Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

phương thuốc hòa giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.98 KB, 28 trang )

PHƯƠNG THUỐC HÒA GIẢI
Th.S Lê Ngọc Thanh
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

Trình bày được định nghĩa, phân loại và những chú
ý khi sử dụng các bài thuốc hòa giải.

Phân tích sự phối ngũ, công dụng và ứng dụng lâm
sàng của các phương thuốc:
-
Tiểu Sài hồ thang
-
Tiêu dao tán
-
Bán hạ tả tâm thang
-
Đạt nguyên ẩm
I. ĐẠI CƯƠNG – ĐỊNH NGHĨA

Phương thuốc hòa giải là những bài thuốc được
phối hợp để có tác dụng sơ tiết, điều hòa để khí
trong cơ thể lưu chuyển dễ dàng, điều hòa công
năng tạng phủ bị rối loạn, các chứng bệnh ngoại
cảm còn ở bán biểu bán lý.

Phương thuốc hòa giải thường được dùng để điều
trị các rối loạn thần kinh thực vật, viêm loét dạ dày
tá tràng, rối loạn kinh nguyệt, viêm ruột cấp…
I. ĐẠI CƯƠNG – PHÂN LOẠI

Hòa giải thiếu dương: dùng trong các trường hợp


hội chứng thiếu dương

Điều hòa Can Tỳ: dùng trong các trường hợp Can
Tỳ bất hòa

Điều hòa Trường Vị: dùng trong các trường hợp Vị
khí bất hòa

Triệt ngược: dùng trong các trường hợp sốt rét
I. ĐẠI CƯƠNG – CHÚ Ý

Nếu tà khí còn ở biểu mà sử dụng phép hòa giải thì
sẽ làm tà khí dễ xâm nhập vào lý làm bệnh nặng
lên.

Nếu tà khí vào lý mà sử dụng phép hòa giải thì sẽ
làm bệnh tình kéo dài ra.
II. HÒA GIẢI THIẾU DƯƠNG

Phương thuốc hòa giải thiếu dương nhằm chữa
bệnh khi tà khí vào kinh thiếu dương với những
triệu chứng thường gặp như hàn nhiệt vãn lai,
ngực sườn đầy tức, bứt rứt muốn nôn, không thích
ăn uống, miệng đắng họng khô, hoa mắt…

Những vị thuốc thường được dùng để hòa giải có:
Sài hồ, Thanh hao, Hoàng cầm, Bán hạ…bài thuốc
thường dùng có Tiểu Sài hồ thang.
II. HÒA GIẢI THIẾU DƯƠNG
TIỂU SÀI HỒ THANG


Thành phần bài thuốc: Sài hồ 12g
Hoàng cầm 08g
Nhân sâm 04g
Bán hạ chế 08g
Cam thảo chích 04g
Sinh khương 12g
Đại táo 12 quả
II. HÒA GIẢI THIẾU DƯƠNG
TIỂU SÀI HỒ THANG

Cách dùng: Sắc uống

Công dụng: Hòa giải thiếu dương

Phân tích bài thuốc: Sài hồ sơ thông khí cơ, thấu
đạt tà khí ở thiếu dương làm Quân; Hoàng cầm tả
uất nhiệt ở thiếu dương, cùng tương tu với Sài hồ
làm Quân; Đảng sâm, Cam thảo ích khí điều trung,
phò chính khu tà làm Thần; Bán hạ, Sinh khương
cùng dùng để hòa Vị giáng nghịch làm Tá; Đại táo
hòa hoãn các vị thuốc nên làm Sứ
II. HÒA GIẢI THIẾU DƯƠNG
TIỂU SÀI HỒ THANG

