Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất lúa việt lai 20 vụ mùa năm 2011 tại xã vinh quang, tiên lãng, hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.3 KB, 50 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Lời cảm ơn
Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, ngoài sự lỗ lực của
bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ động viên của thầy cô, bạn bè và gia
đình.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Cô Mai Thị Huyền
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp
này
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Nông
Nghiệp trường Đại Học Hải Phòng.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của xã Vinh Quang – Tiên
Lãng – Hải Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực tập vừa qua
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng ngày 2/4/2012
Sinh viên Nguyễn Vi Sơn
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9
1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây lúa (Oryza sativa L) là một trong ba cây lương thực chủ yếu
trên thế giới: lúa mì, lúa gạo, ngô. Khoảng 40% dân số thế giới coi lúa gạo là
nguồn lương thực chính, 25% sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần lương thực
hàng ngày. Như vậy, lúa gạo có ảnh hưởng tới đời sống ít nhất 65% số dân
trên thế giới, là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình
quân 180 - 200 kg gạo/ người/ năm tại các nước châu Á, khoảng 10 kg/
người/ năm tại các nước châu Mỹ [1].
Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng
lúa gạo làm lương thực chính. Việc sản xuất lúa gắn liền với sự phát triển nông
nghiệp. Kinh nghiệm sản xuất lúa đã hình thành tích lũy và phát triển cùng với
sự hình thành và phát triển của dân tộc. Đến nay, nghề trồng lúa ở Việt Nam


vẫn không ngừng phát triển cùng với những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong
nước và trên thế giới. Tuy nhiên, trong điều kiện canh tác hiện nay, nghề trồng
lúa vẫn chưa có hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Nông dân có xu
hướng sử dụng nhiều phân bón để tăng năng suất. Nhưng hiệu quả của nó
không cao, mặt khác còn làm tăng mức độ sâu bệnh, gây ô nhiễm môi trường
Từ các nghiên cứu về phân bón cho thấy, phân N giữ vai trò đặc
biệt trong việc tăng năng suất và là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất với cây
lúa. Các loại phân khác chỉ phát huy tác dụng khi được bón đủ N và cân đối
theo nhu cầu của cây. Muốn tăng hiệu suất sử dụng phân N thì cần có kĩ thuật
và liều lượng N phù hợp, tức là bón N đúng cách, đúng lượng. Việc bón phân
N không cân đối với các phân khác, phương pháp bón chưa hợp lý sẽ hạn chế
năng suất và không phát huy hết tiềm năng của giống.
Tuy nhiên, trên thực tế khảo sát tại Vinh Quang, các hộ nông dân
thường tập trung vào bón lót, bón thúc lần một, một số hộ không bón lót lần hai.
Do vậy, việc sử dụng phân bón chưa có một phương pháp cụ thể, lượng bón mỗi
lần chưa thống nhất. Xuất phát từ yêu cầu thực tế sản xuất, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9
2
trưởng và năng suất lúa Việt Lai 20 vụ mùa năm 2011 tại xã Vinh Quang,
Tiên Lãng, Hải Phòng"
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất các công
thức tham gia thí nghiệm.
- Lựa chọn được công thức bón đạm cho năng suất cao, sinh trưởng
mạnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Bố trí thí nghiệm đồng ruộng với các công thức tham gia thí nghiệm.

- Đánh giá được các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển các các công thức tham gia
thí nghiệm. Đánh giá được các chỉ tiêu cấu thành năng suất, năng suất lúa và
hiệu quả kinh tế.
- Đánh giá được tình hình sâu bệnh hại, khả năng chống chịu với điều
kiện ngoại cảnh.
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9
3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ
Ở VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới, dễ trồng, cho năng suất cao. Vùng trồng
lúa tương đối rộng: có thể trồng ở các vùng có vĩ độ cao như Hắc Long Giang
(Trung Quốc). 53°B, Tiệp 49°B, Nhật, Itali, Nga 45°B đến nam bán cầu, New
South Wales (Úc): 35°N. Vùng phân bố ở châu Á từ 30°B đến 10°N [1]. Hiện
nay trên thế giới có 114 quốc gia trồng lúa và phân bố ở tất cả các Châu lục
trên thế giới, châu Á chiếm 90%. Trong đó, Châu Phi có 41 nước trồng lúa,
Châu Á-30 nước, Bắc Trung Mỹ-14 nước, Nam Mỹ-13 nước, Châu Âu-11
nước và châu Đại dương-5 nước [16].
Sản xuất lúa gạo trong những thập kỉ gần đây có mức tăng đáng kể,
nhưng do dân số tăng nhanh nhất là các nước đang phát triển (Châu Á, Châu
Phi, Châu Mỹ La Tinh) nên vấn đề lương thực vẫn đang là vấn đề phải quan
tâm trong những năm trước mắt và lâu dài.
Diện tích trồng lúa biến động và đạt khoảng 152.000 triệu ha, năng suất
lúa bình quân xấp xỉ 4,0 tấn/ha. Diện tích trồng lúa trên thế giới tăng rõ rệt từ
năm 1995 - 1980. Trong vòng 25 năm này, diện tích trồng lúa trên thế giới
tăng bình quân 1,36 triệu ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và
đạt cao nhất vào năm 1999 (156,77 triệu ha) với tốc độ tăng trưởng bình quân
630.000 ha/năm. Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến

động và có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 còn ở mức 152,9 triệu ha. Diện
tích trồng lúa tập trung ở Châu Á (khoảng 90%).
Các nước có diện tích lúa lớn nhất theo thứ tự phải kể là Ấn Độ, Trung
Quốc, Inđônessia, Bangadesh, Thái Lan, Việt Nam đứng thứ 6.
Năng suất bình quân lúa trên thế giới còng tăng khoảng 1,3 triệu tấn/ha
trong vòng 30 năm từ năm 1995 đến năm 1985, đặc biệt là sau cuộc cách
mạng xanh của thế giới vào những năm 1965 - 1970, với sự ra đời của các
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9
4
giống lúa thấp cây, ngắn ngày, không quang cảm, mà tiêu biểu là các giống
lúa IR5, IR8. Các giống lúa này có yêu cầu kĩ thuật cao hơn, tạo điều kiện cho
các nước phát triển tăng nhanh sản lượng lúa bằng con đường tăng năng suất
nhờ có hệ thống thủy lợi phát triển hoàn chỉnh và đầu tư phân bón, kĩ thuật
cao. Do đó, đến những năm 1990 dẫn đầu năng suất lúa trên thế giới là các
nước Triều Tiên, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha (IRRI, 1990) [2].
Đến năm 2005, theo thống kê của FAO (2006), dẫn đầu năng duất lúa là
Mỹ, rồi đến Hy Lạp, EI Salvador, Tây Ban Nha với trên 7 tấn/ha. Trong đó,
sản lượng lúa Châu Á đạt 559.349 triệu tấn chiếm 90,45% ; tương tự ở Nam
Mỹ- 24.020 triệu tấn (3,88%) ; ở Châu Phi- 18.851 triệu tấn( 3,04%) ; ở Bắc
Trung Mỹ- 12.537 triệu tấn (2,03%); ở Châu Âu và Châu Đại Dương- 3.684
triệu tấn (0,6%) [16]. Mặc dù năng suất lúa các nước Châu Á còn thấp nhưng
do diện tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn là nguồn đóng góp rất quan trọng
cho sản lượng lúa quan trọng cho sản lượng thế giới (trên 90%). Các quốc gia
dẫn đầu về sản lượng lúa theo thứ tự là Trung Quốc, Ấn Độ, Inddoneessia,
Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar, tất cả đều nằm ở Châu Á. Như
vậy, có thể nói, Châu Á là vựa lúa quan trọng nhất thế giới [2].
Bảng 2.1. Tổng hợp sản lượng lúa Thế giới và Châu lục 2001-2005
ĐVT: triệu tấn
Châu lục 2001 2002 2003 2004 2005

