Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

đề thi và đáp an thanh toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.54 KB, 7 trang )

ĐỀ 1:
Câu 1: Đặc điểm của hối phiếu , hối phiếu nào sử dụng nhiều nhất , giải thích ?
Câu 2: khái niệm L/C thương mại , thủ tục mở L/C, L/c nào phổ biến nhất , tai sao?
Câu 3: thế nào là phương pháp thanh toán nhờ thu kèm chứng từ? Trong phương thức này ai la người trả tiền hối phiếu ? vì
sao?
Câu 4: ký hậu là gì ? phân tích ký hậu miễn truy đòi? Ví dụ?
Trả lời :
Câu 1: Đặc điểm của hối phiếu là: a) Tính trừu tượng của hối phiếu. Trên hối phiếu không cần ghi nội dung của quan hệ tín
dụng nghĩa là không cần ghi nguyên nhân phát sinh ra việc lập hối phiếu, mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả theo đúng quy
định của luật pháp. Khi hối phiếu nằm trong tay người hưởng lợi thì nó không còn phụ thuộc vào hợp đồng nữa.
b) Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu. Người trả tiền phải trả tiền không điều kiện số tiền ghi trên hối phiếu theo đúng các
điều kiện ghi trên nó, trừ trường hợp hối phiếu phát hành trái với luật định.
c) Tính lưu thông của hối phiếu. Một hối phiếu, tuỳ theo tính chất của nó, có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần
trong thời hạn hiệu lực của nó, vì hối phiếu là một mệnh lệnh trả tiền không điều kiện, mặt khác nó còn có tính trừu tượng và
tính bắt buộc, nhờ có những tính chất như vậy mà hối phiếu có thể lưu thông được
Câu 2: khái niệm LC thương mại là:
Là một văn bản pháp lý quan trọng của phương thức tín dụng chứng từ. Không có L/C người xuất khẩu không giao hàng. L/C
là văn bản pháp lý trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người bán nếu họ xuất trình được bộ chứng từ thanh toán
phù hợp với L/C. L/C được hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán. Sau khi ngân hàng mở L/C rồi thì L/C hoàn toàn độc
lập với hợp đồng mua bán. Nghĩa là việc thanh toán ngân hàng chỉ dựa vào L/C mà thôi.
b. Các tính chất cơ bản của L/C.
- L/C được lập trên cơ sở của hợp đồng mua bán nhưng sau khi L/C có hiệu lực thì nó hoàn toàn độc lập vào hợp đồng mua
bán.
- L/C là cam kết nhưng đây là cam kết có điều kiện.
c. Các điều kiện để mở L/C
- Người nhập khẩu phải có đăng ký kinh doanh hợp lệ;
- Người nhập khẩu viết giấy đề nghị mở L/C;
- Người nhập khẩu phải có tiền ký quỹ hoặc đặt cọc;
- Xuất trình một bản sao của hợp đồng mua bán;
- Xuất trình giấy phép nhập khẩu nếu hàng hoá thuộc nhóm hàng nhà nước quản lý.
Câu 3 : phương pháp thanh toán nhờ thu kèm chứng từ là Là phương thức thanh toán trong đó người bán hoàn thành


nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ nào đó cho khách hàng và uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở
người mua trên cơ sở hối phiếu do người bán phát hành.
Người mua là người trả tiền. - Trong các phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian chứ không chịu trách nhiệm
và việc trả tiền của người hàng cho người mua, người bán lập bộ chứng từ thanh toán nhờ ngân hàng thu hộ tiền
Câu 4: Ký hậu là : một thủ tục chuyển nhượng B/E từ người hưởng lợi này sang người khác. Người chuyển nhượng ký hậu
vào mặt sau của B/E và trao cho người được chuyển nhượng.
Theo luật ULB: B/E hợp lệ đều có thể chuyển nhượng được trừ trường hợp trên phiếu ghi : "Not to order".
Ký hậu hối phiếu rất quan trọng. Nó xác nhận và chuyển quyền hưởng lợi B/E cho người khác. Đồng thời nó cũng xác định
trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền B/E với người hưởng lợi tiếp theo, tức là đảm bảo rằng con nợ có nợ mình và
cam kết rằng nếu con nợ không trả tiền B/E thì mình sẽ trả tiền cho người hưởng lợi kế tiếp.Trừ trường hợp ký hậu miễn truy
đòi.
