Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

CƠ cấu của CÔNG TY đa QUỐC GIA (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.74 KB, 9 trang )

CƠ CẤU CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
TẬP ĐOÀN
I- Lịch sử phát triển
- 08/05/1886, dược sĩ John Stith Pemberton đã chế ra một loại sirô sữa và bán nó cho
một cửa hàng dược phẩm lớn nhất Altanta. Năm 1888, nhà doanh nghiệp Asa G. Candler mua lại
cổ phần của Coca-cola.
Trong 3 năm, Candler và hiệp hội của ông ta quản lý công ty với nguồn đầu tư là
2,300 nghìn USD. Công ty đăng kí tên nhãn hiệu là “Cocacola” với văn phòng U.S Patent vào
năm 1893 và đổi mới nó bằt đầu từ lúc đó. (“Coke” là tên nhãn hiệu từ năm 1945).
Năm 1895, những nhà máy sản xuất đầu tiên ngoài Atlanta được mở cửa tại các bang
như Dallas, Texas, Chicago, Illinois và Los Angeles, California. Ông Candler đã báo cáo cho các
cổ đông rằng Coca-Cola đang được bán tại “mỗi bang và mỗi vùng trên toàn nước Mỹ.”
Trong vòng chỉ 10 năm, từ năm 1899 đến năm 1909, đã có 379 nhà máy Coca-Cola ra
đời. nhờ tiếp tục áp dụng “hệ thống Coca-Cola” này mà nước giải khát Coca-Cola đã được các
thế hệ điều hành sau Asa Candler đem đi chinh phục khắp thế giới.
Năm 1911, Ernest Woodruff, chủ ngân hàng Atlanta, đã mua lại công ty CocaCola từ
các cổ đông của Candler. Bốn năm sau, Robert W.woodruff, con trai 33 tuổi của Ernest trở thành
chủ tịch tập đoàn và dẫn dắt công ty đi vào thời kì mới.
Sau hơn 100 năm hình thành và phát triển, Coca- Cola đã có mặt ở hơn 200 quốc gia
trên thế giới với 500 nhãn hiệu và 3300 loại đồ uống khác nhau. Coca- Cola trở thành thương
hiệu bán chạy nhất thế giới.
• Lịch sử phát triển của công ti Coca- Cola Việt Nam
-1960,lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam
-2/1994,Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài
-1995-1998,Coca-Cola lần lượt mở 3 liên doanh tại Bắc, Trung, Nam
-6/2001, ba công ti giải khát ở 3 miền đã hợp nhất và có chung sự quản lí của Coca-Cola Việt
Nam, bước vào giai đoạn mở rộng, phát triển ổn định.
*Các sản phẩm của Coca-Cola trên thị trường: Spirte, Fanta…
*Logo của Coca- Cola : Màu đỏ rực rỡ của Coca Cola đã hiển hiện ở mọi nơi in sâu trong tâm trí
mọi người. Ngoài ra, vòng tròn màu đỏ còn tượng trưng cho màu của mặt trời, ánh sáng, sức
nóng, năng lượng. Dòng chữ màu trắng uốn lượn như dòng nước tượng trưng cho sự mát mẻ,


