Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

hội chứng tiểu não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.06 KB, 11 trang )

HỘI CHỨNG TIỂU NÃO
BS LÊ TỰ PHƯƠNG THẢO
MỤC TIÊU
Mô tả được các triệu chứng lâm sàng của hội chứng tiểu não
I.NHẮC LẠI GIẢI PHẪU
Tiểu não nằm ở hố sau, gồm có thùy giun nằm ở giữa và hai bán cầu nằm ở hai bên, gắn
vào thân não bằng 3 cuống tiểu trên, giữa và dưới.
 Cuống tiểu não dưới nối tiểu não với hành não
 Cuống tiểu não giữa nối tiểu não với cầu não
 Cuống tiểu não trên nối tiểu não với cuống não (trung não)
Trên thiết đồ tiểu não, phân biệt ba phần:
Vỏ tiểu não : là lớp chất xám bao bọc bên ngoài
Chất trắng : nằm dưới lớp vỏ, gồm các sợi trục có myelin của các bó thần kinh ly
tâm và hướng tâm, sợi trục tế bào Purkinje.
Nhân trung tâm :
+ Nhân mái (Fastigial) ở tiểu não cổ.
+ Nhân tiểu cầu (Globose), nhân nút (Emboliform) ở tiểu não cũ.
+ Nhân răng (Dentate) ở bán cầu tiểu não
Phân loai
Trong phạm vi giải phẫu và chức năng tiểu não có thể chia ra làm 3 phần nhỏ:
1. Tiểu não cổ (archicerebellum) gồm nodulus và hai floculus (còn gọi là thùy
nhung nút (flocculo nodular): là phần xưa nhất trong phát sinh chủng loại (tiểu não của
loài cá  giữ thăng bằng đầu trong không gian). Phần này có những con đường liên hệ
với tiền đình do đó còn được biết như là tiểu não –tiền đình  liên quan đến sự điều
chỉnh thăng bằng.
2. Tiểu não cũ (paleocerebellum) gồm thùy trước và một phần của thùy sau (chủ
yếu là thùy giun) (tiểu não của loài bò sát). Nó có đường liên hệ đến tủy sống nên còn
được gọi là tiểu não - tủy sống. Vùng này nhận các thông tin từ các sợi tủy sống cùng
bên (bó gai tiểu não thẳng, bó gai tiểu não chéo) và từ những sợi của nhân Goll-Burdach
trong hành não tới (đường cảm giác sâu). Có chức năng điều hòa trương lực cơ và giữ tư
thế.


3. Tiểu não mới (neocerebellum)(tiểu não của con người) gồm phần trước của
thùy sau (phần chính bán cầu tiểu não), có những đường liên hệ với vỏ não  có chức
năng trong kiểm soát và phối hợp vận động
II. CHỨC NĂNG TIỂU NÃO
Điều hòa thăng bằng: dựa vào những thụ thể cảm giác căng của cơ thể (cảm giác
thoi cơ, cảm giác gân cơ, cơ) đưa về tiểu não. Từ đây các tín hiệu đi từ nhân mái đến nhân
tiền đình, chất lưới thân não và theo bó tiền đình-gai, lưới- gai đến kích thích hệ thống
gamma điều chỉnh tư thế.
Phối hợp vận động: mỗi bán cầu tiểu não sẽ nhận những thông tin từ vỏ não vận
động và các phần ngoại biên của cơ thể. Tiểu não phân tích các thông tin rồi truyền lên vỏ
não và nhân đỏ giúp thực hiện các phối hợp vận động tự chủ.
III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Hội chứng tiểu não gồm 3 nhóm triệu chứng chính:
1. Rối loạn thăng bằng và dáng đi
2. Giảm trương lực cơ
3. Các rối loạn trong thực hiện động tác (trong phối hợp vận động)
Trong thăm khám tiểu não, điều cần lưu ý là muốn khám được các chức năng của tiểu não
thì hệ vận động và hệ cảm giác phải còn toàn vẹn, có nghĩa là bệnh nhân không bị yếu
liệt, không bị rối loạn cảm giác (đặc biệt là cảm giác sâu). Nếu không, chính những rối
loạn vận động, cảm giác này sẽ làm sai lệch việc đánh giá chức năng tiểu não.
Đầu tiên là quan sát bệnh nhân (BN). Quan sát BN ngay cả khi bệnh nhân đang đi
dạo, đang ngồi, đang đọc sách. Quan sát BN trong những vận động bình thường như mặc
áo quần cũng có ý nghĩa quan trọng. Trong khi quan sát chúng ta cần phải so sánh hai
bên: bên phải và bên trái.
1. Rối loạn thăng bằng và dáng đi:
Triệu chứng nổi bật nhất của tiểu não là thất điều (ataxia tiếng Hy lạp nghĩa là mất sự
điều khiển). Đó là do mất đi các tác động ức chế bình thường của luồng thông tin từ tiểu
não lên hệ vận động.
Thất điều biểu hiện dưới những hình thức sau
 Rối loạn thăng bằng:

