Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

nhập khẩu vàng của việt nam năm 2008 và ảnh hưởng tới vấn đề an ninh tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.78 KB, 96 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
  



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
NHẬP KHẨU VÀNG CỦA VIỆT NAM NĂM 2008 VÀ ẢNH HƯỞNG
TỚI VẤN ĐỀ AN NINH TIỀN TỆ





Họ và tên sinh viên
Lớp
Khoá
Giáo viên hướng dẫn
: Lª HuyÒn Vy
: NhËt 6
: 44
: ThS. NguyÔn Quang HiÖp









Hà Nội, tháng 5 năm 2009



Mục lục
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
Lời nói đầu 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VÀNG, THỊ TRƢỜNG VÀNG VÀ LÝ
LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ AN NINH TIỀN TỆ 4
1.1. Giới thiệu chung về vàng và thị trường vàng 4
1.1.1. Đặc điểm và giá trị của vàng 4
1.1.2. Sơ lược về thị trường vàng thế giới 8
1.2. Tổng quan về vấn đề an ninh tiền tệ 25
1.2.1. Khái niệm an ninh tiền tệ 25
1.2.2. Ổn định và dấu hiệu của sự ổn định tiền tệ 26
1.2.3. Các tiêu chuẩn đánh giá vấn đề an ninh tiền tệ 27
CHƢƠNG II. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU VÀNG CỦA VIỆT NAM
NĂM 2008 VÀ ẢNH HƢỞNG TỚI VẤN ĐỀ AN NINH TIỀN TỆ 30
2.1. Thị trường vàng Việt Nam 30
2.1.1. Đặc điểm chung của thị trường Việt Nam 30
2.1.2. Đặc điểm của thị trường vàng Việt Nam 31
2.2. Nhập khẩu vàng năm 2008 36

2.2.1. Công thức quy đổi giá vàng 36
2.2.2. Diễn biến thị trường vàng Việt Nam năm 2008 37
2.2.3. Tình hình nhập khẩu vàng năm 2008 40
2.2.4. Nhận xét chung về thực trạng nhập khẩu vàng năm 2008 53
2.3. Ảnh hưởng của nhập khẩu vàng tới vấn đề an ninh tiền tệ 54
2.3.1. Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa nhập khẩu vàng và vấn đề an
ninh tiền tệ 54


2.3.2. Đánh giá về những ảnh hưởng thực tế của nhập khẩu vàng tới
vấn đề an ninh tiền tệ của Việt Nam 59
CHƢƠNG III. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ MỐI QUAN HỆ
GIỮA NHẬP KHẨU VÀNG VÀ VẤN ĐỀ AN NINH TIỀN TỆ 69
3.1 Các đề xuất về chính sách quản lý nhập khẩu vàng 69
3.1.1. Đề xuất với chính sách quản lý nhập khẩu vàng 69
3.1.2. Đề xuất đối với chính sách tỷ giá 73
3.2 Các đề xuất liên quan đến quản lý thị trường vàng nội địa 74
3.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước 74
3.2.2. Đối với các ngân hàng thương mại 78
3.3. Các giải pháp hỗ trợ khác của chính phủ đảm bảo an ninh tiền tệ khi
có sự thay đổi trong thị trường nhập khẩu vàng 79
3.3.1. Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình 79
3.3.2. Tăng cường quy chế lành mạnh và an toàn 81
3.3.3. Tăng cường tính thống nhất trên các thị trường tài chính 84
3.3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế 85
Kết luận 87
Tài liệu tham khảo 89
Phụ lục



Danh mục các từ viết tắt
NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam
NHTW Ngân hàng trung ương
NHTM Ngân hàng thương mại
TBCN Tư bản chủ nghĩa
CBGA Central Bank Gold Agreement – Thỏa thuận về vàng của các
NHTW
SJC Công ty Vàng Bạc Đá Quý thành phố Hồ Chí Minh
WGC World Gold Council – Hội đồng vàng thế giới
GFMS Gold Fields Mineral Services
IMF International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc tế
WB World Bank – Ngân hàng thế giới



Danh mục bảng biểu

STT
Tên
Trang
Bảng 1.1
Nguồn cung vàng quý 3 năm 2008
13
Bảng 1.2
Cầu về vàng
19
Bảng 1.3
Các quy định về cất giữ và kinh doanh vàng
22
Bảng 1.4

So sánh các mức thuế về giao dịch vàng
23


Danh mục hình vẽ

STT
Tên
Trang
Hình 1.1
Sự suy giảm sản lượng vàng khai thác qua các quý
14
Hình 1.2
Sản lượng vàng bán ra của các NHTW theo CBGA2
16
Hình 1.3
Nhu cầu vàng của ngành kim hoàn theo các nước
17
Hình 1.4
Nhu cầu vàng trong các ngành công nghiệp
18
Hình 1.5
Nhu cầu vàng cho đầu tư của Mỹ và châu Âu
20
Hình 2.1
Biểu đồ giá vàng trong nước và quốc tê quy đổi
37










1
Lời nói đầu

1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với các vận hội lớn để
phát triển đất nước thì chúng ta cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Một
trong những nguy cơ đó là vấn đề an ninh tiền tệ. An ninh tiền tệ có mối
liên hệ chặt chẽ tới an ninh quốc gia. Một quốc gia hùng mạnh nhất thiết
phải là một quốc gia có một thị trường tài chính tiền tệ lành mạnh.
Có nhiều yếu tố quyết định vấn đề an ninh tiền tệ của một quốc gia
trong đó không thể không kể đến vai trò của thị trường vàng. Là một kim
loại quý, vàng là một loại tài sản tích lũy thông dụng. Cùng với giá trị tiền
tệ, vàng ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - chính trị -
văn hóa của mỗi quốc gia. Việt Nam lại là một quốc gia có nền văn hóa gắn
chặt với vàng, cầu về vàng của người dân không ngừng tăng cùng với sự
tăng trưởng của nền kinh tế.
Nước ta cũng có một số mỏ quặng vàng và mỏ vàng nhưng trữ lượng
không lớn, chỉ đáp ứng được khoảng 5% nhu cầu của thị trường, 95% còn
lại phải nhập khẩu. Quy mô và số lượng vàng nhập khẩu liên tục tăng trong
những năm gần đây. Là một loại hàng hóa có giá trị cao, giá trị nhập khẩu
vàng do đó cũng chiếm một phần không nhỏ trong giá trị nhập siêu của
quốc gia.
Câu hỏi đặt ra ở đây là nhập khẩu vàng có liên quan như thế nào tới
vấn đề an ninh tiền tệ của một quốc gia mà cụ thể là tình hình an ninh tiền

