Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Xây dựng tài liệu học tập các dịch vụ mạng Windows Server 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 141 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN









KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



XÂY DỰNG TÀI LIỆU HỌC TẬP CÁC
DỊCH VỤ MẠNG WINDOWS SERVER 2008



SVTH : VÕ BÁ QUYỀN
MSSV : 08110096

GVHD : ThS. NGUYỄN HỮU TRUNG





TP. HỒ CHÍ MINH  2012


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN





















Giáo viên hƣớng dẫn

ThS. Nguyễn Hữu Trung

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN






















Giáo viên phản biện


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
chúng em đã đƣợc học và tiếp thu những kiến thức quý báu từ quý thầy cô, từ đó
làm nền tảng cho chúng em có thể tự nghiên cứu những tài liệu, công nghệ mới.
Không những vậy, quý thầy cô còn giúp đỡ chúng em hoàn thiện thêm rất nhiều
trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực chuyên môn. Đồ án tốt nghiệp là cơ hội để

em có thể áp dụng, tổng kết những kiến thức mà mình đã học, đồng thời rút ra
những kinh nghiệm thực tế quý giá trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, em xin chân thành gửi lời cảm
ơn đến các cá nhân, tập thể đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp:
Xin cảm ơn ban giám hiệu trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM và
toàn thể quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện cho em đƣợc
thực hiện đồ án tốt nghiệp này.
Cảm ơn quý thầy cô trong khoa Công Nghệ Thông Tin đã trang bị cho em
kiến thức quý báu, từ đó tạo điều kiện tốt nhất để em có thể vững bƣớc khi
ra trƣờng.
Em xin chân thành cảm ơn thầy ThS. Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên
hƣớng dẫn trực tiếp cho em, giúp em hoàn thành đồ án một cách thuận lợi.
Thầy đã tận tình chỉ bảo, đóng góp sửa chữa những thiếu sót, khuyết điểm
em mắc phải và đề ra hƣớng giải quyết tốt nhất từ khi em nhận đề tài đến
khi hoàn thành.
Em cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đã ủng hộ,
động viên tinh thần giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ! Kính chúc quý thầy cô mạnh khoẻ,
hạnh phúc và vững bƣớc trên con đƣờng sự nghiệp trồng ngƣời vinh quang.
Sinh viên thực hiện
VÕ BÁ QUYỀN

i

MỤC LỤC Trang
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG iiv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2
2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

PHẦN 2. NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
CHƢƠNG 1. VẤN ĐỀ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN E-LEARNING 6
1.1. TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING 6
Khái niệm E-Learning 6 1.1.1.
Tình hình phát triển E-Learning trên thế giới và ứng dụng E-Learning 1.1.2.
tại Việt Nam 7
1.2. MỘT SỐ HÌNH THỨC E-LEARNING 9
1.3. KIẾN TRÚC VÀ THÀNH PHẦN CỦA MỘT HỆ THỐNG E-LEARNING 11
1.4. NHỮNG ƢU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA PHƢƠNG PHÁP E-LEARNING SO
VỚI PHƢƠNG PHÁP HỌC TẬP TRUYỀN THỐNG 13
Ƣu điểm 13 1.4.1.
Hạn chế 14 1.4.2.
1.5. KẾT LUẬN 15
CHƢƠNG 2. CHUẨN E-LEARNING VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP
17
2.1. CÁC CHUẨN E-LEARNING HIỆN NAY 17
2.2. TÌM HIỂU VỀ SCORM 19
SCORM là gì ? 19 2.2.1.
Các thành phần trong SCORM 20 2.2.2.
2.3. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP 21
Khái niệm 21 2.3.1.
Chức năng và nhiệm vụ của LMS 21 2.3.2.
Một vài LMS phổ biến hiện nay 22 2.3.3.
2.4. KẾT LUẬN 23
CHƢƠNG 3. WINDOWS SERVER 2008 VÀ CÁC DỊCH VỤ MẠNG 24
3.1. GIỚI THIỆU VỀ WINDOWS SERVER 2008 24
Giới thiệu 24 3.1.1.

