Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Soạn bài cố hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.51 KB, 7 trang )

Soạn bài: Cố hương
Hướng dẫn soạn bài Cố hương để tìm hiểu về thực trạng xã hội phong kiến Trung Quốc mục
rỗng, thối nát, lạc hậu thời phong kiến lúc bấy giờ qua những quan sát, chiêm nghiệm của nhà
văn Lỗ Tấn.

Mục lục nội dung
• Soạn bài: Cố hương (chi tiết)

Soạn bài Cố hương (hay nhất)

• Tổng kết bài Cố hương
Soạn bài: Cố hương (chi tiết)


Câu 1. Bố cục
- Phần 1 (đầu truyện đến "đang làm ăn sinh sống"): những suy nghĩ, cảm xúc trên đường trở lại
quê hương của nhân vật tôi
- Phần 2 (tiếp đến "sạch trơn như quét"): cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi những ngày sống tại
quê hương, trong chính căn nhà của mình.
- Phần 3 (cịn lại): những suy tư, xúc cảm của nhân vật tôi về cuộc sống, về con người trên đường
rời xa quê hương
Câu 2. Nhân vật chính, nhân vật trung tâm của truyện
- Nhân vật chính: tơi và Nhuận Thổ
- Nhân vật trung tâm: tôi
Với con mắt quan sát tỉ mỉ, tinh tế cùng với việc tiếp xúc và trò chuyện với các nhân vật khác,
nhân vật “tôi” tái hiện thành công bức tranh quê hương với những cảnh đời, những dư vị cảm xúc
khác nhau. Trong mối quan hệ so sánh tương quan với Nhuận Thổ, những nét khác biệt đến đối
lập nhất giữa hai nhân vật, giữa quá khứ và hiện tại đều được làm rõ. Qua những nét đối lập và đổi


thay nhanh chóng của các nhân vật theo thời gian, sự tha hóa và xuống cấp của xã hội Trung Quốc


đương thời được khắc họa rõ ràng và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh với con người lúc bấy giờ:
Trung Quốc đã đi đến thời kì mạt vận, suy tàn và nếu khơng thay đổi, tìm một lối đi mới thì cả dân
tộc ắt sẽ tiêu vong.
Câu 3. Biện pháp khắc họa sự thay đổi của Nhuận Thổ và những con người quê hương
* Để miêu tả lại nhân vật Nhuận Thổ lúc bấy giờ và cũng là để so sánh nhân vật này trong quá khứ
và hiện tại, biện pháp so sánh kết hợp với thủ pháp tương phản được tác giả sử dụng rất thành
công.
- Nhuận Thổ trước đây là một cậu bé
+ Ngoại hình: khỏe mạnh, khơi ngơ
+ Tính cách: lanh lợi, thơng minh, Nhuận Thổ biết bắt tra, bẫy chim sẻ, nhặt vỏ sò và biết rất nhiều
chuyện mà những đứa trẻ cùng trang lứa khác không hề biết. Điều này khiến nhân vật tôi đi từ bất
ngờ này sang bất ngờ khác và vô cùng thích chơi với Nhuận Thổ. Ngồi ra, đây cịn là một đứa trẻ
rất hồn nhiên và coi trọng tình nghĩa. Khơng vì cách bức giai cấp và giàu nghèo mà Nhuận Thổ xa
lánh nhân vật tôi. Hai người tuy thuộc hai đẳng cấp khác nhau nhưng có sự thân thiết và gắn bó
đáng ngạc nhiên. Đến khi phải trở về, Nhuận Thổ vẫn không quên giữ lời hứa và gửi bao vỏ sị
cho người bạn của mình chứng tỏ con người cậu ta rất trọng tình nghĩa.
- Nhuận Thổ bây giờ:
+ Ngoại hình: già nua, nghèo khổ, lam lũ và đánh mất đi nét thông minh, tinh nghịch thủa xưa.
Bây giờ chỉ cịn lại dáng hình người đàn ơng thơ kệch, nghèo khó, nặng nề.
+ Tính cách: từ người thơng minh, nhanh nhẹn, Nhuận Thổ biến thành con người bạc nhược, yếu
hèn, cam chịu và khoảng cách giữa hai người bạn thủa niên thiếu ấy càng ngày càng bị đẩy xa hơn.
Nghèo đói, con đơng, thuế nặng,… khiến cho anh trở nên đần độn và cam chịu. Những thay đổi
này khiến cho nhân vật tôi vừa giận, vừa trách lại vừa thương.
⇒ Trung Quốc giai đoạn đầu thế kỉ XX có rất nhiều con người như Nhuận Thổ hay nói cách khác
thì hình tượng nhân vật này chính là đại diện cho đại đa số người dân Trung Quốc đánh mất đi tinh
thần trước đây mà cam chịu số phận nghèo đói, ngu dốt, biến mình thành kẻ nhược tiểu, mông
muội mà không dám phản khác hay đổi thay. Cả dân tộc như đi vào bế tắc.
* Sự thay đổi của cảnh vật thiên nhiên và những con người ở quê hương của tác giả
- Ngôi làng
+ Lúc trước: trong kí ức của tác giả làng cũ của mình rất đẹp đến mức tác giả ví rằng khó có ngơn