tệ của Việt Nam? Đây là một vấn đề còn khá mới mẻ và chưa được nghiên
cứu một cách đầy đủ, hệ thống. Với đề tài khóa luận: “Nhập khẩu vàng
của Việt Nam năm 2008 và ảnh hưởng tới vấn đề an ninh tiền tệ”, tôi
mong có thể phần nào lý giải được mối quan hệ này và nêu ra một số


2
khuyến nghị để nhập khẩu vàng nói riêng và thị trường vàng nói chung
đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả, góp phần ổn định an ninh tiền tệ quốc
gia.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Bài khóa luận nghiên cứu thực trạng nhập khẩu vàng của Việt Nam
trong năm 2008 và ảnh hưởng của nó tới vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia. Số
liệu trong bài được trích dẫn từ các báo cáo tổng kết theo quý của Hiệp hội
Vàng thế giới, NHNN Việt Nam và một số báo tạp chí trong và ngoài nước.
3. Mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi bài khóa luận này, tôi xin phép không đi sâu vào đánh
giá hiệu quả của việc nhập khẩu hay kinh doanh vàng mà nội dung bài khóa
luận nghiêng về phân tích và đánh giá hiệu quả của các chính sách của nhà
nước trong công tác quản lý việc nhập khẩu vàng và ảnh hưởng vĩ mô của
nó tới nền kinh tế cụ thể là tới vấn đề an ninh tiền tệ. Từ đó rút ra một số
khuyến nghị trong công tác quản lý nhập khẩu vàng và công tác điều hành
thị trường vàng để vàng trở thành một kênh đầu tư an toàn, hiệu quả cao.
4. Tình hình nghiên cứu
Nhập khẩu vàng và ảnh hưởng của nó tới vấn đề an ninh tiền tệ là một
vấn đề còn khá mới và những nghiên cứu có tính khoa học về vấn đề này
còn khá hạn chế. Trên thực tế đã có những khóa luận, luận án thạc sỹ kinh
tế, luận án tiến sỹ kinh tế về các vấn đề kinh doanh vàng hay vấn đề quản
lý ngoại hối tại Việt Nam trong đó nhập khẩu vàng cũng là một nội dung
được đề cập đến tuy còn khá sơ sài. Còn về vấn đề an ninh tiền tệ thì chủ

yếu chỉ là những bài nghiên cứu nhỏ, chưa thành hệ thống. Tuy vậy, những
công trình bài nghiên cứu đó rất hữu ích cho tôi trong quá trình nghiên cứu
đề tài : “Nhập khẩu vàng của Việt Nam năm 2008 và ảnh hưởng tới vấn đề
an ninh tiền tệ”.


3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài những phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học kinh
tế chính trị, khóa luận còn sử dụng các phương pháp xử lý số liệu, phân tích
đối chiếu, so sánh, kết hợp lý luận với thực tiễn … nhằn rút ra những vấn
đề có tính khái quát và phổ biến.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài lời nói đầu và kết luận, khóa luận có kết cấu ba chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về thị trƣờng vàng và lý luận chung về vấn
đề an ninh tiền tệ
Chƣơng 2. Tình hình nhập khẩu vàng của Việt Nam năm 2008 và
ảnh hƣởng tới vấn đề an ninh tiền tệ
Chƣơng 3. Đề xuất các giải pháp xử lý mối quan hệ giữa nhập
khẩu vàng và vấn đề an ninh tiền tệ
Đề tài là một vấn đề mới, phức tạp đặc biệt với một sinh viên như tôi
vì trình độ hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm của bản thân chưa có, việc
thu thập và xử lí thông tin gấp và gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy nội
dung bài viết còn nhiều vấn đề chưa được đề cập đầy đủ và còn nhiều thiếu
sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của thầy cô và bạn
bè về nội dung cũng như cách trình bày.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, thạc sỹ
Nguyễn Quang Hiệp đã giành thời gian đóng góp nhiều ý kiến quý báu, bổ
sung cũng như chỉnh lí nội dung và hình thức giúp tôi hoàn thành khoá
luận này.



4
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VÀNG, THỊ TRƢỜNG VÀNG VÀ LÝ
LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ AN NINH TIỀN TỆ

1.1.Giới thiệu chung về vàng và thị trƣờng vàng
1.1.1. Đặc điểm và giá trị của vàng
Từ xa xưa, kim loại đã phục vụ con người một cách tận tụy và trung
thành. Kim loại có vai trò quan trọng trong cuộc sống cũng như góp phần
tạo nên động lực phát triển cho con người. Vì vậy mà George Agrieola, nhà
tư tưởng người Đức thế kỉ XVI, tác giả của nhiều công trình luyện kim đã
khẳng định: “Con người sẽ không làm được gì nếu không có kim loại”.
Thế giới kim loại thật đa dạng, phong phú, hấp dẫn và chắc chắn trong
tương lai, kim loại vẫn giữ vị trí hàng đầu như vẫn luôn là cơ sở của nền
văn hóa vật chất của nhân loại.
Trong các kim loại thì vàng từ xa xưa đã được con người tôn vinh là:
“Vua của các kim loại”, “Kim loại của các vua”. Lịch sử của vàng gắn liền
với lịch sử nhiều nền văn minh nhân loại. Qua quá trình phát triển, con
người đã đưa vàng từ vị trí một loại vật chất quý hiếm lên ngôi báu vật, có
sức mạnh huyền bí. Vàng được coi là thước đo giá trị cho tất cả các loại
hàng hóa khác.
Vậy vàng là gì? Sức mạnh của nó ở đâu? Để hiểu rõ về vàng, trước hết
chúng ta cần nghiên cứu về nó dưới dạng một loại vật chất thuần túy.
1.1.1.1. Vàng là một kim loại quý
Xét trên phương diện khoa học, vàng là một nguyên tố hoá học có kí
hiệu Au (tên Latinh là Aurum), được xếp thứ 79 trong bảng tuần hoàn
Mendeleep. Vàng là kim loại chuyển tiếp (hoá trị 3 và 1) mềm, dễ uốn, dễ
dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng, vàng không phản ứng với hầu hết các