Toàn Thế giới
Châu Á
Châu Âu
Châu Đại Dương
Nam Mỹ
Bắc,Trung Mỹ
Châu Phi
597.981
544.63
0
3.650
1.164
19.784
12.260
16.493
569.035
515.255
3.210
1.218
19.601
12.195
17.556
584.272
530.736
2.260
1.457
19.973
11.623
18.223
606.268

546.919
2.468
1.574
23.726
12.816
18.765
618.441
559.349
2.340
1.344
24.020
12.537
18.851
(Số liệu thống kê của FAO, 2006) [14]
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9
5
Sản lượng lúa thế giới năm 2007 đạt khoảng 652 triệu tấn, tăng hơn
1,4% so với năm 2006. Năm 2008, lượng lúa thế giới đạt 688 triệu tấn (tương
đương 459 triệu tấn gạo), tăng hơn 4 % so với năm 2007. Sản lượng lúa thế
giới năm 2009 là 681,6 triệu tấn.
Về tình hình tiêu thụ gạo trên thế giới, các nước tiêu thụ gạo nhiều nhất
thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Malaysia. Ấn Độ,
Trung Quốc là các nước tiêu thụ gạo nhiều nhất và ước khoảng 50% lượng
gạo tiêu thụ toàn thế giới. Trong đó, Philippines là nước nhập khẩu lúa gạo
lớn nhất thế giới. Ấn Độ và Thái Lan là các nước xuất khẩu gạo nhiều nhất
thế giới. Hiện nay tình hình tiêu thụ gạo có xu hướng tăng do biến động của
kinh tế thế giới. Do vậy, lúa gạo trở thành mặt hàng rẻ thay thế các loại lương
thực, thực phẩm đắt đỏ khác.
Dự báo đầu tiên của FAO về sản lượng lúa thế giới trong năm 2010 tăng

4% đến kỷ lục 710 triệu tấn. Tăng sản lượng hàng năm dự kiến tập trung tại các
nước châu Á với sản lượng lúa dự kiến 643 triệu tấn, cao hơn 29 triệu tấn so
với năm 2009. Ấn Độ dự kiến chiếm phần lớn tăng sản lượng trong khu vực,
với hồi phục sản lượng tại Philippines, Sri Lanka và Thái Lan. Triển vọng tích
cực tại Bangladesh, Trung Quốc, Indonesia và Miến Điện, trong khi Đài Loan
và Hàn Quốc có thể giảm. Tiêu thụ gạo toàn cầu trong năm 2010 dự kiến tăng
khoảng 1 - 2% đến 454 triệu tấn gạo xay xát. Trong số này, dự kiến 388 triệu
tấn được dùng làm lương thực, cao hơn 6 triệu tấn so với năm 2009. Dựa vào
các ước tính hiện tại, tiêu thụ gạo đầu người trên toàn cầu trong năm 2010 có
thể tăng từ 56,5 kg/người trong năm 2009 lên 56,8 kg, cho thấy tăng tiêu thụ
gạo bình quân tại các nước đang phát triển còng như tại các nước phát triển.
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo tại Việt Nam
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có thể coi là các nôi hình
thành cây lúa nước. Đã từ lâu, cây lúa trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý
nghĩa đáng kể trong nền kinh tế và xã hội của nước ta. Với địa bàn trải dài
trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam đã hình thành những đồng bằng
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9
6
châu thổ trồng lúa phì nhiêu, cung cấp nguồn lương thực chủ yếu để nuôi
sống cả mấy chục triệu người.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có tới 75% dân số sản xuất nông
nghiệp và từ lâu cây lúa đã ăn sâu vào tiềm thức người dân, nó có vai trò quan
trọng trong đời sống con người. Lúa gạo không chỉ giữ vai trò trong cung cấp
lương thực nuôi sống mọi người mà còn là mặt hàng xuất khẩu đóng góp
không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, do có điều kiện tự nhiên phù
hợp cho cây lúa phát triển nên lúa được trồng trên khắp mọi miền của đất nước.
Trong quá trình sản xuất đã hình thành hai vùng sản xuất rộng lớn đó là Đồng
Bằng Châu thổ Sông Hồng và vùng Đồng Bằng Châu thổ Sông Cửu Long [4].
Trong năm 1945, diện tích trồng lúa của cả nước ta là 4,5 triệu ha, năng

suất trung bình đạt 1,3 tấn/ha, sản lượng 5,4 triệu tấn. Trong 20 năm đổi mới,
sản xuất lúa tăng trưởng liên tục cả diện tích, năng suất và sản lượng. Năm
1986, diện tích gieo trồng lúa chỉ có 5,7 triệu héc-ta, năng suất bình quân 28,1
tạ/héc-ta/vụ và sản lượng 16,87 triệu tấn, đến năm 2005 ba con số tương ứng
đã lên tới 7,3 triệu héc-ta; 48,9 tạ/héc-ta và 35,8 triệu tấn. Tính chung 20 năm
qua, sản lượng lúa tăng thêm 19 triệu tấn, gấp hơn 2 lần, bình quân mỗi năm
tăng gần 1 triệu tấn, hơn 5%. Đến năm 2007, sản lượng lúa tăng trưởng ổn
định , duy trì khoảng 34-36 triệu tấn [14]. Đến năm 2008 là 37,74 triệu tấn và
38,9 triệu tấn vào năm 2009.
Hiện nay, với những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp, người
dân đã tiếp cận với những phương thức sản xuất tiên tiến nên họ đã mạnh dạn
áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, dùng cho các giống lúa mới, các
giống ưu thế lai, các giống lúa cao sản, các giống lúa thích nghi với điều kiện
của từng vùng, các giống lúa chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu , kết hợp
đầu tư thâm canh cao, hợp lí. Nhờ vậy, ngành trồng lúa nước ta có bước nhảy
vọt về năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế. Diện tích sản xuất lúa hiện nay
của Việt Nam xếp hạng thứ 5 thế giới, xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế
giới. Gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 120 quốc gia và vùng lãnh thổ,
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9
7
chiếm 15% thị phần gạo toàn cầu. Lượng lúa gạo được sử dụng trong nước
dưới dạng lương thực cho người, thức ăn cho gia súc, để giống cho sản xuất
chiếm khoảng 70% tổng sản lượng. Sản lượng thóc tính bình quân đầu người
đã đạt 410 kg (tương đương 275 kg gạo) và lượng gạo tiêu dùng trực tiếp đạt
mức 166 kg/người/năm (sản lượng thóc quy gạo, sau khi đã trừ đi các nhu cầu
cho sản xuất, chăn nuôi, hao hụt và xuất khẩu ); đây là mức tiêu dùng gạo
cao nhất trên thế giới.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa ở nước ta từ 2000 - 2009
Năm Diện tích