Khi đứng bệnh nhân có khuynh hướng dạng hai chân ra  gọi là dạng chân đế. Ngoài ra
khi đứng thân mình bệnh nhân lắc lư không ngừng theo đủ mọi hướng, tuy nhiên tình
trạng này không nặng lên khi nhắm mắt. Đây là điểm phân biệt giữa sự mất thăng bằng
của hội chứng tiểu não và hội chứng tiền đình.
Bệnh nhân thất điều tiểu não không thể đứng vững khi mở mắt lẫn khi nhắm mắt, trong khi đó bệnh
nhân có hội chứng tiền đình có thể đứng vững khi mở mắt và té khi nhắm mắt (dấu Romberg dương
tính)
Tình trạng mất thăng bằng này có thể chỉ giới hạn ở đầu và thân, làm cho bệnh nhân có
những cử động lắc lư thân mình theo hướng trước-sau, và những cử động này vẫn tiếp tục
thấy cả khi bệnh nhân ở tư thế ngồi. Một số trường hợp sự mất thăng bằng tập trung chủ
yếu ở hai chi dưới, lúc này người ta ghi nhận có sự co thắt liên tục gân cơ chày trước 
gọi là dấu hiệu “các gân cơ nhảy múa” (danse des tendons).
Khi bệnh nhân chỉ có hội chứng tiểu não kín đáo, muốn tìm rối loạn thăng bằng, chúng ta
đề nghị bệnh nhân đứng khép chân lại, đứng trên một chân, hoặc đi trên 1 đường thẳng
mà chân này nối tiếp gót chân kia
 Dáng đi
Thất điều dáng đi được thấy rõ khi quan sát BN đi và khi yêu cầu bệnh nhân quay trở
lại. Khi đi bệnh nhân cũng dạng chân đế. Bước chân thường là những bước ngắn
không đều, vẽ nên một đường zig-zac giống như người say rượu (ngược với dáng đi
bình thường chân rơi mội khoảng cách đều đặn ở đường giữa hoặc gần đường giữa.
BN đi loạng choạng và có thể nghiêng về hai bên, mặc dầu có thể nghiêng về một bên
(bên tiểu não bị tổn thương). Thất điều dáng đi có thể có ngay cả khi không có thất
điều các chi và thân mình, do đó phải được lưu ý và khám một cách đặc biệt. Mức độ
thất điều càng nhiều thì tổn thương tiểu não càng trầm trọng.
Để thấy rõ sự mất thăng bằng trong lúc đi đứng, chúng ta có thể yêu cầu bệnh nhân đi
và thực hiện nhanh các y lệnh ví dụ như đang đi yêu cầu bệnh nhân đứng lại đột ngột,
đang đi quay người trở lại đột ngột, hoặc yên cầu bệnh nhân đi thụt lùi trở lại.
2. Giảm trương lực cơ:
Tổn thương tiểu não thùy sau thường đầu tiên gây ra giảm hoặc mất trương lực cơ. Điều
này càng thể hiện rõ ở tổn thương cấp tính và thường đạt đến đỉnh điểm trong vòng vài