5
hoá chất. Kim loại này có ở dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ
bồi tích.
Trong đời sống, từ xa xưa, vàng đã là một kim loại cao giá, được nhiều
người hâm mộ, ước mơ. Nguyên nhân chủ yếu, có lẽ do vàng là một kim
loại khan hiếm, lại có nhiều thuộc tính lý hóa và ngày càng có nhiều công
dụng mới được phát hiện. Ai cũng biết rằng từ xa xưa, vàng đã được sử
dụng để chế tạo các loại vật dụng, đồ trang sức, trang trí sang trọng. Màu
vàng tượng trưng cho sự phồn thịnh, cao sang. Các nước châu Á như Trung
Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam, vàng lại càng được ưa chuộng hơn.
1.1.1.2. Vàng là một kim loại không có quá nhiều nhƣng cũng không
quá hiếm
Loài người biết đến vàng và khai thác nó từ bao giờ chưa ai biết đích
xác, nhưng hầu hết mọi dân tộc đều biết đến vàng vì sự có mặt của nó trên
khắp thế giới. Cho tới nay, quốc gia nào cũng cố gắng thăm dò, tìm kiếm
và khai thác thứ tài nguyên kim loại quý này. Những tài liệu thống kê của
Tạp chí vàng thế giới năm 2000 cho thấy hầu như lục địa nào cũng có vàng,
tuy mức độ tập trung phân tán có khác nhau, trữ lượng cũng có sự cách biệt
rất lớn.
Trong thiên nhiên, vàng tồn tại như một thành phần của vỏ trái đất,
được phân bổ khắp nơi, trên mặt đất, trong lòng đất và cả trong nước biển.
Do vậy việc tìm ra một mỏ vàng với một nhà địa chất giàu kinh nghiệm là
không khó, nhưng sẽ là rất khó để tìm ra một mỏ vàng có trữ lượng lớn trên
100 tấn vàng. Các nhà kinh tế Mỹ đã tính rằng, cứ 1000 mỏ vàng được tìm
thấy thì mới có một mỏ vàng có trữ lượng lớn. Nói tìm vàng vừa dễ lại vừa
khó là như vậy.
Hiện nay, mỏ vàng có quy mô khai thác, trữ lượng, hàm lượng vàng
lớn nhất là mỏ Eezsteling của Nam Phi, trữ lượng ước tính khoảng 3,3 triệu
tấn, hàm lượng vàng 5,7gr/tấn quặng. Còn vàng đang được khai thác ở độ



6
sâu nhất trong lòng đất là ở mỏ vàng Gold Strike, nằm ở bang Nevada,
miền tây Hoa Kỳ. Người ta gọi đó là mạch vàng của thế kỷ, chứa 900 tấn
vàng, nằm sâu 400m dưới lòng đất
1

Trong nước biển, các nhà địa chất cho biết cũng chứa vàng, nhưng
hàm lượng vàng rất ít, 1m
3
nước biển chứa khoảng 0,05mgr vàng. Trữ
lượng vàng trong đại dương ước tính khoảng 3 tỷ tấn nhưng công nghệ hiện
nay chưa đáp ứng được việc khai thác, hơn nữa chi phí “đãi nước tìm vàng”
như thế này rõ ràng là quá cao.
Trong lịch sử nhân loại, ước tính khoảng 116,746 tấn vàng đã được
khai thác. Các khu vực khai thác chính là Nam Phi 43.989 tấn, Liên bang
Nga khoảng 16.679 tấn, Mỹ khoảng 5.570 tấn, Australia 7.169 tấn, Brazil
2482 tấn và Colombia 2.086 tấn.
2

1.1.1.3. Giá trị của vàng
Từ những thuộc tính vốn có, vàng đã sớm có ích cho con người về
nhiều mặt. Nó đã lần lượt thỏa mãn những nhu cầu từ đơn giản đến phức
tạp trong đời sống con người với tư cách là vật phẩm tiêu dùng, tư liệu sinh
hoạt hoặc là vật biểu thị cho một ước lệ chung: tiền tệ.
Đầu tiên, cùng với sự phát hiện ra vàng, con người đã thông qua lao
động làm cho vàng trở thành hữu ích dưới dạng các trang sức cho bản thân.
Ngoài ra, vàng còn được sử dụng rộng rãi làm các đồ tế tự, đúc các bức
tượng thần linh. Dần dần, nghề thủ công mỹ nghệ kim hoàn đã hình thành

và phát triển, phục vụ cho nhu cầu làm đẹp, tôn giáo và biểu thị quyền lực
của con người như đồ dùng hàng ngày, đồ trang sức, các công trình mỹ
thuật, điêu khắc, kiến trúc.
Dùng vàng làm đồ trang sức, trang trí là một trong những mục đích sử
dụng đầu tiên trong sử dụng vàng của con người. Đồng tiền vàng đầu tiên

1
. Người điều khiển giá vàng – Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 2/2006 trang 9
2
Nguồn: WGC


