Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thăng huy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.74 KB, 36 trang )

HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
PHẦN MỞ ĐẦU
Trước đây trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, mọi hoạt
động của doanh nghiệp đều phải tuân theo kế hoạch của nhà nước giao. Ba
vấn đề cơ bản của sản xuất kinh doanh là sản xuất cái gì?, sản xuất cho ai?
và sản xuất như thế nào? đều do nhà nước chỉ định sẵn chứ doanh nghiệp
không có quyền chủ động xây dựng. Do vậy các doanh nghiệp thường
không coi trọng hiệu quả kinh tế và hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.
Khi có chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ
mô của nhà nước thì mọi doanh nghiệp phải tự chủ về mặt tài chính, tự
xây dựng phương án kinh doanh, tự tìm đầu vào và đầu ra, tự chịu trách
nhiệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Dưới tác
động của quy luật kinh tế trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển thì phải sử dụng các nguồn lực của mình một cách có
hiệu quả nhất, coi hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu, thực sự chú
trọng hạch toán kinh tế, đảm bảo nguyên tắc lấy thu bù chi và có lợi
nhuận.
Hiệu quả kinh doanh là kết quả của quá trình lao động của con
người, là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh
doanh, giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, là nguồn mang lại
thu nhập cho người lao động đồng thời là nguồn tích luỹ cơ bản để thực
hiện tái sản xuất xã hội. Có thể nói hiệu quả kinh doanh là việc tạo ra
nhiều lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực đối với toàn xã
hội, doanh nghiệp và với từng cá nhân người lao động.
Xuất phát từ những ý nghĩa đó mà cần phải tạo ra lợi nhuận và tìm
mọi cách để tăng lợi nhuận. Việc phấn đấu tăng lợi nhuận không chỉ là vấn
Sinh viên: Hà Quang Trung
Lớp: QTKD K39
1
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
đề quan tâm của doanh nghiệp mà còn là của toàn xã hội cũng như các


nhân mỗi người lao động. Đó là một đòi hỏi tất yếu và bức thiết hiện nay.
Do vậy, hiện nay hơn bao giờ hết các doanh nghiệp phải giải quyết
bằng được vấn đề làm thế nào để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh
doanh và có lợi nhuận. Trước hết là để không bị phá sản và sau đó là để
phát triển quy mô kinh doanh, chiến thắng đối thủ cạnh tranh, nâng cao uy
tín, thế lực của doanh nghiệp trên thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của hiệu quả kinh doanh đối với sự
thành công của doanh nghiệp, tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả sản xuất kinh
doanh tại công ty Cổ phần Thăng Huy”.
Bài báo cáo gồm hai phần chính:
Chương 1. Giới thiệu tổng quan về công ty
Chương 2. Phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công
ty
Sinh viên: Hà Quang Trung
Lớp: QTKD K39
2
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG
HUY
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: THANG HUY JOINT
STOCK COMPANY
Tên công ty viết tắt: THANG HUY JSC.,CO
Mã số doanh nghiệp: 0200647789
Đăng ký kinh doanh lần đầu, ngày 19 tháng 09 năm 2005. Đăng ký
thay đổi lần 1, ngày 15 tháng 12 năm 2009.
Địa chỉ trụ sở chính: Số 228 Tôn Đức Thắng, phường Lam Sơn,
quận Lê Chân, Hải Phòng
Địa điểm kinh doanh công ty Cổ phần Thăng Huy – Xưởng sản xuất

giấy và gia công cơ khí
Địa chỉ: Cụm Văn Tràng 1, thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão, Hải
Phòng
Điện thoại: 0313. 857732
Ngàng nghề kinh doanh:
- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm giấy tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu
- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy, đường bộ, bốc xếp
và cho thuê bến bãi.
- Dịch vụ thương mại xuất nhập khẩu
- Gia công và kinh doanh sản xuất cơ khí
Vốn điều lệ: 2.500.000.000 đồng
Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng
Sinh viên: Hà Quang Trung
Lớp: QTKD K39
3
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
Số cổ phần và giá trị cổ phần đã góp: Số cổ phần: 25.000 cổ phần
Trị giá cổ phần: 2.500.000.000 đồng
1.2. Cơ cấu tổ chức
Sinh viên: Hà Quang Trung
Lớp: QTKD K39
4
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
Sinh viên: Hà Quang Trung
Lớp: QTKD K39
5
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
Sơ đồ cơ cấu bộ máy của công ty Cổ phần Thăng Huy
Sinh viên: Hà Quang Trung

