Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

phân tích hiệu quả kinh doanh và một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty tnhh pbox việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.91 KB, 51 trang )

Khoá luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm của công ty luôn phải đối mặt với sự cạnh
tranh của các sản phẩm cùng loại và những biến động không ngừng trong môi trường
kinh doanh. Để đạt được những mục tiêu trong môi trường kinh doanh luôn biến động
này các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực: nguồn lực về
vốn, về con người không ngừng tổ chức cơ cấu lại bộ máy hoạt động…thực chất
những việc này là doanh nghiệp thực hiện hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là thước đo tỏng hợp, phản ánh năng lực sản xuất và trình
độ kinh doanh của một doanh nghiệp, là điều kiện quyết định sự thành bại của tất cả
các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH PBOX Việt Nam nói riêng. Để khai
thác triệt để các nguồn lực nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa thỏa mãn nhu cầu người
tiêu dùng. Công ty cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiến hành đánh giá các kết
quả đã thực hiện và đưa ra các giải pháp, biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả.
Vấn đề hiệu quả kinh doanh luôn được ban lãnh đạo công ty quan tâm xem đây
là thước đo và công cụ thực hiện mục tiêu kinh doanh tại công ty. Với những kiến thức
đã thu được trong quá trình học tập và xuất phát từ thực tế của công ty, nhận thức được
tầm quan trọng của vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh, trong thời gian thực tập ở
công ty TNHH PBOX Việt Nam cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô Đoàn Thị
Oanh, em đã chọn đề tài: “ Phân tích hiệu quả kinh doanh và một số biện pháp nâng
cao hiệu quả kinh doanh ở công ty TNHH PBOX Việt Nam” làm khoá luận tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu
quả kinh doanh.
Nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh và đánh giá về hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty TNHH PBOX Việt Nam.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh của công ty trong những năm tới.


Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8
1
Khoá luận tốt nghiệp
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố phản ánh hiêu quả kinh doanh như: Doanh thu, chi phí,
lợi nhuận và các chỉ số tài chính của công ty.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian : Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại công ty TNHH
PBOX Việt Nam, số liệu được thu thập từ phòng kinh doanh, phòng tài chính kế toán.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu Số liệu của công ty TNHH PBOX Việt Nam
năm 2008, 2009, 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp thống kê
- Sử dụng phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích
6. Kết cấu đề tài.
Khoá luận gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Giới thiệu đặc điểm cơ bản của công ty
Chương 3: Nội dung nghiên cứu
Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8
2
Khoá luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm và vai trò về việc nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty
1.1. Khái niệm về việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
Từ trước đến nay các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu

quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hiệu quả kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất tức là giá trị sử
dụng của nó (hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình sản xuất
kinh doanh). Khái niệm này đan xen giữa hiệu quả và mục tiêu kinh doanh.
- Hiệu quả kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế phản ánh nhịp độ tăng của các
chỉ tiêu kinh tế. Cách hiểu này chỉ là phiếm diệm nó chỉ đúng trên mức độ biến động
theo thời gian.
- Hiệu quả kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết quả. Đây là
biểu hiện của bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu quả kinh tế.
- Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí
bỏ ra. Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred – Kuhn và quan điểm này được
nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng.
- Từ các khái niệm về hiệu quả kinh doanh trên ta có thể đưa ra khái niệm ngắn
gọn như sau: “ hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng
các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, vốn và các yếu tố các khác) nhằm đạt
được mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra.
1.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh.
1.2.1. Hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh hay hiệu quả tài chính là hiệu quả thu được từ hoạt động
kinh doanh của từng doanh nghiệp. Biểu hiện trực tiếp của hiệu quả kinh doanh là số
lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp thu được hoặc lỗ phaỉ chịu. Hiệu quả kinh doanh
được tính bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.
Hiệu quả kinh doanh được xác định trong mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra với
thu nhập mang lại trong quá trình kinh doanh dưới hình thái tiền tệ đối với một dịch vụ
kinh doanh hoặc tổng thể các dịch vụ kinh doanh trong một thời gian nhất định. Hiệu
quả kinh doanh có tính trực tiếp nên có thể định hướng được dễ dàng.
Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8
3
Khoá luận tốt nghiệp

Theo các nhà kinh tế học hiện đại thì: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản
ánh trình độ và chất lượng sản xuất kinh doanh được xác định bằng tương quan giữa
kết quả thu được và chi phí bỏ ra hay: Hiệu quả kinh tế (hiệu quả kinh doanh) của một
tổ chức kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ quản lý và năng lực kinh
doanh của tổ chức đó nhằm đảm bảo thu được kêt quả cao nhất theo những mục tiêu
đã đặt ra với chi phí thấp nhất.
Hiệu quả kinh tế là thước đo tổng hợp, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế cần được xem xét một cách toàn
diện về cả mặt định tính và định lượng.
- Về định tính: Hiệu quả kinh tế được phản ánh ở trình độ và năng lực quản lý sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện sự đóng góp của doanh nghiệp với toàn xã hội.
- Về định lượng : Hiệu quả kinh tế của một tổ chức kinh doanh được đo lường bằng
hiệu số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Chênh lệch giữa kết quả và chi phí càng
lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
Hiệu quả sản xuât kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh
nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh. Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động
sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy động và sử dụng các
nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng có thể tạo ra kết quả phù hợp mà doanh
nghiệp đã đề ra. Để thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cũng như các mục tiêu
khác, các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau.
Hiệu quả kinh doanh là một trong những công cụ hữu hiệu nhất là để cho nhà quản trị
thực hiện chức năng quản trị của mình.
1.2.2. Hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quả kinh tế xã hội của một hoạt động kinh tế xác định trong mối quan hệ
giữa hoạt động đó với tư cách là tổng thể các hoạt động kinh tế hoặc là một hoạt động
cụ thể về kinh tế với nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Hiệu quả kinh tế xã hội
là lợi ích kinh tế xã hội mà hoạt động kinh tế mang lại cho nền kinh tế quốc dân và cho
đời sống xã hội, được thể hiện ở mức độ đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu
kinh tế xã hội như: phát triển sản xuất, tăng thu cho ngân sách, đổi mới cơ cấu kinh tế,
tăng năng xuất lao động, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.

Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8
4
Khoá luận tốt nghiệp
Hiệu quả kinh tế xã hội có tính chất gián tiếp rất khó định lượng nhưng lại có
thể định tính: “ Hiệu quả kinh tế xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát
triển”.
Hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Trong nhiều trường hợp, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội vận
động cùng chiều, nhưng lại có một số trường hợp hai mặt đó lại mâu thuẫn với nhau.
Có những hoạt động kinh doanh không mang lại lợi nhuận, thậm chí có thể thua thiệt,
nhưng doanh nghiệp vẫn kinh doanh vì lợi ích chung để thực hiện mục tiêu kinh tế xã
hội nhất định điều đó xảy ra đối với các doanh nghiệp công ích.
1.2.3. Hiệu quả tổng hợp
Chi phí bỏ ra là yếu tố cần thiết để đánh giá và tính toán mức hiệu quả kinh tế.
Xét trên góc độ tính toán, có các chỉ tiêu chi phí tổng hợp ( mọi chi phí bỏ ra để thực
hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh) và chi phí bộ phận (những hai phí cần thiết để
thực hiện nhiệm vụ đó).
- Hiệu quả tổng hợp thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và tổng phí bỏ ra
để thực hiện nhiệm vụ sản xuất hay kinh doanh.
Việc tính toán hiệu quả chi phí tổng hợp cho thấy hiệu quả hoạt động chung của
doanh nghiệp hay nền kinh tế quốc dân. Còn việc tính và phân tích hiệu quả của các
chi phí bộ phận cho thấy sự tác động của những yếu tố nội bộ sản xuất kinh doanh đến
hiệu quả kinh tế nói chung. Về nguyên tắc, hiệu quả chi phí tổng hợp thuộc vào hiệu
quả chi phí thành phần. Nhưng trơng thực tế, không phải các yếu tố chi phí thành phần
đều được sử dụng có hiệu quả, tức là có trường hợp sử dụng yếu tố này nhưng lại lãng
phí yếu tố khác. Nói chung muốn thu được hiệu quả kinh tế, hiệu quả do sử dụng các
yếu tố thành phần nhất thiêt phải lớn hơn so với tổn thất do lãng phí các yếu tố khác
gây ra.
1.2.4. Hiệu quả của từng yếu tố

- Hiệu quả sử dụng vốn: hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được thể hiện
qua hiệu suất sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định của doanh
nghiệp.
+ Vốn lưu động: Cần có những biện pháp tích cực hơn để đẩy nhanh tốc độ
quay của vốn lưu động, rút ngắn thời gian thu hồi vốn góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp.
Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8
5
Khoá luận tốt nghiệp
+ Vốn cố định: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp được thể hiện
qua sức sản xuất và mức sinh lợi của tài sản cố định. Hai chỉ tiêu này càng cao thì hiệu
quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng cao.
- Hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp: Đánh giá ở mức sinh lợi bình
quân của lao động trong năm. Năng suâts lao động bình quân đầu người của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp cần chú trọng đến việc sử dụng lao động, biểu hiện bằng số lao
động giảm và sản lượng tăng dẫn đến chi phí thấp về tiền lương.
1.3. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suát lao động và
tiết kiệm nguồn lực lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn
đề hiệu quả kinh tế. Chính việc khan hiếm nguồn lực và vịệc sử dụng chúng có tính
cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai
thác tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh,
các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu
năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa
với chi phí tối thiểu, hay chính xác hơn là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc
ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu.
Một số vai trò quan trọng như:
Một là, nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở để đảm bảo sự tồn tại và phát triển

của doanh nghiệp
Hai là, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ
trong kinh doanh.
Ba là, nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là nhân tố cơ bản tạo ra sự thắng lợi
cho doanh nghiểp trong quá trình hoạt động kinh doanh trên thị trường.
1.4.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh là một trong những công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị
thực hiện các chức năng của mình.Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh
không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt trình độ nào mà còn cho phép các nhà
quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai
phương diện tăng kết quả và giảm chi phíkinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả.
Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8
6
Khoá luận tốt nghiệp
Ngoài ra,việc nâng cao hiệu quả kinh doanh còn là sự biểu hiện của việc lựa chọn
phương án sản xuất kinh doanh. Có thể nói việc nâng cao hiệu quả kinh doanh không
chỉ là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị của mình
mà còn là thước đo trình độ của nhà quản trị.
2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh ngghiệp cầc phải dựa vào một
hệ thống các tiêu chuẩn, ccác doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn
đấu.hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
2.1.1 Nhóm chỉ tiêu tổng hợp
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hhiệu quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp bao gồm:
- Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí.
Chỉ tiêu doanh thu trên 1 đồng chi phí =
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ

Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này cao khi tổng chi phí thấp, do vậy nó có ý nghĩa
khuyến khích các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp giảm chi phí để tăng hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
- Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí:
Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí =
Lợi nhuận trong kỳ
Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Chỉ tiêu doanh lợi theo vốn kinh doanh
Chỉ tiêu doanh lợi theo vốn kinh doanh =
Lợi nhuận trong kỳ
Tổng vốn kinh doanh trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một
doanh thu thuần
2.1.2Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản.
*Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8
7
Khoá luận tốt nghiệp
- Chỉ tiêu năng suất lao động:
Chỉ tiêu năng suất lao động =
Tổng giá trị sản xuất trong kỳ
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sanr
xuất
- Chỉ tiêu kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương

Chỉ tiêu kết quả sản xuất trên một
đồng chi phí tiền lương =
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Tổng chi phí tiền lương trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí tiền lương trong kỳ tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu
- Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động
Chỉ tiêu lợi nhuận tính cho một lao động =
Lợi nhuận trongg kỳ
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận
- Hệ số sử dụng lao động
Hệ số sử dụng lao động =
Tổng số lao động được sủ dụng
Tổng số lao động hiện có
Chỉ tiêu này cho biết trình độ sử dụng lao động của doanh nghiệp
*Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
- Sức sản xuất vốn cố định:
Sức sản xuất vốn cố định =
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu.
- Sức sinh lợi vốn cố định:
Sức sinh lợi vốn cố định =
Lợi nhuận trong kỳ
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận.

- Hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị:
Thời gian làm việc thực tế
Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8
8
Khoá luận tốt nghiệp
Hiệu suất sử dụng thời gian làm
việc của máy móc thiết bị =
Thời gian làm việc theo thiết kế
- Hệ số sử dụng tài sản cố định :
Hệ số sử dụng tài sản cố định =
Tổng tài sản cố định được huy động
Tổng tài sản cố định hiện có
*Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động.
- Sức sản xuất của vốn lưu động:
Sức sản xuất của vốn lưu động =
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
- Số vòng quay vốn lưu động:
Số vòng quay của vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này càng cao chứn tỏ việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả và ngược lại.
3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
3.1.Nghiên cứu khảo sát và nắm bắt nhu cầu thị trường
Thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi giữa người mua và người bán
, hoạt động của phải nắm bắt nhanh chóng kịp thời, chính xác và đầy đủ các thông tin
về thị trường để đưa ra các biện pháp tác động thích hợp tới quá trình kinh doanh của

mình nhằm giành ưu thế trong cạnh tranh.
Để nắm bắt được các thông tin thị trường doanh nghiệp cần phải :
- Tổ chức hợp lý việc thu thập các nguồn thông tin từ các loại thị trường
- Phân tích và xử lý chính xac, kịp thời các thông tin đã thu nhập được.
Từ hai bước trên xác định nhu cầu của thị trường mà doanh nghiệp có khả năng
đáp ứng. Việc nghiên cứu khảo sát và lắm bắt nhu cầu thị trường đang phải trả lời
được các câu hỏi sau:
- Những loại thị trường nào có triển vọng nhât đối với hàng hóa – dịch vụ của
doanh nghiệp
- Giá cả, chi phí và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp với nhu cầu về hàng
hóa – dịch vụ của những loại thị trường đó
Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8
9
Khoá luận tốt nghiệp
Trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ xác định cho mình một chiến lược phát triển thị
trường tối ưu, xây dựng phương án kinh doanh giúp cho doanh nghiệp luôn chủ động
trong kinh doanh, xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra trong quá trình kinh
doanh, giúp cho doanh nghiệp có thể hạn chế đến mức tối đa các rủi ro.
3.2. Chuẩn bị tốt các điều kiện, yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh
Công việc này có ý nghĩa quan trọng, nó là điều kiện để nâng cao hiệu quả kinh
doanh góp phần làm tăng khả năng hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch và
phương án kinh doanh cả về số lượng, chất lượng và tiến độ thực hiện
Việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và yếu tố cho quá trình kinh doanh bao
gồm:
* Nhân tố đầu vào nguyên liệu
Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trực tiếp cấu tạo
nên thực thể của sản phẩm và là nhân tố đầu vào. Do đó trong quá trình kinh doanh
của doanh nghiệp được tiến hành một cách liên tục không bị gián đoạn hoặc không thể
tiến hành được.

- Nguyên vật liệu phải đầy đủ, kiph thời vì thiếu nguyên vật liệu dẫn tới các
quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành được
- Chất lượng của nguyên vật liệu phải đảm bảo vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu từ đó dẫn
đến hiệu quả của việc sử dụng vốn.
- Chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu giá thành, do đó
giảm chi phí nguyên vật liệu tới mức thấp nhât đồng nghĩa với hạ giá thành, tăng khả
năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh
- Nguyên vật liệu còn giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý giá thành và
tài chính trong doanh nghiệp. Vì vậy vấn đề đặt ra đối với yếu tố này trong công tác
quản lý là phải cung ứng đúng tiến bộ, số lượng, chủng loại, qui cách với chi phí thấp
nhất. Chỉ trên cơ sở đó mới đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh
* Nhân tố máy móc thiết bị, công nghệ:
Trong thị trường cạnh tranh thì nhân tố máy móc thiết bị và công nghệ có vai
trò quan trọng và có tính quyết định. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Máy móc thiết bị và công nghệ tiến bộ sẽ làm cho năng suất lao
động tăng, chất lượng sản phẩm tăng, điều đó ảnh hưởng đến giá thành và khả năng
Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8
10
Khoá luận tốt nghiệp
cạnh tranh, từ đó tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân tố này cũng tác
động đến thị trường, đến người cung cấp, ảnh hưởng tới khách hàng, đến vị thế cạnh
tranh và quá trình sản xuất của doanh nghiệp trên thị trường.
* Nhân tố lao động
Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trong đó lao động là
yếu tố quan trọng. Muốn cho mọi hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao, cần phải hình
thành một cơ cấu lao động tối ưu trong doanh nghiệp. Cơ cấu lao động tối ưu khi lực
lượng lao động đảm bảo đủ số lượng ngành nghề, chất lượng, giới tính và lứa tuổi,
đồng thời được phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác

giữa các bộ phận và các cá nhân với nhau đảm bảo mọi người đều có việc làm mọi
khâu, mọi bộ phận đều có người phụ trách và sự ăn khớp, đồng bộ trên từng đơn vị và
trên phạm vi toàn doanh nghiệp. Cơ cấu lao động tối ưu là cơ sở để đảm bảo cho quá
trình sản xuất được tiến hành cân đối, nhịp nhàng liên tục là cơ sở để đảm bảo nâng
cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặt khác doanh nghiệp phải xây dựng cho mình các định mức lao động để làm
căn cứ xác định chất lượng sản phẩm, lượng lao động hao phí, không những thế doanh
nghiệp phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động là biện pháp quan trọng để nâng
cao hiệu quả kinh doanh.
3.3. Tổ chức quá trình kinh doanh theo phương án kinh doanh đã đề ra
* Tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ
Trong cơ chế thị trường để tồn tại và đứng vững trong điều kiện cạnh tranh, bản
thân các doanh nghiệp ngoài việc tăng sản lượng hàng hóa sản xuất ra còn phải tăng
sản lượng tiêu thụ từ đó tăng lợi nhuận. Sản phẩm sản xuất ra phải tiêu thụ được sao
cho phù hợp với quy luật taí sản xuất mở rộng, tăng được sản lượng hàng hóa sản xuất
tức là doanh nghiệp đã tận dụng được các yếu tố lao động, máy móc thiết bị, thời gian
và sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu để từ đó hạ giá thành sản phẩm,
tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường như vậy sẽ tăng được sản lượng
hàng hóa tiêu thụ
* Giảm chi phí
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí
lao động vật hóa và hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp đó bỏ ra để tiến
hành hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Sự tham gia của các yếu tố
Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8
11
Khoá luận tốt nghiệp
sản xuất của doanh nghiệp có sự khác nhau nó hình thành chi phí tương ứng. Vậy khi
doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất kinh doanh xuống là đã hạ được giá thành và
tăng khả năng hàng đầu của các doanh nghiệp là phấn đấu giảm chi phí hạ giá thành,

tăng lợi nhuận.
* Tăng năng xuất lao động
Việc tăng năng suất lao động phụ thuộc vào các yếu tố như chuẩn bị các điều
kiện cần thiết cho quá trình kinh doanh, phát triển trình độ đội ngũ lao động…tạo động
lực cho tập thể và cá nhân người lao động vì lao động sáng tạo của con người là nhân
tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh, khi lực lượng lao động có trình độ cao thì có
thể khai thác tối đa nguyên vật liệu, công suất máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến,
việc phân công bố trí công việc cho người lao động phù hợp với trình độ năng lực
không những tăng năng suất mà còn tạo ra sự phấn khởi hăng say và tâm lý tốt cho
người lao động.
* Công tác quản trị và tổ chức sản xuất
Đây cũng là vấn đề lớn góp phần nâng cao năng suất lao động. Vì cơ cấu tổ
chức của doanh nghiệp mà thích ứng với môi trường kinh doanh, nhanh nhạy với sự
thay đổi của môi trường, bộ máy của doanh nghiệp phải gọn nhẹ, năng động, linh hoạt
giữa các bộ phận của doanh nghiệp phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
chế độ trách nhiệm tránh sự chồng chéo và nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi
người, nâng cao tính chủ động sáng tạo trong kinh doanh thì sẽ góp phần nâng cao
năng suất lao động.
3.4. Tổ chức quá trình tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ
Việc tổ chức quá trình tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ sẽ làm cho hàng hóa dịch
vụ của doanh nghiệp lưu thông, không bị ứ đọng, giúp cho vòng quay của vốn lưu
động tăng nhanh, làm giảm chi phí tiêu thụ và do đó lợi nhuận thu được cao dẫn tới
tăng hiệu quả kinh doanh. Muốn vậy phải thực hiện các biện pháp cụ thể để tiêu tụ sản
phẩm của doanh nghiệp ngày càng tăng.
* Tổ chức kênh tiêu thụ
- Kênh trực tiếp
Hàng hóa từ doanh nghiệp sản xuất đựợc bán thẳng đến người tiêu dùng. Hình
thức này đảm bảo mối quan hệ trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giúp
Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8

