủy sản (KTTS) là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển,
sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác.
Tàu cá là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác chuyên dùng cho khai thác,
nuôi trồng, bảo quản, chế biến thủy sản. [10]
1.1.3. Chế biến thủy sản
Công nghiệp chế biến là hoạt động nối tiếp sản phẩm của ngành khai thác, nó
khơng chỉ bảo tồn, giữ gìn chất lượng ngun liệu mà còn nâng cao giá trị và tạo ra
những sản phẩm có giá trị sử dụng cao. Nhờ đó, mà khả năng đáp ứng nhu cầu, thị
hiếu thị trường tốt hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn. [10]
1.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thủy sản
Tăng trưởng và phát triển kinh tế thủy sản bao gồm sự tăng lên về qui mô sản
lượng theo thời kỳ và sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội trong ngành. Để tạo ra được
sự tăng trưởng và phát triển, các yếu tố nguồn lực phải được sử dụng ngày càng tăng
về số lượng và chất lượng. Các nguồn lực thủy sản bao gồm: nhóm nguồn lực tự
nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội. Mỗi nguồn lực có vai trị nhất định và tác động
mạnh đối với sự phát triển ngành thủy sản.

e


6
1.2.1. Nhân tố tự nhiên
Nhân tố tự nhiên là cơ sở, là tiền đề cho sự phát triển của ngành thủy sản. Trong
nhóm nhân tố tự nhiên thì diện tích mặt nước (thủy vực), khí hậu là nhân tố có ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản.
1.2.1.1. Diện tích mặt nước (thủy vực)
Diện tích mặt nước (thủy vực) được xem là tư liệu sản xuất chủ yếu và
không thể thay thế được trong hoạt động NTTS. Diện tích mặt nước bao gồm ao,
hồ, sơng, đầm, mặt nước ruộng trũng, biển,…nói chung là các loại hình mặt nước
được sử dụng vào mục đích NTTS.

1.2.1.2. Khí hậu
Đối tượng sản xuất của ngành NTTS là những sinh vật sống, chịu tác động
của các điều kiện tự nhiên: khí hậu, thời tiết, nguồn nước, địa hình nơi sản xuất.
- Khí hậu, thời tiết: những vùng NTTS thích hợp nhất nằm trong khu vực khí
hậu nhiệt đới, á nhiệt đới nóng ẩm và một số nơi pha chút khí hậu ơn đới. Tài
ngun khí hậu thực sự quan trọng và đã trở thành một yếu tố đầu vào thuận lợi cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh thuỷ sản, như một món quà tặng của tự nhiên
cho con người.
Q trình sinh trưởng và phát triển của các lồi thuỷ sản chịu ảnh hưởng rất
lớn của điều kiện khí hậu, nhất là yếu tố nhiệt độ môi trường sống. Hiện nay người
ta chia các loài thủy sản thành 2 nhóm chính là: nhóm thuỷ sản nước lạnh (cold
water species) và nhóm thuỷ sản nhiệt đới (tropical species). Nhóm thuỷ sản nước
lạnh có khả năng chịu được nhiệt độ rất thấp và có thể sống qua mùa đơng (như cá
hồi, cá Tầm). Nhóm thuỷ sản nhiệt đới là những lồi sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới
và có thể chịu đựng được nhiệt độ cao (như cá rô phi, cá chép,…).
1.2.1.3. Nguồn lợi thủy sản
Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có
giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và
phát triển nguồn lợi thủy sản, bao gồm các lồi cá, nhóm nhuyễn thể, nhóm
giáp xác, nhóm thực vật…

e


7
1.2.2. Chủ trương chính sách phát triển thuỷ sản
Các chính sách và thể chế có liên quan chặt chẽ đến phát triển NTTS như các
vấn đề về kinh tế, thương mại, xuất khẩu thủy sản, hoặc vấn đề quản lí và sử dụng
lĩnh vực sản xuất kinh doanh thủy sản, các dịch vụ phục vụ cho NTTS như sản xuất
và kinh doanh con giống thủy sản, các loại hóa chất, kháng sinh và các chế phẩm