Lớp: QTKD K39
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
Phòng bảo
đảm chất
lượng - QMR
PHÒNG
KẾ
TOÁN-
TỔNG
HỢP
PHÂN
XƯỞNG
SẢN
XUẤT
CƠ KHÍ
PHÒNG
KỸ
THUẬT
PHÂN
XƯỞNG
SẢN
XUẤT
GIẤY
PHÒNG
KINH
DOANH
Quản lý & pt
nguồn nhân lực
Tài chính – kế toán

Quản lý hành
chính
Kê hoạch & điều
hành sản xuất
Bảo đảm chất
lượng
Nghiên cứu & pt
sản phẩm mới
Dịch vụ kỹ thuật
Bảo dưỡng & sửa
chữa thiết bị
Giao
hàng &
quản lý
hàng tồn
kho
Kế hoạch
& điều
hành tiêu
thụ, pt thị
trường
6
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty,
có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến
hoạt động của Công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội
đồng cổ đông). Số thành viên của Hội đồng quản trị có 05 thành viên,
nhiệm kỳ tối đa của mỗi thành viên là 5 năm.
Ban Giám đốc: Lập chính sách, mục tiêu chất lượng, phê duyệt Sổ
tay chất lượng. Cung cấp nguồn lực cần thiết để duy trì Hệ thống quản lý

chất lượng. Chỉ định một đại diện lãnh đạo chịu trách nhiệm về việc duy
trì Hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo chính sách chất lượng, các chế
định, các mục tiêu chất lượng được thấu hiểu và áp dụng tại mọi vị trí
công tác của cán bộ công nhân viên trong công ty. Điều hành các cuộc
xem xét của lãnh đạo về Hệ thống quản lý chất lượng. Phân công trách
nhiệm cho các Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, trưởng phòng ban, phân
xưởng trong việc điều hành sản xuất kinh doanh. Trực tiếp chỉ đạo công
tác kinh doanh, tài chính kế toán, kế hoạch vật tư, tổ chức cán bộ và thị
trường.
Phòng Kinh doanh: Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch cung cấp,
tiêu thụ sản phẩm. Dự đoán nhu cầu thị trường và xúc tiến phát triển mở
rộng thị trường. Tiếp nhận nhu cầu và ý kiến khách hàng có đề xuất với
lãnh đạo để giải quyết hợp lý nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng. Lập
các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trình Tổng Giám đốc phê duyệt. Tổ chức
tốt việc xếp dỡ, vận chuyển, nhập kho, bảo toàn chất lượng sản phẩm
trong kho, định kỳ kiểm soát tồn kho theo qui định (kể cả các cửa hàng,
đại lý). Tổ chức giao hành theo yêu cầu của khách hàng. Có kế hoạch nâng
cao trình độ nhân viên phù hợp với đòi hỏi của thị trường tiêu thụ sản
phẩm và xu hướng phát triển sản phẩm của công ty.
Sinh viên: Hà Quang Trung
Lớp: QTKD K39
7
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
Phòng đảm bảo chất lượng (QMR): Xây dựng, duy trì áp dụng Hệ
thống quản lý chất lượng tại các phòng ban, phân xưởng trong công ty.
Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các cuộc đánh giá nội bộ trong công ty.
Thực hiện kiểm soát tài liệu và hồ sơ chất lượng toàn công ty. Kiểm soát
nguyên liệu, sản phẩm trong công ty, và tái nhập sản phẩm.Thực hiện nhập
sản phẩm hàng ngày và theo dõi chất lượng sản phẩm lưu kho. Thực hiện
kiểm soát sản phẩm không phù hợp, giải quyết ý kiến phản ảnh, đề xuất

