Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

phân tích quản trị chi phí sản xuất và biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất tại công ty cổ phần than núi bèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 54 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước
đã từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty
cổ phần than Núi Béo nói riêng đi lên và đứng vững trong cơ chế thị trường có
sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Nền kinh tế xã hội nước ta không ngừng phát
triển và trong tương lai có thể hội nhập với nhiều nền kinh tế trên thế giới cũng
như các nước phát triển trong khu vực. Vì vậy, đối với các nhà quản lý doanh
nghiệp quản trị chi phí sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí sản xuất là
những chỉ tiêu quan trọng luôn được chú trọng quan tâm vì chúng phản ánh chất
lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
Sau thời gian thực tập tại Công ty cổ phần than Núi Béo-TKV, em đã
phần nào tìm hiểu được thực tế công tác quản trị chi phí sản xuất và tiết kiệm chi
phí sản xuất sản phẩm tại công ty. Và em đã chọn đề tài: “Phân tích quản trị
chi phí sản xuất và biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất tại công ty cổ phần
than Núi Béo”làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Nội dung chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị chi phí sản xuất.
Chương 2: Phân tích-đánh giá thực trạng quản trị chi phí tại công ty
cổ phần than Núi Béo-TKV.
Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chi phí sản xuất và
tiết kiệm chi phí tại công ty cổ phần than Núi Béo-TKV.
Trong quá trình làm chuyên đề, mặc dù em đã có nhiều cố gắng và nhận
được sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn là cô Vân Anh cùng sự
giúp đỡ tận tình của các cô, chú, anh, chị trong công ty tại các phòng; ban song
do nhận thức và trình độ có hạn, thời gian thực tế chưa nhiều nên bản chuyên đề
của em không tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót. Em rất mong muốn
và xin chân thành tiếp thu ý kiến đóng góp, bổ sung của quí Công ty cùng giáo
viên hướng dẫn để bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn SV: Trần Tiến Thịnh


Sinh viên: Trần Tiến Thịnh
Lớp:QTKD-K7
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT
1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh:
“Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí
về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến
hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định có thể là tháng, quý, năm”.
1.2 Các cách phân loại chi phí sản xuất:
1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung tính chất kinh tế
của chi phí:
Cách phân loại này dựa trên nguyên tắc những chi phí có cùng nội dung
kinh tế được xếp vào một loại yếu tố chi phí, không kể cả chi phí đó phát sinh ở
lĩnh vực hoạt động nào, địa điểm nào và dùng vào mục đích gì trong sản xuất
kinh doanh. Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ được chia làm các yếu
tố chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền
Cách phân loại này cho biết chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
gồm những nội dung chi phí nào, tỷ trọng từng loại chi phí / tổng số, làm cơ sở
cho việc lập kế hoạch như kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương,… Tuy
nhiên cách nhìn này không cho biết CPSX / ∑ chi phí của doanh nghiệp là bao
nhiêu.
1.2.2 Phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí:
Cách này căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm dựa
vào mục đích, công dụng của chi phí và mức phân bố chi phí cho từng đối tượng

Sinh viên: Trần Tiến Thịnh
Lớp:QTKD-K7
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
(không phân biệt chi phí có nội dung như thế nào). Toàn bộ chi phí sản xuất
kinh doanh phát sinh trong kỳ được chia thành các khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên
vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào sản xuất chế tạo
ra sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp lương, trích
BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh.
- Chi phí sản xuất chung: Những chi phí phát sinh trong phạm vi phân
xưởng sản xuất (trừ chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp).
+ Chi phí nhân viên phân xưởng.
+ Chi phí vật liệu và CCDC sản xuất.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ Chi phí bằng tiền khác
Ba khoản mục chi phí trên được tính vào giá trị sản xuất, ngoài ra khi tính
giá thành toàn bộ còn gồm: chi phí bán hàng, chi phí QLDN. Phân loại theo cách
này rất thuận tiện cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, phục vụ
yêu cầu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh theo định mức, cung cấp thông tin
cho việc lập BCTC, giúp việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành
sản xuất, phân tích ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí đến giá thành sản
xuất cũng như cho thấy vị trí của CPSX trong quá trình SXKD của doanh
nghiệp.
1.2.3 Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm; công việc lao vụ
trong kỳ:
- Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không thay đổi về tổng số so
với khối lượng công việc hoàn thành trong một phạm vi nhất định.

- Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ
so với khối lượng công việc hoàn thành.
Phân loại theo cách này thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi
phí, xác định điểm hòa vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí sản xuất kinh
Sinh viên: Trần Tiến Thịnh
Lớp:QTKD-K7
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
doanh. Đồng thời làm căn cứ để đề ra biện pháp thích hợp hạ thấp chi phí sản
xuất kinh doanh trên một đơn vị sản phẩm cũng như xác định phương án đầu tư
thích hợp.
1.2.4 Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ
giữa đối tượng chịu chi phí :
- Chi phí trực tiếp: là những CPSX quan hệ trực tiếp cho sản phẩm hoặc
đối tượng chịu chi phí.
- Chi phí gián tiếp: là những CPSX có quan hệ đến sản xuất ra nhiều loại
sản phẩm, không phân định được cho từng đối tượng cho nên phải phân bổ theo
đối tượng nhất định.
Phân loại theo cách này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp tập
hợp chi phí và phân bổ chi phí một cách hợp lý.
Nói chung việc phân loại chi phí theo tiêu thức nào là phải phù hợp với
đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, là cơ sở cho việc lập kế hoạch,
phân tích kiểm tra chi phí và xác định trọng điểm quản lý chi phí nhằm góp phần
tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.3 Tiết kiệm chi phí sản xuất:
1.3.1 Ý nghĩa của việc tiết kiệm chi phí sản xuất của doanh nghiệp:
Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường với nhiều thành
phần kinh tế độc lập, tự hạch toán kinh doanh, cải tiến nâng cao công tác quản
lý. Các doanh nghiệp được tự do hoạt động SXKD, tự do cạnh tranh lành mạnh
trong khuôn khổ pháp luật quy định. Để tồn tại và phát triển bền vững, mỗi

