Trường Đại Học Hàng Hải
Khoa Kinh Tế Vận tải Biển
Tổ môn: Tài chính - Kế toán
Nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công tác tổ chức kế toán, tình hình hoạt động và đánh giá
kết quả S.X.K.D, đánh giá tình hình tài chính của Công ty: TNHH Phân
Phối Hàng Tiêu Dùng Quốc Tế năm 2010
Nội dung yêu cầu:
1. Tìm hiểu chung về doanh nghiệp.
2. Tìm hiểu đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tình
hình tài chính của doanh nghiệp.
3. Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu kết quả sản xuất
kinh doanh chủ yếu
4. Đánh giá tình hình tài chính của Công ty qua các chỉ tiêu
đặc trưng
5. Tìm hiểu công tác tổ chức kế toán, chi tiết một phần hành
kế toán.
6. Kết luận
Yêu cầu về tài liệu báo cáo:
- 1 bản thuyết minh nội dung tìm hiểu và đánh giá
- 6-8 biểu bảng báo cáo số liệu phân tích phù hợp nội dung trên.
Số iệu cần thu thập: Lấy số liệu của các năm: 2008-2009 về:
- Báo cáo chung về doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp,
- Báo cáo chi tiết về doanh thu, chi tiết các khoản chi của doanh nghiệp.
Địa điểm thực tập: Công ty TNHH Phân Phối Hàng Tiêu Dùng Quốc Tế
Thời gian 6 tuần, bắt đầu từ: 13/2/2012 đến 25/03/2012
Ngày giao: 13/2/2012 Ngày hoàn thành: 25/03/2012
Ký giao Ký duyệt
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
Lời Mở Đầu 4
Chương I. Tìm hiểu chung về công ty TNHH Phân Phối Hàng Tiêu Dùng Quốc Tế 5
I. Sơ lược về công ty 5
II. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động 6
IV. Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp 10
Chương II. Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính
của công ty TNHH Phân Phối Hàng Tiêu Dùng Quốc Tế năm 2010 13
I. Tìm hiểu và đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty 13
A. Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm qua 13
B. Đánh giá chi tiết tình hình thực hiện chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Công ty năm 2010 17
II. Kết luận chung 38
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Lời Mở Đầu
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước theo định hướng XHCN. Trong xu thế hội nhập hiện nay Việt
Nam đang cố gắng khẳng định mình trên trường quốc tế. Hoà nhập theo xu
hướng đó , các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải đổi mới công tác
quản lý kinh doanh để tương xứng với yêu cầu tất yếu của nền kinh tế thị
trường. Trong những thay đổi đó công tác kế toán là một trong những lĩnh vực
không thể thiếu và dành được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp. Bởi vì
làm tốt công tác kế toán đồng nghĩa với việc quản lý tốt nguồn vồn, đảm bảo
mỗi đồng vốn bỏ ra luôn vì lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong công tác kế toán tại doanh nghiệp, kế toán thanh toán là một trong
những phần hành quan trọng giúp doanh nghiệp hạch toán cũng như quản lý các
khoản phải thu phải trả một cách có hiệu quả. Cũng như nhiều doanh nghiệp
khác, công ty TNHH Phân Phối Hàng Tiêu Dùng Quốc Tế đạt được nhiều thành
tựu trong những năm gần đây nhưng cũng có những khó khăn nhất định trong
công việc kinh doanh của mình.
Xuất phát từ những vấn đề trên , dựa trên những cơ sở kiến thức có được
cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Thế Hùng cùng các thầy
cô bộ môn em dã nhận thấy tầm quan trọng của công tác kế toán thanh toán và
em đã chọn đề tài này.
Với đề tài “Tìm hiểu công tác kế toán thanh toán tại công ty TNHH
Phân Phối Hàng Tiêu Dùng Quốc Tế”, bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của em
được trình bày bao gồm các phần sau:
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG CHÍNH
Phần I: Tìm hiểu chung về công ty TNHH Phối Hàng Tiêu Dùng Quốc Tế.
Phần II: Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh,
tình hình tài chính của công ty TNHH Phối Hàng Tiêu Dùng Quốc Tế.
Phần III: Nghiên cứu công tác tổ chức kế toán của công ty, nghiên cứu phần
hành kế toán thanh toán của công ty TNHH Phối Hàng Tiêu Dùng Quốc Tế.
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chương I. Tìm hiểu chung về công ty TNHH Phân Phối Hàng
Tiêu Dùng Quốc Tế
I. Sơ lược về công ty
Công ty TNHH phân phối hàng tiêu dùng quốc tế là một công ty gia đình
được hình thành, xây dựng và phát triển từ năm 2004 đến nay. Qua gần 8 năm
hoạt động kinh doanh, công ty đã khẳng định được vị thế của mình trên thị
trường.
1.1. Thông tin pháp lý
1. Tên công ty viết bằng tiếng Việt:
CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI HÀNG TIÊU DÙNG QUỐC TẾ
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài
INTERNATIONAL CONSUMER DISTRIBUTOR COMPANY LIMITED
Tên công ty viết tắt: ICD CO.,LTD
2. Địa chỉ trụ sở chính:
Số 215 đường Hùng Vương, phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, Hải
Phòng.