Ký hậu miễn truy đòi (Without Recource)
là việc ký hậu mà người ký hậu ghi thêm câu “Miễn truy đòi người ký hậu” cùng với một trong ba loại ký hậu nêu trên. Ví
dụ” “trả theo lệnh ông X, miễn truy đ òi” và ký tên. Đối với loại ký hậu này, trong trường hợp này, một khi hối phiếu bị từ
chối trả tiền th ì ông X không được truy đòi lại tiền của người ký hậu trực tiếp của mình. Nếu hối phiếu có nhiều người ký
hậu theo lệnh đều ghi chữ “miễn truy đòi” vào chỗ ký hậu của mình, còn có một hay nhiều người không ghi chữ “miễn truy
đòi” thì đương nhiên những người này không được hưởng quyền miễn truy đòi nên nếu như hối phiếu bị từ chối thanh toán
thì họ phải đứng ra thanh toán cho người hưởng lợi kế tiếp. Ký hậu miễn truy đòi cũng là một loại ký hậu được sử dụng nhiều
trong thanh toán quốc tế.
Đề 3:
Câu 1: Ký hậu hối phiếu là gì? Ý nghĩa ? ký hậu theo lệnh la gì??
Câu 2: thời hạn hiệu lực của LC la gì? Mối Quan hệ giữa thời hạn hiệu lực , thời hạn giao hàng, thời hạn trả tiền ?
Câu 3: L/C giáp lưng là gì? Sử dụng trong trường hợp nào?
Câu 4: tỷ giá hối đoái là gì? Phân tích các phương pháp tác động ?
Trả lời:
Câu 1: ký hậu hối phiếu là : Ký hậu là một thủ tục chuyển nhượng B/E từ người hưởng lợi này sang người khác. Người
chuyển nhượng ký hậu vào mặt sau của B/E và trao cho người được chuyển nhượng.
Theo luật ULB: B/E hợp lệ đều có thể chuyển nhượng được trừ trường hợp trên phiếu ghi : "Not to order".
Ý nghĩa của ký hậu hối phiếu là : Ký hậu hối phiếu rất quan trọng. Nó xác nhận và chuyển quyền hưởng lợi B/E cho người
khác. Đồng thời nó cũng xác định trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền B/E với người hưởng lợi tiếp theo, tức là

đảm bảo rằng con nợ có nợ mình và cam kết rằng nếu con nợ không trả tiền B/E thì mình sẽ trả tiền cho người hưởng lợi kế
tiếp.Trừ trường hợp ký hậu miễn truy đòi.
Ký hậu theo lệnh: "Order endorsemnet".
Ký hậu theo lệnh (To order endorsement) là việc ký hậu chỉ định một cách suy đoán ra người hưởng lợi hối phiếu do thủ tục
ký hậu mang lại. Ng ười ký hậu chỉ cần ghi câu “trả theo lệnh ông X” và ký tên. Như vậy, người hưởng lợi hối phiếu này
chưa được quy định rõ ràng, cần phải suy đoán ý của ông X. Nếu ông X ra lệnh trả cho một ng ười khác thì người đó sẽ trở
thành người hưởng lợi hối phiếu, nếu ông X im lặng thì người hươníg lợi hối phiếu đương nhiên là ông X.
Với cách ký hậu này , hối phiếu sẽ được chuyển nhượng kế tiếp nhau đến khi nào người hưởng lợi cuối c ùng không ký hậu
chuyển nhượng nưã nhưng phải trước khi hối phiếu đến hạn trả tiền. Vì vậy, ký hậu theo lệnh l à loại ký hậu rất thông dụng
trong thanh toán quốc tế.
Ký hậu theo lệnh được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán quốc tế vì nó có ưu điểm sau:
- Loại ký hậu này vừa an toàn lại vừa có tính lưu thông cao.
- Với cách ký hậu này Hối phiếu sẽ được chuyển nhượng liên tiếp đến khi nào người hưởng lợi cuối cùng không ký hậu
chuyển nhượng nữa vì vậy nó được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.
