Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Đề án Bưu chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.65 KB, 47 trang )

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết xây dựng đề án
Bưu chính là lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đồng thời còn là một hoạt
động quan trọng trong lĩnh vực văn hóa xã hội; góp phần tích cực trong phát triển kinh
tế xã hội của đất nước cả trước mắt cũng như lâu dài. Thành tựu 20 năm đối mới của đất
nước không tách rời những cố gắng và thành tựu mà các doanh nghiệp Bưu chính đã nỗ
lực thực hiện trong những năm qua.
Nhận thức rõ tầm quan trọng trong lĩnh vực Bưu chính nói riêng và Bưu chính, Viễn
thông nói chung, ngày 22/12/2006 Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng đã ra quyết
định số: 2781/QĐ-UBND thành lập Sở Bưu chính, Viễn thông nhằm thống nhất công
tác quản lý Nhà nước về Bưu chính, Viễn thông trên địa bàn.
Tuy nhiên, do mới được thành lập, việc triển khai chức năng quản lý Nhà nước về Bưu
chính của Sở Bưu chính, Viễn thông ( Sở BC-VT) Hải Phòng còn nhiều khó khăn bất
cập. Trong một thời gian dài Bưu điện TP Hải Phòng vừa là doanh nghiệp nhà nước vừa
là đầu mối trực tiếp tổng hợp tình hình số liệu chủ yếu về Bưu chính trên địa bàn TP Hải
Phòng, bên cạnh đó chưa có cơ chế quản lý chung đối với hoạt động của các doanh
nghiệp trong lĩnh vực chuyển phát.
Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Bưu chính, chuyển phát cần
thiết phải nghiên cứu Đề án nhằm đánh giá đúng thực trạng hoạt động của các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính, chuyển phát và công tác quản lý Nhà nước trong
lĩnh vực này, rút ra những yêu cầu về công tác quản lý trong tình hình mới làm cơ sở
cho việc đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước ở thời điểm
hiện tại cũng như những năm tiếp theo.
2. Nội dung của Đề án: Đề án gồm 4 chương
Chương I: Hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Bưu chính
Chương II: Thực trạng công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Bưu chính, chuyển
phát tại Hải Phòng
Chương III: Những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Bưu
chính, chuyển phát
Chương IV: Một số nhiệm vụ và giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực
Bưu chính, chuyển phát.


1
CHƯƠNG I
HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
TRONG LĨNH VỰC BƯU CHÍNH
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC BƯU CHÍNH
Cho đến nay trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Nhà nước trong
lĩnh vực Bưu chính có 39 văn bản đang còn hiệu lực và 05 văn bản đang xây dựng để
trình Chính phủ.
1. Thống kê theo thời gian xây dựng văn bản
Trong 39 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Bưu chính
thì hầu hết là các văn bản được xây dựng trong thời gian từ năm 2005 đến nay.
Trước năm 2002 có 05 văn bản được ban hành trong đó văn bản được ban hành lâu nhất
là Thông tư liên tịch số 05/TTLT giữa Tổng cục Bưu điện ( Nay là Bộ BC-VT ) và Bộ
Nội Vụ ( Nay là Bộ công an ) về kiểm tra hàng hóa gửi qua Bưu điện trong nước.
-Năm 2002, Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ( Pháp lệnh BC,VT )và Nghị định số:
90/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông ( Bộ BC, VT ) được ban hành. Đây là hai văn bản
đóng góp vai trò đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực
Bưu chính, Viễn thông ( lĩnh vực BC-VT ) nói chung và lĩnh vực Bưu chính nói riêng,
làm cơ sở để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể trong các lĩnh vực cụ thể,
các chuyên ngành hẹp.
-Năm 2003 có 03 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, đó là các Quyết định của
Bộ BC, VT, các Quyết định quy định cụ thể về các lĩnh vực.
-Năm 2004 có 09 văn bản gồm các Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Chính
phủ và Bộ trưởng Bộ BC, VT thực hiện công tác quản lý Nhà nước tại các chức năng
2,3 và chức năng 8 quy định trong Pháp lệnh BC,VT.
- Năm 2005 có 06 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đó là các quy định của
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển về Bưu chính, các Quyết định, Chỉ thị của
Bộ BC, VTvề những lĩnh vực cụ thể.

- Năm 2006 có 08 văn bản quy phạm pháp luật đuợc ban hành trong đó có Nghị định số
24/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 57 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí lệ phí,
còn lại hầu hết các quyết định của Bộ BC, VT quy định việc áp dụng tiêu chuẩn chất
lượng trong lĩnh vực Bưu chính.
Trong năm 2007 đã có 06 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, 04 văn bản quy
phạm pháp luật khác đang trong quá trình soạn thảo chờ cấp có thẩm quyền ban hành
2. Thống kê theo loại văn bản quy phạm pháp luật
2.1 Pháp lệnh
2
Pháp lệnh BC,VT được Ủy ban thường vụ quốc hội thông qua ngày 25/5/2002 là văn
bản quy phạm pháp luật có giá trị cao nhất về công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh
vực Bưu chính. Pháp lệnh đã quy định cụ thể những nội dung và thẩm quyền quản lý
Nhà nước về Bưu chính. Có thể nói đây là văn bản quy phạm pháp luật cơ bản làm căn
cứ để xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Bưu chính cho đến
thời điểm hiện nay.
2.2 Nghị định và Quyết định của Chính phủ
Cho đến nay Chính phủ đã ban hành 06 Nghị định có liên quan đến công tác quản lý
Nhà nước trong lĩnh vực Bưu chính. Những Nghị định có ý nghĩa quan trọng cần chú ý
là:
-Nghị định 90/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ BC,VT. Nghị định này đã quy định rõ về vị trí, chức năng của
Bộ BC, VT; quyền hạn và nhiệm vụ của Bộ với 25 nội dung trong đó có 22 nội dung
liên quan đến lĩnh vực Bưu chính..
-Nghị định số 157/2004/NĐ-CP ngày 18/8/2004 quy định chi tiết thi hành một số các
điều của Pháp lệnh BC,VT về Bưu chính. Nghị định 157 đã cụ thể hóa một bước những
vấn đề chung nhất được quy định trong Pháp lệnh. Có thể nói đây là văn bản pháp lý
tập trung đầy đủ nhất những nội dung quy định về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Bưu
chính. Những nội dung được quy định trong Nghị định 157 là căn cứ quan trong để Bộ
ra các Thông tư hướng dẫn, Thông tư liên tịch hoặc các Quyết định quy định về những
vấn đề cụ thể trong quản lý Nhà nước về Bưu chính.

-Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 08/7/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành
chính về bưu chính, viễn thông (BC-VT )và tần số vô tuyến điện là văn bản quy phạm
pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Bưu
chính, nó thể hiện sự nghiêm minh của Pháp luật, nó là hành lang pháp lý để tổ chức cơ
cấu thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực Bưu chính nói riêng cũng như
BC-VT và Công nghệ thông tin nói chung.
- Nghị định 128/NĐ-CP ngày 02/8/2007 của Chính phủ về dịch vụ chuyển phát ra đời
đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc các thành phần kinh tế
tham gia cung cấp dịch vụ theo hướng cạnh tranh lành mạnh và đúng định hướng của
Chính phủ.
Bên cạnh các Nghị định Chính phủ còn ban hành nhiều Quyết định về công tác quản lý
Nhà nước trong lĩnh vực Bưu chính. Đáng chú ý là các Quyết định sau đây:
-Quyết định số: 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 phê duyệt Chiến lược phát triển
BC-VT Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, xác định quan điểm, mục
tiêu và hướng phát triển các lĩnh vực; các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện Chiến lược
đó.
3
- Từ Quyết định 158/2001/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ lại cụ thể hóa Quy hoạch
phát triển Bưu chính Việt Nam đến năm 2010 bằng Quyết định 236/2005/QĐ-TTg ngày
26/9/2005.
- Quyết định số: 190/2004/QĐ-TTg ngày 08/11/2004 về quản lý dịch vụ chuyển phát
thực sự là hành lang pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước đối với dịch vụ chuyển phát
trước khi Nghị định 128/NĐ-CP ngày 02/8/2007 về dịch vụ chuyển phát được ban hành.
2.3 Các văn bản quy phạm pháp luật do cấp Bộ ban hành
Văn bản quy phạm pháp luật do cấp Bộ ban hành bao gồm Thông tư hướng dẫn của Bộ
BC, VT; Thông tư liên tịch, liên Bộ giữa Bộ BC, VT và các Bộ, Ngành Trung ương, các
Quyết định của Bộ trưởng. Đây là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đa dạng phong
phú nhằm cụ thể hóa các Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
trong các lĩnh vực đối với các vấn đề cụ thể mà cơ quan quản lý Nhà nước các cấp phải
xử lý, thực hiện trong quy trình khai thác các mặt công tác, hoạt động của mình.

Cho đến nay Bộ BC, VT đã có 03 Thông tư hướng dẫn thực hiện các nội dung cụ thể
của Pháp lệnh BC,VT và các Nghị định, Quyết định của Thủ tướng đồng thời Bộ cũng
đã phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương ra 04 Thông tư liên tịch, liên Bộ hướng dẫn
các đơn vị trong Ngành BC-VT, các đơn vị trong các Ban, Ngành địa phương tổ chức
thực hiện. Ngoài ra Bộ trưởng Bộ BC, VT cũng đã ban hành 15 Quyết định để chỉ đạo
công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Bưu chính.
Số lượng các Quyết định của Bộ trưởng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật. Điều đó cho thấy sự nỗ lực và trách nhiệm của Vụ
pháp chế, các Vụ, đơn vị nghiệp vụ của Bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tham
mưu hướng dẫn – Một nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước.
II. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CƠ BẢN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BƯU CHÍNH
Điều 72 Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông quy định rõ nội dung quản lý Nhà nước về
BC-VT bao gồm:
1.Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch các chính sách
phát triển BC-VT.
2.Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BC-VT.
3.Chỉ đạo việc xây dựng, ban hành và quy định việc áp dụng tiêu chuẩn, chất lượng
trong lĩnh vực BC-VT, quản lý an toàn, an ninh thông tin hoạt động BC-VT.
4.Cấp, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép, chứng chỉ về BC-VT
5.Tổ chức quản lý, sử dụng tài nguyên thông tin và kết nối giữa các mạng Viễn
thông.
6.Quy định và quản lý giá cước, phí và lệ phí, các hoạt động công ích trong lĩnh vực
BC-VT
4
7.Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về BC-VT. Ký kết, gia nhập các điều ước quốc
tế trong lĩnh vực BC-VT; tổ chức phối hợp tần số vô tuyến điện với các nước và đăng
ký tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh với các tổ chức quốc tế có liên quan.
8.Tổ chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, nghiên
cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực BC-VT.

9.Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực BC-VT.
Trong 9 nội dung trên có tới 8 nội dung ( trừ nội dung thứ 5 ) liên quan đến công tác
quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Bưu chính.
Chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước về Bưu chính chuyển phát của Sở Bưu chính,
Viễn thông ( Sở BC,VT ) các địa phương cũng được quy định rất cụ thể trong Thông tư
liên tịch số 02/2004/TTLT-BBCVT-BNV ngày 27/5/2004 của Bộ BC, VT và Bộ nội vụ
về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở BC,VT
thuộc Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó nêu rõ: Sở
BC,VT thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố về Bưu
chính, quản lý các dịch vụ công về Bưu chính; trình UBND tỉnh các giải pháp cụ thể để
triển khai các hoạt động công ích về Bưu chính trên địa bàn tỉnh theo quy định của Pháp
luật; chịu trách nhiệm triển khai, kiểm tra thực hiện sau khi được phê duyệt; hướng dẫn
kiểm tra, tổ chức việc thực hiện công tác bảo vệ an toàn mạng Bưu chính, an toàn và an
ninh thông tin trong hoạt động Bưu chính trên địa bàn tỉnh theo quy định của Pháp luật;
phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện quy định về áp dụng các tiêu
chuẩn, chất lượng trong lĩnh vực Bưu chính trên địa bàn tỉnh; giúp UBND tỉnh quản lý
Nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bưu chính theo quy định
của Pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động dịch vụ công về Bưu
chính trên địa bàn tỉnh theo quy định của Pháp luật; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong
việc tổ chức công tác thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ
quốc phòng, an ninh, đối ngoại; thông tin phòng chống lụt, bão; thông tin về an toàn cứu
nạn, cứu hộ và các thông tin khẩn cấp khác trên địa bàn tỉnh theo quy định của Pháp
luật; tham gia thẩm định hoặc thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định đối
với các dự án về đầu tư chuyên ngành Bưu chính theo quy định của pháp luật. Tổ chức
nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bưu chính, hướng
dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật, công bố chất
lượng sản phẩm, dịch vụ đối với các doanh nghiệp Bưu chính; thực hiện chế độ báo cáo
định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao, tham gia thực hiện điều
tra thống kê theo hướng dẫn của Bộ BC, VT; thực hiện công tác hợp tác quốc tế về lĩnh