tuần. Triệu chứng này khó phát hiện khi bệnh kéo dài hoặc trong những trường hợp thoái
hóa mãn tính. Khi tổn thương tiểu não một bên, triệu chứng này thường biểu hiện bằng
giảm trương lực cơ các chi cùng bên.
Khám:
1/ Đánh giá trương lực cơ bằng độ ve vẩy, độ co duỗi, độ chắc nhão.
Yêu cầu BN đưa hai tay lên cao, để bàn tay rơi thõng xuống, ta sẽ thấy bên bệnh bàn tay
thõng xuống, gập hơn nhiều so với bên lành.
Khi ve vẩy, bàn tay bên bệnh có biên độ ve vẩy rộng hơn.
Giảm trương lực cơ có thể phát hiện bằng cách làm cử động thụ động các khớp ví dụ như
ép gót chân vào mông rất dễ dàng, không thấy một sự căng cơ hay kháng lực nào cả. Khi
BN đi có thể ghi nhận giảm sự đong đưa cánh tay.
2/ Đong đưa đầu gối khi gõ PX cơ tứ đầu đùi cũng do giảm trương lực cơ gây ra. Đó là
do mất sự co thắt các cơ đối vận khi gõ PX cơ tứ đầu đùi, dẫn đến hiện tượng ngọn chi
đong đưa nhiều lần. Đong đưa biên độ rộng trong gõ PX thể thấy ở tổn thương bó vỏ gai
nhưng trong trường hợp này thường kèm theo tăng trương lực cơ.
3/ Nghiệm pháp Stewart- Holmes: yêu cầu BN gập cẳng tay vào cánh tay, người khám
làm động tác đối kháng ngược lại rồi bất chợt buông ra. Cử động gập cẳng tay vẫn còn
tiếp tục và đôi khi bàn tay BN đập vào ngực BN. Trong khi đó ở người bình thường, cử
động gập ngừng ngay lập tức và được thay thế bằng cử động ngược chiều (duỗi nhẹ cẳng
tay). Giải thích: do mất sự co thắt các cơ đối vận (chậm và giảm).
Tương tự như vậy ở chi dưới: cho bệnh nhân nằm sấp, cẳng chân vuông góc với đùi, dùng
tay kéo cổ chân bệnh nhân. Khi buông ra đột ngột bên tiểu não bị bệnh sẽ có hiện tượng
gót chân đập mạnh vào mông hơn là bình thường.

4. Phân tách các cử động:
 Loạn đồng vận, mất đồng vận (dyssynergy, assynergy) là giảm hoặc
mất khả năng tổng hợp và hợp nhất các thành phần của một cử động phức tạp. Có sự
thiếu phối hợp hoạt động giữa những nhóm cơ, những động tác mà bình thường chúng
phối hợp với nhau rất tốt về mặt mức độ, về sự hài hòa, về thời gian, về sự nối tiếp nhau
làm cho một cử động được thực hiện một cách trôi chảy và chính xác. Hậu quả là mất đi

tốc độ và sự khéo léo trong quá trình thực hiện động tác; tức là mất đi hoạt động đồng
thời (synchronous activity) của nhiều nhóm cơ, nhiều động tác. Cử động trở nên cứng và
đứt đoạn giống như máy còn gọi là sự phân tách động tác (decomposition of
mouvement)
Ví dụ cho bệnh nhân làm các nghiệm pháp ngón tay chỉ mũi, gót chân đầu gối hoặc yêu
cầu ngón chân cái của bệnh nhân chạm vào tay người khám (tay người khám để trên
giường). Động tác bình thường là có sự phối hợp giữa gập đùi và duỗi cẳng chân, khi có
tổn thương tiểu não, động tác này đưuọc phân tách thành hai hoặc nhiều thì  động tác bị
đứt đoạn.
Cho bệnh nhân nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, khoanh tay lại, hai chân hơi dang ra,
yêu cầu ngồi dậy để ngồi dậy được bệnh nhân phải gập đùi đồng thời hai gót chân của
bệnh nhân nhấc bổng lên khỏi mặt giường, ngược với người bình thường là phải ấn mạnh
gót chân xuống mặt giường. Nghiệm pháp này rất dễ thấy khi so sánh bên tiểu não bị tổn
thương và bên lành ở trên cùng một bệnh nhân.
 Loạn liên động (dysdiadochokinesis): sự phân tách các động tác cùng
với thất điều tạo nên loạn liên động.
Khám: cho BN thực hiện các cử động tay xen kẽ tại giường (lưu ý là chỉ đánh giá được
loạn liên động khi hệ vận động và cảm giác ở chi gần như còn nguyên vẹn và bệnh nhân
không có triệu chứng ngoại tháp).
Yêu cầu BN sấp ngửa bàn tay ; động tác có thể thực hiện bên trái hoặc bên phải hoặc cả
hai bên cùng lúc. Nên so sánh cả hai bên. Một test khác là nắm mở bàn tay, cho luỡi đưa
ra đưa vào, vỗ tay trên một mặt phẳng cố định. Ở tổn thương tiểu não, có sự giảm tốc độ,
nhịp độ, và sự hoàn thiện các động tác.
Ở chân, yêu cầu bệnh nhân dậm chân trên mặt phẳng.
 Rối tầm (dysmetria), quá tầm (hypermetria): là sự tăng quá mức biên
độ cử động làm cho cử động đi quá mục tiêu. Đó là do mất khả năng đo
chính xác lực và tốc độ di chuyển của một cử động.
Ví dụ nghiệm pháp ngón tay chỉ mũi: yêu cầu bệnh nhân dang thẳng tay, lấy đầu ngón trỏ
chỉ vào mũi, ngón trỏ khi đã đụng vào mũi vẫn đi tiếp và đập vào má bệnh nhân. Nghiệm
pháp này nhạy nhất khi cho bệnh nhân ở tư thế nằm. Trong trường hợp rối tầm kín đáo,