Ứng dụng lâm sàng:
-
YHCT: Hội chứng thiếu dương với biểu hiện hàn
nhiệt vãng lai, ngực sườn đầy tức, ăn uống kém
ngon, hồi hộp đánh trống ngực, buồn nôn, miệng

khô đắng, mắt mờ, rêu lưỡi trắng, mạch huyền.
-
YHHĐ: Rối loạn lo âu, hội chứng trầm cảm
III. ĐIỀU HÒA CAN TỲ

Phương thuốc điều hòa Can Tỳ dùng trong những
trường hợp hội chứng bệnh lý có triệu chứng chủ
yếu là Can khí uất kết, ảnh hưởng Tỳ Vị gây nên
ngực sườn đau, đầy tức, ợ hơi ợ chua…thường gặp
trong các bệnh như loét dạ dày tá tràng, rối loạn
kinh nguyệt, đau thần kinh liên sườn…

Những bài thuốc thường được sử dụng: Tiêu dao
tán, Tứ nghịch tán, Sài hồ sơ can thang, Thông tả
yếu phương
III. ĐIỀU HÒA CAN TỲ
TIÊU DAO TÁN

Thành phần bài thuốc: Sài hồ 40g
Đương quy 40g
Bạch thược 40g
Bạch truật 40g
Bạch linh 40g
Cam thảo chích 20g

Cách dùng:
-
Tán bột: mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g
-
Thang sắc uống, ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần

III. ĐIỀU HÒA CAN TỲ
TIÊU DAO TÁN

Công dụng: Sơ Can giải uất, kiện Tỳ dưỡng huyết

Phân tích bài thuốc: Sài hồ sơ Can giải uất nên làm
Quân; Đương quy, Bạch thược bổ huyết, hòa vinh để
dưỡng Can làm Thần; Bạch truật, Cam thảo, Phục
linh trợ Tỳ nên làm Tá.

Ứng dụng lâm sàng:
-
YHCT: Can khí uất kết với biểu hiện đau tức hông
sườn, đau đầu hoa mắt, miệng táo họng khô, mệt mỏi
chán ăn, kinh nguyệt không đều, mạch huyền hư….
-
YHHĐ: Viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn kinh nguyệt
III. ĐIỀU HÒA CAN TỲ
TIÊU DAO TÁN

Gia giảm:
-
Đơn chi tiêu dao (Tiêu dao tán + Đơn bì + Chi tử ):
Can âm hư, Can hỏa vượng
-
Hắc tiêu dao tán ( Tiêu giao tán + Sinh địa hoặc
Thục địa ): Can uất huyết hư
III. ĐIỀU HÒA CAN TỲ
TỨ NGHỊCH TÁN


Thành phần bài thuốc: Sài hồ 12g
Chỉ thực 12g
Bạch thược 12g
Cam thảo 20g

Cách dùng:
-
Tán bột: mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g
-
Thang sắc uống, ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần
III. ĐIỀU HÒA CAN TỲ
TỨ NGHỊCH TÁN

Công dụng: Sơ Can lý khí hòa vinh tán uất

Ứng dụng lâm sàng:
-
YHCT: Can Tỳ bất hòa với biểu hiện ngực sườn và
bụng đau, bụng đầy, ợ hơi hoặc chứng Can uất tay
chân quyết nghịch.
-
YHHĐ: Đau thần kinh liên sườn, viêm loét dạ dày tá
tràng…
IV. ĐIỀU HÒA TRƯỜNG VỊ

Phương thuốc điều hòa trường vị là những bài
thuốc trị bệnh tại trường vị do rối loạn chức năng
gây nên bụng đầy đau, hàn nhiệt lẫn lộn, nôn, buồn
nôn, sôi bụng, tiết tả. Thường dùng các loại thuốc
vừa hàn vừa nhiệt và cay đắng để điều chỉnh cơ

năng trường vị.