với lãnh đạo để có hành động khắc phục, hành động phòng ngừa hoặc cải
tiến. Lập hồ sơ chất lượng sản phẩm khi giao cho bên ngoài. Báo cáo trực
tiếp QMR và Tổng Giám đốc công ty định kỳ hoặc đột xuất về tình hình
thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng và các vấn đề liên quan đến chất
lượng sản phẩm.
Phòng kỹ thuật: Căn cứ kế hoạch sản xuất, xây dựng các kế hoạch
kỹ thuật gồm: chế thử sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, bảo
dưỡng, sửa chữa thiết bị, hiệu chuẩn kiểm định định kỳ thiết bị đo, kiểm
tra kể cả dự phòng đón trước yêu cầu của khách hàng. Lập các định mức
kinh tế kỹ thuật, các qui trình, hướng dẫn công nghệ, các công thức, định
mức sản xuất, các đặc tính kỹ thuật nguyên liệu, sản phẩm. Xây dựng tiêu
chuẩn phương pháp thử cho sản phẩm.Thường xuyên cập nhật các thông
tin chuyên ngành để cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm. Kiểm tra giám
sát thực hiện các công nghệ sản xuất. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu,
bán sản phẩm và sản phẩm. Tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng các
tài liệu, văn bản có liên quan đến định mức kỹ thuật, chất lượng, tiêu hao
nguyên liệu, nghiên cứu phát triển, đầu tư, sáng kiến, sáng tạo. Kết hợp
cùng phòng tổ chức, tham gia biên soạn tài liệu đào tạo và thực hiện kế
hoạch đào tạo trong toàn công ty. Báo cáo kết quả thử nghiệm, trình lãnh
Sinh viên: Hà Quang Trung
Lớp: QTKD K39
8
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
đạo phê duyệt. Quản lý phòng thử nghiệm, thiết bị thử nghiệm, xây dựng
kế hoạch bổ xung phát triển phòng thử nghiệm (kể cả nhân viên).
Phòng kế toán – tổng hợp: Lập kế hoạch lao động tiền lương, bảo
hiểm, an toàn, đào tạo, văn phòng để phục vụ cho yêu cầu sản xuất. Có đề
xuất phát triển dự phòng. Kiểm soát, kỷ luật lao động, vệ sinh môi trường.
Tổ chức tốt công tác bảo vệ an ninh và tài sản công ty, có phối hợp với các
ban ngành liên quan. Tổ chức, phổ biến và duy trì thực hiện các văn bản

pháp quy nhà nước có liên quan đến hành chính - nội chính, an toàn lao
động, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường. Phối hợp
với các phòng ban liên quan xây dựng và kiểm soát định mức lao động,
các hình thức trả lương cho phù hợp, trình lãnh đạo phê duyệt. Xây dựng
và giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế, kỷ luật lao động, đề xuất
khen thưởng, xử phạt trong quá trình thực hiện. Tham mưu cho Tổng
Giám đốc xây dựng các hệ thống nội quy, quy chế hoạt động của công ty.
Thực hiện công tác đời sống và sức khoẻ cho CBCNVC theo quy định của
công ty và có đề xuất cải tiến cho phù hợp. Thực hiện đào tạo chuyên
môn, nghiệp vụ cho CBCNV để đáp ứng với yêu cầu phát triển công ty.
Phân xưởng sản xuất giấy, cơ khí: Tổ chức thực hiện kế hoạch sản
xuất giấy, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị. Quản lý và sử dụng lao động hợp
lý, đảm bảo hoàn thành kế hoạch kể cả đột xuất hoặc dự phòng. Quản lý
và sử dụng các tài sản được giao. Bảo đảm an toàn về con người, máy móc
thiết bị. Kiểm tra phát hiện những hỏng hóc có thể xảy ra trong quá trình
sản xuất ở các thiết bị, đề xuất các giải pháp sửa chữa và xử lý với lãnh
đạo. Phối hợp với các phòng ban để tổ chức thực hiện tốt kế hoạch sản
xuất, bảo trì và chế tạo thiết bị, thực hiện các hoạt động cải tiến kỹ thuật
cơ điện.
Sinh viên: Hà Quang Trung
Lớp: QTKD K39
9
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
* Tình hình sản xuất
Sinh viên: Hà Quang Trung
Lớp: QTKD K39
10
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
BẢNG SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT

Chỉ tiêu 2009 2010 2011
So sánh
2010/2009
So sánh
2011/2010
Chênh
lệch
Tỷ lệ
%
Chênh
lệch
Tỷ lệ
%
Sản lượng kế
hoạch (tấn)
64440 65000 66000 560 100,87 1000 101,54
Sản lượng
thực tế (tấn)
63101 65324 73233 2223 103,52 7909 112,11
(Nguồn báo cáo sản xuất kinh
doanh)
Qua bảng trên ta có thể nhận thấy, tuy sản lượng giấy sản xuất có sự
biến động lên xuống giữa các năm song xu hướng đi lên vẫn là chính.
Điều này cho thấy rằng trong những năm gần đây công ty đã có cố gắng
rất nhiều trong việc ổn định sản xuất, đảm bảo cho sản xuất phát triển nhịp
nhàng cân đối tránh tạo ra những biến lớn không có lợi.
Tuy không thể phủ định cố gắng của công ty trong việc đảm bảo sản
xuất phát triển nhưng nếu đem so sánh sản lượng thực tế với kế hoạch ta
thấy có sự không đồng nhất giữa hai chỉ tiêu này, tỷ lệ giữa thực hiện và
kế hoạch lên xuống thất thường điều này cho thấy việc lập kế hoạch chưa

sát với thực tiễn mà công ty có thể đạt được.
* Tình hình kinh doanh
Sinh viên: Hà Quang Trung
Lớp: QTKD K39
11
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
BẢNG KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
Chỉ
tiêu
2009 2010 2011
So sánh So sánh
Chênh
lệch
Tỷ lệ
%
Chênh
lệch
Tỷ lệ
%
Sản
lượng
(tấn)
63101 65324 73233 2223 103,52 7909 112,11
Tiêu
thụ
(tấn)
62048 65947 71082 3899 106,28 5135 107,79
Doanh
thu
(1000đ)