12
Khoá luận tốt nghiệp
doanh nghiệp có thể lắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng một cách nhanh chóng
nhất để đáp ứng được nhu cầu đó.
- Kênh gián tiếp
Là hình thức trong đó sử dụng trung gian tùy theo số lượng trung gian mà có
thể có kênh tiêu thụ dài hay ngắn khác nhau. Qua việc tiêu thụ bằng trung gian sẽ giúp
doanh nghiệp mở rộng được thị trường, chi phối được thị trường rộng lớn, tăng khả
năng cạnh tranh thông qua lợi thế của trung gian về vị trí đặt cửa hàng, kinh nghiệm
tiêu thụ.
* Tổ chức mạng lưới phân phối, khuyến khích đại lý
Để thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ của mình, doanh nghiệp không ngừng mở
rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm,. Với mạng lưới phân phối rộng sẽ giúp cho hàng
hóa tới tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Mặt khác doanh nghiệp cũng phải có
chế độ khuyến khích các đại lý tự tìm kiếm những khách hàng lớn tại cơ sở của mình.
Hoạt động hỗ trợ của doanh nghiệp đã góp phần không nhỏ tới kết quả tiêu thụ
sản phẩm.
* Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm.
Doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới máy móc thiết bị công nghệ để nâng
cao chât lượng sản phẩm đưa ra nhiều mẫu mã của sản phẩm.
Việc hạ giá thành sản phẩm giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh,
hàng hóa được tiêu thụ nhanh nhờ giá hạ hơn đối thủ, chất lượng sản phẩm lại tốt hơn
vì giá đóng vai trò trong quyết định mua hàng của khách hàng, nó ảnh hưởng đến kết
quả tiêu thụ.
- Thực hiện chính sách giá cả có chiết khấu, giảm giá cho các đại lý chi nhánh
của công ty nhằm khuyến khích họ mua lượng hàng lớn và bán được nhiều hàng, tích
cực hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Chính sách giá cả theo thị trường. Tại mỗi khu vực, vùng địa lý khác nhau nên
có những mức giá khác nhau sao cho phù hợp với cùng loại sản phẩm.
- Chính sách giá cạnh tranh: doanh nghiệp áp dụng mức giá thấp khi muốn xâm

nhập thị trường mới hay muốn cạnh tranh với đối thủ trên thị trường, điều này giúp sản
phẩm tiêu thụ nhanh hơn, khách hàng dễ chấp nhận hơn sản phẩm của doanh nghiệp.
3.5. Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị
trường.
Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8
13
Khoá luận tốt nghiệp
Trong điều kiện nhu cầu thị trường rất đa dạng và thường xuyên biến động, tiến
bộ khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp phải
được coi là cơ cấu động, nghĩa là phải liên tục hoàn thiện và đổi mới. Đó là một trong
những điều kiện bảo đảm doanh nghiệp thích ứng với môi trường kinh doanh để tồn tại
và phát triển.Đổi mới cơ cấu sản phẩm được thực hiện theo nhiều hướng khác nhau:
- Thu hẹp danh mục sản phẩm bằng cách loại bỏ những sản phẩm lỗi thời,
những sản phẩm có sức cạnh tranh kém và những sản phẩm không có khả năng tạo lợi
nhuận
- Giữ nguyên chủng loại sản phẩm đang sản xuất nhưng cải tiến, hoàn thiện về
hình thức, hoàn thiện về nội dung, tạo ra nhiều kiểu dáng.
- Bổ sung thêm vào danh mục sản phẩm những sản phẩm mới phù hợp với nhu
cầu thị trường và xu hướng phát triển của khoa học công nghệ.
- Chuyển hóa vị trí các sản phẩm trong cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp,
bằng cách thay đổi định lượng sản xuất của mỗi loại

Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8
14
Khoá luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA
CÔNG TY TNHH PBOX VIỆT NAM
1. Quá trình thành lập và phát triển của Công ty

- Tên gọi của Công ty : Công ty TNHH Pbox Việt Nam
- Tên giao dịch : Pbox Viet Nam Company Limited
- Địa chỉ : Khu Hạ Đoạn 2 - Đường Chùa Vẽ - Phường Đông Hải -
Quận Hải An - Hải Phòng
- Điện thoại : 084(031)3741183
- Fax : 084(031)3741184
- Email : thephung@.com
- Website : www.pbox.com
- Giấy phép đăng ký kinh doanh : số 0200942311 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư
Thành Phố Hải Phòng cấp ngày 30/6/2002
- Loại hình Doanh nghiệp : Doanh nghiệp tư nhân
- Chi nhánh số 2 đặt tại số 755D - Đường Nguyễn Duy Trinh - Phường Phú Hữu
Quận 9 - Thành Phố Hồ Chí Minh.
Năm 1999 khởi đầu từ xưởng cơ khí tại ngoại ô thành phố Hải Phòng. Đến năm
2002 chính thức thành lập Công ty TNHH Pbox Việt Nam, mở rộng diện tích nhà
xưởng hơn 20.000m
2
, trong đó xưởng sản xuất là 15.000m
2
.
Năm 2006: Công ty đã xây dựng nhà máy tại Thành phố Hồ Chí Minh trên
10.000m
2
ngoài chức năng kinh doanh thương mại Chi nhánh TP Hồ Chí Minh sẽ đầu
tư một hệ thống máy móc hiện đại để tiến hành sản xuất và gia công các mặt hàng
như: Thép hình U,C, I, hộp và thép ống để cung cấp cho thị trường phía nam.
Kể từ khi thành lập cho đến nay công ty đã không ngừng mở rộng phát triển
trên nhiều mặt và tạo dựng được uy tín,hình ảnh vững chắc trên thị trường Việt Nam.
Trong giai đoạn hiện nay,Công ty TNHH Pbox VN đang có nhiều thuân lợi
trong sản xuất kinh doanh, để hội nhập kip thời với đà phát triển của nền khoa hoc -kỹ