vực Bưu chính do Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của Pháp luật; giúp ủy
ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước các hoạt động của Hội, các tổ chức phi Chính phủ
thuộc lĩnh vực Bưu chính trên địa bàn Tỉnh theo quy định của Pháp luật; thanh tra, kiểm
5
tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm
pháp luật về Bưu chính trong phạm vi quản lý theo quy định của Pháp luật.
Để nghiên cứu hệ thống hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đánh giá tính hiệu
quả, kịp thời của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với công tác quản lý Nhà
nước về Bưu chính, cần phân tích nội dung văn bản quy phạm pháp luật đối với việc
thực hiện từng chức năng nhiệm vụ trong quản lý Nhà nước về Bưu chính.
1.Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách
phát triển Bưu chính
Có 2 văn bản quy phạm pháp luật thể hiện Nhà nước đã xây dựng chỉ đạo thực hiện
chiến lược, quy hoạch phát triển Bưu chính là:
Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt
chiến lược phát triển BC-VT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Quyết định đã xác định quan điểm phát triển Bưu chính Việt Nam đồng thời đề ra mục
tiêu của chiến lược và định hướng phát triển các lĩnh vực, xây dựng các giải pháp chủ
yếu là để thực hiện chiến lược đó.
Quyết định số: 236/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt
quy hoạch phát triển Bưu chính Việt Nam đến năm 2010. Đây là văn bản quy phạm
pháp luật cụ thể hóa Quyết định 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 trong lĩnh vực Bưu
chính, chuyển phát, giới hạn khoảng thời gian quy hoạch đến năm 2010. Quyết định đã
xác định mục tiêu quy hoạch phát triển mạng lưới Bưu chính, chỉ ra những nội dung
định hướng phát triển dịch vụ, phát triển thị trường, phát triển công nghiệp bưu chính và
phát triển nguồn nhân lực, nêu lên nguyên tắc kết hợp cung cấp các dịch vụ công ích và
các dịch vụ thương mại, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, nêu rõ nội dung và quy mô
các yếu tố chính của quy hoạch, quyết định đề ra các nội dung đổi mới tổ chức và phát
triển mạng và dịch vụ Bưu chính đồng thời quyết định 236 còn nêu rõ trách nhiệm của
Bộ BC-VT, các Bộ, Ngành địa phương, đặc biệt là Bộ kế hoạch, đầu tư; Bộ tài chính,

Bộ lao động thương binh xã hội, trách nhiệm của Tập đoàn BC-VT Việt Nam, của các
doanh nghiệp chuyển phát thư trong quy hoạch phát triển Bưu chính Việt Nam đến năm
2010.
2.Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản Quy phạm pháp luật về Bưu chính
Văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao nhất để thực hiện nội dung này là Nghị định
số:157/2004/NĐ-CP ngày 18/8/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành 1 số điều
của Pháp lệnh BC,VT về Bưu chính. Nghị định đã xác định phạm vi áp dụng, trách
nhiệm của các cơ quan tổ chức, cá nhân trong việc đảm bảo an toàn Bưu chính và an
ninh thông tin, đảm bảo bí mật thông tin riêng, việc thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập
khẩu đối với thư, bưu phẩm, bưu kiện,quy định về mạng và dịch vụ Bưu chính, về bưu
chính Việt Nam và các doanh nghiệp chuyển phát ,về giải quyết khiếu nại và tranh chấp
bội thường thiệt hại trong cung cấp và sử dụng dịch vụ
6
Một văn bản quy phạm pháp luật khác có ý nghĩa trong việc xây dựng các Quyết định,
văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian vừa qua là Quyết định số: 01/2007/QĐ-
BBCVT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ BC, VT ban hành “ Quy chế kiểm tra, xử lý
văn bản quy phạm pháp luật của Bộ BC, VT” Quy chế được ban hành kèm theo quyết
định trên đã quy định trình tự, thủ tục kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật và văn
bản khác do Bộ BC, VT ban hành theo thẩm quyền.
Hai văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về Bưu chính được Chính phủ ban hành đó
là:
- Quyết định số 190/2004/QĐ-TTg ngày 8/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý
dịch vụ chuyển phát
- Quyết định số 270/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tổ chức huy động quản lý và sử dụng nguồn tiền quỹ tiết kiệm Bưu điện.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ BC, VT còn ban hành hoặc liên tịch ban hành nhiều văn bản
quy phạm pháp luật quy định cụ thể những vấn đề liên quan công tác quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực Bưu chính. Một số văn bản đáng chú ý là:
- Thông tư liên tịch số 03/2004/TTLT-BBCVT-BTC ngày 29/11/2004 của liên Bộ BC-
VT và Tài chính hướng dẫn xử lý thư, bưu phẩm bưu kiện vô thừa nhận.

- Quyết định số 58/2004/QĐ-BBCVT ngày 29/11/2004 của Bộ trưởng Bộ BC, VT về
việc ban hành biểu mẫu báo cáo thống kê trong hoạt động Bưu chính, chuyển phát .
- Quyết định số 1141/QĐ-BBCVT ngày 15/12/2006 của Bộ trưởng Bộ BC, VT về việc
ban hành tạm thời chế độ báo cáo nghiệp vụ đối với doanh nghiệp BC-VT và công nghệ
thông tin.
- Quyết định số 02/2007/QĐ-BBCVT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ BC, VT Việt
Nam quy định mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với dịch vụ Bưu chính,
chuyển phát.
3. Chỉ đạo việc xây dựng, ban hành các quy định về quản lý giá cước và quy định
việc áp dụng tiêu chuẩn, chất lượng, trong lĩnh vực Bưu chính, quản lý an toàn
an ninh thông tin hoạt động Bưu chính.
Hai yếu tố có tính cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp Bưu chính và chuyển phát hiện
nay là giá cước và chất lượng dịch vụ, giá cước không chỉ liên quan đến việc sống còn
và lớn mạnh của doanh nghiệp, giá cước và chất lượng dịch vụ còn ảnh hưởng đến
quyền lợi người sử dụng và lợi ích quốc gia. Có thể nói đây là nội dung trong công tác
quản lý Nhà nước về Bưu chính có số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành
nhiều nhất trong những năm qua.
Ngày 10/11/2003 Bộ trưởng Bộ BC, VT có Quyết định số: 177/2003/QĐ-BBCVT ban
hành “ Danh mục dịch vụ Bưu chính và dịch vụ Viễn thông bắt buộc quản lý chất
lượng”.
7
Ngày 06/9/2006, Bộ trưởng Bộ BC, VT có Quyết định số: 33/2006/QĐ-BBCVT ban
hành quy định về quản lý chất lượng dịch vụ BC-VT quy định về sáu nội dung quản lý
chất lượng dịch vụ BC-VT và thẩm quyền của các Sở BC,VT địa phương trong công tác
quản lý chất lượng dịch vụ Bưu chính.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định việc áp dụng tiêu chuẩn , chất lượng
trong lĩnh vực Bưu chính còn có một số văn bản đáng chú ý sau đây:
- Quyết định số 90/2003/QĐ-BBCVT ngày 15/5/2003 của Bộ trưởng Bộ BC,VT ban
hành “ Quy định về việc phát hành tem Bưu chính kỷ niệm”
- Quyết định số 23/2005/QĐ-BBCVT ngày 29/7/2005 của Bộ trưởng Bộ BC, VT về

