Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty nạo vét và xây dựng đường thủy i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.52 KB, 62 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MôC LôC
1.2. Vai trò nhi m v s n xu t kinh doanh c a công ty.ệ ụ ả ấ ủ 6
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI
ĐẦU
Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản
xuất hàng hóa. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới những đồng thời
cũng chứa đựng những nguy cơ đe dọa các doanh nghiệp. Để có thể đứng vững trước
quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn
vận động, tìm tòi một hướng đi mới cho phù hợp. V
ì
vậy các doanh nghiệp phải quan
tâm, tìm mọi biện pháp để nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các
doanh nghiệp. Có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp mới tồn
tại và phát triển, qua đó mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và
tạo sự phát triển vững chắc của doanh nghiệp.
Vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn là bài toán khó đối với
nhiều doanh nghiệp. Ở nước ta hiện nay số doanh nghiệp đạt được hiệu quả trong
quá trình sản xuất kinh doanh vẫn chưa nhiều. Điều này có nhiều nguyên nhân như:
Hạn chế trong công tác quản lý, hạn chế về năng lực sản xuất hay kém thích ứng với
nhu cầu của thị trường. Do đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng ngày càng
phải được chú trọng đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
Qua quá trình thực tập ở Công ty Nạo vét và xây dựng đường thủy I, với
những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhận thức về tầm quan trọng của vấn
đề này em đã chọn đề tài:
"


Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh ở Công ty Nạo vét và xây dựng đường thủy I" làm đề tài cho chuyên đề tốt
nghiệp của mình.
Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty nạo vét và xây dựng đường thủy I.
Chương 2: Phân tích tình hình hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Nạo vét
và xây dựng đường thủy I.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty Nạo vét và xây dựng đường thủy I.
Chuyên đề này được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Phạm Kim
Hằng và các cô chú trong công ty Nạo vét và xây dựng đường thủy I.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này !
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY NẠO VÉT VÀ XÂY DỰNG
ĐƯỜNGTHỦY I
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Nạo vét và xây dựng đường thủy
I
Trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng đường thuỷ
Địa chỉ: Số 8 Nguyễn Tri Phương – Hồng Bàng – Hải Phòng
Điện thoại: 031.3842806
Fax: (84.31)3841695
Email:
Công ty Nạo vét và xây dựng đường thuỷ I được thành lập ngày 16/02/1957 .Ngày
đầu với tên là Công ty tầu cuốc. Khi mới thành lập đơn vị trực thuộc Cục vận tải đường
thuỷ, Bộ giao thông vận tải và Bưu Điện. Công ty được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu
là nạo vét, trục vớt các chướng ngại vật, thông luồng đường thuỷ ở Hải Phòng và các
tuyến sông trên Miền bắc, góp phần giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và phát

triển kinh tế.
Ban đầu khi mới thành lập, từ sự tiếp nhận trụ sở của Sở thuỷ lục lộ đóng tại Bến
Bính phố Juy - lơ (đội khảo sát 6, đường Cù Chính Lan hiện nay) toàn bộ hệ thống quản
lý của Sở là 20 người Pháp và 40 người Việt nam. Công ty tầu cuốc có các phòng kỹ
thuật, kế hoạch, công trình, nhân sự, tiền lương, xưởng sửa chữa, âu đà, kho cấp vật liệu.
Nhiệm vụ là phục vụ công trình xây dựng, mở rộng cảng, nạo vét thông luồng trên toàn
xứ Bắc kỳ và Trung Kỳ. Ngày 16/02/1957 Bộ giao thông vận tải và Bưu Điện ra nghị
định số 34 - NĐ tách ty tầu cuốc ra khỏi Cảng Hải Phòng và thành lập Công ty tầu cuốc
trực thuộc Cục vận tải đường thuỷ, ông Trương văn Kỳ được chỉ định làm Giám đốc.
Tổng số cán bộ công nhân thủ thuỷ có 453 người với trang thiết bị máy móc: có tầu cuốc
Đình Vũ, Cát bà, Cửa Cấm, tầu cuốc 1954, tầu lai gồm TC1, TC2, TC3, TC4, TC5 và tầu
Hòa bình, sà lan gồm 8 chiếc SL1, SL2, SL3, SL4, SL5, SL6, SL7, SL8 và 01 sà lan chở
nước 50 tấn, 02 sà lan chở than. Ca nô gồm X01, X02, X03. Tổ đo dò và thợ lặn thuộc
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
ban kế hoạch và công trình. Tổ sửa chữa thuộc ban kỹ thuật cơ khí. Tổ kho vật liệu thuộc
ban cung ứng. Công tác tổ chức, sắp xếp lực lượng lao động, phương tiện, tổ chức Đảng
và các đoàn thể quần chúng phù hợp với cơ sở Quốc doanh có tầm cỡ quốc gia.
Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ từ năm 1964 đến
năm 1973 Công ty đã tham gia nạo vét Kênh đào nhà Lê Thanh Hoá- Nghệ An để tiếp
hàng cho chiến trường phía Miền nam, rà phá bom mìn, thuỷ lôi do Mỹ ném xuống để
phong toả Cảng Hải Phòng. Những năm đó Công ty vừa sản xuất và làm nhiệm vụ phục
vụ cho giao thông vận tải cho tiền tuyến đã lập được nhiều thành tích mà Đảng và Nhà
nước trao tặng. Sau khi kết thúc chiến tranh.
Từ năm 1975 đến năm 1983 Công ty có những nhiệm vụ chủ yếu:
1. Nạo vét đảm bảo giao thông các tuyến sông trên toàn Miền Bắc. Công ty có 4
tầu hút loại 3D6, 10 tầu hút xén thổi loại 3D12, 4 tầu cuốc nhiều gầu tầu cuốc TC57,
TC58, TC66, TC85 và các 12 tầu lai, 6 ca nô, 4 xưởng nổi, 2 sà lan chở nước phục vụ