Điện thoại: (84) 313 538 701 Fax: (84) 313 538 702
Webside: www.icdgroup.com.vn
3. Thông tin pháp lý khác
-Người đại diện theo pháp luật: Ông Ngô Mạnh Hà (Giám đốc công ty)
-Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH
-Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng
-Các chi nhánh:
+Chi nhánh Hà nội: 352 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: (84) 436 686 306 Fax: (84) 436 686 306
+Chi nhánh Hồ Chí Minh: 0.11 Thái An Nguyễn Văn Quá, Đông Hưng
Thuận, Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84) 862 562 088 Fax: (84) 862 562 186
1.2. Thông tin về sở hữu
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
5
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
STT Tên thành viên
Giá trị vốn góp
(tr đồng)
Tỉ lệ vốn góp
(%)
1 Ngô Mạnh Hà 5.000.000.000 50%
2 Cao Thị Kim Hạnh 5.000.000.000 50%
Tổng số 10.000.000.000 100%
Giám đốc công ty: Ông Ngô Mạnh Hà
- Loại doanh nghiệp, sản phẩm cung cấp cho thị trường, phạm vi
hoạt động
Hiên tại, công ty chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực tiêu dùng, làm đại lý
phân phối cho các nhà sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu và phân phối
các mặt hàng từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore ,
cụ thể:
-Hàng bánh, kẹo các loại: Fodo Custard Cake QC, Oriental Layer Cake,
bánh qui Danish, bánh xốp Delio, bánh quy Lux Org, bánh Lemon Treat, bánh
Nutri, bánh kem xốp Jacker, kẹo Thái Lan các loại
-Hàng mĩ phẩm: Son KA, keo vuốt tóc AK, nước hoa AK, nước hoa
Amby, lăn khử mùi Amby, sữa tắm Relaxing, sữa tắm Calming
-Hàng rượu: Rượu vang FRANZIA các loại, rượu vang GRAY FOX
-Hàng bỉm, tã giấy: Bỉm trẻ em Jumbo các loại, bỉm trẻ em Megapack các
loại, bỉm Drypantz các loại
-Hàng dầu ăn: Dầu ăn Neptune các loại, dầu ăn Simply, dầu ăn Sailing
Boat, dầu ăn Meizan, dầu ăn cái lân
-Hàng sữa: Sữa S26 Alpha pro-step, sữa Promil Gold, Progress Gold,
II. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động
1. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Công ty TNHH Phân Phối hàng tiêu dùng quốc tế có những cơ sở vật chất
kỹ thuật sau:
-Có trụ sở chính nằm trên diện tích 6000m
2
tại số 215 đường Hùng Vương,
phường Hùng Vương, Hồng Bàng Hải Phòng.
-Sở hữu nhà kho rộng 2500m
2
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
6
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Ngoài ra, công ty TNHH phân phối hàng tiêu dùng quốc tế là một công ty
thương mại, kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. Cơ sở vật chất kỹ thuật
của công ty không quá cồng kềnh, chủ yếu là các phương tiện vận tải và thiết bị
văn phòng. Công ty không tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nên không
có máy móc thiết bị.
(Kèm bảng kê TSCĐ)
2. Lực lượng lao động của công ty
Tính đến ngày 31/12/2011 công ty có 102 nhân viên trong tất cả các bộ
phận.
a. Cơ cấu lao động theo chất lượng của công ty
Phân loại Số người Tỉ trọng (%)
Trên đại học 2 1.96
Đại học 21 20.59
Cao đẳng 38 37.25
Trung cấp 33 32.35
Lao động phổ thong 8 7.84
Tổng 102 100
b. Cơ cấu lao động theo lĩnh vực hoạt động
Phân loại Số người Tỉ trọng (%)
Bộ phận quản lý và giám sát 7 6.86
Bộ phân văn phòng 18 17.65
Bộ phận bán hàng 61 59.80
Bộ phận kho 16 15.69
Tổng 102 100
Do tính chất là một công ty thương mại, nhập khẩu và phân phối hàng
hoá nên số lượng lao động của công ty không nhiều, bao gồm cán bộ quản lý và
nhân viên văn phòng với trình độ cao đẳng trở lên, đội ngũ nhân viên bán hàng
thường là trình độ cao đẳng và trung cấp, lao động phổ thông trong công ty chủ
yếu là lái xe, phụ kho, tạp vụ trong đó đội ngũ nhân viên bán hàng chiếm tỉ
trọng khá lớn khoảng 63%, nhân viên quản lý, giám sát chiếm tỉ trọng tương đối
thấp khoảng 5%. Xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng đông đảo và chuyên
nghiệp sẽ giúp công ty đẩy nhanh xúc tiến bán.
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
7
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
3. Tình hình tài sản- nguồn vốn của doanh nghiệp
Tình hình tài sản- nguồn vốn của công ty năm 2010 được thể hiện qua
bảng cơ cấu tài sản- nguồn vốn của công ty.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh liên tục và hiệu quả bất cứ một doanh
nghiệp nào cũng cần phải có tài sản, bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định,
và nguồn hình thành những tài sản đó.
Tổng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp có biến động tăng qua các
năm. Tài sản tăng do sự tăng lên của cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, và
tăng với tỉ lệ khá cao. Năm 2010, công ty mở rộng hoạt động kinh doanh về
cả chiều rộng và chiều sâu làm cho các khoản mục chủ yếu như hàng tồn kho,
các khoản phải thu và tài sản cố định đều tăng. Mặt khác, công ty đã bổ sung
thêm vốn chủ sở hữu và vay ngắn cũng như dài hạn ngân hàng để tài trợ cho các
khoản đầu tư này. Vốn chiểm dụng của người bán cũng được sử dụng hiệu quả
để tái đầu tư vào tài sản lưu động.