việc ban hành định mức xây dựng cơ bản chuyên ngành BC-VT.
- Quyết định số 16/2005/QĐ-BBCVT ngày 29/4/2005 của Bộ trưởng Bộ BC,VT về việc
quy định quản lý tem Bưu chính.
- Quyết định số 39/2006/QĐ-BBCVT ngày 7/9/2006 của Bộ trưởng Bộ BC, VT về việc
sửa đổi một số điều của quy định quản lý tem Bưu chính ban hành kèm theo quyết định
số 16/2005/QĐ-BBCVT ngày 29/4/2005 của Bộ trưởng Bộ BC, VT.
- Quyết định số 05/2004/QĐ-BBCVT ngày 20/1/2004 của Bộ trưởng Bộ BC,VT ban
hành “ Quy định về mã Bưu chính quốc gia”
Những văn bản quy phạm pháp luật trên có giá trị thực tiễn rất cao trong việc thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về Bưu chính, đồng thời có vai trò quan trọng hướng dẫn
các doanh nghiệp trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh.
Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn an ninh thông tin hoạt
động Bưu chính, trước hết phải kể đến Chỉ thị số: 06/2004/CT-BBCVT ngày 07/5/2004
của Bộ trưởng Bộ BC,VT về việc tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin BC-
VT và Internet trong tình hình mới đã chỉ rõ nội dung mà các cơ quan đơn vị trực thuộc
Bộ và các doanh nghiệp Bưu chính phải thực hiện trong quá trình đảm bảo an toàn, an
ninh thông tin; những nguyên tắc và nội dung cơ bản trong công tác phối hợp giữa các
đơn vị, doanh nghiệp Bưu chính với các đơn vị của lực lượng công an.
Ngày 5/5/2006 Bộ BC, VT lại cùng với Bộ công an có Thông tư liên tịch số:
01/2006/TTLT-BCA-BBCVT hướng dẫn việc mở và kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện,
gói hàng hóa gửi qua mạng Bưu chính công cộng và mạng chuyển phát nhằm phát hiện
tội phạm và ma túy làm cơ sở pháp lý để triển khai phối hợp phòng chống ma túy giữa
các đơn vị, doanh nghiệp Bưu chính, Chuyển phát và các đơn vị chuyên trách phòng
chống ma túy trong công an nhân dân.
Công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực Bưu chính được thực hiện dựa trên
những văn bản quy phạm pháp luật cơ bản sau đây:
-Quyết định số 182/2006/QĐ-TTg ngày 09/8/2006 của Thủ tướng chính phủ về danh
mục bí mật Nhà nước độ tối mật trong ngành BC-VT và CNTT.
8
- Quyết định số 961/QĐ-BCA ( A11) ngày 22/8/2006 của Bộ trưởng Bộ công an về

danh mục bí mật Nhà nước độ tối mật trong ngành BC-VC-CNTT.
- Quyết định số 40/2006/QĐ-BBCVT ngày 11/9/2006 của Bộ trưởng Bộ BC,VT Ban
hành quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước của Bộ BC,VT
4. Cấp , tạm đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép, chứng chỉ về Bưu chính
Ngày 29/9/2000 Tổng cục Bưu điện ( nay là Bộ BC,VT) đã có Thông tư số:
06/2000/TT-TCBĐ hướng dẫn hoạt động đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều
kiện trong lĩnh vực BC-VT và Internet nhằm triển khai thực hiện các quy định tại Nghị
định số:03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật doanh nghiệp và Nghị định số 30/2000/NĐ-CP ngày 11/8/2000 về việc
bãi bỏ một số giấy phép và chuyển đối một số giấy phép thành điều kiện kinh doanh.
Ngày 06/5/2005, Bộ BC, VT lại ban hành Thông tư số: 01/2005/TT-BBCVT hướng dẫn
về cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư và đăng ký làm đại lý chuyển phát
thư cho tổ chức chuyển phát thư nước ngoài nhằm quy định chi tiết một số điều trong
Pháp lệnh BC,VT về Bưu chính liên quan đến cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển
phát thư và việc đăng ký làm đại lý chuyển phát thư cho tổ chức chuyển phát nước
ngoài.
5. Quy định về quản lý giá cước, phí và lệ phí, các hoạt động công ích trong lĩnh
vực Bưu chính.
Giá cước dịch vụ Bưu chính được điều chỉnh cụ thể bằng Quyết định số: 39/2007/QĐ-
TTg ngày 21/3/2007 ( Thay thế cho Quyết định 217/2003/QĐ-TTg ) về quản lý giá cước
dịch vụ BC-VT. Theo đó nguyên tắc giá cước dịch vụ Bưu chính phải được thực hiện
theo cơ chế thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, phát huy quyền tự chủ của doanh
nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp mới tham gia thị trường; bảo đảm hoạt động
bưu chính công ích; đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ; của
doanh nghiệp Bưu chính; đảm bảo lợi ích của Nhà nước và chủ quyền quốc gia.
6. Tổ chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực,
nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Bưu chính.
Sau khi đánh giá tình hình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực Bưu
chính và chuyển phát trong thời gian qua: còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển và hiện đại hóa, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, chưa đáp ứng với tiềm năng phát