công tác nạo vét đảm bảo giao thông.
2. Trục vớt thanh thải các chướng ngại vật bị đắm trên luồng tầu chạy. Công ty có
các Cần cẩu trục vớt sà lan lặn.
3. Sửa chữa các phương tiện thuỷ của Công ty và các đơn vị khác. Công ty có hai
xưởng sửa chữa là xưởng sửa chữa X400 đóng tại km9 đường 5, xưởng sửa chữa X500
tại xã An Tràng Kiến An. Công ty có nhiều máy tiện, máy phay, máy hàn, máy búa và
các công cụ khác.
4. Sản xuất vật liệu xây dựng Công ty có nhà máy xi măng Minh Đức đóng tại xã
Minh Đức huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Theo quyết định của Bộ giao thông vận tải và Bưu Điện Công ty tầu cuốc được
đổi thành Xí nghiệp nạo vét trục vớt đường sông I thuộc Liên hiệp các xí nghiệp nạo vét
sông Biển, có nhiệm vụ nạo vét và trục vớt, khơi thông luồng lạch từ khu Bốn trở ra. Đầu
tháng 12 năm 1984 do yêu cầu tình hình của Liên hiệp, đội trục tầu chuyển sang đơn vị
mới. Vì vậy cuối tháng 12 năm 1984 Xí nghiệp lại đổi tên thành Xí nghiệp nạo vét đường
sông I, thuộc Liên hiệp các xí nghiệp giao thông đường thuỷ. Đến đầu năm 1991 xí
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nghiệp lại được đổi tên thành Công ty nạo vét đường sông I, thuộc Liên hiệp các xí
nghiệp giao thông đường thuỷ. Căn cứ vào quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp
Nhà nước ban hành kèm theo Nghị Định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng
bộ trưởng (nay là Chính Phủ). Đến năm 1993 Công ty nạo vét đường sông I được thành
lập lại theo quyết định số 599/QĐ/TCCB - LĐ ngày 05/04/1993 của Bộ trưởng Bộ giao
thông vận tải về việc thành lập lại Công ty nạo vét đường sông I trực thuộc Tổng công ty
xây dựng đường thuỷ. Theo quyết định số 3737/ QĐ/TCCB - LĐ ngày 04/11/1997 của
Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về việc đổi tên doanh nghiệp Nhà nước: Công ty nạo vét
đường sông I được đổi thành Công ty nạo vét đường thuỷ I trực thuộc Tổng công ty xây
dựng đường thuỷ. Theo quyết định số 3539/QĐ - BGTVT ngày 25/10/2001 của Bộ
trưởng Bộ giao thông vận tải về việc đổi tên cho doanh nghiệp Nhà nước: Công ty nạo

vét đường thuỷ I được đổi tên thành CÔNG TY NẠO VÉT VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG
THUỶ I trực thuộc TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG ĐƯỜNG THUỶ.
Đăng ký kinh doanh số 111069 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải phòng
cấp ngày 10/12/1997
Trải qua 52 năm xây dựng và trưởng thành. Công ty đã được Nhà nước phong
tặng nhiều danh hiệu thi đua.
- Về tập thể có: 01 Huân chương độc lập hạng ba (năm 2002 ), Danh hiệu anh hùng lực
lượng vũ trang thời chống Mỹ, 02 Huân chương lao động hạng nhất, 11 Huân chương lao
động hạng ba, 02 Huân chương chiến công hạng nhất, 2 huân chương chiến công hạng
ba, 2 bằng khen của Chủ tịch nước, 7 bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ.
- Về cá nhân có: 2 Huân chương lao động hạng nhất, 2 Huân chương lao động hạng nhì,
3 Huân chương lao động hạng ba, 1 Huân chương chiến công hạng ba, 6 Huy hiệu Hồ
Chủ Tịch và hàng nghìn Huân chương Huy chương chống Mỹ cứu nước, bằng khen của
Bộ và của uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Năm 1997 được tặng huy chương cho
sản phẩm công trình có chất lượng cao của Bộ giao thông vận tải đó là công trình nạo vét
cảng cá đảo Phú Quý tỉnh Bình Thuận
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trong quá trình hình thành và phát triển Công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ
I đã trải qua bao thăng trầm, thay đổi và đã có lúc gặp rất nhiều khó khăn trong kinh
doanh. Nhưng tập thể công nhân trong Công ty đã đoàn kết chủ động khắc phục những
khó khăn, phát huy nhiều sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, áp dụng nhiều tiến độ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất đưa Công ty đi lên bằng nội lực của chính mình để thành một Công ty
nạo vét hàng đầu của Việt nam và được xếp hạng doanh nghiệp hạng 1 vững mạnh như
ngày nay. Công ty phải tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tự tìm kiếm khách hàng, để có
được các hợp đồng kinh tế, Công ty phải đấu thầu với đơn vị bạn, trong quá trình đấu
thầu cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi.
1.2. Vai trò nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.