(10
6
ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(10
6
tấn)
Xuất khẩu
(10
6
tấn)
2000 7,654 42,5 32,5 3,5
2002 7,5 45,9 34,4 3,24
2005 7,329 49 35,8 5,2
2007 7,2 45,3 36,48 4,3
2008 7,4 46,84 37,74 5
2009 7,1 47 39 6,2
Ngày nay, dân số Việt Nam tăng nhanh, diện tích đất trồng lúa bị giảm,
sự phát triển không nhịp nhàng đó cho thấy nhu cầu lương thực vẫn là một
nhu cầu thiết yếu. Để giải quyết lương thực cho những năm tới ở nước ta có
hai con đường chủ yếu:
Mở rộng diện tích canh tác: bằng các biện pháp tăng vụ hay tăng hệ số
sử dụng đất.
Thâm canh: để có năng suất cao, phẩm chất tốt, con người đã lai tạo tìm
ra các giống lúa mới. Nhưng để phát huy hết tiềm năng của giống thì người
trồng trọt phải có các biện pháp kĩ thuật nhất định. Trong đó sử dụng phân
bón mà nhất là phân đạm có ý nghĩa quan trọng.
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn

Lớp KSNH K9
8
Cả hai con đường này đòi hỏi phải cung cấp cho nông nghiệp một lượng
chất dinh dưỡng khá lớn. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra phải nâng cao hơn
nữa hiệu quả phân bón để tăng năng suất và chất lượng lúa, nhằm đáp ứng
được nhu cầu lương thực cho người dân và cho xuất khẩu [3].
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CÂY LÚA
Toàn bộ đời sống của cây lúa, về mặt nông học có thể chia làm 3 thời kì sinh
trưởng chủ yếu là sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực và thời kì chín.
Thời kì sinh trưởng dinh dưỡng, tính từ lúc gieo hạt nảy mầm đến lúc
cây lúa bắt đầu làm đòng (phân hóa đòng). Trong thời kì này, cây lúa chủ yếu
hình thành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như ra lá, phát triển rễ, đẻ
nhánh Cây ra lá ngày càng nhiều và kích thước lá ngày càng tăng giúp cây
lúa nhận nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp, hấp thụ dinh dưỡng, gia tăng
chiều cao, đẻ nhánh và chuẩn bị các giai đoạn sau. Trong điều kiện dinh
dưỡng đầy đủ, ánh sáng thuận lợi, cây lúa bắt đầu đẻ nhánh khi có lá thứ 5-6.
Thời điểm đẻ nhánh tối đa có thể đạt được trước, cùng lúc hay sau thời kì bắt
đầu phân hóa đòng tùy theo giống lúa. Thời gian sinh trưởng của các giống
lúa kéo dài hay ngắn khác nhau chủ yếu do giai đoạn tăng trưởng này dài hay
ngắn, thời kì này thường biến động mạnh nhất.
Thời kì sinh trưởng sinh thực tính từ lúc lúa làm đòng đến trỗ bông
trong khoảng 30-40 ngày tùy theo giống ngắn ngày hay dài ngày và thường
không khác nhau nhiều, trung bình là 30 ngày. Lúc này, số chồi vô hiệu giảm
nhanh, chiều cao tăng lên rõ rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng. Đòng
lúa hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát ra khỏi bẹ
của lá cờ, lúa trỗ bông. Trong giai đoạn này, nếu đầy đủ dinh dưỡng, mực
nước thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh và thời tiết thuận lợi thì bông
lúa sẽ hình thành nhiều hơn và vỏ trấu sẽ đạt kích thước lớn nhất của giống,
tạo điều kiện gia tăng khối lượng hạt sau này.
Thời kì chín bắt đầu từ lúc lúa trổ đến lúc thu hoạch. Thời kì này trung

bình khoảng 30 ngày với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới. Tuy nhiên,
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9
9
nếu đất ruộng nhiều nước, thiếu lân, thừa đạm, trời mưa ẩm, ít nắng trong thời
gian này thì giai đoạn chín sẽ kéo dài hơn và ngược lại. Thời kì chín chủ yếu
biến động phụ thuộc vào nhiệt độ. Thời kì này cây lúa trải qua các thời kì sau:
Thời kì chín sữa: các chất dự trữ trong thân lá, vật phẩm quang hợp được
vận chuyển vào trong hạt. Hơn 80% chất khô tích lũy trong hạt là quang hợp
ở giai đoạn sau khi trỗ. Do đó, các điều kiện dinh dưỡng, tình trạng sinh
trưởng, phát triển của cây lúa và thời tiết từ sau thời kì lúa trỗ trở đi hết sức
quan trọng đối với quá trình hình thành năng suất lúa.
Thời kì chín sáp: hạt mất nước, từ từ cô đặc lại, vỏ trấu vẫn còn xanh.
Thời kì chín vàng: hạt tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, trấu chuyển sang màu
vàng đặc thù của giống lúa, bắt đầu từ những hạt cuối cùng của chót bông lan
dần xuống các hạt từ phần cổ bông nên gọi là "lúa đỏ đuôi", lá già lụi dần.
Thời kì chín hoàn toàn: hạt gạo khô cứng lại, ẩm độ khoảng 20% hoặc
thấp hơn, tùy độ ẩm môi trường, lá xanh chuyển màu vàng và rụi dần. Thời
điểm thu hoạch tốt nhất là khi lúa ngả sang màu trấu đặc trưng của giống [1,2].
2.3. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY LÚA
Các chất dinh dưỡng cần thiết, không thể thiếu được đối với sự sinh
trưởng và phát triển của cây lúa là: các-bon, ô-xy, hyđrô (từ thiên nhiên) và
các chất khoáng: nitơ (N), phốtpho (P), kali (K), canxi, sắt, kẽm, đồng, magiê,
mangan, mô-líp-đen, bo, silic, lưu huỳnh Trong đó 3 yếu tố dinh dưỡng cây
lúa cần với lượng lớn là: nitơ, phốtpho và kali, các nguyên tố khoáng còn lại,
cây lúa cần với lượng rất ít.
2.3.1. Nitơ
Nitơ là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất với cây lúa. Nitơ có mặt trong
rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng, có vai trò quyết định trong quá trình
trao đổi chất và năng lượng còng như các hoạt động sinh lý của cây lúa, là