triển của ngành. Ngày 16/9/2005 Bộ BC, VT có Chỉ thị số 08/2005/CT-BBCVT về việc
thúc đảy ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong lĩnh vực Bưu chính và chuyển
phát, Chỉ thị đã xác định phương châm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý điều
hành khai thác Bưu chính, coi ứng dụng CNTT và phát triển CNTT là nhiệm vụ quan
trọng, cấp bách và là phương tiện chủ lực để phát triển nhanh, kiện toàn và đổi mới Bưu
chính.
9
7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực Bưu chính.
Từ năm 1997, Tổng cục Bưu điện đã cùng Bộ nội vụ ( Nay là Bộ công an ), Bộ tài chính
và Bộ thương mại có Thông tư liên tịch số: 05/TTLT ngày 26/7/1997 hướng dẫn việc
kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hàng hóa kinh doanh gửi qua đường Bưu điện trong
nước.
Đối với thư, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính và
dịch vụ chuyển phát thư, ngày 25/5/2004 Bộ BC, VT và Bộ tài chính đã có Thông tư
liên tịch số: 01/2004/TTLT-BBCVT-BTC hướng dẫn về trách nhiệm quan hệ phối hợp
trong công tác kiểm tra kiểm soát hải quan đối với những thư, bưu phẩm, bưu kiện này.
Cho tới thời điểm hiện nay, có thể nói văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhất quy
định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Bưu chính là Nghị định số:
142/2004/NĐ-CP ngày 08/7/2004 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính
về BC-VT và tần số vô tuyến điện. Tất nhiên không phải là không có những vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực Bưu chính cần phải xử lý bằng pháp luật hình sự nhưng những
vi phạm hình sự chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với những vi phạm hành chính. Bởi vậy có
thể thấy rằng Nghị định số 142/2004/NĐ-CP có ý nghĩa quan trọng xử lý những vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực Bưu chính.
Ngoài ra phải kể đến Thông tư số: 04/2004/TT-BBCVT hướng dẫn thực hiện 1 số điều
của Nghị định số: 142/2004//NĐ-CP; Quyết định số: 05/2007/QĐ-BBCVT về việc ban
hành quy định về giải quyết khiếu nại và hướng dẫn giải quyết tranh chấp giữa người sử
dụng dịch vụ với bên cung cấp dịch vụ Bưu chính, viễn thông và Internet. Đây là các
văn bản quy phạm pháp luật có giá trị nhằm điều chỉnh những lĩnh vực quan trọng trong

quá trình hoạt động BC-VT và CNTT.
III.MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
1.Đánh giá chung
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác
quản lý Nhà nước vì nó là sự thể chế hóa đường lối của Đảng trong lĩnh vực kinh tế- xã
hội, quốc phòng – an ninh và đối ngoại đồng thời nó là công cụ để thực hiện chức năng
quản lý xã hội của Nhà nước. Trong những năm qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Bưu chính ngày càng được củng cố và hoàn thiện
theo hướng đồng bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, của toàn xã
hội trong qúa trình phát triển lĩnh vực Bưu chính của Việt Nam.
Có thể nói hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Bưu
chính hiện nay về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý Nhà nước về Bưu
chính, chuyển phát trong tình hình mới. Điều này thể hiện ý thức tích cực chủ động của
Bộ BC, VT trong quá trình tham mưu và xây dựng pháp luật, phục vụ công tác quản lý
Nhà nước. Những thành tựu phát triển của Bưu chính Việt Nam trong những năm qua
10
gắn liền với sự đóng góp tích cực của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Bưu
chính.
2. Một số hạn chế tồn tại
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Bưu chính không tránh khỏi một số tồn tại, bất cập.
2.1 Về mặt thuật ngữ
Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông quy định dịch vụ Bưu chính là dịch vụ nhận gửi,
chuyển phát bưu phẩm, bưu kiện thông qua mạng Bưu chính công cộng là mạng do Bưu
chính Việt Nam – Doanh nghiệp nhà nước duy nhất về Bưu chính thiết lập.
Mạng chuyển phát do doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế xây dựng và quản lý
để cung cấp dịch vụ chuyển phát thư theo quy định của Pháp luật về BC-VT và các quy
định khác về vận chuyển hàng hóa.
Theo Nghị định chuyển phát 128/NĐ-CP ngày 02/8/2007 thì hoạt động kinh doanh dịch
vụ chuyển phát thư, gói, kiện hàng hóa của các doanh nghiệp chuyển phát như: Bưu

chính quân đội ( Viettel ), bưu chính Sài gòn… gọi chung là dịch vụ chuyển phát. Vậy
những doanh nghiệp Nhà nước này có phải là doanh nghiệp bưu chính không ? và hoạt
động chuyển gói, kiện hàng hóa có thuộc lĩnh vực bưu chính, có phải là đối tượng của
công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Bưu chính không? ( Theo quy định thì chỉ có
Bưu chính Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước về bưu chính duy nhất )
2.2 Về giấy phép
Điều 28 khoản 1 điểm b ( Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ) có nêu: Giấy phép thử
nghiệm dịch vụ chuyển phát thư, các dịch vụ khác trên mạng Bưu chính công cộng được
cấp với thời hạn không quá 1 năm. Cần phải hiểu dịch vụ khác là gồm những dịch vụ gì
và doanh nghiệp nào được kinh doanh những dịch vụ đó, trong khi điểm a khoản 1 điều
28 chỉ quy định giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư.
2.3 Về xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển Bưu chính
Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ và Ủy ban nhân dân TP Hải Phòng về việc xây
dựng kế hoạch chính sách phát triển Bưu chính trên địa bàn Hải Phòng cho đến nay
chưa được xây dựng; việc cụ thể hóa các Quyết định 158, Quyết định 236 cho phù hợp
với đặc điểm quy hoạch phát triển KT-XH của thành phố chưa được triển khai. Đó là
một trong những tồn tại trong thực hiện công tác quản lý Nhà nước về Bưu chính mà
chúng ta cần khắc phục.
Trong các văn bản quy phạm pháp luật định hướng đều nhấn mạnh phát triển mạng Bưu
chính Việt Nam theo hướng tự động hóa, cơ giới hóa và tin học hóa, nhằm đạt trình độ
hiện đại ngang tầm với các nước tiến tiến trong khu vực nhưng cho đến nay vẫn chưa có
một văn bản nào quy định cụ thể tiêu chí đánh giá về trình độ tin học hóa, cơ giới hóa,
tin học hóa.
2.4 Về công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin hoạt động Bưu chính
11
Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin họat động Bưu chính theo Thông tư liên
tịch số 01/2001/TTLT-TCBĐ-BCA ngày 7/6/2001 giữa Tổng cục Bưu điện và Bộ công
an cho đến nay cần được tổng kết đánh giá và trên cơ sở đó Bộ BC, VT và Bộ công an
cần ban hành một Thông tư liên tịch mới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đảm bảo an
toàn, an ninh thông tin trong giai đoạn hiện nay.

