Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

4 trang thong tin dong gop moi tieng viet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.25 KB, 2 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TRANG THƠNG TIN NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI
VỀ MẶT HỌC THUẬT, LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
- Tên tác giả: NCS. LÊ HOÀNG VŨ
- Tên người hướng dẫn: 1. TS. NGUYỄN KIM DUNG, 2. TS. ĐẶNG THỊ NGỌC LAN
- Tên luận án: Quản lý chất lượng tại các trường cao đẳng áp dụng mơ hình khung quản lý

chất lượng của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
- Ngành khoa học của luận án: Khoa học giáo dục; Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
- Mã số: 62 14 01 14
- Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

NỘI DUNG NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Về cơ sở lý luận
Hệ thống QLCL áp dụng mơ hình khung QLCL là các hoạt động triển khai, rà soát đánh giá do
các hoạt động QLCL trường Cao đẳng thực hiện để đạt tới mục tiêu đào tạo, thoả mãn các nhu cầu
của các bên liên quan (bên trong và bên ngoài), với mong muốn đạt được hiệu quả cao nhất và chi
phí tiết kiệm nhất.
Hệ thống QLCL trong trường Cao đẳng áp dụng mơ hình khung QLCL thể hiện qua các nội
dung cơ bản, gồm: Xây dựng mục tiêu hoạt động QLCL; Xây dựng nội dung thông qua các thành tố
cần quản lý trong HT QLCL (quản lý nội dung chương trình, quản lý hoạt động dạy và học, quản lý
người học, quản lý tổ chức nhân sự, quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính, quản lý quan hệ trường
– ngành, quản lý nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, quản lý tài liệu và hồ sơ, quản lý hỗ trợ


điều hành; và quản lý hoạt động đánh giá, phân tích và cải tiến hệ thống QLCL); Xác định phương
thức tổ chức HT QLCL; Đánh giá kết quả hoạt động HT QLCL. Hoạt động QLCL trong trường Cao
đẳng là quản lí các hoạt động trên, thơng qua việc thực hiện các chức năng quản lí đối với mỗi hoạt
động đó, kết hợp với việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của nhà trường để đạt mục tiêu mà nhà
trường đã xây dựng.
Những vấn đề lí luận về hoạt động của HT QLCL, bao gồm: Tầm quan trọng của hoạt động
QLCL; Mục tiêu của HT QLCL; Nội dung, phương thức tổ chức và đánh giá kết quả hoạt động của
HT QLCL; Nhân sự triển khai HT QLCL; Nệ thống tin tin hỗ trợ HT QLCL; và các điều kiện hỗ trợ
hoạt động QLCL.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QLCL có nhiều yếu tố thuộc về cơ chế quản lí nhà
nước về hoạt động QLCL ở GDNN; xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế; khả năng cạnh
tranh về nghề nghiệp và việc làm; Có nhiều yếu tố thuộc về cá nhân, lãnh đạo các đơn vị. Các yếu tố
đáng chú ý là: nhận thức của cán bộ quản lí, giảng viên và chuyên viên về vai trò của hệ thống quản
lý chất lượng; vai trò của đơn vị tham gia hoạt động quản lý chất lượng; mơi trường văn hóa chất
lượng trong nhà trường.


2. Về cơ sở thực tiễn
Nghiên cứu thực tiễn được thực hiện với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp
phỏng vấn sâu. Mẫu khảo sát là 277 CBQL (ban giám hiệu; lãnh đạo các khoa, phòng; trưởng bộ
môn), giảng viên và chuyên viên của 06 trường Cao đẳng ở khu vực miền Bắc, miền Trung và miền
Nam.
Kết quả khảo sát cho thấy: Triển khai HT QLCL trong trường Cao đẳng là rất cần thiết và hiệu
quả cho các đơn vị. Hệ thống các qui trình và biểu mẫu giúp công việc của nhà trường được thống
nhất chung, cơng việc thực hiện có kế hoạch và đúng tiến độ. Qui trình QLCL được CBQL, GV và
CV đánh giá ở mức mức cần thiết và có hiệu quả khi vận hành vào hoạt động thực tiễn và kiểm soát
được hiệu quả trong nhà trường. Chất lượng quản lý dạy và học; đào tạo và phục vụ công tác đào tạo
được nâng lên rõ rệt. Các hoạt động quản lý, giám sát ở các đơn vị dễ thực hiện. Phối hợp giữa các
đơn vị được nâng lên. Nhận thức của CBQL, GV và CV được được cải thiện. Tuy nhiên, sự cam kết
thực hiện của lãnh đạo, nhưng vẫn còn một số ít CBQL, GV và CV chưa thực sự hiểu rõ về hiệu quả

của việc áp dụng qui trình QLCL, nên vẫn cịn có tâm lý ngại thay đổi, làm việc theo thói quen cũ,
dẫn đến hiệu quả xây dựng và áp dụng các công việc của nhà trường chưa đạt kết quả theo mục tiêu
đạt ra.
Trong quá trình vận hành HT QLCL đã chủ động rà soát lại cơ cấu tổ chức của trường, điều
chuyển, bổ sung chức năng nhiệm vụ một số đơn vị trực thuộc cho phù hợp; chuyển từ hình thức
quản lý đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ sang chú trọng QLCL công việc theo q trình gắn liền với
hoạt động kiểm sốt chặt chẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Tuy nhiên, hạn
chế lớn nhất của hoạt động QLCL nhà trường là sự cam kết thực hiện của các cấp lãnh đạo quản lý
và sự quan tâm đầu tư phát triển đội ngũ nhân sự cho hoạt động BĐCL bên trong nhà trường. Xuất
hiện ý thức đối phó làm giảm ý nghĩa hoạt động QLCL một cách bền vững. Nguồn lực và các điều
kiện bảo đảm chất lượng khác rất hạn chế, việc cải tiến chất lượng liên tục gặp nhiều thách thức và
khó khăn vì hiện nhà trường chưa có các dữ liệu của HT QLCL qua các lần đánh giá. Kinh phí dành
cho cơng tác QLCL nhà trường còn hạn chế.
Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của 7 yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QLCL trong trường
Cao đẳng ghi nhận: Nhận thức của các thành viên ở nhà trường về hoạt động QLCL; Nhận thức của
xã hội về đào tạo nghề; Khả năng cạnh tranh về nghề nghiệp, việc làm; Môi trường VHCL ở nhà
trường được đánh giá là có mức độ ảnh hưởng cao nhất.
3. Về giải pháp quản lý chất lượng
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực trạng hoạt động QLCL trong trường Cao đẳng, dựa trên các
nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, hệ thống, khả thi, thực tiễn, hiệu quả, kế thừa và phát triển, Luận
án đề xuất 07 giải pháp QLCL trong trường Cao đẳng.
Các giải pháp đề xuất đã được khảo sát bằng bảng hỏi về sự cần thiết và tính khả thi, cho thấy
các giải pháp đề xuất có sự cần thiết và tính khả thi cao; cần thực hiện đồng bộ để tạo ra kết quả tốt
nhất, tối ưu nhất. Kết quả thực nghiệm giải pháp 01 khẳng định giải pháp là khả thi, tin cậy và có
hiệu quả.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 4 năm 2023
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
NGHIÊN CỨU SINH




×