Câu 2: Thời hạn hiệu lực của L/C là : Thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu người
xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều ghi trong L/C. Thời hạn này bắt đầu tính từ ngày mở
L/C (Date of issue) đến ngày hết hạn của của L/C (Expiry of date). Thời hạn hiệu lực của L/C phải mở làm sao cho thật hợp
lý tránh ứ đọng vốn (Nếu kéo dài người nhập khẩu bị đọng vốn) và tránh gây căng thẳng cho 2 bên. Mặt khác phí thông báo
L/C nhỏ hơn 3 tháng là 1% , lớn hơn 3 tháng - 6 tháng là 2%.
Mối Quan hệ giữa thời hạn hiệu lực , thời hạn giao hàng, thời hạn trả tiền : - Thời gian trả tiền: Là việc trả tiền ngay hay
trả và sau điều này hoàn toàn phụ thuộc vào hợp đồng. Thời hạn trả tiền L/C có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu
B/E at sight và có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C nếu là B/E usance. Song điều quan trọng là những B/E có kỹ hạn
phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C.
- Thời gian giao hàng (Date of delivery)
Liên quan chặt chẽ tới thời hạn hiệu lực của L/C. Trường hợp vì lý do nào đó làm cho việc giao hàng phải kéo dài N ngày
được hai bên thỏa thuận mà không đề cập đến thời hạn hiệu lực của L/C thì ngân hàng sẽ tự động kéo dài thời gian hiệu lực
của L/C thêm N ngày nữa. Còn ngược lại ngân hàng không chấp nhận
Câu 3 : L/C giáp lưng là :
Sau khi người nhập khẩu mở L/C cho người bán hưởng lợi nhưng người bán dùng ngay L/C này làm căn cứ để mở một L/C
khác cho người hưởng lợi khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu. L/C mở sau này gọi là L/C giáp lưng.

Đặc điểm của L/C giáp lưng:
- L/C giáp lưng có nội dung gần giống với L/C gốc.
- Số chứng từ của L/C giáp lưng nhiều hơn L/C gốc.
- Kim ngạch L/C giáp lưng ít hơn. Khoản chênh lệch này do người trung gian hưởng.
- Thời hạn giao hàng phải sớm hơn.
Loại này thường gặp trong buôn bán thông qua trung gian.
Câu 4 : Tỷ giá hối đoái là:
- Tỉ giá là tỉ lệ quy đổi giữa tiền tệ nước này với tiền tệ của nước khác.
- Tỉ giá hối đoái biểu thị sức mua của một đơn vị tiền tệ nước này với đồng tiền của nước khác tại thời gian và địa điểm xác
định
- Giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng những đơn vị tiền tệ của nước khác vào một thời gian và địa điểm cụ
thể gọi là tỷ giá hối đoái.
Ví dụ: Tỉ giá hối đoái giữa đồng USD với VND vào ngày 20/05/2008 như sau:
1USD = 18800 VND
Các phương pháp tác động :
Chính sách chiết khấu:
Là chính sách thay đổi tỷ xuất chiết khấu mà ngân hàng TW áp dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Khi tỷ giá
lên cao, để hạ tỷ giá xuống ngân hàng sẽ nâng cao tỷ xuất chiết khấu làm cho lãi xuất cho vay thị trường cũng lên cao kết quả
các tư bản ngắn hạn ở nước ngoài sẽ chạy vào nước mình để tìm lãi xuất cao. Nó góp phần làm dịu và giảm tỷ giá hối đoái
xuống.
Chính sách chiết khấu cũng chỉ ảnh hưởng đến một giới hạn nhất định đến R/E. Vì giữa R/E và lãi xuất không có quan hệ
nhân quả. Lãi xuất không phải là nhân tố quyết định sự vận động của tư bản các nước.
Lãi xuất được hình thành do quan hệ cung cầu của tư bản cho vay. Còn tỷ giá thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quy định
mà quan hệ này lại phụ thuộc vào cán cân thanh toán dư thừa hay thiếu hụt quy định.