thành phần cấu tạo nên protein, tế bào và mô cây, thúc đẩy quá trình quang
hợp tích lũy chất hữu cơ; giữ vai trò quan trong trong hình thành bộ rễ, thúc
đẩy nhanh quá trình đẻ nhánh và cho sự sinh trưởng và phát triển của thân lá.
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9
10
Đủ nitơ, thân lá phát triển tốt, lúa đẻ nhánh mạnh, đòng to, bông lớn, năng
suất cao. Các bộ phận non của cây lúa có hàm lượng nitơ cao hơn các bộ phận
già. Nitơ có tác dụng mạng trong thời gian đầu sinh trưởng và tác dụng rõ rệt
nhất của nitơ đối với cây lúa là làm tăng hệ số diện tích lá và tăng nhanh số
nhánh đẻ. Cây lúa hút nitơ nhiều nhất vào hai thời kỳ: đẻ nhánh và làm đòng.
Khi kết thúc thời kỳ phân hóa đòng, hầu như cây lúa đã hút trên 80% tổng
lượng nitơ cho cả chu kỳ sinh trưởng.
Triệu chứng thiếu nitơ thay đổi tùy theo thời kỳ sinh trưởng phát triển
của cây, cây sinh trưởng phát triển kém, hàm lượng diệp lục giảm, lá chuyển
màu vàng, nhỏ, cây thấp, đẻ nhánh kém, giai đoạn làm đòng thì đòng nhỏ, trổ
sớm hơn và không đều, số bông và số lượng hạt ít hơn, năng suất giảm.
Thừa nitơ cho lá lúa to, dài, nhưng phiến mỏng, nhiều, màu xanh đen,
thân nhỏ yếu, cây cao vóng, lốp đổ, lúa đẻ nhánh vô hiệu nhiều, trổ muộn,
nhiều hạt nép, dễ bị sâu bệnh tấn công làm giảm mạnh năng suất, hiệu suất
kinh tế thấp.
Nhu cầu về nitơ của cây lúa phụ thuộc vào mùa vụ gieo cấy, độ màu mỡ
của đất, tiềm năng năng suất của giống lúa, thời gian và cách bón phân bổ
sung. Dạng nitơ vô cơ được dùng bón cho lúa là U rê, ngoài ra nguồn phân
hữu cơ có vai trò quan trọng trong cung cấp nitơ cho cây.
2.3.2. Phốtpho (P)
Tính theo chất khô, tỉ lệ phốtpho nguyên chất (P
2
O
5

) chiếm khoảng 0,2%
trong rơm rạ và khoảng 0,48% trong gạo. Phốtpho tham gia vào thành phần
ADN và ARN của cây lúa, phốtpho có mối quan hệ chặt chẽ đến sự hình
thành diệp lục, vào quá trình hình thành chất béo, tổng hợp prôtêin trong cây
và vận chuyển tinh bột, làm tăng sự phát triển của bộ rễ, thúc đẩy việc ra rễ,
đặc biệt là rễ bên và lông hút. Trong một số trường hợp đất phèn và đất phèn
mặn thì phốtpho có vai trò kìm hãm các độc tố giúp cho cây lúa sinh trưởng
và phát triển. Tỷ lệ phốtpho cao hơn tại các cơ quan non của cây lúa. Cây lúa
hút phốtpho trong suốt thời kỳ sinh trưởng nhưng mạnh nhất là thời kỳ đẻ
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9
11
nhánh và làm đòng. Giai đoạn đầu nhu cầu về phốtpho của cây lúa là rất thấp.
Đủ phốtpho cây đẻ khỏe, bộ rễ phát triển tốt, trỗ và chín sớm ngay cả trong
điều kiện nhiệt độ thấp trong vụ đông xuân, hạt thóc mẩy sáng.
Thiếu phốtpho cây còi cọc, số lá ít, lá ngắn, phiến lá hẹp, lá dựng đứng,
xanh tối, đẻ nhánh kém, trỗ bông chậm, chín kéo dài, nhiều hạt xanh, hạt nép,
số bông và số hạt/bông đều giảm.
Thừa phố pho không có biểu hiện gây hại như thừa N vì P thuộc loại
nguyên tố linh động, nó có khả năng vận chuyển từ cơ quan già sang cơ quan
non. Trong sản xuất, khi bón phân phốtpho cho lúa, lượng phốtpho supe bao
giờ còng gấp 1,5 – 2 lần so với u rê và bón lót toàn bộ phân phốtpho để cung
cấp kịp thời phốtpho cho sự phát triển của bộ rễ lúa. Phốtpho supe (supe lân)
bón lót cho đất ít chua, còn phốtpho nung chảy (hay còn gọi là tecmo phốt
phát) dùng cho nhiều loại đất, đặc biệt có tác dụng ở đất chua.
2.3.3. Dinh dưỡng kali
Cùng với đạm, lân thì Kali là một nguyên tố đa lượng quan trọng đối với sự
sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Kali được cây hút dưới dạng ion K
+
, kali

