Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tổng qan về công ty điện tử Samsung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.18 KB, 8 trang )

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CẠNH
TRANH 5 LỰC LƯỢNG VÀ MA
TRẬN SWOT CỦA CÔNG TY
ĐIỆN TỬ SAMSUNG
(HÀN QUỐC)
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAMSUNG
Tập đoàn Samsung (tiếng Hàn: 삼 성 ; Hanja: 三 星 ; âm Hán Việt: Tam Tinh; phiên
âm tiếng Việt: Xam Xâng, nghĩa là 3 ngôi sao), là một tập đoàn quốc tế của Hàn Quốc có
tổng hành dinh đặt tại Samsung Town, Seoul. Tập đoàn có nhiều công ty con, hầu hết
hoạt động dưới thương hiệu Samsung, là tập đoàn thương mại (chaebol) lớn nhất Hàn
Quốc.
Samsung được sáng lập bởi Lee Byung-chul năm 1938, khởi đầu là một công ty buôn bán
nhỏ. 3 thập kỉ sau, tập đoàn đa dạng hóa ngành nghề bao bồm chế biến thực phẩm, dệt
may, bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ. Samsung tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện
tử vào cuối thập kỉ 60, xây dựng và công nghiệp đóng tàu vào giữa thập kỉ 70. Sau khi
Lee mất năm 1987, Samsung tách ra thành 4 tập đoàn – tập đoàn Samsung, Shinsegae,
CJ, Hansol. Từ thập kỉ 90, Samsung mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung
vào lĩnh vực điện tử, điện thoại di động và chất bán dẫn, đóng góp chủ yếu vào doanh thu
của tập đoàn.
Những chi nhánh quan trọng của Samsung bao gồm Samsung Electronics (công ty điện
tử lớn nhất thế giới theo doanh thu, và lớn thứ 4 thế giới theo giá trị thị trường năm
2012), Samsung Heavy Industries (công ty đóng tàu lớn thứ 2 thế giới theo doanh thu
năm 2010), Samsung Engineering và Samsung C&T (lần lượt là công ty xây dựng lớn
thứ 13 và 36 thế giới). Những chi nhánh chú ý khác bao gồm Samsung Life Insurance
(công ty bảo hiểm lớn thứ 14 thế giới), Samsung Everland (quản lý Everland Resort,
công viên chủ đề lâu đời nhất Hàn Quốc), Samsung Techwin (công ty không gian vũ trụ,
thiết bị giám sát, bảo vệ) và Cheil Worldwide (công ty quảng cáo lớn thứ 16 thế giới theo
doanh thu năm 2011).
Samsung có tầm ảnh hưởng lớn trong phát triển kinh tế, chính trị, truyền thông, văn hóa ở
Hàn Quốc, và là động lực thúc đẩy chính đằng sau “Kì tích sông Hàn”. Đóng góp 1/5
tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc. Doanh thu chiếm 17% tổng sản phẩm quốc nội


