Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế kinh nghiệm quốc tế và khả năng vận dụng cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.97 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG TÀI
TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: KINH NGHIỆM QUỐC
TẾ VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG CHO VIỆT NAM

Ngành: Tài chính - Ngân hàng

PHẠM THÚY QUỲNH

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG TÀI
TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: KINH NGHIỆM QUỐC
TẾ VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG CHO VIỆT NAM

Ngành: Tài Chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201

Họ và tên học viên: PHẠM THÚY QUỲNH

Người hướng dẫn: TS. KIM HƯƠNG TRANG



Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu được
trình bày và sử dụng trong luận văn này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết
quả nghiên cứu của luận văn có tính độc lập, số liệu và dữ liệu sử dụng trong luận
văn được trích dẫn đúng quy định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với những cam đoan trên.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Học viên

Phạm Thúy Quỳnh


LỜI CẢM ƠN
Trân trọng cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS. Kim Hương Trang, các thầy cô giáo
trong khoa Tài chính Ngân hàng, khoa Sau đại học - Trường Đại học Ngoại thương
đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện luận văn của mình.
Ngồi ra, xin cám ơn đến gia đình và những người bạn của tơi đã động viên
khích lệ và giúp đỡ tơi trong q trình tìm kiếm thơng tin và các tài liệu để hồn
thành luận văn.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2020

Học viên

Phạm Thúy Quỳnh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
BLOCKCHAIN TRONG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ......................10
1.1. Tổng quan về công nghệ blockchain................................................................ 10
1.1.1. Khái niệm và phương thức hoạt động của blockchain.............................10
1.1.2. Phân loại blockchain................................................................................ 14
1.1.3. Lợi ích và hạn chế của blockchain........................................................... 17
1.2. Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế............................................................. 21
1.2.1. Khái niệm................................................................................................. 21
1.2.2. Một số phương thức tài trợ thương mại quốc tế...................................... 22
1.3. Ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế..............23
1.3.1. So sánh tài trợ thương mại truyền thống và tài trợ thương mại quốc tế
ứng dụng công nghệ blockchain......................................................................... 23
1.3.2. Một số ứng dụng blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế...............26

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định ứng dụng công nghệ blockchain
trong tài trợ thương mại quốc tế........................................................................ 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 33
CHƯƠNG 2 : KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN
TRONG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHẢ
NĂNG VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM....................................................................... 34
2.1. Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại
quốc tế trên thế giới và bài học cho Việt Nam....................................................... 34


2.1.1. Một số mạng lưới blockchain sử dụng trong tài trợ thương mại.............34
2.1.2. Một số trường hợp ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương
mại quốc tế của các ngân hàng trên thế giới..................................................... 41
2.1.3. Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng Việt Nam........................................ 48
2.2. Khả năng ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc
tế ở Việt Nam............................................................................................................ 51
2.2.1. Khả năng ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc
tế ở Việt Nam...................................................................................................... 51
2.2.2. Đánh giá chung về khả năng ứng dụng công nghệ blockchain trong tài
trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam.................................................................. 60
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
BLOCKCHAIN TRONG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM67
3.1. Định hướng ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại
quốc tế ở Việt Nam................................................................................................... 67
3.1.1. Định hướng phát triển ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ
thương mại quốc tế của cơ quan quản lý........................................................... 67
3.1.2. Định hướng phát triển ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ
thương mại quốc tế từ phía ngân hàng.............................................................. 68
3.2. Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương
mại quốc tế ở Việt Nam............................................................................................ 70

3.2.1. Hoàn thiện và áp dụng khung thử nghiệm pháp lý.................................. 70
3.2.2. Thành lập cơ quan quản lý hoạt động ứng dụng blockchain...................71
3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu............................................ 73
3.2.4. Xây dựng mạng lưới blockchain có nhiều thành phần tham gia..............73
3.2.5. Xây dựng cơ chế quản lý quyền truy cập................................................. 75
3.2.6. Chuẩn hóa dữ liệu.................................................................................... 76
3.2.7. Tiếp tục hồn thiện quy trình nghiệp vụ, xây dựng sản phẩm phù hợp với
thị trường............................................................................................................ 77
3.2.8. Tăng cường công tác truyền thông........................................................... 80