doanh nghiệp phải tuân thủ đúng theo cơ chế thị trường, các quy luật kinh tế …
đặc biệt phải tính đến hiệu quả SXKD. Hiệu quả SXKD càng cao, DN càng có
điều kiện mở rộng quy mô SXKD, tăng DT, tăng LN, tăng sức cạnh tranh, nâng
cao đời sống CB - CNV, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với NSNN… Để phát
triển bền vững đòi hỏi mỗi DN không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD áp dụng
tức thì mọi biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Việc tiết kiệm chi
phí không có nghĩa là cắt xén các khoản chi phí cần thiết - cấu tạo nên thực thể
của sản phẩm mà việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh ở đây gắn liền với
Sinh viên: Trần Tiến Thịnh
Lớp:QTKD-K7
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả đồng thời bảo đảm tối đa chất lượng sản phẩm
thỏa mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng xã hội.
Như vậy việc tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có ý
nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ làm tăng hiệu quả kinh tế, mà còn tăng hiệu quả
xã hội.
1.3.2 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của
DN:
1.3.2.1 Những nhân tố khách quan(Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp hay
thuộc môi trường hoạt động của Dn):
Các DN hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước. Có nghĩa là nhà nước hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết họat động kinh tế
ở tầng vĩ mô thông qua luật lệ, các chính sách, biện pháp kinh tế. Nhà nước tạo
môi trường, hành lang cho các DN họat động khuyến khích DN đầu tư vào
những ngành nghề có lợi cho đất nước cho xã hội… Đặc biệt là DN Nhà nước
phải tuân thủ chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước như chế độ tiền lương, cơ chế
hạch toán kinh tế. Các chế độ, thể lệ của Nhà nước là chỗ dựa cho công tác quản
lý CPSXKD của DN.
- Mọi họat động SXKD của DN đều xuất phát từ thị trường. Thị trường

không chỉ là nơi diễn ra hoạt động mua và bán mà còn thể hiện các quan hệ hàng
hoá và tiền tệ. Thị trường - nơi tập trung nhất, đầy đủ nhất kinh tế hàng hoá,
trong đó cung - cầu là một phạm trù kinh tế lớn nhất - quyết định trực tiếp giá
cả thị trường → ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất kinh doanh
Khi giá cả thị trường tăng (giá nguyên vật liệu dịch vụ tăng … ) làm cho
CPSXKD tăng và ngược lại, khi giá cả thị trường giảm sẽ là nhân tố khách quan
biến động có lợi cho DN
Giá cả thay đổi sẽ ảnh hưởng → tỷ suất phí vì nó ảnh hưởng đến doanh số
bán ra.
Mức độ ảnh hưởng của giá cả hàng hoá tiêu thụ đến tỷ suất phí:
∆F' =
1 1 01
( )F M M× −
Sinh viên: Trần Tiến Thịnh
Lớp:QTKD-K7
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
∆F': Mức độ ảnh hưởng của giá cả hàng hoá tiêu thụ → tỷ suất phí
F
1
: Tổng CPSXKD
M
1
, M
01
: Tương ứng doanh số bán ra thực hiện theo giá kỳ so sánh, kỳ gốc
∆F' > 0 → giá của kỳ thực hiện < giá của kỳ gốc và ngược lại
∆F' ≤ 0 → M
1
≥ M

01
→ giá của kỳ thực hiện > giá của gốc với cùng mức
chi phí và mức hàng hóa tiêu thụ → tỷ suất giảm → đảm bảo tốt kế hoạch DT
bán hàng.
- Sự phát triển của KH-KTCN góp phần làm giảm lao động trực tiếp, thay
đổi cơ cấu chi phí.
Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN nói chung và CPSXKD của DN
nói riêng theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực vì đây là những nhân tố DN
không thể cải tạo, kiểm soát được, chỉ có thể thích nghi. Những thuận lợi và khó
khăn DN nhận được hoặc gánh chịu thì đối thủ cạnh tranh cũng vậy. Vì thế DN
phải biết khai thác triệt để các thời cơ, cơ hội mà mình nhận được để giành thế
thượng phong trong cạnh tranh.
1.3.2.2 Những nhân tố chủ quan (Bên trong doanh nghiệp):
Là toàn bộ các yếu tố, tác động mối liên hệ bên trong DN ảnh hưởng trực
tiếp đến chi phí sản xuất kinh doanh của DN
- Mức độ ảnh hưởng tới hoạt động của DN: Tổng chi phí toàn DN được
chia thành chi phí khả biến (CPKB) và chi phí bất biến (CPBB)
Khi khối lượng hoạt động tăng thì CPKB tăng theo như CPNVLTT,
CPNCTT tăng để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nhưng CPKB, kết tinh trong một
đơn vị sản phẩm không đổi.
Hơn thế trong phạm vi giới hạn sản lượng sản xuất thì CPBB cố định như
chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí thuê kho, nhà xưởng …. nhưng CPBB/1 đơn vị
sản phẩm giảm giá xuống.
(CPSXKD = CPKB + CPBB ⇔ F = F
KB
+ F
BB
)
Sinh viên: Trần Tiến Thịnh
Lớp:QTKD-K7

6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
Khi khối lượng hoạt động tăng → tổng CPSXKD giảm → tỷ suất phí
giảm → thể lực sản phẩm hạ → tăng sức cạnh tranh, tăng hiệu quả sản xuất kinh
doanh:
- Cơ cấu sản xuất kinh doanh
Nếu doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều ngành mặt hàng có chất
lượng tốt, mẫu mã, chủng loại …. thỏa mãn tối đa thị hiếu tiêu dùng → Tốc độ
tiêu thụ tăng → vòng quay vốn tăng → giảm chi phí bảo hiểm, chi phí lãi vay,
chi phí bảo quản nguyên vật liệu, thành phẩm, giảm chi phí hao hụt.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ thành phẩm
* Nói đến cơ sở vật chất kỹ thuật là nói đến nhà xưởng máy móc thiết
bị… cơ sở vật chất kỹ thuật càng cao → công suất sử dụng máy móc thiết bị
cao, NSLĐ tăng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ sản xuất ra ngày một cải tiến →
tiết kiệm CPNVLTT/1 đơn vị sản phẩm, chi phí tiền lương, tiền công, chi phí
khấu hao TSCĐ và đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ → giảm chi phí sản xuất kinh
doanh
* Nói đến mạng lưới tiêu thụ tức nói đến kho tàng, cửa hàng… Nếu mạng
lưới tiêu thụ được sắp xếp một cách hợp lý, vừa tiện cho việc sản xuất, vừa tiện
cho công tác tiêu thụ thì có thể giảm những khâu trung gian không cần thiết,
tăng tốc độ tiêu thụ → giảm chi phí sản xuất kinh doanh
- NSLĐ của người lao động ảnh hưởng sâu sắc đến chi phí sản xuất kinh
doanh của DN. Lao động của con người: 1 trong 3 yếu tố cơ bản không thể thiếu
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để tăng NSLĐ phụ thuộc rất lớn vào trình
độ tổ chức quản lý của Ban lãnh đạo. Họ là những người đi đầu mẫu mực, động
viên, khuyến khích, thưởng phạt kịp thời cán bộ công nhân viên, xây dựng ý
thức tiết kiệm, làm chủ hành động, cống hiến hết mình từ mỗi thành viên →
tăng năng suất lao động → giảm tương đối chi phí tiền lương, tiền công/1 đơn vị
sản phẩm → Chi phí sản xuất kinh doanh giảm. Như vậy các yếu tố bên trong
doanh nghiệp hoàn tòa có thể cải tạo kiểm soát được. Thế mạnh, nội lực bên