Từ thời kỳ thực dân Pháp, ngành nạo vét ra đời chỉ nhằm phục vụ cho công việc
xây dựng cảng.
Sau đó không còn đơn thuần là phục vụ cảng mà đã phát triển trở thành một ngành
kinh tế đặc biệt.
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ công ty được giao nhiệm vụ nạo vét thông suốt
phục vụ các cảng sông, thông luồng. Từ ngày thống nhất đất nước, Công ty chuyển sang
một giai đoạn mới vừa mang tính chất của ngành sản xuất kinh doanh vừa mang tính chất
phục vụ.
Công ty đã dần đầu tư từng bước mở rộng sản xuất kinh doanh bổ sung những
nhiệm vụ để cho phù hợp với cơ chế thị trường.
Theo nghị định 599 QĐ/TCCB-LĐ của bộ giao thông vận tải giao nhiệm vụ
♦ Ngành nghề kinh doanh
Theo đăng ký kinh doanh số: 111069 ngày 10/12/1997 do Sở kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hải phòng cấp, sửa đổi lần thứ nhất ngày 17/10/1998 và sửa đổi lần thứ hai
ngày 29/12/1999 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp Hải phòng cấp; giấy phép hành nghề
số: 520/ BXD/ CSKD, giấy phép số: 1392/ CGĐ công ty được phép kinh doanh các
ngành nghề chủ yếu sau.
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Nạo vét luồng sông, Biển, kênh rạch, hồ, cầu cảng, vùng quay trở tàu, cửa âu,
ụ, triền,
+ Phun hút tạo bãi, sửa chữa thiết bị, phụ tùng phương tiện thuỷ, nạo vét cửa
biển.
- Đóng mới phương tiện tàu thủy.
+ Thi công bằng phương pháp khoan nổ mìn.
+ Thi công các loại máy công trình, đào nắp nền công trình.
+ Xây lắp các kết cấu công trình, kết cấu và cấu kiện phi tiêu chuẩn.
- Trục vớt thanh thải chướng ngại vật, nạo vét sông hồ bảo vệ môi trường và

chỉnh tri luồng lạch.
+ Khai thác kinh doanh cát, đá, sỏi.
- Xây dựng các công trình giao thông, đường thuỷ thuỷ lợi, đường bộ công trình công nghiệp
và dân dụng phục vụ ngành giao thông vận tải.
1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý và chức năng nhiệm vụ
♦ Sơ đồ tổ chức bộ máy
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
GIÁM ĐỐC CÔNG
TY
PHÓ GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
PHÓ GIÁM ĐỐC
THỊ TRƯỜNG
ĐOÀN
TÀU
THÁI
BÌNH
DƯƠNG
ĐOÀN
TÀU
HP97
ĐOÀN
TÀU
HP2000
CHI

NHÁNH
TP HỒ
CHÍ
MINH

NGHIỆP
TÀU
HÚT
SÔNG I

NGHIỆP
TÀU
HÚT
SÔNG II

NGHIỆP
XÂY
DỰNG
CÔNG
TRÌNH

NGHIỆP
PCK88
TỔ
DỊCH
VỤ
PHÓ GIÁM ĐỐC
SXKD
PHÒNG HÀNH
CHÍNH Y TẾ

PHÒNG TỔ
CHỨC LAO
ĐỘNG
PHÒNG KỸ
THUẬT (QUẢN
LÝ THIẾT BỊ)
PHÒNG THỊ
TRƯỜNG
PHÒNG KẾ
HOẠCH SẢN
XUẤT
PHÒNG TÀI
CHÍNH KẾ
TOÁN
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
♦ Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
Công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ I có 04 xí nghiệp thành viên, 02 đoàn tàu
trực thuộc, 02 Chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, 01 Trung
tâm dịch vụ tổng hợp chuyên kinh doanh dịch vụ cung ứng vật tư, căng tin trong nội bộ
Công ty và bên ngoài Công ty.
* Ban lãnh đạo Công ty gồm:
Giám đốc và 03 phó giám đốc giúp việc.
* Bộ máy quản lý gồm 06 phòng ban tham mưu là:
- Phòng kế hoạch sản xuất
- Phòng tài chính kế toán
- Phòng tổ chức lao động tiền lương
- Phòng quản lý thiết bị
- Phòng thị trường
- Phòng hành chính y tế

* Nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban là:
* Phòng kế hoạch sản xuất:
Thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm thị trường, lập kế hoạch sản xuất hàng năm, xây
dựng các hồ sơ dự thầu, triển khai phương án thi công, phương án an toàn sản xuất, theo
dõi hướng dẫn thi công, ký kết, làm thủ tục hồ sơ hoàn công, quyết toán công trình, thanh
lý hợp đồng.
* Phòng tài chính kế toán:
Căn cứ kế hoạch sản xuất năm lập kế hoạch tài chính năm, công tác quản lý, lập
kế hoạch đào tạo các loại thợ, các loại sỹ quan thuyền viên, bố trí sử dụng lao động hợp
lý, không ngừng nâng cao năng suất lao động. Thanh quyết toán tiền lương và các chế độ
chính sách tiền lương cho người lao động.
* Phòng tổ chức lao động tiền lương
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch SXKD của Công ty để lập kế hoạch tiền lương,
thực hiện việc báo cáo lao động tiền lương theo quý, năm cho cơ quan chủ quản và cho
các cơ quan hữu quan theo quy định.
* Phòng quản lý thiết bị:
Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch sản xuất bố trí phương tiện cho SXKD, căn cứ
vào tình trạng kỹ thuật của đội tàu tiến hành lập kế hoạch sửa chữa nâng cấp, hoán cải
phương tiện, đảm bảo phương tiện thiết bị thi công luôn có tình trạng kỹ thuật tốt, đảm
bảo thi công liên tục trên các công trường. Xây dựng các quy trình, quy phạm, nội quy,
quy định, sử dụng phương tiện thiết bị, lập hồ sơ nghiệm thu quyết toán thanh lý các hợp
đồng sửa chữa, cung ứng vật tư sửa chữa, xây dựng các định mức tiêu hao nguyên liệu.
Kết thúc công trường thực hiện việc kiểm tra, quyết toán nhiên liệu cho các tàu theo từng
công trường. Lập báo cáo gửi cơ quan chủ quản và các cơ quan chức năng khác theo quy
định.
* Phòng hành chính y tế:

Chăm lo việc tiếp khách cho công ty, thực hiện công tác văn thư, bố trí cho lãnh
đạo và cán bộ Công ty đi công tác, quản lý xe con, mua sắm các dụng cụ quản lý, chăm lo
sức khoẻ cho CBCNV, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ theo quy định, lập kế hoạch và
mua sắm thuốc men, cấp phát thuốc cho các tàu, các công trường, mua bảo hiểm y tế cho
CBCNV.
* Ban giám đốc:
Giám đốc Công ty điều hành mọi mặt SXKD của Công ty, chịu trách nhiệm trước
Tổng Giám đốc và pháp luật về kết quả SXKD, quản lý vốn và tài sản của đơn vị mình.
Giúp việc giám đốc có 03 phó giám đốc:
- Phó giám đốc sản xuất:
+ Chỉ huy các hoạt động, công việc sản xuất và theo dõi, giám sát tiến độ sản xuất.
+ Ký duyệt các biên bản, văn bản về phạm vi sản xuất.
Quan hệ với các cơ quan chức năng liên quan hoặc thay mặt Giám đốc ký hợp
đồng.
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Phó giám đốc kỹ thuật :
+ Trực tiếp giám sát, chỉ đạo phòng quản lý thiết bị, chịu trách nhiệm về công tác
khoa học kỹ thuật của Công ty, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ Quan hệ với các cơ quan chức năng về lĩnh vực kỹ thuật và chất lượng sản
phẩm, ký duyệt, phê chuẩn các biên bản, các văn bản về kỹ thuật.
+ Điều hành công việc kỹ thuật, sửa chữa, công tác nghiên cứu ứng dụng khoa
học và một số dịch vụ khác.
+ Đề xuất với Giám đốc và ký các hợp đồng sửa chữa phương tiện thiết bị theo
quy phạm đăng kiểm, hợp đồng bảo dưỡng, duy tu phương tiện.
+ Theo dõi hoạt động của các phương tiện, đảm bảo cho phương tiện hoạt động an
toàn.
+ Theo dõi và xét duyệt các sáng kiến kỹ thuật của công ty.

- Phó giám đốc thị trường:
+ Trực tiếp giám sát, chỉ đạo phòng hành chính y tế.
+ Chủ tịch hội đồng phân phối nhà ở, xét duyệt nâng bậc lên lương và kỷ luật.
+ Tiếp đón khách, các cơ quan đoàn thể và đại diện của các tổ chức xã hội đến
quan hệ, làm việc với Công ty.
+ Chỉ huy các hoạt động văn hoá, thể thao, công tác y tế, công tác bảo vệ an ninh
chính trị, an toàn xã hội của Công ty.
+ Ký duyệt các văn bản, các quy định, giấy giao nhiệm vụ trong phạm vi trách
nhiệm và ký duyệt thanh toán lương khoán, các chi trả chế độ của CBCNV.
Các xí nghiệp là những đơn vị trực thuộc Công ty có tư cách pháp nhân không đầy
đủ, được mở tài khoản chuyên chi tại Ngân hàng, đó là:
a. Các xí nghiệp đơn vị: (hạch toán phụ thuộc)
* Xí nghiệp tầu hút sông I
Có trụ sở tại số 8 Nguyễn tri Phương, quận Hồng Bàng, Hải Phòng
Xí nghiệp quản lý trực tiếp 05 tầu hút xén thổi chuyên làm công tác nạo vét san
lấp mặt bằng.
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bộ máy gồm: Ban giám đốc xí nghiệp, ban kế hoạch kỹ thuật vật tư, ban kế toán
tài vụ ban phục vụ
* Xí nghiệp tầu hút sông II :
Có trụ sở tại số 8 Nguyễn tri Phương, quận Hồng Bàng, Hải Phòng
Xí nghiệp quản lý trực tiếp 03 tầu hút xén thổi chuyên làm công tác nạo vét san
lấp mặt bằng
Bộ máy gồm: Ban giám đốc xí nghiệp, ban kế hoạch kỹ thuật vật tư, ban kế toán
tài vụ ban phục vụ
* Xí nghiệp xây dựng công trình:
Có trụ sở tại số 8 Nguyễn tri Phương, quận Hồng Bàng, Hải Phòng