thuật trên thế giới, đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Công ty đã đạt giâý
chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, nhưng vẫn không ngừng cải tiến hệ thống
quản lý chất lượng với phương châm "Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả - Tất cả vì
khách hàng".
Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8
15
Khoá luận tốt nghiệp
2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty sản xuất kinh doanh các ngành nghề :
- Gia công cơ khí: xử lý và tráng phủ kim loại
- Bán buôn sắt, thép
- Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến
- Bán buôn xi măng
- Bán buôn kính, vécni
- Bán buôn gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh
- Bán buôn hàng may mặc
- Bán buôn máy móc thiết bị và phụ tùng máy công nghiệp
- Sản xuất thân xe có động cơ, rơ moóc
- Sản xuất các sản phẩm kim loại
- Dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải chưa được phân vào đâu: khai
thuê hải quan
- Khách sạn
- Dịch vụ đại lý tàu biển
- Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh,liên tỉnh
- Vận tải hàng hoá bằng đường ô tô
- Sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện vận tải
- Kho bãi và lưu giữ hàng hoá
- Sản xuất các thiết bị ngành xây dựng
- Sản xuất các cấu kiện kim loại

- Sản xuất tủ, giường, bàn ghế
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu hiện nay của công ty là thép công
nghiệp, thép xây dựng các loại bao gồm:
+ Thép cán nóng dạng cuộn có độ dày từ 1.2mm đến 25mm
+ Thép cán nguội dạng cuộn hoặc kiện có độ dày từ 0.3 đến 3mm
+ Thép tấm các loại có độ dày từ 3mm đến 100mm
+ Thép lá mạ kẽm, mạ điện, độ dày từ 0.4 đến 2.8mm
+ Thép hình các loại: Thép chữ U kích thước 30 - 400mm độ dày tiêu chuẩn
Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8
16
Khoá luận tốt nghiệp
Thép góc chữ L kích thước 30mm đến 400mm, thép ống tròn, thép hộp vuông,
hộp chữ nhật được sản xuất bằng dây chuyền theo yêu cầu.
Với đội ngũ cán bộ KHCN quản lý có trình độ cao, được đào tạo chuyên môn,
năng động sáng tạo và một đội ngũ công nhân lành nghề, nhiệt huyết với công việc, có
tinh thần trách nhiệm cao. Công ty đang từng bước đầu tư, xây dựng môi trường làm
việc đồng bộ và thuận tiện, mặt bằng sản xuất được bố trí phân khu hợp lý nhằm đảm
bảo quá trình sản xuất được tiến hành thuận tiện, khoa học.
Công ty sử dụng hệ thống dây chuyền đồng bộ, hiện đại từ các nhà cung cấp
hàng đầu Đài Loan được sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản, Châu Âu, các chi tiết
chính của dây chuyền có xuất xứ từ các hãng danh tiếng trên thế giới.
+ Bốn dây chuyền cán ống thép Các bon, có thể sản xuất các ống tròn có đường
kính ống từ F9,5mm - F127mm và các ống hình (vuông,chữ nhật) có kích thước từ
12,7x12,7 đến 100x100
+ Dây chuyền máy xả băng thép cho phép xả cuộn thép (thép Các-bon hoặc thép
không gỉ) nặng tới 20tấn, rộng 1600mm, dày 5mm, tốc độ 80m/phút.
+ Nguyên liệu của nhà máy được nhập khẩu từ những nhà sản xuất có uy tín trên
thế giới như: Nga, Nhật Bản, Nam Phi, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung quốc
Chính sách chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000

Nhằm tiêu chuẩn hoá sản xuất và kinh doanh Công ty Pbox đã và đang áp dụng
hệ thống chất lượng ISO 9001:2000 do tổ chức GIC đánh giá và cấp chứng chỉ.
Công ty Pbox cam kết thoả mãn khách hàng bằng các hàng hoá và dịch vụ có
chất lượng tốt nhất, phù hợp luật pháp, các tiêu chuẩn hàng hoá, tiêu chuẩn quốc tế
ISO 9001:2000
Trên cơ sở đánh giá, xem xét các nhu cầu, cơ hội và khả năng cạnh tranh của
Công ty và diễn biến thị trường ở từng thời kỳ, Ban lãnh đạo Công ty sẽ ra quyết định
các mục tiêu chất lượng trong từng thời kỳ.
Hiện nay, ngoài hệ thống phân phối rộng khắp từ Bắc vào Nam phục vụ thị trường
trong nước, sản phẩm của Công ty TNHH Pbox VN còn được xuất khẩu sang một số
nước và được đánh giá cao…
Đối tác của công ty đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Nga, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan
Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8
17
Khoá luận tốt nghiệp
3. Kết cấu sản xuất, sơ đồ công nghệ sản xuất của Công ty
3.1. Kết cấu sản xuất của Công ty
Phân xưởng sản xuất là bộ phận tổ chức, quản lý điều hành một công đoạn sản
xuất trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của Công ty.
Quản đốc phân xưởng là điều hành trực tiếp của giám đốc Công ty tại phân
xưởng sản xuất.
Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8
18
Khoá luận tốt nghiệp
Bảng 1: Cơ cấu bộ máy phòng sản xuất
Ghi chú
:Quan hệ trực tuyến

:Quan hệ phố
Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8
19
Phó giám đốc sản xuất
Phân xưởng
Bộ phận sản xuất chính Bộ phận phục vụ, phụ trợ
Dây
truyền
1
Dây
truyền
2
Dây
truyền