trong doanh nghiệp mang đặc trưng riêng có, đối thủ có thể không có. Do vậy tổ
Sinh viên: Trần Tiến Thịnh
Lớp:QTKD-K7
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
chức DN phát huy nội lực của mình là hướng phấn đấu quan trọng nhất giảm chi
phí sản xuất kinh doanh của DN một cách tương đối.
Việc nghiên cứu các nhân tố trên là cơ sở để DN đề ra các phương hướng
và biện pháp phấn đấu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh → tăng hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
1.4 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản trị chi phí sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp:
1.4.1 Mục đích của việc xây dựng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản trị
chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Việc lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh là cần thiết và tất yếu. Trên
cơ sở các kế hoạch nhằm xác định mục tiêu phấn đấu không ngừng: Thực hiện
tốt công tác quản lý và tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu chi phí
sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng tích cực tới các chỉ tiêu khác như: Chỉ tiêu
vốn lưu động được xác định căn cứ vào dự toán chi phí sản xuất và kinh doanh
của đơn vị, mức LN phụ thuộc vào giá thành sản lượng hàng hoá kỳ kế hoạch và
được xác định trên cơ sở dự toán chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Do vậy
mục tiêu của Nhà quản trị nếu chỉ mang tính chất định tính thì người thực hiện
rất khó xác định một cách yêu cầu cụ thể mức đặt ra, cho nên các chỉ tiêu thể
hiện bằng những con số cụ thể đã định hướng được, rõ ràng, dễ hiểu nhưng
cũng mang tính chất chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu quản lý. Như vậy việc xây
dựng các chỉ tiêu về chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục
đích đáp ứng đắc lực cho yêu cầu của công tác kế hoạch, qua các chỉ tiêu kế
hoạch, có độ chuẩn xác cao tạo bộ khung cho việc thực thi đạt kết quả cao.
1.4.2 Nội dung và ý nghĩa của các chỉ tiêu:
1.4.2.1 Tổng chi phí sản xuất kinh doanh:

Là toàn bộ các khoản tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện quá trình
SXKD trong một kỳ nhất định. Tổng chi phí có liên quan đến tổng sản lượng sản
phẩm tiêu thụ, khi tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi thì tổng chi phí
cũng thay đổi theo.
Sinh viên: Trần Tiến Thịnh
Lớp:QTKD-K7
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
Tổng chi phí là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh
được xác định trên cơ sở tính toán và tổng hợp mục tiêu chi phí cụ thể. Việc đó
phải dựa vào tính toán xác định từng khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ.
Công thức: F = F
đk
+ P
ps
- F
ck
Trong đó F: Tổng chi phí sản xuất kinh doanh
F
đk
: Số dư chi phí đầu kỳ (CPBH và CPQLDN còn tồn lại đầu kỳ)
P
ps
: Tổng chi phí phát sinh trong kỳ kế hoạch
F
ck
: Số dư chi phí phân bổ cho hàng hóa dự trữ cuối kỳ (CPBH và
CPQLDN)
Đối với DNCPSX có tính chất ổn định, chu kỳ kinh doanh dài. Trong năm
không có DT hoặc DT nhỏ thì tiến hành phân bổ CPBH và CPQLDN cho hàng

dự trữ tồn kho theo một tỷ lệ hợp lý.
F
ck
= K x

=
n
i
i
D
1
Trong đó K: Tỷ lệ phân bổ CPBH và CPQLDN hàng dự trữ
D
i
: Dự trữ tồn kho cuối kỳ của sản phẩm i
n: Số nhóm mặt hàng dự trữ
K được tính như sau:
K =
( )
%
ck ps
F P
T
+
Trong đó:
T: Tổng giá trị sản phẩm trong kỳ
T được xác định theo phương pháp cân đối lưu chuyển hàng hóa
T = D
đk
+ M = B + D

ck
D
đk
: Dự trữ tồn kho sản phẩm đầu kỳ
M: Tổng giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ
D
ck
: Dự trữ tồn kho sản phẩm cuối kỳ
B: Tổng giá trị sản phẩm bán hàng trong kỳ
Tổng chi phí là chỉ tiêu kinh tế cơ bản làm cơ sở để tính các chỉ tiêu khác
trong kế hoạch CPSXKD của doanh nghiệp
Sinh viên: Trần Tiến Thịnh
Lớp:QTKD-K7
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
1.4.2.2 Tỷ suất chi phí:
Chỉ tiêu tổng CPSXKD mới chỉ phản ánh quy mô tiêu dùng vật chất, tiền
vốn và mức kinh doanh để phục vụ quá trình SXKD của DN, đồng thời xác định
số vốn phải bù đắp từ thu nhập trong kỳ của doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả
CP từng thời kỳ cũng như sự tiến bộ trong công tác quản lý chi phí với các DN
khác có cùng điều kiện, cùng tính chất hoạt động, cần phải thông qua chỉ tiêu tỷ
suất chi phí.
Công thức: F' = F/M x 100(%)
Trong đó F': Tỷ suất chi phí
F: Tổng chi phí sản xuất kinh doanh
M: Tổng doanh thu hoặc khối lượng sản phẩm tiêu thụ
Tỷ suất chi phí là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ so sánh giữa tổng
chi phí sản xuất kinh doanh với tổng mức tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. Chỉ tiêu
này phản ánh cứ một đơn vị sản phẩm tiêu thụ thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi
phí. Vì vậy càng tiết kiệm chi phí lao động sống và lao động vật hóa/1 đơn vị

