Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Soạn bài chiếc lược ngà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.31 KB, 7 trang )

Soạn bài: Chiếc lược ngà
Hướng dẫn Soạn bài Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để hiểu hơn về giá trị nội dung tư
tưởng đặc sắc mà tác giả đã gửi gắm qua từng câu chữ trong tác phẩm cũng như thấy được bút
pháp kể chuyện độc đáo và ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ đã tạo nên sự hấp dẫn cho
người đọc.

Mục lục nội dung
• Soạn bài: Chiếc lược ngà (chi tiết)

Soạn bài Chiếc lược ngà (hay nhất)

• Tổng kết bài Chiếc lược ngà
Soạn bài: Chiếc lược ngà (chi tiết)

Câu 1. Tóm tắt cốt truyện, chỉ ra tình huống thể hiện tình cảm cha con
* Cốt truyện:


Ông Sáu phải xa nhà tới tám năm để lên đường ra chiến trường. Đây cũng là quãng thời gian dài
chia cách ơng với vợ con, gia đình. Cũng là ngần ấy năm ơng nhớ thương, trơng ngóng giây phút
hội ngộ. Đến khi trở về thăm vợ con thì đứa con gái duy nhất lại nhất quyết không chịu nhận cha
vì vết thẹo đã làm thay đổi đi dung nhan của ơng. Đến khi cha con nhận mặt thì đó cũng là giây
phút chia tay. Khi rời đi ông hứa sẽ tặng con một món quà. Ngày trở lại chiến khu, cứ lúc nào rảnh
rỗi là ông lại chăm chút tỉ mỉ làm chiếc lược ngà cho con. Trước lúc hi sinh, ơng vẫn khơng qn
lời hứa của mình và nhờ đồng đội trao đến tận tay con gái.
* Tình huống bộc lộ:
Tình huống có sự éo le, nghịch cảnh từ đó bộc lộ sâu sắc tình cảm của các nhân vật
- Tình huống thể hiện tình phụ tử được đặt trong hồn cảnh chiến tranh, ơng Sáu vì chiến tranh mà
phải rời xa gia đình, đến khi được về nhà thì con khơng nhận cha do hậu quả chiến tranh đã in hằn
lên gương mặt. Đến khi con nhận cha thì ơng lại phải ra đi cũng vì cuộc chiến.
- Cuộc chiến khiến người cha ấy phải hi sinh, nhưng cha vẫn khơng qn trao lại tồn bộ tình cảm


trong kỉ vật để lại cho con.
Câu 2. Diễn biến tâm lý của bé Thu. Qua đó nhận xét về tính cách nhân vật này


Trước lúc bé Thu nhận ra cha

- Phút đầu nhận cha: ngoại hình “giật mình, tái mặt, chạy vụt đi”
- Khi ông Sáu đưa tay ra thì bé chạy đi
=>Khơng đón nhận vì đây hồn tồn là một người đàn ơng xa lạ trong tâm trí bé. Bé Thu hành
xử hoàn toàn theo bản năng của một đứa trẻ khi một người lạ mặt tự nhận là cha mình. Đây hồn
tồn là tâm lý tự nhiên có thể hiểu được.
- Trong mấy ngày phép
+ Ơng Sáu càng cố làm thân thì bé càng xa lánh. Thậm chí là bé càng cố gắng cự tuyệt với những
hành động làm thân của ơng Sáu. Ví dụ như khi ông Sáu gắp thức ăn cho con thì bé cũng gắp trả
lại.
+ Dù ơng Sáu cố gắng bao nhiêu thì bé Thu cũng chưa từng gọi ông là cha. Trong tình huống cần
thiết thì bé cũng chỉ gọi trống khơng. Dù cho bị đánh cũng nhất quyết không chịu gọi cha mà chỉ
bỏ sang nhà bà ngoại.
=> Bé Thu là cơ bé cá tính, bướng bỉnh và khơng chịu khuất phục bất cứ ai mà bé khơng tin tưởng.
Ngồi ra, cơ bé này có tình u thương cha vơ cùng mãnh liệt. Vì q u cha nên bé khơng thể
nhất bất cứ ai xa lạ mà bé không tin tưởng là người cha mà bé vẫn hằng nhớ nhung, mong ngóng.