2.5 Về lĩnh vực hợp tác quốc tế
Cho đến nay ngoài quy định chung được nêu trong điều 70,71 Pháp lệnh BC,VT, nội
dung hợp tác quốc tế về Bưu chính chỉ được nêu rải rác ở một số văn bản quy phạm
pháp luật như Thông tư 01/2005/TT-BBCVT hướng dẫn về cấp giấy phép kinh doanh
dịch vụ chuyển phát thư và đăng ký làm đại lý chuyển phát thư cho tổ chức chuyển phát
thư nước ngoài, chưa có văn bản quy phạm pháp luật chuyên đề về lĩnh vực này.
2.6 Về lĩnh vực tổ chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân
lực
Công tác tổ chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu khuyết, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc
tạo nguồn và phát triển nguồn nhân lực hoạt động dịch vụ bưu chính, chuyển phát.
2.7 Về quản lý mạng bưu chính dùng riêng và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý Nhà nước đối với các hoạt động công trong lĩnh vực Bưu chính
Quản lý mạng bưu chính dùng riêng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà
nước đối với các hoạt động công trong lĩnh vực Bưu chính là những vấn đề lớn nhưng
cho đến nay vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định chi tiết cụ thể về
vấn đề này, thẩm quyền của Sở BC,VT các địa phương trong quản lý mạng bưu chính
dùng riêng cũng chưa được quy định.
2.8 Về quản lý giá cước và định mức chỉ tiêu chất lượng cung cấp dịch vụ
Cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ để triển khai Quyết định 39 về
quản lý giá cước dịch vụ Bưu chính. Quyết định 33 quy định rõ các doanh nghiệp Bưu
chính, chuyển phát sau khi đã được Bộ cấp phép thì phải có trách nhiệm công bố chất
lượng theo tiêu chuẩn bắt buộc đối với dịch vụ Bưu chính công ích, tự công bố chất
lượng theo tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng đối với các dịch vụ Bưu chính và phải báo cáo
chất lượng dịch vụ Bưu chính định kỳ cho Bộ tuy nhiên trên thực tế thì Bộ chưa cấp
phép kinh doanh chuyển phát thư cho bất cứ doanh nghiệp nào tại thành phố Hải Phòng
( Trừ Bưu chính quân đội và SPT )
Những tồn tại hạn chế trên đây xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có nguyên
nhân khách quan, có nguyên nhân chủ quan và trong một chừng mực nhất định nó đã
làm ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Bưu chính và đó là những

vấn đề mà công tác xây dựng pháp luật về Bưu chính thời gian tới cần được quan tâm,
khắc phục.
12
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC
BƯU CHÍNH TẠI HẢI PHÒNG
I.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MẠNG BƯU CHÍNH, CHUYỂN PHÁT TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Hiện nay ở Hải Phòng cùng với Bưu điện thành phố ( Bưu chính Việt Nam ) còn có 21
doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ chuyển phát với quy mô ngày càng phát triển,
13
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình CNH-HĐH, phát triển KT-XH của thành
phố.
1. Bưu điện thành phố Hải Phòng:
Mạng bưu chính công cộng ở Hải Phòng bao gồm 57 bưu cục trong đó có 01 bưu cục
cấp1, 11 bưu cục cấp 2 và 45 bưu cục cấp 3; ngoại thành có 34 bưu cục, nội thành có 22
bưu cục và 50 đại lý và phát hành viên phát hành báo chí.
Có 192 điểm phục vụ với 307 thùng thư trong đó ngoại thành có 179 điểm phục vụ, 257
thùng thư; nội thành có 12 điểm phục vụ, 43 thùng thư. Bán kính phục vụ bình quân
năm 2006 là 1.5 km/1 điểm phục vụ. Mỗi điểm phục vụ ở ngoại thành bình quân phục
vụ 4.273 người, ở nội thành bình quân phục vụ 21.407 người.
Có 27 dường thư ( tất cả là đường thư cấp 3 ) trong đó nội thành có 4 đường thư, ngoại
thành có 23 đường thư.
Doanh thu năm 2006 tại khu vực ngoại thành là: 8.603.444.000 đồng; tại khu vực nội
thành là: 12.405.376.000 đồng.
Năm 2006 sản lượng công văn hỏa tốc phục vụ Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân là: 15.870 công văn đi, 11.570 công văn đến; sản lượng công văn thường là:
115.000 công văn đi, 21.900 công văn đến.
Số lượng điểm Bưu điện văn hóa xã ( BĐVHX ), so với năm 2005 tăng 01 điểm; 100%
các xã đã có điểm BĐVHX và bưu cục, bình quân phục vụ 2.864 người/điểm. Doanh

thu điểm BĐVHX đạt: 6.125.506.721 đ ( năm 2006 ), bình quân:
3.420.000đ/tháng/điểm. Các dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện đến 20 kg, thư chuyển tiền cả
chiều đi và đến đã được triển khai ở tất cả các điểm BĐVHX. Đặc biệt điểm BĐVHX
Dư Hàng Kênh đã triển khai dịch vụ chuyển tiền nhanh chiều đi và dịch vụ chuyển phát
nhanh EMS. Đã có rất nhiều điểm BĐVHX doanh thu đạt từ 10.000.000đ/tháng trở lên.
Năm 2006, đã phát hành 519 loại báo với 11.587.632 tờ, cuốn phục vụ đắc lực nhiệm
vụ KT-VH-XH của thành phố, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
100% các xã đã có báo đến trong ngày ( Trừ huyện đảo Bạch Long Vỹ, được đề nghị là
vùng có điều kiện địa lý đặc biệt )
Dịch vụ chuyển phát nhanh với tổng doanh thu năm 2006 đạt: 5.243.397.000đ, bưu gửi
chuyển phát nhanh trong nước chiều đi đạt: 173.000 chiếc, doanh thu đạt: 2.655.000.000
đ; bưu gửi chuyển phát nhanh quốc tế đạt: 2857 chiếc, doanh thu: 2.558.397.000.đ
Dịch vụ tiết kiệm bưu điện đã nhận của khách hàng gửi, doanh số đạt 280 tỷ đồng.
Dịch vụ bảo hiểm nhân thọ triển khai từ tháng 04/2006, hiện tại có trên 600 khách hàng
sử dụng dịch vụ.
Cho đến nay nhìn chung các dịch vụ truyền thống (chuyển phát bưu phẩm, bưu kiện,
chuyển tiền, phát hành báo chí (PHBC) ) và các dịch vụ bưu chính khác như: Chuyển
phát nhanh (EMS), tiết kiệm bưu điện, dịch vụ bưu chính ủy thác, khai giá,bảo hiểm
14
Previo phát hàng thu tiền ( COD ) đều đã có ở tất cả các bưu cục nội ngoại thành, (riêng
các dịch vụ bưu chính khác chưa được triển khai ở các điểm BĐVHX)
Hiện tại mạng bưu chính toàn thành phố có 423 lao động trong đó số lao động có trình
độ đại học là: 49, trung cấp là 111, công nhân được đào tạo là: 123 và lao động phổ
thông là: 140
Về phương tiện có 20 ô tô, 8 xe máy hoạt động trên các tuyến đường thư.
Về tin học hóa bưu chính: Các dịch vụ tiết kiệm bưu điện, chuyển tiền nhanh, chuyển
phát thư nhanh đã được quản lý và khai thác trên mạng tại các Trung tâm đầu mối và
các bưu cục cấp 2. Tại Khai thác 3 ( Bộ phận khai thác túi gói bưu chính của toàn thành
phố ) đã và đang thử nghiệm các chương trình ứng dụng tin học nhằm quản lý và khai
thác có hiệu quả, tiết kiệm được sức lao động của CBCNV và tránh nhầm lẫn trong khi

