Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Nghiên Cứu Xác Định Điều Kiện Kỹ Thuật Quản Lý Chất Lượng Xây Dựng Cống Bào Chấu Tỉnh Cà Mau.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 117 trang )

i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, được sự giảng dạy, giúp đỡ của
các thầy cô trường Đại học Thủy Lợi và sự cố gắng. nỗ lực của bản thân, đến nay
luận văn “Nghiên cứu xác định điều kiện kỹ thuật quản lý chất lượng xây dựng
cống Bào Chấu tỉnh Cà Mau” đã hoàn thành.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đặc
biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo, GS.TS Vũ Thanh Te, người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Xin kính chúc thầy thật
nhiều sức khỏe để tiếp tục cống hiến cho nền khoa học và giáo dục nước nhà.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp ở Ban Quản lý trung ương
các dự án thủy lợi (CPO), Trung tâm cơng trình đồng bằng ven biển và đê điều Viện
thủy công đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập tài liệu và số liệu.
Tuy đã có những cố gắng nhất định song do thời gian có hạn, trình độ bản
thân cịn hạn chế, luận văn này khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả kính mong
q thầy cơ, q đồng nghiệp và bạn bè chỉ dẫn và góp ý xây dựng, tạo thêm thuận
lợi để tác giả có thể tiếp tục học tập và hoàn thiện về đề tài nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội,tháng 07 năm 2015
Tác giả

Mai Thanh Hưng


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả trong luận văn là hoàn toàn đúng với thực tế và chưa được cơng bố trong
các cơng trình trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà nội, tháng 07 năm 2015


Tác giả

Mai Thanh Hưng


iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

CLCT

Chất lượng cơng trình

CTXD

Cơng trình xây dựng

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

QLDA

Quản lý dự án

QLNN

Quản lý nhà nước


CĐT

Chủ đầu tư

CQCQ

Cơ quan chủ quản

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Hồng

DHMT

Duyên hải miền Trung

DHNTB

Duyên hải Nam Trung Bộ

TN

Tây Nguyên

NN và PTNT


Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TVTK

Tư vấn thiết kế


iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ODA VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG
TRÌNH XÂY DỰNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA ............................................3
1.1. Vốn ODA và dự án đầu tư có sử dụng vốn ODA ............................................3
1.1.1. Giới thiệu về nguồn vốn ODA ..................................................................3
1.1.2. Đặc điểm dự án có sử dụng vốn ODA ......................................................6
1.1.3. Tình hình đầu tư xây dựng cơng trình có sử dụng vốn ODA ...................8
1.2. Cơng tác quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi............................................15
1.2.1. Cơng tác đánh giá hiệu quả dự án sử dụng vốn ODA............................15
1.2.2. Quản lý chất lượng cơng trình theo từng giai đoạn khi thực hiện dự án
xây dựng cơng trình ..........................................................................................17
1.3. Thực trạng và tồn tại liên quan chất lượng công trình sử dụng vốn ODA ...19
1.3.1. Thực trạng chất lượng cơng trình ............................................................19
1.3.2. Tồn tại trong cơng tác quản lý chất lượng cơng trình ............................21
1.4. kết luận ...........................................................................................................24
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÍ
CHẤT LƯỢNG CÁC CƠNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN ODA ...............................25
2.1. Cơ sở khoa học trong quản lí chất lượng cơng trình ......................................25
2.1.1. Các khái niệm về chất lượng, quản lý chất lượng, quản lý chất lượng sản
phẩm xây dựng và phạm trù quản lý chất lượng ...............................................25

2.1.2. Các yếu tố tác động đến chất lượng cơng trình .......................................28
2.1.3. Đặc điểm và những nguyên tắc trong quản lý chất lượng xây dựng cơng
trình ...................................................................................................................29
2.2. Những cơ sở pháp lý trong quản lý chất lượng ..............................................34
2.2.1. Qui trình quản lý, sử dụng ODA Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ WB
...........................................................................................................................35
2.2.2. Văn bản nghị định quản lý chất lượng cơng trình ...................................40
2.2.3. Các tiêu chuẩn .........................................................................................46


v
2.2.4. Yêu cầu của ngân hàng cấp vốn ..............................................................49
2.3. các mơ hình quản lý chất lượng .....................................................................50
2.4. Kết luận chương 2 ..........................................................................................54
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT ĐỂ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CỐNG BÀO CHẤU THUỘC HỢP PHẦN WB6 .....................................55
3.1. Giới thiệu về các hợp phần.............................................................................55
3.1.1. Tên gọi. ...................................................................................................55
3.1.2. Nhà tài trợ và tổng mức đầu tư ...............................................................55
3.1.3. Cơ quan chủ quản và Chủ dự án. ............................................................55
3.1.4. Địa điểm. .................................................................................................55
3.1.5. Thời gian thực hiện dự án. ......................................................................55
3.1.6. Mục tiêu dự án. .......................................................................................55
3.1.7. Nội dung dự án. .......................................................................................55
3.2. Đặc điểm cơng trình ........................................................................................56
3.3. Điều kiện kỹ thuật của cơng tác khảo sát thiết kế ..........................................58
3.3.1. Mục đích khảo sát ...................................................................................58
3.3.2. Phương án kỹ thuật khảo sát địa hình .....................................................58
3.3.3. Phương án kỹ thuật khảo sát địa chất......................................................64
3.4. Điều kiện kỹ thuật của công tác thi công, nghiệm thu ..................................71

