Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh vận tải container việt đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.64 KB, 81 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ khoa học : “Một số biện pháp cơ
bản nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Vận Tải
Container Việt Đức” là đề tài nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, được sự
hướng dẫn thực hiện bởi TS. Vũ Thế Bình – Trưởng khoa Kinh tế và Quản
trị kinh doanh – Trường Đại học Hải Phòng. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực.
Hải Phòng, ngày 22 tháng 11 năm 2013
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
NGUYỄN THỊ HÒA
i
LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài: “Một số biện pháp cơ
bảnnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Vận tải
Container Việt Đức”, do thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả không
tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong được các thầy cô góp ý để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ, hướng
dẫn tận tình của TS. Vũ Thế Bình – Trưởng khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh trường Đại học Hải Phòng đã hướng dẫn tác giả hoàn thành khóa luận.
Đồng thời tác giả xin chân thành cảm ơn các giảng viên Trường Đại học
Hàng Hải đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm của mình cho tác giả trong
thời gian học tập và nghiên cứu.
ii
MỤC LỤC
3.2. Các kế hoạch phát triển kinh doanh vận tải container 60
3.4 Các kiến nghị với cơ quan nhà nước để công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải
container 71
KẾT LUẬN 73
iii
DANH MỤC BẢNG


Số bảng Tên Bảng Trang
1.1
Tham số kỹ thuật của một số loại container theo tiêu
chuẩn ISO
5
2.1 Danh sách đội xe của công ty 34
2.2 Tuyến vận tải của công ty 38
2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 42
2.4 Cước vận tải trên một số tuyến chủ yếu của công ty 43
2.5 Doanh thu từ hoạt động vận tải của công ty 43
2.6 Tình hình tỷ suất tài chính của công ty 50
2.7 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản 53
iv
DANH MỤC HÌNH
Số hình Tên Hình Trang
2.1
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
35
2.2
Biểu đồ doanh thu của công ty trong 3 năm 2010-2012
45
2.3
Biểu đồ chi phí của công ty trong 3 năm 2010-2012
47
2.4
Biểu đồ lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2010-2012
48
v
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:

Vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, vận tải phát triển sẽ thúc đẩy
các ngành kinh tế khác phát triển theo. Trong thời đại toàn cầu hoá hiện
nay vận tải đóng vai trò rất quan trọng, nhất là vận tải container. Vận tải
liên kết cá nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách về không gian địa lý, nhằm
giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy thương mại phát triển, làm
lợi cho cả người sản xuất và tiêu dùng.
Trong thương mại quốc tế thì vận tải container đóng vai trò đặc biệt
quan trọng, đó là do đặc thù ngành vận tải tạo ra lợi thế cho mình. như
phạm vi vận tải rộng, sức chuyên chở lớn và chi phí vận chuyển thấp. Và
ngay chính ngành vận tải trở thành ngành kinh doanh dịch vụ rất tiềm năng.
Việt Nam nói chung cũng như Hải Phòng nói riêng với những lợi thế
lớn để phát triển hình thức vận tải container như vị trí địa lý, điều kiện tự
nhiên. Vì thế trong năm gần đây ngành vận tải container của Việt Nam
không ngừng phát triển và vươn xa, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển
của nền kinh tế đất nước. Tuy đã có thành công nhưng tồn tại cần giải
quyết không ít để ngành vận tải container phát triển thuận lợi, đó là những
bài toán khó khăn đặt ra cho nhà quản lý.
Vì thế để góp phần định hướng kinh doanh vận tải container cho công
ty để công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải container em lựa chọn
đề tài của chuyên đề là: “Một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Công ty TNHH Vận Tải Container Việt Đức”,
nhằm có thể góp phần nhỏ giúp hoạt động kinh doanh vận tải của công ty
ngày càng phát triển.
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả kinh
doanh vận tải của công ty trong những năm gần đây và phương hướng phát
triển trong tương lai của công ty nhằm đề xuất giải pháp cụ thể và thiết thực
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải của công ty, từ đó nâng cao
hiệu quả kinh doanh toàn công ty.