618.297.056 694.341.732 793.175.000 76.044.676 112,3 98.833.268 114,2
Lợi
nhuận
(1000đ)
52.944.188 50.427.385 60.168.000 -2.516.803 95,2 9.740.615 119,3
(Nguồn báo cáo sản xuất kinh
doanh)
Trong những năm đầu sau khi mới được thành lập hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty phải tuân theo những chỉ tiêu pháp lệnh của
Nhà nước. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước công ty đã gặp không ít những khó khăn đặc biệt khi nền kinh tế
mở cửa giấy ngoại tràn lan làm cho ngành giấy lao đao. Tuy nhiên, bằng
những cố gắng của đội ngũ các cán bộ công nhân viên, công ty đã dần
dành lại chỗ đứng của mình trên thị trường.
Sinh viên: Hà Quang Trung
Lớp: QTKD K39
12
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
Qua số liệu tiêu thụ có thể thấy rằng công ty đã có cố gắng rất nhiều
trong việc tiêu thụ sản phẩm. Trong những năm gần đây sản lượng tiêu thụ
luôn ở mức cao so với mức sản xuất ra đặc biệt trong năm 2011 khi mà
sản lượng giấy vượt mức kế hoạch hơn 7.000 tấn nhưng do tổ chức tốt
công tác tiêu thụ nên sản lượng giấy tồn kho chỉ hơn 2.000 tấn.
Một chỉ tiêu khác phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty là
doanh thu. Trong những năm gần đây, doanh thu luôn có xu hướng tăng
lên năm sau cao hơn năm trước, doanh thu tăng một phần là do giá
tăng(Có những năm giá tăng đóng góp tới 53% mức tăng doanh thu) tuy
nhiên trong những năm gần đây giá giấy khá ổn định doanh thu tăng chủ
yếu là do số lượng tiêu thụ tăng.
Năm 2011 doanh thu là 793.175 triệu tăng 98.833 triệu đồng (tăng

14,23%) so với năm 2010. Lợi nhuận đạt 60.168 triệu đồng tăng 19,21 %
so với năm 2010.
Trong quá trình hoạt động công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
đối với ngân sách quốc gia.
Năm 2007 nộp ngân sách : 53,654 tỷ đồng
Năm 2008 nộp ngân sách : 59,499 tỷ đồng
Năm 2009 nộp ngân sách : 62,467 tỷ đồng
Năm 2010 nộp ngân sách : 69,484 tỷ đồng
Năm 2011 nộp ngân sách : 80,238 tỷ đồng
1.4. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật
* Tài sản hiện có của công ty
Sản phẩm chính công ty sản xuất là giấy tiêu dùng. Với hệ thống
máy móc được nhập khẩu từ Đài Loan với:
- Máy sản xuất giấy
Sinh viên: Hà Quang Trung
Lớp: QTKD K39
13
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
- Máy gia công
- Máy in
- Máy xén
Diện tích mặt bằng sử dụng của công ty hiện tại là 10.000 m
2
gồm:
- Bãi chứa nguyên liệu
- Hồ nước dự trữ
- Xưởng sản xuất
- Nhà văn phòng.
* Quy trình sản xuất giấy của công ty
Sinh viên: Hà Quang Trung

Lớp: QTKD K39
Ngâm tẩm nguyên liệu Rửa nguyên liệu
Nghiền thô
Nghiền tinh
Xeo giấy
Sấy
Cuộn & gia côngThành phẩm
14
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CÔNG TY
2.1. Cơ sở lý luận về sản xuất kinh doanh
2.1.1. Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh
“ Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện, phương thức,
kết quả cụ thể của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu kinh doanh là các
hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị
trường”
1
Hoạt động kinh doanh có đặc điểm:
+ Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể
kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp
+ Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có
mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ
thể cung cấp đầu vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà
nước. Các mối quan hệ này giúp cho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt
động kinh doanh đưa doanh nghiệp của mình này càng phát triển.
+ Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố
quyết định cho công việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt
động kinh doanh. Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết
bị sản xuất, thuê lao động

+ Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận.
2.1.2. Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta, mục tiêu lâu dài bao
trùm của các doanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hoá lợi
1
Giáo trình Lý thuyết quản trị doanh nghiệp. TS.Nguyễn Thị Hồng Thuỷ và PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc
Huyền. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1998, trang 5
Sinh viên: Hà Quang Trung
Lớp: QTKD K39
15
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
nhuận. Môi trường kinh doanh luôn biến đổi đòi hỏi mỗi doanh nghiệp
phải có chiến lược kinh doanh thích hợp. Công việc kinh doanh là một
nghệ thuật đòi hỏi sự tính toán nhanh nhạy, biết nhìn nhận vấn đề ở tầm
chiến lược. Hiệu quả hoạt động SXKD luôn gắn liền với hoạt động kinh
doanh, có thể xem xét nó trên nhiều góc độ. Để hiểu được khái niệm hiệu
quả hoạt động SXKD cần xét đến hiệu quả kinh tế của một hiện tượng.
“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là
một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực,
tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”
2
, nó biểu hiện
mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để
có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế của một hiện tượng như trên ta có
thể hiểu hiệu quả hoạt động SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối
tương quan giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết
quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng
cao. Trên góc độ này thì hiệu quả đồng nhất với lợi nhuận của doanh

nghiệp và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của sản phẩm đối với nhu
cầu của thị trường.
2.1.3. Vai trò của hiệu quả hoạt động SXKD
2.1.3.1. Hiệu quả hoạt động SXKD là công cụ quản trị doanh nghiệp
3
Việc xem xét và tính toán hiệu quả hoạt động SXKD không những
chỉ cho biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các
2
Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp. GS.TS. Ngô Đình Giao. NXB Khoa
học kỹ thuật, Hà Nội- 1997, trang 408.
3
Được tóm tắt từ giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, GS.TS. Ngô Đình
Giao. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà nội- 1997, trang 412- 413
Sinh viên: Hà Quang Trung
Lớp: QTKD K39
16
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
nhà quản trị tìm ra các nhân tố để đưa ra những các biện pháp thích hợp
trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm
nâng cao hiệu quả.
Bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD là phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực đầu vào, do đó xét trên phương diện lý luận và thực
tiễn, phạm trù hiệu hoạt động SXKD quả đóng vai trò rất quan trọng trong
việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu
nhất để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Với vai trò là phương tiện
đánh giá và phân tích kinh tế, hiệu quả hoạt động SXKD không chỉ được
sử dụng ở mức độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng đầu vào ở
toàn bộ doanh nghiệp mà còn đánh giá được trình độ sử dụng từng yếu tố
đầu vào ở phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như đánh giá được từng bộ
phận của doanh nghiệp.

2.1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD
Sự khan hiếm đòi hỏi con người phải có sự lựa chọn kinh tế, nhưng
đó mới chỉ là điều kiện cần, khi đó con người phát triển kinh tế theo chiều
rộng: tăng trưởng kết quả sản xuất trên cơ sở gia tăng các yếu tố sản xuất.
Điều kiện đủ là cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng có
nhiều phương pháp khác nhau để tạo ra sản phẩm dịch vụ, cho phép cùng
những nguồn lực đầu vào nhất định người ta có thể tạo ra rất nhiều loại
sản phẩm khác nhau, sự phát triển kinh tế theo chiều dọc nhường chỗ cho
sự phát triển kinh tế theo chiều sâu: sự tăng trưởng kết quả kinh tế của sản
xuất chủ yếu nhờ vào việc cải tiến các yếu tố sản xuất về mặt chất lượng,
ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ mới, hoàn thiện công tác
quản trị và cơ cấu kinh tế. Nói một cách khái quát là nhờ vào việc nâng
cao hiệu quả hoạt động SXKD.
Sinh viên: Hà Quang Trung
Lớp: QTKD K39
17
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
Trong cơ chế thị trường, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế sản xuất
cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào được quyết định theo quan
hệ cung cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác, doanh nghiệp phải
tự đưa ra chiến lược kinh doanh và chịu trách nhiệm với kết quả kinh
doanh của mình, lúc này mục tiêu lợi nhuận trở thành mục tiêu quan trọng
mang tính chất quyết định. Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực thì
việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD là tất yếu đối với mọi doanh
nghiệp. Mặt khác doanh nghiệp còn chịu sự cạnh tranh khốc liệt, để tồn tại
và phát triển được, phương châm của các doanh nghiệp luôn phải là không
ngừng nâng cao chất lượng và năng suất lao động, dẫn đến việc tăng năng
suất là điều tất yếu.
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của
doanh nghiệp