Khi nhận ra cha


- Khi cự tuyệt em lạnh lùng bao nhiêu thì khi nhận ra cha em lại yêu thương và mãnh liệt bấy
nhiêu. Em chạy xô tới, ôm cổ, hôn cha và hôn cả vết thẹo mà em từng ghê sợ và căm ghét bởi em
hiểu đó cũng là một phần của cha mình. Bé Thu quyết luyến và nhớ thương cha, em khơng muốn
cha mình đi.

- Tiếng gọi cha cất lên tuy muộn màng nhưng chất chứa bao tình yêu và cả sự ân hận của cơ bé.
=> Tình u với cha đong đầy, chân thành.
=> Nhận xét tính cách của bé Thu:
- Em là cô bé cứng rắn, cương quyết và có chút bướng bỉnh nhưng vẫn giữ nguyên vẻ hồn nhiên,
chân chất của một đứa trẻ.
- Tình yêu cha sâu sắc, mãnh liệt.
Câu 3. Tình cảm yêu con của ơng Sáu, những phẩm chất khác


Khi được về thăm nhà

- Anh háo hức, mong ngóng đến độ khơng thể chờ đợi được, Thuyền chưa cập bến nhưng vì quá
háo hức được gặp con nên anh nhún chân nhảy tót lên khiến chiếc thuyền xơ ra. Hình ảnh người
lính điềm tĩnh, kiên quyết nay phải nhường chỗ cho hình ảnh người cha hết lịng thương con đến
nơn nóng.
- Vì q xúc động khi gặp con gái, vết thẹo của anh lại đỏ ửng và giật giật. Điều này khiến con
anh thấy sợ hãi và đây cũng là nguyên nhân đầu tiên khiến hai cha con xa cách.
- Khi con gọi vào ăn, anh vẫn giả vờ ngồi im bởi vì anh mong muốn có thể nghe được tiếng gọi
ba thân thương từ con gái. Khi con gọi anh là “người ta”, anh chỉ biết cười bởi quá bất lực, quá
khổ tâm. Bao yêu thương và hi vọng mà anh trông ngóng thống chốc đều tan vỡ trước sự cự
tuyệt của con mà mình thì bất lực chẳng làm được gì.
- Giận quá trước thái đô bướng bỉnh của con, anh khơng kìm chế được mà đánh con. Đó khơng
phải bởi không thương mà bởi quá thương, quá hi vọng nên dẫn đến thất vọng cực độ khi thấy
con xa lánh, thậm chí là hắt hủi tình thương và sự quan tâm của mình.
- Đến giây phút cuối cùng trước khi phải chia ly, anh rất muốn ôm con, hôn con lần cuối nhưng
sợ phản ứng của con lại tương tự như những ngày trước nên anh chỉ biết buồn rầu nhìn con rồi
khe khẽ chào con để ra đi. Anh không muốn đến giây phút cuối cùng rồi mà hai cha con vẫn
căng thẳng với nhau.
- Khi bé Thu nhận ba, anh nhanh chóng bế con lên để có thể ôm ấp, gần gũi con trong giây phút
ít ỏi cuối cùng. Anh không thể tiếp tục ở bên để chăm sóc con nhưng anh vẫn giữ lời hứa ngày

thống nhất sẽ về để tặng con cây lược. Lời hứa ấy cũng là nỗi niềm khiến anh đau đáu đến hết
cuộc đời và đến khi trút hơi thở cuối cùng anh vẫn cố gắng để hồn thành nó.