3.4.1. Yêu cầu giám sát trong q trình thi cơng ..............................................71
3.4.2. u cầu và vật liệu, chất lượng công tác thi công bê tơng .....................73
3.4.3. Biện pháp thi cơng cơng trình .................................................................80
3.4.4. Tổ chức thi công xây dựng ....................................................................103
3.4.5. Dự kiến yêu cầu về thiết bị thi công cơ bản ..........................................105
3.5. Kết luận chương 3 ........................................................................................105
KẾT LUẬN .............................................................................................................106
Kết quả đạt được .................................................................................................106
Hạn chế tồn tại ....................................................................................................107
Kiến nghị, đề xuất ...............................................................................................107


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tỷ trọng vốn vay trong tổng vốn ODA giai đoạn 1993-2012.....................8
Hình 1.2. Cam kết,ký kết, giải ngân vốn ODA thời kỳ 1992-2012 ............................9
Hình 1.3. ODA ký kết theo ngành lĩnh vực thời kỳ 1993-2012 (tỷ USD) ..................9
Hình 1.4. Tỷ trọng ODA ký kết theo ngành lĩnh vực thời kỳ 1993-2012.................10
Hình 1.5. Vốn ODA ký kết phân theo vùng ( tỷ USD ) ............................................11
Hình 1.6. Vốn ODA ký kết phân theo vùng ( tỷ USD ) ............................................11
Hình 1.7. Cam kết vốn ODA của các nhà tài trợ thời kỳ 1993-2012 (tỷ USD) ........12
Hình 1.8. Sụt lún cơng trình âu thuyền cống Tác Giang ...........................................22
Hình 2.1. chu trình dự án của Ngân hang thế giới ....................................................38
Hình 2.2. So sánh, liên hệ qui trình của chính phủ và Ngân hàng Thế giới .............39
Hình 2.3. Văn bản pháp qui chủ yếu liên quan đến qui trình dự án ODA ................40
Hình 2.4. chu trình quản lý chất lượng .....................................................................51
Hình 2.5. Cơ cấu thực hiện của các chủ thể tại một số dự án quan trọng ở VN .......52
Hình 2.6. Sơ đồ chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án ..................................................53
Hình 2.7. Sơ đồ chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án ..............................................53

Hình 3.1 Sơ đồ bố trí vị trí hố khoan địa chất cống Bào Chấu. ................................65
Hình 3.2 Thiết bị cắt cánh hiện trường .....................................................................66
Hình 3.3 Dụng cụ để thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT theo TCKT của ASTM
D1586- 84 ..................................................................................................................68
Hình 3.1 Khung vây cừ ván thép để thi cơng trụ cống ngay tại lịng sơng ...............87
Hình 3.2 Mặt bằng khung vây thi cơng. ....................................................................88
Hình 3.3. Cắt dọc khung vây thi cơng .......................................................................89
Hình 3.4. Hình bên: cắt ngang khung vây thi cơng...................................................89
Hình 3.5. Biện pháp đào đất hố đúc dầm van ...........................................................90
Hình 3.6. Chi tiết dầm van BTCT ............................................................................91
Hình 3.7. Mặt đứng biện pháp hạ chìm, lắp ghép dầm van ......................................92


vii
Hình 3.8. Kết cấu phao hỗ trợ nổi dầm van ..............................................................93
Hình 3.9. Ván khn và Sàn cơng tác phục vụ thi cơng tháp van ............................94
Hình 3.10. Biện pháp thi cơng đóng cọc cừ ván DUL SW mang cống ....................96
Hình 3.11. Biện pháp di chuyển và lắp đặt cửa van ................................................102


viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. khối lượng khảo sát địa hình gói thầu ......................................................63
Bảng 3.2. đánh giá trạng thái và kết cấu của các loại đất. ........................................69
Bảng 3.3. Công tác thí nghiệm trong phịng 17 chỉ tiêu ...........................................69
Bảng 3.4. Khối lượng khảo sát địa chất gói thầu ......................................................70
Bảng 3.5 Độ sai lệch cho phép về kích thước cọc ....................................................86
Bảng 3.6 Độ sai lệch cho phép về kích thước cọc ....................................................86
Bảng 3.7 Độ sai lệch cho phép về kích thước cừ BTCT ..........................................87