sảng khoái. Khi kết hợp 2 màu này lại sẽ tạo cảm giác "khát" do màu đỏ rực rỡ từ cái nhìn đầu
tiên và dòng chữ Coca-Cola màu trắng giống như dòng nước mát lạnh làm giải nhiệt.
*Slogan: Trải qua nhiều giai đoạn, các khẩu hiệu của Coca-Cola cũng thay đổi cho phù hợp
-1900, nét quyến rũ mới
-1922, soda bốn mùa
-1970, Coke điều có thật
-2014, giải lao rồi Coca-Cola thôi!
II- Triết lí kinh doanh
-Coca từ khi thành lập đến bây giờ mang một triết lý chung đó là : “Cung cấp thức
uống hương Cola tuyệt hảo- mang lại sự sảng khoái- cho tất cả mọi người.”
-Sứ mệnh: “Tại công ti Coca-Cola, chúng tôi luôn cố gắng để làm mới thế giới,
truyền những khoảnh khắc của sự lạc quan và hạnh phúc, tạo ra giá trị và sự khác biệt.” Điều
đó thể hiện ở các tiêu chí sau:
+Nhận dạng thương hiệu
+Trải nghiệm người tiêu dùng
+Tính bền vững
-Tầm nhìn: “Phục vụ như là khuôn khổ cho các lộ trình của chúng tôi và định hướng
cho mọi khía cạnh của kinh doanh bằng việc mô tả những gì chúng tôi cân thực hiện để tiếp tục
đạt được sự bền vững và chất lượng.”
+Con người: Trở thành môi trường làm việc tốt nhất nơi mà con người có cảm hứng
tốt nhất
+Hồ sơ: Mang đến cho thế giới một hồ sơ về thương hiệu nước giải khát có chất lượng
và có thể tiên đoánvà làm hài lòng mong muốn, nhu cầu của con người.
+Các đối tác: Xây dựng một mạng lưới cung cấp nước uống cho khách hàng và các
nhà cung cấp, cùng nhau tạo dựng giá trị có lợi đôi bên cùng mang tính lâu dài.
+Hành tinh: Là công dân có trách nhiệm tạo nên sự khác biệt bằng cách xây dựng và
hỗ trợ cộng đồng mang tính bền vững.
+Lợi nhuận: Tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông và đặt tinh thần trách nhiệm lên
hàng đầu.
+Năng suất: Là một tổ chức hoạt động hiệu quả, gọn nhẹ và phát triển mạnh.

III- Cơ cấu tổ chức
1. Cơ cấu theo địa lí
Đến nay Coca-Cola đã có mặt trên 200 quốc gia ở hầu hết các châu lục.
*Sơ đồ phân bố:
*Ưu điểm:
- Cung cấp cho các nhà quản trị bộ phận quyền tự chủ để ra quyết định nahnh chóng, do
đó công ti dễ dàng hơn cho việc đáp ứng nhu cầu của từng quốc gia
-Thu được kinh nghiệm quý giá, theo đó, dễ dàng thích nghi với từng quốc gia, đáp
ứngthị hiếu khác nhau của người tiêu dùng toàn cấu, đồng thời xây dựng được hệ thống
cạnh tranh mạnh mẽ
-Hoạt đọng tốt ở những nơi mà hiệu quả quy mô đòi hỏi
*Nhược điểm:
-Sản phẩm phải phù hợp thị hiếu của từng địa phương
-Phải chi phí gấp nhiều lần cho cơ sở vật chất kĩ thuật
-Khó có thể liên kết nhiều khu vực địa lí phân tán thành chiến lược tổng thể
-Các công ti nhờ vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các khu vực không dễ dàng
chấp nhận sản phẩm mới.
2. Cơ cấu theo tổ chức
1/ Bộ máy tổ chức:
Cách tổ chức của Coca được phân theo cấu trúc Circle, gồm 5 bộ phận chính
• HR( Nguồn nhân lực): Recruitment-Tuyển dụng, Huấn luyện-Training, Quản trị-
Admin
• Finance(Tài chính): Planning-Dự trù kinh phí, Accounting-Tổng chi phí
• Sales (Bán hàng): MDC – nhà phân phối, Key Account - siêu thị, nhà hàng khách
sạn, trường học, công ty
• Marketing: Brand-Thương hiệu, Trade Marketing- Tiếp thị thương mại
• Production(Sản xuất):Product-Sản phẩm, Warehouse-Kho hàng, Distributiontrucks-
Phân phối)
*Sơ đồ tổ chức bộ máy
2/ Các hoạt động quản trị nội