Để thực hiện mục tiêu này nhiệm vụ của chuyên đề là:
Hệ thống hoá lý luận về hoạt động kinh doanh vận tải container và
hiệu quả kinh doanh vận tải container.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải
container của công ty trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là vấn đề hiệu quả kinh doanh
vận tải container của công ty TNHH Vận tải Container Việt Đức.
Phạm vi nghiên cứu: thông qua các nguồn thông tin thứ cấp là các
nguồn thống kê của công ty.
Phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2012
Phạm vi không gian: Kinh doanh vận tải container của công ty
4. Nội dung nghiên cứu
Hệ thống hoá lý luận về hoạt động kinh doanh vận tải container và
hiệu quả kinh doanh vận tải container
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư của dự án nói chung bao gồm
các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính hoặc các chỉ tiêu định tính và định
lượng. Vì những giới hạn về thời gian, quy mô nghiên cứu và điều kiện
khác, luận văn chủ yếu nghiên cứu và đánh giá hiệu quả đầu tư theo các
chỉ tiêu tài chính định lượng. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh vận tải container của công ty trong thời gian tới.
2
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so
sánh, phương pháp suy luận để đánh giá kết quả đạt được, các tác động đến
hiệu quả đầu tư từ đó đưa ra các giải pháp và khuyến nghị để nâng cao hiệu
quả của giai đoạn đầu tư sắp tới.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nhận thức, quyết định và hành động là bộ ba biện chứng của lãnh

đạo quản lý khoa học. Trong đó, nhận thức giữ vai trò quan trọng trong
việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ tương lai. Vì vậy việc nhận thức đúng
sẽ đưa đến những quyết định đúng đắn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp nếu không thì mọi quyết định đưa ra đều thiếu căn cứ
khoa học và thực tiễn.
Nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó xác
định và nắm rõ được tình hình hoạt động thực tế của công ty, định hướng rõ
ràng mục tiêu hoạt động, đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm đảm bảo sự
ổn định, nhắm đến các mục tiêu cao hơn đồng thời đem lại hiệu quả cao
nhất cho doanh nghiệp.
3
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI
CONTAINER VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1 Lý luận chung về dịch vụ vận tải container
1.1.1 Khái niệm và phân loại container
a. Khái niệm
Tháng 6 năm 1964, Ủy ban kỹ thuật của ISO đã đưa ra định nghĩa tổng
quát về container. Tính cho đến nay thì các quốc gia trên thế giới đều áp
dụng định nghĩa này.
Theo ISO, container là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm sau:
Có hình dáng cố định, bền chắc, sử dụng được nhiều lần;
Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hay
nhiều phương tiện vận tải, các hàng hóa không phải xếp dỡ ở cảng dọc
đường;
Có thiết bị riêng thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ phương
tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác;
Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào, dỡ hàng ra.
Có dung tích không ít hơn 1m
3
;

Từ định nghĩa trên ta thấy, container không phải là loại bào bì hàng hóa
thông thường mặc dù nó có thể thực hiện chức năng như một bao bì hàng
hóa. Container cũng không phải là một phương tiện vận tải cũng như một
bộ phận của phương tiện vận tải vì nó không gắn liền với phương tiện vận
tải.
Như vây, một cách chung nhất có thể hiểu container là một loại bao bì
chứa hàng, được làm bằng gỗ hoặc kim loại, hoặc chất dẻo có dạng hình
hộp, có kích thước tiêu chuẩn hóa, có sức chứa lớn, có thể tách biệt khỏi
phương tiện vận tải, bốc xếp như một đơn vị trọng tải, và chuyển tải không
phải xếp dỡ lại hàng hóa bên trong.
b. Phân loại
• Phân loại theo kích thước container:
Container loại nhỏ: trọng lượng dưới 5 tấn và dung tích dưới 3m
3
4
Container loại trung bình: trọng lượng 5-8 tấn và dung tích nhỏ hơn
10m
3
Container loại lớn: trọng lượng hơn 10 tấn và dung tích lớn hớn 10m
3
Ngày nay người ta đã tiến hành tiêu chuẩn hóa container về hình thức bên
ngoài, về trọng lượng, về kết cấu nóc, cửa, khóa container
Năm 1967, đại diện tổ chức tiêu chuẩn hóa của 16 quốc gia thành
viên của ISO đã chấp nhận tiêu chuẩn hóa container của Ủy ban kỹ
thuật thuộc ISO
Bảng 1.1 Tham số kỹ thuật của một số loại container theo tiêu chuẩn
ISO
Ký hiệu
container
Chiều dài danh nghĩa Chiều cao Trọng lượng

toàn bộ
m ft m ft
1 AAA
1 AA
1 A
1 AX
12,000 40
2,896
2,591
2,438
< 2,438
9’06”
8’06”
8’00”
< 8’00”
30t
1 BBB
1 BB
1 B
1 BX
9,000 30
2,896
2,591
2,438
< 2,438
9’06”
8’06”
8’00”
< 8’00”
25t