chúng ta cho bệnh nhân thực hiện nghiệm pháp này kèm theo có kháng lực: ngón trỏ của
bệnh nhân khi rời khỏi mặt giường phải vượt qua kháng lực ngón trỏ của tay người khám.
Nghiệm pháp vạch các đường nằm ngang: yêu cầu bệnh nhân vạch các đường nằm ngang
từ một đường đứng dọc bên này sang một đường đứng dọc bên kia, giống như vẽ các
thanh ngang của một cái thang (khoảng cách giữa hai đường đứng dọc khoảng 10cm). Ở
bệnh nhân rối tầm các đường vạch ngang sẽ đi quá mức định sẵn.
Ở chi dưới ta có nghiệm pháp gót chân đầu gối: cho bệnh nhân nằm, yêu cầu gót chân
bệnh nhân bên này chạm đến đầu gối bên kia, sau đó gót chân tiếp tục chà lên xương chày
của chân bên kia. Ở bệnh nhân có rối tầm, gót chân sẽ đưa cao hơn và đưa vượt quá đích,
sau đó bệnh nhân điều chỉnh lại mới đưa trung vào đầu gối. Ngoài ra trong khi chà gót
chân tên xương chày, chân bên bệnh sẽ có hiện tượng đứt khúc các động tác, các động tác
thực hiện không trôi chảy.
 Run chủ ý (intention tremor): Run có tần số 3-5 Hz.
Run tiểu não không phải là run lúc nghỉ, cũng không phải là run tư thế. Run được thấy rõ
khi bắt đầu cử động, trong quá trình cử động hoặc khi kết thúc một cử động. Run là hậu
quả các yếu tố gây ra như chi bị thất điều, có nghĩa là mất khả năng đo đạc chính xác tốc
độ, lực và sự trôi chảy một động tác. Nên nhớ rằng run chủ ý chỉ xảy ra ở những BN có
tổn thương bán cầu tiểu não đơn thuần.
5. Các dấu hiệu khác:
a) Thất điều thân mình thường thấy ở những BN có tổn thương
phần đáy tiểu não.
Phần thân của bệnh nhân lắc lư, lảo đảo. Lâm sàng có thể thấy bằng cách cho BN ngồi
không có ghế dựa lưng, BN ngồi trên ghế đẩu hoặc ở mép giường. BN tổn thương tiểu
não sẽ không thực hiện được nghiệm pháp đơn giản này. Có thể yêu cầu BN ngồi dang
hai tay ra, ta có thể thấy rõ sự mất ổn định của thân mình. Đôi khi BN chỉ biểu hiện thất
điều thân mình khi được yêu cầu đứng lên hoặc ngồi xuống trên ghế mà không sử dụng
cánh tay(lưu ý BN có thể bị té khi thực hiện nghiệm pháp này).
b) Loạn vận ngôn (Dysarthria):
Khám giọng nói, cách nói của bệnh nhân trong những trường hợp nghi ngờ có tổn thương
tiểu não là điều cần thiết, tuy nhiên để tìm ra tổn thương tiểu não, chúng ta phải kiểm tra