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
III. Tổ chức quản lý của công ty
- Vẽ sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của công ty.
Giải thích rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
- Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty.
Để đảm bảo hoạt động kinh doanh tốt, quản lý tốt hàng hoá và con người
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu chức năng. Đứng đầu là Giám đốc
công ty.
-Giám đốc: Là người đứng đầu trong công ty, điều hành mọi hoạt động kinh
doanh của công ty, là người ra quyết định, chịu trách nhiệm trước nhà nước
về mọi hoạt động của công ty và là người đại diện toàn quyền của công ty.
-Phó giám đốc: Là người hỗ trợ, tham mưu cho giám đốc về các vấn đề
chuyên môn, quản lý và trực tiếp chỉ đạo các phòng ban và hoạt động trong
công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc và toàn công ty về những công việc
được giao.
-Phòng nhân sự: Tổ chức tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên,
xét đề bạt, thăng chức hay sa thải, đuổi việc. Soạn thảo các hợp đồng lao
động dài hạn, ngắn hạn, lập hồ sơ giải quyết các chế độ chính sách về lương,
khen thưởng, kỷ luật, thôi việc và các chế độ khác
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
nhân sự
Phòng
kinh
doanh
Phòng tài
chính- kế
toán
Phòng
xuất nhập
khẩu
9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
-Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ khảo sát, nghiên cứu thị trường, quan hệ
bạn hàng, mở mang tìm kiếm thị trường mới thu hút khách hàng, tạo niềm tin
và uy tín với khách hàng, nắm bắt thông tin, nhu cầu để có chiến lược phù
hợp cho công tác điều hành hoạt động kinh doanh, chủ động trong công tác
tham mưu cho giám đốc ký hợp đồng bán, vận chuyển hàng hóa…
-Phòng tài chính- kế toán: Có chức năng quản lý và sử dụng các nguồn vốn
của công ty, hạch toán, kiểm tra theo dõi thu chi tài chính, xây dựng các kế
hoạch tài chính, tổ chức thực hiện các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh,
theo dõi giám sát, đôn đốc thực hiện các hoạt động kinh tế về mặt tài chính,
phản ánh thu chi vào tai khoản hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm, hạch toán lỗ lãi phân phối lợi nhuận, lập các báo cáo định kỳ, thực
hiện vai trò tham mưu cho giám đốc công ty về hoạt động, tài chính của công
ty.
-Phòng xuất nhập khẩu: Tham mưu cho giám đốc trong quan hệ đối ngoại,
chính sách xuất nhập khẩu, pháp luật Việt Nam và quốc tế trong hoạt động
kinh doanh này. Giúp giám đốc soạn thảo hợp đồng, xử lý các vấn đề về
thanh toán quốc tế, làm các thủ tục hải quan, nhận hàng và các hoạt động
ngoại thương khác.
IV. Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển trong tương lai
của doanh nghiệp.
1. Thuận lợi
- Công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng mà thị trường trong nước là
một thị trường tiềm năng, nơi được đánh giá là một trong những thị trường bán
lẻ hấp dẫn nhất trên thế giới. Thị trường lớn, nhu cầu cao là một thuận lợi lớn
cho công ty.
- Nguồn nhân lực phong phú cộng thêm việc thông thuộc thị trường trong nước,
thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam giúp doanh nghiệp phát triển không ngừng
trong vài năm gần đây.
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
10
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Không thể phủ nhận nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, mức sống
của người dân không ngừng được nâng cao cùng với những nhu cầu ngày càng
đa dạng là những thuận lợi không chỉ cho công ty mà còn cho các doanh nghiệp
trong và ngoài nước.
2. Khó khăn
- Thuế suất thuế nhập khẩu khá cao làm tăng chi phí cũng như giá thành sản
phẩm của công ty, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Việt nam đã gia nhập WTO, vị trí của nước ta trên trường quốc tế được nâng
cao cùng với làn sóng đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa
doanh nghiệp có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn và cạnh tranh sẽ ngày càng gay
gắt hơn.
- Tỉ giá biến động bất thường, chủ yếu là tăng mạnh, trong thời gian gần đây
cùng với lạm phát gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
3. Phương hướng phát triển của công ty trong tương lai
Trong tương lai công ty tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh
vực tiếp thị, hậu cần và phân phối, hướng tới mục tiêu trở thành sự lựa chọn
đáng tin cậy cho những thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước muốn thâm
nhập thị trường Việt Nam. Với sự thông hiểu văn hoá địa phương, ICD Việt
nam sẽ tiếp tục phát triển tăng tốc thông qua việc liên doanh liên kết, mua bán
sáp nhập doanh nghiệp, thông qua các đại lý và hiệp hội kinh doanh. Cụ thể
trong ba năm tới:
-Tập trung vào các nhãn hàng mới, triển vọng mà công ty đang phân phối
như bánh fodo Custard, Layer Cake, Danish , sữa s26, dầu ăn Sailing Boat,
Simply, Neptune
-Tăng cường mạng lưới phân phối ở miền Nam, mở thêm các văn phòng
đại diện hay nhà phân phối ở các tỉnh Thái Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ, Vũng
Tàu
-Mua sắm thêm tài sản cố định: 2 xe tải năm tấn, một số máy nâng và xây
mới một nhà kho rộng 3000 m
2
tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012.