tiêu thụ thì càng tốt. Tỷ suất chi phí càng giảm thì hiệu quả quản lý và sử dụng
chi phí sản xuất kinh doanh càng cao.
1.4.2.3 Mức độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí:
Là chỉ tiêu tương đối phản ánh tình hình, kết quả hạ thấp chi phí thông
qua hai tỷ suất chi phí đem so sánh với nhau.
Công thức:
∆F' = F'
1
- F'
o
Trong đó ∆F': Mức độ tăng trưởng hoặc giảm tỷ suất chi phí
F'
o
, F'
1
: Tương ứng tỷ suất chi phí kỳ gốc, kỳ so sánh
Tùy theo mục đích nghiên cứu mà chọn kỳ so sánh và kỳ gốc cho phù
hợp. Có thể chọn kỳ gốc là chỉ tiêu kế hoạch, còn kỳ so sánh là chỉ tiêu thực
hiện cùng một thời kỳ để đánh giá mức độ hạ thấp tỷ suất chi phí của DN
∆F' có thể nhận giá trị :"-", "+", "= 0"
Sinh viên: Trần Tiến Thịnh
Lớp:QTKD-K7
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
∆F' < 0 chứng tỏ suất phí kỳ so sánh < tỷ suất phí kỳ gốc công tác quản lý
chi phí tốt
∆ ≥ 0: chưa tốt.
1.4.2.4 Tốc độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí:
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm chi phí nhanh hay chậm giữa
hai DN trong cùng một thời kỳ hoặc giữa hai thời kỳ của một DN chỉ tiêu này

được xác định là tỷ lệ phần trăm của mức độ tăng (giảm) tỷ suất phí của hai thời
kỳ/ tỷ suất chi phí kỳ gốc
Công thức: ∆T = ∆F'/F' x 100(%)
Trong đó: ∆T: Tốc độ tăng (giảm) tỷ suất phí
∆T< 0: Đánh giá là tốt → ∆T  càng lớn càng tốt
∆T ≥ 0: Chưa tốt
∆T là chỉ tiêu chất lượng, có thể đánh giá chính xác trình độ tổ chức quản
lý chi phí sản xuất kinh doanh của DN. Chỉ tiêu này giúp cho người quản lý thấy
rõ hơn tình hình, kết quả phấn đấu giảm chi phí bởi: Có trường hợp giữa hai thời
kỳ của DN (hoặc giữa hai DN) có mức độ hạ thấp chi phí như nhau nhưng tốc
độ giảm chi phí lại khác nhau và ngược lại.
1.4.2.5 Mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất kinh doanh:
Là kết quả của sự phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh hoặc làm
giảm tỷ suất phí
= x
Ký hiệu: ∆M = ∆F' x M
1
∆M < 0: Phản ánh số tiền tiết kiệm được
∆M ≥ 0 : Số tiền bị lãng phí do tỷ suất phí tăng
Kết quả của việc hạ thấp chi phí làm góp phần tăng lợi nhuận cho DN.
Chỉ tiêu này làm rõ thêm chỉ tiêu mức độ hạ thấp chi phí bằng cách biểu hiện số
tương đối (%) sang số tuyệt đối.
1.5 Nội dung công tác quản trị chi phí của doanh nghiệp:
Sinh viên: Trần Tiến Thịnh
Lớp:QTKD-K7
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
Hiệu quả công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ở Công ty trong
nền kinh tế thị trường hiện nay, để công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh
thực sự mang lại hiệu quả, khi tiến hành tổ chức quản lý chi phí công ty dựa vào

hệ thống căn cứ sau:
- Tiêu chuẩn định mức chi phí sản xuất kinh doanh hợp lý, hợp lệ. Đây là
căn cứ tương đối quan trọng để Công ty tiến hành công tác quản lý chi phí.
- Căn cứ vào đặc điểm, tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh quy mô
sản xuất kinh doanh của công ty để từ đó quyết định tổng chi phí cần phải đạt tới
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Dựa vào kế hoạch sản xuất kinh
doanh đầu năm, đến cuối năm công ty tiến hành đánh giá chất lượng hiệu quả
công tác quản lý chi phí để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, những mặt
mạnh và tồn tại, qua dó xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm kế
hoạch.
Việc đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác quản lý chi phí thông qua các
chỉ tiêu cơ bản về chi phí sản xuất kinh doanh.
1.6 Biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề sống còn của các DN
là điều DN nào cũng muốn nhưng không phải DN nào cũng có thể thực hiện
được và càng không thể đưa ra một hệ thống các biện pháp nhằm giảm chi phí
đúng cho mọi DN. Điều đó còn tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình của các nhà
quản trị để có thể đưa ra các giải pháp khác nhau nhằm hạ thấp chi phí sản xuất
kinh doanh. Nhìn chung các DN cần phải làm tốt công tác nghiên cứu thị
trường.
Mọi hoạt động SXKD của DN đều xuất phát từ thị trường, DN phải sản
xuất và kinh doanh những sản phẩm thị trường có nhu cầu chứ không phải
SXKD những thứ mình có, mình thích. Thị trường- yếu tố hàng đầu quyết định
sự thành bại hoạt động SXKD của DN. Hoạt động trong cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước, một mặt tạo cho DN rất nhiều cơ hội kinh doanh, mặt
khác đòi hỏi DN phải thích ứng linh hoạt trong cơ chế mới này. Cùng với thời
gian, nhu cầu thị hiếu tiêu dùng không ngừng thay đổi, không có giới hạn. Cùng
Sinh viên: Trần Tiến Thịnh
Lớp:QTKD-K7
12

