Tải bản đầy đủ (.docx) (136 trang)

Quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6, thành phố hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.04 KB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

.………/………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HỒNG NGỌC ANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
CHỈNH TRANG ĐƠ THỊ TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO

BỘ NỘI VỤ
……/……

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA



HỒNG NGỌC ANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỈNH TRANG
ĐƠ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG

Chun ngành: Quản lý cơng
Mã số: 60 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN ÁNH HÈ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
2


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS Phan Ánh Hè, trên cơ sở tham khảo tài liệu có liên
quan đến đề tài cùng kinh nghiệm thực tế của bản thân. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình
khác. Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình.

Tác giả luận văn

Hồng Ngọc Anh

3



LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phan Ánh Hè, thầy
đã dành nhiều thời gian, cơng sức tận tình hướng dẫn, truyền đạt những tri thức
khoa học quý báu, đồng thời luôn động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Học viện, các
thầy cô giáo ở Học viện Hành chính đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và tạo
điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến lãnh đạo UBND
Quận, lãnh đạo và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 6
thành phố Hồ Chí Minh và các bạn, các anh, chị học viên lớp HC19.N5 đã giúp
đỡ, cung cấp tài liệu và động viên trong q trình nghiên cứu và hồn thành
luận văn.

Tác giả luận văn

Hoàng Ngọc Anh

4


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng biểu

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang

1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................01
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài................................03
3. Đóng góp của đề tài...................................................................................06
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................06
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................07
6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................08
7. Kết cấu của luận văn..................................................................................08
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CHỈNH TRANG ĐƠ THỊ
1.1. Một số khái niệm....................................................................................09
1.1.1. Khái niệm về đơ thị.........................................................................09
1.1.2. Khái niệm về chỉnh trang đô thị......................................................11
1.1.3. Quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị...........................................13
1.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị..............................14
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị..................................17
5


1.3.1. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản

6



pháp luật về chỉnh trang đô thị......................................................................18
1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động chỉnh trang đô
thị
22
1.3.3. Tổ chức việc lập và triển khai thực hiện các quy hoạch chỉnh trang đô
thị
24
1.3.4. Xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách để thu hút các nguồn lực
cho chỉnh trang đô thị....................................................................................32
1.3.5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về chỉnh trang đô thị......36
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị của một số địa
phương..........................................................................................................39
1.4.1. Đà Nẵng...........................................................................................39
1.4.2. Thành phố Bà Rịa............................................................................41
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra..............................................................42
Tiểu kết chương 1........................................................................................44
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỈNH TRANG ĐÔ THỊ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái qt đặc điểm tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quận
6, thành phố Hồ Chí Minh.............................................................................45
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên...........................................................................45
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội................................................45
2.1.3. Tác động của đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội đến quản
lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
....................................................................................................................... 47
2.2. Tình hình chỉnh trang đơ thị trên địa bàn Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
....................................................................................................................... 48
2.2.1. Về đầu tư xây dựng chỉnh trang và phát triển nhà ở đô thị..............48
2.2.2. Về hạ tầng kỹ thuật đô thị...............................................................52

6


2.2.3. Về môi trường đô thị.......................................................................55
2.3. Quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn Quận 6, Thành phố Hồ
Chí Minh........................................................................................................57
2.3.1. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản
quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị.........................................................57
2.3.2. Tổ chức bộ máy, bố trí, sử dụng, đào tạo đội ngũ cơng chức quản lý nhà
nước đối với hoạt động chỉnh trang đô thị.....................................................59
2.3.3. Tổ chức việc lập và triển khai thực hiện các quy hoạch chỉnh trang đô
thị
62
2.3.4. Xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách để thu hút các nguồn lực
cho chỉnh trang đô thị....................................................................................66
2.3.5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các v phạm đối với hoạt động chỉnh trang
đô thị 69
2.4. Đánh giá chung.......................................................................................72
2.4.1. Những kết quả đạt được..................................................................72
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân.......................................................73
Tiểu kết chương 2........................................................................................76
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỈNH TRANG ĐƠ THỊ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Những quan điểm định hướng trong quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh............................................................77
3.2. Một số giải pháp cơ bản.........................................................................80
3.2.1. Hồn thiện hệ thống pháp lý............................................................81
3.2.2. Đổi mới quy hoạch và quản lý quy hoạch về chỉnh trang đô thị ... 82

