Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Soạn bài chị em thúy kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.86 KB, 8 trang )

Soạn bài: Chị em Thúy Kiều
Với bút pháp nghệ thuật tài hoa, nhà thơ Nguyễn Du đã vẽ nên chân dung hai người con gái sắc
nước nghiêng thành Thúy Kiều - Thúy Vân. Soạn bài Chị em Thúy Kiều trong SGK Ngữ văn 9 để
thấy được vẻ đẹp chuẩn mực của người con gái trong xã hội xưa các bạn nhé

Mục lục nội dung
• Soạn bài: Chị em Thúy Kiều (chi tiết)

Soạn bài Chị em Thúy Kiều (hay nhất)

• Tổng kết bài Chị em Thúy Kiều
Soạn bài: Chị em Thúy Kiều (chi tiết)


Câu 1. Kết cấu đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan gì đến trình tự miêu tả nhân vật của
tác giả
* Kết cấu:
- Bốn câu thơ đầu: Bức chân dung chung về Thúy Kiều và Thúy Vân.
- Bốn câu thơ tiếp: Vẻ đẹp của Thúy Vân.
- Bốn câu thơ tiếp: Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều.
- Bốn câu thơ còn lại: Kết lại và khái quát chung về bức tranh Thúy Kiều.
* Nhận xét:
Nguyễn Du miêu tả hai nhân vật theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, từ xa đến gần. Tác giả khắc
họa chân dung tự họa của hai nàng với những đường nét chung và sau đó là đi vào miêu tả cụ thể
nét đẹp riêng của từng người. Điều này khiến chân dung mỗi nhân vật vừa có những nét đẹp chung
nhưng vừa nổi bật cá tính của mỗi nhân vật.
Câu 2. Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Qua
những hình tượng ấy, cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về nhan sắc và tính chất như thế nào?
Vẻ đẹp nhan sắc của nhân vật Thúy Vân được vẽ hết sức tài tình bằng bút pháp ước lệ với các nét
vẽ vừa thanh vừa đậm, vừa phác vừa tơ về gương mặt, đơi mày, nụ cười, giọng nói, mái tóc, làn
da:


"Vân xem trang trọng khác vời
Khn trăng đầy đặn nét ngài nở nang"
- Đầu tiên tác giả phác họa ra hình ảnh nàng Vân với phong thái của một tiểu thư quý tộc, khí
chất hơn người đến mức “trang trọng khác vời” => Thúy Vân hiện lên vô cùng tao nhã, khiến
người đọc có ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu tiên.
- Nguyễn Du chỉ cần nhấc bút họa hai nét thôi nhưng chân dung nàng Vân hiện ra thật mỹ lệ
động lịng người. Khn mặt đầy đặn, phúc hậu được ví như “Khn trăng” và dáng người trịn
đầy, khoan thai được tả như “nét ngài”. Hình ảnh nàng Vân không được tập trung tả quá nhiều
chi tiết nhưng điều đó hồn tồn khơng khiến Vân bị lu mờ, nhạt nhịa mà vẫn hiện rõ trong tâm
trí người đọc và mang những nét đẹp rất riêng.
“Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”


- Nét cười của nàng Vân được miêu tả như hoa như ngọc, đoan trang hiền thục, mỹ lệ động lịng
người. Tác giả sử dụng thủ pháp nhân hóa “hoa cười ngọc thốt” khiến vẻ đẹp của nàng Vân như
được thiên nhiên ủng hộ, thiên nhiên chính là nền để nổi bật nét duyên dáng của nàng.
- Mây, tuyết cũng phải “thua, nhường” với nàng càng khiến nét đẹp Vân lấp lánh, hịa mình và
nổi bật cùng thiên nhiên.
⇒ Thúy Vân mang trong mình vẻ đẹp hiền dịu, đoan trang, phúc hậu. Vẻ đẹp của nàng cũng được
lồng ghép, so sánh, ví von cùng sắc đẹp của thiên nhiên nhưng đó là vẻ đẹp đăng đối, cân xứng,
thiên nhiên phải thua, phải nhường nàng. Cách miêu tả như thế này phải chăng đang ngầm dự báo
một cuộc đời ấm êm, an yên và tròn đầy viên mãn của người con gái này.
Câu 3. Hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ khi tả nhan sắc Thúy Kiều có nét gì giống và khác
so với Thúy Vân?
* Hình ảnh ước lệ được sử dụng rất tinh tế nhằm gợi tả nhan sắc của Kiều
“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
=> Nguyễn Du không tập trung miêu tả mọi nét đẹp trên gương mặt của Kiều mà chỉ tập trung vào
hai nét nổi bật nhất là đơi mắt và lơng mày. Mắt Kiều được ví như hồ nước mùa thu – trong trẻo,