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
với thời gian, nhu cầu thị hiếu tiêu dùng không ngừng thay đổi, không có giới
hạn. Bất kỳ DN sản xuất và kinh doanh các sản phẩm không đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng thì không những sản phẩm không tiêu thụ được mà DN còn thua lỗ,
thậm chí còn phá sản. Do vậy, để hoạt động SXKD thu đủ chi và có lãi, đòi hỏi
các DN phải thường xuyên nghiên cứu thị trường góp phần không nhỏ vào việc
mở rộng sản xuất, giảm chi phí sản xuất kinh doanh nhằm giảm tỷ suất phí và
tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Biện pháp 1:Áp dụng các thành tựu KHKT tiến bộ;
Áp dụng các thành tựu của KHKT tiến bộ vào hoạt động sản xuất kinh
doanh, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, giảm định mức tiêu hao
nguyên - nhiên - vật liệu, giảm lao động sống, hiệu quả sản xuất tăng. Vì vậy,
doanh nghiệp phải đón bắt thời cơ ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
qua đó hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh.
Biện pháp 2: Sử dụng với công suất tối đa của TSCĐ.
Trong DNSX: TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện năng lực và trình
độ SXKD của DN. Nâng cao ý thức bảo dưỡng, sử dụng, khai thác hết công suất
của máy móc thiết bị, tránh lãng phí CPBB nhằm tăng năng suất lao động và
giảm chi phí sản xuất kinh doanh.
Biện pháp 3: Đảm bảo việc cung ứng nguyên-nhiên vật liệu:
Tổ chức tốt việc cung ứng nguyên nhiên vật liệu, cho sản xuất kinh
doanh. Để thực hiện tốt việc giảm giá mua nguyên vật liệu, phải bắt đầu từ việc
khai thác nguồn mua. Nghiên cứu, lựa chọn nguồn cung ứng đảm bảo về cả chất
lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, phương thức thanh toán, giao nhận, tổ chức
tốt mạng lưới thu mua phù hợp với điều kiện nguồn hàng và điều kiện sản xuất,
áp dụng biện pháp kinh tế trong việc khai thác nguồn mua để khuyến khích bộ
phận thu mua và đơn vị nguồn hàng. Bảo đảm quá trình sản xuất kinh doanh liên
tục, không gián đoạn dẫn đến tiết kiệm chi phí thu mua, vận chuyển, chi phí do
gián đoạn sản xuất xảy ra, chấp nhận được nguyên nhiên vật liệu tiêu hao và giá
cả nguyên nhiên vật liệu. Xác định đúng nguyên nhiên vật liệu, CCDC dự trữ, tổ

chức bảo quản hợp lý, luôn cung ứng đủ nguyên vật liệu cho sản xuất kinh
Sinh viên: Trần Tiến Thịnh
Lớp:QTKD-K7
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
doanh từ đó giảm chi phí do vốn bị ứ đọng, giảm chi phí bảo quản… để giảm chi
phí sản xuất kinh doanh.
Biện pháp 4: Biện pháp về lao động của doanh nghiệp:
Tổ chức hợp lý khoa học và tinh giảm lao động trong doanh nghiệp. Con
người - nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động SXKD. Do đó
phải tổ chức và sử dụng một cách hợp lý. Bắt đầu từ công việc tuyển dụng: Nếu
kết quả tốt đẹp, lợi ích mang lại rất lớn và lâu dài ngược lại sẽ khó thuyết phục.
Tinh thần làm việc cởi mở, giúp đỡ lẫn nhau tạo sự phấn chấn, năng nổ, sự nhất
trí chung về công việc tập thể. Đào tạo CBCNV tinh thông nghề nghiệp, giảm
lao động gián tiếp, tăng lao động trực tiếp làm cho tổng chi phí giảm (quỹ lương
giảm nhưng tiền lương của nhân viên không giảm, tốc độ tăng tiền lương nhỏ
hơn tốc độ tăng năng suất lao động mà họ đạt được). Bố trí nhân sự hợp lý, khai
thác tối đa năng lực sẵn có của từng nhân viên, khuyến khích những phát huy,
sáng kiến cải tiến vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Biện pháp 5: Sử dụng hiệu quả của nguồn vốn:
Bên cạnh nguồn vốn cấp, nguồn vốn tự có, huy động tối đa nguồn vốn
nhàn rỗi trong CBCNV, mở rộng liên doanh liên kết với mục tiêu hàng đầu: hiệu
quả kinh tế và an toàn nhằm mục đích giảm chi phí do huy động vốn bên ngoài.
Biện pháp 6:DN thực hiện tốt công tác quản lý chi phí:
Cuối tháng, quý, năm, DN phải thường xuyên đánh giá việc thực hiện chi
phí, xác định các khoản đã tiết kiệm hay bội chi, nguyên nhân dẫn đến tình trạng
đó; khách quan hay chủ quan. Đánh giá riêng từng khoản mục chi phí, ản hưởng
của nó tới tổng chi phí. Từ đó, đề ra các biện pháp điều chỉnh, quản lý. Xây
dựng các tiêu chuẩn, quy chế phù hợp làm căn cứ kiểm tra. Nhưng việc kiểm tra
có nghiêm ngặt đến đâu vẫn không kiểm soát được rò rỉ, lãng phí thì phải có tinh

thần tiết kiệm trong mỗi nhân viên. Những khuyến khích về tinh thần kết hợp,
những khuyến khích về vật chất thì người lao động mới thực sự có động lực để
tiết kiệm trong mọi hành động.
Sinh viên: Trần Tiến Thịnh
Lớp:QTKD-K7
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH-ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHI
PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO-TKV
2.1 Tổng quan về công ty:
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty:
Những thông tin chung:
• Tên đăng ký hợp pháp là: Công ty Cổ phần than Núi Béo_ TKV; bằng
tiếng Anh là: VINACOMIN – NUI BEO COAL JOINT STOCK
COMPANY
• Tên giao dịch của Công ty là: VNBC.
• Địa chỉ: 799 Lê Thánh Tông, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
• Điện thoại: 033.825220
• Fax: 033. 625270
• Website: www.nuibeo.com.vn Email:
Khái quát về lịch sử hình thành:
Công ty cổ phần than Núi Béo là một công trình hợp tác hữu nghị giữa
Liên Xô(cũ) và Việt Nam, do Liên Xô thiết kế và đầu tư xây dựng. Mỏ được
Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật tại Quyết định
số 214 – CT ngày 3/7/1985. Tổng trữ lượng Công nghiệp trong ranh giới khai
trường lộ thiên 31,9 triệu tấn. Tổng khối lượng đất bóc 145,6 triệu m3 đất đá, hệ
số bóc đất bình quân 4,55 m3/tấn, đất công trường kết thúc -142m.
- Năm 1987 bắt đầu khởi công xây dựng Mỏ ( các công trình xây dựng cơ
bản ban đầu).
-Tháng 8/ 1988, Bộ Mỏ và Than có quyết định số 1019-NL- TCCB- LD