1 CCC
1 CC
1 C
1 CX
6,000 20
2,896
2,591
2,438
< 2,438
9’06”
8’06”
8’00”
< 8’00”
20- 24t
1 D
1 DX
3,000 10
2,438
< 2,438
8’00”
< 8’00”
10t
• Phân loại theo vật liệu đóng container:
Container được đóng gói bằng loại vật liệu nào thì tên của chúng
được gọi kèm theo tên của vật liệu đó:
5
Container thép;
Container nhôm;
Container gỗ dán;
Container nhựa tổng hợp;

• Phân loại theo cấu trúc container:
Container kín (closed Container)
Container mở (Open Container)
Container khung (Frame Container)
Container gấp (Tilt Container)
Container phẳng (Flat Container)
Container có bánh lăn (Rolling Container)
• Phân loại theo công dụng của container:
+ Container bách hóa ( general cargo container) dùng xếp hàng bách
hóa mà không cần kiểm soát nhiệt độ.
+ Container điều nhiệt (Thermal container) hàng được xếp bên trong là
hàng đông lạnh hoặc hàng được giữ nhiệt, được bao bọc bằng vật liệu cách
nhiệt như polystyrenefoam gồm các loại sau:
+ Container lanh ( reefer container) dùng để chứa hàng đông lạnh
+ Container giữ nhiệt ( insulated) dùng để chứa loại hàng có yêu cầu
nhiệt độ thấp ( mát)
+ Container thoáng hơi ( Ventilated) dùng để chứa các loại hàng như
rau quả
• Container đặc biệt gồm có:
+ Container hàng rời ( bulk container) dùng để chứa hàng hạt, phân
bón, xi măng ở dạng rời.
+ Container bền ( Tank container) dủng để chứa các loại thực phẩm,
rượu, hóa chất lỏng
+ Container hở nắp ( Open top container) dùng để chứa gỗ xẻ dài,
máy móc nặng.
6
+ Container phẳng ( platform container) dùng để chứa hàng nặng như
máy móc, sắt thép
+ Container gá phẳng ( platform based container or flat rack
container) dùng để chứa hàng dài hoặc hàng nặng cồng kềnh như thép, gỗ

xẻ, ống, thiết bị máy móc.
+ Container mở hông ( side open container) dùng để chứa hàng mà
loại hàng này bốc xếp bằng xe nâng.
+ Container xe ( car container) dùng để vận chuyển xe con.
+ Container chuồng hoặc container súc vật ( pen container or live-
stock container) dùng để nhốt gia súc như trâu bò
+ Container cao ( hight container) dùng để chứa hàng da sống
+ Container khối cao ( hight cubic container) có hiệu quả khi chứa
hàng có dung tích đơn vị lớn.
1.1.2 Dịch vụ vận tải container
a. Khái niệm về dịch vụ vận tải container
Để có thể hiểu đầy đủ về khái niệm dịch vụ vận tải container, trước
hết chúng ta tìm hiểu thế nào là dịch vụ: dịch vụ là một loại hoạt động hay
lợi ích được cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn
đến việc chuyển quyền sở hữu.
Dịch vụ vận tải container là loại hình dịch vụ nhận gửi, vận tải là loại
hàng hóa được đóng trong các container theo một lịch trình và thời gian xác
định trước.
b. Các loại hình dịch vụ vận tải container
Sự ra đời và phát triển của hệ thống vận tải container
Sự ra đời của hệ thống vận tải container
Quá trình vận tải luôn được cải tiến và hoàn thiện không ngừng. Mục
đích chủ yếu của việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và tổ
7
chức trong vận tải là rút ngắn thời gian chuyên chở, đảm bảo an toàn cho
đối tượng chuyên chở và giảm chi phí chuyên chở tới mức thấp nhất.
Thời gian khai thác phương tiện vận tải bao gồm thời gian chạy trên
đường và thời gian đỗ tại các điểm vận tải như ga, cảng
Đối với các phương thức vận tải khác nhau thì tỷ lệ thời gian trên là
không giống nhau.

