Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Sơ đồ tư duy bài tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.44 KB, 9 trang )

Sơ đồ tư duy bài Tuyên bố thế giới về sự sống
còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ
em
Hướng dẫn lập Sơ đồ tư duy bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và
phát triển của trẻ em lớp 9 ngắn gọn nhất. Tổng hợp loạt bài Sơ đồ tư duy Ngữ Văn 9 chi tiết,
đầy đủ, ngắn gọn bám sát nội dung tác phẩm sách giáo khoa Ngữ văn 9.

Mục lục nội dung
Đôi nét về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền
được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Gạch đầu dịng các ý chính trước khi vẽ Sơ đồ tư duy

Cách vẽ sơ đồ tư duy môn văn đẹp và hiệu quả nhất

Sơ đồ tư duy Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được
bảo vệ và phát triển của trẻ em

Phân tích tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền
được bảo vệ và phát triển của trẻ em


Đôi nét về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền
được bảo vệ và phát triển của trẻ em
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự phát triển, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” trích
từ Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại Liên hợp quốc ngày 30-9-1990, in
trong cuốn Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em.
2. Bố cục
- Đoạn 1 (Từ đầu đến “những kinh nghiệm mới”): khẳng định quyền được sống, quyền được
phát triển của mọi trẻ em trên Trái đất, kêu gọi nhân loại hãy quan tâm nhiều hơn đến điều này


- Đoạn 2 ( Sự thách thức): những thách thức cho sự phát triển của nhiều trẻ em trên thế giới
- Đoạn 3 ( Cơ hội): Những điều kiện thuận lợi để thế giới có thể đẩy mạnh việc quan tâm, chăm
sóc trẻ em
- Đoạn 4 (Nhiệm vụ): Nhiệm vụ cụ thể từng quốc gia vè cả cộng đồng cần làm vì sự sống còn,
quyền được bảo về và phát triển của trẻ em
3. Giá trị nội dung
Văn bản phần nào cho ta thấy được thực trạng về cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay
và tầm quan trọng của việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em
4. Giá trị nghệ thuật
Văn bản được trình bày chặt chẽ khoa học và vơ cùng hợp lí, tồn diện về các vấn đề được nêu ra

Gạch đầu dịng các ý chính trước khi vẽ Sơ đồ tư duy
- Sự thách thức.
+ Nạn nhân chiến tranh bạo lực, chế độ phân biệt chủng tộc xâm lược của nước ngoài.
+ Chịu đựng những thảm họa đói nghèo, khủng hoảng.
+ Có nhiều trẻ em chết đói về suy dinh dưỡng, bệnh tật mỗi ngày.


- Cơ hội.
+ Liên kết các nước đủ điều kiện và kinh tế để bảo vệ trẻ em.
+ Công ước về quyền trẻ em làm cơ sở.
+ Sự hợp tác quốc tế ngày càng hiệu quả về kinh tế, môi trường, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ em,
công bằng về kinh tế xã hội.
- Nhiệm vụ.
+ Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em.
+ Quan tâm trẻ em tàn tật, có hồn cảnh khó khăn.
+ Đối xử bình đẳng nam, nữ.
+ Củng cố gia đình xây dựng nhà trường khuyến khích tham gia hoạt động văn hóa.

Cách vẽ sơ đồ tư duy mơn văn đẹp và hiệu quả nhất

Để vẽ sơ đồ tư duy môn Văn hiệu quả, bạn cần chú ý các bước quan trọng sau:
- Tạo ý tưởng chính (ý tưởng trung tâm) cho bài
- Tạo các nhánh cho bản đồ tư duy
- Thêm các hình ảnh trong sơ đồ
Mindmap như một phương thức trực quan và hiệu quả trong việc ghi nhớ những tác phẩm,
những ý chính trong văn học, chúng được dùng để thay thế rất hiệu quả cho những con chữ dài lê
thê trong Văn học
Ngoài ra, bạn cũng nên thêm thắt những hình ảnh gợi nhớ trong Mindmap mơn Văn. Khi sử
dụng hình ảnh có tác dụng kích thích thị giác khiến não bộ tiếp nhận thông tin nhanh hơn, qua đó
giúp bạn tiết kiệm thời gian học bài mà vẫn khơng qn các nội dung chính cần nhớ.