ngày 24 /8/1988 thành lập Mỏ Than Núi Béo trực thuộc Công ty Than Hòn Gai.
Ngày 7/11/1989 bắt đầu xúc những gầu đầu tiên thực hiên quá trình khai thác
than tại Núi Béo- Quảng Ninh.
- Từ 1995- 1997,là thời kỳ ổn định nội bộ, điều chỉnh phương hướng, khai
thác.Công ty đã giải tán công trường khai thác than hầm lò, quay lại mở khai
Sinh viên: Trần Tiến Thịnh
Lớp:QTKD-K7
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
trường mỏ 14, đẩy mạnh công tác tiếp thị, mở rộng thị trường tiêu thụ than, sắp
xếp lại sản xuất để từng bước khắc phục khó khăn.
+ Năm 1996, Mỏ than Núi Béo độc lập trực thuộc Tổng công ty than Việt
Nam theo Nghị định số 27/ CP ngày 06/05/1996 của Chính Phủ; Quyết định số
2603/ QĐ- TCCB ngày 17/09/1996 của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp; Quyết định
số 886- TVN/HĐQT ngày 27/05/1996 của HĐQTTVN ( Hội đồng Quản trị than
Việt Nam).
Từ 1997- 2001 là thời kỳ Công ty trăn trở tìm hướng đi cho mình.
+ Năm 1997, Tổng công ty TVN cho phép một số công ty nước ngoài đến
thăm khai trường, xem xét để hợp tác làm ăn với Công ty Than Núi Béo. Sau
thời gian tìm hiểu, bàn bạc lập dự án,tháng 6 năm 1998, Bộ kế hoạch và Đầu tư
đã cấp giấy phép hợp tác kinh doanh giữa Mỏ than Núi Béo với công ty Cavico
Canada.Tuy nhiên lại gặp khủng hoảng kinh tế khu vực, đã ảnh hưởng xấu tới
thị trường tiêu thụ than và Ngành than đang dư thừa năng lực nên việc huy động
vốn của đối tác Canada không thực hiện được và phải chấm dứt hợp đồng trước
thời hạn. Tuy có khó khăn trong đầu tư và tiêu thụ, nhưng giai đoạn 1996- 2000
đối với Công ty Than Núi Béo là thời kỳ phát triển ổn định và tăng trưởng, đặc
biệt là từ 2001 trở lại đây. Nếu năm 1996 sản lượng bóc đất đá chỉ có 0,5 triệu
m3, khai thác đạt 233 nghìn tấn, doanh thu bán than đạt 38 tỷ đồng, thì đến năm
2000 sản lượng bóc đất đá là 1,6 triệu m3, khai thác than gần 400 nghìn tấn,
doanh thu bán than đạt 75 tỷ đồng, vượt công suất thiết kế giai đoạn 1.

+ Tháng 10/ 2001, theo Quyết định số 405/QĐ- HĐQT của Hội đồng
Quản trị TVN, mỏ than Núi Béo đổi tên thành Công ty than Núi Béo.
- Năm 2002: Bốc xúc 5,7 triệu m3 đất đá, khai thác trên 800 nghìn tấn
than, doanh thu bán hàng đạt 160 tỷ đồng (gấp 1,5 lần năm 2001), thu nhập bình
quân đạt gần 1,6 triệu đồng/ người/ tháng.
- Năm 2003: Bốc xúc trên 9,7 triệu m3 đất đá, khai thác 1,27 triệu tấn
than, đạt công suất thiết kế và về trước kế hoạch được giao hơn 2 năm, bán than
trên 300 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 2triệu/ người/ tháng.
Sinh viên: Trần Tiến Thịnh
Lớp:QTKD-K7
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
- Năm 2004, bốc xúc được 14,5 triệu m3 đất đá, khai thác gần 2 triệu tấn
than, vượt công suất thiết kế 800 nghìn tấn, doanh thu bán than đạt 580 tỷ đồng,
thu nhập bình quân đạt trên 2,5 triệu đồng/ người/ tháng
- Năm 2005, Công ty bốc xúc trên 20 triệu m3 đất đá, khai thác 3 triệu tấn
than, tổng doanh thu đạt 800 tỷ đồng trong đó doanh thu bán than đạt 766 tỷ
đồng, thu nhập bình quân đạt 3 triệu đồng/ người/ tháng. Ngày 30/11/2005, Bộ
Công nghiệp có quyết định số 3936/QĐ- BCN về việc phê duyệt phương án và
chuyển công ty than Núi Béo thành Công ty Cổ phần than Núi Béo. Và đến ngày
01/04/2006, Công ty than Núi Béo chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần
than Núi Béo- TKV.
- Từ năm 2006 đến 2010, Công ty dự kiến sẽ bóc được 73,2 triệu m3 đất
đá, khai thác 17,8 triệu tấn than nguyên khai, hệ số bóc bình quân 4,36 m3/ tấn.
Duy trì nhịp độ khai thác và sản lượng 3,8 triệu tấn than trong năm 2010 và tiếp
tục thăm dò chuẩn xác nguồn tài nguyên mức -200 để dần chuẩn bị cho dự án
khai thác bằng công nghệ hầm lò từ sau năm 2012. Đồng thời, trong 5 năm sẽ
đạt sản lượng tiêu thụ là 16,4 triệu trong đó xuất khẩu 5,4 triệu tấn, giao hộ điện
0,99 triệu tấn, hộ xi măng 1,22 triệu tấn, giao nhà máy tuyển than 5,8 triệu tấn
than nguyên khai, tự bán 2,9 triệu tấn

- Trải qua hơn 16 năm phát triển sản xuất, công ty đã được nhà nước tặng
thưởng : Huân chương lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng năm 2002;
Huân chương lao động hạng ba do Chủ tịch nước tặng thưởng năm 2000; Bằng
khen của thủ tướng Chính phủ; Cờ thi đua của Thủ tướng chính phủ; cờ và bằng
khen của tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ lao động Thương binh và Xã
hội, Bộ công nghiệp, Bộ công an và của ngành cũng như địa phương; danh hiệu
Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới năm 2005 và đặc biệt là năm 2008
Công ty được trao tặng Giải Quả cầu vàng.
Sinh viên: Trần Tiến Thịnh
Lớp:QTKD-K7
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
Bảng qui mô sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần than Núi Béo-TKV:
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008
Năm 2009 Chênh lệch
Kế hoạch Thực hiện
TH09/TH08 TH09/KH09
+,- % +,- %
I Than NK sản xuất Tấn
1 Than SX lộ thiên Tấn 3.386.968 3.700.000 3.725.910 338.942 110 25.910 101
-Vỉa 11 ” 2.235.236 2.460.000 2.487.291 252.055 111 27.291 101
-Vỉa 14 ” 1.151.732 1.240.000 1.238.619 86.887 108 (1.381) 100
2 Than khai thác lại Tấn 460.974 500.000 521.208 60.234 113 21.208 104
II Than sạch Tấn 3.468.537 3.536.000 3.758.620 290.083 108 222.620 106
1
Than sạch SX chính tại
DN
Tấn 2.474.738 2.101.000 2.286.115 85.042 104 185.115 109
-Than sạch SX từ NK ” 1.740.099 1.601.000 1.764.907 24.808 101 163.907 110
-Than sạch SX tận thu ” 460.974 500.000 521.208 60.234 113 21.208 104