(GDP) $1,082 tỉ đô la Mỹ của Hàn Quốc.
Lịch sử
1938 – 1970
Năm 1938, Lee Byung-chull (1910-1987), một người xuất thân trong gia đình địa chủ ở
vùng Uiryeong, chuyển tới gần thành phố Daegu và sáng lập ra Samsung Sanghoe (삼성
상회, 三星商會). Một công ty buôn bán nhỏ với 40 công nhân nằm ở Su-dong (bây giờ
là Ingyo-dong). Buôn bán các mặt hàng tạp hóa và mì sợi do công ty sản xuất. Công ty
làm ăn phát đạt, nên Lee đã chuyển văn phòng công ty tới Seoul năm 1947. Khi chiến
tranh Triều Tiên nổ ra, Lee buộc phải rời Seoul và sau đó mở một nhà máy tinh chế
đường ở Busan tên là Cheil Jedang. Khi chiến tranh kết thúc năm 1954, Lee sáng lập ra
Cheil Mojik và xây dựng nhà máy ở Chimsan-dong, Daegu. Đó là nhà máy len sợi lớn
nhất nước và công ty đã tiến thêm một bước để trở thành một công ty lớn.
Samsung đa dạng hóa trong nhiều lĩnh vực và Lee đã giúp Samsung trở thành công ty đi
đầu trong nhiều lĩnh vực như bảo hiểm, chứng khoán, bán lẻ. Tổng thống Park Chung
Hee nhấn mạnh tầm đặc biệt quan trọng của công nghiệp hóa, và tập trung chiến lược
phát triển kinh tế xoay quanh các tập đoàn lớn, bảo hộ cạnh tranh và hỗ trợ tài chính.
Năm 1947, Cho Hong-jai (người sáng lập tập đoàn Hyosung), hợp tác với Samsung thành
lập công ty Samsung Mulsan Gongsa ( 삼성 물산공사 ), hay còn gọi là Công Ty Giao
Dịch Samsung (Samsung Trading Corporation). Công ty phát triển và trở thành công ty
Samsung C&T ngày nay. Sau vài năm hợp tác, Cho và Lee quyết định đường ai nấy đi vì
sự khác biệt trong cách điều hành. Cho muốn lấy 30% cổ phần công ty. Sau khi thỏa
thuận, Samsung chia tách thành tập đoàn Samsung, tập đoàn Hyosung, Hankook Tire và
một số công ty khác.
Vào cuối thập kỉ 60, Samsung tham gia vào ngành công nghiệp điện tử. Samsung thành
lập một số công ty chuyên về lĩnh vực điện tử như Samsung Electronics Devices,
Samsung Electro-Mechanics, Samsung Corning, Samsung Semiconductor &
Telecommunication, chế tạo sản phẩm tại Suwon. Sản phẩm đầu tiên của công ty là TV
đen trắng.
1970 – 1990
Năm 1980, Samsung mua lại công ty Hanguk Jeonja Tongsin và tham gia vào lĩnh vực

công nghiệp phần cứng viễn thông. Sản phẩm đầu tiên là bộ chuyển mạch. Đó là nền tảng
cho hệ thống nhà máy điện thoại bàn và fax của Samsung, sau này là nhà máy điện thoại
di động Samsung, nơi đã sản xuất 800 triệu sản phẩm điện thoại di động cho đến thời
điểm hiện tại. Công ty sát nhập các công ty con về điện tử, trở thành Công Ty Điện Tử
Samsung (Samsung Electronics Co., Ltd) trong những năm 1980.
Sau khi nhà sáng lập Lee Byung-chull mất năm 1987, tập đoàn Samsung tách ra thành 4
tập đoàn – tập đoàn Samsung, Shinsegae, CJ, Hansol. Shinsegae (kinh doanh cửa hàng
giảm giá, bách hóa) ban đầu là một phần của Samsung, tách ra vào thập kỉ 90 cùng với
tập đoàn CJ (kinh doanh thực phẩm, hóa chất, giải trí, logistic) và tập đoàn Hansol (kinh
doanh giấy, viễn thông). Ngày nay 3 tập đoàn trên hoạt động độc lập, không còn là một
phần hay liên hệ với Samsung.
Vào những năm 80, Công Ty Điện Tử Samsung đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát
triển. Đây là chìa khóa then chốt đưa Samsung trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực
công nghiệp điện tử trên thế giới. Năm 1982,Samsung xây dựng nhà máy lắp giáp TV
ở Bồ Đào Nha; năm 1984, nhà máy ở New York; năm 1985, nhà máy ở Tokyo; năm
1987, trụ sở ở Anh; và trụ sở ở Austin, Texas năm 1996. Đến năm 2012, Samsung đã đầu
tư hơn $13 tỉ đô la Mỹ vào trụ sở ở Austin, hoạt động dưới tên gọi Samsung Austin
Semiconductor LLC. Đầu tư vào Austin của Samsung trở thành dự án đầu tư nước ngoài
lớn nhất ở bang Texas và là một trong những dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất ở nước
Mỹ
1990 – 2000
Samsung bắt đầu trở thành tập đoàn quốc tế vào thập kỉ 90. Chi nhánh Công Ty Xây
Dựng Samsung (Samsung’s construction ) là nhà thầu xây dựng tháp
đôi Petronas ở Malaysia, Taipei 101 ở Đài Loan, Burj Khalifa ở Các Tiểu vương quốc Ả
Rập Thống nhất. Năm 1993, Lee Kun-hee bán 10 công ty con của tập đoàn, cắt giảm
nhân sự, sát nhập các lĩnh vực hoạt động khác để tập trung vào 3 lĩnh vực chính: điện tử,
xây dựng và hóa chất. Năm 1996, tập đoàn Samsung mua lại đại học Sungkyunkwan.
Samsung trở thành nhà sản xuất vi mạch nhớ lớn nhất thế giới vào năm 1992, và là nhà
sản xuất vi mạch lớn thứ 2 thế giới sau Intel. Năm 1995, Samsung sản xuất màn hình tinh
thể lỏng (LCD) đầu tiên. 10 năm sau, Samsung phát triển thành nhà sản xuất màn hình