những cử động phát âm phức tạp, hữu ý, chứ không chỉ những cử động phản xạ của giọng
nói.
Loạn vận ngôn trong tổn thương tiểu não có thể xếp như là thất điều giọng nói. Khi khám
đầu tiên phải nghe giọng nói tự phát của BN, cũng như chất lượng trả lời các câu hỏi
chuyên biệt do người khám đặt ra. Thông thường yêu cầu BN nói những câu hoặc những
âm xuất phát từ lưỡi (la-la-la), từ môi (ma-ma-ma), và từ trong họng (kitty-kitty). Có 3
loại rối loạn giọng nói chủ yếu trong tổn thương tiểu não.
1) Thất điều giọng nói có thể do cử động bất thường về biên độ và lực giống như thất điều
ở chi. Nói không chính xác và không đều dẫn đến nói líu nhíu, nói lắp và giật giọng (âm
thanh tách biệt và ngắn).
2) Giảm trương lực giọng nói là giọng nói đều đều không có độ cao thấp và cường độ như
nhau. Trên một nền giọng nói đơn điệu (monotonie) xuất hiện những từ, những âm được
phát ra bị cắt đứt, với cường độ mạnh (giọng nói như bị nổ ra: parole explosive).
3) Sự phân tách giọng nói là giọng nói chậm, bất thường về ngữ điệu, giọng nói như bị
cắt ra thành nhiều phần. Nghỉ lâu giữa hai từ rất thường gặp.
c) Các rối loạn thị lực và vận nhãn:
Tiểu não tham gia vào việc duy trì chức năng nhìn dọc, nhìn ngang, vào những cử động
theo dõi chậm của mắt, vào sự điều hòa biên độ những cử động nhanh trong quá trình cố
định mắt, hoặc trong quá trình saccade của mắt. Tổn thương tiểu não một số rối loạn như
rối tầm của mắt, nystagmus của mắt.
Rối tầm của mắt (ocular dysmetria): trong những cử động nhanh để cố định mắt (liếc mắt
nhanh sang hướng khác) hai mắt có thể đi vượt quá mục tiêu và sẽ đong đưa mắt qua lại
trước khi đạt đến vị trí cố định. Rối tầm của mắt còn có thể thấy khi mắt được điều chỉnh
về lại vị trí đường giữa, hoặc khi cho mắt nhìn dõi theo tay người khám và đột ngột dừng
tay người khám lại. Rối tầm của mắt có bản chất như là rối tầm của chi. Rối tầm của mắt
có thể thấy trong những tổn thương tiểu não do nhưng nguyên nhân như bệnh lý di
truyên, do u não, do tai biến mạch máu não
Nystagmus là cử động có nhịp của một hoặc cả hai mắt, xuất hiện khi hai mắt liêc sang
một bên hoặc hai mắt nhìn thẳng (ở vị trí đường giữa).
d) Thay đổi tư thế