Sơ đồ tư duy Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được
bảo vệ và phát triển của trẻ em
Mẫu số 1


Mẫu số 2

Phân tích tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền
được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Mẫu số 1
Con người trước khi trưởng thành và chính thức bước vào cuộc sống thì bản thân ai cũng có
một tuổi thơ, cũng từng là trẻ em, ai cũng biết rằng đó chính là lúc chúng ta cần được quan tâm,
chăm sóc và bảo bọc nhất. Và với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới thì trẻ em ln ln có
những quyền chính đáng là quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và


Con người trước khi trưởng thành và chính thức bước vào cuộc sống thì bản thân ai cũng có
một tuổi thơ, cũng từng là trẻ em, ai cũng biết rằng đó chính là lúc chúng ta cần được quan tâm,
chăm sóc và bảo bọc nhất. Và với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới thì trẻ em ln ln có

những quyền chính đáng là quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và
quyền được yêu thương. Chính vì thế trong hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp ở trụ sở Liên
hợp quốc, tại New York vào ngày 30-9-1990, đã đưa ra bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn,
quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em nhằm khẳng định việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến
trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách và có ý nghĩa tồn cầu.
Mở đầu văn bản chính là lời kêu gọi, đồng thời nêu ra những lý do một cách cụ thể, trực tiếp
và ngắn gọn hướng tới đối tượng đó là tồn thể nhân loại, cho thấy tính cộng đồng của lời kêu
gọi, ý thức rằng việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ của toàn bộ các quốc gia trên toàn
thế giới. Nội dung của lời kêu gọi rất ngắn gọn và xúc tích "Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một
tương lai tốt đẹp hơn", thể hiện tính nhân đạo sâu rộng, là truyền thống thống tốt đẹp của con
người. Để đưa ra lý do cho lời kêu gọi, văn bản đã đưa ra ba nguyên nhân lớn, thứ nhất tất cả trẻ
em trên thế giới đều rất trong trắng, non nớt, dễ bị tổn thương và phụ thuộc và người lớn, thứ hai
là trẻ em có quyền được sống trong hịa bình trong ấm no, có quyền được ăn học, vui chơi, phát
triển, cuối cùng là trẻ em có quyền và phải được lớn lên trong sự hòa hợp và tương trợ. Như vậy
xét về tổng thể lời kêu gọi được đưa ra đã đảm bảo được nhu cầu thiết yếu của trẻ em trên tồn
thế giới, là hịa bình, ấm no, hạnh phúc và có tương lai. Đặc biệt lời kêu gọi cịn mang tính nhân
loại rộng lớn và tính cộng đồng, nhân đạo sâu sắc.
Nếu như lời kêu gọi đưa ra nội dung vì quyền thiết yếu của trẻ em trên toàn thế giới với tư
tưởng nhân đạo và tính cộng đồng đồng sâu sắc, thì chúng ta lại phải đặt ra câu hỏi rằng vậy liệu
rằng có phải tất cả trẻ em trên toàn thế giới đã hoàn toàn nhận được những quyền cơ bản ấy, đã
thực sự có một cuộc sống hịa bình và tương lai tốt đẹp chăng? Để trả lời cho câu hỏi này tác giả
đã dẫn dắt người đọc đến những thực trạng, những thách thức mà những nhà lãnh đạo chính trị
phải đáp ứng và đối mặt. Trong 5 mục từ mục 3 đến mục thứ 3, tác giả đã dám nhìn thẳng vào
hiện thực để nêu lên khái quát những thực trạng cơ bản nhất của trẻ em trên toàn thế giới một
cách khá chân thực, cụ thể và toàn diện nhất. Thực tế rằng cho đến ngày hôm nay trẻ em trên
toàn thế giới vẫn là nạn nhân của chiến tranh, của bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chính vì
thế có những em đã trở thành người tị nạn tha hương, có em phải chịu cảnh tàn tật, thậm chí có
em đã mãi mãi dừng lại ở tuổi thơ tươi đẹp nhất. Cho đến tận hôm nay đã gần 30 năm kể từ khi
bản tuyên ngôn ra đời, chúng ta vẫn phải chứng kiến những hình ảnh đau lòng, của một em bé
Syria nằm ngủ bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, em đã mãi mãi dừng lại ở tuổi đời thứ hai khi cịn chưa