7
ra đời vào thế kỷ thứ IX trước công nguyên dưới triều đại vua Gyges ở
Lydie (Ai Cập). Cung điện Babylon nổi tiếng trong lịch sử cũng được trang
hoàng rực rỡ: lối đi lát cẩm thạch, cánh cửa dát vàng, bọc đồng và nạm kim
cương. Chùa Vàng nổi tiếng ở gần Bangkok (Thái Lan) cũng có một bức
tượng đúc bằng vàng khối, nặng 5,5 tấn.
Bên cạnh các giá trị truyền thống, ngày càng có nhiều công dụng mới
của vàng được phát hiện và ứng dụng trong các ngành công nghiệp mới.
Vàng nguyên chất quá mềm không thể dùng cho việc thông thường nên
chúng thường được làm cứng bằng cách tạo hợp kim với bạc, đồng và các
kim loại khác. Vàng và hợp kim của nó thường được dùng nhiều nhất trong
ngành trang sức, tiền kim loại và là một chuẩn cho trao đổi tiền tệ ở nhiều
nước. Vì tính dẫn điện tuyệt vời, tính kháng ăn mòn và các kết hợp lí tính
và hóa tính mong muốn khác, vàng trở nên nổi bật từ cuối thế kỉ 20 như là
một kim loại công nghiệp thiết yếu.
Một số ứng dụng mới của vàng:
 Vàng có thể được làm thành sợi và dùng trong ngành thêu.
 Vàng thực hiện các chức năng quan trọng trong máy tính, thiết bị

thông tin liên lạc, đầu máy máy bay phản lực, tàu không gian và
nhiều sản phẩm khác.
 Tính dẫn điện cao và đề kháng với ôxi hoá của vàng khiến nó được
sử dụng rộng rãi để mạ bề mặt các đầu nối điện, bảo đảm tiếp xúc tốt
và trở kháng thấp.
 Vàng được dùng trong nha khoa phục hồi, đặc biệt trong phục hồi
răng như thân răng và cầu răng giả.
 Vàng keo (hạt nano vàng) là dung dịch đậm màu hiện đang được
nghiên cứu trong nhiều phòng thí nghiệm y học, sinh học…. Nó cũng
là dạng được dùng làm nước sơn vàng lên đồ gốm trước khi nung.
 Axít clorauric được dùng trong chụp ảnh để xử lí ảnh bạc.


8
 Aurothiomalat dinatri dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp.
 Đồng vị vàng Au
198
, (chu kỳ bán rã: 2,7 ngày) được dùng điều trị
một số dạng ung thư và một số bệnh khác.
 Vàng được dùng để tạo lớp áo phủ, giúp cho các vật chất sinh học có
thể xem được dưới kính hiển vi điện tử quét.
Ngoài giá trị sử dụng kể trên, với tính chất quý hiếm của mình, vàng
còn có giá trị tiền tệ. Trước khi trở thành tiền tệ, vàng cũng chỉ là một loại
hàng hóa quý hiếm. Vàng chỉ thật sự có vai trò quan trọng trong đời sống
con người khi vàng mang hình thái tiền tệ. Vì lúc đó, vàng có thể trực tiếp
chuyển đổi thành bất cứ hàng hóa nào. Đây mới là động lực thúc đẩy con
người không ngừng tìm kiếm, khai thác, chế tác và tích trữ vàng nhằm sử
dụng vàng trên khía cạnh tiền tệ nhiều hơn là trên khía cạnh giá trị sử dụng.
Vàng được sử dụng như một loại tài sản tài chính, mức độ sử dụng của
nó đạt kỷ lục vào thế kỉ thứ 19. Khi đó các khoản thanh toán quốc tế trên cơ

sở vàng đã được thực hiện mà hầu như không gặp bất kì trở ngại nào.
Nhưng Đại chiến thế giới lần thứ Nhất, rồi Đại chiến thế giới Hai và tình
hình thế giới mới đã làm thay đổi căn bản tình hình này. Khả năng chuyển
đổi bên trong của vàng đã bị hủy bỏ. Mọi nỗ lực quay lại sự ổn định trước
đây đều thất bại. Ngày nay, vàng không còn giá trị tiền tệ trực tiếp, nhưng
vẫn là một vật đảm bảo giá trị số một trên thế giới, là “vịnh tránh bão”
trong điều kiện lạm phát, khủng hoảng hay suy thoái kinh tế. Thị trường
vàng cùng với thị trường dầu mỏ, thị trường chứng khoán và thị trường
ngoại hối là những thị trường quan trọng góp phần ổn định các vấn đề an
ninh, tài chính, tiền tệ của một quốc gia.
1.1.2. Sơ lƣợc về thị trƣờng vàng thế giới
Trong nền kinh tế, vàng là một loại hàng hóa đặc biệt nên thị trường
vàng cũng là một thị trường đặc biệt. Nó mang sắc thái riêng biệt, chịu
nhiều nhân tố tác động và ngược lại, nó cũng tác động sâu rộng tới nhiều


9
lĩnh vực hoạt động kinh tế khác. Giá vàng thế giới cũng như giá vàng trong
nước thường được xem như một loại phong vũ biểu kinh tế. Những vấn đề
phức tạp xung quanh giá vàng luôn luôn là một ẩn số đối với những người
đã từng bận tâm về nó. Vì thế, một nhận thức đúng đắn về vàng là cần thiết
khi thực hiện bất kỳ một hành vi kinh tế nào.
1.1.2.1. Sự hình thành thị trƣờng vàng thế giới

Bản vị vàng
Nói đến sự hình thành của thị trường vàng chúng ta có thể bắt đầu từ
chế độ bản vị vàng. Chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ ổn định nhất của
TBCN, dùng kim loại vàng làm cơ sở vật ngang giá, xuất hiện năm 1870 ở
Anh và nhanh chóng lan ra các nước phương Tây.
Một quốc gia theo chế độ bản vị vàng sẽ