2
Than sạch trong NK giao
TT.HG
Tấn 806.490 935.000 951.297 144.807 118 16.297 102
III Bóc đất đá M3 21.958.420 17.760.000 18.512.512 (3.445.908
)
84 752.512 104
1 Đất Vỉa 11 ” 16.328.536 12.695.000 13.159.102 (3.169.434
)
81 464.102 104
2 Đất Vỉa 14 ” 5.629.884 5.375.000 5.353.410 (276.474) 95,09 (21.590) 99,6
IV Hệ số bóc đất đá m3/tấn 6,48 4,88 5,07 (1,51) 76,64 0,17 104
V Than tiêu thụ Tấn 3.621.936 3.701.000 3.927.823 305.887 108 226.823 106
Sinh viên: Trần Tiến Thịnh Lớp:QTKD-K7
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
1 Xuất khẩu Tấn 1.548.911 1.500.000 1.639.170 90.259 106 139.170 109
2 Tiêu thụ trong nước Tấn 1.061.959 1.101.000 1.166.228 104.269 110 65.228 106
3 NM.TT.Hòn Gai Tấn 1.011.066 1.100.000 1.122.425 111.359 111 22.425 102
VI Lao động tiền lương
1 LĐ bình quân Người 2.591 2.610 2.602 11 100 (8) 100
2 Tiền lương bình quân đ/ng/th 4.263.093 4.185.632 4.696.191 433.198 110 510.559 112
3 Tổng quỹ lương Trđ 132.548 131.094 146.634 14.086 111 15.540 112
VII Doanh thu Trđ 1.201.468 1.039.964 1.187.276 (14.192) 99 147.312 114
1 Doanh thu than Trđ 1.130.554 990.358 1.113.609 (16.945) 99 123.251 112
2 Doanh thu khác Trđ 70.914 49.606 73.667 2.753 104 24.061 149
VIII NSLĐ bình quân
1 Hiện vật t/ng-năm 1.307 1.418 1.432 125 110 14 101
2 Giá trị đ/ng-năm 464 398 456 (7) 98 58 115
IX Lợi nhuận Trđ 39.741 30.195 56.782 17.041 143 26.587 188

X Nguồn vốn KD Tr.đ 516.018 561.395 45.377 109
1 Vốn cố định Tr.đ 395.656 394.481 (1.175) 100
2 Vốn lưu động Tr.đ 120.362 166.914 46.551 139
XI Giá thành than TT đ/tấn 293.696 286.159 255.585 (38.111) 87 (30.574) 89
XII Giá bán than quy sạch đ/tấn 333.300 267.592 283.518 (49.782) 85 15.926 106
Sinh viên: Trần Tiến Thịnh Lớp:QTKD-K7
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ:
2.1.2.1 Chức năng:
Công ty cổ phần than Núi Béo – TKV là doanh nghiệp sản xuất than cho
các ngành công nghiệp khai thác như điện, xi măng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng
của thị trường trong nước và xuất khẩu.
2.1.2.2 Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ chính của công ty cổ phần Than Núi Béo – TKV là sản xuất
kinh doanh than theo phương pháp khai thác lộ thiên. Là công ty con của Tập
đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Công ty phải thực hiện những
nhiệm vụ do Tập đoàn giao cho như: Quản lý tài nguyên, khai thác và tiêu thụ
than. Ngoài ra Công ty phải tuân thủ các chính sách chế độ pháp luật của nhà
nước.
Quản lý và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả, tạo công ăn việc làm và
thu nhập ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho cổ đông, đóng góp cho
Ngân sách nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.
Bảo vệ và cải tạo môi trường làm viêc, nơi khai thác của Công ty, đảm bảo môi
trường sinh thái và các điều kiện làm việc an toàn cho người lao động theo quy
định của Nhà nước. Quản lý khu vực khai thác, tránh thất thoát tài nguyên quốc
gia.
2.1.2.3 Ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần than Núi Béo – TKV:
Công ty cổ phần than Núi Béo – TKV được thành lập với chức năng
nhiệm vụ khai thác và kinh doanh than. Ngoài ra theo giấy chứng nhận đăng ký

kinh doanh số 22 03 000 575 do phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu
tư Tỉnh Quảng Ninh cấp đăng ký lại lần 2, ngày 05 tháng 12 năm 2006, ngành
nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:
- Khai thác, chế biến, kinh doanh than và các khoáng sản khác.
- Xây dựng các công trình mỏ, công nghiệp và dân dụng.
- Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ.
- Chế tạo, sửa chữa, gia công các thiết bị mỏ, phương tiện vận tải, các sản
phẩm cơ khí, sản phẩm đúc, kết cấu xây dựng.
Sinh viên: Trần Tiến Thịnh
Lớp:QTKD-K7
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
- Quản lý, khai thác cảng, bến thuỷ nội địa.
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hoá.
- Sửa chữa thiết bị điện máy chuyên dùng, phương tiện vận tải đường sắt,
đường thuỷ, đường bộ.
- Gia công các kết cấu kim loại, chế tạo sản phẩm cơ khí.
- Thiết kế, chế tạo phụ tùng máy mỏ, thiết bị nâng tải, thiết bị chịu áp lực.
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với các quy định của pháp
luật.
2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty:
2.1.3.1 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý:
Sơ đồ bộ máy quản lý:
(1): Văn phòng Công ty (21): Phân xưởng sửa chữa máy mỏ
(2): Phòng tổ chức đào tạo. (22): Phân xưởng sửa chữa thiết bị.
(3): Phòng lao động- tiền lương. (23): Phân xưởng vận tải số 6.
Sinh viên: Trần Tiến Thịnh
Lớp:QTKD-K7
Chủ tịch hội đồng quản trị

Giám Đốc
PGĐ kinh tế PGĐ CĐ vận tải PGĐ sản xuất PGĐ kỹ thuật
1 2 3 4 5 8 1
0
1
1
1
3
1
4
6 7 9 1
2
1
5
1
6
1
7
1
8
1
9
2
0
2
1
2
2
2
3

2
4
2
5
2
6
2
7
2
8
2
9
3
0
3
1
3
2
3
3
3
4
3
5
3
6
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
(4): Phòng kế hoạch- tiêu thụ (24): Phân xưởng vận tải số 5.
(5): Phòng kế toán- tài chính. (25): Phân xưởng vận tải số 4.

