Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Soạn bài các thành phần biệt lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.45 KB, 4 trang )

Soạn bài: Các thành phần biệt lập
Mục lục nội dung
• Soạn bài: Các thành phần biệt lập (chi tiết)
• I. THÀNH PHẦN TÌNH THÁI:

• II. THÀNH PHẦN CẢM THÁN:

• III. LUYỆN TẬP

Soạn bài: Các thành phần biệt lập (chi tiết)
I. THÀNH PHẦN TÌNH THÁI:
Đọc đoạn văn trích tác phẩm “Chiếc lược ngà” và trả lời câu hỏi:
Câu 1. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự
việc nêu ở trong câu như thế nào?
a. Chắc: Thể hiện mức độ tin cậy mang tính chắc chắn của người kể chuyện đối với nội dung được
nói đến trong câu (ý nghĩ của nhân vật). Người viết muốn thể hiện niềm tin của anh Sáu rằng con
anh sẽ sà vào lịng anh, ơm chặt lấy cổ anh.
b. Có lẽ: thể hiện độ tin cậy của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong
câu (tâm trạng, cử chỉ của nhân vật), nhưng ở mức độ không cao như từ chắc, mang tính chất
phỏng đốn nhiều hơn. Người viết muốn thể hiện suy đoán về cảm xúc đau khổ của anh Sáu vì bị
con gái mình từ chối.


Câu 2. Nếu khơng có những từ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác
đi khơng? Vì sao?
Khi bỏ những từ “chắc, có lẽ” thì nghĩa của các câu chứa các từ ấy khơng thay đổi. Bởi những từ
in đậm đó chỉ thể hiện cách nhìn của người nói đối với các sự việc trong câu chứ không chứa đựng
nội dung và ý nghĩa của sự việc đó.

II. THÀNH PHẦN CẢM THÁN:
Đọc các câu sau đây, chú ý từ in đậm và trả lời câu hỏi:


câu 1. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
a. “Ồ”: Thể hiện cảm xúc nhớ làng của ông Hai
b. “Trời ơi”: Thể hiện cảm xúc hoảng hốt của anh thanh niên.
=> Các từ in đậm "Ồ, Trời ơi" trong hai câu này khơng nhằm mục đích chỉ sự vật hay sự việc nào
cả mà chỉ thể hiện trạng thái tâm lý, tình cảm của người nói.
Câu 2. Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “Ồ”
hoặc kêu “Trời ơi”?
Nhờ những thành phần tiếp theo trong mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “Ồ” hoặc kêu
“Trời ơi”.
a. Cảm xúc vui sướng khi nhớ lại quá khứ “Sao độ ấy vui thế” là lý do người nói kêu “Ồ”.
b. Cảm xúc lo lắng khi “chỉ cịn có năm phút” là lý do người nói kêu “Trời ơi”.
Câu 3. Các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì?
Các từ ngữ in đậm dùng để bộc lộ tâm lý người nói.

III. LUYỆN TẬP
Câu 1. Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau
a. Có lẽ: thành phần tình thái
b. Chao ơi: thành phần cảm thán


c. Hình như: thành phần tình thái
d. Chả nhẽ: thành phần tình thái
Câu 2. Hãy xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy
dường như / hình như / có vẻ như => có lẽ => chắc là => chắc hẳn => chắc chắn
Câu 3. Hãy cho biết trong số những từ có thể thay thế cho nhau trong câu sau đấy, với những
từ nào người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy về sự việc mà mình nói ra, với
từ nào trách nhiệm đó thấp nhất? Sao tác giả lại dùng từ “Chắc”?
- Với từ “Chắc chắn”: người nói sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất về tính chính xác của sự việc
mà mình đang đề cập tới.
- Với từ “Hình như”: độ đảm bảo về tính chính xác của sự vật, sự việc mà người nói đề cập tới là

ở mức thấp nhất.
+ Nếu dùng từ “Chắc chắn” sẽ làm giảm tính khách quan cho lời kể, bởi dù sao thì người kể và
nhân vật cũng là những người khác nhau, chỉ được dùng từ “Chắc chắn” khi suy nghĩ ấy phải
chính là suy nghĩ của người kể.
+ Cịn nếu như dùng từ “Hình như” thì độ tin cậy không đủ cao để tạo ra sức thuyết phục cho lời
kể, khi đó người kể khơng thật sự nhập tâm vào dịng cảm xúc của nhân vật, khơng lột tả hết diễn
biến tâm trạng đó.
=> Cho nên, việc lựa chọn từ “chắc” là hợp lý nhất, vừa thể hiện được độ khách quan giữa người
viết và nhân vật nhưng vẫn lột tả hết sắc độ cảm xúc của nhân vật.
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm
văn nghệ trong đó có câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái.
Ví dụ: Cảm xúc khi đọc tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Đình Thi)
Đọc xong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương”, tôi đã dành bao sự trân trọng xen
lẫn thương cảm trước cuộc đời nhiều biến thiên của nàng Vũ Nương. Trời ơi, có ngờ đâu rằng
cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa lại đắng cay, tủi nhục như thế. Vũ Nương suốt đời yêu
thương chồng con, hiếu nghĩa với mẹ già, hết lịng vun vén hạnh phúc cho gia đình nhưng đổi lại
nàng chỉ nhận được cái chết thảm thiết, oan khuất bởi tính ghen tng và độc đốn của chồng. Có
lẽ chính xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ và cuộc hơn nhân bất bình đẳng đã tạo đà cho bản
tính ghen tng bùng phát, làm chi Trương Sinh có những lời nói, hành động xúc phạm vợ mình
như thế. Chao ơi, kể cả sự trở về của Vũ Nương lộng lẫy, uy nghiêm như thế nhưng cũng chỉ diễn
ra trong thống chốc rồi lụi tàn, điều đó chắc đã khắc sâu thêm số phận đầy bi kịch của nàng.
=> Các thành phần tình thái: có lẽ, chắc


S
o

=> Các thành phần cảm thán: trời ơi, chao ôi
Tham khảo toàn bộ:


ạn văn 9 ( chi tiết)



×