1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cơng trình thủy lợi phần nhiều mang tính chất lợi dụng tổng hợp nguồn nước
như phương tiện, vận tải, chăn nuôi thủy sản, tưới… Mỗi cơng trình thì có nhiều
cơng trình đơn vị như đập, cống, kênh mương, trạm thủy điện… Mỗi công trình đơn
vị lại có nhiều loại, nhiều kiểu làm bằng các loại vật liệu khác nhau như đất đá, bê
tông, sắt thép với khối lượng rất lớn mà phải đảm bảo được yêu cầu rất cao về ổn
định, an toàn tuyệt đối: chống lật, chống lún, chống nứt nẻ, đảm bảo chống thấm…
Cơng tác thi cơng cơng trình thủy lợi phải tiến hành xây dựng trên lịng sơng
suối, địa hình chật hẹp, địa hình xấu, mấp mơ và chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố thiên
nhiên : nước mưa, nước ngầm, thấm do đó thi cơng rất khó khăn
Cơng trình thủy lợi mặc dù phải xây dựng trên địa hình khó khăn, phải đảm bảo
lợi dụng tổng hợp nguồn nước ngoài ra cịn phải hồn thành với chất lượng cao
trong thời gian hạn chế phụ thuộc vào chế độ thủy văn của dịng chảy, phân chia
mùa khơ,mùa lũ.
Chịu nhiều nhân tố ảnh hưởng như vậy việc quản lí chất lượng là rất khó khăn.
Mà chất lượng cơng trình lại đựợc quyết định ngay từ giai đoạn khảo sát thiết kế
đến giai đoạn thi cơng xây dựng. Trong q trình quản lí chất lượng xây dựng nhiều
tiêu chuẩn, qui chuẩn đã được ban hành, tuy nhiên việc vận dụng qui chuẩn, tiêu
chuẩn vào cơng trình nhằm đảm bảo, nâng cao được chất lượng cơng trình thì hồn
tồn phụ thuộc vào việc xây dựng cụ thể điều kiện kỹ thuật cho cơng trình đó
Từ trước tới nay, cũng đã có một số cơng trình đã xây dựng điều kiện kỹ thuật
để quản lý chất lượng nhưng phần nhiều các cơng trình thủy lợi không xây dựng mà
chỉ dựa vào tiêu chuẩn, qui chuẩn thuần túy dẫn đến nhiều trường hợp xảy ra dẫn
đến việc quản lí chất lượng, nghiệm thu đánh giá rất khó khăn. Thậm chí là một số
cơng trình vì các yếu tố đó mà khơng quản lí chất lượng được dẫn đến đổ bể, hư
hỏng. Kéo theo hệ quả là phải khắc phục xử lí ảnh hưởng đến chất lượng, hao tổn
thời gian và thiệt hại kinh tế. Gần đây nhất là trường hợp Cơng trình đầu mối cống

và âu thuyền Tắc Giang, xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam thuộc hệ


2
thống thuỷ lợi Tắc Giang - Phủ Lý. Xảy ra hiện tượng sụt lún nghiêm trọng, sự cố
này đã gây thiệt hại về thủy sản, hoa màu của nhân dân ven sơng , rất may khơng có
thương vong về người, nhưng tổn hại về thời gian và kinh phí khắc phục sự cố là
khơng thể tránh khỏi. Từ đó ta có thể thấy cơng tác xây dựng điều kiện kỹ thuật để
quản lí chất lượng rất quan trọng. Xây dựng điều kiện kỹ thuật là một văn bản pháp
lí, là nội dung quản lí cơ bản để bảo đảm chất lượng
Từ những vấn đề đã nêu ở trên học viên đã đi vào nghiên cứu hệ thống hóa cơ
sở khoa học và pháp lý, xây dựng điều kiện kỹ thuật quản lí chất lượng cho cơng
trình thủy lợi từ giai đoạn khảo sát thiêt kế và giai đoạn thi công
1.2 Mục tiêu của đề tài
Xây dựng được điều kiện kỹ thuật quản lí chất lượng cho cơng trình thủy lợi từ
giai đoạn khảo sát thiêt kế đến giai đoạn thi công. Áp dụng xây dựng điều kiện kĩ
thuật cho công trình cống Bào Chấu thuộc sử dụng vốn vay Ngân hàng thế giới hợp
phần WB6
1.3 Cách tiếp cận
- Trên cơ sở khoa học và quản lí chất lượng
- Nghiên cứu cách tiếp cận thực tiễn.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, phân tích kế thừa những nghiên cứu đã có.
- Phương pháp nghiên cứu về lý luận,khoa học, pháp lí trong quản lí xây dựng
- Phương pháp nghiên cứu ứng dụng.


3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ODA VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG
TRÌNH XÂY DỰNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA

1.1. Vốn ODA và dự án đầu tư có sử dụng vốn ODA
1.1.1. Giới thiệu về nguồn vốn ODA
1.1.1.1.

Khái niệm

Sau chiến tranh thế giới thứ II , thuật ngữ hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
xuất hiện và gắn liền với yếu tố chính trị. Thời điểm này, cả châu Âu và châu Á
điều đứng trước cảnh đổ nát, hoang tàn, chỉ có châu Mỹ nói chung và nước Mỹ
nói riêng là không phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh mà ngược lại
cịn trở nên giàu có nhờ chiến tranh. Trước tình hình đó, Mỹ thực hiện viện trợ ồ
ạt cho Tây Âu nhằm hạn chế ảnh hưởng của Liên xô và Xã hội chủ nghĩa lan rộng.
Kế hoạch viện trợ này được gọi “hỗ trợ phát triển chính thức” thơng qua các tổ
chức tài chính kinh tế.
Đến nay, ODA khơng cịn xa lạ, dần trở thành một cụm từ khá phổ biến được
nhiều người biết đến. Tuy nhiên theo từng cách tiếp nhận, có nhiều cách hiểu khác
nhau về ODA, cụ thể như sau :
- Theo tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) thì “nguồn hỗ trợ phát
triển chính thức” là nguồn tài chính do các chính phủ hoặc tổ chức liên chính phủ
hoặc liên quốc gia viện trợ cho một quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và
phúc lợi của quốc gia đó.
- Theo Ngân hàng Thế giới thì “nguồn hỗ trợ phát triển chính thức” là một bộ
phận của tài chính phát triển chính thức, trong đó các khoản vay cần đạt 25% yếu tố
cho không.
- Theo nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của chính phủ Việt Nam
thì “nguồn hỗ trợ phát triển chính thức” được hiểu là các hoạt động phát triển giữa
nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ
là chính phủ nước ngồi, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc
gia hoặc liên chính phủ.



