Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

báo cáo kiến tập xử lý nước thải bắc thăng long vân trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.43 MB, 32 trang )

Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học
Lời nói đầu
Ở Việt Nam những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm càng trở
nên trầm trọng và phổ biến dẫn đến suy thoái môi trường đất, nước,
không khí đặc biệt là các đô thị lớn chất thải rắn và nước thải ngày
càng tăng. Theo thống kê mới nhất tại Hội thảo xây dựng chống ô
nhiễm ở Việt Nam vào tháng 12 năm 2004, trung bình tổng lượng chất
thải hàng năm trên 49 nghìn tấn chia ra như sau:
+ Chất thải sinh hoạt : 44%.
+ Chất thải công nghiệp: 55%.
+ Chất thải y tế: 1%.
Các đô thị tuy chỉ chiếm 24% dân số nước ta nhưng lại thải ra 6 triệu
tấn rác thải mỗi năm. Đây là 1 con số đáng suy ngẫm.
Nước ta là một nước đang phát triển lượng rác thải sẽ con tăng
vì vậy càng đòi hỏi các nhà máy xử lý nước thải nhiều hơn.
Được sự chấp nhận của khoa công nghệ sinh học, chúng em được thực
tập tại nhà máy xử lý nước thải Bắc Thăng Long- Vân Trì.
Trong quá trình thực tập chúng em được sự giúp đỡ của các anh chị
trong công ty cùng sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô. Chúng
em xin gửi lời cảm ơn trân thành đến các anh chị trong công ty và
thầy cô đã giúp đỡ chúng em hoàn thành bài báo cáo.
Công ty xử lý nước thải Bắc Thăng Long- Vân Trì
Địa điểm : Xã Kim Chung- Huyện Đông Anh- Thành Phố Hà Nội.
YTMT
1
Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học
Mục lục
Chương 1: Giới thiệu chung
1.1 Giới thiệu về nhà máy xử lý nước thải Bắc Thăng Long- Vân Trì


1.2 Giới thiệu, lịch sử thành lập và phát triển nhà máy.
1.3 Địa điểm
1.4 Sơ đồ nhà máy và nhân lực nhà máy
1.5 An toàn lao động và PCCC.
1.6 Kinh nghiệm xử lý nước thải của nhà máy
Chương 2: Lưu lượng và tính chất các dòng thải
Chương 3: Nước thải , quy trình xử lý nước thải chung và quy trình xử
lý nước thải công ty áp dụng.
3.1 Khái niêm nước thải
3.2 Các dòng vật chất
3.3 Quy trình chung
3.4 Quy trình công ty
3.5 Nhiệm vụ và cấu tạo từng công trình
3.6 Quá trình công nghệ
Chương 4: Các trường hợp và các cách xử lý
4.1 Giải pháp cho từng trường hợp
4.2 Hiệu quả xử lý các công đoạn
Chương 5: Hoạt động kinh tế và Suy nghĩ của bản thân:
5.1 Giá thành sản phẩm
5.2 Nêu cảm nhận về hoạt động của công ty.
YTMT
2
Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học
Chương 1
Giới thiệu chung
1.1 Giới thiệu về nhà máy.
Nhà máy xử lý nước thải Bắc Thăng Long - Vân Trì là gói thầu số 3 (CP3)
nằm trong quy hoạch tổng thể dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc
Thăng Long - Vân Trì đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết

định số 159 ngày 20/2/2002 và thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật là UBND TP
Hà Nội tại Quyết định số 54 ngày 3/11/2002 và Quyết định số 5133 ngày
28/8/2003.
+ Tổng diện tích chiếm đất là 64.000m2
+ Tổng giá trị hợp đồng thi công là 217 tỉ đồng gồm các phần việc xây dựng
nhà máy, thiết bị và chi phí dự phòng.
Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó Giám đốc MPMU cho biết, nhà máy sử dụng
công nghệ rất hiện đại với dây truyền xử lý thông dụng bằng bùn hoạt tính
tuần hoàn và xử lý bằng công nghệ ép bùn để làm khô. Những hạng mục
chính hiện đại như bể ngăn tách cát, cụm xử lý bùn, bể khử trùng Đặc biệt,
chỉ tiêu nước thải sau khi xử lý sẽ đạt loại A để có thể dùng để phục vụ cho
sinh hoạt.
Nhà máy xử lý nước thải Bắc Thăng Long - Vân Trì được Thủ tướng phê
duyệt với tổng mức đầu tư 1.289.616.639 Yên Nhật và 67.014.381.325 đồng
(tương đương khoảng 217 tỉ đồng).
YTMT
3
Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học