êm dịu, mát lành, có lúc lặng yên nhưng cũng có khi đầy xao động. Nét phác thảo thứ hai là hàng
lông mày cong cong dáng núi mùa xuân. Cách ví von của tác giả ở đây có thể nói là rất độc đáo.
Hồ và núi, lặng lẽ và sống động, dường như mọi hương vị “sơn thủy hữu tình” của thiên nhiên đều
hội tụ vào khuôn mặt của nàng Kiều. Không cần quá tập trung vào mọi đường nét nhưng dưới ngòi
bút của Nguyễn Du, Thúy Kiều hiện lên thật sống động, thật có hồn.
=> Cũng chính nét đẹp đó mà thiên nhiên như ghen, như hờn với Kiều. Hoa là biểu tượng của sắc
thắm tươi, của những gì lộng lẫy và mỹ lệ nhất. Liễu là biểu tượng cho sự mảnh mai, thanh mảnh
và mướt mát căng đầy nhựa sống nhất. Vậy mà hoa và liễu khi đứng bên Kiều bỗng thật nhỏ bé,
thật tầm thường. Nét đẹp ấy phải động lòng người biết bao nhiêu mà có thể khiến đất trời, tạo hóa
phải đố kị, hờn ghen!
=> Cuối cùng, tác giả sử dụng thành ngữ “ Nghiêng nước nghiêng thành” để khẳng định lại vẻ đẹp
mà ngơn từ khó có thể mơ tả của Kiều. Vẻ đẹp ấy có lẽ sánh ngang với những mỹ nhân trong lịch
sử, để lại cho tâm hồn thi nhân bao ngẩn ngơ, ngưỡng mộ.
* So sánh chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân:
- Giống:
+ Cả hai đều được miêu tả là những người con gái xinh đẹp, mỹ lệ.


+ Vẻ đẹp của hai nàng đều được thể hiện qua thủ pháp ước lệ, so sánh cùng nét đẹp của thiên nhiên
tạo hóa.
+ Nét đẹp ấy khó ai trong thiên hạ có thể sánh bằng. Đến bây giờ, nhan sắc của Kiều và Vân vẫn
là chuẩn mực trong văn học trung đại.
- Khác:
+ Vẻ đẹp của Thúy Vân là nét đẹp đậm chất Á Đông, ánh lên sự đoan trang phúc hậu, hài hịa với
thiên nhiên tạo hóa => Đó là nét đẹp của sự an nhàn, ấm êm và bình thản.
+ Vẻ đẹp của Thúy Kiều mang sắc thái lộng lẫy, mỹ lệ nhưng có phần quá nổi bật và thu hút sự
chú ý hơn so với vẻ đẹp bình đạm của Thúy Vân. Cũng bởi quá nổi bật nên nét đẹp của Kiều khiến
cho tạo hóa phải "hờn" phải “ghen”. Nét đẹp của Kiều không đề cao sắc thái hài hịa mà mang tính
đối chọi, thách thức với vẻ đẹp của hóa cơng => Nét đẹp của sự đa đoan, bạc mệnh báo hiệu trước
những truân chuyên trên đường đời của Kiều.