Muốn rút ngắn thời gian chuyên chở thì phải tăng tốc vận chuyển của
phương tiện vận tải và giảm thời gian đỗ tại các ga, cảng Việc tăng tốc độ
kỹ thuật của phương tiện vận tải sẽ không đạt được hiệu quả kinh tế nếu
như không giảm được thời gian đỗ tại các ga, cảng Do vậy, để tăng năng
lực vận tải và năng suất chuyên chở thì vấn đề cơ bản nhất là tăng cường cơ
giới hóa khâu xếp dỡ hàng hóa ở các điểm vận tải. Một trong những yếu tố
chủ chốt để thúc đẩy cơ giới hóa toàn bộ khâu xếp dỡ hàng hóa là tạo ra
những kiện hàng thích hợp được gọi là “đơn vị hóa” hàng hóa. Việc hình
thành đơn vị hóa hàng hóa trong vận tải có ba yêu cầu.
Đơn vị hàng hóa được tạo ra bằng cách gộp nhiều kiện hàng nhỏ,
riêng lẻ với nhau và được giữ nguyên hình dạng, kích thước và trọng lượng
trong suốt quá trình bảo quản, xếp dỡ và chuyên chở.
Đơn vị hóa hàng hóa phải có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc
cơ giới hóa toàn bộ quá trình xếp dỡ tại các điểm vận tải cũng như việc sử
dụng hợp lý các kho hàng, các phương tiện vận tải.
Đơn vị hàng hóa phải thỏa mãn các yêu cầu đặt ra của sản xuất và lưu
thông hàng hóa
Quá trình “đơn vị hóa” hàng hóa trong vận tải hàng hóa diễn ra từ
hình thức thấp đến hình thức cao từ hình thức đơn giản nhất là dùng các
loại bao bì thông thường như kiện bông, hòm chè, bó sắt thép rồi tới đơn
vị lớn hơn là “khay hàng”. Khay hàng là một dụng cụ dùng để kết hợp
8
nhiều kiện hàng nhỏ thành một đơn vị hàng hóa lớn hơn nhằm mục đích tạo
thuận lợi cho quá trình vận tải và xếp dỡ. Phương pháp này giúp giảm 8%
tổng chi phí vận tải so với phương pháp chuyên chở thông thường. Và hình
thức hiện nay được áp dụng phổ biến là container. Container cùng với hàng
hóa được xếp trong nó tạo thành đơn vị hàng hóa trong suốt quá trình vận
chuyển. Đây được coi là một phương pháp đơn vị hàng hóa hoàn thiện nhất
và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong vận tải cho đến thời điểm hiện
nay. Vậy, bản chất của quá trình container hóa là việc xếp dỡ và bảo quản

hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển bằng một dụng cụ đặc biệt có
kích thước tiêu chuẩn, dùng được nhiều lần và có sức chứa lớn gọi là
container.
Sự phát triển của hệ thống vận tải container
Hiện nay có rất nhiều tài liệu nói về lịch sử phát triển của phương pháp
chuyên chở container và trong các tài liệu cũng không thống nhất về thời
điểm xuất hiện chiếc container đầu tiên, Song nhìn chung, người ta có
thể phân chia sự phát triển của container thành bốn giai đoạn:
Giai đoạn 1: tính đến năm 1955
Đây là giai đoạn mà một số nước mới bắt đầu thí nghiệm sử dụng
container loại nhỏ vào chuyên chở đường sắt.
Từ năm 1948-1955, việc chuyên chở container được phát triển với tốc
độ nhanh, Phạm vi sử dụng container được mở rộng sang các phương thức
vận tải khác như đường biển, ô tô nhưng cũng chỉ áp dụng trong chuyên
chở nội địa và sử dụng container loại nhỏ và trung bình với trọng tải
duwois 5 tấn, dung tích 1-3 khối.
Giai đoạn 2: Từ năm 1956-1966
Đây là thời ký bắt đầu áp dụng container trong vận tải quốc tế, sử dụng
ngày càng nhiều container loại lớn và tốc độ phát triển chuyên chở hàng
9
hóa bằng container rất cao. Có thể coi đay là thời kỳ bắt đầu cuộc cách
mạng container trong chuyên chở hàng hóa. Các hang tàu của Mỹ như Sea
Land Service, Maillson Navigation Company bắt đầu sử dụng tàu chuyên
dụng chở container.
Trong vận tải quốc tế giai đoạn này xuất hiện nhiều loại container có
kích thước, hình dáng khác nhau gây ra nhiều khó khăn cho quá trình
chuyên chở và làm giảm hiệu quả kinh tế của phương pháp chuyên chở
container.
Giai đoạn 3: Từ năm 1967-1980
Tháng 6 năm 1967, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã thông qua