2.1.4.1. Các nhân tố bên ngoài
a. Môi trường pháp lý
"Môi trường pháp lý bao gồm luật, văn bản dưới luật, quy trình ,
quy phạm kỹ thuật sản xuất Tất cả các quy phạm kỹ thuật sản xuất kinh
doanh đểu tác động trực tiếp đến hiệu quả và kết quả hoạt động SXKD của
doanh nghiệp"
4
. Môi trường pháp lý tạo môi trường hoạt động, một môi
trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành
thuận lợi các hoạt động SXKD của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động
kinh tế vĩ mô theo hướng chú trọng đến các thành viên khác trong xã hội,
quan tâm đến các mục tiêu khác ngoài mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra các
4
Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, GS.TS. Ngô Đình Giao. NXB Khoa
học kỹ thuật, Hà Nội- 1997, trang422.
Sinh viên: Hà Quang Trung
Lớp: QTKD K39
18
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
chính sách liên quan đến các hình thức thuế, cách tính, thu thuế có ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Môi trường pháp lý tạo sự bình đẳng của mọi loại hình kinh doanh,
mọi doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ như nhau trong phạm vi hoạt
động của mình. Trong nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập không thể
tránh khỏi hiện tượng những doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh sẽ
thâu tóm những doanh nghiệp nhỏ. Nhà nước đứng ra bảo vệ quyền lợi
cho các doanh nghiệp “yếu thế ” có thể duy trì hoạt động SXKD của mình
và điều chỉnh các lĩnh vực sản xuất cho phù hợp với cơ chế, đường lối
kinh tế chung cho toàn xã hội.
Tính công bằng và nghiêm minh của luật pháp ở bất kỳ mức độ nào

đều có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Nếu
môi trường kinh doanh mà mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật thì hiệu
quả tổng thể sẽ lớn hơn, ngược lại, nhiều doanh nghiệp sẽ tiến hành những
hoạt động kinh doanh bất chính, sản xuất hàng giả, trốn lậu thuế, gian lận
thương mại, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường làm hại tới xã
hội.
b. Môi trường chính trị, văn hoá- xã hội
Hình thức, thể chế đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết
định các chính sách, đường lối kinh tế chung, từ đó quyết định các lĩnh
vực, loại hình hoạt động SXKD của các doanh nghiệp. Môi trường chính
trị ổn định sẽ có tác dụng thu hút các hình thức đầu tư nước ngoài liên
doanh, liên kết tạo thêm được nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp mở rộng
hoạt động SXKD của mình. Ngược lại nếu môi trường chính trị rối ren,
thiếu ổn định thì không những hoạt động hợp tác SXKD với các doanh
Sinh viên: Hà Quang Trung
Lớp: QTKD K39
19
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
nghiệp nước ngoài hầu như là không có mà ngay hoạt động SXKD của
doanh nghiệp ở trong nước cũng gặp nhiều bất ổn.
Môi trường văn hoá- xã hội bao gồm các nhân tố điều kiện xã hội,
phong tục tập quán, trình độ, lối sống của người dân Đây là những yếu
tố rất gần gũi và có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động
SXKD của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể duy trì và thu được lợi
nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng, phù
hợp với lối sống của người dân nơi tiến hành hoạt động sản xuất. Mà
những yếu tố này do các nhân tố thuộc môi trường văn hoá- xã hội quy
định.
c. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là một nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến

hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế quốc dân, chính
sách kinh tế của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng, chất lượng của sự tăng
trưởng hàng năm của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, cán cân
thương mại luôn là các nhân tố tác động trực tiếp đến các quyết định
cung cầu và từ đó tác động trực tiếp đến kết quả va hiệu quả hoạt động
SXKD của từng doanh nghiệp
5
. Là tiền đề để Nhà nước xây dựng các
chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, các chính sách ưu đãi
với các doanh nghiệp, chính sách ưu đãi các hoạt động đầu tư ảnh hưởng
rất cụ thể đến kế hoạch SXKD và kết quả SXKD của mỗi doanh nghiệp.
Ngoài ra, tình hình kinh doanh hay sự xuất hiện thêm của các đối
thủ cạnh tranh cũng buộc doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược kinh
doanh của mình. Một môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy các
5
Đoạn này được tóm tắt từ Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, GS.TS. Ngô
Đình Giao. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1997, trang 424.
Sinh viên: Hà Quang Trung
Lớp: QTKD K39
20
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
doanh nghiệp cùng phát triển, cùng hướng tới mục tiêu hiệu quả SXKD
của mình. Tạo điều kiện để các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước làm tốt
công tác dự báo điều tiết đúng đắn các hoạt động và có các chính sách
mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp.
d. Môi trường thông tin
Trong nền kinh tế thị trường cuộc cách mạng về thông tin đang diễn
ra mạnh mẽ bên cạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Để làm bất kỳ
một khâu nào của quá trình SXKD cần phải có thông tin, vì thông tin bao
trùm lên các lĩnh vực, thông tin để điều tra khai thác thị trường cho ra một