3.2.9. Tăng cường hợp tác quốc tế..................................................................... 81
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 86


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt

Giải nghĩa Tiếng Anh

Giải nghĩa Tiếng Việt

1

AI

Artificial Intelligence

Trí tuệ nhân tạo


2

AML

Anti Money Laundring

Chống rửa tiền

3

APAC

Asia-Pacific

Châu Á - Thái Bình Dương

4

B/L

Bill of Lading

Vận đơn

5

BPO

Bank Payment Obligations


Nghĩa vụ thanh toán của
ngân hàng

6

CTCP

7

FTA

Free trade agreement

Hiệp định thương mại tự do

8

IoT

Internet of Things

Internet vạn vật

9

KYC

Know Your Customer


Nhận biết khách hàng

10

L/C

Letter of Credit

Thư tín dụng

11

L/G

Letter of Guarantee

Thư bảo lãnh

12

ML

Machine Learning

Học máy

13

SWIFT


Society for Worldwide
Interbank and Financial

Hiệp hội viễn thơng liên
ngân hàng và tài chính

Telecommunication

quốc tế

14

UN/CEFACT

Cơng ty Cổ phần

The United Nations Centre for Trung tâm tạo thuận lợi và
Trade Facilitation and
thương mại điện tử của
Electronic Business

Liên hợp quốc


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Phương thức hoạt động của blockchain.................................................... 13
Hình 1.2: Hợp đồng thơng minh trong tài trợ thương mại........................................ 27
Hình 2.1: Tỷ lệ các cơng ty cơng nghệ tài chính tại Việt Nam................................. 55
Hình 2.2: Tổng quan giao dịch tín dụng thư trên nền tảng Voltron..........................59
Hình 2.3: Luồng hàng hóa và dịng tiền trong giao dịch của Cơng ty Marubeni......43

Hình 2.4: Quy trình tài trợ thương mại trên nền tảng blockchain Corda..................44
Hình 3.1: Mức độ nghiên cứu, triển khai chiến lược chuyển đổi số của ngân hàng
Việt Nam................................................................................................................... 69

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Một số khác biệt chính giữa các loại blockchain..................................... 16
Bảng 1.2: So sánh tài trợ thương mại truyền thống và tài trợ thương mại ứng dụng
công nghệ blockchain............................................................................................... 24
Bảng 2.1: Bảng xếp hạng kỹ năng ứng dụng công nghệ, dữ liệu, kinh doanh của các
Quốc gia.................................................................................................................... 58


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Luận văn nghiên cứu hoạt động ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ
thương mại quốc tế tại một số ngân hàng trên thế giới và Việt Nam trong khoảng
thời gian từ 2009 đến tháng 5 năm 2020, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động
ứng dụng blockchain trong tài trợ thương mại, rút ra bài học kinh nghiệm từ các
trường hợp đã ứng dụng thành công của một số ngân hàng trên thế giới cho các
ngân hàng tại Việt Nam, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng
công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam. Luận văn gồm
3 chương, trong đó:
Chương 1: Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ
blockchain trong tài trợ thương mại, bao gồm: khái niệm, phương thức hoạt động,
lợi ích và hạn chế của công nghệ blockchain. Luận văn cũng chỉ ra được sự khác
biệt của phương thức tài trợ thương mại quốc tế truyền thống và phương thức tài trợ
thương mại ứng dụng công nghệ blockchain. Trên cơ sở lý thuyết cần thiết, luận văn
đi vào phân tích thực trạng hoạt động ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ
thương mại quốc tế tại Việt Nam và một số ngân hàng trên thế giới.
Chương 2: Luận văn tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng, các nhân tố ảnh
hưởng tới q trình ứng dụng cơng nghệ trong tài trợ thương mại ở Việt Nam. Từ

đó, chỉ rõ tiềm năng và thách thức đặt ra cần được giải quyết trong quá trình ứng
dụng blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam. Luận văn cũng đã
các rút ra ba bài học kinh nghiệm nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng công nghệ
blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực
tiễn của một số ngân hàng trên thế giới. Các bài học kinh nghiệm này sẽ gợi ý cho
các giải pháp được đưa ra ở Chương 3.
Chương 3: Trên cơ sở kết hợp kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, căn
cứ vào định hướng phát triển ứng dụng công nghệ trong hoạt động tài chính ngân
hàng ở Việt Nam, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng công
nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam trong thời gian tới.