Xí nghiệp quản lý trực tiếp 01 tầu hút xén thổi chuyên làm công tác nạo vét san
lấp mặt bằng.
Xí nghiệp có chức năng xây dựng các công trình thuỷ
Bộ máy gồm: Ban giám đốc xí nghiệp, ban kế hoạch kỹ thuật vật tư, ban kế toán
tài vụ, ban phục vụ.
* Xí nghiệp sửa chữa cơ khí 88 :
Có trụ sở tại số 8 Nguyễn Tri Phương, quận Hồng Bàng, Hải Phòng
Xí nghiệp quản lý trực tiếp 01 tầu hút xén thổi chuyên làm công tác nạo vét san
lấp mặt bằng
Xí nghiệp có chức năng và cơ sở vật chất sửa chữa ại Xã An Tràng Kiến An để
sửa chữa các phương tiện thuỷ của toàn Công ty và các khách hàng ngoài.
Bộ máy gồm: Ban giám đốc xí nghiệp, ban kế hoạch kỹ thuật vật tư, ban kế toán
tài vụ ban phục vụ
* Chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh :
Có trụ sở đóng tại số 18E, phố Chu Văn An, phường 26, Quận Bình Thạnh, thành
phố Hồ Chí Minh.
Chi nhánh quản lý trực tiếp 03 tầu hút xén thổi sản xuất nạo vét và san lấp các
công trình khu vực đồng bằng Nam Bộ.
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bộ máy gồm:Ban giám đốc xí nghiệp, ban kế hoạch kỹ thuật vật tư, ban kế toán
tài vụ.
* Đại diện công ty tại thành phố Đà Nẵng
Có trụ sở tại số 10, phố Phan Bội Châu, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
* Trung tâm dịch vụ tổng hợp
Có trụ sở tại số 8 Nguyến Tri Phương, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng
Nhiệm vụ cung cấp vật tư thiết bị cho công tác sửa chữa và đầu tư trong toán Công
ty và các đơn vị khác

Bộ máy gồm: Ban giám đốc,ban kế hoạch, ban kế toán.
b. Các đoàn tầu trực thuộc Công ty:
♦ Các phương tiện Công ty quản lý trực tiếp.
* Đoàn tầu Thái Bình Dương: Là một con tầu hút bụng tự hành có tính năng
phun lên bờ được đóng tại Hà Lan bằng nguồn vốn vay ODA của Chính Phủ Cộng hoà
liên bang Đức thông qua Ngân hàng KFW.
* Đoàn tầu HA97: là đoàn tầu Công ty đầu tư năm 1997 bằng vốn vay tín dụng
theo kế hoạch Nhà nước. Tầu có công suất 4170 CV. Mua của hãng Elicoot Mỹ.
* Đoàn tầu HP2000: Là đoàn được đầu tư năm 2000 bằng nguồn vốn vay tín
dụng thương mại Ngân hàng công thương Hồng Bàng, Hải Phòng. Tầu có công suất
1.200 CV. Mua của hãng IHC Hà Lan.
* Đoàn Tầu TC02: Là đoàn tầu được đầu tư năm 2002 bằng vốn vay trung hạn
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Phòng, Được hoán cải từ tầu hút bùn lắp
đặt cần cẩu 100T, gầu ngoạm 6m3.
♦ Các phương tiện do xí nghiệp và Chi nhánh quản lý khai thác
1. Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
Tầu hút HT900, tầu hút HS28, tầu hút HS29
2. Xí nghiệp tầu hút sông I
Gồm: tầu hút H96, tầu hút HS01, tầu hút HS03, tầu hút HS04, tầu hút HS05, tầu
kéo SĐ10, ca nô C31, ca nô C24, ca nô C25
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3. Xí nghiệp tầu hút sông II
Gồm: tầu hút xói thổi HT2700, tầu hút H02, tầu hút HS19, tầu hút HS20, tầu kéo
TC45, tầu TĐ18.
4. Xí nghiệp sửa chữa cơ khí 88
Gồm: tầu hút HS31
1.4. Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty

♦ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2009, 2010
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
132.083.045.316 135.978.748.382
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
0 618.261.293
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
132.083.045.316 135.360.487.089
4. Giá vốn hàng bán 129.672.509.834 121.587.378.652
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và dịch vụ
2.410.535.482 13.773.108.437
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
136.098.364 138.425.760
7. Chi phí tài chính 74.623.602.469 5.974.653.499
8. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
7.209.975.773 7.387.346.924
9. Lợi nhuận từ các hoạt
động kinh doanh
(79.286.944.396) 549.533.774
10. Thu nhập khác 2.876.460.043 2.876.460.043
11. Chi phí khác 158.605.000 3.425.993.817
12. Lợi nhuận khác 5.367.766.124 (549.533.774)
13. Tổng lợi nhuận trước

thuế
(73.919.178.272) 0
14. Chi phí thuế TNDN 0 0
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
hiện hành
15. Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại
0 0
16. Lợi nhuận sau thuế (73.919.178.272) 0
(Trích: báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2010)
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY NẠO VÉT VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG THỦY I
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
2.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Mặc dù đã có sự thống nhất rằng phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh phản
ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn chưa có sự thống
nhất trong quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Các nhà kinh tế và thống kê có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất
kinh doanh do điều kiện lịch sử và giác độ nghiên cứu là không giống nhau.
Quan điểm 1: Trước đây người ta coi "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt
động kinh tế, là doanh thu trong tiêu thụ hàng hóa”. Theo quan điểm này thì hiệu quả
là tốc độ tăng của kết quả đạt được như: Tốc độ tăng của doanh thu, của lợi nhuận.
Như vậy hiệu quả được đồng nhất với các chỉ tiêu kết quả hay với nhịp độ tăng của
các chỉ tiêu ấy. Quan điểm này thực sự không còn phù hợp với điều kiện ngày nay.
Kết quả sản xuất có thể tăng lên do tăng chi phí, mở rộng sử dụng các nguồn sản xuất
(đầu vào của quá trình sản xuất). Nếu hai doanh nghiệp có dùng một kết quả sản xuất
tuy có hai mức chi phí khác nhau, theo quan điểm này thì hiệu quả sản xuất kinh