1. Tuyên bố đơn vị tiền tệ của nước mình tương đương với một trọng
lượng vàng được quy định nào đó.
2. Sẵn sàng nhận mua và bán vàng tự do, không hạn chế với bất cứ ai
theo giá đã công bố, không có chênh lệch giữa giá mua và giá bán
(tức nhà nước chấp nhận tự do chuyển đổi giữa tiền giấy và vàng).
3. Không hạn chế việc nhập khẩu và xuất khẩu vàng.
Khi hai quốc gia cùng theo chế độ bản vị vàng thì lúc đó chế độ này sẽ
định ra một “đồng giá vàng” hoặc một hối suất cố định giữa hai nước.
Người ta gọi đó là Hối suất cố định dưới chế độ bản vị vàng (Gold
standard).
Ví dụ: Vào một thời điểm nào đó, 1 đôla Mỹ tương đương 1/35 ounce
vàng, 1 bảng Anh tương đương 3/35 ounce vàng. Lúc đó, một bảng Anh
“nặng” gấp ba lần một đôla Mỹ. Hối suất quy đổi là 3 USD đổi 1 GBP.
Thế ổn định này được giữ tương đối vững cho đến năm 1914 khi chiến
tranh thế giới thứ Nhất bùng nổ. Trong thời kỳ chiến tranh các nước tham
chiến đã mất khá nhiều vàng dự trữ để trang trải các chi phí. Tình thế đó


10
buộc các chính phủ các nước phải ban hành lệnh cưỡng bách ban hành tiền
giấy, tức là không cho đổi tiền giấy ra vàng nữa.
Kể từ sau khi chế độ bản vị vàng sụp đổ, thế giới bắt đầu bước sang
giai đoạn mới: đồng tiền không mang giá trị thực chất của vật liệu làm ra
nó nữa.

Bản vị vàng thoi hay Bản vị vàng hối đoái (Gold Bar Standard)
Còn gọi là chế độ Bản vị Sterling lấy đồng Bảng Anh làm tiêu chuẩn.
Không cho đổi trực tiếp tiền giấy sang vàng nên người ta gọi đây là hình
thức Bản vị vàng gián tiếp. Chỉ có đồng Bảng Anh và đồng Dollar Mỹ mới
có thể đổi trực tiếp sang vàng và phải đổi với số lượng lớn.

Theo các nhà nghiên cứu thì đây là bước lùi của hệ thống tiền tệ
TBCN: sự liên kết giữa vàng và tiền giấy đã trở nên lỏng lẻo, trong chế độ
bản vị vàng gián tiếp người ta thấy sự xuất hiện của hiện tượng lạm phát.
Năm 1931 chế độ bản vị vàng thoi sụp đổ do đồng Bảng Anh bị phá
giá. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm cho hệ thống bản vị
vàng dưới mọi hình thức ở Châu Âu và Mỹ sụp đổ.

Bản vị Dollar Mỹ (Dollar Standard)
Được thiết lập sau Chiến tranh thế giới lần thứ II ở Bretton Wood. Tại
hội nghị Bretton Wood diễn ra vào tháng 7/1944 với 44 nước tham dự (có
cả Liên Xô cũ) đã thống nhất thông qua hệ thống tiền tệ Bretton Wood
dùng đồng Dollar Mỹ làm tiêu chuẩn tiền tệ của thế giới. Cũng tại hội nghị
này tổ chức IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) và WB (Ngân hàng thế giới) được
thành lập. Kể từ đó đồng USD được coi là cầu nối giữa vàng và toàn bộ hệ
thống tiền tệ thế giới.
Bản vị Dollar Mỹ thực chất cũng là bản vị vàng gián tiếp: chỉ có các
NHTW của các nước mới có quyền đổi trực tiếp từ tiền giấy sang vàng, và
chỉ cho phép đổi tiền thuộc lĩnh vực ngoại thương.


11
Vì là bản vị vàng gián tiếp nên có hiện tượng lạm phát, để giữ giá vàng
ổn định Mỹ đã nỗ lực rất hiều nhưng cuối cùng đành phải phá giá Dollar
vào tháng 8 năm 1971 và ngừng không cho đổi trực tiếp tiền sang vàng
nữa. Do đó hệ thống tiền tệ Bretton Wood đã sụp đổ.

Bản vị SDR hay Bản vị tiền vàng (SDR Standard)
Là sáng kiến của tổ chức IMF vào năm 1970 gọi là quyền rút vốn đặc
biệt (Special Drawing Right - SDR). SDR giúp các nước hội viên của IMF
có thêm một phương tiện thanh toán quốc tế mà không cần dùng đến dự trữ

vàng hay ngoại hối.
SDR không phải là tiền mặt mà thực chất là sổ kế toán ghi các khoản
nợ có của mỗi hội viên. 1 lượng SDR = 0.8888671 g vàng nhưng chỉ tồn tại
trên sổ sách nên gọi là bản vị tiền vàng. Cứ 5 năm IMF họp một lần để
quyết định phần trăm đóng góp quỹ của các nước hội viên. Việt Nam đã là
thành viên của IMF từ ngày 21 tháng 9 năm 1956.
Nguyên tắc hoạt động của “sổ” SDR: Quốc gia A thâm hụt cán cân
ngoại thương với quốc gia B, nếu A và B đều là thành viên của IMF thì A
không phải trả tiền trực tiếp cho B mà tài khoản SDR của A sẽ bị trừ đi
khoản thâm hụt đó (ghi bên có) và sẽ chuyển sang sổ SDR của B (ghi bên
nợ) tại IMF.
Các nước hội viên thanh toán nợ nần trong ngoại thương và cũng chỉ
trong lĩnh vực ngoại thương mới được phép dùng sổ SDR để thanh toán
thông qua SDR trên sổ sách của IMF. IMF ngoài vai trò trung tâm thanh
toán quốc tế còn đóng vai trò trung tâm tín dụng quốc tế bằng cách làm chủ
nợ của những nước thiếu hụt và làm con nợ của những nước dư thừa trong
cán cân thanh toán.