kịp biết gì về thế giới vốn cịn nhiều điều tốt đẹp ngồi kia. Đó là một cú giáng mạnh, một nỗi
đau đớn khơng thể phai nhịa, ám ảnh trong lịng của tồn thể nhân loại về hậu quả của chiến
tranh và các cuộc di dân tị nạn vẫn cịn đang tiếp diễn. Khơng dừng lại ở đó, bản tun bố cịn
đưa ra ở những nước đang phát triển hàng triệu trẻ em phải sống trong cảnh đói nghèo, mù chữ
và mơi trường sống thấp. Đáng sợ hơn bằng những số liệu cụ thể, bản tuyên bố cho thấy mỗi
ngày có đến 40000 trẻ em tử vong do đói, suy dinh dưỡng và bệnh tật, ơ nhiễm mơi trường.
Trước những thực trạng đau lịng như thế, có thể thấy rằng trẻ em đang sống một cuộc đời có q
nhiều đau khổ, đã nằm ngồi giới hạn mà có thể chịu các em đựng, có thể nói chẳng khác nào
các em đang bị đày ải giữa địa ngục trần gian. Điều đó đã gióng lên một hồi chuông báo động về
hiểm họa mà trẻ em trên toàn thế giới đang phải chịu đựng, những hiểm họa ấy khơng phải thay
năm theo tháng mà được tính đến hàng ngày, hàng giờ, thậm chí hàng phút. Bản tuyên bố đã đưa


ra những sự thực vừa mang tính chọn lọc, vừa toàn diện nhất cho những hiểm họa mà trẻ em trên
toàn thế giới phải gánh chịu, tác động mạnh mẽ đến lương tri của toàn nhân loại, với sức thuyết
phục mạnh mẽ bởi đó là những sự thực khơng thể nào chối cãi. Tuy nhiên tuyên bố lại có lối viết
tế nhị, khơng chỉ trích hay đề cập đến một quốc gia cụ thể nào, mang đến tính pháp lý, công
bằng, khái quát và sâu sắc cho bản tuyên bố.
Trước những thách thức to lớn như thế tác giả chuyển sang nói về những cơ hội mà tồn nhân
loại đang có được, chỉ ra hai cơ hội to lớn nhất để đảm bảo quyền sống, quyền được phát triển
của trẻ em. Cơ hội thứ nhất đó là sự liên kết giữa các nước và đặc biệt là công ước quốc tế về
quyền trẻ em, tạo một cơ hội mới cho quyền và phúc lợi của trẻ em được tôn trọng được thực thi
ở mọi quốc gia trên toàn thế giới. Cơ hội thứ hai xuất phát từ sự cải thiện bầu khơng khí chính
trị, sự hợp tác quốc quốc tế ngày càng toàn diện và được đẩy mạnh, chiến tranh dần được đẩy lùi.
Kinh tế tăng trưởng, môi trường được cải thiện, giúp các em có cuộc sống tốt đẹp hơn, an tồn
hơn, có tương lai hơn. Tất cả những cơ hội ấy ấy chính là vấn đề tiên quyết để trẻ em có cơ hội
được hưởng quyền chính đáng, cũng là sự thuận lợi khả quan để công ước được thực hiện.
Vậy từ những thách thức và cơ hội ấy, chúng ta cần phải làm gì để có thể bảo vệ trẻ em trên
toàn thế giới? Trong bản tuyên bố tác giả đã đặt ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện (từ mục
10 đến mục thứ 17), thứ nhất là phải tăng cường sức khỏe dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ

em, đây chính là nhiệm vụ hàng đầu. Thứ hai đối với trẻ em thiệt thòi hơn phải tăng cường hỗ
trợ, tăng cường các điều kiện phúc lợi xã hội, thứ 3 là phấn đấu cố gắng thực hiện quyền bình
đẳng, quyền được giáo dục. Thứ tư là phải tạo cho trẻ em được một mơi trường sống an tồn như
gia đình, xã hội, thứ năm là phải đảm bảo phúc lợi cho trẻ em bằng việc phát triển kinh tế xã hội.
Thêm nữa là phải khuyến khích sự phát triển của trẻ em để các em biết sống có trách nhiệm,
hướng ra thế giới. Đặc biệt nhất đến mục số 17 khơng cịn xoay quanh cuộc sống của trẻ em mà
nhấn mạnh rằng để thực hiện được tất cả những nhiệm vụ trên thì vấn đề quan trọng hàng đầu là
sự hợp tác quốc tế, sự nỗ lực không ngừng của các quốc gia trên toàn thế giới. Từ những nhiệm
vụ được đề ra ta nhận thấy rằng đây đều là những nhiệm vụ tồn diện và mang tính khả thi, đưa
vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em trở thành một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của
toàn nhân loại. Với cách nêu vấn đề vừa cụ thể vừa tồn diện như vậy đã mang đến tính thuyết
phục cao cho bản tuyên bố, đánh động vào tâm hồn nhân đạo của tồn nhân loại, có hiệu ứng lan
tỏa mạnh mẽ.
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em đã nêu ra
những nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền được sống và được phát triển, vì
tương lai của trẻ em của toàn bộ các quốc gia trên tồn thế giới. Bản tun bố có sức thuyết phục
lớn nhờ bố cục kết cấu chặt chẽ, lí lẽ lập luận sắc sảo, luận cứ toàn diện, cụ thể. Tất cả đã làm
nên một bản tuyên bố có giá trị nhân đạo, tính cộng đồng và tính pháp lý to lớn, có sức lan tỏa
mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến nhận thức của người đọc, khuyến khích các hành động chung tay
góp sức vì tuổi thơ của trẻ em trên toàn thế giới.
Mẫu số 2
"Tuyên bố thế giới vê sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" là văn bản trích
trong "Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em" họp tại Liên hợp quốc ngày 30.9.1990.