3.2.3. Đổi mới chính sách huy động vốn đầu tư chỉnh trang đơ thị...........84
3.2.4. Hồn thiện tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức làm công tác quản lý
nhà nước về chỉnh trang đô thị......................................................................89
7


3.2.5. Nâng cao nhận thức và sự phối hợp của người dân trong cơng tác chỉnh
trang đơ thị.....................................................................................................90
3.2.6. Kiện tồn công tác thanh tra, kiểm tra về chỉnh trang đô thị...........93
3.3. Kiến nghị................................................................................................96
3.3.1. Đối với Trung ương.........................................................................96
3.3.2. Đối với Thành phố Hồ Chí Minh....................................................98
Tiểu kết chương 3........................................................................................99
KẾT LUẬN................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO

8


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Ký hiệu
Bảng 2.1

Bảng 2.2

Bảng 2.3

Nội dung bảng biểu


Tình hình vốn đầu tư xây dựng 12 tháng đầu năm 2016
(đơn vị tỷ đồng)
Các dự án nhà ở đã triển khai và hoàn thành giai đoạn
2010-2015
Số lượng giấy phép xây dựng được cấp phép giai đoạn
2010-2015
Chức năng, nhiệm vụ của các phịng chun mơn trong

Bảng 2.4

thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về chỉnh trang
đơ thị

Bảng 2.5

Tình hình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, ln chuyển
cơng chức có liên quan đến công tác chỉnh trang đô thị

9

Trang


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn ba mươi năm đổi mới, Việt Nam phát triển nhanh chóng về mọi
mặt, từ kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật đến mức độ đơ thị hố. Trong thời
gian qua, mạng lưới đơ thị trên tồn quốc ngày càng được mở rộng và phát
triển. Cùng với những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế của

đất nước, kết cấu cơ sở hạ tầng, không gian và bộ mặt đơ thị đã thay đổi nhanh
chóng với những tiến bộ rõ rệt. Trong các đô thị, trung tâm hành chính, chính
trị, khoa học kỹ thuật, văn hóa và các khu chức năng khác được phát triển đồng
bộ, hiện đại. Nhiều khu đô thị mới, nhiều khu nhà ở được xây dựng hồn chỉnh,
có tiện nghi và điều kiện sống cao, đặc biệt ở các thành phố lớn.
Trình độ quản lý đô thị của các cơ quan thuộc các chính quyền địa
phương được nâng cao qua q trình quản lý thực tiễn, các khố đào tạo và
chương trình nâng cao năng lực. Chính quyền các đơ thị đã đóng vai trò điều
phối tạo cơ chế và hành lang pháp lý cho cơng tác phát triển đơ thị, qua đó đẩy
mạnh sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao vị thế của từng đơ thị. Q trình
phát triển đô thị đã thu hút được một nguồn vốn đầu tư lớn từ mọi thành phần
kinh tế cho công tác phát triển hạ tầng đô thị và nâng hiệu quả sử dụng đất,
mang lại một nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước. Không gian đô thị
không ngừng mở rộng, bộ mặt đơ thị đã có những thay đổi rõ nét. Nhiều cơng
trình, đường phố, khu đơ thị đã được xây dựng theo quy hoạch, nhất là ở các đô
thị lớn. Tại nhiều thành phố trong cả nước đã xuất hiện một số khu phố mới
khang trang với những cơng trình kiến trúc có hình khối, bố cục, đường nét của
kiến trúc hiện đại, thể hiện sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh nằm về phía Tây Nam thành phố, bắc
giáp với quận Tân Phú và Quận 11 có ranh giới dọc theo rạch Lò Gốm, đại lộ
Hồng Bàng; đơng giáp với Quận 5, có ranh giới dọc theo đường Nguyễn Thị
Nhỏ, qua bến xe Chợ Lớn, đường Ngô Nhân Tịnh; nam giáp với Quận 8, có
ranh giới kênh Bến Nghé (bến Trần Văn Kiểu cũ); tây giáp với quận Bình Tân,
10


có ranh giới là đường An Dương Vương. Quận 6 có chợ đầu mối Bình Tây là 01
trong những trung tâm bán buôn lớn của cả nước. Là một trong những quận nội
thành nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố, Quận 6 có tổng diện tích tự nhiên
2


là 7,14 km , chiếm 0,34% diện tích tự nhiên của toàn thành phố. Dân số hiện
nay của Quận là 252.811 người (thời điểm Tổng điều tra dân số tháng 4 năm
2

