Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

tiểu luận dân số học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.06 KB, 20 trang )

CƠ SỞ II, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

Số báo danh: 040

Mã sinh viên: 2153101010
Lớp: Đ21KE1

Tiểu luận học phần
DÂN SỐ HỌC
Thực trạng vấn nạn bất bình đẳng giới/ định kiến giới ở Việt Nam giai
đoạn 2010-2020. Những sự thay đổi trong nhận thức về giới trong thời
gian qua.

Điểm số

Cán bộ chấm thi 1

Điểm số

Cán bộ chấm thi 2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, đất nước tôi đã có nhiều tiến bộ về bình đẳng
giới, nhưng trong một số lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội, bất bình
đẳng / định kiến giới vẫn cịn khá phổ biến, trong đó có vấn đề định kiến.
Bình đẳng giới của phụ nữ và trẻ em gái dẫn đến mất cân bằng giới tính
khi sinh.
Khi những thách thức về văn hóa đã ăn sâu vào lịch sử, tạo ra những
định kiến, quan điểm và các tiêu chuẩn, quy định và hạn chế, đồng thời


gây nhiều áp lực lên người dân, phụ nữ và cộng đồng LGBT, thì vấn đề
này trở thành mối quan tâm của xã hội. Trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945, vai trò của người phụ nữ Việt Nam vô cùng yếu ớt, họ bị coi
là thua kém nam giới về mọi mặt của đời sống xã hội, dường như ngay
cả một vấn đề nào đó cũng khơng thể xác định được vấn đề gì trong cuộc
sống mà chỉ biết bị động.
Hiện nay, trong xã hội hiện đại, vai trị, địa vị và tiếng nói của người phụ
nữ trong nhiều lĩnh vực đã có những thay đổi chấn động địa cầu. Tuy
nhiên, từ phía gia đình, những " tế bào" vững chắc của xã hội vẫn tồn tại
khơng ít định kiến cổ hủ.
Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là 1 trong số các quốc gia
xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong 20 năm qua, đặc biệt là sau 10
năm thực hiện Chiến lược bình đẳng giới. Tuy nhiên, vấn đề định kiến
giới, bạo lực trên cơ sở giới vẫn còn nhiều nhức nhối, tỉ lệ phụ nữ bị xâm
hại, bạo lực còn ở mức rất cao.

1


MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu...............................................................................................1
CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI/
ĐỊNH KIẾN GIỚI...................................................................................3
1.1. Những khái niệm cơ bản về bất bình đẳng giới.............................3
1.1.1. Khái niệm về giới và đặc điểm giới......................................3
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của bình đằng giới..........................4
1.1.3. Khái niệm và biểu hiện về bất bình đẳng giới......................5

1.2. Những khái niệm cơ bản về định kiến giới.....................................6
1.2.1. Khái niệm và biểu hiện về định kiến giới..............................6
1.2.2. Sự ảnh hưởng của định kiến giới đến nam và nữ.................7
1.3. Sự thay đổi trong nhận thức về giới................................................8
1.3.1. Thay đổi trong nhận thức về bình đẳng giới........................8
1.3.2. Thay đổi trong nhận thức về định kiến giới..........................9
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI/
ĐỊNH KIẾN GIỚI Ở VIỆT NAM........................................................12
2.1. Thực trạng bất bình đẳng giới/định kiến giới
ở Việt Nam 2010-2020 ..........................................................................12
2.1.1. Thực trạng mất cân bằng về trình độ học vấn....................12
2.1.2. Thực trạng bạo lực gia đình ..............................................13
2.1.3. Thực trạng bất bình đẳng giới ở dân tộc thiểu số..............14
2.2. Đánh giá chung về vấn nạn bất bình đẳng giới/ định kiến giới ở
Việt Nam ....................................................................................................
2