Bản vị tiền giấy (Currency Standard)


12
Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều dùng chế độ bản vị tiền
giấy (trong đó có Việt Nam), đây là chế độ phát hành và lưu thông tiền giấy
theo Pháp luật của mỗi nước (tiền giấy ở đây bao hàm tiền làm bằng kim
loại và tiền làm bằng giấy).
Trong chế độ bản vị tiền giấy, tiền không đổi trực tiếp sang vàng được
nên có thể nói tiến giấy và vàng không có mối quan hệ gì, tiền tệ không còn
là dấu hiệu của vàng nữa. Vàng chỉ là một loại hàng hóa đắt tiền mà thôi.
Tiền giấy là phương tiện lưu thông bắt buộc do tín nhiệm Chính Phủ mà

công dân lấy tiền giấy làm phương tiện thanh toán, cất trữ
Như vậy, theo thời gian vàng đã tách khỏi thế giới tiền tệ. Nhưng
35.500 tấn vàng không mất đi đâu. Nó chỉ thay đổi trật tự phân bổ về
phương diện dự trữ với chức năng là một loại “tài sản có” quan trọng nhất
biểu thị phần nào trật tự kinh tế mới giữa các nước. Hiện nay, vàng tồn tại
dưới hai hình thức: vàng khối tự do được mua bán tự do trên thị trường và
theo giá thị trường. Những người nắm giữ vàng theo dạng này có thể là
người dân, người kinh doanh, nhà đầu cơ chuyên nghiệp, doanh nghiệp kim
hoàn hay các nhà công nghiệp nắm giữ vàng với vai trò là một loại nguyên
liệu thuần túy … Với mức độ khác nhau các chủ thể trên đều có thể tham
gia tác động vào giá vàng trên thị trường tự do và cũng bị tác động trở lại
theo những chiều hướng khác nhau. Nghiên cứu về động thái (behaviour)
và phương thức hoạt động của họ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn một số
nguyên nhân là giá vàng biến động.
Dạng tồn tại thứ hai của vàng trong xã hội hiện đại chính là dước dạng
các thỏi vàng dự trữ. Chủ nhân của những khối vàng này chỉ gồm một số ít
đối tượng đặc biệt. Đó là các NHTW và các cơ quan tiền tệ, tổ chức tài
chính quốc tế ví như IMF. Những nơi này vẫn tiếp tục giữ vàng – tiền tệ
như là một phần dự trữ của các “liên minh” bao gồm các đồng tiền trong và
ngoài nước và các chứng từ có giá khác. Đôi khi, vì sức ép giải quyết mất


13
cân đối trong thanh toán quốc tế, hoặc chỉ đơn giản để thay đổi cơ cấu dự
trữ quốc gia theo từng thời kỳ mà các nước phải bán, cầm cố hoặc mua vào
một phần quỹ dự trữ của mình. Các NHTW thường có khuynh hướng tăng
thêm quỹ vàng dự trữ thông qua thị trường tự do hoặc thông qua các thỏa
thuận song phương giữa các NHTW. Ngược lại, các tổ chức tiền tệ, tài
chính quốc tế phải giữ một thái độ thụ động vì điều lệ các cơ quan đó chỉ
cho phép hoạt động hạn chế với vàng, bất kỳ quyết định bán ra hay mua

vàng vào đều cần sự nhất trí của đại đa số các thành viên.
1.1.2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới giá vàng thế giới
a. Cung vàng trên thế giới
Có hai nguồn cung vàng chủ yếu cho thị trường vàng thế giới.
Thứ nhất, nguồn cung vàng chủ yếu cho thị trường là từ nguồn khai
thác.
Bảng 1.1. Nguồn cung vàng quý 3 năm 2008
(so với quý 4 năm 2007)

Tấn
% thay
đổi
Giá trị
(triệu USD)
% thay đổi
(giá trị)
Sản lượng khai thác
2409
0.4%
67.2
7%
Chênh lệch tuyệt đối
-368



Cung từ khai thác
2041
-1%
56.7

6%
Cung từ các NH và
định chế tài chính
286
-33%
8
-27%
Vàng tái chế
1107
-2%
31
4%
Nguồn: GFMS và tính toán của WGC - Trích Gold Investment Digest, quý 4 năm 2008, WGC

Nguồn cung vàng do khai thác liên tục giảm trong các năm vừa qua.
Theo báo cáo của Hiệp hội vàng thế giới, sản lượng vàng khai thác của toàn
thế giới trong những năm vừa qua liên tục giảm nhưng mức độ giảm sản


14
lượng đang ngày càng nhỏ hơn. Nếu so sánh sản lượng khai thác quý 3 năm
2008 với sản lượng của quý 4 năm 2007 thì sản lượng vàng khai thác được
đã giảm 1%, khoảng 368 tấn. Sản lượng khai thác tại một số quốc gia khai
thác vàng lớn trên thế giới liên tục giảm tiêu biểu nhất là Nam Phi. Sản
lượng khai thác tại Indonesia, Australia và Mỹ cũng sụt giảm. Bù đắp cho
sự sụt giảm này là sự gia tăng sản lượng tại các quốc gia như Trung Quốc,
các nước châu Mỹ Latinh đặc biệt là Peru.

Hình 1.1. Sự suy giảm sản lƣợng vàng khai thác qua các quý,
từ quý 1 năm 2006 đến quý 3 năm 2008.