Câu 4. Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, tác giả nhấn mạnh vẻ đẹp nào của Kiều? Qua đó thấy được
Kiều là người như thế nào?
Điều đặc biệt khi tả Kiều đấy là tác giả còn khai thác một nét đẹp khác mà Thúy Vân không có là
nét đẹp của tài năng nghệ thật “ cầm, kì, thi, họa “ mà Kiều sở hữu “So bề tài sắc lại là phần hơn”,
“ Sắc đành đòi một, tài đành họa hơn”. Hai lần yếu tố tài năng được nhắc đến càng khẳng định nét
đẹp khó bề theo kịp của Kiều.
Nguyễn Du sử dụng thủ pháp liệt kê vơ cùng xuất sắc, qua đó tài năng của Kiều được nổi bật qua
những đặc điểm sau:
+ Có trí thơng minh thiên phú. Điều này thật sự là điểm sáng rất khác biệt của một nữ nhân trong
thời đại phong kiến- thời đại mà nhắc đến thiên bẩm thường là để chỉ tài năng của người đàn ông
“đầu đội trời, chân đạp đất” chứ ít dùng để miêu tả một nữ nhi “chân yếu tay mềm”.
+ Tài năng đa dạng, tuyệt vời của một người nghệ sĩ: cầm, kỳ, thi, họa. Hầu như ở lĩnh vực nào
Kiều cũng thành thạo và đều có những thành tích nhất định. Nàng như một nghệ sĩ thực thụ xứng
đáng được lưu danh thiên cổ hơn là một nữ nhi khuê các.
+ Nét đặc biệt được nhà thơ khắc họa đấy là “Thiên Bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác phản chiếu
một tầm hồn đa sầu đa cảm đến mức “não nhân”, đến mức khiến cho lịng người cũng vì thế mà
bi lụy, mà sầu thảm. Phải chăng khúc ca ấy như muốn dự báo điều gì đang đón đợi nàng ở tương
lai phía trước.
Câu 5. Sắc đẹp Kiều và Vân có dự đốn gì đến số phận hai người? Theo em có đúng không? Tại
sao?
- Sắc đẹp của Thúy Vân gợi đến một vẻ đẹp hòa hợp với thiên nhiên, được thiên nhiên nâng đỡ
nên hứa hẹn nàng sẽ có một cuộc sống êm đềm, bình lặng.


- Ngược lại, sắc đẹp của Kiều vừa khiến tạo hóa ganh ghét lại khiến thiên nhiên đố kị, hờn ghen
nên có lẽ một tương lai bất trắc với số phận nhiều sóng gió đang đón đợi nàng phía trước. Đồng
thời sắc đẹp của Kiều lại còn song hành với tài năng khó ai bì kịp khiến nàng rất dễ lâm vào tình
cảnh “Chữ tài liền với chữ tai một vần”.
=> Những dự đốn này hồn tồn đúng với chặng đường tương lai sau này của hai chị em Kiều.
Câu 6. Theo em bức chân dung của Kiều và Vân thì bức chân dung nào nổi bật hơn? Vì sao?

Qua những gì để phân tích và phẩm bình thì ta có thể thấy trong hai bức chân dung Thúy Vân và
Thúy Kiều thì bức tranh nàng Kiều có nhiều phần thu hút hơn.
- Xét về mặt nội dung, tác giả tập trung rất nhiều nét vẽ dành cho Kiều. Nàng được Nguyễn Du
khắc họa trên cả hai phương diện: sắc và tài. Thậm chí ở phần tài năng, tác giả còn chỉ ra rất rõ cái
tài trên từng phương diện nghệ thuật của Kiều. Rõ ràng cùng là nữ nhi khuê các, nhưng Vân vẫn
mang nét đẹp bình yên, thanh nhã của những giai nhân thời phong kiến, còn Kiều lại có nét đẹp
hồn tồn khác. Nàng vừa có vẻ đẹp động lịng người vừa mang tinh thần và khí khái vượt qua
những gì được coi là chuẩn mực cho phụ nữ ở thời đại bấy giờ.
- Xét về mặt nghệ thuật, tác giả chỉ dùng bốn câu đề miêu tả về đẹp Thúy Vân nhưng lại dùng tới
12 câu để miêu tả vẻ đẹp của Kiều. Với dung lượng như vậy, rõ ràng chân dung của Kiều hiện lên
sắc nét và ấn tượng hơn Vân rất nhiều
=> Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân trước và ít hơn chính là để làm nền cho hình ảnh của Thúy Kiều.
Soạn bài: Chị em Thúy Kiều (ngắn nhất)