1.2 Lịch sử phát triển.
+ Nhà máy được xây dựng năm 2002 và đi vào hoạt động tháng 07/2005.
+ Tháng 02/2009, triển khai thi công bãi giếng Sông Hồng, gồm 8 giếng
để nâng công suất Nhà máy đạt 50.000 m
3
/ ngày đêm.
Qui mô, công suất:
- Công suất khai thác trung bình một ngày đêm : 37.000 m3
- Số giếng đang hoạt động : 16 giếng
1.3 Địa điểm :

Xã Kim Chung- Huyện Đông Anh- Thành Phố Hà Nội.
1.4 Sơ đồ nhà máy và nhân lực:
Sơ đồ mặt bằng nhà máy
1.Ngăn tách cặn 7.Bể khử trùng 13.Nhà để xe
2.Bơm nâng 8.Nhà xử lý bùn 14.Nhà điều hành
3.Bể lắng sơ cấp 9.Sân phơi bùn 16.Nhà xưởng ,kho
4.Bể kỵ khí 10.Giếng khoan 17.Nhà bảo vệ
5.Bể sục khí 11.Máy thổi khí
6.Bê lắng thứ cấp 12.Hệ thống khử mùi
YTMT
4
Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học
Nhân lực: Công ty gồm ban giám đốc và các phòng ban điều hành. Tổng
số cán bộ công nhân viên : 49 người.
1.5 An toàn lao động và PCCC.
1.5.1 Vấn đề an toàn lao động của nhà máy: Rất được chú trọng.
- Nhân viên được trang bị quần áo lao động và mũ nón, găng tay…
- Trong hệ thống có lắp các lan can tránh bị ngã xuống các hố ,lỗ…
- Trang thiết bị hóa chất được đặt ngăn nắp ở những nới quy định.
- Môi trường lao động an toàn thông thoáng.
1.5.2 Phòng cháy chữa cháy
- Nhà máy gần như không xảy ra cháy nổ với đặc tính của nhà máy
nhưng nhà máy vẫn lắp đặt các thiết bị PCCC, hệ thống an toàn tự
động…
- Các công nhân được huấn luyện về PCCC và cứu thương.
YTMT
5
Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học

1.6 Kinh nghiệm xử lý nước thải của nhà máy

Nằm trên địa bàn huyện Đông Anh, Khu công nghiệp Thăng Long là
KCN “độc quyền” của 67 nhà máy sản xuất công nghiệp của các nhà đầu tư
Nhật Bản. Đây chính là lợi thế đối với công tác xử lý chất thải, bởi các nhà
đầu tư đã quen chấp hành các qui định luật pháp về bảo vệ môi trường. Tuy
nhiên để xử lý chất thải tốt, còn nhờ vào ý thức trách nhiệm của Công ty
TNHH Khu công nghiệp Thăng Long (TLIP) đối với việc quản lý, xử lý các
nguồn thải lỏng, chất thải rắn và mùi đạt qui chuẩn trước khi xả ra môi
trường.
Theo báo cáo của Công ty, nước thải công nghiệp và sinh hoạt trung bình tại
Khu công nghiệp là 18.500m3/24 giờ. Toàn bộ nước thải này được thu gom
về Nhà máy Xử lý nước thải tập trung theo hệ thống riêng (nước mưa được
thu gom về các hồ điều hòa theo hệ thống độc lập).
Nhà máy Xử lý nước thải với công nghệ màng lọc hiện đại, lớn nhất
Đông Nam Á, đảm bảo khử trùng đạt qui chuẩn; được Sở Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội xác nhận, đưa vào hoạt động từ tháng 9/2009. Theo đó,
nước thải đầu ra của Nhà máy đổ vào kênh Việt Thắng dẫn ra môi trường,
phải đảm bảo 36 chỉ tiêu được qui định tại cột A (QCVN 24:2009/BTNMT),
bao gồm từ các tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ pH, mùi, dầu, các chất hữu cơ gây
YTMT
6
Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học
ô nhiễm đến các chất kim loại nặng, dầu mỡ khoáng, Clo dư, tổng Coliform
…tới hàm lượng phóng xạ.
Nhờ mạng lưới thu gom nước thải công nghiệp có vị trí, cốt hố ga phù
hợp và chế độ quản lý chặt chẽ, 100% đầu ra nước thải của các nhà máy
trong khu đã đấu nối trực tiếp vào Nhà máy Xử lý nước thải tập trung của
Khu công nghiệp.