tiêu chuẩn container quốc tế loại lớn áp dụng trong chuyên chở quốc tế
Vận tải quốc tế giai đoạn này áp dụng phổ biến các loại container lớn
theo tiêu chuẩn ISO.Ở nhiều nước trên thế giới đã hình thành hệ thống vận
tải container bao gồm vận tải container đường sắt, ô tô.
Số lượng container loại lớn, số lượng các phuuwong tiện vận tải
chuyên dụng chở container và thiết bị xếp dỡ container tăng nhanh. Các
cảng biển, ga đường sắt biên giới thích hợp với chuyên chở container được
xây dựng và cải tạo. Hình thành các tuyến đường sắt, đường biển chuyên
chở container ở châu Âu và trên thế giới
Giai đoạn thứ ba là thời kỳ phát triển nhanh chóng và rộng rãi của
phương pháp chuyên chở container trong buôn bán quốc tế. Đến giữa
những năm 1970, chuyên chở container bước sang một thời kỳ mới ngày
càng hoàn thiện hơn về kỹ thuật, tổ chức, đạt kết quả kinh tế cao
Giai đoạn 4: từ năm 1981 tới nay
Người ta coi đây là giai đoạn hoàn thiện và phát triển sâu của hệ thống
chuyên chở container với việc container được sử dụng phổ biến ở hầu hết
các cảng biển thế giới. Tàu container chuyên dụng được đóng to hơn với
10
sức chứa lên tới 6000 TEU. Bên cạnh đó các trang thiết bị để phục vụ tàu
container cỡ lớn này được phát triển với tầm dài hơn và sức nặng hơn
Giai đoạn này cũng là thời kỳ container được vận chuyển đa phương
thức.
Một xu hướng đầu của những năm của thập kỷ 90 là việc các công ty
vận tải container lớn trên thế giới liên minh nhau thiết lập quan hệ hợp tác
lâu dài hay sáp nhập để tăng khả năng cạnh tranh.
Các loại hình dịch vụ vận tải container
Căn cứ vào cách thức gửi hàng
Dịch vụ gửi hàng nguyên container (FCL-Full container load)
FCL là phương pháp gửi hàng nguyên container, theo đó người gửi
hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng hòa và dỡ hàng

khỏi container. Người ta thuê một hoặc nhiều container để chuyên chở hàng
hóa khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một
container hoặc nhiều container.
Việc đóng hàng vào các container cũng có thể tiến hành tại trạm đóng
hàng hoặc bãi container của người chủ tàu, người chuyên chở, người gửi
hàng phải có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa của mình ra bãi container
và đóng hàng vào container.
Dịch vụ hàng lẻ (LCL-Less than container load)
LCL là phương pháp gửi hàng theo đó những lô hàng khác nhau đóng
chung trong một container mà người gom hàng phải chịu trách nhiệm đóng
container, chủ hàng có thể gửi hàng theo phương pháp gửi hàng lẻ (có thể
thông qua người gom hàng, đại lý)
Người kinh doanh chuyên chở hàng hóa lẻ gọi là người gom hàng sẽ
tập hợp những lô hàng lẻ của nhiều chủ hàng, tiến hanh sắp xếp, phân loại
11
hàng, kết hợp các lô hàng lẻ đóng vào container và tiến hành các thủ tục
theo quy định.
Việc chuyên chở hàng lẻ thường do các công ty giao nhận đứng ra kinh
doanh trên danh nghĩa người gom hàng. Như vậy trong quan hệ hợp đồng
với người gửi hàng, họ chính là người chuyên chở chứ không phải đại lý.
Họ phải chịu trách nhiêm đối với hàng hóa của người gửi hang trong suốt
quá trình từ khi nhận hàng đến khi giao hàng. Người gom hàng không có
phương tiện vận tải để tự kinh doanh vận tải vì vậy họ sẽ phải thuê tàu của
người chuyên chở thực tế để chở các lô hàng lẻ đã xếp trong container. Lúc
này quan hệ giữa người gom hàng và người chuyên chở là quan hệ giữa
người thuê tàu và người chuyên chở.
Dịch vụ gửi hàng kết hợp (FCL/LCL-LCL/FCL)
Phương pháp gửi hàng này là sự kết hợp của phương pháp FCL và
phương pháp LCL. Tùy theo những điều kiện cụ thể mà chủ hàng có thể
thỏa thuận với người chuyên chở để áp dụng phương pháp gửi hàng kết