ii


Những điểm mới trong Windows Server 2008 24 3.1.2.
3.2. ACTIVE DIRECTORY DOMAIN SERVICE 30
Tổng quan về Active Directory Domain Service (AD DS) 30 3.2.1.
Kiến trúc của Active Directory Domain Service 30 3.2.2.
3.3. READ-ONLY DOMAIN CONTROLLER 48
Tổng quan về Read-Only Domain Controller 48 3.3.1.
Trƣờng hợp sử dụng RODC 49 3.3.2.
Những đặc điểm của RODC 49 3.3.3.
3.4. ACTIVE DIRECTORY RIGHTS MANAGEMENT SERVICES 53
Tổng quan Active Directory Rights Management Services 53 3.4.1.
Tính năng AD RMS 53 3.4.2.
Những thành phần của AD RMS 54 3.4.3.
3.5. GROUP POLICY INFRASTRUCTURE 58
Tổng quan Group Policy 58 3.5.1.
Các thành phần Group Policy 64 3.5.2.
Tiến trình xử lý của Group Policy 68 3.5.3.
Thực thi Group Policy 69 3.5.4.
3.6. NETWORK ACCESS PROTECTION SERVICES 73
Sự cần thiết của Network Access Protection 73 3.6.1.
Các thành phần của NAP 76 3.6.2.
Các phƣơng thức thực thi NAP 79 3.6.3.
3.7. VIRTUAL PRIVATE NETWORKS 81
Tổng quan về VPN 81 3.7.1.
Các công nghệ VPN trong Windows Server 2008 82 3.7.2.
3.8. FILE SERVER RESOURCE MANAGER 84
Giới thiệu về File Server Resource Manager 84 3.8.1.
Những chức năng chính của File Server Resource Manager 84 3.8.2.
Làm việc với Quotas 85 3.8.3.
Làm việc với Screening Files 87 3.8.4.
Làm việc với Storage Reports 89 3.8.5.

3.9. TERMINAL SERVICES 93
Giới thiệu về Terminal Services 93 3.9.1.
So sánh Terminal Services và Remote Desktop 93 3.9.2.

iii

Những tính năng đƣợc bổ sung trong Terminal Services 94 3.9.3.
Tìm hiểu về RemoteApp trong Terminal Services 95 3.9.4.
3.10. WINDOWS DEPLOYMENT SERVICES 99
Giới thiệu về Windows Deployment Services 99 3.10.1.
Những điểm mới trong Windows Deployment Services phiên bản 3.10.2.
2008 99
So sánh WDS và Windows AIK tools 101 3.10.3.
Các thành phần của kiến trúc WDS 101 3.10.4.
3.11. WINDOWS BACKUP SERVICES 103
Giới thiệu về Windows Server Backup 103 3.11.1.
Những cải tiến mới trong Windows Server Backup 103 3.11.2.
Các loại backup 105 3.11.3.
Làm việc với Windows Server Backup 107 3.11.4.
Một vài lƣu ý khi sử dụng Windows Server Backup 110 3.11.5.
3.12. KẾT LUẬN 111
PHẦN 3. THỰC NGHIỆM 112
1. THIẾT KẾ TÀI LIỆU HỌC TẬP 113
2. ĐÓNG GÓI TÀI LIỆU VÀ ĐƢA LÊN HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP 115
2.1. ĐÓNG GÓI TÀI LIỆU 115
2.1.1. Các thành phần trong gói nội dung SCORM 115
2.1.2. Sử dụng Reload Editor đóng gói tài liệu học tập 117
2.2. ĐƢA WEBSITE ĐÃ ĐÓNG GÓI LÊN LMS 122
3. TỔNG KẾT 126
PHẦN 4. KẾT LUẬN 127

1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC 128
2. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 128
3. HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO 130


iv

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG
Hình II-1. 1 Một vài hình thức E-Learning 11
Hình II-1. 2 Kiến trúc hệ thống E-Learning điển hình 11
Hình II-3. 1 Ảo hóa máy chủ với Microsoft Hyper-V 26
Hình II-3. 2 Giải pháp Microsoft VDI 27
Hình II-3. 3 Một vài thành phần của Directory Data Store 32
Hình II-3. 4 Mô tả hoạt động Global catalog server 34
Hình II-3. 5 Mô hình Parent-child Domain của domain Adatum.com 39
Hình II-3. 6 Mô hình nhiều cây domain 40
Hình II-3. 7 Ví dụ một forest 41
Hình II-3. 8 Minh họa một số loại trust 42
Hình II-3. 9 Minh họa về site 45
Hình II-3. 10 Minh họa cấu trúc OU nhiều lớp 46
Hình II-3. 11 Kịch bản sử dụng Read-only Domain Controller 48
Hình II-3. 12 Những thành phần AD RMS 54
Hình II-3. 13 Minh họa việc áp dụng GPO trong Active Directory 62
Hình II-3. 14 GPCs trong Active Directory 65
Hình II-3. 15 Vị trí một số GPT trên Domain Controller 66
Hình II-3. 16 Sự tƣơng tác Group Policy giữa client và server 69
Hình II-3. 17 Các thành phần trong kiến trúc mạng thực thi NAP 77
Hình II-3. 18 Kiến trúc cơ bản của các kết nối VPN 81
Hình II-3. 19 Những thành phần triển khai RemoteApp 97