4
Như vậy, ODA được hiểu là các khoản viện trợ khơng hồn lại hoặc cho vay ưu
đãi của các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước (thường là nước phát triển) dành
cho chính phủ một nước (thường là đang phát triển) nhằm giúp chính phủ nước đó
phát triển kinh tế xã hội. ODA phản ánh mối quan hệ giữa 2 bên: bên tài trợ gồm
các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, chính phủ các nước phát triển. Bộ
phận chính của nguồn vốn ODA là vốn vay ưu đãi, chính phủ nước nhận tài trợ phải
có nghĩa vụ trả nợ trong tương lai.
1.1.1.2.

Phân loại

Phân theo phương thức hồn trả
ODA có 3 loại
-

Viện trợ khơng hồn lại
Bên nước ngồi cung cấp viện trợ (mà bên nhận khơng phải hồn lại) để bên

nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận trước giữa các bên.
Viện trợ khơng hồn lại thường được thực hiện dưới các dạng:
 Hỗ trợ kỹ thuật.
 Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật.
-

Viện trợ có hồn lại

Nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền (tuỳ theo một quy mơ và mục
đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp.

Những điều kiện ưu đãi thường là:
 Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước vay).
 Thời hạn vay nợ dài (từ 20 - 30 năm)
 Có thời gian ân hạn (từ 10 - 12 năm)
-

ODA cho vay hỗn hợp
Là các khoản ODA kết hợp một phần ODA khơng hồn lại và một phần tín

dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển.
Nếu phân loại theo nguồn cung cấp
ODA có hai loại
-

ODA song phương


5
Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia thông qua hiệp định
được ký kết giữa hai Chính phủ.
- ODA đa phương
Là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF, WB1...) hay tổ chức
khu vực (ADB, EU,...) hoặc của một Chính phủ của một nước dành cho Chính phủ
của một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thơng qua các tổ chức đa
phương như UNDP (Chương trình phát triển Liên hiệp quốc), UNICEF (quĩ nhi
đồng Liên Hiệp quốc)... có thể khơng.
Các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp ODA chủ yếu:
 Ngân hàng thế giới (WB).
 Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF).
 Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)

Phân loại theo mục tiêu sử dụng
ODA có 4 loại
- Hỗ trợ cán cân thanh toán
Gồm các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách của Chính phủ, thường
được thực hiện thông qua các dạng: chuyển giao trực tiếp cho nước nhận ODA hay
hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá).
- Tín dụng thương nghiệp
Tương tự như viện trợ hàng hố nhưng có kèm theo điều kiện ràng buộc.
- Viện trợ chương trình (viện trợ phi dự án)
Nước viện trợ và nước nhận viện trợ kế hiệp định cho một mục đích
tổng qt mà khơng cần xác định tính chính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụng
như thế nào.
- Viện trợ dự án
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA. Điều kiện được
nhận viện trợ dự án là "phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sẽ sử dụng
ODA".


6
ODA là một nguồn lực cần thiết để Chính phủ phát triển kinh tế- xã hội. Tuy
nhiên, bản chất của ODA là lãi suất thấp, vay dài hạn nhưng đi cùng với nó là
những ràng buộc rất chặt chẽ. Nước đi vay khơng có quyền quyết định số phận gói
tiền đó mà phải sử dụng theo đúng mục đích hoặc định hướng của bên cho vay. Từ
góc độ người đi vay thì phải coi ODA là một khoản vay. Có thể Việt Nam sẽ có
những cơng trình, hạ tầng mới, nhưng đi cùng với đó là gánh nợ tích lũy cũng được
chồng cao thêm. Ngồi ra, tình trạng thất thốt, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy
hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý
thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự
án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các cơng trình đầu tư bằng nguồn vốn này
cịn thấp... có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần.Tất cả những vẫn

đề trên vẫn đưa chúng ta quay lại vấn đề sử dụng hiệu quả đồng vốn.
1.1.2. Đặc điểm dự án có sử dụng vốn ODA
Nguồn vốn: Tồn bộ hoặc một phần nguồn vốn thực hiện dự án ODA là do
các tổ chức/chính phủ nước ngồi, các tổ chức song phương tài trợ. Cơ chế tài chính
trong nước đối với việc sử dụng ODA là cấp phát, cho vay (toàn bộ/một phần) từ
ngân sách Nhà nước. Các dự án ODA thường có vốn đối ứng là khoản đóng góp của
phía Việt Nam bằng hiện vật và giá trị để chuẩn bị và thực hiện các chương trình,
dự án (có thể dưới dạng tiền được cấp từ ngân sách hoặc nhân lực, cơ sở vật chất).
Nguồn vốn là điểm khác biệt lớn nhất giữa dự án ODA với với các dự án khác; kèm
theo nó là các yêu cầu, quy định, cơ sở pháp lý về quản lý và thực hiện của nhà đầu
tư và nhà tài trợ.
Tính tạm thời của dự án vốn ODA: Để rõ làm rõ tính tạm thời của các dự án
ODA thì ta có thể nói dựa vào thời gian thực hiện dự án, công việc và nhân lực của
dự án. Các dự án có khởi điểm và kết thúc xác định, và thời gian này khơng q dài
thường ngắn hoặc có thể kéo dài trong nhiều năm. Công việc của dự án không phải
là công việc hàng ngày, thường tiếp diễn, lặp đi lặp lại theo quy trình có sẵn mà tính
chất cơng việc có mới hồn tồn và khó có thể rập khn cho các dự án khác nhau.
Dự án khơng có nhân viên cố định, họ chỉ gắn bó với dự án trong một khoảng thời