từ nào có thể diễn tả cái đẹp như thế được.


+ Bây giờ: tất cả để lại ấn tượng về sự hoang tàn và hiu quạng trong tâm trí tác giả đến mức tác
giả phải tự đặt câu hỏi không biết đây có phải làng của hai mươi năm về trước khơng. Thay vì sự
trù phú, sầm uất thì nay chỉ cịn “trên mái ngói, mấy cong tranh khơ…" đầy xơ xác. Cảnh khơng
những xơ xác mà cịn tiêu điều bởi rất nhiều hộ gia đình đã dọn đi.
- Con người: mỗi người một cảnh, một tâm trạng. Người mẹ thì như chứa nét gì đó rất buồn rầu,
lo lắng. Thím Hai Dương thì ích kỉ, đanh đá và vụ lợi. Những người hàng xóm khác thì chỉ chực
chờ để lấy đồ.
* Tâm trạng của tác giả: tác giả đi từ ngỡ ngàng, ngạc nhiên đến đớn đau, xót xa trước những sự
thay đổi đến chóng mặt của quê hương. Nhưng sự thay đổi đó lại đi theo hướng tiêu cực và lụi tàn
dần đi. Chính tác giả cũng chẳng thể thay đổi được gì, chỉ biết chứng kiến sự tha hóa và suy đồi
của cuộc sống con người nơi đây trong bất lực cịn mình thì phải bán nhà để đi nơi khác.
Câu 4. Phương thức sử dụng trong các đoạn văn.
- Đoạn a sử dụng phương thức miêu tả là chủ yếu nhằm khắc họa sâu sắc hơn sự đối lập và biến
đổi về ngoại hình của Nhuận Thổ.
- Đoạn b sử dụng phương thức tự sự kèm với biểu cảm để tái hiện lại tình cảm gắn bó sâu sắc và
thân thiết như anh em của nhân vật tơi và Nhuận Thổ lúc cịn bé.
- Đoạn c sử dụng phương thức nghị luận là chính. Qua hình ảnh con đường xuất hiện ở phần cuối,
tác giả gửi gắm hi vọng về một con đường mới, chưa từng có ai đi, nhưng con đường cải cách ấy
sẽ đem lại cái đích tươi sáng và tiến lên cho cả dân tộc, bao gồm những người dân cùng khổ như
Nhuận Thổ, như thím Hai Dương và rất nhiều người khác mà tác giả từng chứng kiến.