Hình II-3. 20 Kiến trúc Windows Deployment Services cơ bản 102
Hình II-3. 21 Minh họa Normal Backup 105
Hình II-3. 22 Minh họa Incremental Backup 106
Hình II-3. 23 Minh họa Differential Backup 107
Hình III- 1 Sơ đồ thiết kế tổng thể website 113
Hình III- 2 Cấu trúc cây thƣ mục của gói nội dung SCORM 116
Hình III- 3 Giao diện chính của chƣơng trình Reload Editor 118
Hình III- 4 Tạo mới một ADL SCORM 2004 Package 119
Hình III- 5 Những tập tin mới xuất hiện trong tài liệu 120

v

Hình III- 6 Tạo mới một Organization 121
Hình III- 7 Thêm mới khóa học trong hệ thống quản lý học tập 123
Hình III- 8 Thiết lập thông tin cho khóa học 124
Hình III- 9 Giao diện thêm SCORM package 125
Hình III- 10 Xem nội dung của tài liệu đƣợc đóng gói trên LMS 126

Bảng II-3. 1 Các công cụ để quản lý Operation Master Roles 37
Bảng II-3. 2 Những tính năng của Group Policy 58
Bảng II-3. 3 Các thành phần của Group Policy Template 66
Bảng II-3. 4 Ƣu điểm của việc sử dụng File Server Resource Manager 86
Bảng II-3. 5 Các Storage Report có sẵn trong File Server Resource Manager 90
Bảng II-3. 6 Tên các Terminal Services trong Windows Server 2008 R2 95
Bảng II-3. 7 Những cải tiến trong WDS phiên bản 2008 99


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AD DS Active Directory Domain Service
AD RMS Active Directory Rights Management Services
ADL Tổ chức Advance Distributed Learning
CBT Computer-Based Training
CSEs Client-side extensions
DFS Distributed File System
E-Learning Electronic Learning
GPC Group Policy Container
GPO Group Policy Object
GPT Group Policy Template
HRA Health Registration Authority
ICT Information and Communication Technology
IIS Internet Information Services
L2TP Layer Two Tunneling Protocol
LCMS Learning Content Management System
LGPO Local Group Policy Object
LMS Learning Management System
NAP Network Access Protection
OU Organization Unit
PDC Primary Domain Controller
PPTP Point-to-Point Tunneling Protocol
QoS Quality of Service
RDS Remote Desktop Services
RIS Remote Installation Services
RODC Read-Only Domain Controller
SCO Sharable Content Object
SCORM The Sharable Content Object Reference Model
SCP Service Connection Point
SLC Server Licensor Certificate
SSEs Server-side extensions


vii

SSL Secure Sockets Layer
SSTP Secure Socket Tunneling Protocol
TBT Technology-Based Training
VDI Virtual Desktop Infrastructure
VSS Volume Shadow Copy Service
WBT Web-Based Training
WSUS Windows Server Updates Services

XÂY DỰNG TÀI LIỆU HỌC TẬP CÁC DỊCH VỤ MẠNG WINDOWS SERVER 2008 1







PHẦN 1. MỞ ĐẦU
PHẦN 1 MỞ ĐẦU
XÂY DỰNG TÀI LIỆU HỌC TẬP CÁC DỊCH VỤ MẠNG WINDOWS SERVER 2008 2

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, giáo dục là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu ở
mọi quốc gia trên thế giới. Vấn đề cải cách trong giảng dạy và học tập luôn đƣợc
chính phủ khuyến khích để phù hợp hơn với trình độ của các cấp học ở Việt Nam
hiện nay.
Trong những năm gần đây, cùng với xu hƣớng phát triển mạnh mẽ của công
nghệ thông tin và các phƣơng tiện truyền thông, phƣơng thức đào tạo theo kiểu

