Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Soạn bài tôi và chúng ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.46 KB, 5 trang )

Soạn bài: Tôi và chúng ta
Hướng dẫn soạn bài Tôi và chúng ta để hiểu được cách xây dựng mâu thuẫn kịch độc đáo của
tác giả Lưu Quang Vũ, qua đó làm nổi bật lên cuộc đấu tranh âm thầm, gay gắt giữa một bên là
cái cũ, cái lạc hậu, lỗi thời và một bên là cái mới, cái tiến bộ

Mục lục nội dung
• Soạn bài: Tơi và chúng ta (chi tiết)

Soạn bài Tơi và chúng ta (hay nhất)

• Tổng kết bài Tôi và chúng ta
Soạn bài: Tôi và chúng ta (chi tiết)
Câu 1. Đọc kĩ (theo yêu cầu của sách giáo khoa)
Câu 2. Mâu thuẫn mà vở kịch thể hiện là gì? Ý nghĩa của nó với thực tiễn phát triển của xã hội?
Mâu thuẫn trong Tôi và chúng ta là cuộc đấu tranh âm thầm, dai dẳng và không kém phần gay gắt
giữa cái mới (những tư tưởng tiến bộ, cách mạng) và cái cũ (những quy chế, quy định lỗi thời, bảo
thủ mang tính bao cấp). Lúc ban đầu, cái mới thường yếu thế hơn, thậm chí có khi bị cái cũ lấn át
bởi cái cũ là thuộc tính đã ăn sâu vào nếp sống, vào tiềm thức của đông đảo bộ phận trong 1 cộng
đồng nhưng dần dần thì cái mới sẽ mạnh lên và chiến thắng theo xu thế tất yếu của xã hội.
Ý nghĩa của mâu thuẫn trong vở kịch Tôi và chúng ta với thực tiễn xã hội là mâu thuẫn đã phản
ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức quản lý, tổ chức những năm đổi mới. Để phát
triển sản xuất, cần thay đổi phương thức quản lý, tổ chức... từ đó đổi mới cách làm, đổi mới tư duy
quản lý cũng như sản xuất. Đồng thời qua đó cũng phản ánh sự vận động đi từ cái cũ đến cái mới,


cái lỗi thời, lạc hậu đến cái tân tiến, hiện đạu luôn cần những tư duy mới, phương thức mới đột
phá hơn nếu không cả nền sản xuất và cả xã hội sẽ bị thụt lùi.
Câu 3. Trong 3 cảnh này, tình huống là gì? Mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm đến đây bộc lộ như
thế nào?
Tình huống: Nhận ra sự lỗi thời và kém năng suất của phương thức lao động cũ, giám đốc Việt
tuyên bố đề án làm ăn mới nhưng phái bảo thủ im lặng hoặc phản ứng một cách dè dặt. Để thuyết


phục mọi người, Việt phân tích sự bất hợp lí giữa số lượng công nhân và yêu cầu thực tế của công
việc. Sau đó có sự lên tiến của trường phịng tổ chức – đại diện cho lớp người bảo thủ, thủ cựu, do
năng lực hạn chế nên rất sợ đổi mới. Cơ chế sản xuất cũ là cơ sở để những người ngại thay đổi và
thích lối tư duy cũ mịn như ông ta bám vào nên ông ta không muốn đổi mới. Sự không thống nhất
giữa mong muốn cách tân đổi mới và lối tư duy cũ bám vào những gì đã là truyền thống bao đời
dẫn đến mâu thuẫn, xung đột.
Mâu thuẫn cơ bản của vở kịch trong đoạn trích chính là mâu thuẫn giữa những suy nghĩ, cách làm
ăn mới mẻ theo cơ chế mới với cách làm ăn quá lạc hậu, lỗi thời mang tính bao cấp. Đây là một
vấn đề rất phổ biến và mang tính bước ngoặt bởi cuộc sống thì ln vận động theo hướng đi lên,
u cầu thay đổi để thích nghi cịn tư duy và cách làm việc thì chưa chắc đã phát triển với yêu cầ
của thời đại do đó dạng mâu thuẫn này xảy ra mọi nơi, mọi lúc.
Câu 4. Em hiểu như thế nào về tính cách giám đốc, phó giám đốc, kĩ sư, quản đốc phân xưởng
- Giám đốc Hồng Việt là một người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, nhạy bén với xu hướng
mới. Anh không chỉ dám nghĩ mà còn dám làm, dám thay đổi nhưng khơng vì tư lợi cá nhân mà
vì sự nghiệp phát triển chung của cả nhà máy cũng như quyền lợi của anh chị em công nhân.
- Lê Sơn là một kỹ sư có năng lực, có trình độ chun mơn giỏi, từng gắn bó nhiều năm cùng xí
nghiệp. Dù biết khó khăn nhưng với kiến thức lành nghề và niềm tin vào người lãnh đạo có tâm,
anh vẫn chấp nhận, sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn bộ hoạt động của đơn vị. Anh là đại
diện cho lớp người trí thức tuy khơng nắm vị trí lãnh đạo mà chỉ làm chun mơn nhưng có óc
khái qt và tầm nhìn rộng.
- Phó giám đốc Nguyễn Chính đại diện cho tư duy cũ rất bảo thủ nhưng cũng rất khôn ngoan, nhiều
mánh khoé. Anh ta luôn vin vào cơ chế để hợp thức hóa cho mong muốn khơng đổi thay nguyên
tắc.
- Quản đốc Trương là người suy nghĩ và làm việc máy móc, thiếu tình người và sự cảm thơng, cửa
quyền, hách dịch với cấp dưới.
Câu 5. Em có cảm nhận như thế nào về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch?
Xung đột kịch là xung đột gay gắt giữa cái tân tiến và lạc hậu. Cuộc đấu tranh giữa hai mặt đối lập
này luôn âm ỉ, sau đó sẽ đến cao trào gay go và kết thúc là phần thắng sẽ thuộc về cái mới, cái tiến
bộ. Cách làm việc của những người có tư duy mới mẻ sẽ phù hợp với yêu cầu phát triển của sản



xuất và xã hội, với nguyện vọng của anh em trong xí nghiệp, bởi vậy, những chủ trương ấy ln
được mọi người ủng hộ và sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn.