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI/ ĐỊNH KIẾN GIỚI

1.1. Những khái niệm cơ bản về giới và đặc điểm giới
1.1.1. Khái niệm về giới và đặc điểm giới
- Giới (Gender) ở đây có thể hiểu hai cách ,theo Điều 5 của
Luật bình đẳng thế giới năm 2006 khái niệm “giới tính” và “giới” được
hiểu như sau:
+ “Giới tính” là khái niệm chỉ các đặc điểm sinh học của nam,
nữ.
Ví dụ: Một đứa trẻ khi mới sinh ra ta sẽ biết được giới tính của đứa trẻ
đó là nam giới hay nữ giới dựa trên đặc điểm cơ quan sinh dục, hoặc

với sự tân tiến của khoa học như hiện nay thì ta có thể biết được giới
tính của đứa trẻ từ khi con trong bụng mẹ.
+ “Giới” là khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và
nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
Ví dụ: Trong một xã hội hay nền văn hố nhất định, nam giới sẽ có vai
trị là người trụ cột trong gia đình, có trách nhiệm tìm nguồn thu nhập
chính và gánh vác nhiều trọng trách lớn lao về mặt kinh tế hoặc hơn thế
nữa là về chính trị. Cịn nữ giới sẽ là người nội trợ, thêu thùa, chăm sóc
con cái v.v… Những hành vi này không phải hành vi hay kỹ năng bẩm
sinh mà do họ được xã hội, gia đình hay cộng đồng dạy dỗ để làm việc
đó vì họ cho rằng như thế sẽ hợp với thiên chức Nữ giới hoặc Nam giới.
- Nhìn chung thì “giới” và “giới tính” có sự khác biệt khá lớn vì
giới tính có từ khi ta mới sinh ra và khó hoặc khơng thay đồi được, về
sau, nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ thẩm mĩ thì có thể thay đổi được

3


nhưng bản chất của chúng ta vẫn còn là giới tính như lúc vừa sinh ra, chỉ
là khác biệt về thân xác. Còn “giới” là những cách ứng xử, hành vi vả vai
trị trong xã hội nên có thể thay đổi theo thời gian, tuỳ theo vùng miền,
phong tục tập quán, hoặc sự chỉ dạy.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của bình đẳng giới
- Bình đẳng giới là việc nam và nữ có địa vị, vai trị như nhau,
được tạo điều kiện và cơ hội phát huy khả năng để phát triển vì sự phát
triển của cộng đồng và gia đình, bình đẳng được hưởng những thành quả
của cộng đồng (Khoản 3 - Điều 5 Luật Bình đẳng giới).
- Bình đẳng giới là một trong những giá trị mang tính tồn cầu.
Mục tiêu cơ bản của bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới,
tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và

phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ
và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội và gia đình.Trong nhiều năm qua, bình đẳng giới
đã và đang từng bước được thực hiện có hiệu quả ở nước ta ngay từ khi
nó được tiếp nhận. Tuy nhiên, tiến trình đi tới mục tiêu đầy nhân văn ấy
vẫn cịn nhiều khó khăn, cản trở, thách thức. Một trong những rào cản
lớn nhất đó là định kiến giới. Bình đẳng giới sẽ không thực chất, không
thành công nếu như định kiến giới vẫn tồn tại. Vì vậy, xóa bỏ định kiến
giới là việc làm cần thiết cho dù điều đó cịn khó khăn, phức tạp.
- Các ngun tắc cơ bản của bình đẳng giới:
+ Nam, nữ bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội và đời
sống gia đình.
+ Nam và nữ không bị phân biệt đối xử về giới tính.
+ Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là
phân biệt đối xử về giới.

4


+ Các mong muốn bảo vệ và hỗ trợ các bà mẹ không bị coi
là phân biệt đối xử về giới.
+ Đảm bảo rằng các vấn đề bình đẳng giới được lồng ghép
vào quá trình xây dựng và thực thi pháp luật.
+ Việc thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của các cơ
sở, tổ chức, gia đình và cá nhân.
(Điều 6 - Luật Bình đẳng giới).
1.1.3. Khái niệm và biểu hiện của bất bình đẳng giới
- Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ về địa
vị, điều kiện và cơ hội không thuận lợi để nam và nữ thực hiện quyền
con người, đóng góp và hưởng lợi cho gia đình và đất nước.