truyền thống đã tự mình bộc lộ một số yếu kém ảnh hƣởng đến việc truyền đạt và
tiếp thu nội dung kiến thức. Trong đó có thể kể đến nhƣ nội dung các giáo trình,
sách giáo khoa thƣờng khó có thể cập nhật kịp thời, hình thức bài giảng không tạo
nên đƣợc sự hứng thú học tập cho học viên, việc tra cứu tại chỗ các tài liệu tham
khảo rất hạn chế và mất nhiều thời gian. Tất cả những điều đó mang lại hiệu quả
học tập không cao mà chi phí cho đào tạo và học tập lại khá lớn, dẫn đến sự lãng
phí không nhỏ cả về thời gian và tiền bạc.
Nhắc tới việc dạy và học không thể không nhắc đến các giáo cụ - là một công
cụ hỗ trợ đắc lực cho việc giảng dạy của giảng viên. Hiện nay, với sự phát triển của
công nghệ, nhiều giảng viên đã lựa chọn cho mình những giáo án điện tử thật đặc
sắc, nhằm nâng cao khả năng sáng tạo và giúp học viên có thể tiếp thu bài học dễ
dàng hơn.
Đặc biệt, ở bộ môn tin học với đặc thù riêng là học lý thuyết phải đi kèm với
kỹ năng thực hành trên máy tính. Trong khi đó việc giảng viên nếu truyền đạt hết
bài giảng và thực hành demo trong một buổi học thì thƣờng không đủ thời gian,
chƣa kể đến việc học viên quan sát không kịp hoặc muốn theo dõi lại bài giảng cũng
nhƣ thực hành sẽ gặp khó khăn. Từ đó, đặt ra vấn đề làm thế nào để thay đổi bài
giảng điện tử sao cho phù hợp với nhu cầu dạy và học ngày càng cao, đáp ứng đƣợc
những yêu cầu cao nhƣ những môn học liên quan đến công nghệ thông tin.
Để giải quyết đƣợc vấn đề trên thì một phƣơng pháp học tập mới ra đời, trong
những năm gần đây chúng ta thƣờng nghe nhắc đến là phƣơng pháp học tập trực
PHẦN 1 MỞ ĐẦU
XÂY DỰNG TÀI LIỆU HỌC TẬP CÁC DỊCH VỤ MẠNG WINDOWS SERVER 2008 3

tuyến hay còn gọi là E-Learning. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện
nay, phƣơng thức đạo tạo theo phƣơng pháp E-Learning có rất nhiều ƣu thế để phát
triển. Phƣơng pháp học tập E-Learning trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin
cùng với các loại truyền thông đa phƣơng tiện vào việc dạy và học sẽ là một xu
hƣớng tất yếu trong giáo dục và đào tạo của tƣơng lai. Kết hợp với việc học tập trực
tiếp tại trƣờng lớp, E-Learning giúp nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức cho các

học viên trên cơ sở sử dụng nền web và các đa phƣơng tiện truyền thông nhƣ hình
ảnh, âm thanh, video…
Hiểu đƣợc yếu tố chính góp phần làm nên hiệu quả to lớn của phƣơng pháp
học tập eLeaning là bài giảng, tài liệu trực tuyến. Do đó, em đã chọn đề tài “Xây
dựng tài liệu học tập trực tuyến các dịch vụ mạng Windows Server 2008”.
2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này, em tập trung vào hai vấn đề chính, đó là: Tìm hiểu về học
tập trực tuyến E-Learning và tìm hiểu các dịch vụ mạng trên nền Windows Server
2008.
Về vấn đề phƣơng pháp E-Learning em sẽ tập trung làm rõ các vấn đề liên
quan đến phƣơng pháp học tập mới này. Trong đó bao gồm các khái niệm, tình hình
phát triển E-Learning trên thế giới và ở Việt Nam. Đề tài sẽ đi vào phân tích các
thành phần trong một hệ thống học tập trực tuyến cơ bản, so sánh phƣơng pháp học
tập truyền thống và phƣơng pháp E-Learning để từ đó thấy đƣợc những ƣu khuyết
điểm của phƣơng pháp này.
Về các dịch vụ mạng Windows Server 2008, đây là phần liên quan nhiều đến
kiến thức chuyên ngành mạng máy tính. Do hạn hẹp về thời gian cũng nhƣ kiến
thức nên trong phạm vi đề tài em chỉ tập trung tìm hiểu trƣớc một số dịch vụ mạng
cơ bản, thƣờng dùng để có thể áp dụng triển khai trong các mô hình trƣờng học, và
doanh nghiệp. Đề tài sẽ đƣa ra cơ sở lý thuyết cho từng dịch vụ mạng, chỉ ra những
tính năng mới trong từng dịch vụ mà Windows Server 2008 cung cấp.
PHẦN 1 MỞ ĐẦU
XÂY DỰNG TÀI LIỆU HỌC TẬP CÁC DỊCH VỤ MẠNG WINDOWS SERVER 2008 4

Trong thế giới phẳng nhƣ hiện nay, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Internet, không
khó để ngƣời học có thể tìm cho mình những tài liệu học tập hay, bổ ích. Đặc biệt
với những môn học liên quan đến công nghệ thông tin thì có rất nhiều bài viết,
demo, hƣớng dẫn ở các website, diễn đàn trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên những bài
viết đó thƣờng rời rạc, không theo một môn học, chủ đề nhất định nên ngƣời học
phải mất nhiều thời gian tìm kiếm. Đôi khi, có những trang web học tập trực tuyến