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
11
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Ngoài ra công ty tiếp tục tìm kiếm các nhà cung cấp mới, đa dạng hoá
ngành hàng phân phối, tập trung vào một số thị trường tiềm năng, tăng cường
hiệu quả quản lý, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại nước ngoài
Bên cạnh những kết quả đạt được trong năm 2010 công ty cần có những
biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình để đáp ứng
tốt hơn nhu cầu thị trường. Công ty cần phải khắc phục một số những bất hợp lý
trong cơ cấu tài sản- nguồn vốn của mình như giảm tỉ trọng hàng tồn kho, quản
lý chặt chẽ hơn các khoản phải thu tránh ứ đọng vốn. Hơn nữa, nợ phải trả
chiếm tỉ trọng khá lớn, công ty cần có những biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn
vốn này cũng như có kế hoạch trả lãi và gốc hợp lý.
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
12
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chương II. Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kết quả sản xuất
kinh doanh, tình hình tài chính của công ty TNHH Phân Phối Hàng
Tiêu Dùng Quốc Tế năm 2010.
I. Tìm hiểu và đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài
chính của Công ty
A. Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm qua.
Bảng 1
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
13
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌNH HÌNH THỰC HiỆN CÁC CHỈ TIÊU SXKD CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2010
STT Chỉ tiêu Đ.vị Năm 2009 Năm 2010
So sánh
(%)
Chênh lệch
Mức %
I Doanh thu đồng 22.065.331.697 60.067.457.258 272,23 38.002.125.561 172,23
II Chỉ tiêu tài chính
1 Doanh thu đồng 22.065.331.697 60.067.457.258 272,23 38.002.125.561 172,23
2 Chi phí đồng 20.937.340.797 56.544.372.688 270,06 35.607.031.891 170,06
Giá vốn đồng 18.680.159.435 42.330.559.479 226,61 23.650.400.044 126,61
3 Lợi nhuận (trước thuế) đồng 1.127.990.900 3.523.084.570 312,33 2.395.093.670 212,33
III Lao động tiền lương
1 Số lao động bình quân người 74 102 137,84 28 37,84
2 Tổng quỹ lương đồng 1.168.658.400 5.171.944.085 442,55 4.003.285.685 342,55
3 Lương bình quân đ/ng/th 1.316.057 4.225.445 321,07 2.909.388 221,07
IV Quan hệ với ngân sách đồng 2.328.725.806 6.172.350.577 265,05 3.843.624.771 165,05
1 Thuế VAT đồng 2.046.728.081 5.291.579.434 258,54 3.244.851.353 158,54
2 Thuế thu nhập doanh nghiệp đồng 281.997.725 880.771.143 312,33 598.773.418 212,33
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
13
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Qua bảng phân tích ta thấy, nhìn chung tất cả các chỉ tiêu chủ yếu của doanh
nghiệp đều tăng qua hai kỳ so sánh và tăng với tốc độ khá cao. Lợi nhuận- chỉ
tiêu phản ánh và đo lường kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong một kỳ, tăng 212,33%, doanh thu tăng 172,23%, chi phí tăng
170,06%, tổng quỹ lương tăng 342,55%, tiền lương bình quân tăng 221,07%,
quan hệ với ngân sách tăng 165,05%.
Doanh thu của doanh nghiệp có sự tăng lên qua hai kỳ so sánh, cụ thể đã
tăng 38.002.125.561 đồng về số tuyệt đối và tăng 172,23% về số tương đối. Đạt
được doanh thu ngày càng tăng là một trong các mục tiêu của doanh nghiệp.
Trong nhiều năm qua, công ty đã không ngừng phát triển, đa dạng hóa các mặt
hàng và mở rộng thị trường phân phối. Năm 2010, đánh dấu việc công ty mở
rộng trị trường của mình về phía Nam như xâm nhập thị trường TP Hồ Chí
Minh và một số tỉnh lân cận. Đây là một thị nhiều cạnh tranh, tuy nhiên các sản
phẩm của công ty chủ yếu là hàng thực phẩm dân dụng có chất lượng tốt và giá
cả hợp lý, nên đã không gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ ở thị trường mới
và cạnh tranh này. Năm 2010 công ty cũng ký hợp đồng với công ty Wyeth- Mỹ
là nhà phân phối chính thức sản phẩm sữa bột S26 dành cho trẻ em của công ty
này tại thị trường Việt Nam. Wyeth là một công ty trực thuộc tập đoàn Pfizer
một tập đoàn lớn và có uy tín trên thì trường thế giới. Sản phẩm sữa S26 chính
nó cũng đã có mặt ở nhiều quốc gia, khẳng định được chất lượng và vị thế trước
khi xâm nhập vào Việt nam. Hơn nữa, một điều rõ rằng rằng, nhu cầu sữa bột
cho trẻ em ở Việt Nam đang tăng lên từng ngày. Việc kinh doanh, phân phối sản
phẩm sữa S26 của công ty, do vậy là một bước đi đúng đắn, tăng doanh thu đáng
kể cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, sữa bột là mặt hàng có giá trị cao, công ty đã
đầu tư quá nhanh với quy mô lớn vào một nhãn hàng mới, việc phân phối và tiêu
thụ chưa hiệu quả dẫn đến việc tăng tồn kho và ứ đọng vồn. Dù gì, S26 vẫn là
một nhãn hàng khá mới mẻ với người tiêu dùng Việt Nam và càng khó khăn hơn
khi phải cạnh tranh với các ông lớn trong ngành công nghiệp sữa bột trẻ em ở
Việt Nam.