Bên cạnh đó là trạm xử lý nước thải công suất 12. 300 m3 ngày đêm
do Nhà máy Hoya Glass Disk Việt Nam, một doanh nghiệp nằm trong Khu
công nghiệp đầu tư để tự xử lý toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình
sản xuất.
Đối với chất thải rắn, Công ty thu gom 100% chất thải rắn tại điểm
tạm lưu giữ để tiến hành phân loại chất thải rắn thông thường, chất thải y tế
và chất thải nguy hại. Chất thải thông thường thuê Xí nghiệp Môi trường đô
thị Đông Anh chuyển chở, xử lý. Chất thải nguy hại được chuyển vào kho
lưu giữ và thuê Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị
chuyển chở, xử lý. Riêng bùn cặn của Nhà máy Xử lý nước thải và mạng
lưới thoát nước được thu gom, xử lý sơ bộ trước khi giao cho Công ty Môi
trường đô thị vận chuyển đến cơ sở xử ly tập trung chất thải rắn xử lý hợp vệ
sinh, đạt qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Mặc dù chỉ tiếp nhận các dự án có công nghệ sản xuất hiện đại, công nghệ
cao hoặc ít gây ô nhiễm, các dự án áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn,
công nghệ thân thiện môi trường, Khu công nghiệp Thăng Long vẫn rất quan
tâm tới công tác quản lý môi trường đối với các chủ đầu tư thuê đất.
Dựa trên cơ sở qui chuẩn môi trường, Công ty xây dựng nội qui cụ thể
về nước thải, khí thải, chất thải rắn áp dụng cho các khách hàng trong Khu
công nghiệp. Vì thế các doanh nghiệp thuê đất tại Khu công nghiệp đều phải
tuân thủ các qui định về xử lý nước thải sơ bộ, lắp đặt các thiết bị kiểm soát
ô nhiễm không khí cho các khu vực gây ra khói bụi, mùi và kiểm soát tiếng
ồn hiệu quả. Các doanh nghiệp còn phải báo cáo kết quả quan trắc kiểm soát
chất lượng nước thải, khí thải đầu ra theo tháng, quí và cả năm. Công ty tiến
hành kiểm tra định kỳ mỗi năm một lần toàn bộ hệ thống thoát nước, xử lý
nước thải của các doanh nghiệp, để đưa ra các kiến nghị thiết thực. Nhờ thế,
các doanh nghiệp đều tuân thủ các qui định về quản lý, xử lý chất thải; hầu
hết các doanh nghiệp đều đăng ký chủ nguồn thải nguy hại. Có những đơn
vị như Công ty Nissi đã lắp đặt hệ thống phun sương và màng lọc khử mùi
triệt để, đạt 100%, trở thành điển hình về xử lý khí thải trong Khu công

nghiệp.
Nhờ quản lý, giám sát chặt chẽ như vậy, Công ty đã phát hiện, ứng
phó và thông báo kịp thời cho Chi cục Bảo vệ môi trường, Cảnh sát môi
trường Hà Nội phối hợp cùng giải quyết. Điển hình là sự cố tràn nước thải
YTMT
7
Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học
có chứa Cr6+, Ni (chất thải nguy hại) từ công đoạn mạ của Công ty MAP ra
hồ số 6. Ngay sau khi phát hiện Công ty đã huy động nhân lực, phương tiện
đóng cửa hồ số 6, làm đường thoát nước mưa tạm ra kênh Việt Thắng và
báo cáo cơ quan chức năng vào cuộc cùng phối hợp giải quyết. Nên nước ô
nhiễm tại hồ số 6 đã được xử lý triệt để, trở lại hoạt động bình thường…
Khu công nghiệp Thăng Long tự hào được nhận Bằng khen và Cúp về Khu
công nghiệp điển hình tiên tiến về bảo vệ Môi trường do Bộ Tài nguyên và
Môi trường trao tặng vào tháng 12/2010. Khu công nghiệp Thăng Long còn
vui mừng được sống trong không khí mát lành nhờ cây xanh đang phủ kín
tới 23,5% diện tích khuôn viên.
Chương 2:
Lưu lượng và tính chất các dòng thải:
Theo khảo sát công suất công ty có thể đạt 37.000m
3
ngày đêm.
Đối với công ty xử lý nước thải Bắc Thăng Long- Vân Trì , nước thải trước
khi thải ra cống chung phải đạt loại A ( TCVN 59450-1995). Do nước thải
đầu vào thường là nước thải sinh hoạt từ khu đô thị Nam Thăng Long nên
hàm lượn N-NH3 rất cao nên khi đầu ra thường chưa được loại A. Và công
ty xử lý 1 lượng lớn nước thải từ khu công nghiệp Bắc Thăng Long
Chỉ tiêu đối với đầu vào và đầu ra của công ty:
Bảng chỉ tiêu

YTMT
8
Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học
YTMT
S
T
TÊN CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ
TIÊU CHUẨN
THIẾT KẾ
TCVN
5945- 1995
(Cột A)
TCVN
5945- 2005
(Cột A)
TRƯỚC
XỬ LÝ
SAU
XỬ LÝ
1 NHIỆT ĐỘ