sản phẩm mới, thông tin về kỹ thuật sản xuất, thông tin về thị trường tiêu
thụ sản phẩm, thông tin về các đối thủ cạnh tranh, thông tin về kinh
nghiệm thành công hay nguyên nhân thất bại của các doanh nghiệp đi
trước. Doanh nghiệp muốn hoạt động SXKD của mình có hiệu quả thì
phải có một hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác. Ngày nay
thông tin được coi là đối tượng kinh doanh, nền kinh tế thị trường là nền
kinh tế thông tin hoá.
Biết khai thác và sử dụng thông tin một cách hợp lý thì việc thành
công trong kinh doanh là rất cao, đem lại thắng lợi trong cạnh tranh, giúp
doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh tận dụng được thời cơ
hợp lý mang lại kết quả kinh doanh thắng lợi
e. Môi trường quốc tế
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế như hiện nay thì môi trường
quốc tế có sức ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động SXKD của doanh
nghiệp. Các xu hướng, chính sách bảo hộ hay mở cửa, sự ổn định hay biến
động về chính trị, những cuộc bạo động, khủng bố, những khủng hoảng về
tài chính, tiền tệ, thái độ hợp tác làm ăn của các quốc gia, nhu cầu và xu
Sinh viên: Hà Quang Trung
Lớp: QTKD K39
21
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
thế sử dụng hàng hoá có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều có
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không
chỉ với những doanh nghiệp. Môi trường quốc tế ổn định là cơ sở để các
doanh nghiệp tiến hành nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của mình.
2.1.4.2. Các nhân tố bên trong
Ngoài các nhân tố vĩ mô với sự ảnh hưởng như đã nói ở trên, hiệu
quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp được quyết định bởi các nhân tố
bên trong doanh nghiệp, đây là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp.

a. Nhân tố quản trị doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức
Hoạt động SXKD của doanh nghiệp được chỉ đạo bởi bộ máy quản
trị của doanh nghiệp. Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp từ quyết
định mặt hàng kinh doanh, kế hoạch sản xuất, quá trình sản xuất,huy động
nhân sự, kế hoạch, chiến lược tiêu thụ sản phẩm, các kế hoạch mở rộng thị
trường, các công việc kiểm tra, đành giá và điều chỉnh các quá trình trên,
các biện pháp cạnh tranh, các nghĩa vụ với nhà nước. Vậy sự thành công
hay thất bại trong SXKD của toàn bộ doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều
vào vai trò điều hành của bộ máy quản trị .
Bộ máy quản trị hợp lý, xây dựng một kế hoạch SXKD khoa học
phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, có sự phân công, phân
nhiệm cụ thể giữa các thành viên trong bộ máy quản trị, năng động nhanh
nhạy nắm bắt thị trường, tiếp cận thị trường bằng những chiến lược hợp lý,
kịp thời nắm bắt thời cơ, yếu tố quan trọng là bộ máy quản trị bao gồm
những con người tâm huyết với hoạt động của công ty sẽ đảm bảo cho các
hoạt động SXKD của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
Sinh viên: Hà Quang Trung
Lớp: QTKD K39
22
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
Doanh nghiệp là một tổng thể, hoạt động như một xã hội thu nhỏ
trong đó có đầy đủ các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hoá và cũng có cơ cấu
tổ chức nhất định. Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp các phòng ban, các chức vụ trong
doanh nghiệp, sự sắp xếp này nếu hợp lý, khoa học, các thế mạnh của từng
bộ phận và của từng cá nhân được phát huy tối đa thì hiệu quả công việc là
lớn nhất, khi đó không khí làm việc hiệu quả bao trùm cả doanh nghiệp.
Không phải bất lỳ một doanh nghiệp nào cũng có cơ cấu tổ chức hợp lý và
phát huy hiệu quả ngay, việc này cần đến một bộ máy quản trị có trình độ