PX
điện
Tổ
KCS
PX

khí
Khoá luận tốt nghiệp
Bảng 2: Lưu đồ mua nguyên vật liệu của công ty

Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8
20
Tổng hợp định mức

Dự trù VT theo kế
hoạch sản xuất
Có đủ
Đối
chiếu
Kết thúc
Dự trù VT cần mua, chuyển
cho điều độ sản xuất
Duyệt
Dạng kế hoạch
Dài hạn
Ngắn hạn
Lập phiếu mua VT
Gửi đơn hàng
Xem xét
VT
Đánh giá
nhà cung
Duyệt mua
Duyet
mua
Kiểm tra
Nhập kho
Hợp đồng cung cấp
dài hạn nhiều đợt
Gửi phiếu
báo yêu cầu
Kiểm tra VT vào
Mua hàng
Đề nghị

(Không chấp nhận)
+(Đạt yêu cầu)
+(Chấp nhận)
-(Không đạt)
Cho SP
đơn chiếc
Khoá luận tốt nghiệp
Bảng 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Nguồn: Phòng tổ chức lao động hành chính
Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8
21
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PGĐ
phụ
trách
máy
công cụ
PGĐ
phụ
trách
sản xuất
PGĐ
kỹ thuật
PGĐ
kinh tế
đối
ngoại
XNK
PGĐ nội

chính
Xưởng
máy
công cụ
TTXD &
BDHT
CSCN
P. Bảo
vệ
P. QTĐS
P.Y Tế
P. VHXH
Ghi chú: Tổ chức công ty
PGĐ
KHKD
TM &
QHQT
VPCT
P.KHTKTC
VP.GDTM
TTĐHSX
XNSX&KDVTCTM
NXLĐĐT&BDTBCN
Trung tâm TĐH
Xưởng bánh răng
Xưởng cơ khí lớn
Xưởng GCAL-NL
Xưởng đúc
Xưởng cán thép
Phòng kỹ thuật

P.QLCLSP&MT
Thư viện
P.GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC
Khoá luận tốt nghiệp
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
* Ban giám đốc: giám đốc Công ty là người đại diện pháp nhân của Công ty,
chịu trách nhiệm trước Tổng Công Ty và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty, giám đốc là người có quyền hành cao nhất trong Công ty .
Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc và các phòng ban.
Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ phân công và uỷ
quyền.
∗Phòng tổ chức lao động hành chính: là bộ phận tham mưu giúp việc cho giám
đốc về công tác tổ chức nhân sự và hành chính của Công ty .
Lập kế hoạch tiền lương hàng năm theo kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập kế
hoạch bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, kinh phí công đoàn , tổ chức
thi nâng bậc lương hàng năm cho cán bộ công nhân viên của Công ty, tổ chức nhân sự,
tuyển dụng lao động khi có nhu cầu.
∗Phòng kế hoạch kinh doanh: là bộ phận tham mưu giúp việc cho giám đốc về
công tác hạch toán kinh doanh của Công ty.
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, giám sát kiểm tra thực
hiện định mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu cho sản phẩm, kiểm tra quản lý việc xuất
nhập khẩu nguyên liệu, vật tư của Công ty và phân xưởng.
∗Phòng kỹ thuật: là bộ phận tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác
kỹ thuật tại Công ty.
Nghiên cứu mẫu mã, kỹ thuật sản xuất chi tiết hoàn thiện sản phẩm theo đơn
đặt hàng. Soạn thảo và ban hành quy trình quản lý kỹ thuật trong toàn xí nghiệp, kiểm
tra thực hiện kỹ thuật sản xuất, chất lượng sảm phẩm trên từng công đoạn. Tổ chức
điều hành bộ phận kỹ thuật phân xưởng, sửa chữa cơ điện đáp ứng kỹ thuật cao nhất
cho sản xuất. Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, tiến bộ mới vào
sản xuất kinh doanh của Công ty.

∗Phòng kế toán - tài vụ: là bộ phận giúp chho giám đốc tổ chức và chỉ đạo công
tác kế toán tài chính, thống kê thông tin kinh tế và hạch toán của công ty, lập kế hoạch
kế toán hàng năm, tìm biện pháp , giải pháp nhằm nâng quản lý sử dụng đồng vốn có
hiệu quả. Tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát công tác kế toán tài chính. Lập các báo
cáo thống kê kế toán chính xác kịp thời đầy đủ.
Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8
22
Khoá luận tốt nghiệp
∗Quản đốc phân xưởng: là người điều hành trực tiếp của giám đốc Công ty tại
phân xưởng sản xuất, nhận kế hoạch sản xuất, tổ chức thực hiện nhiêm vụ kế hoạch
được giao với kết quả cao nhất.
Tổ trưởng sản xuất: có quyền tổ chức công nhân, theo dõi lịch làm việc của
công nhân, đôn đốc công nhân hoàn thành về số lượng sản phẩm mà quản đốc phân
xưởng giao.
5. Tình hình nguyên vật liệu và tài sản cố định của Công ty
*Các loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất
Nguyên vật liệu là một trong 4 yếu tố của chất lượng sản phẩm. Nguyên vật liệu
thường chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm. Sản phẩm có chất lượng
cao hay không phụ thuộc phần lớn vào nguyên vật liệu được sử dụng. Vì vậy, Công ty
TNHH Pbox VN rất thận trọng trong việc mua, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu
đảm bảo tuân thủ theo các yêu cầu về mặt kỹ thuật và yêu cầu ISO 9001:2000
Bảng sau sẽ cho thấy một số loại nguyên vật liệu chính của Công ty.
Bảng 2.1 Một số loại nguyên vật liệu chính
STT Chủng loại Giá mua (đ/kg) Nơi sản xuất
1 Gang
21 - 40 C 6500 Tự sản xuất
WIJX – 8 12000 Tự sản xuất
2 Thép
Thép 135, 145 4500 Tự sản xuất