Soạn bài Chị em Thúy Kiều (hay nhất)
Có lẽ Nguyễn Du là bậc thầy trong việc khắc họa chân dung vẻ đẹp hoàn mĩ bằng thơ ca về
chuẩn mực nhan sắc của người phụ nữ. “Chị em Thúy Kiều” là hai bức chân dung về nhan sắc,
được người đời cơng nhận.
Câu 1. Hãy tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với
trình tự miêu tả nhân vật của tác giả.
- 4 câu đầu giới thiệu khái quát nhân vật
- 4 câu tiếp gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền cho vẻ đẹp của Thúy Kiều
- 12 câu tiếp cực tả vẻ đẹp và tài năng hiếm có của Thúy Kiều- nhân vật trung tâm của Truyện
Kiều


- 4 câu cuối nhận xét chung
⇒ Nhằm miêu tả từ khái quát đến cụ thể, cho người đọc cái nhìn tổng về về vẻ đẹp sau đó khẳng
định lại vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều qua những chi tiết cụ thể.
Câu 2. Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân?

Quan xg hình tượng ấy, em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế
nào?
- Câu thơ mở đầu tác giả khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân “khác vời” có thể hiểu là trên cả tuyệt
vời “trang trọng” là vẻ đẹp cao sang q phái. -> Cơ gái có vẻ đẹp cao sang quý phái và hấp dẫn
tuyệt vời.
- 3 câu thơ sau miêu tả chi tiết, tỉ mỉ sắc đẹp của nàng về khn mặt, đơi mày, làn da, mái tóc nụ
cười, giọng nói. Tác giả tiếp tục sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng (lấy hình ảnh thiên nhiên
để miêu tả vẻ đẹp con người) thông qua các biện pháp tu từ kết hợp với liệt kê, so sánh, ẩn dụ, …
cùng với ngơn ngữ giàu hình tượng để miêu tả.
- Vẻ đẹp của Thúy Vân được miêu tả và so sánh với vẻ đẹp thiên nhiên những thứ đẹp nhất trên
đời. Là vẻ đẹp thanh cao, nền nã của một người con gái đang tuổi trăng tròn. Nguyễn Du ca ngợi
một vẻ đẹp hơn người và trí thơng minh, đoan trang của nàng. Dự báo một số phận êm đềm hòa
hợp với xung quanh kiến cho mây thua, tuyết nhường cho nên nàng có lẽ có cuộc đời bình lặng
và sn sẻ
Câu 3. Khợi gợi tả nhan sắc của Thúy Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang
tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác so với tả Thúy Vân?
- “Kiều càng sắc sảo …. Phần hơn”. Chỉ 2 câu thơ đã khái quát nét đẹp của Thúy Kiều, Thúy
Vân đã đẹp hồn mĩ nhưng Kiều cịn vượt lên trên vẻ đẹp hồn mĩ ấy để có vẻ đẹp tuyệt đỉnh,
“sắc sảo” từ láy thể hiện vẻ đẹp trí tuệ và tâm hồn của cô gái.
- Hai câu thơ tiếp theo sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng những nét vẽ khơng gợi tả tỉ mỉ chỉ
giúp người đọc hình dung và tưởng tượng ra, sử dụng biện pháp ẩn dụ và bút pháp chấm phá để
làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật. “nghiêng nước, nghiêng thành” ý nói sắc đẹp tuyệt vời của
người phụ nữ có thể làm cho người ta say đắm đến nỗi mất nước, mất thành. -> Kiều là một đại
mỹ nhân.
- So với Thúy Vân vẻ đẹp của Kiều khó tả cụ thể so với vẻ đẹp của Thúy Vân. Vẻ đẹp sắc nét trẻ
trẻ trung tươi tắn đầy sống động, vẻ đẹp có thể sánh với các đại mĩ nhân, vẻ đẹp làm nghiêng
nước nghiêng thành, vẻ đẹp khiến thiên nhiên phải hờn ghen ganh tị.
Câu 4. Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thúy Kiều?
Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thúy Kiều là người như thế nào?