Chính sách hối đoái:
Là chính sách hoạt động công khai trên thị trường mà biện pháp của nó tác động trực tiếp vào tỷ giá hối đoái. Theo phơng
pháp này ngân hàng TW trực tiếp mua bán ngoại hối để điều chỉnh R/E. Khi R/E lên cao ngân hàng tung ngoại hối ra bán để
kéo R/E xuống. Muốn thực hiện được biện pháp này ngân hàng TW phải có một lượng dự trữ ngoại hối lớn. Song nếu tình
trạng này kéo dài thì chính sách này khó đáp ứng được. Do vậy các nước phải dựa vào nhau để cứu nguy cho một đồng tiền
của một nước nào đó khi mà nó bị suy thoái.

Bán phá giá ngoại hối (Dumping)
Khi tỷ giá hối đoái tăng lên làm cho giá hàng nhập khẩu cũng tăng, sản phẩm sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu tăng lên
làm cho sức mua đối nội của tiền tệ giảm xuống. Cho đến một lúc nào đó sức mua đối nội và sức mua đối ngoại của tiền tệ
tách rời nhau khá xa thì điều kiện bán phá giá ngoại hối xuất hiện. Bán phá giá ngoại hối là nước có đồng tiền sụt giá đối
ngoại cao hơn sụt giá đối nội mà bán phá giá hàng hóa của mình ở nước ngoài mà vẫn thu được lợi nhuận. Do đó nó đẩy
mạnh được xuất khẩu góp phần đánh bại đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường nước ngoài từ đó góp phần cải thiện
được cán cân thanh toán.
Nâng giá tiền tệ (revaluation)
Là việc nâng giá chính thức đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ tức là nâng cao hàm lượng vàng của đồng tiền nước
mình lên hay hạ thấp tỷ giá hối đoái xuống. Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ của một nước hoàn toàn ngược lại với phá giá
tiền tệ, ngoài ra nó có khả năng tránh phải tiếp nhận các đồng tiền khác mất giá đang chạy trốn vào nước mình.
Đề 4
Câu 1: Khái niệm séc , hối phiếu , so sánh sụ khác nhau giũa séc với hối phiếu ? Loại hối phiếu nào được sử dụng nhiều
nhất ?
Câu 2: Tỷ giá hối đoái là gì? Mức chênh lệch lạm phát tác động thế nào đến tỷ giá?
Câu 3: Thời hạn hiệu lực của L/C , các nguyên tắc xác định ?
Câu 4: Ký hậu là gì? Phương pháp ký hậu nào vừa đảm bảo tính lưu thông vừa đảm bảo an toàn?
Trả lời :
Câu 1: K/n:
Séc (cheque): Theo công ước Giơ-ne-vơ 1931 (Convention for cheque 1931): Séc là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do
một khách hàng của ngân hàng ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình mở ở ngân hàng đó để
trả cho người cầm séc hoặc người được chỉ định trên séc.
B/E là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu
hoặc đến một ngày nhất định cụ thể hoặc đến một ngày có thể xác định được trong tương lai phải trả một số tiền nhất định
cho một người nào đó hoặc theo lệnh người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.
Hối phiếu thương mại là một mệnh lệnh trả vô điều kiện một khoản tiền nhất định do người bán (người xuất khẩu hoặc người
cung ứng các dịch vụ) ký phát để đòi tiền người mua (người nhập khẩu hay người sử dụng các dịch vụ) yêu cầu người này
khi nhìn thấy phiếu hoặc đến một ngày nhất định cụ thể ghi trên phiếu hoặc đến một ngày có thể xác định được trong tương
lai hoặc theo lệnh người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.
Câu 2: K/N tỷ giá: - Tỉ giá là tỉ lệ quy đổi giữa tiền tệ nước này với tiền tệ của nước khác.

- Tỉ giá hối đoái biểu thị sức mua của một đơn vị tiền tệ nước này với đồng tiền của nước khác tại thời gian và địa điểm xác
định
- Giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng những đơn vị tiền tệ của nước khác vào một thời gian và địa điểm cụ
thể gọi là tỷ giá hối đoái.