Thép 9xC 8000 Nga
Thép tròn 5000 Nga, Ấn Độ
Thép tấm 4500 Nga, Việt Nam
Thép định hình 5000 Nga, Việt Nam
3 Que hàn 5000 Nga, Việt Nam
Nguồn (Phòng Vật tư - máy công cụ)
* Tình hình tài sản cố định của công ty
Trang thiết bị, máy móc là một bộ phận quan trọng trong tài sản cố định của các
doanh nghiệp, nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có, phản ánh trình độ khoa học kỹ
thuật và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Tình hình máy móc, thiết bị của Công ty được biểu hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2 Bảng tình hình máy móc thiết bị của Công ty
Số Tên máy Số Công Nguyên giá Mức độ CSSX thực Chi phí Thời gian Năm
Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8
23
Khoá luận tốt nghiệp
TT
lượng
(cái)
suất
(KW)
( $/cái )
hao mòn
(%)
tế so với
thiết kế (%)
bảo
dưỡng
/năm

SXSP
(giờ)
chế tạo
1 Máy điện 47 4-60 7000 65 85 20 1400 2001
2 Máy phay 32 4-16 4500 60 80 150 1000 Nt
3 Máy bào 14 2-40 4000 55 80 200 1100 Nt
4 Máy mài 37 2-10 4100 55 80 200 900 Nt
5 Máy khoan 34 2-10 2000 80 100 1200
6 Máy doa 15 4-16 5500 60 80 250 900 Nt
7 Máy cưa 16 2-10 1500 70 85 50 1400 Nt
8 Máy chuốt ép 5 2-8 5500 60 70 200 700 Nt
9 Búa máy 4 4500 85 150 900
10 Máy cắt đột 8 2-8 4000 60 80 200 800 Nt
11 Máy lốc tôn 2 10-40 1500 40 70 50 1400
12 Máy hàn điện 16 5-10 800 55 85 30 1400 Nt
13 Máy hàn hơi 7 400 55 85 300 1200 Nt
14 Máy nén khí 12 10-75 6000 65 40 200 1200 Nt
15 Cần trục 4 8000 70 1000 1000
16 Lò luyện thép 3 700-
1000
110000 55 70 300 800 Nt
17 Lò luyện gang 1 30 50000 65 70 300 8000 Nt
Nguồn (Phòng Vật tư - máy công cụ)
Nhận xét : Ngay từ khi đi vào sản xuất kinh doanh Công ty đã chú trọng đầu
tư, mua mới các loại máy móc thiết bị hiện đại với công xuất cao phục vụ cho việc sản
xuất những sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Phần lớn các
trang thiết bị, máy móc đều được nhập khẩu từ các nhà cung cấp hàng đầu có uy tin
như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… Công ty đã không ngừng cải tiến dây chuyền
sản xuất, trang bị thêm máy móc thiết bị hiện đại, ứng dụng nền khoa học kỹ thuật tiên
tiến vào sản xuất.

6.Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Để thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của mình Công ty đã không ngừng
mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
Năm 2006 công ty đã đầu tư xây dưng nhà máy thứ 2 tại Hồ Chí Minh, mở rộng
thị trường tiêu thụ về phía Nam, thuận tiện cho việc cung cấp sản phẩm rộng khắp cả
nước, tăng sản lượng tiêu thụ lên gấp 3 lần. Bên cạnh đó công ty luôn có chính sách
Sinh viên: Phạm Thị Hiền
Lớp: QTKDBK8
24
Khoá luận tốt nghiệp
mở rộng mạng lưới phân phối, khuyến khích các đại lý tự tìm kiếm các khách hang lớn
tại cơ sở của mình. Đây là biện pháp góp phần không nhỏ đến kết quả tiêu thụ sản
phẩm khiến cho sản phẩm của Công ty được nhiều người biết đến và sử dụng như
quảng cáo, xúc tiến bán hàng và dịch vụ sau mua. Điều này sẽ khuyến khích khách
hàng mua nhiều sản phẩm của dịch vụ để được hưởng dịch vụ sau bán hàng.
Ngoài việc đẩy mạnh thị trường tiêu thụ trong nước công ty đang không ngừng
hợp tác mở rộng thị trường xuất khẩu thép ra các nước như Đài Loan, Hàn Quốc,
Camphuchia…công ty liên tục nhận được các đơn đặt hàng từ nhiều nơi .
Đến năm 2008 do sự bất ổn thị trường thép trong nước và thế giới, công ty đã
gặp phải rất nhiều kho khăn, giá thành các loại thép giảm mạnh. Tình hình tiêu thụ
trong nước và xuất khẩu cũng ảnh hưởng nghiêm trọng. Có thể nói đây là một năm đầy
biến động của công ty.
Cho đến năm 2009 chịu sự tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình
sản xuất kinh doanh của công ty sụt giảm, giá thép vẫn tiếp tục giảm mạnh. Tính cho
đến tháng 3/2009 sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty giảm 24,34 % so với năm
2008.
7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Để thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty và tình hình thu nhập
của cán bộ công nhân viên trong Công ty, ta xét bảng sau:
Sinh viên: Phạm Thị Hiền

Lớp: QTKDBK8
25

×