hợp.
Phương pháp gửi hàng kết hợp bao gồm:
Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)
Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)
Căn cứ vào loại hàng hóa
Dịch vụ gửi hàng bách hóa thông thường;
Dịch vụ gửi hàng đặc biệt;
Dịch vụ gửi hàng nguy hiểm: như hàng dễ cháy nổ,…
Dịch vụ gửi hàng tươi sống;
Căn cứ vào địa điểm giao và nhận hàng hóa với khách hàng
Dịch vụ vận tải container từ cửa đến cửa ( door to door)
Dịch vụ vận tải container từ cảng đến cảng ( port to port)
12
Dịch vụ vận tải container từ cửa đến cảng ( door to port)
Dịch vụ vận tải container từ cảng đến cửa ( port to door)
1.2 Tổng quan về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải
container
1.2.1 Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ công tác
tổ chức và quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các hoạt động này chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế khách quan,
trong quá trình phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý
vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế đòi hỏi
các hoạt động sản xuất kinh doanh phải tuân thủ theo các quy luật kinh tế
của sản xuất hàng hoá như quy luật cung cầu, giá trị, cạnh tranh. Đồng thời
các hoạt động này còn chịu tác động của các nhân tố bên trong, đó là tình
hình sử dụng các yếu tố sản xuất, tình hình sản xuất, tiêu thụ, giá cả các
chính sách tiếp thị, khuyến mãi . và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
như sự thay đổi về cơ chế, chính sách thuế, tỷ giá ngoại tệ, chính sách ưu
đãi đầu tư… Do vậy khi thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

cần hiểu rõ ý nghĩa, nhiệm vụ, đặc điểm, hệ thống chỉ tiêu thống kê, và phải
thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cả về mặt số lượng lẫn chất
lượng.
Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu
của các đối tượng tiêu dùng, không tự sản xuất được hoặc không đủ điều
kiện để tự sản xuất những sản phẩm vật chất và dịch vụ mà mình có nhu
cầu tiêu dùng, hoạt động này tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ để cung
cấp cho người tiêu dùng nhằm thu được tiền công và lợi nhuận kinh doanh.
13
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động tạo ra
sản phẩm vật chất và dịch vụ cung cấp cho nhu cầu xã hội nhằm mục tiêu
kiếm lời.
Tóm lại, hoạt động sản xuất kinh doanh được hiểu như là quá trình
tiến hành các công đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có
trong nền kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm
cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận.
1.2.2 Khái niệm về kết quả sản xuất kinh doanh
Là những sản phẩm mang lại lợi ích tiêu dùng cho xã hội được thể
hiện là sản phẩm vật chất hoặc phi vật chất. Những sản phẩm này phải phù
hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh của tiêu dùng xã hội, được
người tiêu dùng chấp nhận.
Kết quả sản xuất kinh doanh phải thỏa mãn một số yêu cầu sau:
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải do lao động của
doanh nghiệp tạo ra.
Đáp ứng được yêu cầu của các cá nhân hoặc công cộng, sản phẩm
phải có giá trị hoặc giá trị sử dụng.
Sản xuất vật chất phải do các ngành kinh tế quốc dân làm ra góp
phần phát triển thêm của cải vật chất cho xã hội.
1.3 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vận tải
container

1.3.1 Khái niệm, phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh
*Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất
kinh doanh, nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của
thị trường và thu về cho mình một khoản lợi nhuận nhất định.Qua khái
niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh ta mới chỉ thấy được đó chỉ là một
14
phạm trù kinh tế cơ bản còn hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù
kinh tế biểu hiện sự tập trung phát triển theo chiều sâu, nó phản ánh trình
độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phối các nguồn lực đó trong quá
trình tái sản xuất nhằm mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một
thước đo quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dự cơ bản để đánh
giá việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời
kỳ.
Hiệu quả có thể đề cập trên nhiều khía cạnh khác nhau để xem xét.
Nếu là theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hiệu số giữa kết quả
thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Còn nếu ở từng khía cạnh
riêng thì hiệu quả kinh tế là sự thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các
yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng hiệu quả tổng hợp phản ánh quá
trình sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất.
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, hiệu quả sản xuất kinh doanh là
một phạm trù kinh tế có tính chất định lượng về tình hình phát triển của các
hoạt động sản xuất kinh doanh, nó phản ánh sự phát triển kinh tế theo chiều
sâu của các chủ thể kinh tế, đồng thời nó phản ánh trình độ khai thác và sử
dụng các nguồn lực của doanh nghiệp và của nền kinh tế quốc dân trong
quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh rất gay
gắt trong việc sử dụng các nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng
của xã hội.Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường muốn dành