Soạn bài: Tơi và chúng ta (ngắn nhất)

Soạn bài Tơi và chúng ta (hay nhất)
Từ điểm nhìn mới mẻ, đi trước thời đại Lưu Quang Vũ đã đem đến một bài học triết lý sâu sắc.
Thể hiện tầm nhìn mới mẻ, đánh thức lối đi cũ của cuộc sống thực tế đang vận hành
Câu 1. Đọc kĩ các chú thích để hiểu nội dung, chủ đề vở kịch, hiểu vị trí của các nhân vật.
Tự đọc
Câu 2. Từ phần chú thích và đoạn trích này, em hiểu mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch Tôi và chúng
ta thể hiện là gì? Ý nghĩa của nó đối với thực tiễn phát triển của xã hội ta thời kì ấy như thế nào?
- Mâu thuẫn, xung đột giữa cái cũ và cái mới trong nội bộ nhân dân, trong đời sống sản xuất khi
đất nước hịa bình thống nhất ở những năm 80 của thế kỉ XX.
- Tình huống là tình trạng lạc hậu của xí nghiệp dẫn đến kết quả sản xuất thấp, đời sống cán bộ
công nhân viên càng khó khăn. u cầu đổi mới tồn diện và cơ bản, đồng bộ là bức thiết tất
yếu. Một số người tha thiết mong muốn, ủng hộ đổi mới. Một số khác lại bảo thủ, muốn giữ
nguyên hiện trạng và hơn một năm nhận chức, hơm nay giám đốc Hồng Việt cơng bố kế hoạch
sản xuất mới trước tồn thể cán bộ xí nghiệp và chuyện đã xảy ra
Câu 3. Muốn thể hiện sự phát triển của xung đột kịch, tác giả cần tạo được tình huống. Trong
cảnh ba này, tình huống đó là gì? Mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm đến đây bộc lộ như thế nào?
Tác giả đã nêu lên ý kiến: không thể khư khư nguyên tắc cũ, cơ chế cũ, lối sản xuất lạc hậu.
Đừng chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiễn. Mục đích cuối cùng của xí
nghiệp là sản xuất ra nhiều sản phẩm, nâng cao đời sống cho người la động chứ không phải sống
mãi với cái tập thể chung chung khơng phát triển. Tơi và chúng ta có ý nghĩa thực tế lớn lao. Nó
là vấn đề cấp thiết từ thực tế đời sống và có ý nghĩa trực tiếp trong sự phát triển của đất nước cần
đổi mới tránh tình trạng cha chung khơng ai khóc. Mâu thuẫn xung đột giữa những người bảo
thủ, máy móc và những]ng người đổi mới gay gắt.

Câu 4. Qua đoạn trích, em hiểu như thế nào về tính cách của Giám đốc Hồng Việt, kĩ sư Lê
Sơn, Phó Giám đốc Nguyễn Chính, Quản đốc phân xưởng Trương?
- Hồng Việt: là người dám nghĩ, dám làm, có tinh thần trách nhiệm, trung thực, thẳng thắn, kiên
quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lý.


- Lê Sơn: là một kĩ sư có năng lực, có trình độ chun mơn giỏi, biết cuộc đấu tranh khó khăn
những vẫn chấp nhận, sẵn sàng cũng Hồng Việt cải tiến tồn diện hoạt động của xí nghiệp.
- Nguyễn Chính tiêu biểu cho loại người máy móc, bảo thủ và gian ngoan, nhiều mánh khóe,
hám tiền, hám chức.
- Quản đốc Trương là người lười biếng một kẻ cơ hội, thích chức quyền, thích sai khiến người
khác.
Câu 5. Em có cảm nhận gì về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch?
Là cuộc đấu tranh tất yếu và gay gắt, đó là tình huống thực tế của đời sống. Phần thắng chắc
chắn thuộc về cái mới, cái đúng đắn. Tác giả cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa tơi với chúng
ta khơng thể có cá nhân tập thể chung chung, cái chúng ta là gồm những cái tơi cụ thể, vì vậy cần
quan tâm đến quyền lợi của từng cá nhân, con người. Sự vật không đứng yên, cuộc sống luôn
không ngừng vận động, cần phải tìm cách từ bỏ những nguyên tắc, những phương pháp cũ, lạc
hậu trước sự chuyển biến của đất nước.
*) Tổng kết: Qua tác phẩm tác giả muốn nói tới vấn đề khơng có chủ nghĩa tập thể chung chung.
Cái chúng ta được tạo ra từ cái tơi cụ thể, vì thế cần quan tâm đúng cách đến cuộc sống, quyền
lợi của mỗi cá nhân.

Tổng kết bài Tôi và chúng ta


Các bài viết liên quan bài Tơi và chúng ta:


Tác giả, tác phẩm bài Tôi và chúng ta




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×