- Nói cách khác: Bất bình đẳng giới là sự đối xử khác nhau giữa
nam và nữ tạo ra những cơ hội khác nhau, những cách thức khác nhau để
thu được nguồn lực và những lợi ích khác nhau của nam và nữ trong các
lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Đời sống xã hội, cụ thể là:
+ Đối xử không bình đẳng: So với nam giới, các cơng việc cụ
thể của phụ nữ thường bị đánh giá thấp hơn.
+ Cơ hội khơng bình đẳng: Cơ hội phát triển nghề nghiệp của
phụ nữ thấp hơn nam giới.
+ Chất lượng hưởng thụ và phúc lợi.
- Thời gian làm việc của phụ nữ và nam giới như sau: nam giới
làm việc 25,1 giờ một tuần và chăm sóc gia đình 26,5 giờ. Phụ nữ có
19,7 giờ làm việc được trả lương và 38,7 giờ chăm sóc tại nhà mỗi tuần.
(Theo nghiên cứu của Tổng cục Dân số-Bộ Y tế). Phụ nữ dành 5 giờ mỗi
ngày cho việc nhà, trong khi nam giới chỉ dành 2-2,5 giờ. Trung bình,
phụ nữ dành nhiều hơn 300 giờ làm việc nhà mỗi năm so với nam giới
(theo Hội Nông dân Việt Nam, Báo Vietnam.net và Báo Dân trí).

5


+ Về phúc lợi: Tỷ lệ phụ nữ xem TV, báo chí ... thấp hơn nam
giới.
+ Bảo hiểm xã hội đối với lao động khu vực công thấp hơn
nam giới.
+ Tỷ lệ nữ làm cán bộ quản lý thấp hơn nam.
+ Phụ nữ có nhiều đóng góp cho gia đình, nhưng họ khơng
phải là người quyết định.
- Nói tóm lại, bất bình đẳng giới là một điều khơng tốt và chúng ta
cần phải xóa bỏ những tư tưởng ấy “Mỗi chúng ta đều cần có trách
nhiệm chung tay để đảm bảo khơng cịn phân biệt đối xử, đảm bảo việc

trả cơng bình đẳng cho các cơng việc có giá trị ngang nhau..”
( TS Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam)
1.2. Những khái niệm cơ bản về định kiến giới
1.2.1. Khái niệm và biểu hiện về định kiến giới
- Định kiến giới là những quan điểm, thái độ và đánh giá
thành kiến, tiêu cực về đặc điểm, địa vị, vai trò và khả năng của nam giới
hoặc phụ nữ (Điều 4-5 của Luật Bình đẳng giới).
-  Các định kiến giới thường là không đúng, không phản ánh
đúng khả năng thực tế của từng người và thường giới hạn những gì mà
xã hội cho phép hoặc mong đợi các cá nhân thực hiện. Các định kiến giới
có thể khác nhau ở các vùng khác nhau, các nước khác nhau phụ thuộc
vào điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hoá, phong tục, tập
quán…..
- Định kiến giới là nhận thức của mọi người về khả năng của
phụ nữ và nam giới và loại cơng việc họ có thể và nên làm; nó là một tập
hợp các đặc điểm mà một nhóm hoặc cộng đồng cụ thể phân loại là nam
hoặc nữ.
- Định kiến của giới trẻ thường thiên lệch, không mấy tích cực,
thậm chí có lúc tiêu cực dẫn đến những sai lệch, hạn chế trong việc nhìn
6


nhận, đánh giá những việc mà mỗi cá nhân nam, nữ có thể làm, nên làm
hoặc nên làm.
- Một số định kiến giới thường gặp ở Viêt Nam:
+ Phụ nữ là phụ thuộc, yếu đuối, thụ động; nam giới là
độc lập, mạnh mẽ, có năng lực và là người ra quyết định
+ Nội trợ là công việc của phụ nữ, khơng phải là việc
của đàn ơng
+ Chồng có quyền dạy vợ, vợ phải nghe lời chồng