hình tinh thể lỏng lớn nhất thế giới. Sony không đầu tư vào dạng màn hình lớn TFT-
LCDs, đã cùng hợp tác với Samsung thành lập công ty S-LCD để cung cấp màn hình
LCD cho 2 nhà máy. S-LCD nắm giữ bởi Samsung (50% + 1 cổ phiếu) và Sony (50% – 1
cổ phiếu), trụ sở và nhà máy nằm tại Tangjung, Hàn Quốc. Ngày 26/12/2011, Samsung
thông báo tập đoàn đã mua lại cổ phần của Sony tại S-LCD.
So sánh với các tập đoàn lớn khác của Hàn Quốc, Samsung sống sót qua cuộc khủng
hoảng tài chính châu Á 1997 mà hầu như không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên Samsung phải
chấp nhận bán lỗ mảng xe hơi (Samsung Motor) cho Renault. Năm 2010, Renault nắm
giữ 80.1% và Samsung nắm giữ 19.9% trong công ty Renault Samsung. Samsung tham
gia sản xuất máy bay vào thập kỉ 80, 90. Công ty được thành lập vào năm 1999 dưới tên
gọi Korea Aerospace Industries (KAI). Đây là kết quả hợp tác giữa 3 công ty chuyên về
không gian của Samsung, Daewoo Heavy Industries, Hyundai Space và Aircraft
Company. Samsung cũng tham gia sản xuất cộng cơ máy bay, gas tua-bin.
2000 – 2013
Năm 2000, Samsung mở phòng thí nghiệm lập trình máy tính tại Warsaw, Ba Lan. Khởi
đầu bằng công nghệ giải mã tín hiệu truyền hình, sau đó là TV kĩ thuật số và điện thoại
thông minh. Đến năm 2011, trụ sở Samsung tại Warsaw là trung tâm nghiên cứu và phát
triển quan trọng nhất ở Châu Âu, tuyển dụng khoảng 400 nhân viên hàng năm.
Năm 2001, Samsung Techwin trở thành nhà cung cấp mô-đun buồng đốt duy nhất cho
Rolls-Royce Trent 900, được sử dụng cho máy bay lớn nhất thế giới Airbus A380.
Samsung Techwin cũng là cổ đông trong trương trình động cơ GEnx của Boeing 787
Dreamliner.
Năm 2010, Samsung công bố chiến lược phát triển 10 năm tập trung vào 5 ngành nghề
chính. Một trong số đó là công nghệ dược sinh học, được cam kết đầu tư 2.1 nghìn tỉ Won
(2 tỉ USD).
Tháng 12/2011, công ty Điện Tử Samsung (Samsung Electronics) bán mảng ổ đĩa cứng
(HDD) cho Seagate.
Năm 2012, Samsung Electronics, công bố kế hoạch đầu tư 7 tỉ đô la Mỹ để xây dựng nhà
máy chế tạo thẻ bộ nhớ (chip) đầu tiên của mình tại Trung Quốc.
Quý 1/2012, công ty Điện Tử Samsung trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất

thế giới (tính theo số lượng), vượt qua Nokia, công ty nắm giữ vị trí này từ năm 1998.
Trong bài báo ngày 21/08 trên tờ Austin American-Statesman, Samsung xác nhận kế
hoạch chi 3 đến 4 tỉ đô la Mỹ chuyển đổi một nửa số vi mạch ở nhà máy ở Austin thành
loại vi mạch mang nhiều lợi nhuận hơn. Quá trình chuyển đổi tiến hành từ đầu năm 2013
đến cuối năm. Ngày 14/03/2013, Samsung công bố sản phẩm Galaxy S4.
Ngày 24/08/2012, 9 bồi thẩm viên tòa án Mỹ phán quyết Samsung phải bồi thường 1.05
tỉ đô la Mỹ cho công ty Apple, vì xâm phạm 6 sáng chế công nghệ điện thoại thông minh.
Mức phạt vẫn thấp hơn yêu cầu 2.5 tỉ đô la Mỹ của Apple. Phán quyết cũng chỉ rõ Apple
không xâm phạm 5 sáng chế của Samsung. Samsung chỉ trích phán quyết trên đã làm tổn
hại đến sự phát triển của mảng di động. Tòa án ở Hàn Quốc phán quyết cả 2 công ty đều
vi phạm sở hữu trí tuệ. Sau khi phán quyết có hiệu lực, cổ phiếu Samsung giảm 7.7% trên
sànKospi index, mức giảm lớn nhất kể từ ngày 24/10/2008. Apple sau đó kiến nghị cấm
bán 8 sản phẩm điện thoại của Samsung ở Mỹ bao gồm (Galaxy S 4G, Galaxy S2 AT&T,
Galaxy S2 Skyrocket, Galaxy S2 T-Mobile, Galaxy S2 Epic 4G, Galaxy S Showcase,
Droid Charge and Galaxy Prevail), tuy nhiên tòa án đã bác bỏ kiến nghị của Apple.
Ngày 04/09/2012, Samsung tuyên bố sẽ điều tra tất cả các nhà cung cấp Trung Quốc, vì
có lo ngại xâm phạm luật lao động. 250 công ty Trung Quốc sẽ bị điều tra nếu có sử dụng
lao động trẻ em dưới 16 tuổi trong nhà máy.
Tháng 03/2013, Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) chi 2 tỷ USD để
xây dựng khu tổ hợp công nghệ cao tại Thái Nguyên. Đến tháng 10, Samsung Electro –
Mechanics Vietnam cũng tuyên bố rót tiếp 1,2 tỷ USD vào nhà máy sản xuất vi mạch và
linh kiện điện tử cho điện thoại di động tại đây. Công ty điện tử Samsung đang đưa dần
các nhà máy sản xuất điện thoại từ Trung Quốc sang Việt Nam để bảo toàn lợi nhuận.
Samsung Electronics được hưởng ưu đãi cao nhất như là một doanh nghiệp công nghệ
cao khi đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên không phải là lý do duy nhất thu hút Samsung,
mà còn là vị trí địa lý. Indonesia và Ấn Độ có mức thuế ngang bằng, thậm chí còn tốt hơn
mức của Việt Nam, nhưng do Việt Nam gần hơn cả với khu công nghiệp đã sẵn có của
Samsung ở Trung Quốc và Nam Hàn, nên đây là một điểm mạnh.
Năm 2013, Tập đoàn Samsung dành 14 tỉ đô la Mỹ (nhiều hơn cả GDP của Iceland) cho
các hoạt động quảng cáo thông qua TV, rạp phim, pa-nô, thể thao và nghệ thuật. Với