- Tác giả dùng 6 câu tiếp theo để nói về tài năng của Kiều, tài năng ấy đạt đến mức độ lí tưởng,
đủ thi, họa, ca ngâm, cấm,… Cực tả tài năng của Thúy Kiều cũng là để tác giả ngợi ca cái tâm
thánh thiện và tim đa sầu, đa cảm của nàng.
- Tài năng của Thúy Kiều đực tác giả chú trọng đặc tả nhiều hơn, tài năng ấy đã đã đặt đến mọi
chuẩn mực tuyệt đỉnh dưới thước đo của chế độ phong kiến thời bấy giờ. Từ tài năng, tri thông
minh và nét đẹp của Kiều cho thấy nàng là một người đa sầu đa cảm, thơng minh xinh đẹp và có
một tâm hồn thánh thiện, luôn lo nghĩ cho người khác.
Câu 5. Người ta thường nói: Sắc đẹp của Thúy Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”,
còn sắc đẹp của Thúy Kiều “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là sự dự báo số phận hai
người. Theo em có đúng khơng? Tại sao lại như vậy?
Nguyễn Du đã ưu ái cho nàng Kiều tất cả vẻ đẹp tuyệt đỉnh, tài năng xuất chúng “Hoa ghen thua
thắm, liễu hờn kém xanh” khiến thiên nhiên phải ganh tị. Hoa ghen , liễu hờn hay chính là sự đố
kị của lịng người, từ đó ngầm dự báo về một tương lai éo le, đau khổ, bất hạnh. Với Thúy Vân
nàng lại được mây thua, tuyết nhường , vẻ đẹp và tài năng tuyệt vời dừng lại ở mức độ khiến
lịng người say đắm nhưng khơng bị đố kị, phần nào dự báo một số phận êm đềm, thuận lợi…
Đọc hết cả tác phẩm người ta mới thấy được hé ẩn ý mà tác giả mà muốn đề cập.
Câu 6. Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật
hơn, vì sao?
Chân dung Thúy Kiều miêu tả nổi bật và vượt bậc hơn so với Thúy Vân. Nếu như tác giả chỉ sử
dụng 4 câu để nói chi tiết về Thúy Vân thì vơi Thúy Kiều ơng dùng tới 12 câu, tức là gấp 3 lần
để lột tả hết được vẻ đẹp và tài năng hơn người của Thúy Kiều. Nàng đẹp về cả thể hình lẫn tâm
hồn khơng có cái đẹp nào sánh kịp, “sắc đành địi một … hai” khẳng định tuyệt đối sắc đẹp và tài
năng của nàng là độc nhất vô nhị không ai có thể sánh kịp. -> Thúy Kiều hiện lên nổi bật, tác giả
miêu tả Thúy Vân trước cũng là làm nền cho Thúy Kiều xuất hiện.
Qua đây người đọc được chiêm ngưỡng hai vẻ đẹp chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam từ đó
thấy được tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong việc sử dụng thơ ca miêu tả nhân vật và kể
chuyện.

Tổng kết bài Chị em Thúy Kiều



Các bài viết liên quan truyện Chị em Thúy Kiều:


Tìm hiểu đoạn trích Chị em Thúy Kiều
Dàn ý phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều



×