1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tài trợ thương mại quốc tế đóng một vai trị quan trọng trong dịng chảy
thương mại tồn cầu. Tuy nhiên, các phương thức tài trợ truyền thống hoạt động
chủ yếu dựa trên hệ thống giấy tờ, chứng từ in/viết tay lạc hậu, thủ công đã hạn chế
sự phát triển của thương mại thế giới, như: tốc độ thanh tốn chậm, chi phí cao, rủi
ro trong thanh toán nhiều, chưa tạo nên các chuỗi tài trợ và thanh toán gắn kết với
nhau,.... Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp có xu
hướng sử dụng phương thức chuyển tiền nhiều hơn phương thức thanh tốn bằng
thư tín dụng L/C.
Nhưng nhờ tích hợp công nghệ vào các phương thức tài trợ thương mại, tổng
giá trị tài trợ thương mại toàn cầu được kỳ vọng sẽ tăng trưởng thêm 10.65 tỷ USD
trong giai đoạn 2019 - 2023, với tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm hơn 4% (theo
Báo cáo về thị trường tài trợ thương mại toàn cầu giai đoạn 2019 - 2023: Kết hợp
công nghệ và tài trợ thương mại để thúc đẩy tăng trưởng của Technavio - Công ty tư
vấn và nghiên cứu công nghệ hàng đầu thế giới). Các chun gia phân tích rằng việc
tích hợp cơng nghệ vào tài trợ thương mại sẽ có tác động tích cực tới thị trường này

và là đóng góp quan trọng cho sự phát triển trong tương lai. Những khái niệm kỹ
thuật hiện đại bao gồm Chuỗi khối (Blockchain), Trí tuệ nhân tạo (Artificial
Intelligence - AI), Học máy (Machine Learning - ML) và Internet vạn vật (Internet
of Things - IoT) thường được nhắc đến để giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh
vực ngân hàng và phát triển các ứng dụng trong tài trợ thương mại. AI và ML sử
dụng tính năng lập trình ngơn ngữ tư duy, chatbot và phân tích dự đốn để giải
quyết các mối quan tâm, nhận ra các mẫu, dự đoán nhu cầu và cung cấp các đề xuất
cho doanh nghiệp. Đồng thời, việc triển khai công nghệ blockchain trong tài trợ
thương mại cho phép doanh nghiệp tăng hiệu quả và giảm độ phức tạp của các giao
dịch tài chính. Việc kết hợp cơng nghệ để nâng cao hiệu quả trong quá trình tài trợ
thương mại sẽ là một trong những xu hướng của thị trường, đóng góp cho sự tăng
trưởng đột biến trong vài năm tới.


2
Mặc dù còn tồn tại một số quan điểm trái chiều về tính riêng tư, cũng như khả
năng ứng dụng của blockchain, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được những
thành công nhất định của công nghệ này trong các lĩnh vực cuộc sống nói chung và
tài trợ thương mại nói riêng. Theo dự báo của các chuyên gia, trong tương lai,
blockchain sẽ làm thay đổi triệt để nghiệp vụ tài trợ thương mại, bằng cách giảm sự
phụ thuộc vào các chứng từ giấy. Đến năm 2050, blockchain được kỳ vọng có thể
cung cấp bản ghi kỹ thuật số lưu thông tin về các giao dịch, điều này sẽ làm giảm
chứng từ giấy và cải thiện tính minh bạch giữa các bên. Blockchain có thể lưu trữ
dữ liệu chi tiết về các giao dịch trước đó và do đó cung cấp được lịch sử giao dịch
để tạo điều kiện đánh giá rủi ro cho các bên. Đồng thời, do được số hóa dựa trên
cơng nghệ blockchain nên việc phát hành và chuyển tiếp các chứng từ phát sinh
cũng trở nên nhanh chóng hơn, rút ngắn được thời gian, nhờ đó mà giảm thiểu chi
phí phát sinh trong giao dịch.
Báo cáo về thị trường tài trợ thương mại toàn cầu giai đoạn 2019 - 2023: Kết
hợp công nghệ và tài trợ thương mại để thúc đẩy tăng trưởng của Technavio cũng