2011), mật độ dân số bình quân 35.408 người/km . Địa bàn quận 6 được chia
thành 14 phường (từ phường 01 đến phường 14 với 74 khu phố và 1.311 tổ dân
phố). Trong những năm qua, Quận đã tập trung đầu tư để chỉnh trang đô thị
thông qua việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp, cải tạo, mở
rộng 20 tuyến đường giao thơng chính cùng với các đường hẻm, đường trong
khu dân cư mới với tổng chiều dài 36.793 mét. Các cầu Đặng Nguyên Cẩn, cầu
Ơng Bng 1 và 2, kênh Lị Gốm được nâng cấp và mở rộng cùng với việc nâng
cấp, cải tạo hệ thống bưu chính viễn thơng, điện lực, nguồn nước sinh hoạt...
Nhiều khu nhà lụp xụp, nhà ổ chuột, nhà ven kênh trước đây nay được di dời, bố
trí tái định cư theo dự án nâng cấp và chỉnh trang đô thị thành phần số 4 “Cải tạo
kênh và đường dọc kênh Tân Hóa - Lị Gốm” thuộc tiểu dự án chỉnh trang đô thị
thành phố trên địa bàn Quận 6. Nhiều khu vực đã được quy hoạch, đổi mới cảnh
quan kiến trúc theo hướng hiện đại, thơng thống và sạch đẹp như khu dân cư
Bình Phú, khu nhà ở Him Lam, khu nhà ở của cán bộ chiến sĩ Đài rađa, chung
cư hẻm 336 Nguyễn Văn Luông, chung cư 242 Bà Hom, các khu tái định cư
phường 10, phường 11... Có thể nói về đầu tư hạ tầng cơ sở và chỉnh trang đô
thị, Quận 6 đã tạo được bước chuyển lớn, làm thay đổi diện mạo một quận vùng
ven trước đây nay trở thành một quận có cảnh quan văn minh, hiện đại, góp
phần vào việc xây dựng thành phố Hồ Chí Minh hiện đại, văn minh. Tuy nhiên,
bên cạnh đó, nhiều khu dân cư nghèo vẫn còn tồn tại, điều kiện sống hết sức
thấp kém với một hệ thống cơ sở hạ tầng đơ thị cịn thiếu thốn nghiêm trọng.
Hoạt động quản lý nhà nước về chỉnh trang đơ thị trên địa bàn quận gặp nhiều
khó khăn và hạn chế. Để xây dựng Quận 6 thành quận đô thị văn minh, hiện đại,
phát triển bền vững, bộ mặt đô thị ở những khu vực cũ, xuống cấp này phải
11



được cải thiện đáng kể thông qua hoạt động chỉnh trang đơ thị. Để làm được
điều này cần có những giải pháp thích hợp và sự đồng tâm nỗ lực của các cấp
chính quyền cũng như của chính người dân trên địa bàn. Xuất phát từ những lý
do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên
địa bàn quận 6, thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chỉnh trang đơ thị là một bộ phận của công tác quy hoạch và phát triển đô
thị. Hiện nay vấn đề chỉnh trang đô thị là một trong những vấn đề thu hút sự
quan tâm của các cơ quan nhà nước và các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, hầu hết
các tài liệu nghiên cứu về vấn đề này như là một bộ phận cấu thành trong cơng
tác quản lý nhà nước về đơ thị nói chung chứ chưa có tài liệu riêng biệt, chuyên
sâu về nội dung mà đề tài nghiên cứu, điển hình như:
Sách “Quản lý đô thị” do TSKH Nguyễn Ngọc Châu chủ biên (Nxb Xây
dựng, Hà Nội, 2001); Sách “Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi” của TS Đỗ Kim
Cương (Nxb Xây dựng, Hà Nội, 2004); Sách “Quản lý đô thị” của TS Phạm
Trọng Mạnh (Nxb Xây dựng, Hà Nội, 2002); Sách “Phương pháp tiếp cận mới
về quy hoạch và quản lý đô thị” của tác giả Nguyễn Đăng Sơn - Viện Nghiên
cứu Đô thị và Phát triển hạ tầng (IUSID), (Nxb Xây dựng, Hà Nội, 2005); Võ
Văn Lợi (2015), Quản lý nhà nước về đất đô thị của thành phố Đà Nẵng, luận
án tiến sỹ kinh tế; PGS.TS. Phạm Kim Giao (2008), Nghiên cứu các giải pháp
hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý đô thị của chính
quyền địa phương (từ thực tiễn thành phố Hà Nội), Đề tài khoa học cấp bộ, Học
viện Hành chính, Hà Nội; GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, TS. Đoàn Minh Huấn,
KS. Bùi Xn Dũng (2010), Hồn thiện mơ hình tổ chức và quản lý đô thị Hà
Nội - Luận cứ và giải pháp, (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội). Các cuốn sách,
luận án trên đề cập đến vấn đề chỉnh trang đô thị như một bộ phận của công tác
quy hoạch đơ thị.
Và nhiều cơng trình nghiên cứu khác như:


12


- Đề tài “Nâng cao hiệu lực Quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch
xây dựng đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội” năm 2002 của tác giả Hồng
Cao Thắng đề cập đến cơng tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị qua thực
tiễn từ thành phố Hà Nội trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng từ đó đề ra
giải pháp đối với cơng tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng
đô thị;
- Đề tài “Tăng cường Quản lý nhà nước đối với đất xây dựng nhà ở trên
địa bàn Thành phố Hà Nội” năm 2003 của tác giả Bùi Đức Thịnh tập trung
nghiên cứu đối với đất xây dựng nhà ở đô thị qua thực tiễn từ thành phố Hà Nội,
trên cơ sở lý luận chung về quản lý nhà nước đối với đất đai và đất xây dựng nhà
ở đô thị, tác giả đã đi sâu đánh giá thực trạng, những mặt tồn tại trong công tác
quản lý đất đai, công tác quy hoạch sử dụng đất. Từ đó, đề ra các giải pháp
nhằm thực hiện tốt cơng tác quản lý nhà nước đối với đất đai nói chung và đất
xây dựng nhà ở đơ thị nói riêng.
- Đề tài “Đổi mới phân công, phân cấp và phối hợp trong Quản lý nhà
nước về cấp phép xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2006
của tác giả Nguyễn Minh Dũng dựa trên cơ sở lý luận về sự phân công, phân
cấp và phối hợp trong các cơ quan quản lý nhà nước. Tác giả đã đi sâu phân
tích, đánh giá tình hình phân cơng, phân cấp và phối hợp trong lĩnh vực cấp
phép xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đề ra các giải pháp đổi mới
trong phân công, phân cấp và phối hợp trong lĩnh vực cấp phép xây dựng tại
thành phố Hồ Chí Minh từ đó đề ra các giải pháp đổi mới trong phân công,
phân cấp và phối hợp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về cấp phép xây dựng.
- Đề tài “Hệ thống giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả Quản lý nhà
nước về đô thị của chính quyền cấp quận, thành phố Hồ Chí Minh” năm 2008
của tác giả Trần Ngọc Hổ đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý

hành chính nhà nước và hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về đơ
thị của chính quyền cấp quận (quận 12 - Thành phố Hồ Chí Minh); tổng hợp,