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
14
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chi phí của công ty cũng có sự tăng lên khá cao trong năm 2010, tăng
35.630.559.163 đồng về số tuyệt đối và 170,37% về số tương đối. Do là công ty
thương mại, không có sản xuất chế biến, nên chỉ tiêu chi phí trong trường hợp
này bao gồm giá vốn, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính và chi phí
khác. Chi phí tăng trong trường hợp này chưa chắc đã là dấu hiệu xấu vì chi phí
tăng lên chủ yếu là do giá vốn tăng. Chỉ tiêu này năm 2010 đã tăng
23.650.400.044 đồng, tương ứng tăng 126,61% so với năm 2009. Giá vốn tăng
lên chủ yếu là do giá vốn của mặt hàng sữa bột S26 tăng. Điều này cũng là dễ
hiểu vì đây là mặt hàng phân phối chủ lực của công ty trong năm. Việc mở rộng
mạng lưới phân phối, thị trường và các kênh phân phối đã giúp công ty công ty
tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn. Hơn nữa, sữa là sản phẩm có giá trị cao. Giá
vốn do vậy đã tăng lên đáng kể trong kỳ nghiên cứu. Ngoài ra, trong năm 2010
lạm phát tăng cao kỷ lục, tỉ giá bất ổn là những nguyên nhân bất lợi làm tăng
hầu hết các chi phí và gây khó khăn cho công việc kinh doanh của doanh
nghiệp.
Lợi nhuận- chỉ tiêu phản ánh và đo lường kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong kỳ. Nó là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí tương ứng
với doanh thu đó trong một khoảng thời gian nhất định- một kỳ. Chỉ tiêu này
cũng tăng lên ngoạn ngục với tốc độ tăng 212,33%, và mức tăng 2.395.093.670
đồng so với 2009. Trong năm, cả doanh thu và chi phí đều tăng lên với mức tăng
khá cao, tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi
nhuân vẫn tăng.
Số lao động bình quân của doanh nghiệp cũng tăng 37.84% so với 2009,
tương ứng tăng 28 người. Trong đó, phần lớn là nhân viên bán hàng, một số ít là
các giám sát viên. Việc mở rộng mạng lưới phân phối ra các tỉnh phía Nam đòi
hỏi doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ bán hàng đông đảo và mở thêm một
số văn phòng đại diện nhằm thuận tiện hơn cho việc giao dịch với khách hàng.
Doanh nghiệp cũng thành lập một tổ tài chính- kế toán khu vực miền Nam nhằm
sơ bộ xử lý chứng từ và hạch toán kế toán. Số lao động bình quân của doanh
nghiệp do đó tăng lên.
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
15
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tổng quỹ lương của doanh nghiệp tăng tăng 4.003.285.685 đồng về số
tuyệt đối và 342,55% về số tương đối. Điều này cũng dễ hiểu vì năm 2010, số
lao động bình quân tăng lên, làm chi phí tiền lương cũng tăng lên tương ứng.
Hơn nữa, lạm phát, tăng lương cơ bản là những nguyên nhân khách quan làm
tổng quỹ lương của doanh nghiệp tăng cao trong kỳ.
Tiền lương bình quân, số tiền trung bình mà mỗi người lao động trong
doanh nghiệp nhận được năm 2010 đã tăng 2.909.388 đồng, tương ứng tăng
221,07% so với 2009. Điều này chứng tỏ có sự cải thiện đáng kể trong đời sống
người lao động của doanh nghiệp.
Các khoản phải nộp nhà nước của công ty tăng lên qua hai kỳ so sánh,
trong đó tăng về số tương đối là 165,05 %; về mặt tuyệt đối tăng 3.843.624.771
đồng, Thuế VAT phải nộp tăng lên về số tương đối là 158,54 % , về mặt tuyệt
đối tăng 3.244.851.353 đồng ; Thuế TNDN về mặt tuyệt đối tăng 598.773.418
đồng. Nguyên nhân là do công ty tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ nên số thuế
VAT phải nộp tăng lên , lợi nhuận của công ty tăng lên do đó số thuế TNDN
cũng tăng theo.
Tóm lại, qua bảng phân tích ta thấy, các chỉ tiêu chủ yếu của doanh
nghiệp đều tăng qua hai kỳ so sánh. Tình kinh doanh và tài chính của doanh
nghiệp tương đối tốt, các chỉ tiêu quan trọng như doanh thu và lợi nhuận đều
tăng với tốc độ cao, các chỉ tiêu lao động tiền lương cũng tăng, đời sống người
lao động được nâng cao. Doanh nghiệp làm ăn có lãi và tạo công ăn việc làm
cho người lao động. Doanh nghiệp cũng hoàn thành nghiêm chỉnh và đầy đủ
nghĩa vụ thuế với nhà nước. Có được điều này là do doanh nghiệp đã có những
quyết định đầu tư đúng đắn, sự cố gắng lỗ lực trong cả một năm. Tuy nhiên,
trong kỳ, doanh nghiệp chưa kiểm soát tốt chi phí và để nó tăng lên khá cao, làm
giảm lợi nhuận đáng kể.