Tư thế xoay của đầu cũng thường gặp trong những tổn thương tiểu não. Tuy nhiên không
thể dựa vào xoay sang hướng nào để xác định bên tổn thương. Đầu BN có thể run theo
nhịp và đôi khi ta thấy toàn thân BN run theo nhịp. Triệu chứng này thường đi kèm với
tổn thương thùy giun (vermis).
e) Các cơn gồng tiểu não
Các cơn ưỡn thân người và gồng cứng mất não có thể gặp trong những tổn thương tiểu
não, thường là những khối choán chỗ lớn ở đường giữa.
f) Mất nhận biết trọng lượng
Để đánh giá chính xác khối lượng một vật BN phải di chuyển các khớp. Giảm khả năng
phân biệt các trọng lượng khác nhau có thể xảy ra trong tổn thương vỏ não. Tuy nhiên
người ta cũng có thể nhận thấy trong các tổn thương tiểu não. Hiện tượng này được
nghiên cứu ở những BN có thất điều nửa người (hemiataxia). Bình thường cử động và sự
lắc qua lại của chi giúp cho việc đánh giá chính xác trọng lượng, có lẽ loạn liên động
(dysdiadochokinesia) là cơ sở của rối loạn cảm giác này.
g) Chóng mặt
Tiểu não có có mối liên hệ phong phú với hệ tiền đình. Trong những tổn thương tiểu não
cấp tính, thường do nguyên nhân mạch máu, biểu hiện lâm sàng của BN có thể chỉ là triệu
chứng của tiền đình. Chóng mặt, buồn nôn, ói mửa có thể xuất hiện mà có rất ít triệu
chứng thất điều đi kèm. Rối loạn dáng đi và nystagmus có thể lầm với nguyên nhân rối
loạn tiền đình.
h) Chữ viết
Bệnh nhân viết chữ không đều và có cảm giác khó khăn khi viết, chữ viết thường to,
khoảng cách giữa các chữ không đều
VI. CÁC HỘI CHỨNG TIỂU NÃO (Xác định vị trí tổn thương tiểu não)
Sự phân chia các nhóm triệu chứng lâm sàng khác nhau để từ đó suy ra những tổn thương
giải phẫu học trên tiểu não là một điều khó khăn. Tiểu não không có những điểm định vị
tương ứng với cơ thể rõ ràng như là trên vỏ não (vỏ não vận động, vỏ não cảm giác). Dù
vậy, người ta vẫn chia ra 3 nhóm hội chứng lâm sàng –giải phẫu học chính yếu trong tổn
thương tiểu não. Những tổn thương đường giữa, nơi có mối liên hệ với phản xạ tủy sống
và tiền đình, sẽ ảnh hưởng đến các cử động về tư thế của cơ thể. Sự kiểm soát vận động,

nếu liên quan đến thân, trục của cơ thể thì sẽ nằm ở đường giữa. Ngược lại những tổn
thương những phần phía ngoài hơn sẽ ảnh hưởng đến sự kiểm soát vận động của các chi,
và sự vận động các chi này càng ra phía ngoài thì càng chịu nhiều ảnh hưởng của vỏ não
vận động nhiều hơn.
1/ Hội chứng tiểu não cổ (Archicerebellar syndrome): còn gọi là hội chứng tiểu não -
tiền đình hoặc hội chứng của thùy nhung nút. Vì có rất nhiều mối liên hệ với hệ tiền đình
nên hội chứng này có thể giống y như một bệnh lý tiền đình.
Rối loạn dáng đi là biểu hiện thường gặp nhất. Nó có thể là biểu hiện sớm nhất và đôi khi
chỉ biểu hiện bằng dáng đi không đều trong bệnh sử. Các cơ ở thân mình bị ảnh hưởng
nhiều nhất và khi khám ta sẽ thấy rối loạn thất điều thân mình rõ hơn các cơ ở chi.
Ví dụ một em bé được chẩn đoán medulloblastome có thể cho hình ảnh LS điển hình của
hội chứng này.
Ngoài rối loạn dáng đi người ta có thể thấy rối loạn trong tư thế và dáng đứng. Đầu có thể
vẹo sang một bên, bên vẹo có khi là bên tổn thương, có khi là đối bên tổn thương. Có thể
có nystagmus ngang và thất điều giọng nói (ataxic dysarthria).
2/ HC tiểu não cũ (Paleocerebellar syndrome): còn gọi là hột chứng thùy trước. Người
bệnh có rối loạn các PX tư thế, có sự phân tách cử động hoặc loạn đồng vận
(dyssynergia). BN đi dạng chân đế, đi lảo đảo do thất điều nặng nề ở chân. Bệnh nhân
không thể thực hiện nghiệm pháp đi nối gót.
Không có tình trạng giảm trương lực cơ  không có hiện tượng đong đưa đầu gối
Hội chứng này thường thấy trong thoái hóa tiểu não do rượu hoặc do ung thư.
3/ Hội chứng tiểu não mới (Neocerebellar syndrome) : Còn gọi là hội chứng tiểu não
bên hoặc hội chứng bán cầu tiểu não. Đây là hội chứng thường gặp nhất, do có sự cắt đứt
mối liên hệ vỏ-cầu-tiểu não.
Hội chứng này có thể biểu hiện một bên hoặc hai bên. Bênh nhân có hiện tượng giảm
trương lực cơ, có hiện tượng đong đưa đầu gối, có thể có triệu chứng run khi tổn thương
phần lưng giữa của nhân răng.
Ngoài ra còn có rối loạn tư thế, BN có khuynh hướng ngã về bên bệnh. Khi bệnh nhân có
rối loạn rất rõ các cử động hữu ý mà còn giữ được dáng đi bình thường (giữ được cơ ở
trục thân mình còn bình thường) thì chúng ta có thể suy diễn ra rằng tổn thương chỉ khu