13


phân tích, đánh giá thực trạng đề ra các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước về đơ thị của chính quyền cấp quận.
- Đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nhà ở đô thị trên địa bàn thành
phố Cần Thơ” năm 2009 của tác giả Nguyễn Kim Hoàng đã nghiên cứu các nội
dung liên quan đến quản lý nhà nước về xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố
Cần Thơ nhằm chỉ ra thực trạng, hạn chế, nguyên nhân và đề ra các giải pháp
đồng bộ, áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
xây dựng nhà ở đô thị.
Và một số tạp chí, chương trình, dự án:
Alan Coulthart, Chiến lược phát triển đơ thị, Ngân hàng Thế giới, 2007;
Báo cáo của nhóm tư vấn MOC4, Báo cáo đánh giá thực trạng và nhu cầu nâng
cấp đơ thị tồn quốc, Hội thảo cuối kỳ, tháng 4 năm 2008. Dự án tổng thể nâng
cấp đơ thị - NUUP; Trần Ngọc Chính, Chính sách phát triển đô thị tại Việt Nam
- Tham luận Hội thảo Khoa học Nửa thế kỷ (1956 - 2006) với sự nghiệp Quy
hoạch xây dựng, Hà Nội, tháng 12/2006; Lê Trần Phong, Quản lý đơ thị có sự
tham gia của cộng đồng, Tạp chí Xây dựng, số 5/2008, trang 10-11; Hồng Anh
- Nguyễn Hồng Việt, Tái thiết đơ thị - Những vấn đề cần xem xét trong quá
trình vận động và phát triển của thành phố Hà Nội, tạp chí Khoa học Công nghệ
Xây dựng, số 19, 5/2014; Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đơ thị, Khóa tập
huấn về cải tạo, chỉnh trang đô thị hiện hữu từ ngày 14 đến ngày 17/7/2008;…
Các cơng trình nêu trên đã tập trung nghiên cứu lĩnh vực công tác quản lý
nhà nước về đơ thị, mang lại nhiều đóng góp quan trọng, đồng thời làm rõ rất
nhiều nội dung về công tác quản lý đô thị liên quan đến các lĩnh vực quy hoạch
xây dựng đô thị, đất đai, nhà ở, cấp phép xây dựng. Tuy nhiên trong lĩnh vực

chỉnh trang đô thị chưa được các tác giả nghiên cứu sâu, phân tích, đánh giá cụ
thể cũng như đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý
nhà nước về chỉnh trang đô thị.
Đề tài “Quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6,
thành phố Hồ Chí Minh” một mặt kế thừa các cơ sở lý luận, kinh nghiệm và
14


kết quả thực tiễn của các cơng trình nghiên cứu trên, mặt khác thơng qua
đó, tác giả cố gắng đi sâu nghiên cứu, làm rõ hơn, phân tích, đánh giá và
trình bày có hệ thống với mong muốn góp phần giải quyết các vấn đề
liên quan đến quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6,
thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đóng góp của đề tài
Về lý luận: đề tài này tác giả sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, hệ thống hóa lý
luận về:
- Các khái niệm như: quản lý nhà nước, chỉnh trang đô thị, quản lý nhà
nước về chỉnh trang đô thị.
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chỉnh trang đô thị.
- Vai trò và sự cần thiết trong việc quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị
trong công tác quy hoạch đơ thị nói riêng và với sự phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương nói chung.
Về thực tiễn:
- Thơng qua nghiên cứu, đánh giá tình hình thực tiễn hoạt động quản lý
nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, đề
xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động
quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận.
- Đưa ra một số kiến nghị giúp các cơ quan chức năng nâng cao hoạt động
quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là:
- Làm rõ cơ sở lý luận về chỉnh trang đơ thị. Thơng qua đó, nghiên cứu
hoạt động quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị.
- Trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn khách quan để
đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6,
thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những thành tựu, hạn chế, khó khăn.
15


- Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về
chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra một số
giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản
lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng, đảm bảo phát huy vai trò của quản lý nhà nước đối với vấn đề quản lý
và quy hoạch đơ thị nói chung.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chỉnh trang đơ thị và quản lý nhà nước về
chỉnh trang đô thị.
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về chỉnh
trang đô thị trên địa bàn quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, rút ra kết quả đạt
được, nguyên nhân, hạn chế.
- Đề xuất một số quan điểm và các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu lực, hiệu quả trong việc quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn
quận 6, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là quản lý nhà nước về chỉnh
trang đô thị trên địa bàn quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.

5.2. Phạm vi nghiên cứu
Khơng gian nghiên cứu: Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến năm 2016.
6. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp duy vật biện chứng: Đây là phương pháp cơ bản và xuyên
suốt trong quá trình viết luận văn nhằm đảm bảo tính hợp lý, tính logic đối với
vấn đề mà tác giả nghiên cứu.

