Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Soạn bài chị em thúy kiều (ngắn nhất)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.08 KB, 4 trang )

Soạn bài: Chị em Thúy Kiều (ngắn nhất)
Hướng dẫn Soạn bài Chị em Thúy Kiều ngắn nhất. Với bản soạn văn 9 ngắn nhất này các bạn sẽ
chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng
nhất.

Mục lục nội dung
• Khái qt đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Soạn bài: Chị em Thúy Kiều – trích truyện Kiều

• Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

• Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

• Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

• Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

• Câu 5 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)


• Câu 6 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Khái quát đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Soạn bài: Chị em Thúy Kiều – trích truyện Kiều
Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Kết cấu của đoạn trích
- Phần 1: 4 câu đầu: Giới thiệu khái quát về hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân
- Phần 2: 4 câu thơ tiếp theo: Khen ngợi vẻ đẹp của Thúy Vân
- Phần 3: 16 câu thơ còn lại của đoạn trích: phác họa vẻ đẹp của Thúy Kiều cùng với sự tài năng


của nàng.


⇒ Kết cấu của đoạn trích phù hợp với trình tự miêu tả của tác giả từ khái quát đến cụ thể và nhấn
vào chi tiết từng nhân vật.

Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Một số hình tượng nghệ thuật mà tác giả sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân là
- “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” : Khn mặt trịn trịa, đầy đặn như mặt trăng. Lông
mày sắc nét, đậm như con ngài
- Hoa cười ngọc thốt đoan trang: Cô gái có nụ cười tươi, đẹp như hoa, có phong thái đoan trang,
nghiêm trang, đúng đắn như ngọc
- Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da: mái tóc đen, óng ả như mây. Làn da trắng mịn màng
như tuyết
⇒ Vẻ đẹp của Vân được miêu tả rất đẹp mang vẻ đẹp của một cơ gái q phái, phúc hậu. Đó là
sự kết hợp những nét đẹp tinh túy của thiên nhiên => báo hiệu một số phận bình n sn sẻ.

Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Tác giả sử dụng một số hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ tượng trưng để miêu tả vẻ đẹp
Thúy Kiều là:
- Làn thu thủy nét xuân sơn: Đôi mắt long lanh trong veo như làn nước mùa thu. Lông mày đẹp
thanh thoát như nét núi mùa xuân
- Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh: sự tươi trẻ và sức sống thanh xuân khiến hoa ghen và
liễu hờn.
* Giống với Thúy Vân: Tác giả đều sử dụng các hình ảnh thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp của hai
chị em.
- Khác nhau: Nếu Thúy Vân được miêu tả cụ thể ở nhiều góc độ từ làn da đến mái tóc, lơng
mày,… thì Thúy Kiều chủ yếu tập trung vào đơi mắt và lông mày => tạo nên những nét đẹp sắc
sảo, và vẻ đẹp về tài năng của Thúy Kiều.


Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)


Tác giả khơng chỉ vẽ lên những nét đẹp hình thức mà còn làm nổi bật về vẻ đẹp tài năng của
Thúy Kiều. Ở Thúy Kiều, tài năng quy tụ đủ những yếu tố quan trọng theo quan niệm của xã hội
xưa gồm cầm – kỳ – thi –họa . đặc biệt tác giả nhấn mạnh, nếu như sắc đẹp của Thúy Kiều chiếm
trọn một phần, thì tài năng của Kiều chiếm đến hai phần.
+ Về tài đàn: cung thương làu bậc ngũ âm: thuộc lòng các bậc và ngũ âm của nhạc cổ. Đặc biệt
là tài đàn bản nhạc “bạc mệnh” lên đến đỉnh cao làm cho lòng người lay động, sầu não, đau khổ
⇒ Vẻ đẹp tài năng đều được ca ngợi ở mức độ tuyệt mỹ => Thúy Kiều hiện lên ở phần tài nhiều
hơn phần sắc -> ý đồ tác giả đã thể hiện về tài năng đi kèm với số phận của một giai nhân.

Câu 5 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Về vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân, tác giả đều sử dụng hình ảnh có tính ước lệ tượng trưng,
những hình ảnh của thiên nhiên rất đỗi đẹp đẽ. Song, bên cạnh đó, hai vẻ đẹp được tác giả mơ tả
ở những điểm nhìn khác nhau. Nếu vẻ đẹp của Thúy Vân là có sự nhường chỗ của vẻ đẹp thiên
nhiên, vẻ đẹp của mây, của tuyết chấp nhận kém đẹp hơn so với vẻ đẹp của Thúy Vân => tạo nên
một dấu hiệu về cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, trọn vẹn của một cô gái .
Ngược lại , Thúy Kiều thì lại bị “hoa ghen”, “liễu hờn”. Vẻ đẹp của thiên nhiên đố kị với vẻ đẹp
Thúy Kiều => điều đó, dự báo về một cuộc đời chẳng lành của một số phận “hồng nhan bạc
mệnh” .

Câu 6 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Qua bài thơ, chúng ta thấy, tuy Kiều không được miêu tả nhiều và chi tiết như Vân, nhưng chúng
ta vẫn thấy nổi bật lên là bức chân dung của Thúy Kiều về cả sắc và tài. Những câu thơ miêu tả
về Hai chị em, chúng ta cũng có thể thấy sự nổi bật hơn của Thúy Kiều : “Kiều càng sắc sảo mặn
mà/ so về tài sắc lại là phần hơn” . => Tác giả miêu tả Thúy Vân trước để làm nền tảng, địn bẩy
khi nói về vẻ đẹp của Thúy Kiều.
- Tác giả dành 12 câu thơ để miêu tả về vẻ đẹp của Thúy Kiều, nếu như Thúy Vân được miêu tả
về vẻ đẹp ngoại hình thì Thúy Kiều được ấn tượng bởi vẻ đẹp trong tâm hồn thanh cao, tao nhã

và tài năng hơn người.
Các bài viết liên quan truyện Chị em Thúy Kiều:



Tìm hiểu đoạn trích Chị em Thúy Kiều
Dàn ý phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều



×