Ban quản trị gồm 7 ban:
• Ban quản lý và phê bình: nhận các kiến nghị và thỏa thuận quan trọng của ban
quản lý với công ty
• Ban sổ sách: quan sát các báo cáo tài chính, điều khiển tài chính nội bộ, các nội
quy và làm đúng theo luật.
• Ban chỉ đạo quyền và trách nhiệm từng cá nhân trong công tác, làm việc: xác
nhận và xem xét sự tiến bộ của các mục tiêu chiến lược cũng như các ý tưởng về
công tác xã hội, đạo đức cá nhân, cộng đồng và đại chúng và bày tỏ các lĩnh vực
này cho cả công ty, cộng đồng…
• Ban chấp hành: kết nối ban hội nghị và những người thực hiện.
• Ban tài chính: kiểm tra ngân sách và kế hoạch kinh doanh hàng năm, cổ phiếu, cơ
chế xây dựng …
• Ban quản lý và bầu cử: kiểm tra những chính sách pháp luật chung đối với những
người ứng cử cho những vị trí quan trọng, sự bổ nhiệm, lệ phí tham gia, nguy cơ
xung đột & sự đánh giá của các chuyên gia CEO.
• Ban quản lí đội ngũ nhân viên: quan sát sự phát triển của từng cá nhân, sự thành
công và trợ cấp nghỉ hưu cùng với bồi thường…
Ban quyết định những công việc cần làm của từng thành viên, với sự đánh giá của ban
giám đốc mà quản lí tất cả.
Năm 2007, có 3 giám đốc mới tham gia vào ban điều hành. Hơn một nửa đang trang bị thêm kỹ
năng & ý kiến đại diện của giới chuyên môn
• Tom Johnson: nguyên chủ tịch & CEO của tập đoàn Cheapeake.
• Suzanne Labage: nguyên phó chủ tịch & người lãnh đạo liều lĩnh của tập đoàn tài
chính RBC
• Curtis welling: chủ tịch & CEO của quỹ liên doanh AmericaCare
Hội viên của ban thì nhận ý kiến liên tục & đầu năm 2008, tổ chức chính trị được nhận một quy
trình chính thức cho sự nhận diện và phỏng vấn người mới với mục tiêu đặc biệt của giới chuyên
môn.
*Ưu điểm:
-Có sự chuyên môn hóa cao cho phép các bộ phận tập trung vào từng chuyên môncủa họ

-Tạo điều kiện cho bộ phận tuyển dụng những nhân viên có kĩ năng phù hợp với từng bộ
phận chức năng.
*Nhược điểm: Không có hiệu quả với công ti lớn, nhất là với tập đoàn đa quốc gia như Coca-
Cola. Khi quy mô mở rộng, sự quản lí sẽ bị dàn mỏng, phân tán sự quan tâm đến các đói tượng
khách hàng.
 Nhận thấy các ưu nhược điểm từ 2 cơ cấu trên, Coca-Cola đã kết hợp cả 2 cơ cấu này để
mang lại hiệu quả.
IV- Nhóm làm việc trong công ti Coca- Cola
1. Thực trạng bố trí và sử dụng nhân lực theo nhóm
-Trong công ti có rất nhiều cá nhân xuất sắc, nhưng nếu giũa họ không có sự hỗ trợ lẫn nhau
trong công việc thì hiệu quả tổng thể đạt được chắc chắn sẽ không cao.
-Việc triển khai nhóm gặp nhiều khó khăn khi các thành viên trong nhóm không có cùng quan
điểm, không được tự do lựa chọn thành viên.
-Công ti gặp nhiều khó khăn thách thức trên thị trường, cần có nhóm làm việc để đạt được mục
tiêu chung.Đạt được mục tiêu chung cũng là cách để các thành viên đạt được mục tiêu riêng của
mình
*Văn hóa công ti:
Coca-cola coi nguồn nhân lực là tài sản quý giấ. Nhân viên được sắp xếp hợp lí để phát
huy được niềm đam mê và năng lực một cách hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao.
-Văn hóa công ti bao gồm 7 giá trị cốt lõi: lãnh đạo, niềm đam mê, tính toàn vện, hợp tác,
đa dạng và trách nhiệm.
Tổ chức thành các nhóm (ví dụ như tiếp thị, bán hàng hoặc nhóm sản phẩm) khuyến
khích mọi người cảm thấy có giá trị. Trong một nhóm họ được khuyến khích đóng góp ý
kiến và được sáng tạo.
=>Xây dựng nhóm là đi tìm tiếng nói chung giữa những sự khác biệt.
2. Xây dựng Nhóm làm việc
* Mục tiêu:
-Phối hợp hoạt động giữa các cá nhân, giữa các nhóm và bộ phận khác trong công ti.
-Hoạch định, xây dựng, phát triển và tổ chức thực hiện
-Phân tích đánh giá liên tục về nhãn hiệu, thị trường, đối thủ cạnh tranh.