+ Nam là trụ cột trong gia đình, quyết định các việc lớn
trong gia đình ; nữ nuôi dạy con cái, nội trợ, quản lý chi tiêu
+ Nam giỏi việc xã hội; nữ giỏi việc nhà…
- Xóa bỏ định kiến giới, thực hiện bình đẳng giới là một
nhiệm vụ quan trọng, không thể thiếu trong tiến trình thực hiện mục
tiêu nhân văn, cao cả đó – mục tiêu mà mỗi một người dân Việt Nam
đều khát khao, mong đợi và đang hết mình cống hiến.
1.2.2. Sự ảnh hưởng của định kiến giới đến nam và nữ
- Định kiến giới chủ yếu có tác động tiêu cực đến sự phát triển
và cơ hội thăng tiến của phụ nữ, vì hầu hết những định kiến này là định
kiến tiêu cực về phụ nữ. Những định kiến này cũng có nhiều bất lợi cho
phụ nữ. Phụ nữ bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất và cũng là một
nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình. Tuy nhiên, định kiến giới cũng có
ảnh hưởng tiêu cực đến nam giới trong một số trường hợp như định kiến
họ là nhà giáo, thanh niên là nghề của phụ nữ; Làm y tá trong bệnh viện
là công việc của phụ nữ ... có tật thì cơ hội nghề nghiệp của nam và nữ
cũng bị hạn chế.
- Định kiến giới cho rằng nam giới phải quyết đốn, mạnh mẽ
nên hình thành tính gia trưởng trong nam giới - là một nguyên nhân dẫn
đến bạo lực gia đình. Định kiến giới tạo áp lực buộc nam giới phải uống
7


rượu, hút thuốc lá để thể hiện nam tính. Điều này ảnh hưởng đến sức
khỏe của nam giới.
- Định kiến giới tạo nên tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”, làm
cho phụ nữ tự ti, an phận, thiếu mạnh dạn, thiếu tự tin trong cuộc sống
gia đình và xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho phụ nữ
phải chịu đựng khi bị bạo lực gia đình và là ngun nhân của tình trạng
mất cân bằng giới tính khi sinh hiện nay ở Việt Nam.

- Định kiến giới cho rằng phụ nữ phải đảm đương công việc
nội trợ, chăm sóc con cái là những việc chiếm nhiều thời gian nhưng
khơng được trả cơng từ đó hạn chế phụ nữ học tập nâng cao trình độ và
tham gia các hoạt động cộng đồng, địa vị kinh tế và xã hội của phụ nữ
thấp hơn nam giới.
- Năm 2013, Liên Hiệp Quốc cũng đã chính thức kêu gọi bãi
bỏ quy trình can thiệp y tế xác định lại giới tính đối với trẻ sơ sinh và tơn
trọng giới tính thật của mỗi người. Đó thuộc về bản dạng giới và xu
hướng tính dục khác nhau, cái mà họ thể hiện ra bên ngoài được gọi là
thể hiện giới và tất cả mọi người cần phải tơn trọng giới tính của họ.
+ Nhiều tổ chức, sự kiện dành cho cộng đồng LGBT
nhằm địi lại sự cơng bằng và gắn kết những người thuộc cộng đồng
LGBT lại với nhau cũng đã xuất hiện nhiều nơi trên thế giới và lan tỏa
đến Việt Nam, tiêu biểu như sự ra đời ngày hội diễu hành VietPride,
Những bộ phim khắc hoạ cuộc sống của người đồng tính, song tính và
chuyển giới,… và ngày càng nhận được sự ủng hộ đơng đảo của mọi
người. Chính những tổ chức, hoạt động này đã mang đến cho những
người thuộc cộng đồng LGBT được sống thật sự, được cảm nhận tình
người, được hịa nhập và cống hiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
+ Những người thuộc cộng đồng LGBT là thành viên của
xã hội là công dân của nước Việt Nam và họ đáng được hưởng những
điều này. Quốc hội Việt Nam đã thông qua quyền chuyển đổi giới tính,
8


Nghị quyết bảo vệ người đồng tính cũng được bỏ phiếu thuận, đó là
những bước đầu về mặt cơ sở pháp lý để cộng đồng LGBT có thể hịa
nhập vào cuộc sống chung với mọi người.
1.3. Sự thay đổi trong nhận thức về giới
1.3.1. Thay đổi trong nhận thức về bình đẳng giới