ºC 40 - 40 40
2 PH 6 - 9 6 - 9 6 - 9 6 - 9
3 mg/l 240 20 20 30
4 SS mg/l 200 50 50 50
5 COD mg/l 350 50 50 50
6 NITƠ (T-N) mg/l 40 30 30 15
7 PHỐT PHO (T-P) mg/l 5 4 4 4
8 COLIFORM MPL/10

0ml
-
5000 5000 3000
9
Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học
Chương 3:
Nước Thải, Quy trình xử lý nước thải chung và quy
trình xử lý nước thải của Nhà máy xử lý nước thải Bắc
Thăng Long- Vân Trì.
3.1 Khái niệm nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích
sinh hoạt như tắm giặt, vệ sinh cá nhân…được thải ra từ các trường học,
bệnh viện, cơ quan,… 1.2. Thành phần của nước thải sinh hoạt.
Thông thường, nước thải sinh hoạt của hộ gia đình được chia làm hai loại
chính: nước đen và nước xám.
Nước đen là nước thải từ nhà vệ sinh, chứa phần lớn các chất ô nhiễm, chủ
yếu là: chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lửng.
Nước xám là nước phát sinh từ quá trình rửa, tắm, giặt, với thành phần các
chất ô nhiễm không đáng kể.
YTMT
10
Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học
Lượng NTSH tại các cơ sở dịch vụ, công trình công cộng phụ thuộc vào
loại công trình, chức năng, số lượng người.
Lượng NT từ các cơ sở thương mại và dịch vụ cũng có thể được chọn từ
15- 25% tổng lượng NT của toàn thành phố.
Đặc trưng NTSH là: hàm lượng chất hữu cơ cao (55-65% tổng lượng chất
bẩn), chứa nhiều vi sinh vật có cả vi sinh vật gây bệnh, vi khuẩn phân hủy

chất hữu cơ cần thiết cho các quá trình chuyển hóa chất bẩn trong nước thải.
Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước thải sinh hoạt
là BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho. Trong nước thải sinh hoạt, hàm lượng N
và P rất lớn, nếu không được loại bỏ thì sẽ làm cho nguồn tiếp nhận nước
thải bị phú dưỡng – một hiện tượng thường xảy ra ở nguồn nước có hàm
lượng N và P cao, trong đó các loài thực vật thủy sinh phát triển mạnh rồi
chết đi, thối rữa, làm cho nguồn nước trở nên ô nhiễm.
Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt, đặc biệt là
trong phân, đó là các loại mầm bệnh được lây truyền bởi các vi sinh vật có
trong phân. Vi sinh vật gây bệnh từ nước thải có khả năng lây lan qua nhiều
nguồn khác nhau, qua tiếp xúc trực tiếp, qua môi trường (đất, nước, không
khí, cây trồng, vật nuôi, côn trùng…), thâm nhập vào cơ thể người qua
đường thức ăn, nước uống, hô hấp,…,và sau đó có thể gây bệnh. Vi sinh vật
gây bệnh cho người bao gồm các nhóm chính là virus, vi khuẩn, nguyên sinh
bào và giun sán.
YTMT
11
Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học
Với thành phần ô nhiễm là các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ
các loại chất không tan đến các chất ít tan và cả những hợp chất tan trong
nước, việc xử lý nước thải sinh hoạt là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch
nước và có thể đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng.
Việc lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp thường được căn cứ trên đặc
điểm của các loại tạp chất có trong nước thải.
3.2 Các dòng vật chất:
3.2.1. Nước mưa chảy tràn:
Nước mưa chảy tràn trên mặt bằng khu công nghiệp sẽ cuốn theo đất đá chất
cặn bã, dầu mỡ rơi rớt xuống hệ thống thoát nước. Mặt khác, một số nhà
máy có hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải đấu nối vào

nhau làm cho đầu ra của hệ thống thoát nước mưa có một số chỉ tiêu gây ô
nhiễm. Điều này có thể gây hậu quả xấu tới môi trường trong khu vực và các
vùng phụ cận.
3.2.2. Nước thải sinh hoạt:
Chiếm thành phần chủ yếu trong nước thải của khu công nghiệp. Nước thải
sinh hoạt có nguồn gốc phát sinh từ bếp ăn của các căn tin trong khu chế
xuất, từ các nhà vệ sinh của các nhà máy được thải ra hệ thống cống thoát
chung cùng với nước thải trong quá trình sản xuất được đưa về nhà máy xử
lý nước thải tập trung. Nhìn chung nước thải sinh hoạt có hàm lượng các
chất hữu cơ dễ bị phân hủy khá cao gồm các chất hữu cơ thực vật như cặn bã
thực vật, rau, hoa quả, giấy . . . ; các chất hữu cơ động vật như chất thải bài
tiết của con người và động vật, xác động vật; các chất vô cơ như đất sét, cát,
muối, axít, dầu khoáng, . . ; một lượng lớn vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút,
rong tảo, nấm, trứng giun sán, . . . có khả năng gây nên dịch bệnh.
YTMT
12
Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học
3.2.3 Nước thải sản xuất.
Phát sinh từ các công đoạn sản xuất của một số nhà máy, có thể chứa
các kim loại, các hợp chất vô cơ, hữu cơ khó phân hủy bằng vi sinh trong
thời gian ngắn. Vì tính chất và đặc điểm phức tạp về thành phần, tính chất và
lưu lượng của dòng thải mà
nước thải sản xuất được quan tâm nhiều nhất trong các nguồn thải của khu
công nghiệp. Mỗi loại hình công nghiệp đều có những đặc trưng về thành
phần, tải lượng ơ nhiễm, mức độ độc hại với môi trường nên việc xử lý phải
khác nhau.
3.3 Quy trình xử lý chung:
Sử dụng bể tự hoại và bãi lọc ngầm để xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt




Các quy trình để xử lý nước cống rãnh hoặc nước thải các nhà máy công
nghiệp
YTMT
13
Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học
YTMT
14
Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học
3.4 Quy trình xử lý nước thải được nhà máy xử lý nước thải Bắc
Thăng Long Vân Trì áp dụng
YTMT
15
Lược rác thô
Chôn lấp
Bể lắng cát
Bể lắng sơ cấp
Bể phản ứng sinh
học
Bể lắng thứ cấp
Bể chứa bùn dư
Máy tách nước
Phễu chứa bùn
Bể khử trùng
Bùn dư
Bùn tuần hoàn
Chôn lấp

Nước sạch
Nước hoàn lưu
Bể thu gom
Cát
clo
Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học
Thuyết minh quy trình công nghệ:
Nước thải từ khu công nghiệp và khu dân cư được thu gom và dẫn về bể
chứa của nhà máy. Nước thải được dẫn qua lược rác thô để loại bỏ cặn rắn
có kích thước lớn ra khỏi dòng thải, cát được loại bỏ từ bể lắng cát, , sau đó
nước thải sẽ tự chảy qua bể thu gom. Nước tại bể thu gom sẽ được bơm nâng
đến bể lắng sơ cấp. Bể lắng sơ cấp có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có
sẵn trong nước thải. Nước thải tiếp tục chảy qua bể phản ứng sinh học , tại
đây nước thải được sử lý theo công nghệ AAO, trải qua 3 quá trình : yếm
khí, thiếu khí, hiếu khí.
+Quá trình yếm khí :ứng dụng quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong
điều kiện yếm khí để làm giảm đáng kể Hydrocacbon (BOD, COD, giảm
khoảng 50%-55% so với nước thải đầu nguồn phát thải, Phốt pho tổng giảm
60%-70%, Sunfua (H2S) giảm không đáng kể là khoảng 30%, Nitơ tổng gần
như ít giảm và chuyển hóa thành Amoni (NH4).
YTMT
16
Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học
+ Quá trình thiếu khí : ứng dụng quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong
điều kiện thiếu khí (hàm lượng oxy hòa tan gần bằng không) để phân hủy
chuyển hóa các liên kết nitơ trong nước thải bằng quá trình Nitrat hóa và
khử Nitrat hóa. Việc kiểm soát thời gian sục khí trong bước 1 để điều chỉnh
hiệu suất khử Nitơ ở mức cao nhất.

+ Quá trình hiếu khí :ứng dụng quá trình sinh trưởng của vi sinh vật hiếu khí
(bao gồm vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn hiếu khí tùy tiện, nấm, tảo, động vật
nguyên sinh) – dưới tác động của oxy được cung cấp từ không khí qua các
máy sục khí và được hòa tan vào trong nước thải nhờ các máy làm thoáng
chìm – sẽ giúp cho vi sinh vật thực hiện quá trình phân hủy các chất hữu cơ,
chuyển hóa chúng thành CO2, H2O, các sản phẩm vô cơ khác và các tế bào
sinh vật mới.
Quá trình này nhằm giảm hàm lượng BOD, chuyển hóa NH4 ->NO3 và tạo
cơ chế hồi lưu NO3 lỏng (hòa tan trong nước thải) và một phần bùn họat
tính về ngăn thiếu khí để khử Nitơ.
Sau quá trình hiếu khí với đệm vi sinh di động, bùn họat tính được bám giữ
trong ngăn hiếu khí. Các giá thể này cho phép tăng mật độ vi sinh lên đến
8000-14000 g/m3. Với mật độ này các quá trình Oxy hóa để khử BOD,
COD và NH4 diễn ra nhanh hơn rất nhiều.
Bùn hoạt tính lơ lửng sẽ được chuyển sang bể lắng thứ cấp. Ở đây một phần
bùn được giữ lại để đưa về ngăn chứa và xử lý bùn thừa; một phần nhỏ bùn
được theo bơm hồi lưu đưa về bể phản ứng sinh học.
Sau thời gian lắng, phần nước trong bể lắng thứ cấp sẽ được dẫn sang bể khử
trùng để trộn đều với Javen diệt khuẩn trước khi xả ra môi trường.
Để hiệu quả xử lý của AAO ổn định, lượng bùn vi sinh trong bể luôn được
duy trì
ở một giá trị nhất định. Phần bùn dư được lấy ra và được xử lý trong các
công đoạn xử lý bùn trước khi trả về môi trường.
Về công tác xử lý bùn: Bùn dư từ các quá trình xử lý sẽ được bơm vào bể
chứa bùn, sau đó bùn được bơm với lưu lượng ổn định qua máy tách nước.
Cánh khuấy bùn sẽ tạo điều kiện cho bùn tách nước và lắng nén, nước dư
nổi trên bề mặt chảy vào máng thu và quay trở về trạm nước thải để tiếp tục
được xử lý.Bùn đặc ở đáy được bơm bùn bơm vào thiết bị ép bùn. Bánh bùn
sau khiép được đổ vào phễu thu bùn khô và chuyển đi chôn lấp theo qui
định.