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
16
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
B. Đánh giá chi tiết tình hình thực hiện chỉ tiêu kết quả kinh doanh của
Công ty năm 2010
1. Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu kết quả kinh doanh.
Bảng 2
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
17
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
STT Chỉ tiêu Số kỳ trước Số kỳ này
So sánh
(%)
Chênh léch
Mức độ %
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 22.903.170.672 56.904.100.843 248,46 34.000.930.171 148,46
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 866.887.891 1.270.042.679 146,51 403.154.788 46,51
3 Doanh thu thuần về BH&CCDV 22.036.282.781 55.634.058.164 252,47 33.597.775.383 152,47
4 Giá vốn hàng bán 18.680.159.435 42.330.559.479 226,61 23.650.400.044 126,61
5 Lợi nhuận gộp 3.356.123.346 13.303.498.685 396,39 9.947.375.339 296,39
6 Doanh thu hoạt động tài chính 5.521.644 12.583.602 227,90 7.061.958 127,90
7 Chi phí tài chính 589.648.636 5.193.706.006 880,81 4.604.057.370 780,81
8 Chi phí quản lý kinh doanh 1.644.005.454 5.523.172.397 335,96 3.879.166.943 235,96
9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 1.127.990.900 2.599.203.884 230,43 1.471.212.984 130,43
10 Thu nhập khác 23.527.272 4.420.815.492 18790,17 4.397.288.220 18690,17
11 Chi phí khác 23.527.272 3.496.934.806 14863,32 3.473.407.534 14763,32
12 Lợi nhuận khác 0 923.880.686 923.880.686 -100,00
13 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.127.990.900 3.523.084.570 312,33 2.395.093.670 212,33
14 Thuế thu nhập doanh nghiệp 281.997.725 880.771.143 312,33 598.773.418 212,33
15 Lợi nhuận sau thuế TNDN 845.993.175 2.642.313.428 312,33 1.796.320.253 212,33
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
18
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Nhìn vào bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ta thấy tất cả các chỉ tiêu đều có xu hướng biến động
tăng qua 2 kỳ so sánh. Chỉ tiêu doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng khoảng 150% , chỉ tiêu giá vốn tăng thấp
hơn khoảng gần 130% còn chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng khoảng 130% và chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế
tăng tăng 212,33%. Đặc biệt, trong kỳ một số chỉ tiêu như: chi phí tài chính, thu nhập khác và chi phí khác tăng với tốc độ rất
cao. Thu nhập khác năm 2010 đã tăng gần 200 lần so với 2009, còn chi phí khác cũng tăng lên gần 150 lần.
Các chỉ tiêu Doanh thu, giá vốn, lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh chính đều có xu hướng tăng. Lợi nhuận gộp tăng
cao nhất với tốc độ tăng gần 200%, và mức tăng gần 10 tỉ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm mới mà công ty phân phối
trong kỳ có giá trị cao, công ty mở rộng mạng lưới phân phối về phía Nam và việc tổ chức các chương trình khuyến mãi, tri ân
khách hàng đã giúp cho việc tiêu thụ nhanh một số lượng lớn các sản phẩm. Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty trong năm
cũng tăng lên nhưng không nhiều 46,51%, tương ứng tăng 403.154.788 đồng so với 2009. Ngoài việc tăng chiết khấu thương mại
do khách hàng mua với số lượng lớn thì trong năm 2010 giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại cũng tăng lên đáng chú ý do
hàng bán bị cận date nhiều. Công ty phải giảm giá cho khách hàng, trong nhiều trường hợp phải nhận lại hàng. Các khoản giảm
trừ do đó tăng lên.
Doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng lên qua hai kỳ so sánh nhưng không nhều, chỉ khoản 7 triệu đồng, một con số khá
khiêm tốn trong cả một năm. Trong khi đó chi phí tài chính tăng lên đến 4.604.057.370 đồng, tương ứng tăng gần 800% so với
2009. Nguyên nhân chủ yếu của nó là việc tăng chi phí vốn và chênh lệch tỉ giá trong kỳ. Để mở rộng việc kinh doanh cũng như
tăng cường đầu tư vào tài sản cố định, công ty đã vay vốn từ ngân hàng không ít và tiền lãi ngân hàng tính vào chi phí tài chính
tăng lên là điều chác chắn. Nguyên nhân thứ hai không kém phần trọng yếu là biến động tỉ giá hối đoái trong năm. Đặc biệt là
thời điểm cuối năm 2010, đồng Việt Nam mất giá, ngoại tệ khan hiếm đẩy tỉ giá lên cao, công ty không những gặp khó khăn
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
21
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
trong việc mua ngoại tệ thanh toán cho các người bán ở nước ngoài mà chênh lệch tỉ giá phải chịu cũng tăng lên khá nhiều. Đây
là nguyên nhân khách quan gây khó khăn cho hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn đó. Chi phí quản lý
kinh doanh trong năm của công ty cũng tăng lên khá cao, tăng gần 4 tỉ đồng, tương ứng tăng 235% so với 2009. Để có được khối
lượng tiêu thụ tăng thêm cần tăng thêm các chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng, chi phí lương và các chi phí dịch vụ mua ngoài
khác… nên chi phí quản lý kinh doanh của công ty tăng lên. Ngoài các nguyên nhân chủ quan tích cực trên thì chi phí quản lý
kinh doanh còn tăng lên do các nguyên nhân khách quan tiêu cực. Một trong số đó là lạm phát tăng cao trong kỳ làm tăng hầu hết
các chi phí dịch vụ mua ngoài, từ những chi phí nhỏ nhặt nhất như văn phòng phẩm, điện nước, xăng dầu đến các dịch vụ vận
chuyển thuê ngoài… Chi phí tài chính và chi phí quản lý kinh doanh tăng cao tiếp tục làm giảm lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp chỉ còn 2.599.203.884 đồng năm 2010, tăng 1.471.212.984 đồng so với 2009.