chỉ ra rằng Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC), là
khu vực dẫn đầu thị trường tài trợ thương mại quốc tế trong năm 2018. Nghiên cứu
trên còn cho thấy trong vòng năm năm tới, khu vực APAC dự báo sẽ đóng góp
khoảng 57% vào sự tăng trưởng của thị trường tài trợ thương mại toàn cầu. Như
vậy, tiềm năng phát triển của thị trường tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam là
tương đối lớn. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam rất khuyến khích các doanh
nghiệp, ngân hàng ứng dụng cơng nghệ vào kinh doanh, sản xuất, trong đó bao gồm
cơng nghệ blockchain. Hiện tại, nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính khác trên
thế giới đã nghiên cứu, áp dụng cơng nghệ blockchain vào các hoạt động nghiệp vụ
của mình. Điều này đã làm tăng hiệu suất, sự minh bạch, tiết kiệm chi phí trung
gian, giảm thời gian xử lý giao dịch, đồng thời cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
Tháng 7/2019, HSBC Việt Nam đã thử nghiệm thành công giao dịch thanh toán
bằng L/C trên nền tảng blockchain đầu tiên tại Việt Nam giữa CTCP Sản xuất Nhựa
Duy Tân và công ty INEOS Styrolution Korea. Tuy nhiên, blockchain vẫn chưa
được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài trợ thương mại quốc tế tại các ngân


3
hàng Việt Nam. Để tận dụng tốt công nghệ blockchain và không bị tụt hậu trong
cuộc cạnh tranh trên thị trường, các ngân hàng cũng như chính phủ và các doanh
nghiệp Việt Nam cần chủ động nghiên cứu, tìm hiểu về cơng nghệ này. Góp phần
đáp ứng nhu cầu đó của thực tiễn, đề tài “Ứng dụng công nghệ blockchain trong tài
trợ thương mại quốc tế: kinh nghiệm quốc tế và khả năng vận dụng cho Việt Nam”
đã được học viên lựa chọn nghiên cứu.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài

Hầu hết các quốc gia đều có những chiến lược nghiên cứu phát triển cơng
nghệ blockchain để đi tiên phong hoặc ít nhất cũng có thể bắt kịp xu hướng khai
thác cơng nghệ mới này. Theo đó, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm phát

triển và hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cũng như việc xây dựng các chương trình,
chính sách phát triển công nghệ blockchain của các quốc gia.
Nghiên cứu về công nghệ blockchain xuất hiện vào năm 2008 bởi Satoshi
Nakamoto với mục đích sử dụng cho đồng tiền mã hóa ngang hàng đầu tiên bitcoin. Sau này, cùng với sự bùng nổ và sức ảnh hưởng của bitcoin, blockchain cơng nghệ đứng đằng sau nó nhanh chóng nhận được sự quan tâm rộng rãi của cả
giới học thuật và giới hoạch định chính sách.
Nhánh nghiên cứu đầu tiên hướng vào lý thuyết và vai trị của cơng nghệ
blockchain trong tăng trưởng và phát triển thương mại quốc tế.
Ấn phẩm Sách trắng về ứng dụng công nghệ Blockchain của Trung tâm tạo
thuận lợi và thương mại điện tử của Liên hợp quốc (UN/CEFACT, 2019) và ấn
phẩm Fintech Note tập 1- Công nghệ sổ cái phân tán (DLT) và Blockchain (2017)
của Ngân hàng Thế giới đã giải thích khái niệm và phương thức hoạt động của
blockchain, hai báo cáo này cũng nêu rõ những lợi thế của blockchain: mạng lưới
phân tán, minh bạch, tự động, bất biến, tiết kiệm thời gian và chi phí và những hạn
chế của nền tảng: khả năng mở rộng, khả năng tích hợp, an ninh mạng, quản trị hệ
thống, thiếu quy định pháp lý, vấn đề riêng tư. Các lĩnh vực có thể ứng dụng cơng
nghệ blockchain bao gồm: tiền tệ, thanh toán, chứng khoán, tài trợ thương mại,