Nguồn: GFMS - Trích Gold Investment Digest, quý 4 năm 2008, WGC
Năm 2008, Trung Quốc đã vượt qua Nam Phi trở thành nước sản xuất
vàng lớn nhất thế giới. Trong hơn 120 năm qua, Nam Phi luôn đứng đầu
thế giới về sản lượng khai thác vàng nhưng trong 10 năm qua tốc độ đã
giảm nhiều, từ chỗ chiếm 70% sản lượng thế giới năm 1970 xuống còn
20% năm 1997 và 11,8% năm 2006. Không những vượt qua về sản lượng
khai thác, Trung Quốc còn mới phát hiện thêm 5 mỏ vàng có trữ lượng
đáng kể. Hiện trữ lượng vàng của Trung Quốc khoảng 15.000 đến 20.000


15
tấn. Năm 2008, Trung Quốc có khả năng sản xuất được 300 tấn vàng, bốn
tháng đầu năm sản lượng đã đạt 84,039 tấn. Với sản lượng vàng ngày càng
tăng dần và công nghệ ngày càng tốt hơn, Trung Quốc sẽ vượt qua Nam
Phi để trở thành quốc gia sản xuất vàng lớn nhất trên thế giới. Sản lượng
vàng của Trung Quốc đã tăng 34,84% trong 5 năm qua.
Năm 2007, sản lượng tiêu thụ ở Trung Quốc cũng tăng 23%, biến
Trung Quốc thành thị trường tiêu thụ vàng thứ hai thế giới sau Ấn Độ. Sản
lượng vàng tiêu thụ ở Ấn Độ giảm 50% trong khi Trung Quốc tăng 15%
(112,1 tấn), Ai Cập là 15%, Nga 9% và đặc biệt tại Việt Nam với 71% (35
tấn)
3
. Giới khai thác và kinh doanh vàng hy vọng khi có thêm nguồn sản
xuất sẽ làm giá vàng hạ và kéo nhu cầu tiêu thụ tăng trở lại. Ấn Độ là nước
tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới, khoảng 722 tấn/năm tăng 7% trong năm
2007, Mỹ đứng thứ 3 với 278 tấn (giảm 18%), thị trường Italia và Anh
cũng sụt giảm, năm 2007 theo WGC cho thấy doanh số bán vàng trang sức
của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục tăng 34% lên 302,2 tấn trở thành nước
tiêu thụ đứng thứ 2 thế giới.
Ngoài số vàng khai thác mới, một nguồn cung nữa cho thị trường vàng

thế giới chính là vàng trong dự trữ ngoại hối của của các NHTW và các
định chế tài chính trên thế giới.
Cho đến đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, dự trữ vàng của các
NHTW và các định chế tài chính trên thế giới hầu như không có sự thay đổi
lớn nào. Song, với sự thay đổi của hệ thống tiền tệ thế giới, cơ cấu dự trữ
của các NHTW cũng bắt đầu có sự thay đổi. Việc hình thành Liên minh
tiền tệ và đồng tiền chung châu Âu (Euro) vào ngày 01/01/1999 là một
nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới dự trữ vàng của các NHTW. Tổng dự trữ
ngoại hối của các nước thành viên khu vực đồng Euro đã vượt quá nhu cầu
cần thiết, bởi vì trước đây, vàng được sử dụng để duy trì tỷ giá đồng tiền

3
Trích Gold Investment Digest, quý 4 năm 2008, WGC


16
quốc gia theo khuôn khổ cơ chế tỷ giá (ERM), nhưng lúc này, sự can thiệp
như vậy là không cần thiết nữa. Các NHTW của châu Âu đã bắt đầu “chia
tay” với các khoản dự trữ vàng của mình và điều đó có tác động trực tiếp
tới thị trường vàng.
Vàng là một trong những tài sản trong danh mục dự trữ ngoại hối của
quốc gia. Thông thường, các nước dự trữ bằng USD, trong trường hợp
USD có xu hướng mất giá, thì các NHTW sẽ có động thái xem xét khả
năng nâng dự trữ vàng bằng cách bán USD để chuyển sang vàng. Điều này
tác động đến cầu vàng, khiến giá vàng thế giới tăng cao. Trong trường hợp
ngược lại, các NHTW sẽ xem xét khả năng bán vàng và tăng dự trữ USD.
Điều này sẽ tác động tăng cung vàng, khiến giá vàng có xu hướng giảm.
Theo tính toán của các chuyên gia, trong quỹ dự trữ ngoại hối của
NHTW các nước công nghiệp phát triển hiện có khoảng 30.000 tấn vàng
được cất trữ từ khi vàng còn được sử dụng để đảm bảo giá trị cho đồng tiền

đang lưu hành. Chỉ riêng 3.443 tấn vàng dự trữ của Đức (theo Hiệp hội
vàng thế giới – Tháng 12-2008) cũng đã lớn hơn sản lượng vàng hàng năm
của toàn thế giới. Nguồn dự trữ vàng của các quốc gia lớn như vậy đã giúp
cân bằng giá vàng trên thị trường.
Việc dự trữ vàng của các NHTW trên thế giới hiện nay vẫn có sự phân
chia theo khu vực. Các NHTW châu Á tiếp tục giữ rất ít hoặc không giữ
vàng trong cơ cấu dự trữ quốc gia. Trong khi đó, các NHTW châu Âu, hiện
vẫn đang nắm giữ một khối lượng lớn dự trữ quốc gia bằng vàng, đang tiếp
tục có xu hướng giảm tỷ trọng vàng trong cơ cấu dự trữ quốc gia. Họ là
những người bán vàng trong cơ cấu dự trữ quốc gia lớn nhất. Theo thỏa
thuận về vàng lần 2 – Central Bank Gold Agreement 2 – CBGA2 của 15
NHTW lớn nhất trên thế giới, sản lượng vàng tối đa các NHTW này bán ra
thị trường mỗi năm là không quá 500 tấn. Thỏa thuận này kéo dài 5 năm.
Trong năm thứ 4 của thỏa thuận, tính tới ngày 27/09/2008 các NHTW tham


17
gia kí thỏa thuận mới chỉ bán 358 tấn trong số 500 tấn của năm. Đây là con
số bán ra thấp nhất kể từ khi CBGA được kí kết lần đầu tiên năm 1999.
Tính đến cuối năm 2008 (số lượng được thông báo ngày 09/01/2009) các
NHTW đã bán thêm 48 tấn vàng, tổng số vàng được các NHTW lớn bán ra
trong năm 2008 là khoảng 406 tấn. Những NHTW bán nhiều vàng nhất
trong năm là NHTW Pháp (20 tấn), NHTW Hà Lan (8 tấn).
4