- Ngày trước, bình đẳng giới khơng qua được xem trọng khi hủ tục
“trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại nhiều trong truyền thống, tư tưởng
giáo dục con trẻ của nhiều gia đình. Chính sự xem nhẹ vấn đề bình đẳng
giới mà trước kia xã hội đã phải đối mặt với nhiều vấn đề nhức nhối như:
+Tỷ lệ bé trai được sinh ra nhiều hơn bé gái, những gia đình
mong muốn sinh con trai nên khi siêu âm biết được đứa trẻ là con gái thì
sẽ có hành động phá thai hoặc vẫn sinh con ra nhưng bé gái khơng được
cha mẹ cơng nhận. Dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính hoặc các bé
gái khi được sinh ra sẽ không nhận được sự thương yêu từ cha mẹ v.v…
+ Các vấn nạn như xâm hại tình dục, hay bạo lực gia đình xảy
ra thường xuyên. Hơn thế nữa là những nạn nhận bị xâm hại, bạo lực gia
đình khơng có tiếng nói, khơng được nhiều sự tôn trọng và bảo vệ.
+ Các bậc phụ huynh cũng chưa có đủ nhận thức về bình đẳng
giới để giáo dục cho con em mình, về sau dẫn tới mai một về tư tưởng.
Những em bé gái khi không nhận được sự hướng dẫn, giáo dục của cha
mẹ hay nhà trường sẽ không biết được những quyền lợi cá nhân và tự
bảo vệ thân thể mình trước những tác nhân xấu.
- Ngày nay, thông qua những biện pháp tuyên truyền, giáo dục và
các giải pháp về chính sách pháp luật. Tư duy và sự hiểu biết của mọi
người về bình đẳng giới được cải thiện.
- Nếu như trước kia, phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thịi, bất cơng hơn
so với nam giới về quyền được tôn trọng hay vai trị của họ trong các
lĩnh vực: gia đình, kinh tế, chính trị, xã hội. Thì giờ đây, nhờ vào sự nâng
9


cao nhận thức về bình đẳng giới, phụ nữ sẽ được bảo vệ và hưởng quyền
như nam giới. Những nỗ lực tun truyền, đấu tranh địi lại sự cơng bằng
cho phái nữ mang lại nhiều quyền lợi cho phụ nữ hơn
- Về các chính sách, luật pháp được đề ra:

+ Phụ nữ được pháp luật bảo vệ trước những hành vi bạo lực
gia đình
+ “Cơng dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có
chính sách đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới; Nhà nước, xã hội và
gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển tồn diện, phát huy vai trị của
mình trong xã hội; nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”
(Điều 6- Hiến pháp năm 2013)
+ Lao động nam và lao động nữ đều có quyền bình đẳng và
hưởng lợi ngang nhau.
- Về giáo dục tư tưởng:
+ Thế hệ trẻ lên làm cha mẹ dẫn đến sự tiến bộ về tư tưởng và
họ dựa vào những hiểu biết, kinh nghiệm của họ để giáo dục cho con em
mình về tầm quan trọng của bình đẳng giới.
+ Nhà trường và xã hội áp dụng những biện pháp tuyên truyền,
cải hiện hệ tư tưởng của mọi người về bình đẳng giới.
1.3.2. Thay đổi trong nhận thức về định kiến giới
- Nhìn chung, vấn đề bình đẳng giới hiện nay đang dần dần có những
chuyển biến tích cực khi tư tưởng, nhận thức của mọi người ngày càng
được nâng cao. Nhưng đâu đó trong xã hội, bất bình đẳng giới vẫn cịn
tồn tại và ta khơng thể triệt tiêu hồn tồn vì hầu hết, những bất bình
đẳng đều bắt nguồn từ những định kiến về giới. Để bài trừ bất bình đẳng
giới với những chính sách pháp luật và tun truyền thơi là chưa đủ, ta
cịn phải xoá bỏ những định kiến về giới. Và những sự thay đổi trong
nhận thức về định kiến giới trong thời gian qua được biểu hiện:
10


+ Phụ nữ được tự do hành động theo ý mình, khơng theo những
định kiến, khn mẫu trước đây như: mặc váy ngắn, cách tân áo dài, phối
đồ theo mang chất của đàn ơng, để tóc ngắn v.v…