16


Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Với phương pháp này tác giả
thực hiện việc thu thập và tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu, bao gồm tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp.
Ngoài ra, với đề tài này tác giả còn sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như: phương pháp thống kê; phương pháp so sánh, đối chứng:
dựa trên mơ hình SWOT để phân tích nhằm đánh giá Strengths (điểm
mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy
cơ) đối với vấn đề mà tác giả nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên
địa bàn quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Các giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động
quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6, thành phố Hồ
Chí Minh.


17


CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CHỈNH TRANG ĐÔ THỊ
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về đô thị
Thuật ngữ “đô thị” là tên gọi chung cho tất cả thành phố, thị xã, thị trấn
của nước ta. Tên gọi này có xuất xứ từ lịch sử hình thành các đô thị cổ Việt
Nam. Các đô thị cổ được hình thành trong các triều đại phong kiến trước đây
đều xuất phát từ yếu tố “đô” và “thị” trong đó “đơ” (yếu tố hành chính) thường
chiếm vị trí quan trọng nhất.
“Đô” thường là các lỵ sở của nhà nước ở Trung ương và địa phương. Đó
là các cung điện, lầu các, dinh thự, công đường, nơi làm việc của bộ máy quan
lại triều đình phong kiến ở Trung ương và địa phương, cũng như nơi ở của vua
quan và gia đình dịng tộc.
“Thị” có nội hàm là thị trường, là chợ hàng hóa, vì có “đơ” thì “thị” tất
yếu phải mọc lên để phục vụ việc mua bán, trao đổi mà trước hết là lương thực,
thực phẩm và các hàng hóa tiêu dùng tối thiểu cho các quan chức, quân đội và
một số thị dân. Sự xuất hiện các chợ sẽ kéo theo sự tụ tập của dân cư, sản xuất
tiểu thủ cơng nghiệp, và theo đó thúc đẩy các đô thị phát triển. Như vậy “đô” và
“thị” là hai yếu tố cơ bản hình thành nên các đơ thị, không những đô thị cổ trước
đây mà cả các đô thị ngày nay. Tuy nhiên, các đô thị ngày nay khơng phải chỉ
dựa trên hai yếu tố đó mà cịn nhiều yếu tố khác như: cơng nghiệp, dịch vụ, du
lịch, văn hóa, giáo dục, khoa học - cơng nghệ, giao thơng vận tải,…
Từ những quan điểm trên, có nhiều khái niệm khác nhau về đơ thị theo
các góc độ tiếp cận. Khái niệm chung nhất cho rằng:
Đô thị là các điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động
phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo phong cách sống văn minh, hiện đại

hơn, khoa học và có hiệu quả kinh tế, văn hóa cao hơn.
18


Luật Quy hoạch đô thị năm 2009:
Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nơng nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hố hoặc chun ngành, có vai trị thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm
nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.

1

Theo Nghị định 72/2001/NĐ-CP của Chính phủ, quy định đơ thị nước ta
là các điểm dân cư phải là các thành phố, thị xã, thị trấn được các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập và về mức độ phát triển phải đạt
được các tiêu chuẩn sau:
- Là trung tâm tổng hợp hay chun ngành, có vai trị thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định.
- Quy mô dân số tối thiểu của nội thành, nội thị là 4 ngìn người.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của nội thành, nội thị từ 65% trở lên
trong số lao động nội thành, nội thị và là nơi có sản xuất cơng nghiệp, dịch vụ,
thương mại phát triển.
- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động của dân cư, tối
thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định đối với từng loại
đơ thị.
- Có mật độ dân số nội thành, nội thị phù hợp với quy mô, tính chất và
2

đặc điểm từng loại đơ thị, tối thiểu là 2 nghìn người/km trở lên.

Phân loại đơ thị Việt Nam:
Tại Việt Nam hiện có 6 loại hình đơ thị: Loại đặc biệt, loại I, loại II, loại
III, loại IV và loại V.
Ngồi ra cịn có những khái niệm khác về đơ thị cũng như do có sự phát
triển khác nhau về phát triển kinh tế - xã hội, về phát triển hệ thống đô thị và về
cơ cấu hành chính mà mỗi nước có những quy định riêng về điểm dân cư đơ thị
và do đó, các tiêu chí, tiêu chuẩn quy định của các nước cũng khác nhau.

19



×