5.4% lợi nhuận hàng năm chi cho quảng bá, đây là tỉ lệ lớn nhất trong số 20 công ty hàng
đầu thế giới (Apple dành 0.6%, General Motors dành 3.5%). Tháng 11/2013, tập đoàn có
giá trị vốn hóa 227 tỉ đô la Mỹ.
Hoạt động
Thị trường
Hiện tại, Samsung có 16 sản phẩm nổi bật trên thị trường thế giới, bao gồm: DRAM, TV
màu sử dụng ống catốt (CPT, CDT), SRAM, TFT-LCD glass substrates, TFT-LCD, STN-
LCD, tuner, thiết bị cầm tay sử dụng CDMA, TV màu (CTV), màn hình, bộ nhớ flash,
LCD Driver IC (LDI), PDP module, PCB for handheld (mobile phone plates), Flame
Retardant ABS, và Dimethyl Formamide (DMF).
Theo 2 tạp chí Interbrand và BusinessWeek, tổng giá trị của nhãn hiệu Samsung đứng thứ
43 trong số các tập đoàn toàn cầu (5,2 tỷ USD) năm 2000, thứ 42 (6,4 tỷ USD) năm
2001, thứ 34 (8, 3 tỷ USD) năm 2002, thứ 25 (10,8 tỷ USD) năm 2003, thứ 21 (12,5 tỷ
USD) năm 2004, và thứ 20 (14,9 tỷ USD) năm 2005.
Lượng xuất khẩu sản phẩm của tập đoàn Samsung đã đóng góp trực tiếp vào nền kinh tế
Hàn Quốc, chỉ tính riêng Samsung đã vượt 18,1% so với tổng lượng xuất khẩu toàn quốc,
đạt 31,2 tỷ USD năm 2000, và vượt 20,7% với 52,7 tỷ USD năm 2004. Thêm nữa, khoản
tiền thuế mà tập đoàn Samsung phải trả cho chính phủ Hàn Quốc năm 2003 là 6,5 ngàn tỷ
won, hơn lượng thuế toàn quốc đến 6,3%.
Giá trị thị trường của tập đoàn Samsung năm 1997 đạt 7,3 ngàn tỷ won, bằng 10,3% toàn
thị trường Hàn Quốc, nhưng hình ảnh này đã được mở rộng vào năm 2004, khi tổng giá
trị là 90,8 ngàn tỷ won, bằng 22,4%.
Thêm vào đó, lợi nhuận hàng năm của tập đoàn Samsung là 5,8 ngàn tỷ won năm 2001,
11,7 ngàn tỷ won năm 2002, 7,4 ngàn tỷ won năm 2003, và 15,7 ngàn tỷ won năm 2004
đã cho thấy một sự tiến bộ vững chắc.
Nhằm nâng cao môi trường làm việc, để xây dựng một tổ chức vững mạnh và đáng tin
cậy, ban điều hành của Hãng điện tử Samsung đã chỉ đạo thành lập một “Chương trình
nơi làm việc tuyệt vời” từ năm 1998. Năm 2003, chương trình đã được truyền đi thông
qua toàn thể tập đoàn Samsung, cả công ty Bảo hiểm sinh mạng và Hoả hoạn Samsung,
Samsung SDI, Samsung Everland, Samsung Corporation, Cheil Industries, Samsung

Networks và nhiều nhánh khác. Năm 2006, 9 công ty dưới vốn của Hãng điện tử
Samsung, 80 chi nhánh ở nước ngoài và 130 doanh nghiệp ở nước ngoài được thông báo
chính thức được ứng dụng chương trình này.
Các dòng sản phẩm của công ty điện tử Samsung đa đạng : Tivi , tủ lạnh , máy tính , máy
giặt , điện thoại………. Nổi bật nhất hiện nay các dòng điện thoại Smart Phone của
Samsung – Galaxy S1,2,3,4 …. Note 1,,2,3,4 đang cạnh tranh khốc liệt với các hãng nổi
tiếng khác như Apple , Nokia…
Kiện tụng
Theo các bảng báo cáo, năm 2006 Samsung đã bị kiện bởi các công ty 20th Century
Fox, Paramount Pictures, Time Warner, Walt Disneyvà Universal Studios. Năm hãng
phim lớn nhất Hoa Kỳ này cho rằng một trong các sản phẩm đầu DVD của Samsung đã
không sử dụng công nghệ mã hóa.
Người phát ngôn của Samsung nói “đoán chắc rằng những nhà làm phim đó đã tung ra
sản phẩm DVD-HD841 mà Samsung bán ở Mỹ từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2004. Nếu
vậy, chúng tôi không hiểu tại sao những hãng phim đó lại phàn nàn về sản phẩm. Chúng
tôi đã ngừng sản xuất đời DVD đó sau khi quyền bảo vệ sao chép của nó có thể bị phá
huỷ bởi những người sử dụng rắc rối.”
Gần đây nhất tại Việt Nam Hàng nghìn công nhân công trường đốt cháy 3 container và
nhiều xe máy trong vụ ẩu đả sáng nay tại công trường nhà máy Samsung ở Thái Nguyên.
Vụ việc xảy ra vào lúc 7h sáng 9/1 tại công trường nhà máy Samsung (Khu công nghiệp
Yên Bình, xã Đồng Tiến, Phổ Yên, Thái Nguyên).
Một số người cho biết, có đến hàng nghìn công nhân đã tham gia vụ ẩu đả.
Anh Nguyễn Văn Nam, một công nhân trong công trường cho biết, đã có khoảng 3
container và 18 chiếc xe máy bị thiêu rụi trong vụ ẩu đả hỗn loạn sáng nay.
Công nhân này cho hay, trước đó một số công nhân và bảo vệ xảy ra xích mích liên quan
đến nội quy công trường. Theo quy định, công nhân không được mang đồ ăn, cơm hộp
vào công trường. Sáng nay, một số công nhân ăn dở bữa sáng nên mang xôi vào định ăn
tiếp.
Bảo vệ công trường đã cản lại rồi xảy ra to tiếng. Một bảo vệ đã dùng dùi cui điện đánh
ngất một công nhân. Phẫn nộ trước hành động của bảo vệ, những công nhân còn lại ùa