Bối cảnh ra đời của bài viết là tình hình thế giới trong những năm cuối thế kỉ XX. Khoa học, kĩ
thuật phát triển, kinh tế tăng trưởng, tính cộng đồng, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới được
củng cố và mở rộng. Đó là những điều kiện thuận lợi để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và
chăm sóc trẻ em. Tuy vậy, khơng ít khó khăn và những vấn đề cấp bách được đặt ra trước mắt,
cụ thể như sự phân hóa rõ rệt về mức sống giữa các nước giàu, nghèo; tình trạng chiến tranh xảy

ra ở nhiều nơi trên thế giới; số trẻ em có hồn cảnh khó khăn, bị tàn tật, bị bóc lột và thất học
ngày càng nhiều… Qua bài văn, tác giả giúp chúng ta thấy được phần nào thực trạng cuộc sống
của trẻ em trên thế giới hiện nay và sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề
bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng có
ý nghĩa tồn cầu. Bản “Tun bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em” ngày 30-9-1990 đã
khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính tồn diện vì sự sống cịn và
phát triển của trẻ em, tương lai của toàn nhân loại.
Cùng với bản Tuyên bố này, Hội nghị cấp cao thế giới cịn cơng bố một kế hoạch hành động khá
chi tiết và tồn diện. Sau đó, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
ban hành “Chương trình hành động vì sự sống cịn, bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam” từ
năm 1991 đến năm 2000, coi như một bộ phận quan trọng trọng chiến lược phát triển kinh tế, xã
hội của đất nước.
Phần “Sự thách thức” tuy ngắn gọn nhưng đã nêu lên khá đầy đủ và cụ thể cuộc sống khổ cực
của hàng trăm triệu trẻ em trên thế giới hiện nay. Trẻ em không được sống trong hạnh phúc mà
còn trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược.
Hằng ngày, có vơ số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm
sự tăng trưởng và phát triển. Chúng phải chịu đựng nỗi bất hạnh do trở thành nạn nhân của chiến
tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác- thai, của sự xâm lược, chiếm đóng
và thơn tính của nước ngồi. Có những cháu trở thành người tị nạn, sống tha hương do bị cưỡng
bức phải từ bỏ gia đình, cội rễ. Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân
của sự lãng quên, ruồng bỏ, đối xử tàn nhẫn và bóc lột.
Ở những nước kém phát triển, trẻ em phải chịu đựng thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh
tế, của tình trạng vơ gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. Ở nhiều nước đang phát
triển, đặc biệt là những nước kém phát triển nhất, trẻ em đang phải chịu tác động nặng nề của nợ
nước ngồi, của tình hình kinh tế khơng giữ được mức độ tăng trưởng đều đặn hoặc khơng có
khả năng tăng trưởng. Điều đau lòng là hàng ngàn trẻ em chết mỗi ngày do suy sinh dưỡng và
bệnh tật, mà nhiều nhất là ở châu Phi: “Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và
bệnh tật, kể cả hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), hoặc do thiếu nước sạch, thiếu
vệ sinh và do tác động của vấn đề ma túy”.

Kết thúc phần này, tác giả khẳng định: “Đó là những sự thách thức mà chúng tơi, với tư cách
những nhà lãnh đạo chính trị, phải đáp ứng”.
Ở phần “Cơ hội”, tác giả nêu lên những điều kiện thuận lợi để cộng đồng quốc tế có thể đẩy
mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Sự liên kết của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng
quốc tế trên lĩnh vực này sẽ tạo ra một cơ hội mới:


Liên kết lại, các nước chúng ta sẽ có đủ các phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mệnh của
trẻ em, loại trừ được một phần rất lớn những nỗi khổ đau của các em, thúc đẩy sự phát triển đầy
đủ tiềm năng con người ở trẻ em và làm cho các em nhận thức được nhu cầu, các quyền của
mình củng như nắm được các cơ hội phục vụ được lợi ích của mình. Cơng ước về quyền của trẻ
em tạo ra một cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi trẻ em được thực sự tơn trọng ở khắp nơi trên
thế giới.
Bên cạnh đó, sự hợp tác và đồn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực cũng là
cơ sở để thực hiện nội dung công ước về quyền của trẻ em. Nguồn kinh phí cực kì to lớn dành
cho cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc sẽ được dùng để cải thiện đời sống cho hàng tỉ
trẻ em nghèo trên khắp thế giới. Đói rét, ốm đau, mù chữ… sẽ dần dần bị đẩy lùi vào quá khứ.
Đất nước ta hiện nay tuy cịn nhiều khó khăn nhưng Đảng và nhà nước đã thực sự quan tâm đến
sự nghiệp có tính chất chiến lược lâu dài là ni dưỡng, chăm sóc và bảo vệ trẻ em; thường
xuyên nâng cao ý thức của toàn dân về vấn đề này…
Trong phần “Nhiệm vụ”, tác giả đã nêu lên tính chất toàn diện và cụ thể của các nhiệm vụ cấp
thiết mà từng quốc gia và cộng đồng quốc tế phải thực hiện. Từ việc bảo đảm chế độ dinh dưỡng
để tăng cường sức khỏe đến việc phát triển giáo dục cho trẻ em; từ các đối tượng cần quan tâm
hàng đầu (trẻ con bị tàn tật, trẻ em có hồn cảnh sống đặc biệt khó khăn) đến củng cố gia đình,
xây dựng mơi trường xã hội; từ bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham
gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội…
Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em cũng là trách nhiệm hàng đầu. Sinh mệnh
của hàng vạn trẻ em trai và gái có thể được cứu vãn mỗi ngày. Nếu quan tâm đến chế độ dinh
dưỡng, chúng ta có thể hạn chế được các nguyên nhân dẫn đến tử vong ở trẻ em. Hiện nay, tỉ lệ
tử vong của trẻ em nói chung và tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh nói riêng ở nhiều nước trên thế giới

cao đến mức không thể chấp nhận được.
Trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hồn cảnh sống đặc biệt khó khăn cần phải được quan tâm chăm
sóc nhiều hơn và được hỗ trợ mạnh mẽ hơn.
Về vấn đề: Đối xử bình đẳng giữa bé trai và bé gái, bản Tuyên bố Viết:
“Tăng cường vai trò của phụ nữ nói chung và phải đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ vì
lợi ích của trẻ em tồn cầu. Ngay từ đầu, các em gái đã phải được đối xử bình đẳng và có cơ hội
đồng đều như các em trai.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có liên quan rất lớn tới tương lai của trẻ em, đó
là nhiệm vụ xóa mù chữ cho trẻ nhỏ, bởi hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em vẫn chưa trải qua giáo
dục cơ sở, trong đó các em nữ chiếm 2/3. Bảo đảm sao cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ
sở và không để cho một em nào mù chữ sẽ là một trong những đóng góp quan trọng nhất đối với
sự phát triển của trẻ em trên tồn thế giới”.
Bên cạnh đó, phải tạo điều kiện cho trẻ nhỏ nhận thức về mình, tự tin khi bước vào cuộc sống và
có trách nhiệm với cộng đồng:


“Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị
của bản thân trong một môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an tồn, thơng qua gia
đình hoặc những người khác trơng nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một
cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc cịn nhỏ
tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội”.
Muốn thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, cả nhân loại trước mắt phải tập trung vào việc khôi phục
và phát triển kinh tế:
Các điều kiện kinh tế sẽ tiếp tục có ảnh hưởng lo lớn đến số phận của trẻ em, đặc biệt là ở các
nước đang phát triển. Vì tương lai của tất cả trẻ em, cần cấp bách bảo đảm hoặc khôi phục lại sự
tăng trưởng và phát triển đều đặn nền kinh tế ở tất cả các nước, đồng thời tiếp tục khẩn trương
tìm ra một giải pháp nhanh chóng, rộng lớn và lâu bền cho vấn đề nợ nước ngoài của các nước
đang phát triển đang có nợ.
Các nhiệm vụ đó địi hỏi tất cả các nước cần phải có những nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau
trong hành động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế.

Tác giả khẳng định việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong
những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế.
Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước và của tồn nhân loại.
Qua những chủ trương, chính sách, những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ
em, chúng ta có thể đánh giá được trình độ văn minh của một xã hội. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc
trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành cho sự quan tâm thích đáng với các chủ trương nhiệm
vụ đề ra có tính cụ thể và tồn diện. Tin rằng trong một tương lai không xa, trẻ em sẽ được sống
sung sướng, hạnh phúc dưới một mái nhà chung, trong khơng khí hịa bình và hữu nghị.



×