doanh của chúng là như nhau. Điều này thật khó chấp nhận. Xét trên phạm vi của
doanh nghiệp, thì theo quan điểm này thì hiệu quả sản xuất kinh doanh và nhịp độ
tăng giá trị tổng sản lượng là một. Nhìn trên một góc độ nào đó thì quan điểm này
cũng gần giống như quan điểm một. Nó cũng không đề cập tới chi phí bỏ ra để đạt
được giá trị tổng sản lượng đó. Nếu tốc độ tăng của chi phí sản xuất được các nguồn
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
lực được huy động tăng nhanh hơn nhịp độ tăng giá trị tổng sản lượng thì sao. Hơn
nữa, việc chọn năm gốc có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả so sánh. Với mỗi năm gốc
khác nhau chúng ta lại có mức hiệu quả khác nhau của cùng một năm nghiên cứu.
Quan điểm 2: Đây là quan điểm về hiệu quả được trình bày trong giáo trình kinh
tế học của P.Samueleson và W.Nordhmas (Viện quan hệ quốc tế - Bộ ngoại giao xuất
bản, bản dịch tiếng Việt năm 1991). Theo quan điểm này thì "Hiệu quả sản xuất diễn
ra khi sản xuất không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản
xuất của một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới
hạn khả năng sản xuất của nó. Nhìn nhận quan điểm này dưới giác độ doanh nghiệp
thì tình hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả khi nằm trên đường giới hạn khả năng
sản xuất của nó. Giới hạn khả năng sản xuất của doanh nghiệp được xác định bằng
giá trị tổng sản lượng tiềm năng, là giá trị tổng sản lượng cao nhất có thể đạt được ứng
với tình hình công nghệ và nhân công nhất định. Theo quan điểm này thì hiệu quả thể
hiện ở sự so sánh mức thực tế và mức "tối đa" về sản lượng. Tỷ lệ so sánh càng gần 1
càng có hiệu quả. Mặt khác ta thấy quan điểm này tuy đã đề cập đến các yếu tố đầu
vào nhưng lại đề cập không đầy đủ.
Tóm lại quan điểm này là chính xác, độc đáo nhưng nó mang tính chất lý thuyết
thuần tuý, lý tưởng, thực tế rất khó đạt được.
Quan điểm 3: Quan điểm này cho rằng "Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là
mức độ hữu ích của sản phẩm được sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng của nó chứ
không phải là giá trị”. Theo tác giả của quan điểm này, mức độ thỏa mãn nhu cầu phụ

thuộc vào các tác dụng vật chất cụ thể chứ không phải giá trị trừu tưoựng nào đó. Tuy
nhiên quan điểm này gặp phải trở ngại là khó (nếu không muốn nói là không thể) tính
được tính hữu ích của sản phẩm được sản xuất ra. Và nếu vậy thì chúng ta không thể
so sánh được tính hữu ích giữa các sản phẩm, do đó cũng không đánh giá được tính
hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quan điểm 4: Quan điểm này cho rằng "Hiệu quả kinh tế được xác định bởi
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
quan hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của đại lượng kết quả và chi phí".
Công thức biểu diễn phạm trù này:
H =
∆ K
∆ C
Trong đó:
∆K: Phần gia tăng của kết quả sản xuất
∆C: Phần gia tăng của chi phí sản xuất
H: Hiệu quả sản xuất kinh doanh
Quan điểm này phản ánh hiệu quả chưa đầy đủ và trọn vẹn. Nó chỉ đề cập đến
hiệu quả của phần tăng thêm bằng cách so sánh giữa phần gia tăng của kinh doanh sản
xuất và phần gia tăng của chi phí sản xuất chứ chưa đề cập toàn bộ phần tham gia vào
quá trình sản xuất, kinh doanh. Xét trên quan điểm triết học Mác Lênin thì mọi sự vật,
hiện tượng đều có mỗi quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau chứ không tồn tại một cách
riêng lẻ, độc lập. Sản xuất kinh doanh không nằm ngoài quy luật này, các yếu tố "tăng
thêm" giảm đi có liên hệ với các yếu tố sẵn có. Chúng trực tiếp hoặc gián tiếp các
động tới kết quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là kết quả
tổng hợp của toàn bộ phần tham gia vào quá trình sanr xuất kinh doanh. Quan điểm
này chỉ đề cập đến phần tăng thêm trong khái niệm hiệu quả là chưa đầy đủ, thiếu
chính xác.