và khả năng kinh doanh, thành công trong cơ cấu tổ chức là thành công
bước đầu trong kế hoạch kinh doanh.
Ngược lại nếu cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bất hợp lý, có sự
chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ không rõ ràng, các bộ phận hoạt động
kém hiệu quả, không khí làm việc căng thẳng cạnh tranh không lành
mạnh, tinh thần trách nhiệm và ý thức xây dựng tổ chức bị hạn chế thì kết
quả hoạt động SXKD sẽ không cao.
b. Nhân tố lao động và vốn
Có thể nói chất lượng lao động là điều kiện cần để tiến hành hoạt
động SXKD và công tác tổ chức lao động hợp lý là điều kiện đủ để doanh
nghiệp tiến hành hoạt động SXKD có hiệu quả cao.
Trong quá trình SXKD lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể
có những sáng tạo khoa học và có thể áp dụng vào hoạt động sản xuất
nhằm nâng cao hiệu quả SXKD. Lực lượng lao động tạo ra những sản
phẩm (dịch vụ) có kiểu dáng và tính năng mới đáp ứng thị hiếu thị trường
Sinh viên: Hà Quang Trung
Lớp: QTKD K39
23
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
làm tăng lượng hàng hoá dịch vụ tiêu thụ được của doanh nghiệp, tăng
doanh thu làm cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Lực lượng lao động là nhân tố quan trọng liên quan trực tiếp đến
năng suất lao động, trình độ sử dụng các nguồn lực khác như vốn, máy
móc thiết bị, nguyên vật liệu nên tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động
SXKD. Ngày nay hàm lượng khoa học kỹ thuật kết tinh trong sản phẩm
ngày càng lớn đòi hỏi người lao động phải có mộ trình độ nhất định để
đáp ứng được các yêu cầu đó, điều này phần nào cũng nói lên tầm quan
trọng của nhân tố lao động.
Bên cạnh nhân tố lao động của doanh nghiệp thì vốn cũng là một
đầu vào có vai trò quyết định đến kết quả hoạt động SXKD của doanh

nghiệp. Doanh nghiệp có khả năng tài chính không những chỉ đảm bảo cho
doanh nghiệp duy trì hoạt động SXKD ổn định mà còn giúp cho doanh
nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị tiếp thu công nghệ sản xuất hiện đại
hơn nhằm làm giảm chi phí, nâng cao những mặt có lợi, khả năng tài chính
còn nâng cao uy tín của doanh nghiệp, nâng cao tính chủ động khai thác
và sử dụng tối ưu đầu vào.
c. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học
kỹ thuật
Doanh nghiệp phải biết luôn tự làm mới mình bằng cách tự vận
động và đổi mới, du nhập những tiến bộ khoa học kỹ thuật thời đại liên
quan đến lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp mình. Vấn đề này đóng một
vai trò hết sức quan trọng với hiệu quả hoạt động SXKD vì nó ảnh hưởng
lớn đến vấn đề năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Sản phẩm dịch
vụ có hàm lượng kỹ thuật lớn mới có chỗ đứng trong thị trường và được
mọi người tin dùng so với những sản phẩm dịch vụ cùng loại khác.
Sinh viên: Hà Quang Trung
Lớp: QTKD K39
24
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG HUY
Kiến thức khoa học kỹ thuật phải áp dụng đúng thời điểm, đúng quy
trình để tận dụng hết những lợi thế vốn có của nó nâng cao chất lượng sản
phẩm dịch vụ hay tăng năng suất lao động đưa sản phẩm dịch vụ chiếm ưu
thế trwn thị trường nâng cao hiệu quả kinh doanh.
d. Vật tư, nguyên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư nguyên
liệu của doanh nghiệp
Đây cũng là bộ phận đóng vai trò quan trọng đối với kết quả hoạt
động SXKD. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài những
yếu tố nền tảng cơ sở thì nguyên liệu đóng vai trò quyết định, có nó thì
hoạt động SXKD mới được tiến hành.
Kế hoạch SXKD có thực hiện thắng lợi được hay không phần lớn

phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu có được đảm bảo hay không.
2.2. Phân tích và đánh giá
2.2.1. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty
Tình hình sản xuất của công ty qua 3 năm từ 2009 đến 2011 của
công ty:
BẢNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
Năm
Sản lượng
KH (tấn)
Sản lượng
TT (tấn)
Chênh lệch Tỷ lệ %
2009 64.440 63.101 -1.339 97,9
2010 65.000 65.324 324 100,49
2011 66.000 73.233 7.233 110,95
(Nguồn: Kế toán)
Tình hình sản xuất của công ty thông qua bảng số liệu trên ta có thể
thấy sản lượng thực tế luôn lớn hơn sản lượng kế hoạch. Cụ thể như năm
2009 theo như kế hoạch của công ty thì sản lượng sản xuất ra là 64.440 tấn
Sinh viên: Hà Quang Trung
Lớp: QTKD K39
25

×