+ Phụ nữ, đàn ơng bình đẳng trong cơng việc, cuộc sống, gia
đình: phụ nữ cũng có quyền làm lãnh đạo như: ở nước Việt Nam ta thì có
nữ chính trị gia Nguyễn Thị Kim Ngân hay bà Nguyễn Thị Phương
Thảo, giám đốc điều hành công ty Vietjet Air .
+ Phụ nữ thành đạt đang là xu hướng
+ Phụ nữ cũng có thể tham gia các môn thể thao trước đây chỉ
giành cho đàn ơng
+ Đàn ơng cũng có thể làm những cơng việc mà trước đây là
công việc của phụ nữ.
- Thời gian trôi qua, xã hội ngày càng tiến bộ cũng dần dần dẫn đến
sự thay đổi của những định kiến về giới. Cả nam lẫn nữ giới giờ đây đều
có thể là chính mình, sống và làm những điều mình muốn mà không phải
tuân theo những quy tắc, định kiến của xã hội. Cả nam và nữ giới đều có
thể đổi vai trò cho nhau trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị và đời
sống. Những cơng việc mà trước đây chỉ có nam giới mới có thể làm thì
giờ đây nữ giới cũng có thể làm điều đó và ngược lại. Họ khơng cịn phải
sống trong rào cản, chịu sự áp lực, dè bỉu của xã hội khi họ sống không
đúng như định kiến của xã hội đặt ra nữa mà giờ đây họ sống trong một
môi trường bình đẳng hơn về giới và có cơ hội thực hiện được ước mơ
của họ. Chính sự thay đổi tích cực về định kiến giới này sẽ tạo nên một
xã hội cơng bằng và bình đẳng.

11


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI / ĐỊNH KIẾN GIỚI
Ở VIỆT NAM

2.1. Thực trạng bất đình đẳng/ định kiến giới

2.1.1. Thực trạng mất cân bằng về trình độ học vấn
- Hiện nay, giáo dục là con đường ngắn nhất của một người để đạt
đến dược những thành công, những thành tựu trong cuộc sống. Trong khi
đáng lẽ ra ai cũng có quyền được học tập và tiếp cận giáo dục ngang
nhau thì sự bất bình đẳng đã đem lại rào cản cho phụ nữ và trè em giái.
- Trên thế giới, còn hàng triệu phụ nữ và trẻ em phải chịu nghèo đói
và khơng được đi học, hai phần va số người mũ chữ toàn cầu là phụ nữ
(Women WorldWide 2018)
- Khơng riệng gì khi ở Việt Nam, thực trạng nhập học đúng tuổi của
nam-nữ cũng có sự chênh lệch.
Hình 1. Tỷ lệ nhập học đúng tuổi của nam- nữ (%)

Nguồn: Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, 2018

12


- Nhận xét : Thông qua biểu đồ về tỷ lệ nhập học đúng tuổi của nam
- nữ nhìn chung đạt được bình đẳng giới về giáo dục tiểu học. Năm 2016
có khoảng 5493,1% trẻ em nam và 93,2% trẻ em nữ trong độ tuổi 6-10
tuổi tham gia tiểu học. Với bậc cao hơn ( THCS và THPT), khoảng cách
giới đã được thu hẹp, nhưng vẫn còn do tỷ lệ gia tẳng nữ sinh nhập học
đúng tuổi thấp hơn nam.
-Nguyên nhân dẫn đến việc phụ nữ và các em bé gái ít có điều kiện
tiếp xúc với nền giáo dục có thể là do nhận thức về bình đẳng giới của
người dân chưa cao, phụ nữ và các em bé gái không được xem trọng
bằng các bé trai. Điều nay ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các em bé
gái khi cơ hội được giáo dục không cao, khi trình độ học vấn khơng cao
thì khả năng tiếp cận và có được cơng việc tốt là rất khó. Điều này dẫn
đến lý một số phụ nữ khi khơng có trình độ học vấn cao khi kết hơn sẽ ở

nhà làm nội trợ và khơng tìm được việc làm tốt. Trong khi số khác sau
khi kết hơn vẫn có cơ hội tiếp cận việc làm và kiếm thêm thu nhập, thậm
chí là thành cơng trong cơng việc của mình.
2.1.2. Thực trạng bạo lực gia đình
- Một trong những nguyên dẫn dẫn đến bạo lực gia đình là định kiến
giới. Bởi lẽ, quan niệm “ trọng nam khinh nữ “ đã ăn sâu vào trong tiềm
thức của người Việt Nam , điều này đã làm cho tiếng nói của người vợ,
người phụ trong gia đình khơng có giá trị. Họ khơng nhận được sự tơn
trọng đáng có mà cịn phải gánh chịu những tổn thương về vật chất cũng
như là tinh thần. Ngay cả trẻ em cũng phải chịu quan niêm “ con gái là
con người ta” từ đó cũng khiến nhiều bé gái bị thiệt thòi hơn so với bé
trai.
- “Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ của Việt
Nam” do chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc ban hành ngày
25/11/2010 cho thấy hơn một nửa phụ nữ ở Việt Nam có nguy cơ bị bạo
13