sinh học cho NTTS, các chính sách về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni, chính
sách khuyến nơng - khuyến ngư, chính sách về vốn, tín dụng…cho NTTS.
Nhìn chung, những chính sách đều có tác dụng thúc đẩy quá trình tăng
trưởng và phát triển của NTTS nhằm mục đích tăng hiệu quả kinh tế từ NTTS, tạo
nguyên liệu sạch và an toàn cho chế biến xuất khẩu, tăng cường sự đóng góp của
ngành thủy sản vào tổng thu nhập của ngành thủy sản cũng như nền kinh tế quốc
dân. Những chính sách này khi được thực thi có hiệu quả thì đều có tác dụng tăng
hiệu quả sản xuất của các hoạt động sản xuất và kinh doanh thủy sản, tạo điều kiện
cho người ni mở rộng mơ hình sản xuất và tạo thêm việc làm cho người dân, gián
tiếp góp phần xóa đói giảm nghèo cho các vùng nơng thơn.
1.2.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phát triển thủy sản ở Việt Nam
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI xác định: “Khai thác bền
vững, có hiệu quả nguồn lợi thủy sản, phát triển đánh bắt xa bờ, gắn với đảm bảo
quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường biển. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo
quy hoạch, tập trung vào những sản phẩm, có thế mạnh, có giá trị cao; xây dựng
đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng nuôi; đẩy mạnh áp dụng những tiến bộ khoa học và
công nghệ vào sản xuất và chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh
và đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng ngành thủy sản Việt Nam
đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. (tr.115) - Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc
lần thứ XI, NXB, Chính trị Quốc gia, Hà Hội, 2011. [15]
Ngày 16/9/2010 Chính phủ banh hành quyết định 1690/QĐ-TTg phê duyệt
Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, mục tiêu của chiến lược:
“Phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín,
có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy
lợi thế của một ngành sản xuất - khai thác tài nguyên tái tạo, lợi thế của nghề cá
nhiệt đới, chuyển nghề cá nhân dân thành nghề cá hiện đại, tạo sự phát triển
đồng bộ, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước”.[6]

e



8
1 - Căn cứ Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 được Quốc hội Nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;
2 - Thông tư 16/2015/TT-BNNPTNT ngày 10/4/2015 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc ban hành qui chuẩn kỹ thuật quốc qua về điều kiện nuôi thuỷ sản.
3 - Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản
lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện.
4 - Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số
chính sách phát triển Thủy sản.
5 - Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020.
6 - Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng
Chính Phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
đến năm 2020.
7 - Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030;
8 - Quyết định số 2310/QĐ-BNN-CB ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Bộ
Nông nghiệp về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc
đến năm 2020.
9 - Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và
giống thủy sản đến năm 2020
10 - Thông tư 47/TT-BNNPTNT, ngày 08/11/2013 hướng dẫn việc chuyển
đổi đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp NTTS trên đất trồng lúa.
11 - Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ Nông
Nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
12 - Quyết định số 3195/QĐ-BNN-TCTS ngày 11/08/2015 của Bộ trưởng

Bộ Nông nghiệp và PTNT v/v Phê duyệt Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

e


9
13 - Quyết định số 1639/QĐ-BNN-TCTS ngày 6/5/2016 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT v/v Phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi đến năm
2020, định hướng đến năm 2030.
14 - Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 02/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Hà Giang.
1.2.2.2. Chủ trương chính sách phát triển thuỷ sản tại tỉnh Hà Giang
15 - Công văn 3692-CV/TU ngày 24/01/2018 của tỉnh uỷ về việc xây dựng
chương trình tổng thể phát triển thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
16 - Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 04/11/2017 của UBND tỉnh về việc
phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2025 và định
hướng đến năm 2030.
17 - Quyết định số 2457/QĐ-UBND ngày 22/11/2017 của UBND tỉnh về
việc phê duyệt Đề cương Tái cơ cấu lĩnh vực Thuỷ sản theo hướng giá trị gia tăng
và phát triển bền vững tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018 -2020 và định hướng đến năm 2030.
Nhìn chung, có thể khẳng định rằng, các chương trình, các chính sách của
chính phủ ban hành đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy hoạt động sản
xuất NTTS, đã đáp ứng nhu cầu phát triển thủy sản của cả nước theo hướng phát
triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm sản xuất và ổn định
đời sống nhân dân.
1.2.3. Nguồn lao động
Là yếu tố quan trọng hàng đầu trong mọi hoạt động sản xuất thuỷ sản. Họ
vừa là lực lượng lao động trực tiếp trong ngành thuỷ sản, vừa là lực lượng tiêu thụ
sản phẩm thuỷ sản. Lao động thuỷ sản gắn liền với lao động nông thôn và nông

nghiệp. Do đặc điểm tính chất kinh tế - xã hội của các tổ chức sản xuất thuỷ sản,
chủ yếu là kinh tế hộ, tư nhân và tập thể nên lực lượng lao động bao gồm cả những
người ngồi tuổi lao động mà có khả năng tham gia sản xuất. Lao động trong ngành
thuỷ sản bao gổm:
- Lao động thuỷ sản chuyên nghiệp là những người có thu nhập chủ yếu từ
hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến hoặc dịch vụ hậu cần thuỷ sản.

e



×