Trở về căn cứ

- Trở về với căn cứ, cứ lúc nào rảnh thì anh sẽ lại cặm cụi ngồi làm chiếc lược để tặng con. Anh
làm tỉ mỉ như một người thợ lành nghề, trau chuốt từng chi tiết nhỏ nhất. Dường như bao tình
thương và nỗi nhớ của người cha dành cho con đều được anh dồn hết vào chiếc lược.
- Trước lúc hi sinh, điều anh quan tâm nhất khơng cịn là tính mạng của mình nữa mà là lời hứa
với con gái. Anh vẫn kịp cố gắng trao lại cho người đồng đội chiếc lược như là sự ủy thác thiêng
liêng nhất. Không kịp gặp mặt con để nói lời tạ từ lần cuối, anh chỉ còn biết gửi gắm vào kỉ vật
duy nhất còn lại ấy tất cả tình thương và nỗi nhớ, sự kì vọng cũng như tin yêu dành cho con. Anh
đã hoàn thành trách nhiệm và lời hứa của một người cha.
=> Nhận xét về tình cảm của ơng Sáu:
Tình cha của ông Sáu là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, sâu nặng và bền chặt. Nhớ thương con,
bao dung với con, luôn coi trọng lời hứa với con gái đến giây phút anh trút hơi thở cuối cùng. Toàn
bộ yêu thương đều được anh dồn vào chiếc lược ngà.
Câu 4. Vai kể và tác dụng của vai kể
Lời kể được thể hiện góc nhìn của bác Ba. Nhân vật bác Ba là đồng đội của anh Sáu đồng thời
cũng là người ngoài cuộc chứng kiến toàn bộ câu chuyện của gia đình anh, đặc biệt là câu chuyện
của anh với bé Thu.
Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể
- Việc lựa chọn nhân vật khơng thuộc trong gia đình ơng Sáu khiến cho câu chuyện được thêm
phần khách quan và thuyết phục với người nghe. Góc nhìn ấy ít bị chi phối bởi tình cảm chủ quan
nên mạch truyện được tự nhiên và liền mạch hơn.
- Người kể có thể dễ dàng bày tỏ cảm xúc và đưa ra những đánh giá khách quan nhất. Những lời
khuyên hay đánh giá của riêng bác Ba cũng những nút thắt trong truyện được gỡ bỏ phần nào.

Soạn bài: Chiếc lược ngà (ngắn nhất)

Soạn bài Chiếc lược ngà (hay nhất)
Giữa những ác liệt của bom đạn, của chiến tranh, nhưng bức tranh tình cảm gia đình lại được
Nguyễn Quang Sáng miêu tả đẹp đẽ thiêng liêng. Qua văn bản “Chiếc lược ngà” đã làm sáng tỏ
cái hay, cái mới mẻ trong tình cảm nồng ấm thời chiến trận từ Nguyễn Quang Sáng.
Câu 1. Em hãy kể tóm tắt cốt truyện của đoạn trích. Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm
động tình cha con của ơng Sáu và bé Thu?


Trong một chuyến về thăm gia đình trước khi chuẩn bị tập kết của anh Sáu và anh Ba. Khi về
gia đình anh Sáu gần ba ngày nhưng bé Thu con gái anh không chịu nhận ba. Anh đã làm mọi
cách để con gái nhận mình. Tuy nhiên, phải đến lúc chia ly bé Thu mới nhận ba. Khi về khu căn
cứ, anh Sáu ngày đêm mài một chiếc lược ngà, dành hết tình yêu thương mong được trao cho
đứa con gái bé bỏng của mình. Số phận lại trớ trêu thay khi chưa kịp trao chiếc lược thì anh đã hi
sinh, trước khi mất anh gửi lại kỉ vật đó cho đồng đội và nhờ gửi cho đứa con bé bỏng của anh.
Anh Ba đã hứa sẽ trao tận tay món q đó cho bé Thu.
Tình huống ở khu căn cứ, ơng Sáu dồn hết tình cảm u thương và mong nhớ đứa con để làm
nên chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cây lược cho con thì đã hi sinh.
Câu 2. Tìm hiểu và phân tích diễn biến tâm lý, hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối
cùng, khi ơng Sáu được về phép. Qua đó hãy nhận xét về tính cách của nhân vật bé Thu và nghệ
thuật miêu tả tâm lí của tác giả.
Khi ông Sáu từ chiến khu trở về, gặp cha bé thu mở to mắt, không chớp, biểu lộ sự ngạc nhiên,
chạy vào nhà khóc thét gọi mẹ. Cách tả của tác giả thật cụ thể, sinh động và hợp lý: lý do cũng
rất dễ hiểu, con bé quá ngạc nhiên, bất ngờ, khơng hiểu chuyện gì đã xảy ra, tiếp theo là sự sợ
hãi, sợ bị lừa, sợ bị bắt cóc. Tâm lí sợ hãi của đứa bé được tả bằng tiếng kêu thét gọi mẹ và hành
động chạy vụt đi là rất phù hợp với tâm lý và hành động của trẻ con. Ngay ở chi tiết này đã gây
cho người đọc sự cảm động, cảm thương cho anh Sáu. Trong hai ngày đêm liên tiếp, mặc kệ
những lời nói, cử chỉ âu yếm, làm thân, vỗ về tình cảm của anh Sáu, bé Thu một mực thờ ơ, lạnh
lùng đến mức bướng bỉnh, ngang ngạnh, khó hiểu. Khơng một lần gọi một tiếng ba, khi bị dọa