Quan điểm 5: Theo quan điểm này "Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số
giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết qủa đó".
Khái niệm chung về hiệu quả kinh tế: "Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng
(hoặc một quá trình kinh tế) phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, vật
lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định".
Từ khái niệm trên ta có công thức để biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
H =
K
C
Trong đó:
H: Hiệu quả sản xuất kinh doanh.
K: Kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh.
C: Chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh (chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
K).
Như vậy ta nhận thấy rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản
ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn kết quả của quá
trình sản xuất kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận) thì phản ánh số lượng của hoạt động
sản xuất kinh doanh. Vậy khi xem xét, đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp thì
phải quan tâm cả kết quả cũng như hiệu quả của doanh nghiệp đó.
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ lợi dụng các nguồn lực ở mọi
điều kiện "động" của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc tính toán hiệu quả hoàn toàn có thể thực hiện được trong sự vận động và
biến đổi không ngừng của hoạt động sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào quy
mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng.
* Ý nghĩa:

Đối với doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh không những là thước đo
chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn,
quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường,
các doanh nghiệp đã thực sự chủ động trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường, qua đó tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ,
giảm được các chi phí về nhân lực và tài lực. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
đồng nghĩa với phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu, nâng cao đời sống người lao
động, góp phần vào sự phát triển của xã hội và đất nước.
Tóm lại cơ chế thị trường và đặc trưng của nó đã khiến việc nâng cao hiệu quả
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
sản xuất kinh doanh trở thành điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nếu
không doanh nghiệp sẽ bị đào thải. Do vậy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ý
nghĩa vô cùng quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế.
2.1.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Thực chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội
và tiết kiệm lao động xã hội .Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả
sản xuất kinh doanh. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh
tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận
dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh các doanh
nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các
yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí .
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt kết quả
tối đa với chi phí tối thiểu, hay chính xác hơn là đạt hiệu quả tối đa với chi phí nhất định
hoặc ngược lại đạt hiệu quả nhất định vơí chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo
nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao
gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua hay

là giá trị của việc hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện công việc kinh doanh
này. Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán thực sự. Cách hiểu như vậy sẽ
khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng
có hiệu quả.
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Muốn có nhận thức đúng đắn hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
cần phân tích và đánh giá. Qua đó thấy được trình độ quản lý điều kiện của doanh
nghiệp cũng như đánh giá được chất lượng của phương án kinh doanh mà doanh
nghiệp đã đề ra. Thông qua đó phát hiện ra những ưu điểm cần phát huy và những
hạn chế, những nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra những phương pháp, biện pháp thông qua các
phương án sử dụng tối ưu các nguồn
lực.
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất phức tạp. Do vậy,
không
thể sử dụng một chỉ tiêu để đánh giá mà cần phải đưa ra một hệ thống
các chỉ tiêu để
đo lường và đánh giá chính xác, khoa học. Hệ thống chỉ tiêu này phải đáp ứng được
các yêu cầu cơ bản sau
:
- Thứ nhất Trong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phải có các chỉ tiêu đánh giá
tổng hợp, phản ánh chung tình hình sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu bộ phận phản ánh
hiệu quả kinh doanh từng mặt, từng khâu như: Lao động, vốn…Các chỉ tiêu bộ phận
là cơ sở cho việc tìm ra mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình sử dụng từng yếu tố tham
gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
- Thứ hai: Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phải bảo đảm tính hệ thống và toàn

diện, tức
l
à chỉ tiêu hiệu quả phải phán ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh kinh
doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thứ ba: Hệ thống các chỉ tiêu phán ảnh tình hình trên cơ sở những nguyên tắc
chung của hiệu quả, nghĩa là phản ánh được trình độ sử dụng lao động sống và lao
động vật hóa thông qua việc so sánh giữa kết quả và chi phí. Trong đó có các chỉ tiêu
kết quả và chi phí phải có khả năng đo lường được thì mới có thể so sánh, tính toán
được theo phương pháp tính toán cụ thể, thống nhất, các chỉ tiêu phải có phạm vi áp
dụng nhất định phục vụ từng mục đích nhất định của công tác đánh giá.
- Thứ tư: Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo phản ánh được tính đặc thù của
từng ngành kinh doanh khác nhau.
2.1.3.1. Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình kết hợp sử dụng
nhiều yếu tố như: nguyên vật liệu, tư liệu lao động, sức lao động, tiền vốn. Hiệu quả
kinh tế của sản xuất kinh doanh đạt được khi sử dụng các yếu tố đó có hiệu quả. Vì
vậy, để phản ánh hiệu quả kinh tế cần sử dụng hệ thống
chỉ tiêu: khi tính toán (từng chỉ
tiêu cụ thể) người ta dựa vào công thức
:
H =
K
C
Trong đó:
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
H: Là hiệu quả kinh tế.
K: Là kết quả sản xuất đạt được