Năm 2010, doanh thu khác và chi phí khác của doanh nghiêp cùng tăng khá cao. Doanh thu khác đã tăng gần 200 lần và
chi phí khác tăng gần 150 lần so với 2009.
Cuối cùng, nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, thuế
thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đều tăng với tốc độ 212,33%. Lợi nhuận sau thuế TNDN là
chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh ròng cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong cả một năm. Trong kỳ, doanh
thu và chi phí đều có biến động tăng khá cao, tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận
vẫn tăng. Công ty được xem là làm ăn có lãi và đang phát triển, tuy nhiên tốc độ của nó còn khá khiêm tốn.
2. Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu tổng chi phí theo các yếu tố chi phí.
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
22
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TỔNG CHI PHÍ THEO YẾU TỐ
Bảng 3Yếu tố
Năm 2009 Năm 2010
So sánh
(%)
Bội chi hoặc tiết kiệm
Giá trị (đ)
T.trọng
(%)
Giá trị (đ)
T.trọng
(%)
Tuyệt đối Tương đối
1. Lương 1.168.658.400 5,59 5.171.944.085 9,15 442,55 4.003.285.685 1.990.855.920 19,14
4. Giá vốn 18.680.159.435 89,32 42.330.559.479 74,86 226,61 23.650.400.044 -8.516.834.503 113,09
5. Khấu hao TSCĐ 91.036.236 0,44 277.087.342 0,49 304,37 186.051.106 29.286.708 0,89
7. Chi phí dịch vụ mua
ngoài
760.783.546 3,64 74.140.970 0,13 9,75 -686.642.576 -1.996.711.842 -3,28
8. Chi phí khác bằng tiền 213.175.908 1,02 8.690.640.812 15,37 4076,75 8.477.464.904 8.110.375.990 40,54
Tổng 20.913.813.525 100,00 56.544.372.688 100,00 270,37 35.630.559.163 -383.027.727
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
23
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Do là công ty thương mại, không có tổ chức sản xuất kinh doanh nên ta không
tính được I
sl
mà đi tính I
dt
để xác định bội chi hay tiết kiệm.
I
dt
=
Doanh thu kỳ nghiên cứu
=
60.067.457.258
= 2,722
Doanh thu kỳ gốc
22.065.331.697
Nhìn vào bảng phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí ta thấy tổng chi phí
có xu hướng tăng lên qua 2 kỳ so sánh, từ 20.913.813.525 đồng năm 2009 lên
56.544.372.688 đồng năm 2010, tăng 270,37 %, tương ứng tăng 35.630.559.163
đồng. Trong khi các chỉ tiêu chính như: lương, giá vốn, khấu hao TSCĐ, chi phí
bằng tiền khác đều tăng khá cao trong kỳ thì chi phí dịch vụ mua ngoài đột ngột
giảm mạnh. Trong nhóm các chỉ tiêu có biến động tăng, tăng nhiều và có ảnh
hưởng lớn nhất đến tổng chi phí là chỉ tiêu giá vốn, bộ chi tuyệt đối là
23.650.400.044 đồng, tiết kiệm tương đối là 8.516.834.503 đồng và mức độ ảnh
hưởng đến tổng chi phí là 113,09%. Đây cũng là chỉ tiêu chiếm tỉ trọng lớn nhất
trong tổng chi phí, chiểm 89,32% năm 2009 và giảm xuống còn 74,86% năm
2010. Tăng với tốc độ cao nhất là chi phí khác bằng tiền với mức bội chi tuyệt
đối là 8.477.464.904 đồng, tương đối là 8.110.375.990 đồng, làm cho tổng chi
phí tăng lên 40,54%. Tiếp theo là lương với mức bội chi tuyệt đối là
4.003.285.685 đồng, làm cho tổng chi phí tăng lên 19,14%. Trong khi đó, chi
phí dịch vụ mua ngoài là yếu tố duy nhất có biến động giảm, tiết kiệm tuyệt đối
gần 700 triệu, tiết kiệm tương đối là gần 2 tỉ đồng , làm cho tổng chi phí giảm
3,28%.
Trong năm 2010, chỉ tiêu tiền lương có biến động tăng cao với tốc độ tăng
gần 442% làm cho tổng chi phí tăng lên 19,14%. Sự tăng lên của yếu tố tiền
lương cũng làm thay đổi tỉ trọng của nó trong tổng chi phí từ 5,59% năm 2009
lên 9,15% năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do trong kỳ doanh nghiệp tuyển
thêm lao động, chủ yếu là nhân viên kinh doanh và bán hàng nhằm hỗ trợ cho bộ
phận tiêu thụ sản phẩm và quản lý kinh doanh. Ngoài ra, các yếu tố khách quan
như lương cơ bản và lạm phát tăng cao trong kỳ cũng có những tác động xấu
làm tăng tổng quỹ lương của doanh nghiệp. Cũng theo đó, bảo hiểm xã hội tính
theo một tỉ lệ nhất định trên lương cơ bản tăng lên qua hai kỳ so sánh.