lực. Báo cáo cho biết 32% phụ nữ đã kết hôn cho biết họ đã từng bị bạo
lực thể xác trong đời và 6% đã từng bị bạo lực thể xác trong 12 tháng
qua. Tỷ lệ phần trăm từng bị bạo lực tình cảm trong 12 tháng qua Tất cả
những phụ nữ cho biết từng bị bạo lực về thể chất và tình dục cũng từng
bị bạo lực về tinh thần. Nếu dữ liệu về cả ba hình thức bạo lực được kết
hợp với nhau, nó cho thấy rằng trong 12 tháng qua, 58% phụ nữ đã từng
bị bạo lực về thể chất, tình dục và tình cảm và 27% phụ nữ cho biết họ đã
từng trải qua ít nhất ba hình thức này. bạo lực Một trong số chúng. Kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ có nguy cơ bị chồng bạo hành cao
gấp 3 lần so với những người khác.
2.1.3. Thực trạng bất bình đẳng giới ở dân tộc thiểu số
- Các nghiên cứu trước đây đã chỉ rõ rằng, tình trạng bất bình đẳng

giới trong dân tộc thiểu số được thể hiện ở các một số khía cạnh như
phân cơng lao động, kiểm sốt các nguồn lực, cơ hội giáo dục, việc
làm……
+ Nghiên cứu của Oxfam và cộng sự (2010) cho thấy rõ lực lượng
lao động của các dân tộc thiểu số vẫn được phân chia theo “công việc
của nam giới” và “công việc của phụ nữ”. Vai trò của phụ nữ trong xã
hội cao nguyên Việt Nam cịn hạn chế, hầu như chỉ bó hẹp trong gia
đình. Nếu là con gái ở nhà, phải tuân theo lời dạy của cha mẹ, cố gắng
giúp đỡ, chăm sóc cha mẹ. Khi ở thiên chức làm vợ, họ có nghĩa vụ cùng
chồng phụng dưỡng cha mẹ… Dù vậy, phụ nữ vẫn ở vị thế lép vế trước
đàn ông. Họ có ít quyền tự chủ và quyền lực hơn, nhưng có nhiều trách
nhiệm hỗ trợ gia đình hơn.
+ Nghiên cứu của Oxfam và cộng sự (2010) cho thấy, phụ nữ các
dân tộc thiểu số là nhóm xã hội dễ bị tổn thương, bởi lẽ bản thân của họ
còn gặp nhiều khó khăn do các quy định khắc khe về sở hữu tài sản đối
với con gái và phụ nữ trong xã hội truyền thống. Đối với các cộng đồng
phụ hệ như miền núi phía Bắc, tất cả các tài sản là do dàn ông sở hữu và
14


quản lý, định đoạt. Đối với nhóm dân tộc phụ hệ như Hmơng, Dao, Bru
Vân Kiều thì tài sản thuộc về người chủ hộ trong gia đình và thường
người chủ hộ là nam giới, cho nên người đàn ông là người đứng tên sở
hữu tài sản của vợ chồng.
+ Về cơ hội việc làm, kết quả điều tra 53 dân tộc thiểu số cho thấy,
lao động nam có việc làm chiếm 52% so với 48% của nữ. Trong đó, một
số dân tộc có tỷ lệ nam giới có việc làm cao hơn rất nhiều so với nữ,
chẳng hạn dân tộc Ngái, với 76,4% lao động có việc làm nam, tương tự,
dân tộc Hoa có 58,4%. Sở dĩ nam giới ở hai dân tộc này có việc làm cao
nhất là vì nam giới ở đây nắm vai trò quyết định các cơng việc lớn trong