Soạn bài: Cố hương (ngắn nhất)

Soạn bài Cố hương (hay nhất)
Lỗ Tấn là tác giả chuyên viết các tác phẩm phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân,
ln tìm cách hướng mọi người tìm phương thức chạy chữa. Ơng chỉ ra cái sai, phê phán chúng

đánh thức sự u muội, sự ngủ quên không chỉ ở dân tộc Trung hoa. “Cố hương” là một trong
những truyện ngắn thể hiện quan điểm sáng tác này của ơng.
Câu 1. Tìm bố cục của truyện
Đoạn 1: Từ đầu đến “làm ăn sinh sống”
Đoạn 2: Tiếp đến “Sạch trơn như quét”
Đoạn 3: Còn lại


Câu 2. Trong truyện, có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?
Nhân vật Tôi và nhân vật Nhuận Thổ đều là nhân vật chính. Nhưng nhìn rộng ra thì có thể thấy
vai trị của nhân vật tôi quan trọng hơn là nhân vật trung tâm hiện lên ở tất cả các phương diện,
từ những lời độc thoại, sự suy tư, day dứt,… Vì thế, có thể nói nhân vật tơi là nhân vật trung tâm
cịn Nhuận Thổ là nhân vật chính.
Câu 3. Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật
Nhuận Thổ? Ngồi sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả cịn miêu tả sự thay đổi nào khác của
những con người và cảnh vật ở Cố hương? Tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ như thế nào và
đặt ra vấn đề gì qua sự miêu tả đó?
Văn bản có nhiều đoạn chứa yếu tố hồi lý, tuy nhiên các đoạn ấy chỉ được lồng ghép trong dòng
kể câu chuyện về q đang diễn ra vì vậy khơng thể coi là một tác phẩm hồi kí. Tác giả đã làm
nổi bật tình cảm thắm thiết của nhân vật tơi đối với những người bạn nông dân thời thơ ấu, với
làng quê xưa trong kí ức, đồng thời tạo cơ sở để tơ đậm sự thay đổi q nhanh chóng của làng
quê hiện nay.
Tác giả dùng nghệ thuật hồi ức, hiện tại để đối chiếu so sánh làm rõ cảnh sắc và con người đang
dần thay đổi. Đó là cái nhìn mới, cái nhìn của thời đại, tác giả nhận thấy một điều là người nông
dân của chúng ta họ đang đi sang hướng, họ đang đổi thay sai, đang đi ngược lại với sự phát triển
của nhân loại. Vì cần có sự tác động thay đổi cho về đúng sự vận động phát triển theo quỹ đạo
chung.
Câu 4. Đọc kĩ ba đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
a) “Nhưng tiếc thay, đã hết tháng giêng… Nhưng từ đấy chúng tôi không hề gặp mặt nhau nữa.”
b) “Người đi vào là Nhuận Thổ… vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông.”

c) “Tôi nghĩ bụng… Người ta đi mãi thì thành đường thơi”
Trong ba đoạn văn trên:
- Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thơng qua đó, tác giả muốn biểu hiện điều gì?
- Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức tự sự? Ngoài tự sự, tác giả còn sử dụng các yếu tố của
những phương thức biểu đạt nào khác? Nêu hiệu quả của sự kết hợp đó trong việc thể hiện tính
cách nhân vật.
- Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức nghị luận và thơng qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì?
- Đoạn a : Chủ yếu tự sự kết hợp biểu cảm Thể hiện tình cảm gắn bó giữa hai nhân vật.
- Đoạn b : Chủ yếu miêu tả kết hợp với hồi ức và đối chiếu nói về sự thay đổi của Nhuận Thổ
cũng như nói lên những mặt đáng lo ngại của những người nông dân lúc bấy giờ.


- Đoạn c : Chủ yếu lập luận, tác giả để nói lên những suy tư, trăn trở của tác giả.
*) Tổng kết:
Qua việc kể lại chuyến về quê lần cuối của nhân vật tôi, giữa những cảm xúc của nhân vật trước
sự thay đổi của quê hương, đặc biệt là của Nhuận Thổ, tác giả đã phản ánh hiện trạng của xã hội
phong kiến Trung Quốc đồng thời đặt ra vấn đề định hướng đúng đắn cho người nông dân của
toàn xã hội cho người đọc suy ngẫm.

Tổng kết bài Cố hương

Các bài viết liên quan truyện Cố hương:


Tác giả, tác phẩm Cố hương




Dàn ý phân tích bài Cố hương




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×