Ví dụ: Tỉ giá hối đoái giữa đồng USD với VND vào ngày 20/05/2008 như sau:
1USD = 18800 VND
Mức chênh lệch lạm phát tác động thế nào đến tỷ giá : a. Mức chênh lệch lạm phát của hai nước có ảnh hưởng tới sự biến
động của tỷ giá. Ví dụ, hàng A ở Mỹ có giá bán là một USD và ở Pháp có giá là 10 FrF, nghĩa là ngang giá sức mua đối nội
của hai đồng tiền này là 1USD = 10 FRF. Giả sử mức đọ lạm phát của Mỹ tăng lên 5%, ở Pháp là 10% và như vậy giá hàng
A ở Mỹ sẽ tăng lên là 1.05 USD còn ở Pháp giá hàng tăng lên là 11 FRF. Ngang giá sức mua đối nội của chúng, trong trường
hợp này ngang giá sức mua đối nội của chúng sẽ là 1USD = 11/1.05 FRF = 10.476 FRF.
Tỷ giá trước lạm phát 1USD = 10 FRF
Tỷ giá sau lạm phát một USD = 10.476 FRF.
Mức chênh lệch lạm phát là 4.76% trong khi đó mức chênh lệch lạm phát là 5%, ta coi hai mức chênh lệch lạm phát này là
tương đương. Qua ví dụ trên chúng ta thấy nước nào có tỷ lệ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó có sức mua thấp
hơn. như vậy, nếu biết được mức độ lạm phát của hai nước chúng ta có thể dự đoán được tỷ giá của hai đồng tiền trong năm
tới.
Câu 3: Thời hạn hiệu lực của L/C , nguyên tác xác định ?
- Thời hạn hiệu lực của L/C : Thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu xuất
trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều ghi trong L/C. Thời hạn này bắt đầu tính từ ngày mở L/C (Date of
issue) đến ngày hết hạn của của L/C (Expiry of date). Thời hạn hiệu lực của L/C phải mở làm sao cho thật hợp lý tránh ứ
đọng vốn (Nếu kéo dài người nhập khẩu bị đọng vốn) và tránh gây căng thẳng cho 2 bên. Mặt khác phí thông báo L/C nhỏ
hơn 3 tháng là 1% , lớn hơn 3 tháng - 6 tháng là 2%. Việc xác định thời hạn hiệu lực của L/C phải đảm bảo các nguyên tắc
sau:
- Ngày giao hàng phải nằm trong thời gian hiệu lực của L/C và không được trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C.
- Ngày mở phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý thông thường khoảng thời gian này là 20-24 ngày.
Ví dụ: Ngày giao hàng được quy định là ngày 2/8/ thì ngày mở L/C là 19.7.
Ngày hết hạn hiệu lực phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý. Thời gian này lớn hơn hoặc bằng 21 ngày làm việc.
Theo ví dụ trên thì ngày hết hạn hiệu lực là ngày 23.8.
Câu 4 : Ký hậu là một thủ tục chuyển nhượng B/E từ người hưởng lợi này sang người khác. Người chuyển nhượng ký hậu

vào mặt sau của B/E và trao cho người được chuyển nhượng.
Theo luật ULB: B/E hợp lệ đều có thể chuyển nhượng được trừ trường hợp trên phiếu ghi : "Not to order".
- Trong đó, ký hậu theo lệnh vừa đảm bảo tính lưu thông cao vừa đảm bảo sự an toàn cao nhất cho hối phiếu. Theo loại
ký hậu này, việc ký hậu chỉ định một cách suy đoán ra người hưởng lợi hối phiếu do thủ tục ký hậu đem lại. Người ký
hậu ghi “Trả theo lệnh của ông X” và ký tên. Nếu ông X ra lệnh trả cho một người khác thì người đó sẽ trở thành người
hưởng lợi hối phiếu, còn khi ông ta im lặng thì người hưởng lợi hối phiếu chính là ông ta. Với cách chuyển nhượng này,
hối phiếu sẽ được chuyển nhượng kế tiếp nhau đến khi nàp người hưởng lợi cuối cùng không ký hậu chuyển nhượng
được nữa, nhưng phải trước khi hối phiếu hết hạn trả tiền.
Đề 5 :
Câu 1 : séc là gì ?nội dung của séc ?
Câu 2: cách ghi số tiền trên hối phiếu , ví dụ ? số tiền trên hối phiếu và trên L/C khác nhau thì sao?