Yếu tố giá vốn- yếu tố chi phí cấu thành quan trọng trong tổng chi phí, đã
tăng gần 24 tỉ đồng trong năm 2010, tương ứng tăng 226,61%, làm cho tổng chi
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
22
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
phí tăng lên 113,09%. Giá vốn tăng lên chủ yếu là do giá vốn của mặt hàng sữa
bột S26 tăng. Điều này cũng là dễ hiểu vì đây là mặt hàng phân phối chủ lực của
công ty trong năm. Việc mở rộng mạng lưới phân phối, thị trường và các kênh
phân phối đã giúp công ty công ty tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn. Giá vốn
tăng tương ứng với doanh thu tăng. Hơn nữa, sữa là sản phẩm có giá trị cao so
với các sản phẩm bánh kẹo chủ lực mà trước đây công ty đang phân phối. Giá
vốn do vậy đã tăng lên đáng kể trong kỳ nghiên cứu. Ngoài ra, trong năm 2010
tỉ giá biến động tăng cao cũng ảnh hưởng làm tăng giá vốn.
Yếu tố khấu hao TSCĐ cũng có biến động tăng qua hai kỳ so sánh, bội chi
tuyệt đối là 186.051.106 đồng, tương đối là 29.286.708 đồng , làm cho tổng chi
phí tăng lên 0,89%. Chi phí khấu hao tăng lên là do trong kỳ công ty mua sắm
thêm nhiều tài sản cố định, chủ yếu là phương tiện vận tải và máy móc thiết bị
quản lý, nên chi phí khấu hao tăng lên. Việc tăng chi phí khấu hao không hẳn đã
là không tốt, vì việc đầu tư mua sắm TSCĐ của doanh nghiệp trong kỳ là cần
thiết, giúp nâng cao hiêu quả công tác quản lý và hỗ trợ cho tiêu thụ sản phẩm.
Yếu tố chi phí khác bằng tiền cũng có biến động tăng qua hai kỳ so sánh,
với tốc độ tăng 4.076% cao nhất trong nhóm các yếu tố có biến động tăng. Sự
tăng lên này chủ yếu là do sự tăng lên trong chi phí vốn.
Trong khi các yêu tố chi phí chính đều có biến động tăng cao thì yếu tố
chi phí dịch vụ mua ngoài lại có biến động giảm, giảm 90,25%. Chi phí dịch vụ
mua ngoài giảm mạnh là do trong kỳ công ty đã mua mới nhiều phương tiện vận
tải phục vụ cho chuyên chở hàng hóa, nên đã giảm được đáng kế chi phí thuê
ngoài vận chuyển. Công ty cũng làm tốt công tác quản lý chi phí, giảm thiểu
lãng phí và mất mát nên yếu tố chi phí này của doanh nghiệp trong kỳ giảm
nhiều.
3. Tình hình tài sản của Công ty
Bảng 4
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
23
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA CÔNG TY NĂM 2011
Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ
Giá trị (đ)
T.trọng
(%)
Giá trị (đ)
T.trọng
(%)
A. Tài sản ngắn hạn 13.026.492.948 58,45 57.045.026.005 84,49 437,92 44.018.533.057
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.638.866.430 7,35 313.430.211 0,46 19,12 -1.325.436.219
Tiền mặt 412.630.451 1,85 53.247.858 0,08 12,90 -359.382.593
Tiền gửi ngân hàng 1.226.235.979 5,50 260.182.353 0,39 21,22 -966.053.626
2. Các khoản phải thu 595.775.421 2,67 4.964.903.607 7,35 833,35 4.369.128.186
Phải thu khách hàng 595.775.421 2,67 891.948.497 1,32 149,71 296.173.076
Trả trước cho người bán 0 0,00 650.336.400 0,96 - 650.336.400
Các khoản phải thu khác 0 0,00 3.422.618.710 5,07 - 3.422.618.710
3. Hàng tồn kho 8.990.993.350 40,34 46.885.676.747 69,45 521,47 37.894.683.397
Hàng tồn kho 8.990.993.350 40,34 46.885.676.747 69,45 521,47 37.894.683.397
4. Tài sản ngắn hạn khác 1.800.857.747 8,08 4.881.015.440 7,23 271,04 3.080.157.693
Thuế GTGT được khấu trừ 858.195.742 3,85 4.379.227.664 6,49 510,28 3.521.031.922
Tài sản ngắn hạn khác 942.662.005 4,23 501.787.776 0,74 53,23 -440.874.229
B. Tài sản dài hạn 9.260.442.363 41,55 10.468.437.101 15,51 113,04 1.207.994.738
1. Tài sản cố định 1.232.696.469 5,53 2.371.256.218 3,51 192,36 1.138.559.749
Nguyên giá TSCĐ 1.481.472.193 6,65 2.887.119.284 4,28 194,88 1.405.647.091
Hao mòn lũy kế (248.775.724) - (515.863.066) - - -
2. Xây dựng CBDD 7.962.573.520 35,73 7.962.573.520 11,79 100,00 -
3. Tài sản dài hạn khác 65.172.374 0,29 134.607.363 0,20 206,54 69.434.989
Tổng cộng 22.286.935.311 100,00 67.513.463.106 100,00 302,93 45.226.527.795
Sinh viên: Phạm Thị Yến
Lớp : QKT49 - ĐH2
24