7
gian nhất định (một phần hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án). Khi dự án kết
thúc, các cán bộ dự án có thể phải chuyển sang/tìm kiếm một cơng việc/hợp đồng
mới.
Tính duy nhất: Mỗi dự án ODA đều có tính duy nhất cho dù có thể có những
mục đích tương tự, nhưng vì phải đối mặt với những vấn đề về nguồn lực, mơi
trường và khó khăn khác nhau, chưa kể đến nhà tài trợ khác nhau. Do đó ở mức độ
nhất định, mỗi dự án đem lại các sản phẩm, dịch vụ “duy nhất”, khơng giống hồn
tồn với bất kỳ dự án nào khác. Ví dụ về mảng xây dựng dân dụng với mục đích
xây nhà nhưng các dự án sẽ có sự khác biệt về nhà tài trợ, thiết kế, địa điểm, vv..

dẫn đến sản phẩm sẽ không thể giống nhau được
Sự phát triển của dự án ln ln là sự chi tiết hố: Đặc tính này đi kèm với
tính tạm thời và duy nhất của một dự án ODA. Trong suốt quá trình thực hiện dự
án, ở mỗi bước thực hiện cần có sự phát triển và liên tục được cụ thể hoá với mức
độ cao hơn, kỹ lưỡng, cơng phu hơn. Ví dụ như:
Mục đích ban đầu đặt ra của dự án “Đảm bảo an sinh giáo dục và kế hoạch
hóa gia đình cho những người nơng dân nghèo ở tỉnh X” có thể được cụ thể hoá là
“Ưu tiên tập trung nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân lực và tiếp
đến tuyên truyền, tập huấn về kế hoạch hóa gia đình cho người dân” khi nhóm
thực hiện dự án phát triển các hiểu biết của mình về mục đích, phạm vi, sản phẩm
của dự án.
Một dự án có mục đích “xây dựng cơng trình phúc lợi” sẽ được bắt đầu bằng
xem xét quy trình kỹ thuật của việc xây dựng. Đây là cơ sở của các bước thiết kế.
Tiếp đó, các bản vẽ chi tiết sẽ được tiến hành, thông qua, làm cơ sở cho việc thực
hiện, kiểm sốt q trình thi cơng cơng trình. Cơng trình sẽ được thông qua trên cơ
sở các bản thiết kế và những điều chỉnh khi vận hành thử.
Tính giới hạn : Mỗi dự án ODA được thực hiện trong một khoảng thời gian, nguồn
lực và kinh phí nhất định. Các nhà quản lý cần phải liên tục cân bằng về nhu cầu, tài
chính, nguồn lực và lịch trình để hồn thành dự án, đảm bảo yêu cầu của nhà đầu tư
và nhà tài trợ.


8
1.1.3. Tình hình đầu tư xây dựng cơng trình có sử dụng vốn ODA
1.1.1.3.

Tình hình thu hút vốn ODA

Bắt đầu từ cuối năm 1993, Việt Nam chính thức có được mối quan hệ hợp tác
phát triển với các nhà tài trợ quốc tế, từ đó có được những ưu đãi, giúp đỡ to lớn

trên con đường đổi mới và phát triển. Cho tới nay có khoảng 50 nhà tài trợ song
phương và đa phương đang hoạt động, cung cấp nguồn ODA và vốn vay ưu đãi cho
nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư [13], tổng vốn ODA ký kết trong các
điều ước quốc tế cụ thể từ năm 1993 đến 2012 đạt trên 58,4 tỷ USD, chiếm 71,69%
tổng vốn ODA cam kết, trong đó vốn vay ưu đãi đạt 51,6 tỷ USD và chiếm khoảng
88,4%, vốn ODA khơng hồn lại đạt 6,76 tỷ USD và chiếm khoảng 11,6%.
Trong hai thập kỷ qua, tổng nguồn vốn ODA giải ngân đạt 37,59 tỷ USD, chiếm
trên 66,92% tổng vốn ODA ký kết.

(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư )
Hình 1.1. Tỷ trọng vốn vay trong tổng vốn ODA giai đoạn 1993-2012
Theo số liệu thống kê, tỷ trọng ODA vốn vay trong tổng vốn ODA tăng dần từ 80%
trong thời kỳ 1993-2000 lên 93% thời kỳ 2006-2010 và gần đây đã ở mức 95,7%
trong hai năm 2011-2012.


9

(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư )
Hình 1.2. Cam kết,ký kết, giải ngân vốn ODA thời kỳ 1992-2012
Qua từng con số cụ thể, ta có thấy rằng lượng vốn được giải ngân tuy có tăng
trưởng theo thời gian. Tuy nhiên nếu so với con số được ký kết hay cam kết còn
chênh lệch nhau rất xa.
Trong số nhà tài trợ quy mơ lớn thì Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới – Wb là
những nhà tài trợ có tỷ lệ giải ngân lớn nhất. Tỷ lệ giải ngân vốn ODA của Nhật
Bản tại Việt Nam năm 2011 đứng thứ nhì và năm 2012 đứng thứ nhất thế giới, tỷ lệ
giải ngân của WB tại Việt Nam tăng từ 13% năm 2011 lên 19% năm 2012.