3.6 Quy trình công nghệ.
YTMT
17
Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học
Nước thải nói chung có chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau, đòi hỏi phải xử
lý bằng những phương pháp thích hợp khác nhau. Nhà máy xử lý nước thải
Bắc Thăng Long- Vân Trì là 1 trong các nhà máy áp dụng quy trình công
nghệ hiện đại kết hợp nhiều phương pháp lọc khác nhau để thu được kết quả
tốt nhất
Các phương pháp xử lý nước thải được chia thành các loại sau:
- Phương pháp xử lý lý học;
- Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý;
- Phương pháp xử lý sinh học.
3.6.1 Phương pháp xử lý lý học:
Trong nước thải thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng. Để tách các
chất này ra khỏi nước thải. Thường sử dụng các phương pháp cơ học như lọc
qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc
lực li tâm và lọc. Tùy theo kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất lơ lửng,
lưu lượng nước thải và mức độ cần làm sạch mà lựa chọn công nghệ xử lý
thích hợp.
3.6.1.1: Song chắn rác
YTMT
18
Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học
Nước thải dẫn vào hệ thống xử lý trước hết phải qua song chắn rác. Tại đây
các thành phần có kích thước lớn (rác) như giẻ, rác, vỏ đồ hộp, rác cây, bao
nilon… được giữ lại. Nhờ đó tránh làm tắc bơm, đường ống hoặc kênh dẫn.
Đây là bước quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc thuận

lợi cho cả hệ thống xử lý nước thải.
Tùy theo kích thước khe hở, song chắn rác được phân thành loại thô, trung
bình và mịn. Song chắn rác thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 – 100
mm và song chắn rác mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 – 25 mm.
Theo hình dạng có thể phân thành song chắn rác và lưới chắn rác. Song chắn
rác cũng có thể đặt cố định hoặc di động.
Song chắn rác được làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào kênh dẫn, nghiêng một
góc 45 – 600 nếu làm sạch thủ công hoặc nghiêng một góc 75 – 850 nếu
làm sạch bằng máy. Tiết diện của song chắn có thể tròn, vuông hoặc hỗn
hợp. Song chắn tiết diện tròn có trở lực nhỏ nhất nhưng nhanh bị tắc bởi các
vật giữ lại. Do đó, thông dụng hơn cả là thanh có tiết diện hỗn hợp, cạnh
vuông góc phía sau và cạnh tròn phía trước hướng đối diện với dòng chảy.
Vận tốc nước chảy qua song chắn giới hạn trong khoảng từ 0,6 -1m/s. Vận
tốc cực đại giao động trong khoảng 0,75 -1m/s nhằm tránh đẩy rác qua khe
của song. Vận tốc cực tiểu là 0,4m/s nhằm tránh phân hủy các chất thải rắn.
3.6.1.2 Bể lắng cát:
Tại phòng này của nhà máy xử lý nước thải Bắc Thăng Long Vân Trì nước
thải sẽ được xử lý vật lý.
YTMT
19
Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học
Bể lắng cát được thiết kế để tách các tạp chất vô cơ không tan có kích thước
từ 0,2mm đến 2mm ra khỏi nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho bơm khỏi
bị cát, sỏi bào mòn, tránh tắc đường ống dẫn và tránh ảnh hưởng đến các
công trình sinh học phía sau. Bể lắng cát có thể phân thành 2 loại: bể lắng
ngang và bể lắng đứng. Ngoài ra để tăng hiệu quả lắng cát, bể lắng cát thổi
khí cũng được sử dụng rộng rãi.
Vận tốc dòng chảy trong bể lắng ngang không được vượt qua 0,3 m/s. Vận
tốc này cho phép các hạt cát, các hạt sỏ và các hạt vô cơ khác lắng xuống