* Nhiệm vụ:
-Quản lí thực hiện và giám sát các hoạt động Marketing theo kế hoạch hằng năm
-Đề xuất với giám đốc điều hành việc hoạch định và chiến lược phát triển chiến lược ngắn hạn
và dài hạn.
-Phân tích và quản lí thông tin
-Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, đánh giá kết quả
* Nguồn nhân lực
Lựa chọn nhân viên có chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ của nhóm và có phẩm chất cá nhân
phù hợp có thể hỗ trợ cho nhau trong quá trình làm việc nhóm
-Kiến thức chuyên môn:
+Có khả năng làm việc nhóm
+Hoạch đinh, thực hiện, giao công việc
+Phân tích và đưa ra quyết định
+Lãnh đạo, đào tạo và phát triển
+Thuyết trình, đàm phán và giao tiếp
-Phẩm chất đạo đức:
+Tinh thần trách nhiệm
+Năng động, nhiệt tình,tự tin, nhạy bén
+Trung thực, sáng tạo
*Phân công việc cho các thành viên trong nhóm
-Phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể
-Nhóm viên luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, giúp đỡ, chia sẻ công việc
-Khả năng đóng góp, tạo sự khác biệt, niềm đam mê. Tư duy sáng tạo và mới mẻ trong công việc
bất kể vai trò nào.
*Vai trò của nhóm làm việc trong công ti:
-Tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo, mang tính chuyên môn sâu, hoạt động chặt chẽ, gắn kết với
nhau. VD: Sự ra đời của nhiều sản phẩm như Fanta, Sprite,… là kết quả làm việc của nhóm sản
phẩm. Các thành viên đã phải thiết kế, sáng tạo, thử nghiệm nhiều lần mới có được thành công.
Sản phẩm Fanta vị chanh rất được ưa chuộng tại Việt Nam.
- Giải quyết các vấn đề mang tính thách thức. Khi Pepsi- đối thủ cạnh tranh số một của Coca-

Cola, Coca-Cola đã họp bàn chiến lược. CEO đã cho nhóm Marketing nghiên cứu chiến lược
phát triển mới, trong đó Coca- Cola đã chuyển từ cạnh tranh trực tiếp áp đảo sang chiếm lĩnh thị
phần. Nhóm đã đề xuất cho xây dựng các máy bán Coca- Cola tự động ở khắp các nơi. Chiến
lược nầy đã làm tăng doanh thu, giữ vững ngôi vị số 1.
-Tăng tinh thần đoàn kết, học hỏi hỗ trợ lẫn nhau.
3. Sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm làm việc và các nhóm khác
a)Sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm
Coca-Cola khuyến khích môi trường hợp tác, học hỏi, trao đổi chia sẻ giữa các nhân viên. Mối
quan hệ hỗ trợ luôn được đề cao, môi trường làm việc nhóm cởi mở, tích cực, cùng nhau hướng
tới một mục tiêu chung.
Một tinh thần hợp tác, phát triển mạnh khi làm việc với một nhóm người có quan điểm khác
nhau. Hiểu những thách thức và cơ hội để phát triển bền vững.
b)Sự tương tác giữa các nhóm làm việc trong công ti
Sự phối hợp giữa các nhóm, các bộ phận rất chặt chẽ, tương tác với nhau. Chia sẻ thông tin,
cùng giải quyết các vấn đề mang tính chuyên môn cao. Góp phần xây dựng một tập thể đoàn
kết, vững mạnh, tương trợ.
=>Nhóm làm việc trong công ti Coca-Cola đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát
triển của công ti

×