4
đăng ký tài sản bảo đảm, bảo hiểm,... và các lĩnh vực phi tài chính khác.
Các cơng ty và ngân hàng của các nước cũng có những bài nghiên cứu riêng
về blockchain trong lĩnh vực tài trợ thương mại. Ngân hàng BBVA (2015) hay ngân
hàng J.P. Morgan (2019) đã giải thích về cơng nghệ blockchain cũng như ảnh
hưởng của nó tới hệ thống tài chính: các phương thức tài chính ứng dụng blockchain
được cho là cung cấp bảo mật, tốc độ và độ tin cậy cao hơn so với cách thức truyền
thống.
Tapscott (2018) đã phân tích chi tiết tiềm năng của công nghệ blockchain để
đối mặt với những vấn đề của thế giới hiện nay: tạo ra một nền kinh tế chia sẻ ngang
hàng thực sự, đổi mới hệ thống tài chính với tốc độ và sự bao quát, bảo đảm quyền
lợi về kinh tế cho toàn cầu, cắt giảm chi phí, loại bỏ quan liêu và tham nhũng trong

những dịng viện trợ từ nước ngồi, những người làm nên giá trị phải nhận được lợi
nhuận trước tiên, định hình lại mơ hình kinh doanh, cho phép vạn vật kết nối, xây
dựng cộng đồng doanh nhân sử dụng nền tảng blockchain, thiết lập nền chính trị
dân chủ đúng nghĩa. Cuốn sách cũng đề cập đến 10 thách thức mà blockchain phải
đối mặt: công nghệ chưa sẵn sàng tiến tới thời hồng kim, năng lượng tiêu thụ
khơng bền vững, chính phủ có thể đàn áp blockchain, những nhân vật quyền lực của
luận thuyết cũ sẽ thắng thế, chưa có đủ động cơ để hợp tác phân phối lớn,
blockchain cướp mất việc làm, vấn đề quản lý, tội phạm,.... Đồng thời, mười
loại mạng lưới được tác giả xây dựng để lãnh đạo và quản lý công nghệ blockchain,
mỗi loại là sự kết hợp của các cơng ty, các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các
nhà nghiên cứu, các nhà phát triển và các cả nhân. Tác giả chỉ ra rằng blockchain có
thể giúp thế giới mở ra kỷ nguyên của sự thịnh vượng, nền kinh tế hoạt động tốt
nhất khi nó hoạt động vì tất cả mọi người và nền tảng mới này là một cơ chế của sự
bao quát đó.
Ngồi ra, cịn có các cuộc thảo luận về các ứng dụng của blockchain như là
một phần của khung giải pháp để giảm rủi ro thông qua việc xác minh được danh
tính, bao gồm dữ liệu về KYC. Hogan và Harrison (2018) nhận định blockchain có
thể được ứng dụng trong việc kiểm sốt chuyển giao hàng hóa, ngăn ngừa gian lận,
cũng như thực thi các chương trình phịng chống rửa tiền.


5
Nhánh nghiên cứu thứ hai tập trung vào đánh giá tính khả thi của cơng nghệ
blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế.
Chang, Luo và Chen (2019) đã khẳng định tính khả thi của cơng nghệ
blockchain trong lĩnh vực tài trợ thương mại quốc tế và cách thức mà công nghệ này
đạt được trong phương thức thanh toán bằng L/C. Các trường hợp nghiên cứu về
các dự án thí điểm thanh toán sử dụng phương thức L/C trên nền tảng blockchain
như một bằng chứng cho thấy các tổ chức tài chính và ngân hàng quốc tế đã và đang
rất quan tâm đến công nghệ này, và nỗ lực để đưa nó áp dụng trong lĩnh vực tài trợ