(6): Phòng Cơ khí – Cơ điện. (26): Phân xưởng vận tải số 3.
(7): Phòng kỹ thuật - Vận tải. (27): Phân xưởng vận tải số 2.
(8): Phòng kỹ thuật mỏ. (28): Phân xưởng vận tải số 1.
(9): Phòng trắc địa- địa chất. (29): Công trường GT – cơ giới.
(10): Phòng an toàn. (30): Phân xưởng trạm mạng.
(11): Phòng KCS. (31): Công trường chế biến than.
(12): Phòng điều hành sản xuất. (32): Công trường Đông.
(13): Phòng đầu tư- XDCB. (33): Công trường Vỉa 14.
(14): Phòng quản lý khoán chi phí. (34): Công trường Vỉa 11.
(15): Phòng vật tư. (35): Công trường XD- KThác than.
(16): Phòng bảo vệ - quân sự. (36): Phân xưởng Cảng.
(17): Phòng thanh tra- kiểm toán.
(18): Phòng thi đua- văn thể.
(19): Phòng y tế.
(20): Phòng công nghệ - tin học.
Sơ đồ trên biểu hiện việc tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần
than Núi Béo theo kiểu trực tuyến- chức năng. Đứng đầu là Hội đồng Quản trị,
sau đó tới giám đốc điều hành, tiếp đó là 4 Phó Giám đốc, Kế toán trưởng sau
nữa là các đơn vị, phòng ban trong Công ty.
2.1.3.2 Đặc điểm về sản xuất và qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Công nghệ sản xuất chính:
- Khoan nổ: áp dụng công nghệ nổ visai từng lỗ, sử dụng máy khoan xoay
cầu CBIII-250, khoan thuỷ lực RocL8.
- Xúc bốc: Toàn bộ khâu xúc bốc hiện nay được cơ giới hoá bằng các máy
xúc CKT5A, máy xúc CKT 4,6 m
3
, máy xúc thuỷ lực gầu ngược (E= 2,8 – 5m
3
)
của Nhật, Mỹ, máy cày xới D10.

Sinh viên: Trần Tiến Thịnh
Lớp:QTKD-K7
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
- Khâu vận tải: vận tải than dùng các loại xe Baenlaz, Kazmat, Huyndai;
vận tải đất đá sử dụng xe CAT 77E, Volvo A35D khung mềm, FM 12 khung
cứng.
- Khâu thải đất đá: Đất đá được bốc xúc từ gương tầng, vận chuyển đến
bãi thải bằng ôtô.
Sơ đồ khai thác và tiêu thụ than của công ty:
Các khâu sản xuất phụ trợ:
- Sàng chuyển, chế biến than.
Sinh viên: Trần Tiến Thịnh
Lớp:QTKD-K7
Khoan nổ
Bốc xúc đất
Vận chuyển đất
Đổ thải
Bốc xúc than n/khai
V.chuyển than n/kh
Kho than
Gia công, c.biến
than
Than sạch
V.chuyển tiêu thụ
Cảng mỏ
Tiêu thụ
Than sơ tuyển
V.c giao nhà máy
Tuyển Nam- Cầu trắng

Giao nhà máy Giao
Nam - Cầu Trắng
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
- Xây dựng các đường xá các tuyến vận tải cố định hay tạm thời phục vụ
cho sản xuất.
- Sửa chữa các thiết bị cơ điện, thiết bị vận tải.
- Bơm thoát nước, cấp nước tưới đường.
- Cung cấp điện phục vụ sản xuất và nhu cầu chiếu sáng.
- San gạt bãi thải làm đường xá.
Ngoài ra còn có một số bộ phận khác như: Bộ phận văn hoá, phúc lợi, y
tế, môi trường.
Sinh viên: Trần Tiến Thịnh
Lớp:QTKD-K7
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa :Kinh tế và QTKD
2.1.3.3 Đặc điểm về lao động của công ty:
Tình hình lao động của công ty năm 2009
Tuổi đời Trình độ
TT Chỉ tiêu Số Dưới 31-
45
46-
55
Trên Trên Đ.học Trung
lượng 31 55 ĐH C.đẳng Cấp
1 Cán bộ lãnh
đạo
178 39 84 51 4 1 145 32
2 Cán bộ chuyên
môn

160 87 52 18 3 112 48
3 CN phục vụ
phụ trợ
184 89 40 40 15 116 68
4 Công nhân
trực tiếp
2.076 826 893 200 157 90 1.986
5 Khối dân đảng 6 1 1 1 3 6
Cộng 2.604 1.042 1.07
0
310 182 1 469 2.134
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm So sánh
2008 2009 (+/-) (%)
1 Tổng số CNV Người 2.595 2.604 9 100,35
2 Cán bộ lãnh đạo Người 172 178 6 103,49
3 Cán bộ chuyên
môn
Người 150 160 10 106,67
4 CN phục vụ phụ
trợ
Người 212 184 (28) 86,79
5 Công nhân trực
tiếp
Người 2.055 2.076 21 101,02
6 Khối dân đảng Người 6 6 100,00
Từ bảng số liệu trên cho thấy số lượng lao động năm 2009 đã tăng 9
người tương đương 100,35% so với năm 2008. Số lượng lao động tăng đồng
loạt: Số lượng cán bộ lãnh đạo tăng 6 người tương đương 103,49%, số cán bộ
chuyên môn tăng 10 người tương đương 106,67%, khối lượng công nhân trực
tiếp tăng 21 người tương đương 101,02% nhưng công nhân phục vụ phụ trợ lại

Sinh viên: Trần Tiến Thịnh
Lớp:QTKD-K7
25

×