được lúa hút nhiều như đạm, kali có tác dụng xúc tiến sự di chuyển của các chất
đồng hóa trong cây. Ngoài ra, kali còn làm cho sự di động của sắt trong cây
được tốt do đó ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hô hấp. Kali còng rất cần cho
sự tổng hợp protit, quan hệ mật thiết với sự phân chia tế bào [4, 11, 15].
Vai trò của kali đối với sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất lúa đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Nói
chung, khi thiếu kali thì dẫn đến sự quang hợp cây bị giảm sút rõ rệt, kéo theo
cường độ hô hấp tăng lên, làm cho sản phẩm của quá trình quang hợp trong
cây bị giảm; trường hợp này được thể hiện rất rõ trong điều kiện thiếu ánh
sáng. Đặc biệt vai trò của Kali được thể hiện rất rõ trong thời kì đầu làm
đòng. Trong thời kì này, nếu thiếu kali sẽ làm cho gié bông bị thoái hóa
nhiều, số bông ít, trọng lượng nghìn hạt giảm, hạt xanh, lép lửng và bạc bụng
nhiều, phẩm chất gạo bị giảm sút [3].
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9
12
Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu không bón kali ảnh hưởng
xấu tới các yếu tố cấu thành năng suất: số bông tạo thành giảm, tăng tỉ lệ lép
lửng, năng suất lúa giảm rõ rệt so với bón đủ kali.
Không bón kali làm giảm tích lũy kali và đạm trong sản phẩm thu hoạch,
đạm tích lũy nhiều trong rơm rạ không được vận chuyển về hạt là nguyên
nhân làm giảm năng suất và chất lượng gạo [8].
Thiếu kali, cây lúa có chiều cao và số nhánh gần như bình thường, lá vẫn
xanh nhưng mềm rũ, yếu ớt, dễ đổ ngã, dễ nhiễm bệnh nhất là bệnh đốm nâu
(Helminthosporium oryzae), lá già rụi sớm [2]. Theo Nguyễn Vi, với các
giống lúa hiện nay, tỉ lệ hạt chắc tăng từ 30-57% do bón kali và trọng lượng
hạt còng tăng từ 12-30% [12].
2.3.4. Dinh dưỡng đạm
Đạm là nguyên tố quan trọng nhất giúp cho lúa sinh trưởng và phát triển
tốt. Đạm là một trong những nguyên tố cơ bản của cây trồng, thành phần cơ

sở cấu tạo nên protein, cấu tạo nên tế bào và mô cây, diệp lục, thúc đẩy quá
trình quang hợp tích lũy chất hữu cơ. Trong thành phần chất khô của cây có
chứa từ 0,5 - 6% đạm tổng số. Hàm lượng đạm trong lá liên quan chặt chẽ với
cường độ quang hợp và sản sinh lượng sinh khối. Đạm giữ vai trò quan trọng
đối với việc hình thành bộ rễ, thúc đẩy nhanh quá trình đẻ nhánh và cần thiết
cho sự sinh trưởng và phát triển của thân lá (làm tăng diện tích lá rõ rệt). Bón
đủ đạm, thân lá phát triển tốt, lúa đẻ nhánh mạnh, đòng to, bông lớn, năng
suất cao. Cây lúa cần nhiều đạm trong thời kỳ đẻ nhánh, nhất là thời kỳ đẻ
nhánh cực đại và thời kì làm đòng. Khi kết thúc thời kỳ phân hóa đòng, hầu
như cây lúa đã hút trên 80% tổng lượng đạm cho cả chu kỳ sinh trưởng.
Lúa là cây trồng rất mẫn cảm với việc bón đạm. Triệu chứng thiếu đạm
thay đổi tùy theo thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây. Nếu vào giai đoạn lúa
sinh trưởng mạnh, thiếu đạm lá chuyển vàng (lá già vàng trước, sau lan dần
tới lá non) hay xanh lợt, lá nhỏ, chiều cao cây giảm, khả năng đẻ nhánh kém.
Nếu thiếu đạm ở giai đoạn có đòng thì đòng nhỏ, khả năng trỗ kém, số hạt
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9
13
trên bông ít, hạt lép nhiều, năng suất thấp. Thừa đạm làm cho thân lá phát
triển quá mạnh, cây cao, lá nhiều, màu xanh đen, thân nhỏ yếu, dễ bị sâu
bệnh, đổ ngã và nhiều hạt lép. Thời kỳ cây lúa mẫn cảm với đạm là trước trỗ
35 – 40 ngày và giai đoạn tượng đòng. Nếu thừa đạm trong các thời điểm này
làm cho thân lá phát triển hơn bộ rễ, ức chế quá trình tượng đòng, dễ đổ ngã,
sâu bệnh, tỷ lệ hạt lép cao, năng suất thấp.
Khi cây lúa được bón đủ đạm thì nhu cầu tất cả các chất dinh dưỡng khác
như lân và kali đều tăng. Theo Bùi Huy Đáp [6], đạm là yếu tố chủ yếu ảnh
hưởng đến năng suất lúa, cây có đủ đạm thì các yếu tố khác mới phát huy tác
dụng.
2.3.5. Dinh dưỡng lân
Lân đóng một vai trò dinh dưỡng quan trọng đối với sinh trưởng và phát

triển của cây trồng vì là thành phần cấu tạo của các axit nucleic, là chất chủ yếu
trong nhân tế bào. Lân có quan hệ chặt chẽ với sự hình thành diệp lục, protit và
sự di chuyển tinh bột. Vai trò chủ yếu của lân thể hiện ở các mặt: Xúc tiến sự
phát triển của bộ rễ lúa, đặc biệt là rễ bên và lông hút. Làm tăng số nhánh và
tốc độ đẻ nhánh của lúa, sớm đạt số nhánh cực đại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tăng số nhánh hữu hiệu, dẫn đến tăng năng suất lúa.
Thúc đẩy việc ra hoa, hình thành quả, tăng nhanh quá trình trỗ, chín của lúa
và ảnh hưởng tích cực đến chất lượng hạt. Tăng khả năng chống chịu với các
điều kiện bất lợi và sâu bệnh hại. Thúc đẩy phân chia tế bào, tạo thành các
hợp chất béo và protein. Ngoài ra, lân còn có mối quan hệ chặt chẽ đến sự
hình thành diệp lục, protit và sự vận chuyển tinh bột [3].
Lúa hút lân mạnh hơn so với các cây trồng ở cạn. Trong cây lúa, tính
theo chất khô, tỉ lệ lân nguyên chất (P
2
O
5
) chiếm xung quanh 0,2% trong rơm
rạ và khoảng 0,48% trong hạt gạo. Cây lúa hút lân trong suốt thời kỳ sinh
trưởng từ khi cây lúc mọc đến khi lúa trỗ, nhưng hút lân mạnh nhất vẫn là
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9
14
thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng, tuy nhiên giai đoạn đầu nhu cầu về lân của cây
lúa là rất thấp [10].
Cây lúa được bón đầy đủ lân và cân đối đạm sẽ phát triển xanh tốt, khỏe
mạnh, chống đỡ với điều kiện bất thuận như hạn, rét; đẻ khỏe, bộ rễ phát triển
tốt, trỗ và chín sớm ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp trong vụ đông xuân,
hạt thóc mẩy và sáng.
Cây lúa thiếu lân, cây còi cọc, đẻ nhánh kém, bộ lá lúa ngắn, phiến lá
hẹp, lá có tư thế dựng đứng và có màu xanh tối; số lá, số bông và số hạt/bông