(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư )

Hình 1.3. ODA ký kết theo ngành lĩnh vực thời kỳ 1993-2012 (tỷ USD)


10
Lĩnh vực giao thơng vận tải và bưu chính viễn thông được ưu tiên tiếp nhận và sử
dụng nguồn vốn ODA lớn nhất trong tổng số 7 lĩnh vực khoảng 16,47 tỷ USD,
trong đó 15,9 tỷ USD là ODA vốn vay.
Trong thời kỳ 1993-2012, ngành giao thông vận tải đã hồn thành và đang thực hiện
132 dự án, trong đó đã hoàn thành 83 dự án với vốn ODA đạt 5 tỷ USD và đang
thực hiện 49 dự án với số vốn ODA khoảng 12 tỷ USD.

(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư )
Hình 1.4. Tỷ trọng ODA ký kết theo ngành lĩnh vực thời kỳ 1993-2012
Ngành năng lượng và cơng nghiệp có tổng vốn ODA được ký kết trong thời kỳ
1993-2012 đạt khoảng 10 tỷ USD, trong đó viện trợ khơng hồn lại khơng đáng kể,
khoảng 0,1%. Tổng số nhà tài trợ là 32, trong đó có 26 nhà tài trợ song phương và 6
nhà tài trợ đa phương.
Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo nhận
được nguồn vốn ODA đứng thứ ba với tổng trị giá ký kết khoảng 8,85 tỷ USD
(ODA vốn vay: 7,43 tỷ USD, ODA viện trợ không hoàn lại: 1,42 tỷ USD).


11

(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư )
Hình 1.5. Vốn ODA ký kết phân theo vùng ( tỷ USD )
Hiện vẫn tồn tại tình trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA không đồng đều
giữa các tỉnh trên địa bàn các vùng trong cả nước trong đó vùng đồng bằng sông
Hồng tiếp nhận nguồn vốn ODA lớn nhất với 10,42 tỷ USD và vùng Tây Nguyên
tiếp nhận nguồn vốn ODA thấp nhất với 1,36 tỷ USD.


(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư )
Hình 1.6. Vốn ODA ký kết phân theo vùng ( tỷ USD )
Nhận định được tình hình đó Đảng và Chính phủ Việt Nam cũng đã có nhiều
chính sách nhằm chuyển biến tình hình, nhằm mục đích phân bổ vốn đồng. Chú
trọng quan tâm với những địa bàn có nhiều khó khăn, kích thích sự phát triển về
kinh tế - xã hội, làm đời sống của nhân dân các vùng tăng lên rõ rệt.


12

(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư )
Hình 1.7. Cam kết vốn ODA của các nhà tài trợ thời kỳ 1993-2012 (tỷ USD)
Qua thống kê qua biểu đồ trên, ta có thể nhận ra được các nhà tài trợ chủ yếu
cho Việt Nam là Nhật Bản, WB, ADB. Và trên thực tế thì những cái tên vừa rồi
cũng đã dẫn quen thuộc trên các lĩnh vực đầu tư phát triển của các ban/ngành từ
Trung ương tới địa phương.
1.1.3.2. Tình hình đầu tư xây dựng các cơng trình thủy lợi ở nước ta thời gian qua
Trong nhiều năm qua, Nhà nước thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông Thôn đã đầu tư xây dựng nhiều dự án thủy lợi, phục vụ cho phát triển kinh tế
xã hội, cải thiện điều kiện sống cho hàng triệu người dân trên phạm vi cả nước.các
dự án thủy lợi từ chỗ chỉ quan tâm phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, nay
đã thực sự được xem là một trong những giải pháp kỹ thuật cho phát triển và sử
dụng tổng hợp nguồn tài nguyên nước, phục vụ sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp,
cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và công nghiệp. Nhiều dự án dóng vai trị đặc biệt
quan trọng trong cơng tác giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ an tồn tính mạng và tài sản
của nhân dân.
Tuy nhiên, hiện nay hiện tượng biến đổi khí hậu tồn cầu và khu vực sẽ
dẫn đến suy giảm tài nguyên nước, mưa lũ phức tạp hơn, nước biển xâm nhập sâu
vào đất liền đe dọa đến ổn định tuyến đê sông biển và đê biển.mặt khác, các hệ

thống thủy lợi đã được xây dựng lâu đời đã và đang bị xuống cấp nghiêm trọng, đòi


13
hỏi các cấp ngành lãnh đạo phải có kế hoạch quy hoạch chi tiết hệ thống thủy lợi
nhằm ứng phó với tình hình mới. Theo [12]:
Mục tiêu phát triển chung của ngành xây dựng thủy lợi thủy điện
+ Đảm bảo ổn định an toàn dân cư cho các thành phố, các vùng, miền, đặc biệt
là vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, Tây
Nguyên...
+ Phát triển thủy lợi theo hướng bền vững, hiện đại hoá, tăng mức đảm bảo
cấp nước cho các ngành kinh tế; đảm bảo sản xuất nông nghiệp ổn định, an ninh
lương thực quốc gia
+ Chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, từng bước
thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Định hướng chung của ngành xây dựng thủy lợi thủy điện
+ Phát triển thuỷ lợi tưới tiêu, cấp nước phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp – nơng thơn và phát triển các
ngành kinh tế xã hội:
Tập trung nâng cấp, hiện đại hoá các hệ thống thuỷ lợi hiện để phát huy và
tăng tối đa năng lực thiết kế;
+ Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm cơng trình mới, gồm:
- Các cơng trình thuỷ lợi tổng hợp quy mơ vừa và lớn ở các lưu vực sông, cấp
nước tưới cho nông nghiệp, thuỷ sản, sinh hoạt, công nghiệp, chống lũ và phát điện;
- Phát triển các cơng trình thuỷ lợi vừa và nhỏ ở miền núi phục vụ cho phát
triển sản xuất nông lâm nghiệp, sinh hoạt, khai thác thuỷ điện, góp phần hiện đại
hố nơng nghiệp nơng thơn;
- Phát triển các cơng trình thuỷ lợi cấp nước, ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ phát
triển dân sinh và sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, diêm nghiệp ở vùng ven biển;
- Phát triển các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các loại cây trồng

cạn: cây công nghiệp, cây ăn quả ở các vùng trung du, miền núi;
- Phát triển các hệ thống kênh dẫn ngọt thau chua ém phèn ở ĐBSCL.
+ Củng cố, phát triển các giải pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai bão lụt:


14
- Củng cố hệ thống đê điều, gồm cứng hoá mặt đê, trồng tre chắn sóng, cải tạo,
nâng cấp và thay mới cống dưới đê, xử lý nền đê, kè mái các đoạn xung yếu... cho
các hệ thống đê sông Bắc bộ và Khu 4;
- Hồn thành các cơng trình hồ chứa lợi dụng tổng hợp có nhiệm vụ cắt lũ hạ
du: Tuyên sông Gâm, sông Chu, sông Cả, triển khai xây dựng tiếp các cơng trình:
sơng Hương, Định sơng Cơn, cơng trình trên sơng Vũ Gia - Thu Bồn... và phối hợp
với các Bộ, Ngành đẩy nhanh quá trình chuẩn bị đầu tư xây dựng các cơng trình
trên sơng Đồng Nai, Sê san, Srê Pơk, sơng Ba...;
- Hồn chỉnh và củng cố hệ thống đê điều chống lũ hè-thu, bảo đảm ổn định,
hạn chế hư hỏng khi lũ chính vụ tràn qua ở các vùng đồng bằng Trung bộ, DHNTB,
ĐBSCL, MĐNB, TN;
- Củng cố các cơng trình phân, chậm lũ dự phịng chống lũ cho ĐBSH;
- Hình thành các tuyến đê bảo vệ vùng ngập nơng, có các giải pháp thích nghi
và giảm thiểu tổn thất cho dân sinh, sản xuất ở vùng ngập sâu của ĐBSCL.
- Hoàn chỉnh và nâng cấp hệ thống đê biển, đê cửa sông, gồm tôn cao đỉnh, ổn
định mái và chân đê, trồng cây chống sóng theo 2 chương trình: l) đê biển từ Quảng
Ninh đến Quảng Nam và 2) Đê biển ở DH NTB và ĐBSCL;
- Đầu tư thực hiện các giải pháp bảo đảm an tồn cơng trình: hồ chứa, đê kè
cống...
- Chỉnh trị sơng, tăng khả năng thốt lũ và bảo vệ bờ sông, bờ biển.
- Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn rừng chắn sóng
ven biển để giữ nước, giữ đất, chống lũ quét ở vùng núi và giảm lũ cho hạ du (với
chỉ tiêu trồng 5 triệu ha.
- Tăng cường công tác điều tra cơ bản, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo

lũ, chuẩn hóa quy trình vận hành các hồ chứa lớn cắt lũ cho hạ du, tăng khả năng
phòng tránh và đối phó bão lũ.
- Xây dựng được bản đồ ngập lụt ở các lưu vực sông để phục vụ cho chỉ
đewạo phát triển dân sinh, cơ sở hạ tầng, sản xuất phòng tránh thiên tai bão lũ.


15
Theo con số thống kê tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện chương trình,

dự án ODA [2], tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết năm 2014 đạt 4.362,13 triệu
USD (4.160,08 triệu USD ODA và vay ưu đãi, 202,05 triệu USD viện trợ khơng hồn
lại). Tổng giá trị các hiệp định ký kết năm 2014 bằng khoảng 68% của năm 2013.
Một số dự án điển hình sử dụng vốn ODA như: dự án thủy lợi Phước Hòa, dự
án quản lý rủi ro thiên tai (WB5), dự án thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long (WB6),
dự án thủy lợi đồng bằng sông Hồng (ADB5) , dựa án phát triển nơng nghiệp có
tưới (WB7), dự án tưới Phan Rí-Phan Thiết, dự án bắc sơng Chu- nam sơng Mã
đang tiếp tục triển khai hoặc đưa vào bàn giao.
1.2. Công tác quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi
1.2.1. Cơng tác đánh giá hiệu quả dự án sử dụng vốn ODA
Việc đánh giá nguồn vốn ODA ở Việt Nam được xem xét đầu tiên ở các chỉ tiêu
như tỷ lệ giải ngân, cơ cấu vốn ODA giải ngân theo lĩnh vực, mức độ hài lòng của
Nhà tài trợ. Và để đánh giá tổng thể sử dụng vốn ODA, cộng đồng các nhà nhà tài
trợ trong thời gian qua đã đưa ra một số tiêu chí đánh giá “ hiệu quả ”, hiệu suất , “
tác động” , “ phù hợp” và “bền vững” của ODA, như sau:
Hiệu quả
Hiệu quả điều đầu tiên được xem xét trong tất cả công tác đánh giá. Mọi việc
của dự án làm đều hướng đến là các mục tiêu đề ra của một chương trình/dự án thực
sự hiệu quả.Đánh giá tính hiệu quả của dự án nhằm xem xét việc dự án có đạt được
mục tiêu như trong thiết kế/văn kiện ban đầu của dự án hay không? Việc đánh giá
này được thực hiện trên cơ sở so sánh kết quả theo thiết kế/văn kiện với kết quả đạt