Câu 3: khái niệm và quy trình của phương thức chuyển tiền ,các bên liên quan ? trường hợp áp dụng ?
Câu 4: thư tín dụng là gì? Mối quan hệ giữa thư tín dụng và hợp đồng mua bán ngoại thương
Trả lời:
Câu 1: . Séc (cheque): Theo công ước Giơ-ne-vơ 1931 (Convention for cheque 1931): Séc là một mệnh lệnh trả tiền vô điều
kiện do một khách hàng của ngân hàng ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình mở ở ngân
hàng đó để trả cho người cầm séc hoặc
người được chỉ định trên séc.
Nội dung của séc : a. Tiêu đề của tờ séc. Hầu hết luật pháp của các nước đều quy định: Séc bắt buộc phải có tiêu đề nếu
không có tiêu đề đó ngân hàng sẽ từ chối thanh toán. Tiêu đề đó có thể là "Cheque hoặc Check"
b. Ngày tháng, địa điểm thành lập.
c. Séc là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện. Do vậy khi nhận được lệnh này ngân hàng phải chấp hành một cách vô
điều kiện trừ trường hợp tiền trên tài khoản của người phát séc không còn và tờ séc trở nên trái luật .
d. Mệnh lệnh trả không điều kiện: Tương tự như hối phiếu, séc được hiệu là mệnh lệnh, do vậy không được phát hành
séc dưới dạng là lời đề nghị hoặc là một yêu cầu. Việc trả tiền là không điều kiện, điều này có nghĩa là người trả tiền không
được đặt ra bất kỳ một điều kiện nào liên quan tới việc trả tiền và giao dịch thương mại.
e. Số tiền séc: Số tiền được ghi rõ ràng đơn giản dễ nhìn và không được ghi tỷ xuất lợi tức vào bên cạnh số tiền phải trả.
Số tiền vữa ghi bằng số và bằng chữ và phải thống nhất. Nếu không thống nhất người ta căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ, nếu
cùng ghi bằng số người ta chọn số nhỏ nhất. Người phát séc phải có tiền trong tài khoản mở tại ngân hàng. Số tiền trên séc
Thông báo

(3)
(1)
Ngân hàng nhận chuyển ền
Người yêu cầu chuyển ền
Người hưởng lợi
Ngân hàng đại lý
Thông báo
(4)(2)
không được vượt quá số tiền dư có trên tài khoản ở ngân hàng. Nếu không còn tiền người phát séc phải vay ngân hàng.
Theo công ước Giơ-ne-vơ 1931: Người ký phát séc có thể phát séc mà trên tài khoản của họ vào lúc phát séc không còn
tiền (no - provision). Nhưng miễn sao khi thanh toán trên tài khoản có tiền là được, còn nếu không có tiền thì tờ séc vẫn có
giá trị nhưng người phát séc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
f. Tên và địa chỉ của người trả tiền, người hưởng lợi và tài khoản của họ.
Tên và địa chỉ các bên liên quan phải được ghi đầy đủ (full name). Số tài khảon, Ngân hàng mở tài khoản phải được ghi
chính xác.
g. Chữ ký của người phát séc.
Câu 2: Cách ghi số tiền trên hối phiếu : . Số tiền ghi trên B/E: phải là một khoản tiền nhất định (certain sum). Ghi rõ ràng
chính xác trên B/E.
Theo luật ULB: Một khoản tiền nhất định phải là một số tiền rõ ràng chính xác không phải qua một nghiệp vụ tính toán nào
dù là nhỏ nhất. "Sum of five thousand US Dollars currency". Không được phép ghi tỷ xuất lợi tức để quy ra số tiền phải trả:
"X U S currency plus ten percent " đối với hối phiếu có kỳ hạn (Usance draft).
Đối với hối phiếu trả tiền ngay hoặc trả tiền ngay sau thời hạn nào đó mà ULB cho phép ghi vào "số tiền nhất định" một mức
lãi xuất nếu có.
Không được phép trả tiền từng phần hối phiếu theo từng thời hạn khác nhau.