đều giảm. Theo Vũ Hữu Yêm, 1995 [7], cây con rất mẫn cảm với điều kiện
thiếu lân. Thiếu lân trong thời kì cây con cho hiệu quả rất xấu, sau này có bón
nhiều lân thì cây trỗ vẫn không đều hoặc không thoát. Do vậy, cần phải bón
đủ lân ngay từ giai đoạn đầu và bón lót phân lân là rất có hiệu quả.
Dinh dưỡng lân có quan hệ mật thiết với dinh dưỡng đạm. Nếu bón đủ lân sẽ
làm tăng khả năng hút đạm và các chất dinh dưỡng khác. Cây được bón cân đối
N, P sẽ xanh tốt, phát triển mạnh, chín sớm, cho năng suất cao và phẩm chất tốt.
Do vậy, muốn cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao thì không
chỉ cần cung cấp đủ đạm mà còn cần cung cấp đầy đủ cả lân cho cây lúa.
* Độ pH của đất
Độ pH tác động nhiều đến các tính chất vật lý, hóa học và vi sinh vật đến
sự phát triển và năng suất của cây lúa. Độ pH ảnh hưởng tới khả năng cung
cấp dinh dưỡng của đất. Khoảng pH tối ưu cho cây lúa phát triển là từ 5 - 7.
Độ pH thấp có thể kích thích làm cho cây lúa nhạy cảm hơn với các chất độc
và một số bệnh, pH cao các ion bicacbonat và natri có thể làm giảm sản lượng
lúa.
Cây lúa đặc biệt nhạy cảm với sự thiếu hụt kẽm; lượng kẽm còng như sắt
dễ hấp thụ sẽ giảm khi pH > 7. Photpho thường phát huy hết tác dụng ở độ pH
6 - 7, còn đối với canxi và kali thì ở độ pH < 6. Nếu pH cao quá 7 thì urê và
amoni sulfat có thể bị chuyển hóa thành khí amoniac, đặc biệt đối với đất
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9
15
chứa canxi cacbonat. Độ pH thấp sẽ làm giảm tốc độ vi khuẩn giải phóng nitơ
từ các chất hữu cơ. Lưu huỳnh (lưu huỳnh nguyên tố và axit sulfuric) có thể
hạ thấp độ pH của đất, tăng sản lượng lúa.
2.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG ĐẠM ĐỐI VỚI
LÚA VÀ ƯU THẾ LAI VỀ HIỆU SUẤT SỬ DỤNG ĐẠM
2.4.1. Vai trò của đạm
Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu với cơ thể sống vì nó là thành phần

cơ bản của protein - chất cơ bản biểu hiện sự sống. Đạm nằm trong nhiều hợp
chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây như diệp lục va các chất men.
Các bazơ có đạm, thành phần cơ bản của axitnuleic trong ADN, ARN
của nhân tế bào, nơi cư trú các thông tin di truyền, đóng vai trò quan trọng
tổng hợp protein. Do vậy đạm là yếu tố cơ bản của quá trình đồng hoá
cácbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ và việc hút các yếu tố dinh dưỡng
khác (Vũ Hữu Yêm 1995)
Theo Yoshida (1975) đạm là yếu tố quan trọng nhất đối với lúa. Nếu
như không bón phân đạm thì ở đâu cũng thiếu đạm. Cây lúa phản ứng với
đạm rõ hơn lân và kali. Đạm thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh (tăng chiều cao
cây và số nhánh), tăng kích thích thước lá, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và hàm
lượng protein trong hạt. Vì vậy đạm ảnh hưởng đến tất cả các đặc tính góp
phần tạo năng suất (Achim và Thomas, 2001).
2.4.2 Nhu cầu lúa đạm của cây qua các thời kỳ
Nhiều công trình của nhiều tác giả trong và ngoài nước đều cho rằng
cây lúa hút đạm nhiều chất vào hai thời kỳ là thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ làm
đòng. Giai đoạn đầu của thời kỳ sinh trưởng do bộ rễ còn kém phát triển nên
khả năng hút dinh dưỡng chưa cao. Sau khi bén rễ hồi xanh gặp điều kiện
thuận lợi cây lúa hút đạm nhiều nhất. Lượng đạm này giúp cây sinh trưởng về
chiều cao, số lá, đẻ khoẻ và đẻ tập trung tạo điều kiện cho bông hữu hiệu sau
này. Chính vì thế bón thúc sớm ngay từ khi lúa bén rễ hồi xanh là điều kiện
rất quan trọng. Theo Vũ Hữu Yêm tất cả các loại cây trồng giai đoạn đầu đều
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9
16
được bón nhiều đạm để mở rộng diện tích quang hợp. Bón đạm trong giai
đoạn sau cốt duy trì khả năng quang hợp cao chứ không nhằm mở rộng diện
tích quang hợp và thúc đẩy vận chuyển sản phẩm quang hợp về cơ quan dự
trữ.
Việc phân bố tỷ lệ lượng bón giữa các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa

còn phụ thuộc vào tổng lượng phân được cung cấp. Theo Yoshida nếu rất hạn
chế đạm được cung cấp vào 20 ngày trước trỗ. Khi lượng đạm vừa phải có
thể phân ra làm hai lần lá vào giai đoạn sinh trưởng sớm và khoảng 20 ngày
trước trỗ. Khi lượng đạm dồi dào bón vào giai đoạn sinh trưởng sớm hữu
hiệu nhất cho sự tạo hạt. Bón vào thời điểm 20 ngày trước trỗ cho hiệu suất
sản xuất cao khi lượng đạm vừa hay thấp, giai đoạn này trùng với sự sinh
trưởng mạnh của bông non trước trỗ. Trong thực tế sản xuất thì bón thúc đạm
nên tiến hành lúc phân hóa đòng, khi bông non dài 1-2mm, 23-25 ngày trước
trỗ. Đạm hấp thu lúc này được dùng để tăng số hoa do đó tăng kích thước
bông. Đạm hút được lúc làm đòng sẽ giữ cho lá xanh đến sau trỗ và do đó
quang hợp vẫn tiếp tục để cho năng suất hạt.
Thời điểm bón thúc cũng ảnh hưởng đến tính chống đổ của cây. Bón
thúc đạm 20 ngày trước trỗ không chỉ làm cho khối lượng trên bông đạt tối
đa mà cũng tăng cả tính chống đổ vì chiều dài và đường kính các dóng thay
đổi, tích lỹ nhiều trọng lượng chất khô ở phần gốc và thân khoẻ (Yoshida)
Riêng đối với lúa lai, Quách Ngọc Ân và Lê Hồng Thu cho rằng ở các
thời kỳ sinh trưởng lúa lai hấp thu dinh dưỡng khác hẳn với lúa thuần. Lúa
thuần thời kỳ đầu thường hấp thu nhiều dinh dưỡng nhưng lúa lai thời kỳ giữa
và sau hấp thu nhiều dinh dưỡng hơn đặc biệt là thời kỳ cuối hấp thu đạm rất
lớn. Vì vậy khác với lúa thuần cần tập trung bón vào thời kỳ đầu, phân bón
cho lúa cần tập trung vào thời kỳ giữa và sau.
Theo Nguyễn Văn Hoan thời kỳ hút đạm mạnh nhất quan sát thấy ở
lúa lai là từ đẻ nhánh rộ đến làm đòng, mỗi ngày lúa lai hút 3520 g đạm/ha
chiếm 34,68% tổng lượng hút. Giai đoạn cuối tuy lúa lai hút đạm không mạnh
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9
17
như gia đoạn đầu song giữ một tỷ lệ đạm cao và sức hút mạnh rất có lợn cho
quang hợp tích luỹ chất khô và hạt. Vì thế một lượng đạm nhất định cần được
bón vào giai đoạn cuối.