Hình 1.2. Sản lƣợng vàng bán ra của các NHTW theo CBGA2
qua các năm từ 2004 đến 2008.
Nguồn: WGC - Trích Gold Investment Digest, quý 4 năm 2008, WGC
b. Cầu vàng trên thế giới

Chúng ta cần phân biệt vàng nguyên liệu dùng để chế biến ra sản
phâm hàng hóa và vàng – tiền tệ dùng như một phương tiện đầu cơ tích trữ.
Ngoài ra, có một số lớn vàng vừa là nguyên liệu vừa mang tính chất dự trữ
(như vàng trong công nghiệp kim hoàn). Dạng vàng này thường tập trung ở
các nước Trung Đông, Đông Nam Á và Ấn Độ. Mặt khác, các khu vực
công nghiệp có nhu cầu sử dụng vàng nguyên liệu có thể cung ứng lại theo

4
Gold Investment Digest, quý 4 năm 2008, WGC, trang 14


18
hình thức tái chế. Đối với vàng – tiền tệ, mức cầu thuần túy đáp ứng dự trữ
vàng cũng rất khó xác định, vì nó bị chi phối bới mức tăng giảm dự trữ tùy
theo sự biến đổi của giá vàng tính bằng bản tệ và tình hình hối đoái.

Nhu cầu của khu vực kim hoàn
Khu vực kim hoàn là nguồn tiêu thụ chủ yếu trên thị trường vàng,
hàng năm tiêu thụ từ ½ đến ¾ sản lượng khai thác của các hầm mỏ. Mức
cầu hàng năm của khu vực này đã tăng dần trong những năm gần đây. Mức
cầu thuần tùy của khu vực kim hoàn cũng biến động tùy thuộc giá vàng
tính theo đồng bản tệ của nước tiêu thụ. Trong những năm vàng tăng giá,
nhu cầu đeo vàng nữ trang cũng thường tăng lên, nhất là tại các nước đang
phát triển. Ngược lại, việc sản xuất vàng nữ trang tại các nước phát triển là
khá ổn định. Từ đó cho thấy việc mua sắm nữ trang với mỗi nước lại có
một ý nghĩa khác nhau.

Hình 1.3. Nhu cầu vàng của ngành kim hoàn theo các nƣớc
(tấn, quý 3 năm 2008 so với quý 3 năm 2007, % thay đổi)
Nguồn: GFMS- Trích: Gold Investment Digest, quý 4 năm 2008, WGC


Mức cầu của các ngành công nghiệp có sử dụng vàng


19
Nhu cầu về vàng trong các ngành công nghiệp không có nhiều biến
động lớn và đang có xu hướng giảm đi, tuy rất nhỏ. Hai ngành công nghiệp
sử dụng nhiều vàng nhất hiện nay là công nghiệp điện – điện tử và ngành
nha khoa. Nhu cầu vàng trong ngành điện – điện tử tập trung chủ yếu tại
các nước phát triển, trong đó nước có số cầu lớn nhất là Nhật Bản. Nhưng
nếu so sánh với nhu cầu năm 2008, thì số cầu về vàng của Nhật đã giảm
15% do sự sụt giảm sản lượng các các nhà máy do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Nhu cầu về vàng trong ngành nha khoa cũng liên tục giảm trong các
năm vừa qua do sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng và việc khoa học
kỹ thuật ngày càng phát triển, con người ngày càng tìm ra nhiều các nguyên
liệu mới đáp ứng được những yêu cầu của cả ngành nha khoa và của người
tiêu dùng. Số cầu về vàng của ngành nha khoa năm 2008 ước tính đã giảm
11% so với năm 2007.

Hình 1.4. Nhu cầu vàng trong các ngành công nghiệp
(tấn) (ngành điện – điện tử, ngành khác và nha khoa)
(tính từ quý 1 năm 2006 đến quý 3 năm 2008)
Nguồn: GFMS - Trích: Gold Investment Digest, quý 4 năm 2008, WGC


20

Mức cầu của các NHTW
Các nước công nghiệp mới, các nước có nền kinh tế cất cánh, có thặng

dư ngoại tệ như Đài Loan, Ấn Độ thường cất trữ vàng. Trong những năm
gần đây, Liên bang Nga cũng liên tục mua thêm vàng dự trữ. Trung Quốc
cũng tuyên bố sẽ nâng mức dự trữ vàng của mình lên khoảng 2000 tấn so
với con số 600 tấn hiện nay.

Mức cầu về đầu cơ và đầu tư
Bảng 1.2. Cầu về vàng (quý 3 năm 2008 so với quý 4 năm 2007)

Tấn
% thay
đổi
Giá trị
(triệu USD)
% thay đổi
(giá trị)
Kim hoàn
2175
2%
60.5
9%
Đầu tư
810
20%
22.7
31%
Trong đó đầu tư theo hình
thức ETFs
307
4%
8.5

16%
Công nghiệp và nha khoa
437
-3%
12.2
3%
Nguồn: GFMS và tính toán của WGC - Trích Gold Investment Digest, quý 4 năm 2008, WGC

Nhìn vào bảng trên ta thấy, nhu cầu về vàng cho đầu tư chính là khu
vực có mức độ tăng trưởng cao nhất (20%), so với khu vực kim hoàn (2%)
và các ngành công nghiệp và nha khoa (giảm 3%).
Có thể nhận thấy nhu cầu vàng cho đầu tư của Mỹ và các nước châu
Âu đã tăng mạnh trong quý 3 năm 2008. Trong đó, đầu tư vàng theo hình
thức ETFs có mức độ tăng trưởng mạnh nhất. Gold Exchange Traded Fund
(ETFs), một hình thức đầu tư vàng - chứng khoán được đảm bảo 100%
bằng vàng vật chất phát triển mạnh. Đỉnh cao của hình thức đầu tư này là
vào nửa sau của tháng 9/2008 do Ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ và lo
ngại về hiệu ứng Domino đối với ngành ngân hàng thế giới.

×