đáy, còn hầu hết các hạt hữu cơ khác không lắng và được xử lý ở các công
trình tiếp theo.
3.6.1.3 Lắng:
Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải (bể lắng
đợt 1) hoặc cặn được tạo ra từ quá trình keo tụ tạo bông hay quá trình xử lý
sinh học (bể lắng đợt 2). Theo dòng chảy, bể lắng được phân thành: bể lắng
ngang và bể lắng đứng.
YTMT
20
Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học
Trong bể lắng ngang, dòng nước chảy theo phương ngang qua bể với vận tốc
không lớn hơn 0,01 m/s và thời gian lưu nước thừ 1,5 – 2,5h. Các bể lắng
ngang thường được sử dụng khi lưu lượng nước thải lớn hơn 15000
m3/ngày. Đối với bể lắng đứng, nóc thải chuyển động theo phương thẳng
đứng từ dưới lên đến vách tràn với vận tốc từ 0,5 – 0,6 m/s và thời gian lưu
nước trong bể dao động khoảng 45 – 120 phút. Hiệu suất lắng của bể lắng
đứng thường thấp hơn bể lắng ngang từ 10 – 20 %.
Sau khi lượng bùn trong bể lắng nhiều thì bùn sẽ được xử lý :
Mục đích của việc xử lý bùn thải là làm ổn định lượng bùn trong bể và làm
giảm bớt thể tích bùn thải trong bể TK1-402. Trước khi cho hoạt động hệ
thống ép bùn, người vận hành cần kiểm tra mức nước trong hồ TK1-402 và
D-502. Bởi vì khi mức nước trong cả hai hồ ở mức thấp thì công tắc của hệ
thống xử lý bùn sẽ tự động ngăn sự hoạt động của máy nén áp suất, là điều
kiện để vận hành hệ thống. Thông thường nước chứa trong bùn thải đến 98%
trước khi nén và còn 85% sau khi nén. Thời gian vận hành của hệ thống ép
bùn có thể từ 3-6 giờ/ ngày tùy theo tỉ lệ bùn thải ra từ hệ thống xử lý nước
thải. Hệ thống được điều kiển bằng tay khi cho hệ thống hoạt động cũng như
ngừng hoạt động. Khi công tắc ở chế độ hoạt động, trình tự điều khiển hệ
thống là công tắc SP1-403 ON và cả hai bơm PM1-402A/B và bơm PM1-

502 cũng hoạt động trong hai phút sau. Khi công tắc ở chế độ ngừng hoạt
động thì cả hai bơm PM1-402 và PM1-502 cũng sẽ ngừng hoạt động ngay
lập tức và SP1-403 sẽ dừng hoạt động sau 10 phút.
3.6.1.4 Tuyển nổi
YTMT
21
Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng
rắn hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém khỏi pha lỏng. Trong một số
trường hợp, quá trình này còn được dùng để tách các chất hòa tan như các
chất hoạt động bề mặt. Trong xử lý nước thải, quá trình tuyển nổi thường
được sử dụng để khử các chất lơ lửng, làm đặc bùn sinh học. Ưu điểm cơ
bản của phương pháp này là có thể khử hoàn toàn các hạt nhỏ, nhẹ, lắng
chậm trong thời gian ngắn.
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào pha
lỏng. Các bọt khí này sẽ kết dính với các hạt cặn. Khi khối lượng riêng của
tập hợp bọt khí và cặn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, cặn sẽ theo bọt
nổi lên bề mặt.
Hiệu suất quá trình tuyển nổi phụ thuộc vào số lượng, kích thước bọt khí,
hàm lượng chất rắn. Kích thước tối ưu của bọt khí nằm trong khoảng 15 – 30
micromet (bình thường từ 50 – 120 micromet). Khi hàm lượng hạt rắn cao,
xác xuất va chạm và kết dính giữa các hạt sẽ tăng lên, do đó, lượng khí tiêu
tốn sẽ giảm. Trong quá trình tuyển nổi, việc ổn định kích thước bọt khí có ý
nghĩa quan trọng.
3.6.2 Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý
3.6.2.1 Trung hòa:
Hình ảnh: Bể trung hòa
YTMT
22

Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học
Nước thải chứa acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa pH về khoảng
6,5 – 8,5 trước khi thải vào nguồn nhận hoặc sử dụng cho công nghệ xử lý
tiếp theo. Trung hòa nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách:
- Trộn lẫn nước thải acid và nước thải kiềm;
- Bổ sung các tác nhân hóa học;
- Lọc nước acid qua vật liệu có tác dụng trung hòa;
– Hấp thụ khí acid bằng nước kiềm hoặc hấp thụ ammoniac bằng nước acid.
3.6.2.2 Keo tụ – tạo bông:
Trong nguồn nước, một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn
phân tán, kích thước các hạt thường dao động từ 0,1 – 10 micromet. Các hạt
này không nổi cũng không lắng, và do đó tương đối khó tách loại. Vì kích
thước hạt nhỏ, tỷ số diện tích bề mặt và thể tích của chúng rất lớn nên hiện
tượng hóa học bề mặt trở nên rất quan trọng. Theo nguyên tắc, các hạt nhỏ
trong nước có khuynh hướng keo tụ do lực hút Vander Waals giữa các hạt.
Lực này có thể dẫn đến sự kết dính giữa các hạt ngay khi khoảng cách giữa
chúng đủ nhỏ nhờ va chạm. Sự va chạm xảy ra nhờ chuyển động Brown và
do tác động của sự xáo trộn.
Tuy nhiên trong trường hợp phân tán cao, các hạt duy trì trạng thái phân tán
nhờ lực đẩy tĩnh điện vì bề mặt các hạt mang tích điện, có thể là điện tích âm
hoặc điện tích dương nhờ sự hấp thụ có chọn lọc các ion trong dung dịch
hoặc sự ion hóa các nhóm hoạt hóa. Trạng thái lơ lửng của các hạt keo được
bền hóa nhờ lực đẩy tĩnh điện. Do đó, để phá tính bền của hạt keo cần trung
hòa điện tích bề mặt của chúng, quá trình này được gọi là quá trình keo tụ.
Các hạt keo đã bị trung hòa điện tích có thể liên kết với các hạt keo khác tạo
thành bông cặn có kích thước lớn hơn, nặng hơn và lắng xuống, quá trình
này được gọi là quá trình tạo bông.
3.6.3 Phương pháp sinh học:
Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có

trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H2S, Sunfit, ammonia,
Nito… dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ
gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất để làm
YTMT
23
Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học
thức ăn. Một cách tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể phân thành
2 loại:
- Phương pháp kị khí sử dụng nhóm vi sinh vật kị khí, hoạt động trong điều
kiện không có oxy.
- Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong
điều kiện cung cấp oxy liên tục.
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa
sinh hóa. Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hòa tan, cả chất keo và
chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh
vật theo 3 giai đoạn chính như sau:
– Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng đến bề mặt tế bào vi sinh vật.
– Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ
bên trong và bên ngoài tế bào.
– Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng
hợp tế bào mới.
Tốc độ quá trình oxy hóa sinh hóa phụ thộc vào nồng độ chất hữu cơ, hàm
lượng các tạp chất và mức độ ổn định của lưu lượng nước thải vào hệ thống
xử lý. Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc
độ phản ứng sinh hoá là chế độ thủy động, hàm lượng oxy trong nước thải,
nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng.
3.6.3.1 Phương pháp sinh học kỵ khí:
Quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp tạo
ra hàng trăm sản phẩm trung gian và phản ứng trung gian. Tuy nhiên

phương trình phản ứng sinh hóa trong điều kiện kỵ khí có thể biểu diễn đơn
giản như sau:
Vi sinh vật
Chất hữu cơ ——————> CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S + Tế bào
mới
YTMT
24
Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ sinh học
Một cách tổng quát quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra theo 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử;
- Giai đoạn 2: acid hóa;
- Giai đoạn 3: acetate hóa;
- Giai doạn 4: methan hóa.
Các chất thải hữu cơ chứa nhiều chất hữu cơ cao phân tử như proteins, chất
béo, carbohydrates, celluloses, lignin,…trong giai đoạn thủy phân, sẽ được
cắt mạch tạo những phân tử đơn giản hơn, dễ phân hủy hơn. Các phản ứng
thủy phân sẽ chuyển hóa protein thành amino acids, carbohydrate thành
đường đơn, và chất béo thành các acid béo. Trong giai đoạn acid hóa, các
chất hữu cơ đơn giản lại được tiếp tục chuyển hóa thành acetic acid, H2 và
CO2. Các acid béo dễ bay hơi chủ yếu là acetic acid, propionic acid và lactic
acid. Bên cạnh đó, CO2 và H2, methanol, các rượu đơn giản khác cũng được
hình thành trong quá trình cắt mạch carbohydrate. Vi sinh vật chuyển hóa
methan chỉ có thể phân hủy một số loại cơ chất nhất định như CO2 + H2,
formate, acetate, methanol, methylamines, và CO.
Tùy theo trạng thái của bùn, có thể chia quá trình xử lý kỵ khí thành:
- Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng như quá
trình tiếp xúc kỵ khí (Anaerobic Contact Process), quá trình xử lý bằng lớp
bùn kỵ khí với dòng nước đi từ dưới lên (UASB);
- Qúa trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá

trình lọc kỵ khí (Anaerobic Filter Process).
YTMT
25

×