Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi PL kinh tế có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.08 KB, 2 trang )

Đề bài:
Câu 1: Thành viên HĐTV của cty TNHH 2 TV trở lên là các chủ sở hữu khác nhau
của cty; còn các TV HĐTV của cty TNHH 1 TV là tổ chức đại diện cho cùng một chủ
sở hữu.
Nói như vậy đúng hay sai? Giải thích?
Đúng.
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có các thành viên là các tổ chức, cá nhân, số
lượng thành viên không vượt quá 50 thành viên. Các thành viên chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp của
mình. Theo điều 47 Luật doanh nghiệp 2005, hội đồng thành viên của công ty TNHH
hai thành viên trở lên gồm các thành viên trong công ty.
- Công ty TNHH 1 thành viên do 1 tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu và chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn góp của
mình. Theo điều 68 Luật doanh nghiệp 2005, Hội đồng thành viên của công ty TNHH
một thành viên gồm tất cả nhưng người được chủ sở hữu bổ nhiệm làm đại diện theo
ủy quyền.
Câu 2: Ông An có 6 tỷ VNĐ, trong đó có một ngôi nhà số 7 phố B Tây Hồ, Hà nội trị
giá 3 tỷ VNĐ. Ông dùng 4 tỷ lập DNTN Hạ Long trong đó có ngôi nhà số 7 phố B để
làm trụ sở doanh nghiệp. Sau đó ông A muốn dùng 2 tỷ còn lại để lập Dn khác và chỉ
muốn lập dn của riêng mình.
Ông An có quyền lập một dn khác của riêng mình không? Đó là loại hình dn nào? Giải
thích?
- Theo khoản 3, điều 141 Luật doanh nghiệp 2005, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành
lập một doanh nghiệp tư nhân nên ông An không thể thành lập thêm một doanh nghiệp
tư nhân khác với 2 tỷ còn lại.
-Theo khoản 2 điều 9 nghị định 139/2007NĐ-CP, cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư
nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập,
tham gia thành lập công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên,
công ty cổ phần. Vì vậy, với 2 tỷ còn lại ông An có thể góp vốn cùng thành lập công ty
với các cá nhân hoặc tổ chức khác để thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
hoặc công ty cổ phần, hoặc ông An có thể đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành


viên.
Câu 3: DNTN Hạ Long vay của NHTMCP X trụ sở Quận Ba Đình, Hà Nội 2 tỷ VNĐ
có tài sản thế chấp là ngôi nhà trụ sở của Dn trị giá 3 tỷ VNĐ. Khi thực hiện hợp đồng
đã phát sinh tranh chấp.
TAND nào có quyền giải quyết vụ tranh chấp trên? Biết DNTN Hạ Long là người khởi
kiện?
- Theo điều 29 luật tố tụng dân sự, đây là tranh chấp trong kinh doanh nên thuộc thẩm
quyền tòa kinh tế.
- Theo điểm b khoản 1 điều 33 Luật tố tụng dân sự: tranh chấp này thuộc tòa kinh tế
tòa án nhân dân cấp huyện
- Theo khoản 1 điều 35 Luật tố tụng dân sự, tòa án nhân dân nơi bị đơn có trụ sở có
quyền giải quyết nếu giữa hai bên không có thỏa thuận khác giải quyết tại tòa nơi
nguyên đơn có trụ sở chính.
Vì vậy, trong trường hợp này Tòa án nhân dân quận Ba Đình, Hà Nội có quyền giải
quyết vụ việc.
Câu 4: Giả sử đến hạn thanh toán, DNTN Hạ Long không thanh toán được khoản nợ
này khi NHTMCP X yêu cầu.
NHTM X cần phải làm thủ tục gì để thu hồi được khoản nợ trên?
- Doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu
cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.
- Theo khoản 1 điều 13 luật phá sản 2004, khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản thì các chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với
doanh nghiệp đó. Vì vậy để thu hồi được khoản nợ của DNTN Hạ Long, NHTMCP X
cần nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến TAND quận Tây Hồ nơi DNTN Hạ Long
đã đăng ký kinh doanh.
Câu 5: Do đã có 5 tháng không trả lương cho công nhân và nhận thấy DNTN Hạ Long
đã mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, nên các công nhân của DN dự định nộp đơn
yêu cầu phá sản DNTN Hạ Long.
Các công nhân của DNTN Hạ Long có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản không? Nếu có
thì thực hiện như thế nào? TAND nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu mờ thủ tục

phá sản DNTN Hạ Long?
- Theo khoản 1 điều 14 Luật phá sản 2004, trong trường hợp doanh nghiệp không trả
được lương, các khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy DN lâm vào tình
trạng phá sản thì người lao động cử người đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn
nộp đơn yêu cầu mổ thủ thục phá sản đối với doanh nghiệp.
Đại diện người lao động cử hợp pháp sau khi được quá nửa số lao động trong DN tán
thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lây chữ ký, đối với Dn có nhiều đơn vị trực thuộc
thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải được quá nửa số người được
cử làm đại diện của đơn vị trực thuộc tán thành.
-Theo khoản 2 điều 13 Luật phá sản 2004, Khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
phải có các nội dung chính sau:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn
b) Tên, địa chỉ người làm đơn
c) Tên, địa chỉ Dn lâm vào tình trạng phá sản
d) Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không
được Dn thanh toán.
Đ) quá trình đòi nợ
e) Căn cứ của yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Theo khoản 2 điều 7 Luật phá sản 2004: Tòa án nhân dân TP Hà Nội có thẩm quyền
tiến hành thủ tục phá sản đối với DNTN Hạ Long.

×