Tải bản đầy đủ (.ppt) (4 trang)

BÁO CÁO MÔN ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ CHẾ BIẾN THỦY SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.75 KB, 4 trang )

1. Chế biến thủy sản
+ Nước thải:
Đây chính là giải pháp sản xuất sạch hơn trong chế biến thuỷ
sản nhằm giảm căn bản việc sử dụng nước và phát sinh nước
thải.
Kế hoạch thực hiện theo tuần tự các bước như sau: 
- Thiết lập sự cam kết của cấp quản lý:
Cam kết của cấp quản lý về một chương trình ưu tiên cho việc
giảm thiểu chất thải, cùng với việc phân bổ các nguồn lực cần
thiết được đưa ra ngay từ đầu và thông báo đến tất cả các bộ
phận trong nhà máy.
- Lập kế hoạch hành động:
Cấp quản lý lập kế hoạch hành động nhằm xác định và giải
quyết những vấn đề cụ thể.
- Định rõ trách nhiệm và phân bổ nguồn lực:
Bổ nhiệm người phụ trách chương trình để chịu trách nhiệm
chung và điều hành việc thực hiện kế hoạch. Người phụ
trách cần sự trợ giúp của nhân viên khác khi cần thiết và
phân bổ các nguồn lực như thời gian thực hiện công việc,
thiết bị đo lượng nước sử dụng
và nước thải, các dịch vụ phân tích nồng độ nước thải,
- Đánh giá việc sử dụng nước và nước thải:
Xác định nước được sử dụng ở đâu, bao nhiêu và bị ô
nhiễm tới mức độ nào? Để đạt được mục đích trên cần thực
hiện các nội dung như lập sơ đồ đường nước và nước thải,
xác định hoạt động sử dụng nước và nguồn ô nhiễm, quan
sát thực tiễn hoạt động, đo lượng nước sử dụng và nồng độ
nước thải, ghi chép số liệu để phân tích.
1. Chế biến thủy sản
-
Đề xuất và lựa chọn giải pháp thích hợp giảm thiểu chất


thải:
Các giải pháp phù hợp giảm thiểu chất thải là những thay
đổi ngắn hạn hoặc dài hạn đan xen trong thực tiễn sản
xuất. Có thể tại một số khu vực có sự lãng phí rõ ràng như
rò rỉ, không khoá vòi nước, việc áp dụng giải pháp không
mất chi phí hoặc chi phí thấp sẽ được chấp thuận ngay.
- Triển khai chương trình giảm thiểu chất thải:
Đưa vào áp dụng các giải pháp giảm thiểu chất thải và uỷ
thác trách nhiệm tiếp tục để bảo đảm giảm thiểu chất thải ở
từng quá trình hoặc khu vực hoạt động, thông qua việc
hướng dẫn và đào tạo nhân viên cũng như việc xác định
mục tiêu và chế độ khuyến khích thực hiện.
Một số nguyên tắc giảm thiểu lượng nước sử dụng:
- Khoá nước khi không cần dùng
- Sử dụng nước hiệu quả ở những nơi cần dùng
- Xem xét việc lựa chọn các quá trình “khô” thay cho quá trình
“ướt” thông thường
Một số nguyên tắc giảm thiểu nước thải:
- Tách riêng chất thải rắn ra khỏi nước
- Tránh cắt nhỏ hoặc nghiền nhỏ chất thải (khi không cần thiết)
- Không ngâm chất thải trong nước hoặc cho nước máy chảy
qua chất thải. Không để chất thải rơi vãi xuống sàn ở những
nơi có thể.
- Loại bỏ chất thải khỏi khu vực chế biến
+ Nước thải:

×