rất hay, nhƣng ngƣời học lại gặp vấn đề về ngôn ngữ, vì chủ yếu tài liệu công nghệ
là của nƣớc ngoài. Ngoài ra, để tìm kiếm đƣợc các bài viết vừa có cơ sở lý thuyết,
lại vừa có hƣớng dẫn, demo, bài tập thực hành thì lại càng khó. Hiểu đƣợc những
vấn đề trên, trong đề tài này em sẽ cố gắng xây dựng một tài liệu học tập trực tuyến
có thể khắc phục đƣợc các vấn đề trên. Tài liệu này đƣợc xây dựng dƣới dạng
website, một dạng truyền tải thông tin nhanh chóng và phổ biến hiện nay. Tài liệu
học tập này có thể đƣợc đóng gói lại theo một chuẩn E-Learning và đƣa lên hệ
thống quản lý học tập nào đó để tạo thành một khóa học, môn học. Hoặc tài liệu này
cũng có thể chạy một mình trên Internet hay mạng nội bộ nhƣ những trang web
thông thƣờng để làm tài liệu tham khảo cho ngƣời học.


XÂY DỰNG TÀI LIỆU HỌC TẬP CÁC DỊCH VỤ MẠNG WINDOWS SERVER 2008 5




PHẦN 2.
NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT
CƠ SỞ LÝ THUYẾT








CHƢƠNG 1 VẤN ĐỀ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN E-LEARNING
XÂY DỰNG TÀI LIỆU HỌC TẬP CÁC DỊCH VỤ MẠNG WINDOWS SERVER 2008 6

CHƢƠNG 1. VẤN ĐỀ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
E-LEARNING
1.1. TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING
Khái niệm E-Learning 1.1.1.
Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về E-Learning, dƣới đây là một
số định nghĩa E-Learning đặc trƣng nhất
1
:
 E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập (William
Horton).
 E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên
công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc).
 E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo đƣợc chuẩn bị, truyền tải hoặc
quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác
nhau và đƣợc thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục (MASIE Center).
 Việc học tập đƣợc truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền
tải qua nhiều kỹ thuật khác nhau nhƣ Internet, TV, video tape, các hệ thống
giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính (Sun Microsystems,
Inc).
 Việc truyền tải các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo và học tập thông
qua các phƣơng tiện điện tử nhƣ Internet, intranet, extranet, CD-ROM, video
tape, DVD, TV, các thiết bị cá nhân (E-Learningsite).
 Việc sử dụng công nghệ để tạo ra, đƣa các dữ liệu có giá trị, thông tin, học
tập và kiến thức với mục đích nâng cao hoạt động của tổ chức và phát triển
khả năng cá nhân. (Định nghĩa của Lance Dublin, hƣớng tới E-Learning
trong doanh nghiệp).


1
E-learning Phƣơng pháp dạy và học, />va-hoc.html

CHƢƠNG 1 VẤN ĐỀ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN E-LEARNING
XÂY DỰNG TÀI LIỆU HỌC TẬP CÁC DỊCH VỤ MẠNG WINDOWS SERVER 2008 7
Tuy có nhiều khái niệm khác nhau nhƣng thuật ngữ E-Learning (viết tắt của
Electronic Learning) có thể hiểu một cách tổng quát nhƣ sau: "E-Learning là
phƣơng pháp học tập đƣợc hỗ trợ bằng công nghệ truyền thông và công nghệ thông
tin (Information and Communication Technology-ICT)".
Theo quan điểm hiện đại, E-Learning là sự phân phát các nội dung học sử
dụng các công cụ điện tử hiện đại nhƣ máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet,
Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu đƣợc từ các website, đĩa CD, băng
video, audio… thông qua một máy tính hay TV; ngƣời dạy và ngƣời học có thể giao
tiếp với nhau qua mạng dƣới các hình thức nhƣ: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat),
diễn đàn (forum), hội thảo video…
Nhƣ vậy, E-Learning về bản chất chỉ là một phƣơng pháp trong số rất nhiều
phƣơng pháp dạy-học đã tồn tại từ trƣớc đến nay. Điểm khác biệt chính là ở chỗ E-
Learning sử dụng tối đa những tiện ích đem lại nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ICT.
Khá nhiều ngƣời nghĩ rằng E-Learning buộc phải gắn liền với Internet và các ứng
dụng mạng. Trên thực tế, E-Learning có rất nhiều hình thức thể hiện khác nhau, từ
cấp độ thấp đến cao, và không nhất thiết phải sử dụng đến mạng hay mạng Internet.
Tình hình phát triển E-Learning trên thế giới và ứng dụng E-Learning 1.1.2.
tại Việt Nam [2]
Bắt đầu bùng nổ từ cuối những năm 90, cho đến nay Mỹ đang là quốc gia đi
đầu trong việc ứng dụng công nghệ đào tạo trực tuyến và tạo ra một thị trƣờng E-
Learning rộng lớn với những tên tuổi nhƣ Click2Learn, Global Learning Systems,
Smart Force…Tại đây đã có khoảng 80% các trƣờng ĐH sử dụng phƣơng pháp đào
tạo trực tuyến, và khoảng 35% các chứng chỉ trực tuyến đƣợc chính thức công nhận.
Nhờ công nghệ E-Learning mà học viên trên toàn thế giới đã đƣợc thụ hƣởng
các khóa học đa dạng từ những trƣờng đại học danh tiếng ở nƣớc Mỹ nhƣ Đại học
Phoenix, Maryland’s, Capella, Kaplan…bất chấp những cản trở về mặt không gian
địa lý.
CHƢƠNG 1 VẤN ĐỀ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN E-LEARNING