trú ở một bên bán cầu tiểu não. Ngoài ra bệnh nhân còn có rối tầm rõ và có loạn liên động
(dysdiadochokinesis) các chi cùng bên dẫn đến hiện tượng run chủ ý và dấu Stewart-
Holmes dương tính. Bệnh nhân còn có rối loạn vận nhãn ví dụ như rối tầm.
Asthénie là triệu chứng nổi bật. Loạn vận ngôn (dysarthria) có thể thấy rất rõ, chủ yếu là
do tình trạng phân tách các động tác phát âm chứ không phải dơn thuần do ataxie vận
ngôn.
4/ Hội chứng nửa bán cầu tiểu não- Hội chứng toàn bộ tiểu não : khi có tổn thương thùy
nhung nút, thùy trước, thùy sau phối hợp lại ở một bên ta sẽ có hội chứng nửa bán cầu
tiểu não. Khi tổn thương toàn bộ các thùy của tiểu não ta sẽ có hội chứng toàn bộ tiểu não
hay hội chứng ataxie toàn thân. Hội chứng này thường thấy ở những bệnh lý thoái hóa
hoặc những bệnh lý ở giai đoạn cuối (các bệnh lý toxic, metabolic)
Ngoài ra: một số tác giả có thể chia các triệu chứng thân nền ra làm hai nhóm:

*** Rối loạn tĩnh trạng: giảm trương lực cơ
*** Rối loạn động trạng: mất phối hợp vận động
IV. CẬN LÂMSÀNG
CT và MRI được dùng nhiều trong chẩn đoán các bệnh lý tiểu não. MRI có nhiều thuận
lợi hơn vì có độ phân giải tốt hơn, thấy được hình ảnh trong không gian 3 chiều, và không
có hình ảnh giả do xương thái dương gây ra. Tuy nhiên MRI có bất lợi là một số BN
không thể chịu đựng được nó và những BN có gắn bộ phận kim loại thì chống chỉ định
Lưu ý rằng có thể không có sự tương quan giữa mức độ teo tiểu não trên hình ảnh học và
tình trạng lâm sàng của BN. Teo tiểu não có thể xảy ra bình thường ở 1/3 các trường hợp
người già.
Xét nghiệm dịch não tủy trong những trường hợp viêm nhiễm tiểu não
Nghi ngờ thoái hóa hay thất điều triệu chứng: cần làm các XN như tìm nồng độ vitamine
E, alpha Fetoprotein, các kháng thể chống ung thư như Anti-Hu, Anti-Yo, Anti-Ri.
V. CĂN NGUYÊN
U tiểu não
Tai biến mạch máu tiểu não
Nhồi máu tiểu não

Xuất huyết tiểu não
Bệnh lý viêm nhiễm tiểu não
Thoái hóa và thất điều triệu chứng
Các NN khác :
U hố sau
Bất thường hố sau
Ngộ độc thuốc: thuốc ngủ, thuốc chống động kinh , thuốc gây ảo giác.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Mô tả các triệu chứng và dấu hiệu của thất điều tiểu não.
2. Mô tả tình trạng giảm trương lực cơ do tổn thương tiểu não.
3. Mô tả triệu chứng và dấu hiệu của phân tách các cử động trong hội chứng tiểu não
4. Hội chứng tiểu não cổ, tiểu não cũ và tiểu não mới.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Chọn 1 hoặc nhiều câu đúng
1. Hội chứng tiểu não gồm tất cả những triệu chứng sau ngoại trừ:
A. Rối tầm
B. Mất liên động (adiadococinésie)
C. Run lúc cử động, lúc vận động
D. Giảm trương lực cơ
E. Dấu Romberg
2. Trong hội chứng tiểu não, run đặc biệt rõ khi có tổn thương của
A. Thùy nhộng
B. Bán cầu
C. Cuống tiểu não giữa
D. Cuống tiểu não trên
E. Cuống tiểu não dưới
3. Trong các dấu hiệu sau, dấu hiệu nào có thể là bằng chứng của hội chứng tiểu não
động trạng một bên:
A. Rối tầm bên tổn thương
B. Giảm trương lực cơ bên tổn thương