chiến thắng trong cạnh tranh thì phải đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu.
Muốn vậy cần tận dụng khai thác và tiết kiệm tối đa các nguồn lực.
Thực chất của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp là tương ứng với việc nâng cao năng suất lao động của xã hội
15
và tiết kiệm lao động xã hội.Điều đó sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cho
doanh nghiệp.Nếu doanh nghiệp nào có hiệu quả kinh doanh thấp sẽ bị loại
khỏi thị trường, còn doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao sẽ tồn tại và
phát triển.
Tóm lại, hiệu quả sản xuất kinh doanh là việc phản ánh mặt chất
lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ tận dụng các nguồn lực
trong kinh doanh của doanh nghiệp.
*Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả là một phạm trù lớn mang tính tổng hợp vì vậy trong việc
tiếp cận phân tích và đánh giá chỉ tiêu này cần nhận thức rõ về tính đa dạng
các chỉ tiêu hiệu quả và phân loại các chỉ tiêu hiệu quả theo các căn cứ sau:
Căn cứ theo yêu cầu tổ chức xã hội và tổ chức kinh tế của các cấp quản lý
trong nền kinh tế quốc dân: Phân loại hiệu quả theo cấp hiệu quả của ngành
nghề, tiềm lực và theo những đơn vị kinh tế bao gồm:
-Hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế vùng( địa phương).
-Hiệu quả kinh tế sản xuất xã hội khác.
-Hiệu quả kinh tế khu vực phi sản xuất( giáo dục, y tế ).
-Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp.
Căn cứ vào nội dung và tính chất các kết quả nhằm đáp ứng nhu cầu
đa dạng của mục tiêu, người ta phân biệt hiệu quả kinh tế và các loại hiệu
quả khác:
-Hiệu quả kinh tế.
-Hiệu quả xã hội.
-Hiệu quả kinh tế - xã hội.
-Hiệu quả kinh doanh.

Trong các hiệu quả trên chúng ta quan tâm đến hiệu quả kinh doanh
vì hiệu quả kinh doanh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của
16
doanh nghiệp và cũng là đối tượng nghiên cứu của đề tài. Đối với hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp lại được chia ra:
-Hiệu quả kinh doanh tổng hợp: Phản ánh khái quát và cho phép kết
luận về hiệu quả kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp (hoặc một đơn vị bộ phận của doanh nghiệp ) trong một thời
kỳ xác định.
-Hiệu quả kinh doanh bộ phận: là hiệu quả kinh doanh chỉ xét ở từng
lĩnh vực cụ thể của doanh nghiệp (sử dụng từng loại tài sản, nguyên vật
liệu, hoạt động kinh doanh chính, liên doanh, liên kết…). Nó phản ánh
hiệu quả ở từng lĩnh vực cụ thể, không phản ánh hiệu quả của từng doanh
nghiệp.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn được chia ra theo tiêu thức thời
gian:
-Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn: Là hiệu quả kinh doanh được xem
xét, đánh giá ở từng khoảng thời gian ngắn như tuần, tháng, quý, năm, vài
năm…
-Hiệu quả kinh doanh dài hạn: Là hiệu quả kinh doanh được xem xét
đánh giá trong khoảng thời gian dài gắn với các chiến lược, kế hoạch dài
hạn, thậm chí người ta còn nói đến hiệu quả kinh doanh lâu dài gắn với
quãng đời tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Giữa hiệu quả kinh doanh dài hạn và ngắn hạn có mối quan hệ biện
chứng với nhau và trong nhiều trường hợp còn mâu thuẫn với nhau. Đôi khi
vì mục tiêu hiệu quả trong dài hạn mà người ta có thể hy sinh hiệu quả
trong ngắn hạn.
1.3.2 Sự cần thiết và ý nghĩa phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh
*Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