thương mại. Bài viết cũng chỉ ra những lợi thế so sánh của quy trình thanh tốn
bằng L/C trên nền tảng blockchain. Blockchain có tiềm năng cải tổ hoạt động kinh
doanh thơng qua tính bất biến, tính minh bạch và khả năng tương tác của nó.
Theo ý kiến của Ermakov và các cộng sự (2017), cơng nghệ blockchain có thể
trở thành một trong những cách thức hiệu quả để cải thiện phương thức thanh toán
L/C cho các giao dịch quốc tế. Việc sử dụng công nghệ này sẽ tiết kiệm thời gian và
tiền bạc cho khách hàng, và cuối cùng nó có thể thay đổi phương thức tài trợ thương
mại vì lợi ích của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Bài viết đưa ra các dẫn chứng
L/C ứng dụng blockchain đã được triển khai ở các ngân hàng như Barclays, HSBC,
Alfa Bank và đạt được những kết quả tốt.
Bogucharskov và các cộng sự (2018) cũng chỉ ra nhiều lợi thế của ứng dụng
blockchain trong tài trợ thương mại, cũng như triển vọng sử dụng công nghệ trong
lĩnh vực này. Bài viết nhằm mục đích kiểm tra các lĩnh vực và cách thức ứng dụng
blockchain trong tài trợ thương mại và để xác định các khía cạnh chính của việc cải
thiện quy trình giao dịch. Các tác giả đã trình bày khả năng tương tác của các bên
tham gia với thư tín dụng, bao thanh toán ứng dụng blockchain và hiển thị hiệu ứng
của nó trên các cơng cụ tài trợ thương mại phổ biển này. Hơn nữa, bài viết cũng xác
định một số vấn đề và giải pháp thực hiện để ứng dụng công nghệ hiệu quả hơn nữa
trong tài trợ thương mại quốc tế.
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước
Hiện nay, công nghệ blockchain ở Việt Nam vẫn đang là chủ đề tương đối mới


6
và được sự quan tâm của nhiều bên. Công nghệ blockchain được nghiên cứu trên
nhiều lĩnh vực xã hội cho thấy tiềm năng mạnh mẽ của nền tảng này ở Việt Nam
trong tương lai. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2018) đã nêu ra
những vấn đề chung của cơng nghệ blockchain để người đọc có cái nhìn tổng quan
về khái niệm, lịch sử, lợi ích và hạn chế của nền tảng blockchain và chính phủ số.
Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của các nước đã thành cơng trong việc ứng dụng

blockchain để xây dựng chính phủ số và thực trạng ở Việt Nam, các tác giả đã đưa
ra khuyến nghị về: pháp lý, nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu, thu hút nhân tài,...
Ứng dụng cơng nghệ blockchain cịn được phát triển ở nhiều lĩnh vực khác
như: truy xuất nguồn gốc, logistic, chứng khoán,... Bài viết của Nguyễn (2018)
nghiên cứu ứng dụng công nghệ blockchain vào đề án truy xuất nguồn gốc nâng cao
giá trị chuỗi cung ứng thịt heo tại Đồng Nai, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm và dễ
dàng thâm nhập vào các phân khúc thị trường cao cấp trên thế giới. Đỗ (2020) phân
tích cơng nghệ blockchain có thể dần thay thế những hoạt động vốn tốn nhiều thời
gian và công sức của con người trong tương lai, nhất là trong lĩnh vực tài chính,
giao dịch thanh tốn bù trừ, bảo lãnh chứng khoán; đồng thời nêu rõ cách ứng dụng
và lưu trữ giao dịch chứng khoán trên nền tảng blockchain.
Lê (2018) chỉ ra những tác động của blockchain đến logistics và những giải
pháp khuyến nghị để nâng cao vai trò của blockchain đến ngành logistics của Việt
Nam. Logistic và tài trợ thương mại đều là những nhân tố quan trọng và có mối liên
hệ mật thiết với nhau trong chuỗi cung ứng toàn cầu nên bài viết này cũng nêu ra
một số lợi ích của hợp đồng thơng minh trong logistics thể hiện qua các điều kiện
thanh toán cho người bán. Các cụm từ như “đầu tháng” và “ngay sau” được thay
thế, quy định cụ thể hơn bằng phạm vi ngày và giờ để chỉ định rõ thời điểm được
phép giao hàng, thanh tốn,... Thơng qua hợp đồng thơng minh, mỗi điều kiện có
thể được đánh giá dựa trên các chứng từ do nhà xuất khẩu gửi, loại bỏ sự mơ hồ của
người nhập khẩu một cách hiệu quả.
Nghiên cứu của Nguyễn (2019) là cơng trình nghiên cứu liên quan trực tiếp tới
luận văn. Bài viết nêu ra sự cần thiết của blockchain trong tài trợ thương mại, cách
thức hoạt động của blockchain trong phương thức thanh toán thư tín dụng. Nghiên