Phương thuốc điều hòa trường vị thường dùng
trong những trường hợp viêm ruột cấp, hội chứng
đại tràng kích thích…
IV. ĐIỀU HÒA TRƯỜNG VỊ
BÁN HẠ TẢ TÂM THANG

Thành phần bài thuốc: Bán hạ chế 12g
Hoàng cầm 09g
Can khương 09g
Nhân sâm 09g
Hoàng liên 03g
Cam thảo chích 09g
Đại táo 12 quả

Cách dùng:
-
Thang sắc uống, ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần
IV. ĐIỀU HÒA TRƯỜNG VỊ
BÁN HẠ TẢ TÂM THANG

Công dụng: Hòa Vị giáng nghịch

Phân tích bài thuốc: Bán hạ tiêu bĩ tán kết ở Tỳ Vị làm
Quân. Hoàng cầm, Hoàng liên thanh thấp nhiệt ở
Trường Vị làm Thần. Can khương có tác dụng ôn
trung, cùng Bán hạ giáng nghịch tán kết làm Thần.
Nhân sâm, Đại táo, Cam thảo trợ Tỳ hòa trung làm Tá


Ứng dụng lâm sàng:
-
YHCT: Vị khí bất hòa gây đầy tức thượng vị, nôn mửa,
trung tiện nhiều mà bụng quặn đau, đi cầu chỉ toàn
đàm nhớt…
-
YHHĐ: Hội chứng đại tràng kích thích, viêm ruột cấp…
IV. ĐIỀU HÒA TRƯỜNG VỊ
HOÀNG LIÊN THANG

Thành phần bài thuốc: Bán hạ chế 12g
Quế chi 08g
Can khương 08g
Nhân sâm 12g
Hoàng liên 03g
Cam thảo chích 04g
Đại táo 06 quả

Cách dùng:
-
Thang sắc uống, ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần
IV. ĐIỀU HÒA TRƯỜNG VỊ
HOÀNG LIÊN THANG

Công dụng: Điều hòa hàn nhiệt, hòa Vị giáng
nghịch

Ứng dụng lâm sàng:
-
YHCT: Tương tự như Bán hạ tả tâm thang ( Vị khí

bất hòa ) nhưng thiên về tán hàn ( chứng thượng
nhiệt hạ hàn )
-
YHHĐ: Hội chứng đại tràng kích thích, viêm ruột
cấp…
V. TRỊ SỐT RÉT

Sốt rét thuộc phạm vi chứng Thiếu dương vì có
những triệu chứng lâm sàng giống chứng Thiếu
dương trong Đông y nhưng phương pháp hòa giải chỉ
là một trong các phương pháp trị sốt rét, cho nên bài
thuốc trị sốt rét có rất nhiều.
V. TRỊ SỐT RÉT
ĐẠT NGUYÊN ẨM

Thành phần bài thuốc: Binh lăng 06g
Hậu phác 03g
Thảo quả 02g
Tri mẫu 03g
Bạch thược 03g
Cam thảo chích 02g

Cách dùng:
-
Thang sắc uống, ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần
V. TRỊ SỐT RÉT
ĐẠT NGUYÊN ẨM

Công dụng: Khai đạt mộ nguyên


Ứng dụng lâm sàng:
-
YHCT: Ôn dịch hoặc sốt rét gây sốt cao cách nhật,
ngực đầy tức, nhức đầu, nôn mửa, bứt rứt không
yên….
-
YHHĐ: Sốt rét
TÀI LiỆU THAM KHẢO
1. Ngô Anh Dũng, Phương tễ học, NXB Y học 2011
2. Nguyễn Nhược Kim, Phương tễ học, NXB Y học 2011
3. Hoàng Bảo Châu, Phương thuốc cổ truyền, NXB Y học, 1999
4. Trần Văn Kỳ, 250 bài thuốc Đông Y cổ truyền chọn lọc, NXB Văn hóa thông tin, 2010
5. Viện Y học Trung Y Bắc Kinh, Phương tễ học giảng nghĩa, NXB Y học, 1994

Tiểu sài hồ thang

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×