Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Soạn bài sự phát triển của từ vựng (ngắn nhất)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.86 KB, 3 trang )

Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng (ngắn
nhất)
Mục lục nội dung
• Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng (ngắn nhất)
• I, Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ

• II. Luyện tập

Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng (ngắn nhất)


Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng (chi tiết)
Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng (siêu ngắn)

I, Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Trong thơ của Phan Bội Châu, Từ "kinh tế" trong câu "Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế" là cách nói
rút gọn từ kinh bang tế thế, có nghĩa là trị nước cứu đời.
- Ngày nay, từ “kinh tế” không phải mang nghĩa như vậy, mà kinh tế mang nghĩa là chỉ một lĩnh
vực trong đời sống xã hội, đem lại thu nhập cho cá nhân, cho đất nước
⇒ Nhận xét: Nghĩa của từ có thể thay đổi theo hồn cảnh, tình huống và thời gian, có thể mất đi
nét nghĩa, hoặc được thêm vào bổ sung nghĩa mới.
Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)


a) xuân:
+ Nghĩa gốc: “Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” => chỉ một mùa trong năm, là thời điểm mở
đầu của một năm mới.
+ Nghĩa chuyển: “ngày xuân em hãy còn dài” => tuổi trẻ, tuổi thanh xuân của con người
⇒ Hiện tượng chuyển nghĩa ẩn dụ
b) tay


+ Nghĩa gốc: chỉ bộ phận trên cơ thể người
+ Nghĩa chuyển: Từ “tay” trong câu “Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người” chỉ một nghề
nghiệp, làm nghề buôn người.
⇒ Hiện tượng chuyển nghĩa hoán dụ

II. Luyện tập
Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
- Từ chân trong câu (a) là nghĩa gốc
- Từ chân trong câu (b) là nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ
- Từ chân trong câu ( c ) là nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ
- Từ chân trong câu (d) là nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ
Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
- Từ Trà trong các loại trà nêu trong bài có sự giống nhau và giống với nghĩa gốc là chỉ loại trà
đã được sơ chế, chế biến
- Tuy nhiên, chúng khác nhau ở chỗ là các nguyên liệu tạo nên loại trà
=> So với nghĩa gốc, các loại trà mang nghĩa chuyển và theo phương thức ẩn dụ
Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Đồng hồ có nhiều nghĩa chuyển, dùng để đo lượng một đơn vị nào đó, có thể là đo điện, nước,
xăng, dầu,…


Câu 4 (trang 57 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
- Hội chứng: Hội chứng suy giảm trí nhớ, hội chứng lạm phát, hội chứng tham ô tham nhũng,
hội chứng thất nghiệp, hội chứng đau mỏi vai gáy,..
- Ngân hàng: Ngân hàng Vietinbank, ngân hàng đề thi, ngân hàng máu,..
- Sốt: sốt rét, cơn sốt cổ phiếu, cơn sốt điện thoại,…
- Vua: Vua nhà Lý, Vua ơ tơ, Vua bóng đá,…
Câu 5 (trang 57 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Từ "mặt trời" trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép ẩn dụ. Những trường hợp này không
phải nghĩa gốc phát triển thành nghĩa chuyển, mà sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ để chỉ hai đối

tượng có những nét tương đồng, chỉ có thể sử dụng trong hồn cảnh phù hợp.



×