XÂY DỰNG TÀI LIỆU HỌC TẬP CÁC DỊCH VỤ MẠNG WINDOWS SERVER 2008 8
Làn sóng E-Learning cũng đã lan truyền và phát triển mạnh mẽ tại Châu Âu.
Điểm nổi bật ở đây là ngoài việc triển khai E-Learning tại mỗi nƣớc thì châu Âu đã
tiến hành xây dựng những dự án hợp tác E-Learning đa quốc gia, điển hình là dự án
xây dựng mạng xuyên châu Âu EuroPACE – mạng E-Learning của 36 trƣờng đại
học hàng đầu của Châu Âu.
Tại Châu Á, Hàn Quốc có thể coi là một trong số những quốc gia đi đầu và
gặt hái đƣợc nhiều thành công trong việc ứng dụng công nghệ E-Learning. Tính đến
năm 2010 Hàn Quốc đã có 17 trƣờng ĐH trực tuyến và 100% các trƣờng ĐH sử
dụng đào tạo trực tuyến.
Trong xu thế chung của “cơn bão” E-Learning, Việt Nam không nằm ngoài
tầm ảnh hƣởng. Ở nƣớc ta hiện nay, có thể nói rằng E-Learning là một khái niệm
khá mới nhƣng không hoàn toàn xa lạ với học sinh, sinh viên và giới trí thức văn
phòng. Việt Nam cũng đã gia nhập mạng E-Learning châu Á (Asia E-Learning
Network - AEN, www.asia-E-Learning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục &
Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, trƣờng Đại học Bách Khoa, Bộ Bƣu chính Viễn
Thông
Hiện nay, hầu hết các trƣờng đại học, cao đẳng ở Việt Nam cũng đã và đang
nghiên cứu, triển khai E-Learning và bƣớc đầu đã đạt đƣợc những thành công nhất
định. Ngoài ra, các trƣờng phổ thông cũng bắt đầu làm quen với xu hƣớng này. Sau
đây là một vài thông tin mới về ứng dụng và triển khai E-Learning:
 Ngày 9/5/2012 trƣờng ĐH Kinh tế Quốc dân đã ký kết hợp đồng phối hợp
đào tạo cử nhân theo phƣơng thức E-Learning giữa ĐH Kinh tế Quốc dân và
EDUTOP – đơn vị hàng đầu về đào tạo E-Learning tại Việt Nam.
2

 Ngày 25/4/2012 tại huyện Cần Giờ TP.HCM đã tổ chức một buổi hội thảo
giới thiệu Trƣờng học Trực tuyến E-study với sự tham gia của khoảng 80
hiệu trƣởng và giáo viên của huyện. Trƣờng học trực tuyến E-study giới



2
/>truc-tuyen.html
CHƢƠNG 1 VẤN ĐỀ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN E-LEARNING
XÂY DỰNG TÀI LIỆU HỌC TẬP CÁC DỊCH VỤ MẠNG WINDOWS SERVER 2008 9
thiệu và cung cấp các giải pháp dạy và học chƣơng trình học tiếng Anh trực
tuyến E-study hiện đại và hiệu quả, rất phù hợp với địa bàn xa xôi của huyện
Cần Giờ.
3

 Cuối tháng 12/2011, FPT Polytechnic Hà Nội đã chính thức triển khai
chƣơng trình E-Learning cho môn nguyên lý kế toán. Nhận thấy đây là một
xu hƣớng học tập trong tƣơng lai, lãnh đạo FPT Polytechnic quyết tâm xây
dựng một chƣơng trình học tập trực tuyến cho sinh viên. Điều này cũng nằm
trong chiến lƣợc “Đào tạo dựa trên sức mạnh Công nghệ Thông tin” của nhà
trƣờng.
4

Bên cạnh đó, thị trƣờng E-Learning đang thực sự mở ra nhiều tiềm năng thu
hút các doanh nghiệp đầu tƣ và tìm kiếm lợi nhuận. Tính ƣu việt và tiện ích của mô
hình đào tạo này khiến các sản phẩm E-Learning đang trở thành sự lựa chọn tối ƣu
của ngƣời dùng.
1.2. MỘT SỐ HÌNH THỨC E-LEARNING
Có một số hình thức đào tạo bằng E-Learning, cụ thể nhƣ sau:
 Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training): Là hình
thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông
tin.
 Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training): Hiểu theo
nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử
dụng máy tính. Nhƣng thông thƣờng thuật ngữ này đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp

để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài
trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới
bên ngoài. Thuật ngữ này đƣợc hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM
Based Training.