tác nghiệp, trả lời nhanh khiếu nại cho khách hàng.
2. Các doanh nghiệp chuyển phát
Trên địa bàn thành phố có 21 doanh nghiệp chuyển phát ( thống kê sơ bộ ) hoạt động
với tổng số cơ sở giao dịch là 22, trong đó cơ sở giao dịch chính là 20, chi nhánh là 2.
Tổng số đường thư của các doanh nghiệp là 28, trong đó đường thư liên tỉnh là 28,
đường thư nội tỉnh là 0.
Nhìn chung các doanh nghiệp chuyển phát mới có các dịch vụ chuyển phát thư, gói và
kiện ( Chuyển phát nhanh )
Lực lượng lao động có 182 người, trong đó số có trình độ đại học là 35, trung cấp là 38,
công nhân là 42, lao động phổ thông là 67 người.
Các doanh nghiệp chuyển phát hầu hết chỉ có các tuyến đường thư ngoại tỉnh, không có
doanh nghiệp nào có tuyến đường thư nội tỉnh.
Phương tiện của các doanh nghiệp hầu hết là xe khách của doanh nghiệp mình ( Như
công ty TNHH Hoàng Long; Công ty TNHH BUS Hải Phòng) hoặc phương tiện vận tải
hành khách công cộng, hoặc của các doanh nghiệp khác. Một số doanh nghiệp như:
Công ty cổ phần Tín Thành- Chi nhánh tại Hải Phòng, công ty TNHH nhà nuớc 1 thành
viên Bưu chính Vietel và công ty cổ phần Hợp Nhất Việt Nam còn có tuyến đường thư
Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh sử dụng phương tiện máy bay của các hãng hàng không.
Doanh thu của các doanh nghiệp trong năm 2006 là: 29.841.519.955 đ. Trong đó doanh
thu chuyển phát thư là: 10.041.360.528 đ, chuyển phát kiện,gói hàng là: 15.444.590.784
đ, dịch vụ phát hành báo chí là: 3.846.826.178 đ, các dịch vụ khác là: 508.742.465 đ.
So với Bưu điện thành phố thì tổng doanh thu của các doanh nghiệp chuyển phát tương
đối lớn ( xấp xỉ 1,5 lần) mặc dù, nhìn chung cơ sở vật chất của các doanh nghiệp chuyển
phát nhỏ yếu, ngoài trụ sở làm việc hầu như không có phương tiện gì đáng kể. Đối với
những doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề như công ty TNHH Hoàng Long, công
ty TNHH vận tải BUS Hải Phòng thì tiềm lực cơ sở vật chất có lớn hơn với cả một hệ
thống trụ sở, phương tiện vận tải.
15
Đáng chú ý, trong thời gian đầu hoạt động nhiều doanh nghiệp chuyển phát đã sử dụng
mạng bưu chính công cộng. Qua quá trình hoạt động khi đã đứng chân được trên thị

trường thì doanh nghiệp sẽ dần dần tách khỏi mạng bưu chính công cộng. Nhìn chung
các doanh nghiệp tập trung vào nhũng dịch vụ có khả năng thu lợi nhuận cao và dễ thực
hiện ( như dịch vụ chuyển phát nhanh ).
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC BƯU CHÍNH
TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Trước tháng 12/2006, tại Hải Phòng chưa có cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực
bưu chính. Bưu điện thành phố Hải Phòng là doanh nghiệp Nhà nước tự quản lý quá
trình hoạt động kinh doanh của mình, không có chức năng quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp chuyển phát trên địa bàn thành phố.
Ngày 22/12/2006, UBND thành phố Hải Phòng đã có Quyết định số: 2781/QĐ-UBND
về việc thành lập Sở Bưu chính, Viễn thông Hải Phòng – Cơ quan tham mưu quản lý
Nhà nước về Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Hải
Phòng. Trong gần 1 năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND,
UBNDTP cùng với sự nỗ lực của Tập thể lãnh đạo và cán bộ, công chức Sở Bưu chính,
Viễn thông, công tác quản lý Nhà nước về Bưu chính đã bắt đầu được triển khai một
cách có hiệu quả với những nội dung đã được quy định tại điều 72 Pháp lệnh Bưu chính,
Viễn thông.
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lượng, quy hoạch, kế hoạch và chính sách
phát triển Bưu chính
Công tác chỉ đạo thực hiện Chiến lược, Quy hoạch, kế hoạch phát triển bưu chính bước
đầu đạt được một số kết quả. Năm 2006 đã đạt mức độ phục vụ bình quân là: 2864
người/ điểm, bán kính phục vụ bình quân là 1.5 km/điểm phục vụ, 100% số xã đã có
điểm phục vụ bưu chính hoạt động, đã vượt qua mục tiêu Quy hoạch phát triển Bưu
chính Việt Nam đến năm 2010.
Bưu chính đã từng bước phát triển theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, kết hợp
cung cấp dịch vụ công ích với các dịch vụ thương mại, đa dạng hóa các loại hình dịch
vụ, phát triển nhiều dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân địa
phương và phát triển KT-XH của thành phố Hải Phòng.
Thị trường chuyển phát được phát triển theo hướng mở cửa, xuất hiện ngày càng nhiều
doanh nghiệp chuyển phát; Công ty liên doanh chuyển phát nhanh quốc tế; Đại lý