Theo luật Anh-Mỹ: Cho phép ghi thêm vào một khoản tiền nhất định một mức lãi xuất, cho phép trả tiền từng phần trong
những thời gian như nhau.
- Luật của các nước cho phép thanh toán B/E bằng ngoại tệ đối với nơi trả B/E không nhất thiết với nơi ký phát. Nếu trên B/E
không ghi loại tiền gì thì quyền định đoạt tùy thuộc vào người trả tiền.
- Số tiền ghi trên hối phiếu bằng số ở góc trái trên tờ B/E và bằng chữ trong B/E. Số tiền này phải phù hợp với nhau. Nếu
không có sự phù hộp thì quyền trả tiền sẽ do người trả tiền định đoạt.

Câu 3: Khái niệm phương thức thanh toán chuyển tiền : Là một phương thức thanh toán trong đó một khách hàng (người
trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm
nhất định. Ngân hàng phải thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền
Quy trình :
(1) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người mua.
(2) Người nhập khẩu, sau khi kiểm tra hàng hoá nếu phù hợp, viết giấy đề nghị chuyển tiền.
(3) Ngân hàng chuyển tiền chỉ thị cho đại lý hoặc chi nhánh của mình tại nước người bán để chuyển tiền cho người hưởng
lợi.
(4) Ngân hàng đại lý chuyển tiền vào tài khoản của người hưởng lợi.
Các bên liên quan : Người trả tiền: Bao gồm người mắc nợ, người mua hoặc người chuyển tiền (là người chuyển vốn ra
nước ngoài) là người uỷ nhiệm cho ngân hàng của mình đại diện cho mình chuyển tiền.
. Ngân hàng nhận uỷ nhiệm chuyển tiền: là ngân hàng ở nước ngoài trả tiền hoặc người chuyển tiền gọi là ngân hàng chuyển
tiền.
Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền: Thường là ngân hàng ở nước người hưởng lợi.
Người hưởng lợi: Là chủ nợ, người bán hàng hoặc là người nào đó mà người chuyển tiền uỷ nhiệm.
Chi phí chuyển tiền do hai bên thỏa thuận. Ngân hàng được hưởng khoản lệ phí đó
Các trường hợp áp dụng :
Nhìn chung đây là phương thức thanh toán không được an toàn với người xuất khẩu. Do vậy, không nên sử dụng phương
thức thanh toán này trong mua bán hàng hoá với nước ngoài. Một số trường hợp đặc biệt có thể sử dụng phương thức thanh
toán chuyển tiền.
- Khi người mua và người bán thực sự tin cậy lẫn nhau hoặc có quan hệ phụ thuộc vào nhau.
- Đối tượng mua bán dễ tiêu thụ ở thị trường nước ngoài.
- Trong xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ
- Chuyển vốn ra nước ngoài:
Câu 4: K/n : Thư tín dụng là Là một văn bản pháp lý quan trọng của phương thức tín dụng chứng từ. Không có L/C
người xuất không giao hàng. L/C là văn bản pháp lý trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người bán nếu họ xuất
trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C. L/C được hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán. Sau khi ngân hàng
mở L/C rồi thì L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Nghĩa là việc thanh toán ngân hàng chỉ dựa vào L/C mà thôi.
Mối quan hệ giữa thư tín dụng và hợp đồng mua bán ngoại thương là:
Hợp đồng mua bán là cơ sở phát sinh quan hệ thương mại giữ người mua và người bán và đông thời là cơ sở pháp lý để

điều chỉnh quan hệ giữa hai bên.
- L/C được mở trên có sở của hợp đồng mua bán
- L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán khi nó có hiệu lực.
- Thư tín dụng là phương tiện thanh toán của phương thức tín dụng chứng từ.
- Mọi tranh chấp về thanh toán được điều chính bằng L/C
- Mọi tranh chấp về hàng hóa, giao nhận được điều chính bằng hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng vận chuyển.