đánh, khi bị buộc phải gọi thì chỉ nói trống khơng, tỏ vẻ khơng có gì là lễ phép, ngoan ngỗn,
như bản tính thường ngày của em. Bé Thu cịn q bé, chưa hiểu được hết chuyện, chưa biết
được sự tàn ác của chiến tranh ghê gớm như thế nào. Vẫn là sự hờn dỗi của đứa trẻ con, cứng
đầu có lẽ phần nào làm người lớn phiền lịng. Đặt vào hồn cảnh như vậy nhiều người cũng
không biết xử lý ra sao.
Đoạn văn miêu tả cảnh bé Thu nhận ra cha thật cảm động, cách tả thật ấn tượng và phù hợp với
tâm lý trẻ con. Trước cái cảnh ly biệt đầy xúc động, không biết ngày trở về làm con người ta xót
thương vơ cùng. Ai nấy đều xúc động, nghẹn ngào.
Câu 3. Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi
tiết, sự việc nào? Điều đó đã bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng
ấy?
Tất cả những hành động, thái độ đó của ơng đều thể hiện tình u thương con da diết. Lúc đầu là
ngạc nhiên, hụt hẫng và buồn khi thấy đứa con sợ hãi và bỏ chạy. Hai ngày sau tìm mọi cách để
làm thân, để vỗ về mong con bé gọi mình là ba nhưng khơng thành. Trong bữa cơm đã không
nhịn được mà bực, giận đánh mắng con. Buổi chia tay trong đau khổ khi bé Thu vừa nhận cha thì
ơng Sáu đã phải ra đi vì mục đích cao cả. Ơng là một người cha độ lượng và thương con hết
mực, luôn đau khổ ân hận vì đã đánh con. Làm chiếc lược ngà bằng cả tình cảm, tâm tư cho cơ
con gái bé bỏng của mình.


Nhưng tình huống bộc lộ rõ nhất tình yêu con là khi ở căn cứ. Câu chuyện khơng chỉ nói lên tình
cảm cha con thắm thiết, sâu nặng, mà cịn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những đau
thương mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao người bao gia đình.
Câu 4. Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có tác
dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện?
Truyện kể theo lời của nhân vật chứng kiến bạn của ông Sáu. Cốt truyện chặt chẽ, đan xen các
yếu tố bất ngờ. Người kể chuyện kể một cách khách quan và bày tỏ sự đồng cảm với các nhân
vật, làm cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy. Nhật vật được nhìn nhận, đánh giá khách quan, kể
chuyện chủ động, cách kể linh hoạt, tự do theo tâm lí nhân vật.
*) Tổng kết:

Qua lời kể từ người bạn của ơng Sáu nhưng tình cảm cha con giữa ơng và bé Thu vẫn hiện lên
thật sâu sắc và đáng ngưỡng mộ. Người đọc cảm nhận và đồng cảm với nỗi đau khơng chỉ của
ơng Sáu mà cịn cả các gia đình trong thời kháng chiến. Qua đó càng trân trọng hơn sự độc lập,
tự do, hịa bình.

Tổng kết bài Chiếc lược ngà


Các bài viết liên quan truyện Chiếc lược ngà:


Tác giả, tác phẩm Chiếc lược ngà
Dàn ý phân tích bài Chiếc lược ngà



×