2.4.3. Một số nghiên cứu về hiệu suất sử dụng phân đạm
Trải qua nhiều năm tìm tòi và nghiên cứu các nhà khoa học trong và
ngoài nước đã có một số kết quả về ảnh hưởng của phân đạm đến sinh trưởng
phát triển và năng suất của cây lúa.
Bùi Đình Dinh và Nguyễn Văn Bộ cho rằng đạm là yếu tố dinh dưỡng
hạn chế lớn nhất đến năng suất cây trồng.
Murata (1965) và Phạm Văn Cường và cs, (2003) cho thấy ảnh hưởng
của phân đạm đến quang hợp thông qua hàm lượng diệp lục có trong lá, nếu
bón lượng đạm cao thì cường độ quang hợp ít ảnh hưởng mặc dù điều kiện
ánh sáng yếu.
Yoshida, (1981) cho biết khi bón tất cả số lượng đạm cho từng thời kỳ
thì thời kỳ có hiệu quả nhất đối với năng suất thóc là 10 ngày sau cấy.
Hiệu quả đối với năng suất của mỗi gam đạm mà cây đã hút nói chung
giảm vào các thời kỳ sinh trưởng sau và có đỉnh cao thứ nhì vào 40 ngày sau
cấy (tương đương với thời kỳ làm đòng). Điều này chứng tỏ tác giả muốn
nhấn mạnh ưu điểm của việc bón thúc đạm và thời kỳ làm đòng.
Theo kết quả nghiên cứu các tác giả S.Mitsui (1962), Bùi Huy Đáp
(1980), Đinh Dĩnh (1970) và Đào Thế Tuấn (1980) cho biết rằng thời kỳ đẻ
nhánh, nhất là khi đẻ nhánh rộ cây lúa hút nhiều đạm nhất, thông thường cây
lúa hút 70% lượng đạm cần thiết. Đây là thời kỳ hút đạm có ảnh hưởng lớn
nhất đến năng suất lúa. Còn Yhouichi Yoshida cho rằng đạm quyết định 74%
năng suất lúa.
Theo Matsui (1970) bón thúc đạm vào 2 thời kỳ bắt đầu phân hoá đòng
và phân bào giảm nhiễm có tác dụng tăng số hạt/bông.
Tại Nhật Bản sau nhiều năm nghiên cứu và thí nghiệm các nhà khoa
học đã chứng minh rằng nếu coi năng suất lúa trong trường hợp bón đầy đủ
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9
18
phân vô cơ (đủ thành phần N.P,K) là 100% thì không bón Kali năng suất

giảm 4% khi không bón lân năng suất 5% và khi không bón đạm năng suất
giảm 117%.
Togari Matsuo cho rằng sau khi bón thúc đạm cho lúa 3 ngày, lượng
đạm trong lá đã tăng lên, hàm lượng diệp lục cũng tăng lên vì thế tác dụng
quang hợp trên đơn vị diện tích là cũng tăng theo. Sự chuyển biến dinh dưỡng
từ lá này sang lá khác sẽ làm cho lá sớm tàn. Cung cấp đầy đủ các nhân tố
dinh dưỡng cũng là biện pháp quan trọng để duy trì hoạt động của lá và kéo
dài đời sống của lá.
Matsuhima (1969), Musayama (1967) đã kết luận: Để có năng suất cao
cần giữ mức độ đạm ở lá dù cho hoạt động quang hợp cao. Kinh nghiệm của
người Nhật Bản cho rằng hấp thu đạm liên tục sau trỗ quan trọng để đạt năng
suất cao.
Theo Tamaka (1958) ở cây lúa tất cả các lá từ lá đòng đến lá thứ 3 từ
ngọn trở xuống đều chuyển các chất đồng hoá được về bông lúa. Các lá thấp
vận chuyển chất đồng hoá được về rễ. Chính vì thế lượng đạm bón thúc sẽ có
tác dụng duy trì được bộ lá tạo điều kiện cho quang hợp sau trỗ được tốt.
Phạm Văn Cường (2003) đã kết luận việc cung cấp đủ đạm lúc cây
trưởng thành là điều cần thiết để làm chậm quá trình già hoá của lá, duy trì
cường độ quang hợp khi hình thành hạt chắc và tăng cường Protein tích luỹ
vào hạt.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tới năng suất và chất lượng
hạt lúa Lock và Yoshida (1973), Cook (1957), Diday (1988) kết luận: Năng
suất các giống lúa tăng dần theo lượng đạm bón, nếu bón 100 - 150kg N/ha
có thể tăng năng suất từ 10,34 lên 38,92 tạ/ha.
Thí nghiệm về xác định lượng phân bón thích hợp bón cho lúa trên đất
phù sa sông Hồng để có năng suất cao và hiệu quả kinh tế. Trần Thúc Sơn và
Đặng Văn Hiến đã đi đến các kết luận: Bón lượng đạm tăng ở mức thích hợp
làm tăng trọng lượng chất khô tích luỹ, tăng dần diện tích lá, tăng lượng đạm
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9

19
tích luỹ trong cây lúa và tăng suất. Hiệu suất phân đạm, tỷ lệ sử dụng được
bởi cây lúa giảm dần khi lượng đạm tăng. Trên đất phù sa sông Hồng để có
năng suất cao có thể đầu tư 150 - 160N +16 tấn phân chuồng + 90P
2
O
5
+
60K
2
O cho 1ha, để có hiệu quả kinh tế cao chỉ nêu đầu tư phân khoáng ở mức
120N + 60P
2
O
5
+ 30K
2
O.
Theo Quách Ngọc Ân: Trên đất phù sa sông hồng, bón 180kg đạm/ ha
trong vụ Xuân và 150 kgđạm/ha trong vụ mùa xuân chưa thấy lúa lai giảm
năng suất trong khi lúa thường chỉ bón 90-110kgđạm/ha, quá ngưỡng này
năng suất có chiều hướng giảm. Trên đất bạc màu, bón 150 kgđạm/ha cho lúa
lai vẫn còn tăng năng suất. Tuy nhiên mức độ chỉ bón 120kg/ha cho hiệu quả
kinh tế cao nhất.
Theo Phạm Văn Cường, Phạm Thị Khuyên và cs, (2005) khi tăng
lượng đạm bón từ 0- 180 kgđạm/ha thì chỉ số diện tích lá, khối lượng chất
khô tích luỹ và tốc độ tích luỹ chất khô của lúa lai tăng vượt trội so với lúa
thuần đặc biệt ở giai đoạn 4 tuần sau cấy, năng suất của các giống lúa thuần
đều tăng tuy nhiên năng suất của lúa lai tăng nhiều hơn năng suất của lúa
thuần.