17
Sự cần thiết khách quan: Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo
cơ chế thị trương để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải có
lãi. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh
nghiệp cần xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư. Muốn vậy cần
nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng của từng nhân tố
đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện trên cơ sở phân tích kinh
doanh.
Thời kỳ chủ nghĩa đế quốc sự tích tụ cơ bản dẫn đến sự tích tụ sản
xuất, các công ty ra đời sản xuất phát triển cực kỳ nhanh chóng cả về quy
mô lẫn hiệu quả, với sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Để chiến thắng
trong cạnh tranh, đảm bảo quản lý tốt các hoạt động của công ty đề ra
phương án giải pháp kinh doanh có hiệu quả, nhà tư bản nhận thông tin từ
nhiều nguồn, nhiều loại và yêu cầu độ chính xác cao.Với đòi hỏi này công
tác hạch toán không thể đáp ứng được vì vậy cần phải có môn khoa học
phân tích kinh tế độc lập với nội dung phương pháp nghiên cứu phong phú.
Ngày nay với những thành tựu to lớn về sự phát triển kinh tế - văn
hóa, trình độ khoa hoc kỹ thuật cao thì phân tích hiệu quả càng trở lên
quantrọng trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Bởi nó giúp nhà quản lý
tìm ra phương án kinh doanh có hiệu quả nhất về kinh tế - xã hội – môi
trường.
Trong nền kinh tế thị trường để có chiến thắng đòi hỏi các doanh
nghiệp phải thường xuyên áp dụng các tiến bộ khoa học, cải tiến phương
thức hoạt động, cải tiến tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nhằm nâng
cao năng suất chất lượng và hiệu quả.
Tóm lại, phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho
nhà quản lý đưa ra những quyết định về sự thay đổi đó, đề ra những biện
pháp sát thực để tang cường hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp
18
nhằm huy động mọi khả năng tiềm tàng về vốn, lao động, đất đai vào quá

trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
*Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Đối với doanh nghiệp:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị
doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh của mình. Khi tiến
hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, các doanh nghiệp đều
phải huy động sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn có nhằm đạt được mục tiêu
là tối đa hóa lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh là một trong những công cụ,
phương pháp để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là góp phần nâng cao sức
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp hoạt động
sản xuất kinh doanh trên thị trường đều gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh
khác nhau trong cùng ngành cũng như ngoài ngành. Do vậy chỉ có nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh mới có thể tiết kiệm được chi phí, nâng cao
năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm,…mới có thể nâng cao
được sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy cần phải
tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Đây là một tất yếu khách quan để mỗi doanh nghiệp có thể trụ
vững, tồn tại trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Với nền kinh tế thị trường ngày càng hội nhập và mở cửa như hiện
nay, sự cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt thì điều kiện đầu tiên với mỗi
doanh nghiệp về hoạt động là cần phải quan tâm tới hiệu quarcuar quá trình
sản xuất kinh doanh, hiệu quả càng cao thì doanh nghiệp càng đứng vững
và phát triển.
Hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh là điều kiện quan trọng
nhất đảm bảo tái sản xuất nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng của hàng
19
hóa giúp cho doanh nghiệp củng cố vị trí và cải thiện điều kiện cho người
lao động, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đầu tư công nghệ
mới góp phần vào lợi ích xã hội. Nếu doanh nghiệp hoạt động không hiệu

quả, không bù đắp được lượng chi phí bỏ ra thì đương nhiên doanh nghiệp
không những không phát triển được mà còn khó đúng vững, và tất yếu sẽ
dẫn tới phá sản.
Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp là hết
sức quan trọng, nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường, nó giúp cho doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường, đạt
được những thành quả to lớn nhưng cũng có thể phá hủy những gì doanh
nghiệp gây dựng, và vĩnh viễn không còn trong nền kinh tế.
+ Đối với kinh tế xã hội:
Một nền kinh tế phát triển hay không luôn đòi hỏi các thành phần
kinh tế trong nền kinh tế đó làm ăn hiệu quả, đạt được những hiệu quả cao,
điều này được thể hiện những mặt sau:
Doanh nghiệp kinh tế tốt, làm ăn hiệu quả thì điều đầu tiên doanh
nghiệp mang lại cho nền kinh tế xã hội là làm tăng sản phẩm trong xã hội,
tạo ra việc làm, nâng cao đời sống dân cư, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Doanh nghiệp làm ăn có lãi thì sẽ dẫn tới đầu tư nhiều hơn vào quá trình
sản xuất mở rộng để tạo ra nhiều sản phẩm hơn, tạo ra nguồn sản phẩm dồi
dào, đáp ứng nhu cầu đầy đủ từ đó người dân có quyền lựa chọn sản phẩm
phù hợp và tốt nhất, mang lại lợi ích cho mình và doanh nghiệp.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng doanh nghiệp sẽ có điều kiện
nâng cao chất lượng hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm dẫn đến hạ giá bán,
tạo mức tiêu thụ mạnh cho người dân, góp phần ổn định và tăng trưởng
kinh tế bền vững.
20

×