7
cứu cũng chỉ ra những lưu ý khi ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ
thương mại hiện nay. Tuy nhiên nhiên nghiên cứu của tác giả mới chỉ dùng lại ở hệ
thống hóa lý thuyết, hình thức dưới một bài báo nên nội dung chưa chuyên sâu.

Nghiên cứu của Giang (2018) đề cập tới công nghệ blockchain trong lĩnh vực
ngân hàng. Bài viết nêu ra khái niệm và cách thức hoạt động của blockchain, cũng
như một số trường hợp sử dụng trong ngành ngân hàng, và thách thức khi ứng dụng
blockchain. Nội dung nghiên cứu chỉ tiếp cận theo hướng tổng quan, không đề cập
tới ứng dụng trong lĩnh vực tài trợ thương mại, cũng như chưa đưa ra được các
trường hợp ứng dụng trong thực tiễn.
Có thể thấy, số lượng nghiên cứu trong nước về hoạt động ứng dụng công
nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế còn khá khiêm tốn. Hầu như các
đề tài tập trung nghiên cứu ứng dụng blockchain ở các lĩnh vực khác, hoặc hướng
chung tới ngành tài chính ngân hàng, chưa phân tích trường hợp cụ thể. Một số bài
viết có liên quan tuy nhiên nội dung nghiên cứu còn sơ sài. Bởi vậy, khoảng trống
nghiên cứu đối với công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế cần được
quan tâm là: hệ thống khung lý thuyết về ứng dụng công nghệ blockchain trong tài
trợ thương mại quốc tế một cách toàn diện, đồng thời nghiên cứu các nền tảng
blockchain ứng dụng được trong tài trợ thương mại hiện có và phân tích một số
trường hợp đã triển khai thực hiện của một số ngân hàng trên thế giới. Từ đó rút ra
bài học kinh nghiệm và kết hợp với phân tích thuận lợi, khó khăn của Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động
ứng dụng blockchain trong lĩnh vực tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nhằm đánh giá thực tiễn ứng dụng công
nghệ blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế của một số quốc gia và tại Việt
Nam, phân tích làm rõ các yếu tố tác động đến thực trạng đó làm cơ sở cho việc đề
xuất các quan điểm và giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ
blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế ở Việt Nam trong thời gian tới.
Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm:


8
- Làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về ứng dụng blockchain trong tài

trợ thương mại; vai trị của cơng nghệ blockchain đối với sự phát triển của tài trợ
thương mại quốc tế;
- Phân tích và đánh giá được thực trạng, sự cần thiết của blockchain đối với
ngành tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam; xác định được những yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình ứng dụng blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế tại Việt
Nam; tìm hiểu một số trường hợp ứng dụng blockchain của các ngân hàng trên thế
giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ
blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động ứng dụng công nghệ
blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các trường hợp ứng dụng blockchain trong tài trợ thương
mại quốc tế tại một số ngân hàng trên thế giới: Barclays, Mizuho, HSBC, BBVA,
KBank và trường hợp thử nghiệm thành công của HSBC Việt Nam trong năm 2019.
Đề tài cũng đưa ra một số phân tích, đánh giá về thực trạng ứng dụng công nghệ
blockchain tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến tháng 5/2020.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp tình huống – case study research, thu thập,
phân tích và so sánh dữ liệu ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương
mại quốc tế tại một số ngân hàng trên thế giới; từ đó đối chiếu với thực tiễn tại Việt
Nam để thúc đẩy quá trình ứng dụng blockchain trong tài trợ thương mại quốc tế
trong thời gian tới.