vào tấn công
Do số công nhân quá đông, đội bảo vệ không chống cự được nên bỏ chạy. Trong cuộc
rượt đuổi, đám công nhân đã đốt luôn 3 container- nơi được sử dụng làm phòng bảo vệ.
Những chiếc xe máy của bảo vệ cũng đã bị đốt. Không lâu sau đó, công an địa phương đã
có mặt nhằm ngăn chặn cuộc ẩu đả. Anh Nam cho biết, đến thời điểm này nhóm công
nhân đã giải tán về nhà.
Trả lời chúng tôi, ông Trịnh Việt Hùng (Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên) cho
biết, Ủy ban tỉnh đã nhận được thông tin vụ việc sáng nay. Nhưng cụ thể vụ ẩu đả thế
nào, hiện cơ quan này chưa rõ. Ông Hùng cho hay, đích thân Chủ tịch UBND tỉnh Thái
Nguyên đã xuống địa bàn, nơi xảy ra vụ ẩu đả để kiểm ra, xử lý.
Ông Dương Ngọc Long (Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên) cho biết, lãnh đạo tỉnh đã
kịp thời xuống tận nhà máy chỉ đạo lực lượng chức năng giải quyết vụ việc. Theo đó,
cuộc xô xát đã được dập tắt.

Ông Long nhận định, cuộc ẩu đả xảy ra do mâu thuẫn nhỏ giữa bảo vệ và một số công
nhân, những người khác bị tâm lý đám đông, hùa theo nên gây ra cảnh hỗn loạn.
Người đứng đầu UBND tỉnh Thái Nguyên cũng xác nhận, có 4 người bị thương nhẹ, một
số xe máy và container (phòng bảo vệ) bị đốt. Hiện cơ quan chức năng đang phối hợp
điều tra vụ việc.
Do số công nhân quá đông, đội bảo vệ không chống cự được nên bỏ chạy. Trong cuộc
rượt đuổi, đám công nhân đã đốt luôn 3 container- nơi được sử dụng làm phòng bảo vệ.
Những chiếc xe máy của bảo vệ cũng đã bị đốt. Không lâu sau đó, công an địa phương đã
có mặt nhằm ngăn chặn cuộc ẩu đả. Anh Nam cho biết, đến thời điểm này nhóm công
nhân đã giải tán về nhà.
Trả lời chúng tôi, ông Trịnh Việt Hùng (Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên) cho
biết, Ủy ban tỉnh đã nhận được thông tin vụ việc sáng nay. Nhưng cụ thể vụ ẩu đả thế
nào, hiện cơ quan này chưa rõ. Ông Hùng cho hay, đích thân Chủ tịch UBND tỉnh Thái
Nguyên đã xuống địa bàn, nơi xảy ra vụ ẩu đả để kiểm ra, xử lý.
Ông Dương Ngọc Long (Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên) cho biết, lãnh đạo tỉnh đã
kịp thời xuống tận nhà máy chỉ đạo lực lượng chức năng giải quyết vụ việc. Theo đó,

cuộc xô xát đã được dập tắt.
Ông Long nhận định, cuộc ẩu đả xảy ra do mâu thuẫn nhỏ giữa bảo vệ và một số công
nhân, những người khác bị tâm lý đám đông, hùa theo nên gây ra cảnh hỗn loạn.
Người đứng đầu UBND tỉnh Thái Nguyên cũng xác nhận, có 4 người bị thương nhẹ, một
số xe máy và container (phòng bảo vệ) bị đốt. Hiện cơ quan chức năng đang phối hợp
điều tra vụ việc.
II. PHÂN TÍCH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH ĐỐI VỚI ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH
CỦA SAMSUNG
1. Áp lực cạnh tranh đến từ đối thủ cạnh tranh hiện tại

×