Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Soạn bài bến quê (ngắn nhất)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.73 KB, 5 trang )

Soạn bài: Bến quê (ngắn nhất)
Mục lục nội dung
• Khái quát truyện ngắn Bến quê
• Bố cục

Soạn bài: Bến quê (ngắn nhất)

• Câu 1 (trang 107 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

• Câu 2 (trang 107 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

• Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

• Câu 4 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

• Câu 5 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)


• Câu 6 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

• Luyện tập

Khái quát truyện ngắn Bến quê

Bố cục


- Phần 1: Từ đầu ... bậc gỗ mòn lõm: Cảnh vật quê hương qua khung cửa sổ
- Phần 2: Tiếp .... một vùng nước đỏ: Con người nơi quê hương
- Phần 3: con lại: Khao khát của nhân vật


Soạn bài: Bến quê (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 107 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
- Hoàn cảnh nhân vật Nhĩ : Thời trẻ, Nhĩ ngao du khắp thiên hạ, anh đã đặt chân đi khắp mọi
miền để đến cuối đời lại bị căn bệnh hiểm nghèo. Cũng chính vì bị bệnh nên Nhĩ nhận ra cái hồn
nơi chôn rau cắt rốn, chốn quê hương mà cả cuộc đời anh chưa một lần đặt chân đến.
- Đặt nhân vật trong tình huống để bộc lộ những nghịch lí cuộc đời: Người đã ngao du khắp thiên
hạ >< bỏ quên nét đẹp hồn quê, người luôn khao khát đi đến bốn phương >< cuối đời bị liệt một
chỗ.

Câu 2 (trang 107 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
- Cảnh vật quê hương qua khung cửa sổ:
+ Hoa bằng lăng đậm sắc
+ Thời tiết lập thu
+Sông Hồng màu đỏ nhạt
+ Bãi bồi màu mỡ
- Nhĩ có một mong muốn duy nhất là sang bãi bồi bên kia sông. Bởi cả cuộc đời anh đã đi khắp
chốn, đến khi dừng chân ở lại mới cảm nhận tròn trịa nhất hương vị của hồn quê, cái đẹp của hồn
thiêng non nước không đâu xa mà nằm ngay gần trước mắt.

Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)


- Tinh tế: Cái nhìn của Nhĩ về thiên nhiên, con người nơi quê hương đều đượm cảnh và tình. Vỏn
vẹn qua khung cửa sổ mà Nhĩ thấy được bức tranh gần gũi, thân thuộc như hơi thở bập bồng
nhưng đến giờ anh mới nhận ra…
- Tinh thần nhân đạo: Đặt nhân vật vào hồn cảnh éo le nhưng khơng đẩy họ vào bước đường
cùng, nhà văn đã vẽ ra cho nhân vật một khát khao cũng là ánh lên ngôi sao sáng của niềm tin
vào hy vọng dù cuộc đời chẳng cịn gì nữa.

Câu 4 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Ý nghĩa của chi tiết cuối truyện là:
- Nhân vật đứng ngồi không yên, lo sợ con trai sẽ đánh mất cơ hội cuối cùng, rồi cậu con cũng
mắc sai lầm như cha mà bỏ lỡ cái đẹp vô cùng kia.
- Một đời là rất dài, ta dù có ngao du thiên hạ thì cũng đừng lãng quên nét đẹp mộc mạc, giản dị,
thân thương ở ngay nơi chôn rau cắt rốn chứ chẳng đâu xa vời.
- Muốn hướng tới những giá trị đích thực con người phải có cái nhìn rộng mở, tránh ra những
cám dỗ, những đường vòng tồn tại trong cuộc sống.

Câu 5 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Một số hình ảnh, chi tiết mang tính biểu tượng :
- Thiên nhiên qua ô cửa chính là cái hồn quê, gần nhất, đẹp nhất, thân thương nhất mà bao lâu
nhân vật đã bỏ lỡ.
- Con người nơi quê hương luôn là cái nôi để ta trở về, là bến đỗ bình yên nhất, chốn tin cậy nhất
trong cuộc đời con người.
- Bức tranh thiên nhiên càng ngày càng có âm thanh, màu sắc rõ nét hơn dường như khi ấy, sự
sống của Nhĩ cũng ngắn đi một nhịp.

Câu 6 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
- “Thì ra thằng con trai của anh chỉ mới đi được đến ...không bao giờ giải thích hết”.
- Qua đoạn văn ngắn tác giả đã gửi gắm triết lý sống rằng cuộc đời không tránh khỏi những cạm
bẫy, thú vui luôn là thứ cám dỗ con người mạnh mẽ nhất nhưng vượt qua nó là đã chiến thắng


bản thân, đồng thời muốn hướng tới những giá trị đích thực con người phải có cái nhìn rộng mở,
tránh ra những cám dỗ, những đường vòng tồn tại trong cuộc sống.

Luyện tập
Câu 1
Bởi thiên nhiên được vẽ lên qua con mắt của người sắp lìa xa cuộc đời nên nó cũng như nhợt
nhạt đi, úa tàn, héo mịn.

Câu 2
Nhĩ đã vẽ đường để con trai đi từ bên này qua bãi bồi, quãng đường ngắn không chướng ngại
vật. Ngược lại, cậu con trai lại chọn lối đi vòng vèo, xa xơi, vướng vào những thú vui ven đường.
Từ đó gửi gắm triết lý sống rằng cuộc đời không tránh khỏi những cạm bẫy, thú vui luôn là thứ
cám dỗ con người mạnh mẽ nhất nhưng vượt qua nó là đã chiến thắng bản thân, đồng thời muốn
hướng tới những giá trị đích thực khơng chỉ có lí tưởng mà còn cần bản lĩnh, tránh ra những cám
dỗ, những đường vòng tồn tại trong cuộc sống.
Các bài viết liên quan bài Bến quê:



Tác giả, tác phẩm bài Bến quê
Dàn ý phân tích bài Bến quê



×