được trên thực tế. Từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm và những đề xuất tiếp
theo. Việc đánh giá này được thực hiện thông qua công tác đánh giá giữa kỳ và cuối
kỳ của dự án, trong đó việc đánh giá cuối kỳ sẽ là cơ sở để đánh giá hiệu quả toàn
diện của dự án
Hiệu suất
Khi nói đến hiệu suất, chúng ta đã hiểu được việc sẽ phải so sánh các đại lượng
và rút ra được kết luận. Thông qua việc so sánh việc lựa chọn các yếu tố đầu vào


16
nhưng vẫn đạt được hiệu quả đầu ra như mong đợi, sẽ thấy được quy trình thực hiện
chương trình/ dự án đã là hợp lý chưa. Việc đánh giá hiệu suất giúp cho dự án tiết
kiệm được nguồn lực. Kinh nghiệm được rút ra sẽ đúc kết lại thành những bài học
và những sự lựa chọn thay thế cần thiết khi thực hiện những dự án tiếp theo trên cơ
sở sử dụng và kết hợp các yếu tố đầu vào hợp lý nhất. Hiệu suất của dự án thường
được thực hiện thông qua công tác đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ của dự án và cùng
với việc đánh giá tính hiệu quả của dự án.
Tác động
Khi thực hiện dự án đồng nghĩa với việc sẽ phải có những chuyển biến mới mẻ
hơn so với lúc chưa có dự án, nếu khơng thì dự án là vơ nghĩa. Tuy nhiên những tác
động của dự án có thể là những chuyển biến tích cực hoặc có thể là tiêu do sự can
thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp, có chủ ý hoặc khơng có chủ ý, của việc thực hiện
chương trình/ dự án tạo ra. Nó là tấm gương phản chiếu hình ảnh của việc làm trong
dự án. Qua nó người ta có thể nhận xét tỷ lệ tốt xấu của dự án mang lại cho khu có
dự án triển khai. Tính tác động của dự án có thể khơng thể đo lường ngay khi dự án
kết thúc, người ta thường đánh giá nó sau khi dự án kết thúc từ 3-5 năm, khi đó mới
có thể thấy được dự án có những tác động gì đến tình hình kinh tế, xã hội và môi
trường tại khu vực thực hiện dự án và xung quanh.
Phù hợp
Là mức độ phù hợp của việc đầu tư bằng nguồn vốn ODA đối với những ưu tiên và

chính sách của nhóm mục tiêu, bên tiếp nhận tài trợ và nhà tài trợ. Việc đánh giá
tính phù hợp sẽ cho thấy chương trình/dự án có phù hợp khi được triển khai tại khu
vực/vùng đó hay khơng, có đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan thụ hưởng hay
khơng, có đúng mục tiêu ban đầu và đáp ứng được nhu cầu đề ra. Việc đánh giá tính
phù hợp của dự án được thực hiện sau khi dự án triển khai, và công tác này thường
được thực hiện vào giai đoạn đàu và giữa kỳ của chương trình/dự án.
Bền vững
Những lợi ích của việc thực hiên chương trình/dự án có được duy trì sau khi kết
thúc nguồn tài trợ hay khơng đó là việc xem xét tính bền vững của dự án. Không chỉ


17
riêng về mặt tài chính kỹ thuật mà cả mơi trường, xã hội khu vực tiếp nhận dự án.
Và đi cùng đó là các bên tham gia dự án, chính phủ hay tổ chức khác có tiếp tục duy
trì các hoạt động của dự án một cách độc lập hay không? Hoạt động này được thực
hiện khi dự án kết thúc và xem xét cùng với công tác đánh giá tác động của dự án.
Trong công tác đánh giá hiệu quả dự án ta thấy trong đó có kèm theo việc
quản lý chất lượng chất lượng cơng trình nếu đây là dự án đầu tư cơng trình xây
dựng. chất lượng cơng trình xây dựng là thước đo cho hiệu quả của dự án. Khơng là
hồn tồn đánh giá tồn bộ hiệu quả của dự án nhưng chất lượng của công trình là
một trong những chuẩn mực quan trọng để thấy được hiệu quả của dự án có hiệu
quả, phù hợp, bền vững.. hay khơng.
1.2.2. Quản lý chất lượng cơng trình theo từng giai đoạn khi thực hiện dự án xây
dựng cơng trình
Chất lượng cơng trình xây dựng khơng những có liên quan trực tiếp đến an toàn
sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơng trình mà cịn
là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do có vai trị
quan trọng như vậy nên luật pháp về xây dựng của các nước trên thế giới đều coi đó
là mục đích hướng tới. Ở Việt Nam, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn Luật
về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng đã được hồn thiện theo hướng hội nhập

quốc tế; những mơ hình quản lý chất lượng cơng trình tiên tiến cùng hệ thống tiêu chí
kỹ thuật cũng được áp dụng một cách hiệu quả.
Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ ra rằng: Nhà
nước Việt Nam đã có sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị
trường định hướng XHCN, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước thay đổi buộc
bộ máy Nhà nước phải thay đổi phù hợp. Nhà nước Việt Nam chủ yếu tập trung vào
nhiệm vụ quản lý vĩ mô, quản lý theo pháp luật và các cơ chế, chính sách, thực hiện
kiểm tra, kiểm sốt, đẩy mạnh việc phân quyền và xã hội hóa các dịch vụ công.
Hoạt động xây dựng bao gồm: lập qui hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây
dựng cơng trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng cơng trình, thi công xây dựng


×