Tiềm năng năng suất của các giống lúa chỉ được thể hiện khi được cung
cấp đủ lượng phân. Nếu thiếu đạm cây lúa sẽ đẻ nhánh yếu, cây lùn, lá có
màu vàng nhạt nhưng nếu quá thừa phân lại dễ gây lốp đổ, sâu bệnh, kéo dài
thời gian sinh trưởng, giảm năng suất lúa. Chình vì thế tìm ra lượng phân bón
thích hợp, liều lượng phân thích hợp đối với lúa đặc biệt là lúa lai là điều cần
thiết để đạt năng suất cao và hiệu quả kinh tế.
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9
20
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Địa điểm: Vinh Quang – Tiên Lãng - Hải Phòng, đây là vùng đất phù sa
mới được bồi đắp, vàn trũng.
- Thời gian: từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2011
- Phân bón: Đạm Ure Phú Mỹ 46% N, Supe lân Lâm Thao 17%P
2
O
5
,
Kaliclorua 60K
2
O.
- Giống: Việt lai 20
Giống lúa lai đầu tiên hoàn toàn do các nhà khoa học Việt Nam nghiên
cứu, lai tạo và phát triển được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công
nhận là giống quốc gia vào năm 2004. Tác giả của giống lúa Việt Lai 20 là
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoan, Trưởng bộ môn Di truyền chọn giống
cây thuộc Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội. Giống lúa lai này đâng
được ưa chuộng rộng rãi không chỉ ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ

mà còn ở các vùng trung du, miền núi.
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống lúa VL20 ở
các công thức tham gia nghiên cứu.
- Nghiên cứu tính chống chịu và tình hình sâu bệnh hại của giống lúa
VL20 ở các công thức tham gia nghiên cứu.
- Nghiên cứu các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất, hiệu quả
kinh tế của giống lúa VL20 ở các công thức tham gia nghiên cứu.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Phương pháp tiếp cận
- Phương pháp điều tra và thu thập thông tin
- Phương pháp thực nghiệm đồng ruộng
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9
21
3.2.2. Phương pháp cụ thể
3.2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB) của tác giả
Nguyễn Thị Lan và cs (2005) với 3 lần nhắc lại, diện tích 1 ô thí nghiệm 10
m
2
(5m x 2m). Tổng diện tích khu thí nghiệm chưa bao gồm cả dải bảo
240m
2
.
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất lúa giống VL20 cấy vụ mùa 2011 tại vinh Quang, Tiên
Lãng.
CT1: N + 90P

2
O
5
+ 90 K
2
O
CT2: 45N + 90P
2
O
5
+ 90 K
2
O
CT3: 90N + 90P
2
O
5
+ 90 K
2
O
CT4: 135N + 90P
2
O
5
+ 90 K
2
O
*Sơ đồ thí nghiệm
3.3.2. Quy trình thí nghiệm
Bón lót : 100% P

2
O
5
b
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9
22

Dải bảo vệ
T2 T2 T3
T1 T3 T4
T4 T4 T1
T3 T1 T2
NL1 NL2 NL3
3.4. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI
3.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển
- Ngày gieo mạ, ngày cấy, ngày bén rễ hồi xanh, ngày đẻ nhánh tối đa, ngày
lúa bắt đầu trỗ, ngày chín sáp, ngày chín 70%, thu hoạch.
- Động thái tăng trưởng chiều cao cây: đo chiều cao cây tính từ gốc cho đến
mút lá khi lúa chưa trỗ, đầu bông khi lúa đã trỗ.
- Động thái tăng số lá:
- Động thái tăng số nhánh đẻ:
3.4.2. Các chỉ tiêu sinh lý
- Chỉ số diện tích lá (LAI): được theo dõi ở ba thời kỳ; đẻ nhánh rộ,
trước trỗ và bắt đầu chín sáp được xác định bằng phương pháp cân nhanh.
LAI = m
2
lá/ m
2
đất.

- Tích luỹ chất khô (g/m
2
đất/ngày): các khóm lúa rửa sạch, sấy khô ở
800
0
C (trong 48 giờ) cho đến khi khối lượng không đổi. Xác định lượng chất
khô tích lũy (g/m
2
đất)
3.4.3. Các chỉ tiêu sâu bệnh hại và tính chống chịu
Theo dõi sâu, bệnh hại chính trên các ô thí nghiệm, sau đó phân cấp
cho điểm theo thang điểm của Viện lúa quốc tế (IRRI)
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9
23
1
Sâu đục thân
Sâu cuốn lá nhỏ
1
3
5
7
9
1-10% cây bị hại
11-20% cây bị hại
21-35% cây bị hại
36-50% cây bị hại
51-100% cây bị hại
2 Bệnh bạc lá
0

1
3
5
7
9
Không bị bệnh
Vết bệnh 1-5% diện tích lá
Vết bệnh 6-12% diện tích lá
Vết bệnh 13-25% diện tích lá
Vết bệnh 26-50% diện tích lá
Vết bệnh trên 51% diện tích lá
3 Bệnh khô vằn
1
3
5
7
9
Vết bệnh <20% chiều cao cây
Vết bệnh 20-30% chiều cao cây
Vết bệnh 31-45% chiều cao cây
Vết bệnh 46-65% chiều cao cây
Vết bệnh >65% chiều cao cây
- Tính chống chịu: chống đổ, chống chịu chua, mặn
3.4.4. Chỉ tiêu yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Mỗi ô lấy 5 khóm, theo dõi các chỉ tiêu sau:
- Số bông/m
2
(A)
- Số hạt/bông (B)
- Số hạt chắc/bông

- Tỷ lệ hạt chắc (%) = Số hạt chắc x 100/ tổng số hạt (C)
- Khối lượng 1000 hạt (D)
- Năng suất lý thuyết: (NSLT) = A x B x C x D x 10
-4
(tạ/ha)
- Năng suất thực thu: tính trên toàn bộ ô quy ra tạ/ha
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9
24
3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả thí nghiệm được xử lý theo phương pháp phân tích phương
sai (ANOVA) bằng chương trình IRRISTART 4.0 và EXCEL.
Sinh viên: Nguyễn Vi Sơn
Lớp KSNH K9
25

×