Đề 6
1.khái niệm tín dụng không thể hủy ngang?tại sao phương thức này đc sử dựng rộng rãi? rủi ro đối với người xuất khẩu
khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ
2.khái niệm bảo lãnh, hình thức bảo lãnh, trương hợp sử dụng;
3.Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ, so sánh tín dụng chứng từ và nhờ thu kèm chứng từ
Trả lời:
Câu 1 : khái niệm : Thư tín dụng không hủy ngang (Irrevocable L/C)
a) Khái niệm: Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable Letter of credit) là loại thư tín dụng sau khi được mở và
được người xuất khẩu chấp nhận thì ngân hàng mở L/C không thể sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ trong thời gian hiệu lực của
nó trừ phi có sự thoả thuận giữa các bên tham gia trong thư tín dụng.
b) Phạm vi sử dụng:
- đảm bảo quyền lợi và an toàn cho cả người xuất khẩu, nhập khẩu và ngân hàng mở L/C
- Bảo đảm tính bình đẳng trong mua bán.
- Việc thanh toán chỉ dựa vào chứng từ chứ không dựa vào hàng hóa thực tế.
- Có thể lưu thông được ngay cả khi hàng vẫn nằm trong tay người chuyên chở.
Rủi ro đối vs người xk khi sủ dụng phương thức tín dụng chứng từ là : 1. Khi nhận được L/C từ NH thông báo, nếu
nhà XK kiểm tra các điều kiệnchứng từ không kĩ, chấp nhận cả những yêu cầu bất lợi mà nhà XK khôngthể đáp ứng được
trong khâu lập chứng từ sau này. Khi các yêu cầu đó khôngđược thoả mãn, NH phát hành từ chối bộ chứng từ và không thanh
toán. Lúcđó, nhà NK sẽ có lợi thế để thương lượng lại về giá cả nằm ngoài các điềukhoản của L/C và nhà XK sẽ gặp bất
lợi.2. Trong thanh toán TDCT, ngân hàng mở L/C đứng ra cam kết thanh toáncho người XK khi họ xuất trình bộ chứng từ
phù hợp với nội dung của L/C, NHchỉ làm việc với các chứng từ quy định trong L/C. Phương thức thanh toánTDCT đòi hỏi
sự chính xác tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán với nội dungquy định trong L/C. Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc lập
chứng từ thì nhàXK cũng có thể bị NH mở L/C và người mua bắt lỗi, từ chối thanh toán. Dođó,việc lập bộ chứng từ thanh
toán là một khâu quan trọng và rất dễ gặp rủi ro đốivới nhà XK

Câu 2 . bảo lãnh />Câu 3 : khái niệm phương thức tín dụng chứng từ : Phương thức tín dụng chứng từ: Là sự thỏa thuận trong đó một ngân
hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở tín dụng) sẽ trả một khoản tiền nhất định cho
thứ ba (người hưởng lợi của L/C ) hoặc chấp nhận B/E do người thì ba ký phát trong phạm vi đó khi người thứ ba xuất trình
cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
(còn)
Đề 8 :
c1: k/niem nhờ thu trơn, nhờ thu kèm chứng từ? tại sao trong nhờ thu trơn người xuất khẩu gặp nhieu rủi ro hơn so với
kèm chứng từ? giải thích.
C2: k/niem séc thương mại, tại sao séc không có nghiệp vụ chấp nhận, loại séc nào dc sử dụng phổ biến nhất trong thanh
toán quốc tế?
c3: nghiệp vụ chấp nhận hối phiếu, cho ví dụ, hối phiếu dùng trong phương thức tín dụng chứng từ thì đòi tiền ai?
c4: k/ niệm phương thúc tín dụng chứng từ? quyền và nghĩa vụ của ngân hàng mở L/c
Trả lời
Câu 1:
Khái niệm nhờ thu trơn : là phương thức thanh toán mà trong đó người bán sau khi giao hàng sẽ chuyển
toàn bộ bộ chứng từ hàng hóa cho người mua nhận hàng. Sau đó người bán kí phát hối phiếu và nhờ nhân
hàng thu hộ tiền ở người mua.
Khái niêm nhờ thu kèm chứng từ : là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi giao hàng
cho người mua sẽ tiến hành kí phát hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ tiền ở người mua với điều kiện nếu
người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền sẽ chuyển bộ chứng từ để người mua nhận hàng. Ngược lại,
nếu người mua không trả tiền hoặc không chấp nhận trả tiền thì ngân hàng phải trả lại bộ chứng từ cho
người bán.

×