chuyển phát nhanh nước ngoài . Bước đầu hình thành thị trường cạnh tranh nhưng Bưu
điện thành phố - doanh nghiệp nhà nước duy nhất vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Các điểm BĐVHX ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ
bưu chính công ích và thực hiện các nhiệm vụ công ích khác góp phần nâng cao đời
sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin để phát
16
triển mạng tin học bưu chính đến tất cả các bưu cục. Tại các Trung tâm đầu mối đã sử
dụng các phần mềm phục vụ quản lý, khai thác, kinh doanh, tra cứu, truy tìm bưu gửi.
Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch và chính sách phát triển bưu chính tại Hải Phòng vẫn còn bộc lộ một số hạn
chế sau đây:
Cho đến nay mặc dù Chính phủ đã ban hành 2 văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo thực
hiện chiến lược quy hoạch phát triển bưu chính là: Quyết định 158/2001/QĐ-TTg ngày
8/10/2001 phê duyệt chiến lược phát triển bưu chính, viễn thông Việt Nam đến năm
2010 và định hướng 2020; Quyết định số: 236/2005/QĐ-TTg ngày 20/9/2005 phê duyệt
Quy hoạch phát triển Bưu chính Việt Nam đến năm 2010 nhưng Hải Phòng vẫn chưa có
một văn bản cụ thể hóa 2 quyết định trên của Thủ tướng chính phủ để chỉ đạo một cách
tổng thể quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển bưu chính trên địa bàn toàn thành
phố.
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, thành phố chưa có chính sách để phát huy mọi nguồn
lực, huy động mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển bưu chính. Việc các doanh
nghiệp chuyển phát hình thành và đi vào hoạt động vẫn mang tính tự phát như là hoạt
động tự thân của các doanh nghiệp, trước tháng 12/2006 hoạt động chuyển phát không
chịu sự quản lý của bất cứ một cơ quan Nhà nước nào.
Định hướng phát triển bưu chính theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa chưa
xác định được tiêu chuẩn đánh giá để xác định mức độ cơ giới hóa, tự động hóa, tin học
hóa của các doanh nghiệp.
Đối với Bưu điện thành phố việc tách Bưu chính hoạt động độc lập với viễn thông diễn
ra còn chậm, cơ chế hoạt động chưa thực sự chuyển mạnh sang cạnh tranh, còn mang
đậm dấu ấn của thời kỳ độc quyền kinh doanh.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Bưu chính
Thực hiện sự chỉ đạo của Tổng cục Bưu điện ( Nay là Bộ Thông tin và truyền thông )từ
đầu năm 2002, Bưu điện thành phố đã ký với Công an thành phố Quy chế phối hợp đảm
bảo an ninh thông tin và an toàn mạng lưới. Đây thực sự là văn bản quy phạm pháp luật
có giá trị thực tiễn cao, là hành lang pháp lý đảm bảo cho các hoạt động phối hợp giữa
BĐTP và CATP trong quá trình bảo vệ an toàn mạng bưu chính công cộng, bảo đảm bí
mật an ninh thông tin.
Năm 2007, Sở bưu chính, Viễn thông đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo Bưu điện
thành phố và các doanh nghiệp chuyển phát, yêu cầu thực hiện chế độ báo cáo nghiệp
vụ theo quy định của Bộ bưu chính, viễn thông, cung cấp số liệu phục vụ công tác quản
lý Nhà nước trong lĩnh vực bưu chính.
Bên cạnh những kết quả đó, việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về bưu chính tại Hải Phòng còn nhiều vấn đề tồn tại.
17
Những văn bản quy phạm pháp luật rất quan trọng và thiết thực cho công tác quản lý
Nhà nước về bưu chính như Quyết định: 190/2004/QĐ-TTg ngày 08/11/2004 của Thủ
tướng chính phủ về quản lý dịch vụ chuyển phát, Quyết định 270/2005/QĐ-TTg ngày
31/10/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc tổ chức huy động quản lý và sử dụng
nguồn tiền gửi tiết kiệm Bưu điện còn chậm được triển khai thực hiện bằng những kế
hoạch của UBNDTP hoặc văn bản chỉ đạo nghiệp vụ của Sở BC,VT.
Quyết định 58/2004/QĐ-BBCVT ngày 29/11/2004 của Bộ trưởng Bộ BC,VT về việc
ban hành biểu mẫu báo cáo thông kê trong lĩnh vực bưu chính và chuyển phát thư,
Quyết định 1141/QĐ-BBCVT ngày 15/12/2006 của Bộ BC,VT về việc ban hành tạm
thời chế độ báo cáo nghiệp vụ đối với lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ
thông tin chưa được triển khai thực hiện nghiêm túc. Tồn tại tình trạng chủ thể quản lý (
Sở Bưu chính, viễn thông ) còn phải thúc dục đối tượng quản lý ( các doanh nghiệp
chuyển phát ) để lấy số liệu. Điều này không những gây khó khăn cho công tác tổng hợp
đánh giá, dự báo tình hình trong lĩnh vực bưu chính, chưyển phát tại Hải Phòng mà còn
thể hiện sự thiếu tôn trọng của các doanh nghiệp chuyển phát đối với các quy định của
pháp luật, gây khó khăn cho hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bưu chính và

chuyển phát trên địa bàn thành phố.
3. Quản lý việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng trong lĩnh vực Bưu chính, quản lý
an toàn an ninh thông tin hoạt động Bưu chính
Đây là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về Bưu chính hết sức quan trọng
nhưng việc tổ chức triển khai tại Hải Phòng cũng có những hạn chế.
Theo Quyết định 33/2006/QĐ-BBCVT ngày 06/9/2006 của Bộ trưởng Bộ BC,VT ban
hành quy định về quản lý chất lượng dịch vụ BC-VT, thẩm quyền của các Sở BC,VT
địa phương trong công tác quản lý chất lượng dịch vụ BC-VT được quy định rất cụ thể (
tại điều 41 chương 8 ). Tuy nhiên cho đến nay do mới được thành lập, vừa triển khai
hoạt động vừa ổn định tổ chức và cơ sở làm việc Sở BC,VT vẫn chưa có điều kiện xây
dựng kế hoạch triển khai thực hiện 6 nội dung quản lý chất lượng dịch vụ Bưu chính
được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật này. Các doanh nghiệp chuyển phát
cũng chưa nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các quy định về
quản lý chất lượng dịch vụ. Quyền lợi của người sử dụng dịch vụ chưa được đảm bảo.
Quản lý an toàn an ninh thông tin hoạt động Bưu chính là một vấn đề hết sức quan
trọng trong tình hình hiện nay khi mà các thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh
dịch vụ chuyển phát, kể cả chuyển phát quốc tế. Chỉ thị 06/2004/CT-BBCVT ngày
07/5/2004 của Bộ trưởng Bộ BC, VT tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin
BC-VT và Internet trong tình hình mới chưa được cụ thể hóa bởi các văn bản của
UBND và Sở BC,VT, việc phối hợp giữa Sở BC,VT và CATP bước đầu mới được xác
lập.
18

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×