C. Có phản xạ đong đưa đầu gối bên tổn thương
D. Tăng trương lực cơ kiểu co cứng bên tổn thương
E. Dị cảm bên tổn thương
4. Thất điều tiểu não được đặc trưng bởi
A. Đứng dạng chân đế
B. Dáng đi lết bàn chân (steppage)
C. Khi đứng gân cơ chày trước “nhảy múa”
D. Dấu Romberg
E. Dáng đi dận gót chân xuống nền nhà (dáng đi “talonnant”)
5. Hội chứng tiểu não gồm những triệu chhứng sau ngoại trừ:
A. Đứng dạng chân đế
B. Khi đứng có khuynh hướng ngã ra sau
C. Các rối loạn nặng lên khi nhắm mắt
D. Khi đứng gân cơ chày trước “nhảy múa”
E. Thất điều dáng đi
6. Trong hội chứng tiểu não đơn thuần, người ta có thể gặp các dấu hiệu sau ngoại
trừ:
A. Giảm trương lực cơ
B. Nói khó (dysarthrie)
C. Dấu Babinski
D. Run
E. Thất điều
7. Tổn thương bán cầu tiểu não phải có thể có:
A. Rối tầm tay phải
B. Loạn liên động tay phải
C. Điếc tai phải
D. Tăng trương lực cơ
Chọn câu trả lời thích hợp nhất từ câu 8-12
A. Nhìn mờ cả hai mắt
B. Song thị

C. Thất điều
D. Chóng mặt
E. Có các triệu chứng vận động cảm giác kiểu “bắt chéo”
8. Tổn thương nhân tiền đình - ở hành não, cầu não
9. Tổn thương tiểu não hoặc các đường liên hệ tiểu não
10. Tổn thương nhân vận nhãn - ở trung não và cầu não
11. Tổn thương các đường vận động cảm giác dài, các nhân dây sọ
12. Tổn thương vỏ não – thùy chẩm
Đáp án
1. E
2. 2.D
3. A, B, C
4. A, C
Ngoài ra còn có tình trạng bệnh nhân đứng không thăng bằng lắc lư
(tình trạng này không nặng lên khi nhắm mắt); giảm trương lực cơ, mất
phản xạ tư thế
5. B,C
B: đây là dấu hiệu rối loạn thăng bằng người già
C: đây là dấu hiệu thất điều của rối loạn cảm giác sâu
6. C
7. A
8. D. Đây là triệu chứng thường gặp nhất của nhồi máu não hệ động
mạch cột sống thân nền; nó có thể là triệu chứng của migraine động
mạch thân nền.
9. C. Thất điều là triệu chứng thường gặp trong tổn thương tiểu não, tuy
nhiên bệnh nhân có thể té đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước.
10. B. Đây cũng là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của nhồi
máu não hệ động mạch cột sống thân nền và có thể là biểu hiện của
migraine động mạch thân nền. Tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu
chỉ điểm quan trọng cho tổn thương thân não do những nguyên nhân

khác.
11. E. Hội chứng chéo thường là dấu chỉ điểm giúp chúng ta nghĩ ngay đến
tổn thương khu trú tại thân não. (hội chứng chéo là nhưng hội chứng
như : liệt dây III (P) và liệt ½ người (T), tê ½ mặt (P) và tê ½ người
(T). “Chéo” ở đây có nghĩa là tổn thương mặt (các dây sọ) ở một bên
và tổn thương thân mình ở bên đối diện.
12. A
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/-Adams RD. Priciples of neurology. 6
th
Ed. McGrawhill, Inc.1997.
2/- DeJong’s The Neurologic examination. 5
th
Ed. Lippincott Raven, 1992.
3/-Lê văn Thành . Bệnh học thần kinh. Nhà xuất bản Y học .Tp HCM. 1990.
4/- Cambier J., Masson M., Dehen H. et al. Neurologie. 7
eme
edn, Masson, Paris
1994.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×