3

4

CHƢƠNG 1 VẤN ĐỀ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN E-LEARNING
XÂY DỰNG TÀI LIỆU HỌC TẬP CÁC DỊCH VỤ MẠNG WINDOWS SERVER 2008 10
 Đào tạo dựa trên web (WBT - Web-Based Training): Là hình thức đào tạo sử
dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông
tin về ngƣời học đƣợc lƣu trữ trên máy chủ và ngƣời dùng có thể dễ dàng
truy nhập thông qua trình duyệt Web. Ngƣời học có thể giao tiếp với nhau và
với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail
thậm chí có thể nghe đƣợc giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của ngƣời giao
tiếp với mình.
 Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training): Là hình thức đào tạo có sử
dụng kết nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu học, giao tiếp giữa
ngƣời học với nhau và với giáo viên
 Đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo
trong đó ngƣời dạy và ngƣời học không ở cùng một chỗ, thậm chí không
cùng một thời điểm. Ví dụ nhƣ việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu
truyền hình hoặc công nghệ web.
 Ngoài ra, hiện nay với sự phát triển vƣợt bậc của các thiết bị di động, đã nảy
sinh ra một hình thức E-Learning mới là Mobile Learning. Đây là hình thức
đào tạo dựa trên các thiết bị bỏ túi cá nhân nhƣ PDA, smartphone, mobile
phone.

CHƢƠNG 1 VẤN ĐỀ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN E-LEARNING
XÂY DỰNG TÀI LIỆU HỌC TẬP CÁC DỊCH VỤ MẠNG WINDOWS SERVER 2008 11

Hình II-1. 1 Một vài hình thức E-Learning
1.3. KIẾN TRÚC VÀ THÀNH PHẦN CỦA MỘT HỆ THỐNG E-LEARNING
ĐIỂN HÌNH

Hình II-1. 2 Kiến trúc hệ thống E-Learning điển hình
CHƢƠNG 1 VẤN ĐỀ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN E-LEARNING
XÂY DỰNG TÀI LIỆU HỌC TẬP CÁC DỊCH VỤ MẠNG WINDOWS SERVER 2008 12
Nhìn vào kiến trúc của một hệ thống E-Learning điển hình trên, chúng ta
thấy đƣợc những thành phần chủ yếu sau:
 World Wide Web (WWW). Học tập sẽ dựa trên mạng Internet là chủ yếu.
 Hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS), gồm nhiều
module khác nhau: Module khảo sát lấy ý kiến của mọi ngƣời về một vấn đề
nào đó, Module kiểm tra và đánh giá, Module chat trực tuyến, Module phát
video và audio trực truyến, Module Flash. . .Có thể nói rằng trung tâm của hệ
thống E-Learning chính là hệ thống quản lý học tập LMS. Theo đó, giảng
viên, học viên, ngƣời quản trị hệ thống đều truy cập vào hệ thống này với
những mục tiêu khác nhau, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và việc học
tập diễn ra hiệu quả.
 Công cụ tạo nội dung. Hiện nay, chúng ta có 2 cách tạo nội dung là trực
tuyến (online), có kết nối với mạng Internet và offline (ngoại tuyến), không
cần kết nối với mạng Internet. Những hệ thống nhƣ hệ thống quản trị nội
dung học tập (LCMS – Learning Content Management System) cho phép tạo
và quản lý nội dung trực tuyến. Các công cụ soạn bài giảng (authoring tools)
giáo viên có thể cài đặt ngay trên máy tính cá nhân của mình và soạn bài
giảng.
 Kho chứa bài giảng (Learning Object Repositories): Cho phép lƣu trữ, quản
lý thông tin về các bài giảng (thƣờng dùng các chuẩn về metadata của IEEE,