9
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã đạt được một số kết quả như sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ
thương mại; làm rõ đặc điểm, vai trò và lợi ích của cơng nghệ blockchain đối với
q trình phát triển tài trợ thương mại quốc tế;
- Phân tích một số trường hợp ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ
thương mại tại các ngân hàng trên thế giới. Đây là cơ sở quan trọng để các nhà quản
lý, các ngân hàng và doanh nghiệp tham khảo, cũng như phân tích khả năng vận
dụng nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển tài trợ thương mại quốc tế ở Việt Nam;
- Phân tích, đánh giá thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng tới q trình ứng dụng
cơng nghệ trong tài trợ thương mại ở Việt Nam. Từ đó, chỉ rõ tiềm năng và thách
thức đặt ra cần được giải quyết trong quá trình ứng dụng blockchain trong tài trợ
thương mại quốc tế tại Việt Nam;
- Luận văn đã nghiên cứu trường hợp ứng dụng thành công giao dịch bằng
phương thức Thư tín dụng (L/C) trên nền tảng blockchain đầu tiên tại Việt Nam
giữa CTCP Sản xuất Nhựa Duy Tân và công ty INEOS Styrolution Korea.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ blockchain trong
tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam trong thời gian tới.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ
thương mại quốc tế
Chương 2: Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương
mại quốc tế trên thế giới và khả năng vận dụng ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ
thương mại quốc tế ở Việt Nam


10
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
BLOCKCHAIN TRONG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1.1. Tổng quan về công nghệ blockchain
1.1.1. Khái niệm và phương thức hoạt động của blockchain
1.1.1.1. Khái niệm blockchain
Thuật ngữ Blockchain xuất hiện lần đầu vào năm 2008 và sau đó xuất hiện
rộng rãi ở nhiều nước, nhất là các quốc gia có nền cơng nghệ kĩ thuật phát triển
mạnh mẽ như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,.... Tuy nhiên, khái niệm
này vẫn còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam.
Theo Melanie Swan (2015), nhà sáng lập Học viện Nghiên cứu Blockchain,
“về cơ bản, Blockchain là một sổ cái công khai có tiềm năng trở thành kho lưu trữ
tồn cầu phi tập trung phục vụ việc đăng ký, kiểm kê, và chuyển giao tất cả các loại
tài sản - không chỉ liên qua đến tài chính mà cịn bao gồm các loại tài sản hữu hình
và vơ hình như phiếu bầu, phần mềm, dữ liệu sức khỏe, và ý tưởng”.
Tại phiên họp toàn thể lần thứ 25 diễn ra vào tháng 9/2019, Trung tâm tạo
thuận lợi và thương mại điện tử của Liên hợp quốc (UN/CEFACT) cũng đã nhắc tới
khái niệm của Blockchain trong ấn phẩm đầu tiên của Sách trắng về ứng dụng cơng
nghệ blockchain. Trong đó ghi rõ: “Blockchain là một giao thức mã hóa cho phép
các bên tăng độ tin cậy của giao dịch vì các mục sổ cái trong cơ sở dữ liệu của nó
khơng dễ dàng bị làm sai lệch, tức là một khi dữ liệu được viết thì rất khó thay đổi”.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “Blockchain” đã xuất hiện nhiều trong các trang báo,
bài nghiên cứu, thậm chí trong các chương trình phát triển của Chính phủ. Năm
2018, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương định nghĩa Blockchain “là một
hình thức lưu trữ các hồ sơ giá trị và giao dịch trong cuộc sống”. “Công nghệ
blockchain với một cơ sở dữ liệu được xây dựng tạo nên niềm tin giữa các cá nhân,
giúp loại bỏ yêu cầu phải có các đơn vị trung gian để mọi người được giao dịch trực
tiếp với nhau. Mọi cá nhân trong blockchain đều có thể quan sát, kiểm tra các giao
dịch.” Như vậy, blockchain được hiểu là một cuốn sổ cái mở và phân tán thông tin.
Nhìn chung, nhiều nghiệp vụ trong cả lĩnh vực tài chính và phi tài chính hiện




×