gia đình. Một số dân khác như Pu Péo, Cơ Lao, Khmer, Thổ, Chơ Ro và
Chăm thì tỷ lệ lao động nam cũng không cao, chiếm khoảng 55%. Tuy
nhiên, cũng có một số dân tộc khác có tỷ lệ nữ có việc làm cao hơn nam
nhưng sự chênh lệch này không đáng kể (Rơ Măm, Si La, Gié Triêng,
Gia Rai, Xinh Mun) . Chính điều này đã ảnh hưởng đến cơ hội đóng góp
của phụ nữ dân tộc thiểu số vào kinh tế hộ gia đình. Để rồi, vị thế, vai trị
của họ trong gia đình, cộng đồng thường được coi nhẹ và nguy cơ bị tổn
thương càng nhiêu hơn vì họ phụ thuộc kinh tế vào người chồng.
- Mặc dù các giá trị xã hội đã có thay đổi ít nhiều theo hướng tích cực
hơn nhưng thực trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng dân tộc thiểu
số vẫn còn hiện hữu trong bối cảnh hiện nay. Chính điều này đã chi phối
khn mẫu hành vi của cả hai giới phụ nữ và nam giới. Phụ nữ dân tộc
thiểu vẫn còn thái độ cam chịu, chấp nhận thậm chí tự ti; trong khi đó,
nam giới dân tộc thiểu số vẫn cho rằng, họ có được cái quyền sở hữu
“vợ”, kiểm sốt “vợ”. Vì thế, phụ nữ dân tộc thiểu số càng có nguy cơ bị
bạo lực gia đình và đe dọa đến vấn đề an ninh con người trong cộng đồng
dân tộc thiểu số.

15


2.2. Đánh giá chung về thực trạng bất bình đẳng/ định kiến giới ở
Việt Nam .
- Các yêu tố dẫn đến thực trạng bất bình đẳng/ định kiến giới

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hữu Phạm, 19/12/2019 < https://thuvienpha pluat.vn/ti ntuc/v
n/thoi-su-phap-luat-binh-luan-gop-y/26622/su-khac-nhau-giu

a-


gioi-tinh-va-gioi >, [13/12/2021]
2. Lương Văn Tuấn, 2009, Thực trạng thi hành luật bình đẳng giới
ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp
chuyên ngành Tư pháp-Dân sự , Trường Đại học Huế.
3. Nguyễn Thị Thái, 13/12/2021, Những nội dung cơ bản về giới và
bình đẳng giới, < > , [12/12/2021]
16


4. Nguyễn Mạnh Thân, 15/06/2020, Nâng cao nhận thức về bình
đẳng giới, < />
>

,

[14/12/2021]
5. 18/05/2021, Một số khái niệm định kiến giới – Xóa bỏ định kiến
giới, < >,
[14/12/2021]
6. 10/04/2017, Câu 50: Định kiến giới là gì và nó ảnh hưởng thế nào
tới nam và nữ, <
/>Lists/duthaobaocaodaihoi/View_Detail.aspx?ItemID=53> ,
[14/12/2021]
7. 07/06/2016, Hậu quả của định kiến giới đối với nam giới,
< > , [14/12/2021]

17



8. 28/10/2020, Tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức về giới
và bình đẳng giới – xố bỏ định kiến giới, bất bình đẳng giới,
< />/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx?ItemID=83&l=Tinhoatdong>,
[15/12/2021]
9. Thuận Nguyễn, 20/12/2018, Quyền bình đẳng đối với cộng đồng
LGBT tại Việt Nam, < />fbclid=IwAR1e9cWB2tFhVeP5OmwYFNG11zpDTDbtE3tCs458
S-iSairARlRbH0SeiIk > , [15/12/2021]
10. Mạnh Toàn, 16/11/2016, Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam
hiện nay và vai trị của Hội NDVN ,
< [15/12/2021]

18


PHỤ LỤC
LGBT : là tên viết tắt của đồng tính nữ (Lesbian), đồng tính nam
(Gay), song tính (Bisexual) và chuyển giới (Transgender)
Oxfam : là một liên minh quốc tế gồm 20 tổ chức cùng phối hợp hoạt
động tại trên 90 quốc gia trên thế giới. Chúng tôi là một phần của phong
trào toàn cầu nhằm đem lại tác động lớn hơn trong nỗ lực xóa đói giảm
nghèo và đấu tranh cho bình đẳng.

19



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×