IMS, và SCORM). Hơn nữa, thƣờng có engine tìm kiếm đi kèm, tiện cho
việc tìm kiếm các bài giảng (hoặc tổng quát hơn là đối tƣợng học tập). Đôi
khi các LCMS cũng đủ mạnh để thực hiện việc quản lý này hoặc cũng có các
sản phẩm chuyên biệt cho nhiệm vụ này.
Ngoài ra một hệ thống E-Learning còn phải sử dụng các chuẩn/đặc tả: Là
một thành phần kết nối tất cả các thành phần của hệ thống E-Learning. LMS,
LCMS, công cụ soạn bài giảng, và kho chứa bài giảng sẽ hiểu nhau và tƣơng tác
đƣợc với nhau thông qua các chuẩn/đặc tả.
CHƢƠNG 1 VẤN ĐỀ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN E-LEARNING
XÂY DỰNG TÀI LIỆU HỌC TẬP CÁC DỊCH VỤ MẠNG WINDOWS SERVER 2008 13
1.4. NHỮNG ƢU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA PHƢƠNG PHÁP E-LEARNING
SO VỚI PHƢƠNG PHÁP HỌC TẬP TRUYỀN THỐNG
Ƣu điểm 1.4.1.
Ƣu điểm nổi trội của E-Learning so với các phƣơng pháp giáo dục truyền
thống là việc tạo ra một môi trƣờng học tập mở và tính chất tái sử dụng các đơn vị
tri thức (learning object), đặc biệt hỗ trợ rất tốt cho việc đào tạo từ xa.Với phƣơng
pháp đào tạo này có thể tăng số lƣợng học viên mà không cần đầu tƣ thêm cơ sở vật
chất về phòng học. E-Learning chuyển tải nội dung phong phú, ấn tƣợng và dễ hiểu
thông qua các phƣơng tiện truyền thông, bảo đảm chất lƣợng đào tạo qua những
phần mềm quản lý. E-Learning kết hợp cả ƣu điểm tƣơng tác giữa học viên, giáo
viên của hình thức học trên lớp lẫn sự linh hoạt trong việc tự xác định thời gian, khả
năng tiếp thu kiến thức của học viên.
Ƣu điểm nổi bật về nội dung học tập:
 Nội dung học tập đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, dễ dàng thay đổi cho phù hợp
với sự phát triển của công nghệ, kinh tế, xã hội. Chi phí thay đổi không đáng
kể.
 Nội dung học tập đƣợc phân chia thành những chuyên đề, môn học, khóa
học, hoặc những đơn vị học tập khác phù hợp với mọi đối tƣợng học viên.
Hỗ trợ cao cho việc học theo nhu cầu.
 Nội dung học tập sinh động, rõ ràng, nhiều màu sắc và âm thanh giúp nâng

cao hiệu quả tiếp thu cho học viên.
Ƣu điểm nổi bật cho học viên:
 Chủ động về thời gian học tập, học viên không còn bị gò bó với thời khóa
biểu cứng nhắc.
 Chủ động thay đổi tốc độ học tập cho phù hợp với năng lực của bản thân.
Điều này giúp giảm căng thẳng và tăng hiệu quả học tập.
CHƢƠNG 1 VẤN ĐỀ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN E-LEARNING
XÂY DỰNG TÀI LIỆU HỌC TẬP CÁC DỊCH VỤ MẠNG WINDOWS SERVER 2008 14
 Khả năng trao đổi với bạn bè, thầy cô đƣợc mở rộng. Không bị hạn chế về
thời gian, không cần phải tiếp xúc trực tiếp khi không có thời gian.
 Nhận đƣợc sự trợ giúp hữu ích và hiệu quả hơn. Rất nhiều thông tin trợ giúp
có trong các khóa học trực tuyến do đội ngũ nhân viên, giảng viên cung cấp.
Ƣu điểm đối với giảng viên:
 Giảng viên có thể theo dõi học viên dễ dàng. E-Learning cho phép dữ liệu
đƣợc tự động lƣu lại trên máy chủ, thông tin này có thể đƣợc thay đổi về phía
ngƣời truy cập vào khóa học. Giáo viên có thể đánh giá các học viên thông
qua cách trả lời các câu hỏi kiểm tra và thời gian trả lời những câu hỏi đó.
Điều này cũng giúp giáo viên đánh giá một cách công bằng học lực của mỗi
học viên.
 Hỗ trợ tốt trong việc sử dụng lại những bài giảng, hƣớng dẫn, demo thực
hành, giúp giảng viên giảm tải các công việc mang tính chất lặp đi lặp lại.
Hạn chế 1.4.2.
Bên cạnh những ƣu điểm nổi trội của E-Learning còn tồn tại những hạn chế
mà chúng ta cần phải cố gắng khắc phục.
Về mặt công nghệ:
 Việc triển khai hệ thống E-Learning cần có những nỗ lực và chi phí lớn.
 Việc học tập phụ thuộc nhiều đến hạ tầng công nghệ thông tin nhƣ băng
thông, tốc độ đƣờng truyền, mạng internet, máy tính.
 Có khả năng gặp rủi ro liên quan đến vấn đề an ninh mạng.
Về phía giảng viên và học viên:

 Bƣớc đầu khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ mới. Giảng viên và học
viên cần phải có thời gian để làm quen với phƣơng pháp đào tạo mới trong
khi họ đã rất quen với phƣơng pháp truyền thống.

×