C: Là chi phí sản xuất bỏ ra.
- Về kết quả sản xuất đạt được hiện nay người ta thường dùng chỉ tiêu về doanh thu
hoặc lợi nhuận.
- Về chi phí sản xuất có thể sử dụng toàn bộ chi phí lao động sống và lao động vật hoá
hoặc lao động sống (thường tính theo số lượng lao động bình quân năm) hoặc vốn sản
xuất bình quân năm.
Từ công thức trên ta có thể vận dụng và tính toán hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp
theo chỉ tiêu sau
:
H =
Doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận thuần
Vốn sản xuất bình quân
Trong đó: Vốn sản xuất bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Đây là chỉ tiêu
phán ánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất. Thông qua các chỉ tiêu này thấy được một
đồng vốn bỏ vào sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng tổng thu nhập, thu nhập thuần.
Nó cho ta thấy được hiệu quả kinh tế không chỉ đối với lao động vật hoá mà còn cả
lao động sống. Nó còn phản ánh trình độ tổ chức sản xuất và quản lý của ngành cũng
như của các doanh nghiệp. Mục tiêu sản xuất của ngành cũng như của doanh nghiệp và
toàn xã hội không phải chỉ quan tâm tạo ra nhiều sản phẩm bằng mọi chi phí mà điều
quan trọng hơn là sản phẩm được tạo ra trên mỗi đồng vốn bỏ ra nhiều hay ít.
Chỉ tiêu doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận, tiền vốn là các chỉ tiêu phản
ánh trình độ phát triển sản xuất, trình độ sử dụng nguồn vốn vật tư, lao động, tài
chính. Khối lượng sản phẩm tạo ra trên từng đồng vốn cũng lớn cũng tạo điều kiện thoả
mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và mở rộng hơn nữa qui mô sản xuất.
2.1.3.2 Các chỉ tiêu doanh lợi.
Xét trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn quản trị kinh doanh các nhà kinh tế đều
quan tâm trước hết đến việc tính toán, đánh giá chỉ tiêu chung phản doanh thu của doanh
nghiệp.
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng

21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
● Tỷ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Tỷ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn kinh doanh trong kỳ thì làm ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
- Chỉ tiêu doanh thu trên 1 đồng chi phí
Chỉ tiêu doanh thu trên 1 đồng chi phí =
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong
kỳ
Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ
trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này cao khi tổng chi phí thấp, do vậy nó có ý nghĩa
khuyến khích các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp giảm chi phí để tăng hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
- Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng vốn sản xuất (sức sản xuất của vốn):
Sức sản xuất của vốn =
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Tổng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp: một đồng
vốn kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Do đó, nó có ý nghĩa khuyến
khích các doanh nghiệp trong việc quản lý vốn chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả
đồng vốn kinh doanh.
● Chỉ tiêu tỷ số lợi nhuận trên chi phí:
Tỷ số lợi nhuận trên chi phí =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ

trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
● Chỉ tiêu tỷ số lợi nhuận trên doanh thu:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu =
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một
đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích doanh nghiệp tăng doanh
thu, giảm chi phí hoặc tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí.
2.1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản.
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động.
- Chỉ tiêu năng suất lao động:
Chỉ tiêu năng suất lao động =
Tổng giá trị sản xuất tạo ra trong kỳ
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- Chỉ tiêu kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương:
Chỉ tiêu kết quả sản xuất trên 1
đồng chi phí tiền lương =
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Tổng chi phí tiền lương trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí tiền lương trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu.
- Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động:
Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính

cho một lao động =
Lợi nhuận trong kỳ
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
- Hệ số sử dụng lao động:
Hệ số sử dụng lao động =
Tổng số lao động được sử dụng
Tổng số lao động hiện có
Chỉ tiêu này cho biết trình độ sử dụng lao động của doanh nghiệp.
- Hệ số sử dụng thời gian lao động:
Hệ số sử dụng thời gian lao động =
Tổng thời gian lao động thực tế
Tổng thời gian lao động định mức
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chỉ tiêu này phản ánh thời gian lao động thực tế so với thời gian lao động định mức,
nó cho biết tình hình sử dụng thời gian lao động trong doanh nghiệp.
● Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Thực ra muốn có các yếu tố đầu vào doanh nghiệp cần có vốn kinh doanh, nếu
thiếu vốn mọi hoạt động của doanh nghiệp hoặc đình trệ hoặc kém phát triển. Do đó, các
nhà kinh tế cho sử dụng vốn là một chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp.
* Số vòng quay của toàn bộ vốn:
Số vòng quay của toàn bộ vốn =
Doanh thu thuần
Tổng vốn kinh doanh
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =

Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân trong kỳ
* Suất hao phí TSCĐ
Suất hao phí TSCĐ =
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng vốn cố định.
Sức sinh lợi của vốn cố định =
Lợi nhuận trong kỳ
Vốn cố định bình quân trong kỳ
* Sức sinh lợi của vốn cố định:
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
- Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị.
Hiệu quả sử dụng thời gian làm việc
của máy móc thiết bị =
Thời gian làm việc thực tế
Thời gian làm việc theo thiết kế
- Hệ số sử dụng tài sản cố định:
Hệ số sử dụng tài sản cố định = Tổng tài sản cố định được huy động
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tổng tài sản cố định hiện có
- Hệ số đổi mới tài sản cố định:
Hệ số đổi mới tài sản cố định =
Tổng giá trị tài sản cố định được đổi mới
Tổng tài sản cố định hiện có
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động:

Sức sản xuất của vốn lưu động =
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
- Sức sản xuất của vốn lưu động:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
- Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động:
Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết cần bao nhiêu đồng vốn lao động đảm nhiệm để tạo ra một
đồng doanh thu.
- Số vòng quay của vốn lưu động:
Số vòng quay của vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả và ngược lại.
- Thời gian của một vòng quay:
Thời gian của một vòng quay =
365
Số vòng quay của vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết số ngày để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian này
càng ngắn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
2.1.3.4. Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng:
a. Các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán
Các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán đánh giá trực tiếp khả năng thanh toán
bằng tiền mặt của một doanh nghiệp, cung cấp những dấu hiệu liên quan với việc xem xét
Sinh viên thực hiện : Trần Bá Khánh – QTKD BK8
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Kim Hằng
25

×