Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Soạn bài các thành phần biệt lập (tiếp theo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.2 KB, 4 trang )

Soạn bài: Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
Mục lục nội dung
• Soạn bài: Các thành phần biệt lập - tiếp theo (chi tiết)
• I. THÀNH PHẦN GỌI ĐÁP

• II. THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ

• III. LUYỆN TẬP

Soạn bài: Các thành phần biệt lập - tiếp theo (chi tiết)
I. THÀNH PHẦN GỌI ĐÁP
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Câu 1. Trong những từ ngữ in đậm trên, từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp?
a. Này, bác có biết mấy hơm nay súng bắn ở đâu mà rát thế không?
=> Từ “ này” là từ dùng để gọi
b. … Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ
=> Từ “ thưa ông” là từ dùng để đáp


Câu 2. Những từ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa
sự việc của câu hay không?
Những từ in đậm không nhằm mục đích diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
Câu 3. Từ nào dùng để tạo lập cuộc hội thoại? Từ nào để duy trì cuộc hội thoại đang diễn
ra?
- Từ “này” dùng để tạo lập cuộc hội thoại
- Từ “thưa ông” dùng để duy trì cuộc hội thoại đang diễn ra

II. THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ
Đọc những câu sau đây và trả lời câu hỏi?
Câu 1. Nếu lược bỏ các từ in đậm nghĩa câu trên có thay đổi khơng, vì sao?
a. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một


tuổi
=> Nghĩa câu không thay đổi khi bỏ phần in đậm vì phần này chỉ mang ý nghĩa bổ sung cho chủ
ngữ là “con gái đầu lòng của anh”
b. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
=> Phần in đậm được dùng để chú thích cho nhận định "Lão khơng hiểu tơi" chỉ là suy nghĩ của
riêng người nói chứ cũng chưa hẳn là đúng và không ảnh hưởng đến vế sau “ tôi càng buồn lắm”
Câu 2. Ở câu a, từ in đậm được chú thích để bổ sung ý nghĩa cho phần nào
Từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho chủ ngữ “đứa con gái đầu lòng”
Câu 3. Ở câu b, cụm chủ vị in đậm chú thích điều gì
Ở câu b, cụm chủ vị in đậm chú thích cho nhận định "Lão khơng hiểu tơi"

III. LUYỆN TẬP
Câu 1. Tìm thành phần gọi đáp. Cho biết từ nào dùng để gọi, từ nào dùng để đáp. Quan hệ
giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì?


- Thành phần gọi: này
- Thành phần đáp: vâng
- Quan hệ giữa giữa 2 người gọi – đáp: quan hệ trên – dưới.
Câu 2. Tìm thành phần gọi đáp trong câu ca dao và cho biết lời gọi đáp đó hướng đến ai
- Thành phần gọi đáp: từ “ơi”
- Đối tượng hướng tới: câu ca dao hướng tới toàn thể nhân dân Việt Nam nhằm khuyên
mọi người yếu thương, đoàn kết lẫn nhau.
Câu 3. Tìm thành phần phụ chú trong các câu sau và cho biết chúng bổ sung cho gì?
a. Thành phần phụ chú: kể cả anh
=> Bổ sung cho cụm từ "mọi người"; chú thích cho tính chất sự việc mà mọi người đang hướng
đến là ” tưởng con bé sẽ đứng yên”
b. Thành phần phụ chú: các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ
=> Giải thích cho cụm từ "Những người nắm giữ chìa khố của cánh cửa này” nhằm cụ thể hoá
ý nghĩa cho cụm từ này trong mối quan hệ với vế sau “gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng”

c. Thành phần phụ chú: những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới
- Khắc họa rõ hơn ý nghĩa của từ "lớp trẻ" với mục đích là khẳng định, đề cao vị trí và vai trò của
lớp trẻ trong thế kỉ mới
d. Thành phần phụ chú: có ai ngờ; thương thương q đi thơi
- Thể hiện tình cảm, thái độ bất ngờ, thương cảm của người nói đối với sự việc được nói đến.
Câu 4. Hãy cho biết thành phần phụ chú ở bài 3 liên quan đến những từ ngữ nào trước đó.
a. Thành phần phụ chú: "kể cả anh" liên quan tới từ "mọi người".
b. Thành phần phụ chú: "các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ" liên quan
tới từ "Những người nắm giữ chìa khố của cánh cửa này"
c. Thành phần phụ chú: "những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới" liên quan tới từ
"lớp trẻ"
d. Thành phần phụ chú: "có ai ngờ; thương thương quá đi thôi" liên quan tới từ "cô bé nhà bên"


Câu 5. Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh chị về việc thanh niên chuẩn bị hành
trang bước vào thế kỉ mới (câu chứa thành phần phụ chú)
Thế kỉ XXI đang đón đợi đất nước ta với rất nhiều cơ hội và thách thức. Chính trong hồn cảnh
này, thế hệ trẻ - thế hệ tiên phong đi đầu trong công cuộc xây dựng đất nước, đầu tiên cần phải
chuẩn bị hành trang cho cá nhân mình. Nhận thấy hoàn cảnh hiện nay - bối cảnh với nhiều cơ hội
mới nhưng cũng lắm thử thách, ta cần có ý thức chủ động chuẩn bị sức khỏe, tri thức một cách
hồn thiện. Ví dụ như có ý thức sáng tạo, siêng năng chăm chỉ học tập tốt, đóng góp sức trẻ cho
các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng- mùa hè xanh, gây quỹ tình nguyện

S
o

=> Thành phần phụ chú:

- thế hệ tiên phong đi đầu trong công cuộc xây dựng đất nước
- bối cảnh với nhiều cơ hội mới nhưng cũng lắm thử thách

- mùa hè xanh, gây quỹ tình nguyện
Tham khảo tồn bộ:

ạn văn 9 ( chi tiết)



×